fbpx

Ở lều tạm, nhặt đá núi làm bếp, bám trụ trồng rừng ngập mặn chắn sóng

Hơn 50 công nhân dựng lều bạt, thay phiên nhau đi chợ, nhặt đá núi làm bếp nấu ăn, bám trụ ven đầm để dự án trồng rừng ngập mặn kịp hoàn thành trước mùa mưa bão.

Khu vực bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, nơi được quy hoạch trồng rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng, cải thiện môi trường sinh thái mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân vùng ven biển.
Khu vực bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi, nơi được quy hoạch trồng rừng ngập mặn phòng hộ chắn sóng, cải thiện môi trường sinh thái mở ra hướng thoát nghèo bền vững cho người dân vùng ven biển.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dung, điều phối viên dự án, cho biết sau 3 tháng nỗ lực thi công đóng cọc, lắp phên tre, huy động các phương tiện cơ giới đào đắp đất tạo luống, đến cuối tháng 9 các địa phương đã hoàn thành hơn 22 ha.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dung, điều phối viên dự án, cho biết sau 3 tháng nỗ lực thi công đóng cọc, lắp phên tre, huy động các phương tiện cơ giới đào đắp đất tạo luống, đến cuối tháng 9 các địa phương đã hoàn thành hơn 22 ha.
"Khác với nhiều địa phương, đặc thù lập địa tại khu vực bàu Cá Cái có mặt nước sâu nên phải đào đắp đất suốt nhiều tháng mới hoàn tất công đoạn tạo luống chuẩn bị trồng rừng. Mỗi luống dài khoảng 100-120 m, trồng khoảng 200 cây cóc trắng", bà Dung nói.
“Khác với nhiều địa phương, đặc thù lập địa tại khu vực bàu Cá Cái có mặt nước sâu nên phải đào đắp đất suốt nhiều tháng mới hoàn tất công đoạn tạo luống chuẩn bị trồng rừng. Mỗi luống dài khoảng 100 – 120 m, trồng khoảng 200 cây cóc trắng”, bà Dung nói.
Suốt 3 tháng, hàng chục công nhân dựng lều tạm ăn ở tại chỗ để trồng rừng ngập mặn.
Suốt 3 tháng, hàng chục công nhân dựng lều tạm ăn ở tại chỗ để trồng rừng ngập mặn.
Ông Đào Thanh (ngụ xã Bình Thuận) cho hay nhóm công nhân trồng rừng có khoảng 50 công nhân. "Chúng tôi dựng lều bạt thay phiên nhau đi chợ, nhặt đá núi làm bếp nấu ăn bám trụ ven đầm để trồng rừng ngập mặn kịp hoàn thành trước mùa mưa bão", ông Thanh nói.
Ông Đào Thanh (ngụ xã Bình Thuận) cho hay nhóm công nhân trồng rừng có khoảng 50 công nhân. “Chúng tôi dựng lều bạt thay phiên nhau đi chợ, nhặt đá núi làm bếp nấu ăn bám trụ ven đầm để trồng rừng ngập mặn kịp hoàn thành trước mùa mưa bão”, ông Thanh nói.
Ngoài lao động địa phương, người dân các xã ven biển Bình Sơn được thuê đến khu vực này trồng rừng. Ba tháng sống trong lều bạt tạm, họ lao động, sinh hoạt gắn bó như em ruột thịt trong gia đình.
Ngoài lao động địa phương, người dân các xã ven biển Bình Sơn được thuê đến khu vực này trồng rừng. Ba tháng sống trong lều bạt tạm, họ lao động, sinh hoạt gắn bó như em ruột thịt trong gia đình.
Sau khi ươm hạt nảy mầm, phát triển thành cây lớn đến 18-24 tháng tuổi, vào cận kề mùa mưa, nhóm công nhân vận chuyển về bàu Cá Cái để xuống giống.
Sau khi ươm hạt nảy mầm, phát triển thành cây lớn đến 18 – 24 tháng tuổi, vào cận kề mùa mưa, nhóm công nhân vận chuyển về Bàu Cá Cái để xuống giống.
Họ dùng ghe thúng vận chuyển từ trong bờ ra đầm, phân phối số lượng cây giống theo từng luống. Cuối tháng 9, trải qua vài cơn mưa, độ mặn 40-45 /1.000 ở vùng ven biển nơi đây giảm xuống 10-12/1.000 thích hợp với việc trồng rừng.
Họ dùng ghe thúng vận chuyển từ trong bờ ra đầm, phân phối số lượng cây giống theo từng luống. Cuối tháng 9, trải qua vài cơn mưa, độ mặn 40 – 45 /1.000 ở vùng ven biển nơi đây giảm xuống 10 – 12/1.000 thích hợp với việc trồng rừng.
Nhóm công nhân chuyển cây giống lên các luống chạy dài trên đầm.
Nhóm công nhân chuyển cây giống lên các luống chạy dài trên đầm.
Đợt này người lao động địa phương trồng khoảng 50.000 cây cóc trắng (18-24 tháng tuổi). Số lượng cây giống này được gieo ươm từ hạt có nguồn gốc từ các xã ven biển huyện Bình Sơn.
Đợt này người lao động địa phương trồng khoảng 50.000 cây cóc trắng (18 – 24 tháng tuổi). Số lượng cây giống này được gieo ươm từ hạt có nguồn gốc từ các xã ven biển huyện Bình Sơn.
Bà Trần Thị Hạnh (ngụ huyện Bình Sơn) cho hay trung bình mỗi ngày một người lao động trồng khoảng 80-100 cây cóc trắng.
Bà Trần Thị Hạnh (ngụ huyện Bình Sơn) cho hay trung bình mỗi ngày một người lao động trồng khoảng 80 – 100 cây cóc trắng.
Diện tích rừng cóc trắng 6 năm tuổi đang được giao khoán cho người dân địa phương quản lý, bảo vệ.
Diện tích rừng cóc trắng 6 năm tuổi đang được giao khoán cho người dân địa phương quản lý, bảo vệ.
Ông Nguyễn Văn Quang (ngụ huyện Bình Sơn) cho hay rừng ngập mặn phát triển, nhiều loài cá về đây sinh sôi rất nhiều,người dân thả lưới bắt cá có nguồn thu nhập đáng kể.
Ông Nguyễn Văn Quang (ngụ huyện Bình Sơn) cho hay rừng ngập mặn phát triển, nhiều loài cá về đây sinh sôi rất nhiều,người dân thả lưới bắt cá có nguồn thu nhập đáng kể.
Cò kéo từng đàn về trú ngụ ở Bàu Cá Cái.
Cò kéo từng đàn về trú ngụ ở Bàu Cá Cái.
Ông Nguyễn Văn Hân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, cho hay sau khi có rừng ngập mặn, các loài chim, cò, đặc biệt là vịt trời về đây cư trú, sinh sản rất nhiều. Dưới các luồng lạch, cá, ốc, cua cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Ông Nguyễn Văn Hân, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Ngãi, cho hay sau khi có rừng ngập mặn, các loài chim, cò, đặc biệt là vịt trời về đây cư trú, sinh sản rất nhiều. Dưới các luồng lạch, cá, ốc, cua cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Theo ông Hân, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ giao khoán 83 ha rừng ngập mặn ở bàu Cá Cái và sông Đầm, huyện Bình Sơn cho người dân bảo vệ; đồng thời tạo điều kiện cho người dân ven biển vay vốn ưu đãi nuôi trồng thuỷ sản, phát triển du lịch sinh thái góp phần nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Theo ông Hân, thời gian tới, ngành nông nghiệp sẽ giao khoán 83 ha rừng ngập mặn ở bàu Cá Cái và sông Đầm, huyện Bình Sơn cho người dân bảo vệ; đồng thời tạo điều kiện cho người dân ven biển vay vốn ưu đãi nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái góp phần nâng cao thu nhập, thoát nghèo bền vững.
Dự án Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam tại Quảng Ngãi do Quỹ Khí hậu xanh (GCF) tài trợ.

Mục tiêu của dự án là tăng tỷ lệ che phủ và cải thiện chất lượng rừng ngập mặn, chức năng phòng hộ chắn sóng, bảo vệ cộng đồng dân cư ven biển, góp phần hấp thụ carbon nhằm giảm phát thải khí nhà kính ứng phó biến đổi khí hậu, nâng cao đa dạng sinh học, cải thiện sinh kế cho người dân.

Khu vực rừng ngập mặn Bàu Cá Cái và sông Đầm (xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn) có 83 ha, trong đó 50 ha rừng cóc trắng, đước nay đã 6 năm tuổi đang được quản lý, bảo vệ, số còn lại đang tiếp tục trồng.

Minh Hoàng – Thanh Trung

Theo Zing.vn

CÙNG CHUYÊN MỤC