yoga – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 21 Jul 2021 02:37:40 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png yoga – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Huấn luyện viên Việt Nhi: Hãy dùng Google và Facebook một cách tỉnh táo nhất cho sức khỏe! https://24hsongxanh.vn/huan-luyen-vien-viet-nhi-hay-dung-google-va-facebook-mot-cach-tinh-tao-nhat-cho-suc-khoe/ Wed, 21 Jul 2021 02:37:35 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=48399 huan-luyen-vien-viet-nhi

Có những khoảnh khắc làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mỗi người. Với Trần Khoa Việt Nhi, cô gái nhỏ này vẫn miệt mài tự vác trên mình sứ mệnh đi khơi dậy niềm yêu thương bản thân cho những người lỡ “trót quên”, chưa biết yêu thương bản thân đúng cách. Bởi […]

The post Huấn luyện viên Việt Nhi: Hãy dùng Google và Facebook một cách tỉnh táo nhất cho sức khỏe! appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
huan-luyen-vien-viet-nhi

Có những khoảnh khắc làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống của mỗi người. Với Trần Khoa Việt Nhi, cô gái nhỏ này vẫn miệt mài tự vác trên mình sứ mệnh đi khơi dậy niềm yêu thương bản thân cho những người lỡ “trót quên”, chưa biết yêu thương bản thân đúng cách.

Bởi chính Việt Nhi là một thí dụ. Không ai ngờ được Việt Nhi từng là một cô gái béo phì, không tự tin vào bản thân và dễ bị stress với mọi thứ trước khi trở thành huấn luyện viên yoga và huấn luyện viên sức khỏe thực dưỡng (health coach) – một công việc được cho là nghề 5 sao hiện nay. Chúng tôi trò chuyện với Việt Nhi, cũng từ sự thay đổi này.

huan-luyen-vien-viet-nhi

Liệu một cuộc nói chuyện có thể thay đổi cuộc đời bạn? Hình như Việt Nhi rất tâm đắc câu này?

Câu nói này là một trong những slogan của khóa Holistic Health Coach, trường Institute for Integrative Nutrition (Hoa Kỳ) nói về vai trò và hiệu quả của sự huấn luyện khi cần gỡ rối trong cuộc sống. Khoảnh khắc thay đổi lớn của Nhi là lần đầu tiên tập yoga và trải nghiệm cảm giác bình yên không thể tả được. Khoảnh khắc đó đóng vai trò hướng nghiệp khiến cho Nhi chọn nghề HLV yoga cho đến nay. Lần thứ hai là thông qua việc huấn luyện, Nhi phát hiện ra những lo lắng khi trưởng thành của mình xuất phát từ một câu chuyện lúc 5 – 6 tuổi là bị ép đem bỏ con chó nhỏ của mình giữa đêm, từ đó gây ra một vết thương lòng trong vô thức chi phối hành vi của mình khi lớn lên. Nhận ra được rồi thì những lo lắng vô cớ không còn xuất hiện nữa.

Việt Nhi đang quyết tâm thực hiện “sứ mệnh” trở thành người đi khơi dậy niềm yêu thương bản thân cho những người chưa biết yêu thương bản thân đúng cách. Vậy quá trình này hẳn là có nhiều chuyện?

Một câu chuyện gây ấn tượng là, một phụ nữ lên cân sau khi sinh xong, bị ám ảnh về chuyện phải lấy lại vóc dáng và đã ăn kiêng lẫn tập luyện khắc nghiệt. Cô ấy giảm cân được nhưng người luôn mệt mỏi, vì ăn quá ít nên bị thiếu dinh dưỡng, thường đau buồn và nhiều lúc muốn tự tử. Sau một thời gian động viên, thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập, cô ấy cảm nhận được khắc nghiệt với cơ thể quá là không ổn, bắt đầu biết trân trọng sức khỏe của mình hơn, bớt ám ảnh với cân nặng, kinh nguyệt đều đặn trở lại, không còn suy nghĩ muốn tự tử.

Trường hợp khác, giám đốc nhân sự một tập đoàn lớn, có gia đình hạnh phúc. Nhưng từ khi bị một bệnh, nhẹ thôi mà lo lắng quá dẫn đến ngộp thở, ngất xỉu nhiều lần và từ đó chị ấy bắt đầu chán ăn, luôn tưởng tượng sắp có tai nạn xảy ra, mình sắp chết, con mình sẽ không ai lo,… Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán bị rối loạn lo âu và cho uống thuốc rất nhiều. Nhiều lần chị ấy thừa nhận, chị yêu tất cả mọi người chỉ trừ chính mình. Sau khi đặt mục tiêu sức khỏe lên hàng đầu, thay đổi chế độ ăn uống, tập yoga thiền, tập hít thở sâu, đi bộ… Sau chưa đầy 3 tháng chị đã thay đổi ngoạn mục, tần suất phụ thuộc vào thuốc giảm nhanh chóng, tươi tắn, lạc quan, ngủ tốt, ăn ngon hơn.

Trường hợp thứ ba là của một bạn nam thuộc thế giới LGBT. Bạn đã từng nghiện ma túy, nhiễm HIV, sau khi cai nghiện xong thì bị mất phương hướng trong cuộc sống. Sau một thời gian tập yoga với tần suất dày, cường độ cao, bạn đã lột xác một cách ngoạn mục, tìm thấy đam mê trong cuộc sống, trở thành phiên bản mới tỏa sáng hơn.

huan-luyen-vien-viet-nhi
Trần Khoa Việt Nhi hướng dẫn học viên trong một buổi rèn luyện sức khỏe

Thực tế, vẫn rất nhiều người chưa có động lực để thay đổi lối sống hay một thói quen. Điều này có làm kẻ đi khơi gợi như Việt Nhi thấy mệt không?

 Các kỹ năng, yếu tố cần thiết để khơi gợi động lực thay đổi thói quen sống của người khác là: đầu tiên mình phải là người thực hành được điều mình nói. Sau đó là kỹ năng đặt câu hỏi sao cho thông qua việc trả lời câu hỏi của mình, họ nhận ra động lực và tìm ra giải pháp phù hợp với họ. Còn có kỹ năng giữ cho mình sự bình tĩnh không bị cuốn vào tham vọng vì “tôi muốn họ tốt nên tôi phải tìm cách thay đổi họ”.

Người Việt ngày càng quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, nhưng hình như quan tâm đủ và đúng, thì chưa hẳn?

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA năm 2019, Việt Nam là một trong 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới. Đây là thông tin đáng để suy ngẫm. Theo quan sát của cá nhân Nhi thì thấy nhiều người quan tâm đến sức khỏe nhưng chỉ muốn chọn phương pháp nhanh gọn lẹ như thuốc, thực phẩm chức năng, thực phẩm giảm cân,… chứ không chịu thay đổi lối sống vốn là nền tảng của sức khỏe tốt.

Các chế độ, trường phái dinh dưỡng để sống khỏe, sống… thon gọn hiện nay xuất hiện rất nhiều. Làm thế nào để nhận ra đó là chế độ phù hợp với bản thân mình?

Nên làm việc với bác sĩ gia đình hoặc health coach để có phương pháp phù hợp nhất với mình. Nguy hiểm nhất là tự đọc, tự tìm hiểu, tự làm theo, thấy vấn đề phát sinh thì lo âu, lại đi hỏi Google hay group các chị thông thái, các cô ba, 500 anh em Facebook… tìm cách khắc phục hậu quả. May mắn thì mọi chuyện êm xuôi, có kết quả tốt. Không may thì lãnh thêm nhiều bệnh khác, tốn tiền và thời gian chữa trị.

Bạn nên tiếp cận các nguồn thông tin đáng tin cậy, ví dụ như từ bác sĩ dinh dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng… Học nhiều khóa học về dinh dưỡng và lối sống, đọc sách.

Theo Việt Nhi, nên đọc và chọn xem các thông tin trên mạng, đặc biệt từ Google và mạng xã hội, như thế nào cho hữu ích, khi người ta ngày càng lệ thuộc và tin tưởng quá nhiều vào Google? Khi một người quan tâm đến chuyện ăn uống cho mình, họ nên làm gì? Họ có nên… tránh xa Google ra không?

Thông tin trên Google và Facebook chính xác có, sai lệch cũng có. Nhi đã từng có một khách hàng chỉ bị một khối u bình thường, khoa học có thể chữa dứt điểm mà do đọc Facebook/Google nhiều quá thành bệnh rối loạn lo âu, trầm cảm, sợ chết.

Tránh xa Google là điều không thể. Nên tận dụng Google để tìm ra các thông tin tốt. Quan trọng là hãy xem người viết ra các bài viết đó là ai? Sau đó tìm vào các trang cá nhân của họ để có cảm nhận rõ ràng hơn về độ tin cậy.

Kinh nghiệm cá nhân của Nhi: theo dõi Facebook của các bác sĩ mà họ trung hòa giữa Tây y và Đông y, không cực đoan. Nhi học nhiều khóa học khác nhau về sức khỏe, dinh dưỡng trong và ngoài nước, theo nhiều trường phái khác nhau. Trước khi mua sách, Nhi sẽ đọc thử một số trang để xem sách đó có tốt với mình hay không, thảo luận và hỏi các bạn bè trong giới rành về lĩnh vực mà Nhi muốn tìm hiểu.

Nhớ lại ngày xưa đi học, học sinh/sinh viên được thầy cô hướng dẫn thực hành, tìm kiếm thông tin trên Internet để học hỏi một điều gì đó. Vừa kết hợp định hướng của giáo viên, vừa kết hợp thông tin trên Internet, vừa có cả nhận định, thực hành của chính người học. Theo Nhi, đây là phương pháp khá tốt để chọn lọc thông tin trước khi cho vào não bộ.

Còn nếu chỉ phụ thuộc vào Internet, cái kiềng ba chân trên chỉ còn một chân thì dễ bị lạc lối.

huan-luyen-vien-viet-nhi
Trần Khoa Việt Nhi trong một buổi giao lưu, thuyết giảng về sức khỏe

Cảm nhận của Việt Nhi về những chia sẻ về các thể loại bí quyết làm đẹp và chăm sóc sức khỏe mà cư dân mạng ưa chia sẻ trên mạng xã hội?

Chúng ta cởi mở tiếp nhận thông tin mới, nhưng hãy cẩn thận trong quá trình từ thông tin chuyển sang áp dụng. Hãy kiểm tra, truy xuất thông tin kỹ càng hơn. Hãy chuẩn bị nền tảng kiến thức về sức khỏe kỹ càng hơn để có bộ lọc tốt.

Bạn hãy nắm vững nguyên tắc Bộ tứ bất khả thi này khi chọn lựa áp dụng phương pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp: Không bao giờ có phương pháp nào thỏa đồng thời 4 yếu tố: nhanh, hiệu quả, rẻ và an toàn (không tác dụng phụ). Phương pháp giảm cân trong hai tháng (nhanh) giảm được 10kg (hiệu quả) giá 5 triệu đồng (rẻ) thì chắc chắn nó sẽ có tác dụng phụ trên cơ thể của bạn.

Một số phương pháp dinh dưỡng, và thậm chí là một số chuyên gia dinh dưỡng, thường có những phương pháp khá là khác nhau, thậm chí quan điểm trái ngược nhau. Lúc ấy, công chúng – bạn đọc sẽ phải làm gì để tránh hoang mang? Đặc biệt là những thông tin từ truyền thông?

Cần phân biệt chất dinh dưỡng (nutrients) và chế độ dinh dưỡng (diets). Các bác sĩ, nhà nghiên cứu, chuyên gia… phối hợp các chất dinh dưỡng với tỷ lệ khác nhau tạo ra các chế độ dinh dưỡng khác nhau, dành cho một nhóm đối tượng cụ thể, cải thiện vấn đề sức khỏe cụ thể, trong giai đoạn cụ thể. Ví dụ chế độ ăn để cải thiện thiếu máu, huyết áp thấp (tăng đạm) sẽ hơi mâu thuẫn với chế độ ăn để thanh lọc cơ thể (giảm đạm). Có hơn 150 chế độ khác nhau trên thế giới, mỗi chế độ đều có điểm mạnh yếu riêng.

Giải pháp là đừng đọc chung chung khiến mình hoang mang mà phải hiểu cơ thể mình đang cần gì. Nếu không hiểu thì nên làm việc với chuyên gia để hiểu và chọn ra chế độ phù hợp.

Việc chăm sóc sức khỏe trong thời dịch Covid-19, được hiểu thế nào với một chuyên gia như Việt Nhi?

Thời dịch Covid-19, dễ có nhiều thông tin không tích cực phát tán. Nên gia tăng các hành động và suy nghĩ tích cực để phần nào khiến cho tinh thần lẫn cơ thể ổn định, không bị lo lắng thái quá. Chăm sóc sức khỏe nhiều khi không cần phải quá to tát mà chỉ cần mỗi ngày định kỳ làm từ 3 – 5 hành động thôi để tạo thói quen rồi tăng dần lên. Ví dụ: mỗi ngày ăn 50 ngàn đồng trái cây và rau xanh; uống một ly nước cam; cách ngày uống một ly sữa các loại đậu hạt; mỗi ngày đi bộ hoặc tập yoga 45 phút; mỗi ngày ngủ trước 23h30…

Xin cảm ơn những chia sẻ của Việt Nhi.

Trần Khoa Việt Nhi, 34 tuổi, hiện đang là huấn luyện viên về dinh dưỡng, tinh thần và là huấn luyện viên yoga. Sáng lập viên của Origin Yoga & Health Coach. Cô là huấn luyện viên “health coach” đầu tiên của TP.HCM và là một trong những người đầu tiên ở Việt Nam hoàn tất chứng chỉ Holistic Health Coach của trường Institute for Integrative Nutrition (IIN) Hoa Kỳ. Cô là diễn giả về sức khỏe, đã hướng dẫn cho hàng nghìn học viên đến từ các tập đoàn và doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.

Sơn Trà (thực hiện)

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Huấn luyện viên Việt Nhi: Hãy dùng Google và Facebook một cách tỉnh táo nhất cho sức khỏe! appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lớp học của nữ diễn viên trong bệnh viện tâm thần https://24hsongxanh.vn/lop-hoc-cua-nu-dien-vien-trong-benh-vien-tam/ Fri, 06 Dec 2019 02:41:19 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=23334 Những động tác cơ bản.

Học viên của lớp học đặc biệt này là những bệnh nhân nội trú của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2. 8h sáng, trong căn phòng rộng, cô giáo Nguyễn Thị Ái Toàn (43 tuổi) ngồi xếp bằng trên tấm thảm nhỏ. Cô ngồi gần như bất động. Gương mặt của cô hiền lành […]

The post Lớp học của nữ diễn viên trong bệnh viện tâm thần appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những động tác cơ bản.

Học viên của lớp học đặc biệt này là những bệnh nhân nội trú của Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2.

8h sáng, trong căn phòng rộng, cô giáo Nguyễn Thị Ái Toàn (43 tuổi) ngồi xếp bằng trên tấm thảm nhỏ. Cô ngồi gần như bất động. Gương mặt của cô hiền lành phúc hậu. Một phụ nữ bước vào, lặng lẽ tìm tấm thảm trải xuống đất ngồi đối diện với cô. Rồi tiếp theo vài người nữa cho đến khi căn phòng trở nên chật chội. Cô giáo nở nụ cười. Buổi tập bắt đầu.

Những động tác cơ bản.
Những động tác cơ bản.

Buổi tập Yoga cho bệnh nhân tâm thần

Hình ảnh trên chúng tôi ghi nhận được tại phòng tập của khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 trên đường Nguyễn Ái Quốc (P. Tân Phong, TP Biên Hòa, Đồng Nai).

Trước mặt chị Toàn bây giờ đã đông đủ học viên. Già có, trẻ có. Nam có nữ có. Mặc trang phục bệnh viện, các bệnh nhân ngồi theo hàng ngay ngắn và trật tự. Trên gương mặt họ, người vui có người buồn cũng lắm. Trong nỗi vui buồn đó, họ đều có chung một nét ngây ngô đến ngờ nghệch…

Hít vào thật sâu” – cô Toàn hô to. Các học viên cố hít cho sâu rồi dừng lại và thở ra từ từ khi tiếng hô của cô vang lên.

Tiếp theo đó, cả lớp ngồi xếp bằng trên tấm thảm. Hai tay ngửa ra đặt lên đầu gối. Đầu hơi cúi xuống, cả lớp bắt đầu ngồi thiền. Không gian dường như lắng đọng. Đôi mắt họ sụp xuống. Những ngổn ngang trong cuộc sống, những phiền muộn trong bệnh tật có lẽ đã tan biến để lại trong tâm chút an nhiên của cuộc đời.

Sau một động tác hơi nặng, cô giáo Toàn chỉ vào vòng bụng của mình rồi hỏi, “Các anh chị có thấy nóng không?”. Cả lớp hô vang: “Dạ có”. “Tốt” – cô Toàn nói – có nóng như vậy vùng mỡ ở đây mới nhanh tan.

Cứ thế, hết động tác này đến động tác khác. Cô giáo Toàn hướng dẫn, tập luyện cho các học viên rất chân tình và đằm thắm. Học viên trong những giây phút như thế này đều trở nên hiền lành và … ngoan ngoãn. Dường như Yoga đang có hiệu quả đối với những bệnh nhân tâm thần.

Chị Phan Thị Én, 42 tuổi ngụ ở Phan Thiết vào điều trị tại khoa đã hơn một năm. Chị kể lại, lúc đầu mới tập, chị thấy rất khó khăn nhưng đã 6 tháng trôi qua, giờ đây khi tập lại những động tác cũ chị thấy nhẹ nhàng hơn. Chị bày tỏ mong muốn được theo lớp tập luyện mỗi ngày để cơ thể được khỏe mạnh và tinh thần tỉnh táo hơn.

Cũng như chị Én, chị Lê Thị Thảo, 33 tuổi quê ở Tây Ninh, một bệnh nhân đã điều trị nhiều năm cho biết chị đã trải qua gần một năm theo lớp Yoga này. Đến nay chị cảm thấy khỏe hơn trước rất nhiều.

Sẽ phát triển Yoga để điều trị cho bệnh nhân

Lớp Yoga tại khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2 được thành lập vào tháng 12 năm 2017. Ban đầu, có thể do tò mò nên số học viên là bệnh nhân nội trú tham dự rất đông.

Chị Ái Toàn, huấn luyện viên Yoga
Chị Ái Toàn, huấn luyện viên Yoga

Qua các buổi tập, nhiều bệnh nhân không tiếp thu được bởi Yoga đòi hỏi sự kiên trì. Một số đông không chịu nổi những động tác làm đau nhức cơ thể lúc ban đầu đã bỏ cuộc. Con số giảm dần chỉ còn lại 80 học viên.

Tết 2018, lượng học viên được đoàn tụ với gia đình nhiều, thêm một số khác không muốn học đã khiến cho số học viên giảm thêm một nửa. Đến nay, số học viên chính thức còn lại khoảng 20 người nhưng cũng không đều đặn lắm.

Hồi tưởng lại những ngày đầu bước chân vào bệnh viện, Ái Toàn cho biết, cô xuất thân là diễn viên múa của đoàn ca múa nhạc Đồng Nai. Do những khó khăn trong cuộc sống, năm 2004, gặp lúc giám đốc bệnh viện là bác sĩ – nhạc sĩ Nguyễn Thọ muốn dùng liệu pháp âm nhạc để trị liệu cho bệnh nhân bên cạnh trị liệu bằng thuốc nên đã tuyển dụng nhân sự mảng nghệ thuật để thành lập khoa Phục hồi chức năng.

Được chấp nhận, Ái Toàn chuyển công tác về làm việc hẳn ở bệnh viện. Hàng ngày Toàn dựng múa cho nhân viên bệnh viện, dạy múa cho bệnh nhân. Cứ thế kéo dài đến năm 2017 trong một lần tình cờ, Toàn ghi tên theo học lớp huấn luyện viên Yoga.

Qua lớp học này, Toàn cảm nhận được tinh túy của môn học và ấp ủ sẽ truyền đạt lại cho các bệnh nhân của mình. Toàn nói: “Trước đây mình theo nghiệp múa nhưng múa chỉ cần độ dẻo trong khi Yoga ngoài dẻo ra còn cần rất nhiều nội lực. Vì thế, theo Yoga sẽ giúp mình cải thiện được nhiều về sức khỏe“.

Một bệnh nhân, là học viên theo học với Toàn từ ngày đầu, anh Trương Phan Duyên, 49 tuổi bày tỏ, sau một thời gian tập Yoga, sức khỏe anh rất khả quan. Anh nhớ lại những ngày đầu, rất mỏi mệt. Dần dần sức khỏe của anh tăng lên. Sau mỗi lần tập, mồ hôi tuôn ra tạo cho anh cảm giác thoải mái và thích thú.

Bà Huỳnh Thị Ngọc Xuân, Điều dưỡng trưởng và là người trực tiếp quản lý lớp Yoga khoa Phục hồi chức năng xác nhận những thành quả mà các bệnh nhân có được sau một thời gian luyện tập. Bà nói: “Nhiều bệnh nhân khi chưa tập rất chậm chạp nhưng sau một thời gian đến với Yoga đã tỏ ra yêu đời hơn, thần sắc thay đổi từng ngày“.

Trong năm tới chương trình tập Yoga cho bệnh nhân sẽ được mở rộng. Có thể Khoa sẽ trình lên Ban Giám đốc đề tài nghiên cứu khoa học về chương trình này“, bà Xuân cho biết thêm.

Trần Chánh Nghĩa

Theo vietnamnet.vn

 

Link nguồn: https://vietnamnet.vn/vn/doi-song/gia-dinh/lop-hoc-dac-biet-cua-nu-dien-vien-mua-trong-benh-vien-tam-than-594651.html

The post Lớp học của nữ diễn viên trong bệnh viện tâm thần appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chào Mặt Trời: bài tập cho bạn nguồn năng lượng cả ngày https://24hsongxanh.vn/chao-mat-troi-bai-tap-cho-ban-nguon-nang-luong-ca-ngay/ Wed, 07 Aug 2019 03:34:36 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=10053

Chào Mặt Trời (Sun Salutation) là bài tập yoga rất phổ biến, gồm một chuỗi 12 động tác yoga kết hợp nhịp nhàng với hơi thở tưởng chừng đơn giản, nhưng mang lại kết quả tuyệt vời khi kiên trì thực hiện mỗi ngày: giúp tăng độ dẻo dai của cột sống, kích thích hệ […]

The post Chào Mặt Trời: bài tập cho bạn nguồn năng lượng cả ngày appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Chào Mặt Trời (Sun Salutation) là bài tập yoga rất phổ biến, gồm một chuỗi 12 động tác yoga kết hợp nhịp nhàng với hơi thở tưởng chừng đơn giản, nhưng mang lại kết quả tuyệt vời khi kiên trì thực hiện mỗi ngày: giúp tăng độ dẻo dai của cột sống, kích thích hệ tuần hoàn và chức năng của các tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể.

Tấm hình mô tả 12 tư thế của bài tập Chào Mặt Trời tác động trực tiếp đến 6 luân xa của cơ thể, giúp chúng ta có thêm năng lượng để làm việc – Ảnh: Internet

Bài tập Chào Mặt Trời chỉ nên tập vào buổi sáng hoặc buổi trưa ở nơi thoáng mát và có thảm dưới chân, sau 5 giờ chiều không nên tập nữa. Với người lớn tuổi, bài tập này thích hợp nhất trong khoảng thời gian giữa bữa trưa và bữa chiều, khi cơ thể đã mềm dẻo linh hoạt hơn. Trong toàn bộ bài tập, bạn phải hít thở bằng mũi: hít vào bụng phình ngực phình và thở ra dài hơn: bụng xẹp ngực xẹp. Trước khi vào chuỗi 12 tư thế Chào Mặt Trời, bạn nên ngồi thẳng người trên thảm và có bài tập khởi động mắt, cổ, tay và chân.

Bài tập này chống chỉ định với phụ nữ mang thai và những người có cổ tay và cổ chân yếu, vì có những tư thế chống đẩy và trụ toàn thân đòi hỏi cổ tay và cổ chân khoẻ, không bị thương tật hay dị tật.

Sau đây là chi tiết bài tập Chào Mặt Trời với 12 động tác cơ bản theo trường phái Sivananda cổ điển của Ấn Độ:

1.Tư thế trái núi

Bước lên thảm, cách xa đầu thảm một bàn chân. Bạn đứng thẳng người, 2 chân khép lại, 2 tay xuôi theo người, hít vào một hơi thật sâu,  sau đó thở ra, 2 tay chắp trước ngực.

2.Tư thế vươn người ra sau

Hít vào, vươn 2 tay lên cao qua đầu, ngả người ra đằng sau, hông đẩy ra phía trước.

Lưu ý:

*Nếu có vấn đề về cổ vai gáy,  không nên ngả đầu ra phía sau mà vẫn giữ cổ thẳng, nhìn ra phía trước.

*Nếu có vấn đề về lưng không nên ngả người ra đằng sau mà chỉ cần vươn người lên cao.

3.Tư thế gập sâu

Thở ra, hai tay vươn dài phía trước và từ từ gập người xuống gần sát chân nhất có thể, hai tay đặt trên thảm cạnh chân. Giữ đầu gối thẳng và cảm nhận sự căng giãn từ sau đùi tới gót chân.

Lưu ý:

*Có thể chùng đầu gối một chút.

*Có thể cúi lưng chừng, đầu không sát xuống chân.

4.Tư thế lùi một chân ra sau

Hít vào, đưa chân phải ra phía sau xa nhất có thể, hạ đầu gối phải  xuống thảm; chân trái khuỵu xuống tư thế quỳ, hai tay vẫn đặt trên thảm, đầu giữ thẳng hướng mắt nhìn về phía trước.

5.Tư thế plank hay “cây thước thẳng”

Nín thở, chống hai tay thẳng, đưa chân trái ra phía sau cạnh chân phải, tạo thành mặt phẳng nghiêng trên thảm.

Lưu ý:

*Vai ở ngay trên cườm tay.

*Người thẳng từ gót chân tới đầu.

*Hai bàn tay xoè rộng, bảo đảm lòng bàn tay và các ngón tay bám chắc trên thảm

*Không buông lỏng người ở tư thế này.

6.Tư thế cá sấu

Thở ra, hạ đầu gối, ngực và trán xuống sàn, chạm vào thảm.

Lưu ý:

*Hông (mông) nhô lên.

*Ngực hạ xuống giữa 2 tay.

* 2 khuỷu tay khép lại sát thân.

7.Tư thế rắn hổ mang

Hít vào, trườn phần thân trên và đầu lên cao, ngửa cổ nhìn lên. Hai bàn tay đặt nhẹ trên thảm.

Lưu ý:

*Từ hông trở xuống chạm thảm, 2 bàn chân khép sát nhau.

*Vai nhấn xuống, đẩy cổ và ngực vươn lên.

8.Tư thế chó úp mặt hay chữ V ngược

Thở ra, chống hai tay và hai chân trên thảm, đẩy hông lên trên ra phía sau, đầu buông thõng, nếu chóng mặt nhắm mắt lại.

Lưu ý:

*2 đầu gối thẳng, đầu chúi xuống sau hai cánh tay, nhìn vào chân.

*2 gót chân chạm thảm hoặc nhấn các ngón chân chạm thảm.

*Lưng và tay tạo thành đường thẳng.

9.Tư thế bước về trước

Hít vào. Đưa chân phải lên, đặt bàn chân giữa 2 tay, hạ đầu gối trái xuống thảm, ngửa cổ nhìn lên. Cảm nhận sự căng giãn ở phía trước khớp háng.

10.Tư thế gập sâu:

Thở ra, đưa chân trái lên cạnh chân phải, người gập xuống sát chân, hai tay vẫn đặt trên thảm.

11.Tư thế vươn người ra sau

Hít vào, vươn hai tay ra sau,  đầu ngả ra phía sau, hông đẩy ra phía trước (tương tự bước 2)

12.Tư thế trái núi

Thở ra, đứng thẳng người, 2 tay chắp lại trước ngực.

Sau đó, buông hai tay xuôi theo người và lặp lại 12 tư thế trên với chân trái, kết thúc một vòng.

Kết thúc bài Chào Mặt Trời, bạn đứng lên phía đầu thảm, hai chân dang rộng bằng thảm, hai tay xuôi theo người, nhẹ nhàng xoay người qua phải, qua trái, hít thở chậm. Sau cùng, bạn nhón gót hai chân đưa người lên cao, hai cánh tay đưa thẳng ra phía trước từ từ khuỵu gối ngồi xuống trên thảm và  nằm xuống nghỉ trong tư thế Savasana (hai chân dang rộng bằng thảm, hai tay xoè ra hai bên góc 45 độ, lòng bàn tay ngửa lên trên, cằm hướng về phía ngực, nhắm mắt) trong vòng 5 phút, thả lỏng cơ thế và tâm trí.

Savasana hay còn gọi là tư thế thư giãn xác chết – Ảnh: Sivananda Việt Nam

Mỗi ngày, bạn hãy cố gắng lặp lại chuỗi động tác này nhiều nhất có thể. Nên tập liên hoàn từ 3-10 vòng cho đến khi cơ thể nóng lên, đổ mồ hôi.

Tham khảo bài tập Chào Mặt Trời của các học viên Sivananda thuộc Yoga Farm ở tiểu bang California Hoa Kỳ:

Thanh Thuỷ

The post Chào Mặt Trời: bài tập cho bạn nguồn năng lượng cả ngày appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hạnh phúc khi được sống cuộc đời của mình https://24hsongxanh.vn/hanh-phuc-khi-duoc-song-cuoc-doi-cua-minh/ Tue, 18 Jun 2019 01:58:53 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=5843

Điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mỗi người là gì? Đó là được chọn lựa cuộc sống theo ý muốn (và khả năng) của mình, không bị áp đặt hay bị ép phải sống theo ý người khác, cũng như không vì hoàn cảnh mà buộc phải hy sinh cuộc đời của mình. […]

The post Hạnh phúc khi được sống cuộc đời của mình appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Điều hạnh phúc nhất trong cuộc đời của mỗi người là gì? Đó là được chọn lựa cuộc sống theo ý muốn (và khả năng) của mình, không bị áp đặt hay bị ép phải sống theo ý người khác, cũng như không vì hoàn cảnh mà buộc phải hy sinh cuộc đời của mình.

Saraswati và Dharmini trong nhà ăn của trung tâm Sivananda Yoga ở Đà Lạt: những cô gái thân thiện dễ mến và tràn đầy năng lượng bình an

Ở trung tâm Sivananda Yoga Việt Nam, những người thầy hoặc trợ giảng, hoặc phục vụ….đều không nhận lương. Họ đến từ nhiều quốc gia khác nhau, thuộc nhiều lứa tuổi, từ người trẻ trên dưới 30 – người lớn tuổi trên 70, phục vụ theo tinh thần “Karma-yoga” (phục vụ không vị lợi), một trong 04 con đường của Sivananda Yoga. Họ thường ăn ngủ luôn tại trung tâm và ngoài việc giảng dạy yoga, họ thường kiêm luôn việc tiếp tân, bán hàng, nấu ăn… thậm chí cả dọn dẹp. Dù trẻ hay già, dù nam hay nữ họ thường mặc đồng phục: áo Tshirt màu vàng, quần vải màu trắng rộng rãi, không bó sát phô bày thân thể như ở các trung tâm yoga khác. Một điểm khác biệt nữa, các nữ giáo viên ở đây không có ai trang điểm. Họ tự tin với vẻ đẹp tự nhiên của mình và hầu hết họ đều có nước da hồng hào khoẻ mạnh.

Thấm nhuần tinh thần phục vụ, đội ngũ giáo viên ở đây thật tận tâm. Dù lớp học chỉ có một người hay 10 người họ cũng bỏ sức giảng dạy như nhau. Và không chỉ giảng dạy yoga, Sivananda Yoga Việt Nam còn có các lớp thiền, các giờ niệm ca và triết lý, các workshop dạy các món ăn chay, dạy làm xà bông từ nguyên liệu tự nhiên… nói chung dạy người ta cách sống khoẻ mạnh cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Văn phòng trung tâm Sivananda Yoga Việt Nam ở K’Lan Resort bên hồ Tuyền Lâm có không gian đẹp và bình an

“Linh hồn” của Sivananda Yoga Việt Nam là Swami Sita, một phụ nữ trên 70 tuổi (người Mỹ gốc Việt) có thần thái cuốn hút người khác. Bà từng sống ở Đà Lạt và là đệ tử ruột của thầy Visnudevananda khi ông giảng dạy tại các trung tâm yoga ở Canada và Mỹ. Dường như bà không lập gia đình giống như thầy của mình và hoàn toàn cống hiến đời mình cho việc giảng dạy yoga. Nếu may mắn tham dự một giờ niệm ca và triết lý dưới sự chủ trì của bà, bạn sẽ thấy bà thật giản dị, khi kể những câu chuyện đời thường với giọng điềm tĩnh pha chút hài hước. Gặp bà một lần, tôi còn nhớ một câu bà nói đại ý: “Khi đời đang lên, đừng vì quá vui mà tự mãn; khi đời xuống dốc, đừng quá sầu thảm, bi luỵ. Up và down là hai mặt thường tình của cuộc sống, không có gì phải làm quá lên”.

Điều đáng kể là bà đã huấn luyện thành công một đội ngũ “kế thừa” sự nghiệp của bà ở Việt Nam, đó là những tình nguyện viên người Việt Nam còn rất trẻ. Ấn tượng nhất với tôi là hai cô gái tình nguyện viên phục vụ ở trung tâm Sivananda Đà Lạt, một cô làm nhiệm vụ tiếp tân kiêm giảng dạy yoga tên Dharmini 26 tuổi và một cô là giám đốc Sivananada Đà Lạt tên Saraswati 29 tuổi. Cần phải nói thêm đó không phải tên thật mà là tên gọi ở trung tâm, do cô Sita đặt cho họ, mang ý nghĩa về tâm linh.

Bữa ăn chay kiểu Ấn Độ do Dharmini nấu
Một món bánh chocolate không sữa không bơ động vật do Saraswati làm có vị rất ngon và thanh khiết

Dharmini và Saraswati rất thân thiện, nói tiếng Anh giỏi, đặc biệt là Saraswati có thể thay cô Sita ngồi giảng bằng tiếng Anh trong giờ niệm ca và triết lý, với thần thái nhẹ nhõm và bình an giống hệt cô Sita. Đến với Sivananda Yoga Việt Nam từ khoá huấn luyện đầu tiên hơn 6 năm trước, Saraswati đã từ bỏ công việc marketing đang hái ra tiền của mình để toàn tâm toàn ý phục vụ tại trung tâm Sivananda. Điều lạ là Saraswati có một chị ruột song sinh cũng theo con đường giống cô, đó là Ganga hiện là giám đốc Sivananda TP. HCM. Hai chị em sinh ra trong một gia đình trí thức – bố mẹ cô rất thích yoga và ủng hộ con đường của các con.

Saraswati chọn lựa cuộc sống này vì cô thấy vui, không phải lo lắng bận tâm về tiền hay vẻ bề ngoài

Ngoài Saraswati và Ganga, người mẹ và một chị ruột khác của hai cô thỉnh thoảng cũng đến trung tâm Sivananda tham gia nấu ăn, cắm hoa….và làm đủ thứ việc linh tinh khác. Mặc dù là giám đốc trung tâm, Saraswati không nề hà việc gì, cô không chỉ giảng dạy mà còn vừa đánh đàn harmonia vừa hát trong giờ niệm ca, ngay cả vào bếp nấu ăn làm bánh cho mọi người. Cô bảo từ ngày vào làm tình nguyện ở đây cô giỏi đủ thứ, chỗ nào cần là lăn vào làm. Hỏi “Không được nhận lương, con có thấy mình túng thiếu không, khó chịu không?”. Saraswati trả lời: “Con không thấy thiếu thốn, do cần gì trung tâm cũng lo cho rồi. Không cần đến tiền, con không lo lắng nên thấy vui”.

Dharmini giữ nhiệm vụ chính là tiếp tân ở trung tâm Sivananda Yoga Việt Nam tại Đà Lạt

Hoàn cảnh của Dharmini không thuận lợi bằng Saraswati là cô phải giấu gia đình vì ba mẹ không ủng hộ. Tốt nghiệp ngành tài chính, Dharmini cũng đã đi làm kiếm ra tiền nhưng chẳng thấy vui. Tốt nghiệp khoá huấn luyện viên yoga ở Đà Lạt năm 2015, Dharmini quyết định ở lại phục vụ tại trung tâm và mỗi ngày cô đều hớn hở làm công việc của mình, khi tiếp tân, sắp xếp phòng cho khách, khi lại nấu ăn, dạy yoga… Dharmini thừa nhận: “Con may mắn là không phải làm việc kiếm tiền phụ gia đình. Ba mẹ con và em con không cần con mang tiền về nên con được sống theo ý mình”.

Phải rồi, không phải kiếm tiền phụ gia đình cũng là một may mắn, vì thế Dharmini mới được tự do theo đuổi con đường của mình…

Theo học khoá huấn luyện viên yoga hay nghỉ dưỡng ở trung tâm Sivananda Đà Lạt, mọi người sẽ cùng thưởng thức những bữa ăn chay do các tình nguyện viên phục vụ

 

Nhìn hai cô bé vui vẻ làm công việc của mình trong bộ đồng phục rộng, khuôn mặt mộc không phấn chẳng son nhưng nụ cười luôn ngời sáng, tôi hiểu lời Saraswati nói: “Tụi con không còn thời gian để ý đến bề ngoài nữa, ở đây ai cũng thế cô ạ, mọi người coi nhau như người thân”.

Bình an, đó là điều tôi nhìn thấy đầu tiên khi gặp các cô giáo thầy giáo trong trung tâm Sivananda. Họ đã được chọn lựa cách mình sống và hạnh phúc vì được truyền dẫn năng lượng yoga đến cho mọi người.

Thành lập năm 2010, trung tâm Sivananda Yoga (Yoga cổ điển, với hai vị thầy sáng lập người Ấn Độ là Sivananda và Visnudevananda) ở Việt Nam là một thành viên của Sivananda toàn cầu bao gồm 31 trung tâm. Sivananda Yoga Việt Nam có 2 địa điểm: trung tâm ở Đà Lạt, trung tâm ở Sài Gòn (quận 1).

Thông tin chi tiết: https://sivanandayogavietnam.org/vi/

Bài & ảnh Thanh Thuỷ

 

The post Hạnh phúc khi được sống cuộc đời của mình appeared first on 24h Sống xanh.

]]>