fbpx

Thế giới sống xanh thế nào trong năm qua?

Dẫu 2020 là một năm có nhiều biến động vì Covid-19, thế giới cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực cho môi trường và sức khỏe của con người. Dưới đây là một số điểm nổi bật.

Một số nước đã tiêm vaccine ngừa Covid-19

Mấy tháng trước, trong lúc đại dịch Covid-19 hoành hành tại nhiều nước, hy vọng có vaccine cho căn bệnh này khá mong manh, trong lúc các phòng thí nghiệm trên toàn cầu chạy đua cho việc này.

Từ hôm 21/12, một số tiểu bang của Mỹ đã tiến hành đợt tiêm vaccine ngừa Covid-19 thứ hai. Đây là thành quả của các hãng Moderna, Pfizer và đối tác Đức BioNTech. Việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 được ghi nhận là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Vaccine ngừa Covid-19 đem lại hy vọng cho con người sau một năm vật vã vì đại dịch

Còn tại Singapore, lô vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên của châu Á đã được hãng Singapore Airlines vận chuyển từ Bỉ về sân bay Changi hôm 21/12. Singapore là nước thứ bảy trên thế giới cấp phép cho vaccine của Pfizer-BioNTech và là nước sớm nhất ở châu Á thực hiện tiêm chủng đại trà cho người dân. 

Thủ tướng Singapore và thành viên nội các sẽ là những người đầu tiên tiêm vaccine để chứng tỏ sự tin tưởng về mức độ an toàn. Dân Singapore và thường trú nhân, những người cư trú dài hạn tại Singapore sẽ được tiêm phòng vaccine miễn phí.

Gia tăng nhận thức về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

Trong bối cảnh đại dịch xảy ra trên phạm vi toàn cầu, dường như người ta bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến biến đổi khí hậu và những hệ lụy của tình trạng này đối với môi trường. 

Để bắt kịp xu hướng này, nhiều doanh nghiệp tư nhân cam kết dành một phần lợi nhuận trong các khoản đầu tư cho dự án cải thiện khí hậu và phát triển bền vững. Một số chính phủ ở phương Tây cũng đang nhìn thấy cơ hội khi bắt tay giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tại Mỹ, các nhà vận động môi trường đang trông chờ tân tổng thống Joe Biden đưa biến biến đổi khí hậu trở thành trọng tâm của chương trình nghị sự trong năm đầu ông cầm quyền.

Sở hữu một chiếc xe điện với phụ nữ không phải là chuyện thời thượng mà còn là thái độ quan tâm đến môi trường

Lượng xe điện bán ra tăng mạnh

Trong thập kỷ qua, xe hơi chạy bằng điện thay vì xăng dầu đã trở nên phổ biến hơn, nhờ những cải tiến về công nghệ, giá cả giảm và trợ cấp của chính phủ. Vào năm 2010, chỉ có 17.000 xe điện lưu hành trên thế giới. Năm 2019, ước tính có khoảng 7,2 triệu xe, một nửa trong số đó ở Trung Quốc. Các cam kết mới của chính phủ được thực hiện trong năm nay có thể giúp phần còn lại của thế giới bắt kịp. Anh quốc tuyên bố sẽ cấm bán xe chạy xăng hoặc động cơ diesel mới vào năm 2030 và bang California của Mỹ cho biết sẽ làm như vậy trước năm 2035. 

Cùng thời điểm, hãng xe Đức Volkswagen tuyên bố chi 86 tỷ đô la để cho ra mắt mẫu xe điện trong vòng 5 năm tới. General Motors cũng sẽ chi hàng tỷ đô la để sản xuất xe điện. Amazon cam kết tung ra 100.000 xe giao hàng điện trước năm 2030.

Cá voi chào đón con người ở ngoài khơi Brazil

Lượng cá voi trên toàn cầu có dấu hiệu hồi phục

Tại vùng biển gần Nam Georgia, ngay phía bắc Nam Cực, các nhà khoa học phát hiện nhiều cá voi xanh hơn họ từng thấy kể từ trước khi hoạt động săn bắt cá voi thương mại kết thúc vào đầu thế kỷ 20. 55 con đã được phát hiện trong năm nay sau 50 năm ở cùng một vùng biển là điều hiếm có.

Cá voi xanh là loài động vật lớn nhất trên Trái đất, và theo Ủy ban Cá voi quốc tế, chúng gần như bị con người săn đuổi đến mức tuyệt chủng. Ước tính gần 300.000 con đã bị giết trong nửa đầu thế kỷ 20. Hiện ước tính có khoảng 2.300 con đang sống ở Nam bán cầu.

Trong cùng vùng biển, lượng cá voi lưng gù đã phục hồi mạnh mẽ hơn nhiều, gần như xây dựng lại quần thể. Các nhà khoa học cũng nhìn thấy những dấu hiệu hy vọng cho cá voi bên phải phía nam. (Cá voi bên phải Bắc Đại Tây Dương là một câu chuyện buồn hơn.

Đến nay, hầu hết các quốc gia đều tuân theo lệnh cấm săn bắt cá voi của Ủy ban đánh bắt cá voi quốc tế, ngoại trừ Nhật Bản, Na Uy và Iceland.

Thiệu Kiệt

(theo NatGeo)

CÙNG CHUYÊN MỤC