fbpx

Đã có thiết bị thu lại hạt vi nhựa do lốp xe phát thải 

Giới hoạt động môi trường đón nhận tin vui về một công nghệ đang chờ cấp bằng sáng chế về việc thu giữ các hạt cao su tổng hợp không nhìn thấy được phát thải từ lốp xe hơi.

Thiết bị có tên tiếng Anh là Tyre Collective có thể được treo ở cấn khớp nối của mỗi bánh xe, ngay phía trên nơi lốp xe tiếp xúc với đường, để thu lại các mảnh vi nhựa được phát giải do ma sát mỗi khi xe phanh, tăng tốc hoặc rẽ. Những mảnh cao su nhân tạo siêu nhỏ này được ghi nhận chiếm hơn một nửa tổng lượng khí thải dạng hạt do xe cộ tạo ra trên đường và được phát tán vào không khí và đường thủy.

Các hạt vi nhựa được trữ trong hộp có thể tháo rời để đổ đi mỗi tháng

Hanson Cheng, người đồng sáng chế thiết bị trên, cho biết: “Chúng tôi bắt đầu dự án nghiên cứu vi nhựa nói chung và bị sốc khi phát hiện ra rằng chất gây mòn lốp là tác nhân gây ô nhiễm vi nhựa lớn thứ hai trong môi trường, sau nhựa dùng một lần và cũng là nguồn ô nhiễm không khí chính yếu”. Trước 

Lượng vi nhựa thải ra mỗi ngày rất đáng kể

Lâu nay, ai cũng biết lốp xe sẽ bị mòn nhưng chưa bao giờ người ta xem xét nghiêm túc phần cao su bị mòn sẽ đi đâu về đâu. Đáng lo ngại là những hạt vi nhựa này ở xung quanh chúng ta và hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng cũng làm thay đổi quan niệm về ô nhiễm giao thông vì trước đó người ta chỉ nghĩ khí thải từ ống xả mới gây hại cho môi trường.

Nhóm nghiên cứu của Cheng đã theo dõi các chuyến xe buýt ở London trong thời gian thực để hình dung vấn đề và tính toán rằng lượng cao su thải ra môi trường của một xe buýt trong một ngày tương đương với kích thước của một quả bưởi.

Không nhiều người quan tâm đến việc chiếc xe của họ có thể gây hại cho môi trường bằng việc phát thải hạt vi nhựa vào không khí

Ban đầu, nhóm sáng chế thử nghiệm việc dùng chất kết dính hoặc công nghệ hút chân không để hút các hạt vi nhựa. Sau đó, thông qua một loạt các thí nghiệm, họ phát hiện ra rằng một giải pháp dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều là tận dụng điện tích dương của các hạt vi nhựa từ lốp xe, được tạo ra bởi lực ma sát mà chúng được đẩy ra ngoài không khí.

Điều này có nghĩa là các hạt cao su có thể bị thu gom lại từ không khí bằng cách sử dụng tĩnh điện, giống như cách mà tóc sẽ bám vào một quả bóng khi nó được cọ vào đầu người.

Trong trường hợp này, một loạt các tấm đồng được tích hợp vào thiết bị Tire Collective được tích điện qua máy phát điện của xe hơi, cho phép chúng hút dính các hạt cao su. Để có thể thu gom các hạt trước khi chúng phát tán vào môi trường, thiết bị được đặt trong đường dẫn của luồng không khí tự nhiên xung quanh bánh xe đang quay.

Thiết kế này đang chờ cấp bằng sáng chế

Đề cao tính trách nhiệm và ý thức tái chế

Nghiên cứu cho thấy thiết bị Tire Collective có khả năng thu được 60% lượng hạt vi nhựa trong không khí khi được thử nghiệm mô phỏng xe chạy trên đường. Các hạt vi nhựa được lưu trữ trong một hộp có thể tháo rời và cần được đổ khoảng mỗi tháng một lần. Lượng cao su thải ra nếu được thu gom sẽ dùng để tái chế lốp xe hoặc các sản phẩm khác.

Do vậy, thiết bị này không chỉ là phát minh nhằm bảo vệ môi trường mà còn là sản phẩm đề cao tính trách nhiệm và ý thức tái chế của con người để giảm thiểu việc gây hại thiên nhiên.

Nhóm sáng chế cho biết họ đang trao đổi với các công ty tái chế lốp xe và phát triển các ứng dụng chống mài mòn lốp xe, bao gồm việc đưa lượng hạt vi nhựa được thu gom vào quy trình sản xuất lốp xe hoặc nén chúng vào đế giày dép và muội than, một chất dùng để tạo mực in.

Thiệu Kiệt

(theo Bangkok Post)

CÙNG CHUYÊN MỤC