fbpx

Rừng thông ứa “máu”

Trong những năm gần đây, nhiều cánh rừng thông ở tỉnh Lâm Đồng liên tục bị bức tử bằng thuốc, còn gọi là ken cây. Thủ đoạn mà các đối tượng phá rừng sử dụng là dùng rựa, rìu đẽo vỏ, khoan lỗ ở gốc rồi đổ thuốc diệt cỏ vào để cây thông chết dần, sau đó đốn hạ thông và lấn chiếm đất rừng.

Nạn phá rừng thông lấy đất sản xuất, xây dựng nhà cửa tại Lâm Đồng ngày càng phức tạp. Những cánh rừng thông bị “bức tử” theo nhiều cách khác nhau.Ngoài hình thức sử dụng cưa máy đốn hạ thông, gần đây, người ta đã dùng nhiều hình thức khá tinh vi để các cơ quan chức năng khó phát hiện như: “ken” cây, đốt gốc, khoan lỗ rồi bơm thuốc độc vào gốc thông cho cây chết dần… Dù các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp giữ rừng nhưng rừng thông vẫn từng ngày chảy “máu”.

Thông ba lá bị đầu độc ngay bên quốc lộ 27C nối TP Đà Lạt với TP Nha Trang.
Thông ba lá bị đầu độc ngay bên quốc lộ 27C nối TP Đà Lạt với TP Nha Trang.
Không chỉ rừng thông ở vùng sâu mới bị tàn phá, ngay tại phường 12, TP Đà Lạt rừng thông cũng bị chặt hạ để sang nhượng trái phép ngay cạnh khu sản xuất.
Không chỉ rừng thông ở vùng sâu mới bị tàn phá, ngay tại phường 12, TP Đà Lạt rừng thông cũng bị chặt hạ để sang nhượng trái phép ngay cạnh khu sản xuất.
Rừng thông tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà bị cưa hạ hàng loạt nhằm lấy đất trồng cà phê.
Rừng thông tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà bị cưa hạ hàng loạt nhằm lấy đất trồng cà phê.
Khoan lỗ, đổ thuốc độc là hành vi thường được các đối tượng hủy hoại rừng sử dụng. Sau khi bị đầu độc từ 1 đến 3 tháng cây thông mới chết nên khó bị phát hiện.
Khoan lỗ, đổ thuốc độc là hành vi thường được các đối tượng hủy hoại rừng sử dụng. Sau khi bị đầu độc từ 1 đến 3 tháng cây thông mới chết nên khó bị phát hiện.
Cây thông bị “bức tử” bằng hành vi đốt gốc.
Cây thông bị “bức tử” bằng hành vi đốt gốc.
Bảng chỉ dẫn “Dự án khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm và sử dụng đất trái phép” được đóng nhiều vị trí tại tiểu khu 144A, huyện Lạc Dương nhưng vẫn không ngăn được các hành vi hủy hoại rừng.
Bảng chỉ dẫn “Dự án khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm và sử dụng đất trái phép” được đóng nhiều vị trí tại tiểu khu 144A, huyện Lạc Dương nhưng vẫn không ngăn được các hành vi hủy hoại rừng.
Lưỡi cưa các đối tượng phá rừng bỏ lại hiện trường vụ phá rừng, lấy đất sản xuất tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.
Lưỡi cưa các đối tượng phá rừng bỏ lại hiện trường vụ phá rừng, lấy đất sản xuất tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà.

Lâm Đồng: 90.000ha rừng bị chặt phá trong hơn 5 năm trở lại đây

Trong những năm gần đây, nhiều cánh rừng thông ở tỉnh Lâm Đồng liên tục bị bức tử bằng thuốc, còn gọi là ken cây. Thủ đoạn mà các đối tượng phá rừng sử dụng là dùng rựa, rìu đẽo vỏ, khoan lỗ ở gốc rồi đổ thuốc diệt cỏ vào để cây thông chết dần, sau đó đốn hạ thông và lấn chiếm đất rừng. Từ tháng 9.2017 đến nay, gần chục vụ phá hoại rừng thông nghiêm trọng với thủ đoạn đầu độc bằng thuốc diệt cỏ đã diễn ra. Trong hơn 5 năm trở lại đây đã có khoảng 90.000ha rừng ở Lâm Đồng bị chặt phá.

Hàng chục nghìn ha thông đã bị đốn hạ, vậy vì sao hàng loạt vụ phá hoại rừng thông không được ngăn chặn?

Theo tìm hiểu của phóng viên VTV, hầu hết các vụ phá rừng thông tại tỉnh Lâm Đồng đều rất khó phát hiện thủ phạm, nếu phát hiện được thì cũng phải mất rất nhiều thời gian để điều tra. Ngoài ra, mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm đất rừng hiện nay là chưa đủ sức răn đe.

Tình trạng đầu độc rừng thông xảy ra ở tỉnh Lâm Đồng chủ yếu để chiếm dụng đất canh tác, mua đi bán lại kiếm lời bất chính, khai thác lâm sản. Tuy nhiên, mức phạt cho hành vi lấn chiếm đất rừng chỉ là vài triệu đồng, trong khi với 1ha đất rừng được bán trót lọt, người bán có thể thu lợi cao gấp hàng chục đến cả trăm lần. Sức hấp dẫn này khiến nhiều người không ngần ngại phá rừng và diện tích rừng thông tại tỉnh Lâm Đồng đang ngày càng suy giảm.

Độ che phủ của rừng ở tỉnh Lâm Đồng trong năm 2010 là khoảng 61%, nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 54%. Ngàn thông xanh là biểu tượng của thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung. Việc rừng bị tàn phá, độ che phủ của rừng thông giảm không chỉ khiến những người bản địa sống chan hòa với thiên nhiên bức xúc mà du khách đến với tỉnh Lâm Đồng bị hụt hẫng bởi không còn cảm nhận được ngàn thông reo ngút ngàn và tiết trời se se lạnh, một kiểu thời tiết đặc trưng riêng có ở cao nguyên Lâm Đồng.

Mức độ suy giảm rừng thông ở mức báo động như hiện nay đòi hỏi các cơ quan chức năng ở tỉnh Lâm Đồng phải có những giải pháp quyết liệt để cứu lấy rừng thông, đồng thời đưa ra ánh sáng cá nhân, tổ chức đã đầu độc rừng thông, hủy hoại môi trường rừng.

Văn Giang – Thanh Tùng – Nguyên Ngọc

Đoàn Kiên
Theo Người Đô Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC