fbpx

Nhà kính phủ trắng đồi khiến Đà Lạt thành sông

Nhà kính trồng rau, hoa bao vây Đà Lạt tứ phía. Hàng nghìn công trình màu trắng phủ kín những đồi thông được cho là nguyên nhân gây ngập úng khi mưa lớn.

Khoảng 10 năm trở lại đây, TP Đà Lạt (Lâm Đồng) không chỉ bê tông hóa một cách chóng mặt mà còn bị bao vây tứ phía bởi nhà kính, nhà lưới dựng lên để trồng rau và hoa.
Khoảng 10 năm trở lại đây, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) không chỉ bê tông hóa một cách chóng mặt mà còn bị bao vây tứ phía bởi nhà kính, nhà lưới dựng lên để trồng rau và hoa.
Hai bên các tuyến đường lớn như Huỳnh Tấn Phát, Nguyên Tử Lực, Triệu Việt Vương hay Làng hoa Vạn Thành... quanh năm qua bị bao phủ bởi nhà kính, nhà lưới.
Hai bên các tuyến đường lớn như Huỳnh Tấn Phát, Nguyên Tử Lực, Triệu Việt Vương hay Làng hoa Vạn Thành… quanh năm qua bị bao phủ bởi nhà kính, nhà lưới.
rồng rau, hoa trong nhà kính (dùng nylon bao bọc tứ bề diện tích nhà lồng) là phương pháp có rất nhiều ưu điểm để hạn chế những yếu tố bất lợi về ngoại cảnh như mưa, xói mòn, sương muối... tác động đến cây trồng.
Trồng rau, hoa trong nhà kính (dùng nylon bao bọc tứ bề diện tích nhà lồng) là phương pháp có rất nhiều ưu điểm để hạn chế những yếu tố bất lợi về ngoại cảnh như mưa, xói mòn, sương muối… tác động đến cây trồng.
Tuy nhiên, phương thức nông nghiệp này đang phát triển tự do, ào ạt, làm phá vỡ quy hoạch, cảnh quan và môi trường sinh thái của Đà Lạt. Diện tích nhà kính ngày cảng lớn đã tạo nên những mảng màu trắng ngà lấn át màu xanh tự nhiên của rừng thông, cây xanh vốn có của thành phố này.
Tuy nhiên, phương thức nông nghiệp này đang phát triển tự do, ào ạt, làm phá vỡ quy hoạch, cảnh quan và môi trường sinh thái của Đà Lạt. Diện tích nhà kính ngày cảng lớn đã tạo nên những mảng màu trắng ngà lấn át màu xanh tự nhiên của rừng thông, cây xanh vốn có của thành phố này.
Theo thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng có 5.500 ha nhà kính, nhà lưới. Riêng TP Đà Lạt chiếm gần 2.800 ha diện tích nhà kính trồng rau và hoa, trong khi tổng diện tích sản xuất nông nghiệp chỉ 10.000 ha.
Theo thống kê, toàn tỉnh Lâm Đồng có 5.500 ha nhà kính, nhà lưới. Riêng TP. Đà Lạt chiếm gần 2.800 ha diện tích nhà kính trồng rau và hoa, trong khi tổng diện tích sản xuất nông nghiệp chỉ 10.000 ha.
Từ trên cao nhìn xuống, thành phố chỉ một màu trắng đục. Những mảng nhà kính mọc xen lẫn vào các khu dân cư nội đô đang ngày càng đông đúc, chật chội. Khu rừng thông bạt ngàn ở ngoại thành Đà Lạt đang bị mất đi bởi sự phát triển của đô thị và phương thức trồng trọt này.
Từ trên cao nhìn xuống, thành phố chỉ một màu trắng đục. Những mảng nhà kính mọc xen lẫn vào các khu dân cư nội đô đang ngày càng đông đúc, chật chội. Khu rừng thông bạt ngàn ở ngoại thành Đà Lạt đang bị mất đi bởi sự phát triển của đô thị và phương thức trồng trọt này.
Tình trạng trạng nhà kính mọc lên đến đâu, rừng thông biến mất tới đó diễn ra phổ biến. Trong ảnh, một ngọn đồi thông thuộc phường 11 cũng đã bị xẻ thịt để làm nhà kính trồng rau, hoa công nghệ cao. Trên đỉnh còn lại trơ trọi vài chục cây xanh.
Tình trạng nhà kính mọc lên đến đâu, rừng thông biến mất tới đó diễn ra phổ biến. Trong ảnh, một ngọn đồi thông thuộc phường 11 cũng đã bị xẻ thịt để làm nhà kính trồng rau, hoa công nghệ cao. Trên đỉnh còn lại trơ trọi vài chục cây xanh.
Những dãy nhà kính xuất hiện ngay giữa rừng thông được mở thêm các đường lên xuống.
Những dãy nhà kính xuất hiện ngay giữa rừng thông được mở thêm các đường lên xuống.
Nhiều khách du lịch cho biết vài năm trở lại đây không gian Đà Lạt đã thay đổi nhanh chóng, danh xưng thành phố nghìn thông dường như đã nhường lại cho những mảng trắng.
Nhiều khách du lịch cho biết vài năm trở lại đây không gian Đà Lạt đã thay đổi nhanh chóng, danh xưng thành phố nghìn thông dường như đã nhường lại cho những mảng trắng.
Đồi thông Hai mộ trở thành đồi nhà kính. Hồ Than Thở, một danh thắng của Đà Lạt, đang bị nhà kính áp sát, làm biến dạng hồ.
Đồi thông Hai mộ trở thành đồi nhà kính. Hồ Than Thở, một danh thắng của Đà Lạt, đang bị nhà kính áp sát, làm biến dạng hồ.
Theo KTS Lê Tứ, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng, nhiều năm trước khi quy hoạch TP Đà Lạt, các ngành đã tính toán, cân đối hệ thống thoát nước ở nội thành. Hệ thống suối Cam Ly trước đây được Đan Mạch tài trợ thoát nước rất tốt. "Tuy nhiên, ở khu vực thượng nguồn suối Cam Ly, việc quy hoạch nhà kính, nhà lưới chưa hợp lý và đây là nguyên nhân làm Đà Lạt ngập sau vài ngày có mưa lớn", KTS Tứ nói.
Theo KTS Lê Tứ, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng, nhiều năm trước khi quy hoạch TP. Đà Lạt, các ngành đã tính toán, cân đối hệ thống thoát nước ở nội thành. Hệ thống suối Cam Ly trước đây được Đan Mạch tài trợ thoát nước rất tốt. “Tuy nhiên, ở khu vực thượng nguồn suối Cam Ly, việc quy hoạch nhà kính, nhà lưới chưa hợp lý và đây là nguyên nhân làm Đà Lạt ngập sau vài ngày có mưa lớn”, KTS Tứ nói.
Trong hai ngày 7-8/8, Đà Lạt có mưa lớn. Thành phố này và các huyện phụ cận đã bị ngập sâu. Hàng chục người dân bị cô lập, một ngôi nhà và cây cầu bị lũ cuốn trôi, hơn 1.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng.
Trong hai ngày 7 – 8/8, Đà Lạt có mưa lớn. Thành phố này và các huyện phụ cận đã bị ngập sâu. Hàng chục người dân bị cô lập, một ngôi nhà và cây cầu bị lũ cuốn trôi, hơn 1.000 ha cây trồng bị ảnh hưởng.
KTS Tứ cho rằng ngoài việc quy hoạch không tốt, chính các nhà kính đã khiến nước mưa không được thấm xuống đất mà đổ thẳng ra suối tạo nên áp lực lớn cho hạ nguồn. “Phải quy hoạch lại mật độ hệ thống nhà lưới, nhà kính, khi đó mới giảm thiểu lượng nước đổ dồn ra suối như vừa qua”, KTS này cho biết thêm
KTS Tứ cho rằng ngoài việc quy hoạch không tốt, chính các nhà kính đã khiến nước mưa không được thấm xuống đất mà đổ thẳng ra suối tạo nên áp lực lớn cho hạ nguồn. “Phải quy hoạch lại mật độ hệ thống nhà lưới, nhà kính, khi đó mới giảm thiểu lượng nước đổ dồn ra suối như vừa qua”, KTS này cho biết thêm.
Cùng quan điểm KTS Trần Công Hòa, giảng viên Khoa Kiến trúc trường Đại học Yersin (Đà Lạt), thành viên Hội KTS Đà Lạt, cho rằng cần có quy hoạch, quy định về giới hạn nhà kính cách ven suối để vừa có cảnh quan tự nhiên vừa hạn chế nước tập trung nhanh gây dòng chảy lớn.
Cùng quan điểm KTS Trần Công Hòa, giảng viên Khoa Kiến trúc trường Đại học Yersin (Đà Lạt), thành viên Hội KTS Đà Lạt, cho rằng cần có quy hoạch, quy định về giới hạn nhà kính cách ven suối để vừa có cảnh quan tự nhiên vừa hạn chế nước tập trung nhanh gây dòng chảy lớn.

Lê Quân – Hoài Thanh

Theo Zing.vn

 

CÙNG CHUYÊN MỤC