fbpx

Các thành phố sẽ ra sao sau một thảm họa khí hậu?

Dự án ảnh xử lý kỹ thuật số cho chúng ta mường tượng về viễn cảnh những thành phố trên toàn cầu sẽ trông ra sao sau ngày tận thế do biến đổi khí hậu.

Dự án mới nhất của ông Fabien Barrau, nghệ sĩ nhiếp ảnh kỹ thuật số người Pháp, sử dụng các tấm ảnh chụp bằng drone để đưa ra dự báo về cách các công trình kiến ​​trúc nổi tiếng sẽ đổ nát do tác động của một biến cố lớn liên quan đến môi trường.

Trong tình huống giả định đó, các thành phố Paris, Rome, New York và London nhiều khả năng sẽ chìm dưới những con sóng hoặc bị vùi lấp trong cát sa mạc.

Đấu trường La Mã ở Mỹ sẽ đón nhận kết cục này trong tương lai?

Kết cục buồn sẽ xảy ra hàng trăm năm sau?

“Tôi cố gắng tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp sa mạc hóa, sự trỗi dậy của các đại dương hoặc quá trình nhiệt đới hóa tại một khu vực sau hàng trăm năm nữa,” ông Barrau nói.

Với mỗi tấm ảnh, ông tưởng tượng về cách các thế hệ tương lai trải qua cảm giác giống như các nhà khảo cổ học của thế kỷ 19, những người đã khám phá ra Pompeii, thành phố La Mã bị chôn vùi và bảo tồn dưới lớp tro bụi sau một vụ nổ núi lửa thảm khốc vào năm 79 sau Công nguyên.

Các bức ảnh chụp được cho là lấy cảm hứng từ các tác phẩm viễn tưởng về giai đoạn hậu tận thế.

Hình ảnh hai con cá voi bơi phía trên Khải Hoàn Môn của Paris là sự tưởng nhớ đến nghệ sĩ người Pháp Roland Cat, người có tác phẩm trong những năm 1970 và 80 đã tưởng tượng ra những sinh vật biển bơi trên các thành phố bị nhấn chìm dưới làn nước của đại dương.

Tháp Eiffel trong bối cảnh thành phố Paris trở thành sa mạc

Gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu

Những tấm ảnh ấn tượng này là một lời kêu gọi mọi người cùng bắt tay hành động để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trước khi quá muộn.

“Làm thế nào để tác động đến nhận thức về biến đổi khí hậu và sự cấp thiết phải hành động mỗi ngày tùy theo khả năng và khả năng của mỗi người. Trong trường hợp của mình, tôi dùng khả năng sáng tạo của mình để tạo ra hình ảnh và tưởng tượng mình là một nhà thám hiểm sẽ trở về từ tương lai với những bức ảnh về một thế giới đã thay đổi,” ông Barrau nói thêm.

Người nghệ sĩ này tin rằng một hình ảnh đơn giản có thể có nhiều tác động hơn,nhất là với những người trẻ tuổi, hiểu được xác suất của hậu quả của việc không hành động.

Trước Barrau, đã có nhiều nghệ sĩ tham gia truyền bá thông điệp về mức độ nguy hiểm của tình trạng biến đổi khí hậu.

Nghệ sĩ Lucy McRae ở Los Angeles, Mỹ, chế tạo một bộ quần áo sinh tồn được cho là giúp con người sống sót trong khung cảnh hậu tận thế trong lúc studio Superflux thực hiện dự án hình dung Singapore sẽ trông như thế nào vào năm 2219.

Còn đâu Khải Hoàn Môn quen thuộc với nhiều du khách quốc tế khi đại dương đã nhấn chìm tất cả?

Trong bộ phim “The Day After Tomorrow” (Ngày Tận thế) năm 2004, dòng chảy đại dương ngừng lại do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Hệ quả là hàng loạt thảm họa đã xảy ra với các thành phố lớn trên thế giới.

Và các chuyên gia tin rằng viễn cảnh đáng sợ như vậy hoàn toàn có thể trở thành hiện thực. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, hiện tượng biến đổi khí hậu có thể khiến cho dòng hải lưu trên các đại dương tê liệt, dần biến khu vực Bắc bán cầu trở về Kỷ Băng hà.

Kết quả nghiên cứu dự đoán, dòng hải lưu sẽ “sụp đổ” 300 năm sau khi lượng CO2 tăng lên gấp 2. Lúc này, nhiệt độ bề mặt Bắc Đại Tây Dương giảm 2,4oC và nhiệt độ khu phía Tây Bắc châu Âu giảm tới 7oC.

Thiệu Kiệt

(theo DeZeen)

CÙNG CHUYÊN MỤC