fbpx

Vài cách công nghệ hiện đại làm thay đổi chọn lọc tự nhiên

Chọn lọc tự nhiên giúp muôn loài tồn tại và hoàn thiện, song công nghệ hiện đại lại can thiệp, làm thay đổi cuộc sống nhanh hơn và truyền cả những bất lợi về sức khỏe cho thế hệ con cháu.

Chọn lọc tự nhiên giúp muôn loài tồn tại và hoàn thiện.

Tổng quan về chọn lọc tự nhiên

Chọn lọc tự nhiên (Natural Selection) là một khái niệm được nhà nghiên cứu tự nhiên học nổi tiếng người Anh Charles Darwin đề xuất và được chấp nhận rộng rãi cuối thập niên 1860. Darwin sử dụng kiến thức của mình về chọn lọc nhân tạo và tự nhiên học để giải thích cơ chế chọn lọc tự nhiên.

Theo Darwin, các loài mà ông nghiên cứu ở quần đảo Galaagos đều có chung tổ tiên từ một loài sống trên đất liền ven biển Ecuador cách quần đảo ngót 1.000km. Một số cá thể đầu tiên phát tán ra quần đảo này sống sót, trải qua thời gian lâu dài đã thích nghi với các môi trường khác nhau, loại hình tương tự nhau, nhưng khác nhau đặc biệt về cấu tạo mỏ, dần trở thành các loài mới, và người ta gọi nhóm loài này là Sẻ Darwin. Đó là kết quả của chọn lọc tự nhiên trên cùng một đối tượng, tạo thành nhiều loài khác nhau.

Charles Darwin.

Chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hoá khả năng sống sót và mức thành đạt sinh sản của các kiểu gien khác nhau trong quần thể, từ đó dẫn đến đào thải các kiểu hình kém thích nghi, đồng thời tăng cường khả năng sống sót của các dạng thích nghi, tạo cơ hội cho các kiểu gien thích nghi này đóng góp vào vốn gien của quần thể ở thế hệ sau. Chọn lọc tự nhiên là cơ chế chủ chốt của tiến hóa và theo quan điểm của Darwin thì chọn lọc tự nhiên là có chủ ý, trong khi chọn lọc tự nhiên thì không.

Sự biến đổi tồn tại trong tất cả các quần thể sinh vật, xảy ra một phần vì các đột biến ngẫu nhiên phát sinh trong bộ gien của một sinh vật riêng và con cái có thể thừa hưởng các đột biến như vậy. Trong suốt cuộc đời của các cá thể, bộ gien của chúng tương tác với môi trường để gây ra các biến đổi về tính trạng.

Charles Darwin, cha đẻ lý thuyết chọn lọc tự nhiên.

Môi trường của bộ gien bao gồm sinh học phân tử trong tế bào, các tế bào khác, các cá thể khác, quần thể, loài cũng như môi trường phi sinh học. Bởi vì các cá thể với các biến thể nhất định của tính trạng có xu hướng sống sót và sinh sản nhiều hơn các cá thể với các biến thể khác, ít thành công hơn nên quần thể tiến hóa. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thành công sinh sản bao gồm lựa chọn giới tính (bao gồm trong chọn lọc tự nhiên) và lựa chọn thuận lợi.

Chọn lọc tự nhiên là một nền tảng của sinh học hiện đại. Khái niệm “chọn lọc tự nhiên” ban đầu được phát triển trong trường hợp không có một lý thuyết di truyền hợp lệ; tại thời điểm Darwin viết, khoa học vẫn chưa phát triển các lý thuyết hiện đại về di truyền học. Sự kết hợp của tiến hóa Darwin truyền thống với những khám phá tiếp theo trong di truyền học cổ điển đã hình thành nên sự tổng hợp hiện đại của giữa thế kỷ 20.

Việc bổ sung di truyền phân tử đã dẫn đến sinh học phát triển tiến hóa, giải thích sự tiến hóa ở cấp độ phân tử. Trong khi kiểu gien có thể thay đổi từ từ bởi sự trôi dạt di truyền ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên vẫn là lời giải thích chính cho tiến hóa thích nghi.

Những tác động ngoài mong muốn của công nghệ tới chọn lọc tự nhiên:

1. Sinh mổ làm hông phụ nữ hẹp lại

Nhiều thế kỷ trước, những phụ nữ có xương chậu nhỏ đã bị thiệt mạng cùng với những đứa con của họ, rất có thể những người này sở hữu gien làm cho xương chậu nhỏ. Tuy nhiên, những phụ nữ này vẫn sống khi thủ thuật đẻ mổ ra đời. Ngày nay những đứa trẻ mang gien này vẫn còn tồn tại, thậm chí còn truyền lại cho con cái nhiều đời.

Sinh mổ làm hông phụ nữ hẹp lại.

Nghiên cứu phát hiện thấy cứ 1.000 trẻ em sinh ra ngày nay có tới 36 có khung xương chậu hẹp. Đầu thập niên 1960, tỷ lệ trên chỉ có 30/1.000, nhưng nay tỷ lệ này đã tăng vọt nên tỷ lệ sinh mổ đang có chiều hướng tăng. Điều này đồng nghĩa với thủ thuật sinh mổ làm cho hông phụ nữ hẹp lại và theo dự báo có thể phổ biến trong tương lai.

Mổ lấy thai (sinh mổ, mổ bắt con, mổ Cesar) là một phẫu thuật lấy thai nhi, nhau thai, màng ối bằng một vết mổ qua thành bụng và thành tử cung còn nguyên vẹn. Định nghĩa này không bao gồm việc mổ bụng lấy một thai ngoài tử cung, nằm trong ổ bụng hay lấy một thai đã rơi một phần hay toàn bộ vào trong ổ bụng do vỡ tử cung.

Mổ lấy thai thực hiện trên người sống lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ 17. Tuy nhiên, tỉ lệ tử vong do mổ lấy thai vào thời gian này còn rất cao do hạn chế về gây mê và nguy cơ nhiễm trùng. Ngày nay tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng nhiều, song mổ lấy thai không phải là một phương pháp an toàn, mà cũng có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của bà mẹ. Các bác sĩ thường khuyến cáo các sản phụ đã qua 2 lần mổ lấy thai không nên mang thai nữa vì nguy cơ vỡ tử cung trong lần mang thai sau đó rất cao.

2. Điện thoại tạo sừng hộp sọ cho con người

Chúng ta thường xuyên cúi cổ để tương tác với điện thoại khiến cơ thể phát triển của một cấu trúc xương, sừng ở phần dưới mặt sau của hộp sọ. Các nhà khoa học gọi những chiếc sừng nhỏ này là phần nhô ra ở chẩm ngoài.

Các sừng kiểu này phát triển vì đầu cong xuông tạo áp lực lớn tại điểm mà cơ cổ gặp hộp sọ. Hộp sọ phản ứng bằng cách kéo dài xương ở đầu mặt sau hộp sọ khiến nó dài ra. Những người bị lồi cầu chẩm ngoài thường có thể nhận dùng ngón tay sờ thấy, rõ nhất ở nhóm người đầu hói.

Điện thoại tạo sừng hộp sọ.

Chẩm ngoài có thể xuất hiện ở tất cả mọi người, bất kể những gì chúng ta đang nắm trong tay hoặc ngay trước mặt. Điều duy nhất: nếu thường xuyên cúi đầu xuống như khi dùng điện thoại, nhưng sách thì không vì không thường xuyên như điện thoại; hơn nữa, không phải ai cũng chăm đọc sách như dùng điện thoại.

Chưa hết, điện thoại thông minh còn làm giảm sự chú ý của con người, bắt con người lệ thuộc nhiều vào công cụ này, khiến không thể tập trung vào bất cứ điều gì chúng ta đang làm. Thay vào đó, bạn đang suy nghĩ về việc lấy điện thoại của mình để xem những diễn biến mới nhất trên phương tiện truyền thông.

Các nghiên cứu đã phát hiện thấy những người nghiện điện thoại sử dụng ít vùng não chịu trách nhiệm xử lý sự tập trung nên khi cần làm một nhiệm vụ phải chú ý cao độ, đòi hỏi phải có những những nỗ lực lớn hơn mới có thể tập trung vào một công việc cụ thể được.

3. Công cụ tìm kiếm làm cho chúng ta quên đi nhiều thứ

Thử hình dung bạn đang đứng trước một loạt câu hỏi ngẫu nhiên kiểu như Martin Van Buren trở thành tổng thống Mỹ bao giờ? hay Bạn làm nghề gì? Ai là người phát minh ra tên lửa hay máy bay?… Để tìm ra câu trả lời, người ta không mất nhiều thời gian mà tìm ngay đến công cụ tìm kiếm (search engine). Hậu quả, công cụ tìm kiếm làm cho chúng ta quên đi nhiều thứ.

Hầu hết mọi người phải sử dụng các công cụ tìm kiếm bởi không nhớ nhiều thứ, như ngày tháng, hay những việc cần làm… Vì lý do này, nhiều thậm chí không biết Martin Van Buren là cựu tổng thống Mỹ. Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiệu ứng Google (Google effect), nói về việc quên thông tin và có thể tìm kiếm nhanh chóng trên Internet.

Công cụ tìm kiếm làm cho chúng ta quên đi nhiều thứ.

Tình trạng này đã được tiết lộ trong một nghiên cứu năm 2011 của nhóm các nhà khoa học ở ĐH Havard gồm Betsy Sparrow, Jenny Liu và Daniel Wegner. Nghiên cứu phát hiện thấy mọi người thường nhờ đến Interrnet bất cứa lúc nào để tìm thứ mà họ không biết hay không thể trả lời được. Họ cũng muốn quên thông tin hoặc không cần phải nhớ vì đã có sẵn ở đâu đó ngay cả khi không phải là Internet, như lưu số điện thoại của vợ/chồng hay người thân trên điện thoại…

Hiệu ứng Google xảy ra do chúng ta thường nhớ thông tin quan trọng và quên các sự kiện không quan trọng, tuy nhiên, chúng ta cũng có thể quên thông tin quan trọng nếu không thể truy cập nó ở đâu đó. Đối với câu hỏi ban đầu, không cần Google, người ta có thể biết Martin Martin Van Buren đã trở thành tổng thống vào năm 1837.

4. Nuôi trồng, canh tác làm cho hàm con người nhỏ lại

Tổ tiên loài người sông bằng nghề săn bắn hái lượm nên có khuôn mặt lớn với hàm và răng to và chắc khỏe. Nhưng tất cả những đặc tính này bắt đầu biến mất khi chúng ta từ bỏ lối sống hái lượm và chuyển sang canh tác cách đây hơn 12.000 năm.

Ngày nay, con người hiện đại còn lại hàm nhỏ không có đủ không gian cho răng mọc. Những người hái lượm có hàm lớn vì họ phải nhai rất nhiều. Họ đã ăn thịt và thực vật chưa nấu chín nên rất dai và cần nhiều sức mạnh để nhai nên hàm lớn đồng nghĩa với mạnh hơn.

Canh tác làm cho hàm con người nhỏ lại.

Tuy nhiên, hàm trở nên yếu hơn khi con người chuyển sang cuộc sống định cư, phát triển canh tác, không đòi hỏi sức mạnh vượt trội của quai hàm để nhai. Hàm ngày càng yếu đi còn do con người chuyển sang dùng đồ nấu chín. Những ảnh hưởng của lối sống nông nghiệp mới không dừng lại ở đó, nó còn chuyển đổi làm cho xương nhẹ và có mật độ dày hơn, đặc biệt là xung quanh các khủy khớp. Tuy nhiên, điều này không phải do thức ăn mềm mà do lối sống ít vất vả, không cần phải rình rập, rượt đuổi và giết con mồi như hồi còn phải săn bắt hái lượm.

5. Thực phẩm chế biến làm thay đổi khuôn mặt trẻ em

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm thường quyết định sức mạnh và hình dạng khuôn mặt của con người, nhất là hình dạng hộp sọ, hàm và tất cả bộ phận trên khuôn mặt ở nhóm trẻ nhỏ. Phần lớn trẻ em sinh ra ngày nay có khuôn mặt bất thường là do tác động của một dòng thực phẩm chế biến mà chúng được tiếp cận ngay sau khi sinh. Trong khi đó, thực phẩm tự nhiên lại có nhiều lợi thế hơn, chứa đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển nên khuôn mặt phù hợp hơn.

Thực phẩm chế biến làm biến đổi khuôn mặt trẻ em.

Như đã đề cập ở trên, thực phẩm tự nhiên buộc trẻ phải nhai bằng hàm, làm cho hàm và hộp sọ khỏe hơn còn thực phẩm chế biến thường đã làm giảm khả năng nhai, dẫn đến hàm yếu hơn đáng kể. Ngày nay, do phụ thuộc quá nhiều vào thực phẩm chế biến nên khiến hộp sọ của chúng ta nhỏ hơn 5% đến 10% so với những người đầu tiên từ thời kỳ Paleolithic Era (Thời đại Đồ đá cũ). Vấn đề này đã được hiển thị khá rõ ở động vật, kể cả động với mới sinh nếu cho ăn thực phẩm chế biến thì hàm của chúng cũng sẽ nhỏ và yếu không khác gì hàm của con người.

Khắc Nam

Theo DoanhNhân+

 

Link nguồn: https://doanhnhanplus.vn/vai-cach-cong-nghe-hien-dai-lam-thay-doi-chon-loc-tu-nhien-507898.html

CÙNG CHUYÊN MỤC