fbpx

Dệt 3D có thể ‘thay thế bê tông và xi măng’ 

Theo một nhà thiết kế người Hà Lan, công nghệ dệt ba chiều mới có thể cách mạng hóa ngành xây dựng và cho ra các tòa nhà nhẹ, linh hoạt hơn.

Nhà thiết kế Hella Jongerius cho biết máy dệt vi tính có thể sản xuất vải 3D có thể dẫn đến định dạng “kiến trúc mềm dẻo” mới.

Cái khác là khi dệt lên vải thì dệt lên một mặt phẳng, ở đây người ta dệt lên cả hai bề mặt vải và tạo nên các hiệu ứng sợi vải (sợi cotton) nổi đẹp mắt. Dụng cụ chính để thực hiện nên một bề mặt chất liệu từ kỹ thuật mới là không giới hạn.

Máy dệt đa trục dùng trong công nghệ dệt 3D

Có thể được dùng để xây các tòa nhà cao tầng

Tùy thuộc vào sự sáng tạo của người thiết kế nhưng các sợi bông, sợi cotton, sợi metallic luôn là sự lựa chọn hàng đầu… Vấn đề quan trọng là người thực hiện phải nắm rõ các nguyên tắc kỹ thuật căn bản trong việc bố cục và thắt nút không như dệt thông thường.

Theo bà Jongerius, hàng dệt may là sản phẩm nhẹ nhất và bền nhất, có khả năng dùng để thay thế bê tông và xi măng trong ngành xây dựng. Hiện tại, tuy công nghệ dệt 3D mới ở giai đoạn sơ khai nhưng nó đã được sử dụng để tạo ra các bộ phận cấy ghép y tế từ polyester và sản xuất thân máy bay từ sợi carbon.

Nhưng công nghệ này hứa hẹn có thể được mở rộng để xây dựng các tòa nhà cao tầng.

Đến thời điểm này, dệt 3D có thể được sử dụng để xen kẽ các vật liệu xây dựng với sợi quang năng lượng mặt trời và tạo ra các công trình kiến ​​trúc thích ứng với thời tiết.

Công nghệ, còn được gọi là dệt đa trục, dựa trên khung dệt tiên tiến cho phép dệt vải dọc theo nhiều trục khác nhau cũng như tạo ra hàng dệt 2D sau đó có thể mở ra thành các vật thể 3D.

Bà Jongerius trước đây đã tạo ra một loạt gạch dệt 3D

Dệt 3D ngày càng phổ biến

Theo bà Jongerius, từ hàng dệt 3D, người ta có thể làm mặt tiền hoặc tấm pin mặt trời. Nhờ ban công được làm bằng sợi carbon, chạy bằng năng lượng mặt trời, chủ nhà có thể có ban công tự động mở ra trong những ngày nắng đẹp và khép kín trong ngày mưa.

Được tạo ra trong hơn hai năm, loạt sản phẩm thử nghiệm của nhà thiết kế này bao gồm các mô-đun vải được dệt nhờ máy kỹ thuật số tiên tiến, giúp chất liệu này có thể mở ra thành các cấu trúc đa chiều, đạt được khối lượng lớn với việc sử dụng vật liệu tối thiểu.

Một số được đan xen với sợi dẫn điện và các dải tế bào quang điện nhiều lớp, theo kỹ thuật có thể được sử dụng để tạo ra các loại trang trại năng lượng mặt trời tân tiến.

Bà Jongerius nói thêm: “Với sợi năng lượng mặt trời, chúng ta có thể thay thế các tấm pin mặt trời lắp đặt trên mái nhà hoặc cánh đồng.” Hiện tại, bà đang làm việc với các nhà nghiên cứu đại học về việc sử dụng điện năng được tạo ra từ các sợi mặt trời để biến đổi các mô-đun vải hai chiều thành dạng 3D.

Hiệu ứng của công nghệ dệt 3D được ghi nhận đang ngày càng phổ biến đối với doanh nghiệp sản xuất giày dép và đồ nội thất trong những năm gần đây. Dệt 3D cho phép dệt một sợi lên, một sợi xuống và sau đó người ta có thể kết hợp thêm tất cả các chức năng như hấp thụ độ ẩm hoặc âm thanh, kháng khuẩn, tích hợp pin mặt trời.

Thiệu Kiệt

(theo Dezeen)

CÙNG CHUYÊN MỤC