Vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2030, nhu cầu nhân lực 500.000 người/năm và vùng Tây Nguyên giai đoạn 2020-2030, nhu cầu nhân lực 200.000 người/năm; có tiềm năng lớn về phát triển ngành chế biến nông sản, thủy hải sản, khai thác – chế biến lâm sản, khoáng sản, cây công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch.

Từ năm 2020 đến giai đoạn 2025-2030, nhu cầu nhân lực cần qua đào tạo bình quân chiếm 85%. Trong đó nhu cầu nhân lực có sơ cấp nghề chiếm tỉ lệ 21%, trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ 28%, trình độ cao đẳng chiếm 16%, trình độ đại học trở lên chiếm 18%.

9-nhom-nganh-can-nhan-luc
Ảnh minh họa.

Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề kỹ thuật công nghệ chiếm tỉ trọng 35%, nhóm ngành kinh tế – tài chính – ngân hàng – pháp luật – hành chính chiếm tỉ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỉ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỉ trọng 3%-5%.

Thực tế, thị trường lao động quốc gia và các tỉnh, TP nhất là tại các TP lớn và khu vực phát triển đô thị đang thiếu trầm trọng lao động chất lượng cao có trình độ ĐH và giáo dục nghề nghiệp, có kỹ năng thực hành. Năng suất lao động cũng không đạt hiệu quả cao cho dù được đánh giá là có óc sáng tạo, thông minh và cần cù. Trước thực tế như vậy cùng với làn sóng của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, mối lo tụt hậu trình độ lao động ngày càng hiện hữu, là sự thiếu hụt lao động có kỹ năng thực hành. Nhu cầu về nhân lực theo xu hướng nhân lực chất lượng cao “lao động tri thức” thay thế sức lao động bằng vận hành máy móc tự động hóa, rô-bốt, trí tuệ nhân tạo.

Trong bối cảnh kiến thức về công nghệ thay đổi rất nhanh, việc trang bị cách thức tự học và ý thức học tập suốt đời càng quan trọng hơn kiến thức của chương trình đào tạo.

Dự báo 9 nhóm ngành nghề cần nhiều nhu cầu nhân lực:

1. Khoa học máy tính, công nghệ thông tin – kỹ thuật phần mềm – an toàn thông tin, truyền thông đa phương tiện;

2. Công nghệ cơ khí – tự động hóa, điện – điện tử, công nghệ dệt – sợi;

3. Công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học – hóa, công nghệ nông – lâm – ngư;

4. Kiến trúc, xây dựng, môi trường, khoa học vật liệu, thiết kế, mỹ thuật ứng dụng;

5. Kinh tế – thương mại, quản trị kinh doanh, marketing, tài chính;

6. Du lịch và lữ hành, dịch vụ nhà hàng – khách sạn;

7. Khoa học xã hội – luật – quản trị nhân sự và ngôn ngữ;

8. Y, dược, chăm sóc sức khỏe – chăm sóc sắc đẹp;

9. Sư phạm kỹ thuật, sư phạm giáo dục, tâm lý – xã hội.

Tổng thể nhu cầu đào tạo nhân lực trình độ quốc tế của TP HCM: 8 ngành nghề được xác định gồm: công nghệ thông tin – truyền thông; cơ khí – tự động hóa; trí tuệ nhân tạo; quản trị doanh nghiệp; tài chính – ngân hàng; y tế; du lịch và quản lý đô thị. Các tiêu chí nhân lực chất lượng cao mang tính quốc tế có thể bao gồm: đáp ứng nhu cầu việc làm sau khi ra trường, thích nghi – dễ chuyển đổi điều kiện công việc, dễ đào tạo nâng cao, kỹ năng mềm, ngoại ngữ thành thạo, năng suất lao động cao…

Trần Anh Tuấn (nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM)

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

 

Link nguồn: https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/du-bao-9-nhom-nganh-can-nhan-luc-20200922213746745.htm