Xuất bản – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Thu, 12 Nov 2020 10:05:51 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Xuất bản – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Tiểu thuyết ‘Từ Dụ Thái hậu’ đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn https://24hsongxanh.vn/tieu-thuyet-tu-du-thai-hau-doat-giai-thuong-cua-hoi-nha-van/ Thu, 12 Nov 2020 10:05:51 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50916 tieu-thuyet-tu-du-thai-hau

Từ Dụ Thái hậu (Trần Thùy Mai) đoạt giải cuộc thi tiểu thuyết lần thứ năm của Hội Nhà văn Việt Nam. Bộ sách gồm hai quyển, lấy bối cảnh hậu cung để làm nền cho câu chuyện về cuộc đời bà Phạm Thị Hằng, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức, sau trở […]

The post Tiểu thuyết ‘Từ Dụ Thái hậu’ đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tieu-thuyet-tu-du-thai-hau

Từ Dụ Thái hậu (Trần Thùy Mai) đoạt giải cuộc thi tiểu thuyết lần thứ năm của Hội Nhà văn Việt Nam.

Bộ sách gồm hai quyển, lấy bối cảnh hậu cung để làm nền cho câu chuyện về cuộc đời bà Phạm Thị Hằng, vợ vua Thiệu Trị, mẹ vua Tự Đức, sau trở thành hoàng thái hậu Từ Dụ. Thời gian tác phẩm trải dài 30 năm, qua ba triều vua Nguyễn: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, từ lúc Phạm Thị Hằng 13 tuổi theo cha ở phương Nam về kinh đô, chịu bao thăng trầm dâu bể rồi trở thành người đứng đầu hậu cung.

Ngoài trục trung tâm xoay quanh bà Từ Dụ, tiểu thuyết mở rộng biên độ với các nhân vật tương ứng mối quan hệ quân thần, huynh đệ. Những yêu ghét, hận thù, toan tính, thủ đoạn cùng tồn tại trong hậu cung, được hóa giải bằng tình yêu, lòng từ bi, nổi bật là hình tượng Từ Dụ Thái hậu – người phụ nữ ở trung tâm quyền lực triều Nguyễn. Tác phẩm từng đoạt giải Sách Hay hồi tháng 9.

tieu-thuyet-tu-du-thai-hau
Kết quả giải thưởng được Hội Nhà văn công bố hôm 11/11. Bộ tiểu thuyết “Từ Dụ Thái hậu” do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Ảnh: NXB Phụ nữ

Giải nhì cuộc thi được trao cho năm tác phẩm: Mệnh đế vương (Trương Thị Thanh Hiền), Trong vô tận (Vĩnh Quyền), Quay đầu lại là bờ (Hữu Phương), Thị Lộ chính danh (Võ Khắc Nghiêm), Gió xanh (Chu Lai).

Bảy tác phẩm được trao giải ba gồm: Và khép rồi lại mở ( Vũ Từ Trang), Vùng xoáy (Vũ Quốc Khánh), Vỡ vụn, cuộc vuông tròn (Nguyễn Bắc Sơn), Gió bụi đầy trời (Thiên Sơn), Sông Luộc ở phương Nam (Khôi Vũ), Gió Thượng Phùng (Võ Bá Cường), Chim bằng và nghé hoa (Bùi Việt Sỹ).

Giải tư thuộc về các tác phẩm: Ngô Vương (Phùng Văn Khai), Đông trùng hạ thảo (Mai Tiến Nghị), Hùng binh (Đặng Ngọc Hưng), Đường về Thăng Long (Nguyễn Thế Quang), Lạc lối (Thùy Dương), Hạc hồng (Lê Hoài Nam), Bụi đời thục nữ (Nguyễn Trí).

Trong dịp này, Hội cũng công bố Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam 2020 cho tập thơ Bên trời của Trần Kim Hoa, hồi ký Gánh gánh gồng gồng của Nguyễn Thị Xuân Phượng, tập lý luân phê bình Văn hóa, văn học dưới góc nhìn liên không gian của Nguyễn Văn Dân, truyện Lời nguyện cầu từ Chernobyl do Lý Lan, Phạm Ngọc Thạch dịch của Svetlana Alexievich.

Hà Thu

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/tieu-thuyet-tu-du-thai-hau-doat-giai-thuong-cua-hoi-nha-van-4190572.html

The post Tiểu thuyết ‘Từ Dụ Thái hậu’ đoạt giải thưởng của Hội Nhà văn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những cái chướng của Mỹ Tâm https://24hsongxanh.vn/nhung-cai-chuong-cua-tam/ Mon, 15 Jul 2019 02:23:07 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7831 Nóng tính, khó tính, khó gần, nói chuyện không có duyên, bảo thủ, không bao giờ chia sẻ chuyện riêng tư… Có vẻ như ngôi sao Mỹ Tâm của chúng ta có quá nhiều khuyết điểm. Nhưng mười mấy năm qua, cô ca sĩ tuổi Tân Dậu có cái tên thân mật là Bé vẫn […]

The post Những cái chướng của Mỹ Tâm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Nóng tính, khó tính, khó gần, nói chuyện không có duyên, bảo thủ, không bao giờ chia sẻ chuyện riêng tư… Có vẻ như ngôi sao Mỹ Tâm của chúng ta có quá nhiều khuyết điểm. Nhưng mười mấy năm qua, cô ca sĩ tuổi Tân Dậu có cái tên thân mật là Bé vẫn luôn được yêu mến, thậm chí luôn được cộng đồng fan của mình nhất nhất nghe theo và vẫn giữ được vị trí số một trong thế hệ ca sĩ của mình…

“Say” trước khi hát cho hưng phấn

Có ai mà vô phòng thu hát khi đang ngà ngà say không. Có Tâm đó.

Từ hồi thực hiện album vol9, Mỹ Tâm nổi tiếng với “vũ điệu say rượu”. Chưa có ngôi sao Việt nào tự nhiên thổ lộ việc vào phòng thu thực hiện album của mình có thêm chút men cho hưng phấn hát như cô. Trong các chương trình biểu diễn quảng bá album Tâm9 tại Đà Nẵng, Hà Nội, Tâm cũng có uống vài ly trước khi lên sân khấu.

Còn nhớ trong buổi ra mắt album vol9 tại quê nhà Đà Nẵng hồi cuối năm 2017, Mỹ Tâm mất hai đêm trằn trọc về chuyện có tổ chức chương trình bên bãi biển hay không khi thời tiết Đà Nẵng bị ảnh hưởng bão mưa gió dầm dề, làm hư hại nhiều thiết bị sân khấu vào giờ chót. Đến mức chỉ một giờ trước khi diễn ra, Tâm quyết định không hủy. Tâm nói dù chỉ có 50 khán giả đến cô cũng phải hát. Hôm ấy, ít ai biết cô uống đến 4 ly rượu vang để mình thêm “phiêu” hơn khi lên sân khấu. Hiếm khi nào tôi thấy Mỹ Tâm biểu diễn trong trạng thái rất nhiều xúc cảm như thế, men rượu ấm giữa trời lạnh như khiến cô say thêm men với khán giả trung thành của mình.

Việc cô có chút men khi hát giờ đã được mặc nhiên thừa nhận, fan thì liên tục đòi cô trình diễn vũ điệu say rượu mỗi khi Tâm lên sân khấu và có một dạo “vũ điệu say rượu” này còn là nguồn cảm hứng để nhiều nghệ sĩ “cover” lại một cách hào hứng. Chuyện uống rượu khá nhạy cảm với nghệ sĩ. Tâm uống rượu rất cừ, và tôi hẳn nhiên, không phải là bạn rượu của cô. Nhưng các bạn bè thân thiết trong giới của Mỹ Tâm thì biết rất rõ tửu lượng của cô. Là một ngôi sao, Tâm thừa hiểu mình cần giữ hình ảnh như thế nào. Uống mà không bị ai càm ràm là “dân nghiện”, không bị phản cảm hình ảnh, thậm chí còn là đề tài yêu thích của fan và nghệ sĩ mỗi khi…trêu ghẹo cô, âu cũng là cái hay của Tâm.

Giữ đời tư kín như bưng

Trong nhiều cuộc trò chuyện trà dư tửu hậu, giới ca nhạc, nhất là những người hay gặp Mỹ Tâm nhất đều thống nhất cao với nhau một điều rằng: Họ chơi với Tâm nhưng không hề biết gì về chuyện tình yêu của cô, rằng cô yêu ai, chuyện tình yêu ấy thế nào cô đều giữ cho riêng mình. “Công nhận là Mỹ Tâm rất hay, cô ấy rất biết cách giữ đúng mực những chuyện riêng của mình. Bạn có thể vui chơi, thậm chí cùng ngồi nhậu tới bến với cô ấy hàng chục lần nhưng hầu như không ai biết được chuyện riêng tư của Tâm”. Đây cũng là điều mà Tâm đã “tập” được cho những ai quen biết cô. Nghĩa là có thể vui với cô, chuyện phiếm đùa giỡn bao nhiêu chuyện trên đời nhưng sẽ không bao giờ nhắc, hỏi đến chuyện tình cảm của Mỹ Tâm. Đây cũng là câu hỏi báo chí hay hỏi Mỹ Tâm nhất và không bao giờ nhận được một câu trả lời cụ thể nào từ Tâm.

“Em không phải tuýp người lên báo mỗi ngày để kể về chuyện tình cảm. Tâm từng nói với tôi từ rất lâu rồi. Tôi cũng từng hỏi Mỹ Tâm,côsẽ kết tình yêu bằng một cuộc hôn nhân, khi biết Tâm có một tình yêu bền lâu như thế. Tâm nói ngay, ai yêu mà không muốn kết thúc bằng hôn nhân phải không anh. Đối với Tâm, cái gì đến sẽ đến, không nên vội hay “đốt cháy giai đoạn”. Và bây giờ, có lẽ Tâm cũng đang dần đi đến đến cái kết đẹp của một tình yêu. Tâm yêu ai, người thân của cô biết hết. Nhưng dù không yêu cầu, tất cả đều giữ kín bí mật này cho cô như đó là một lẽ tự nhiên. Thôi kệ, khi nào Tâm thông báo hẵng hay. Chứ hiện tại thì, như lời một cô bạn rất thân đang làm việc chung với Tâm viết trên trang cá nhân mừng sinh nhật Mỹ Tâm tuổi 37 rằng cầu trời cho cô ấy chịu lấy chồng đi! Bây giờ thì Tâm sắp 38 rồi đó, chẳng biết đã chịu yên bề gia thất chưa!

Ngôi sao của công chúng nhưng không thích ra khỏi nhà

Tâm luôn thú nhận là hầu như thấy mình chẳng thay đổi gì cả. Tâm là người nóng tính, và khó tính nhưng biết nhận lỗi và ghét nhất là sự đổ lỗi. Tâm vẫn luôn xoay quanh các công việc từ thiện, làm show, thu âm, tập vũ đạo, điều hành công ty, chuẩn bị các dự án mới… Chừng ấy việc đã chiếm hết thời gian của Tâm rồi. “Em lúc nào cũng có việc để làm. Em không bao giờ ngồi không, nếu có… ngồi không cũng nghe bài nhạc nào đó hay xem ti vi. Mình rảnh rỗi để mà làm gì? Cái bận rộn của em là sự bận rộn có yêu thích chứ không phải tự quá ép buộc mình. Tâm nói, em lười make up, chọn đồ đi ra ngoài và cũng không thích đi. Nhất là khi sáng tác thì rất khó để bắt em ra khỏi nhà. Cũng dễ hiểu vì sao cho đến tận bây giờ, đây là một ngôi sao rất ít xuất hiện trong các buổi tiệc tùng giải trí, các sự kiện lớn nhỏ của giới showbiz, cho dù không ít nhãn hàng đã mời mọc cô. Còn nếu họa hoằn thấy Tâm ở một sự kiện nào đó- điều này chỉ có thể là ngoại lệ, và có thể hiểu ngay rằng đó là event của một người nào đó Tâm rất thân quý.

Đó là lý do vì sao fan Mỹ Tâm không chỉ thích giọng hát mà còn ghiền kiểu nói chuyện tưng tửng nhiều khi bị người khó tính chê là vô duyên của cô. Với fan, Tâm như đang sống trong cộng đồng rất riêng của mình mà ở đó, cô tha hồ làm đủ thứ, nói đủ kiểu, hát đủ phong cách như một người quản trò đang phụ trách các em học sinh đi dã ngoại vậy. Tâm không có kiểu cách ngôi sao khó gần, cô như một người chị có rất rất nhiều em vậy. Nói chuyện, đùa giỡn, thậm chí la rầy fan với phong thái quen thuộc như từ hồi nào đến giờ cô vẫn thế. Không màu mè và khách sáo. Cho nên nói Tâm mỗi lúc một tưng cũng đúng và Tâm cũng không cãi khi tôi nói nhận xét này. Thậm chí còn cười lớn nữa.

Vô duyên thấy ớn!

Tôi nhớ có lần trong live show của Mỹ Tâm, đứng cạnh mấy fan đang hú hét theo Mỹ Tâm trên sân khấu, được nghe các cô ấy bảo nhau: “Coi bả kìa, bả nói chuyện vô duyên thấy ớn, không ai vô duyên bằng bả. Mà tự nhiên, mà vui hen”. Phải là fan ruột nên mới rành rẽ, biết rõ và… chấp nhận thần tượng mình như thế! Mỹ Tâm từ khi mới nổi đã… nổi luôn chuyện cô không có khiếu ăn nói có duyên, hoa mỹ như người ta thường hình dung về một ngôi sao, và khoảng cách giữa giọng hát và cách nói chuyện trước đám đông của Mỹ Tâm từng là đề tài không mỏi mệt của truyền thông và mạng xã hội. Khán giả đã quá quen với kiểu nói chuyển tưng tửng , vui vui như nói chuyện giữa những người thân quen của cô gái miền Trung này rồi.

Mà sự ăn nói hồn nhiên này mỗi lúc một… tự nhiên hơn. Tâm luôn tự nhận mình ăn nói vô duyên, “em mà kể chuyện cười thì người nghe im re, nhưng nói vô duyên thì thiên hạ rần rần cười”. Tôi hiểu, Tâm có thể không có duyên ăn nói theo chuẩn mực chung cần có của một ngôi sao trước công chúng thật, nhưng từ đó lại cho thấy Tâm có cái duyên ăn nói thật lòng, không màu mè khách sáo. Tâm hay nói câu “khi bạn nói thật lòng thì bạn không bao giờ sai”. Nhưng điều đó không có nghĩa là Tâm xuề xòa, dễ tính dễ gần. Ngược lại là khác. Tâm cực kỳ khó tính trong công việc, luôn giữ khoảng cách trong các quan hệ mới, nếu không thân. Nhưng khi đã xây dựng được uy tín rồi thì Tâm tin tưởng tuyệt đối.

Dậy trễ và tự nhận nhan sắc đang vừa độ 25!

“Không hẳn là do đặc thù nghề, mà từ bé em đã thích như vậy rồi mà không làm được. Đi học, Tâm ghét học buổi sáng lắm, chỉ thích học buổi chiều để được ngủ dậy trễ. Hồi đó cứ nghĩ là mình nên kiếm nghề nào để dậy trễ được, rốt cuộc thì nghề này là hợp lý.” Tâm cười khi kể về thói quen bất di bất dịch của mình.

Không phải là Tâm không thích thay đổi . Thích dậy sớm mà không dậy được. Thích thức khuya nhưng không được thức tới sáng. Em mâu thuẫn vậy đó. Dậy sớm sẽ thấy ngày dài hơn nhưng không hiểu sao em vẫn luôn dậy trễ, có lẽ vì mình thức khuya quá, dù cũng thích ngủ sớm để dậy sớm. Thức khuya, ban đêm suy nghĩ được nhiều thứ hơn, người ta sẽ nói là ban ngày cũng nghĩ được mà, nhưng không hiểu sao em vẫn thích suy nghĩ về đêm hơn. Cảm giác của riêng em, ban đêm thấy dễ chịu lắm. Cũng có khi muốn ngủ sớm, nhưng đi làm về trễ, lục đục các thứ rồi lên giường ngủ cũng tầm 2h sáng. Nhưng đâu phải là ngủ luôn, đầu óc hãy còn suy nghĩ nhiều thứ nữa trước khi chìm vào giấc ngủ.

Nên cũng dễ hiểu có khi Tâm đi vào giấc ngủ lúc 3,4 giờ sáng là bình thường và bình minh khi 2 giờ chiều cũng bình thường nốt. Tôi nói, ai cũng bảo thức khuya không tốt cho nhan sắc phụ nữ tí nào. Tâm cười cãi ngay anh có thấy em tàn phai không, em vẫn thấy mình như mới chừng 25 tuổi thôi. Mà nếu anh tính theo múi giờ Việt Nam thì thức khuya thật, nhưng tính theo múi giờ nước ngoài thì em đâu có thức khuya?!

Không hát đám cưới

Không chỉ chuyện tình cảm riêng tư, Tâm còn có những quan điểm riêng khác trong công việc mà từ lâu được người ta cho là cái “chướng” của một ngôi sao. Thí dụ, Tâm không bao giờ lên sân khấu hát nếu phát hiện trước mặt mình có người cầm đũa. Điều này là quan điểm của cô từ khi mới đi hát đến bây giờ. Nghĩa là không hát trong những chương trình có ăn uống. Hoặc nếu muốn, Tâm có thể hát ở các event, hội nghị, nhưng với điều kiện người ta chỉ ăn sau khi cô hát xong. Nên cũng dễ hiểu vì sao Mỹ Tâm không bao giờ nhận lời đi hát ở đám cưới. Trong khi các ngôi sao luôn kiếm được rất nhiều tiền từ những show này. (Một show hát đám cưới chỉ vài bài nhưng gia chủ có thể trả trên dưới nửa tỷ đồng cho ngôi sao, và có thể hơn, tùy vào mức độ mến mộ của gia chủ và sự khó mời của ngôi sao). À, mà thật ra là có đấy, nhưng Tâm chỉ hát ở đám cưới của người thân yêu của cô ấy thôi. Và trong một lô lốc các sự chướng của Mỹ Tâm, người ta chỉ còn chờ cô “giải chướng” hát trong đám cưới của mình thôi!

Lê Minh Hạ
Theo Netquang.vn

The post Những cái chướng của Mỹ Tâm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đàm Vĩnh Hưng – Kẻ chơi ngông “bất bại”? https://24hsongxanh.vn/dam-vinh-hung-ke-choi-ngong-bat-bai/ Mon, 15 Jul 2019 02:21:30 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7829 Đàm Vĩnh Hưng có một cá tính rất nghệ sĩ, phải làm khác hay làm trước người ta mới chịu, điều này có gây phiền toái không ít nhưng giúp cho cái tên Đàm Vĩnh Hưng thành một thứ gia vị khó lẫn trong bữa tiệc cá tính Việt. Cứ như thể từ khi làm […]

The post Đàm Vĩnh Hưng – Kẻ chơi ngông “bất bại”? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Đàm Vĩnh Hưng có một cá tính rất nghệ sĩ, phải làm khác hay làm trước người ta mới chịu, điều này có gây phiền toái không ít nhưng giúp cho cái tên Đàm Vĩnh Hưng thành một thứ gia vị khó lẫn trong bữa tiệc cá tính Việt. Cứ như thể từ khi làm nghệ sĩ, Đàm Vĩnh Hưng đã tự lãnh ấn tiên phong cho rất nhiều công việc trong nghề của mình, từ rất lâu, với một cá tính không biết và không thể lẫn vào đâu.

Kẻ tiên phong“đi tặng đĩa dạo” cho quán cà phê

Những năm đầu 2000,nhạc trẻ trong nước lên ngôi, trong cái đà nhà nhà nghe nhạc Việt, quán quán mở nhạc Việt ấy, có một kẻ , là ca sĩ không tên, một giọng hát bị ảnh hưởng nặng thần tượng Thanh Lam đã chọn một cách tiếp thị giọng ca của mình rất không giống ai thời điểm ấy. Nam ca sĩ có tên Đàm Vĩnh Hưng chạy đi khắp nơi, vào từng quán cà phê lớn nhỏ tặng album của mình cho các chủ quán, chỉ với một đề nghị, hãy mở nhạc trong album này, bao lâu, bao nhiêu bài tùy ý. Ca sĩ hồi đó không ai làm và cũng không ai nghĩ ra chiêu này.(Khi ấy,đangthời hoàng kim của thị trường băng đĩa, ca sĩ ra đĩa cứ chăm chăm lấy lại vốn và kiếm lời, “tăng bán giảm tặng” chứ đâu có ai bỏ tiền làm đĩa rồi tự sang ra thật nhiều để đi tặng quán cà phê như Đàm Vĩnh Hưng.Cần nhớ thời điểm ấy, cách giới thiệu giọng hát của ca sĩ trẻ phổ biến là tìm cách hát chung với người nổi tiếng, làm gà độc quyền cho bầu sô, quen với các biên tập viên ca nhạc của các đài truyền hình lớn, cậy nhờ báo chí viết bài lăng xê. Phải nhắc đến hơi dài dòng như vậy để thấy Đàm Vĩnh Hưng tỏ ra nhanh nhạy khi đi tiên phong trong việc tiếp thị giọng hát gây nhiều tò mò. Từ sự tò mò nhất định ban đầu ấy đã góp phần quan trọng cho Đàm Vĩnh Hưng bất ngờ ăn khách một cách ngoạn mục với ca khúc nhạc ngoại lời Việt Tình ơi xin ngủ yên trong album cùng tên. Lối tiếp thị này sau đó được nhiều ca sĩ trẻ áp dụng triệt để, cũng có hiệu quả, nhưng đến mức góp phần cho thành công của mình như hiện tượng Đàm Vĩnh Hưng thì không mấy ai.

Kẻ “đi xin” lì lợm và hát nhạc xưa kiểu “giang hồ”

Tôi cũng không phải là khán giả của Đàm Vĩnh Hưng khi Mr Đàm hát dòng nhạc tình xưa, nhưng luôn có thói quen, mỗi khi Hưng ra một album nhạc tình xưa là hay nhìn xem danh sách bài hát có ca khúc nào trước 1975 mới được cấp phép không. Bây giờ, khán giả và ca sĩ trong nước đã quá quen với những Hồi tưởng, Bài Tango tím, Qua cơn mê, Sương lạnh chiều đông, Nếu đời không có anh, Chiều mưa biên giới… là những ca khúc mà Đàm Vĩnh Hưng đã chịu khó kiên trì xin phép từ cả chục năm trước. Đây là chuyện Hưng tự thấy mình phải làm (dù Đàm Vĩnh Hưng không phải là người hát hay nhất nhạc tình xưa, càng không phải là người hát bolero hay, chính anh cũng thừa nhận như thế).

Đến mức không ít người trong nghề, có ý chờ “kẻ tiên phong” này xin cấp phép lại các ca khúc cũ trước 1975, là hát theo cho…tiện. Thậm chí, có ca sĩ thu âm sẵn bài hát Tình bơ vơ, chỉ đợi thông tin album Đàm Vĩnh Hưng phát hành có ca khúc này là công bố theo. Bởi ai cũng biết, việc xin cấp pháp biểu diễn các ca khúc trước 1975 là rất nhiêu khê, vất vả và lắm hên xui mà ngay cả các hãng băng đĩa lớn nhiều khi cũng phải chịu thua. Mà Hưng là kẻ không chịu thua, chỉ ra album nhạc tình xưa khi có ca khúc mới được cấp phép. Tôi nhớ khi chia sẻ trên trang cá nhân thông tin chương trình Saigon bolero và Hưng sẽ có các ca khúc Tình bơ vơ, Thương hận, Chiều mưa biên giới vừa được cấp phép mà anh đã kỳ công xin và chờ đợi rất lâu , nhiều ca sĩ trẻ đã vội hỏi thăm độ chính xác của thông tin để… hát.

Mỗi sinh nhật là… một chuyện

Hưng là ca sĩ đầu tiên đã biến các dịp sinh nhật của mình thành những dạ tiệc âm nhạc với nhiều quy mô khác nhau.Từ 10 năm nay, không lần nào giống lần nào, không lẫn vào ai, không giống ai, chỉ giống Hưng vàrất biết cách khiến fan của mình tò mò và báo chí luôn có chuyện để viết.

Sinh nhật mới nhất 10/2018 của mình, Mr Đàm đã biết cách… “móc túi” bất ngờ tất cả các quan khách dự tiệc của mình, mỗi người 500 ngàn, thông qua một trò chơi.Hưng kêu gọi mọi người bỏ ra 500 ngàn đồng lên bàn ăn của mình rồi cho người đi gom hết! Mr Đàmkhích tướng:” Vị nào tiếc tiền không bỏ ra 500 ngàn, lát nữa mất quyền lợi ráng chịu, đây là cơ hội lớn cho mọi ngườinha….!” Dĩ nhiên là ai cũng phải bỏ tiền túi ra để tham gia trò chơi .Sau đó Hưng trao cho mỗi người một CD mới của mình rồi mới nói: “ Là Hưng ép quí vị mua CD mới của Hưng đó ! Hưng xin lỗi mọi người vì đã bày ra trò này, xin lỗi các anh chị nhà báo vì đúng theo lẽ thường các anh chị sẽ được Hưng tặng sản phẩm của mình trong ngày họp báo ra mắt CD, nhưng không! Hưng lần này mong muốn mọi người sẽ phải mua với cái giá 500 ngàn đồng như vậy là vì toàn bộ số tiền bán CD với giá đặc biệt này , Hưng sẽ dành hết để mua xe lăn tặng cho những người tàn tật không có tiền mua xe mới, Hưng sẽ live stream để mọi người thấy rõ số tiền này được công khai như thế nào và tặng vật được trao tận tay ra sao. Hưng có thể tặng CD cho mọi người được chớ, nhưng chẳng qua là Hưng muốn tạo cơ hội cho quí vị tích đức thôi mà, cho Hưng xin lỗi và cảm ơn mọi người nha!

Quý ông “lăn xả”

Dễ nhận thấy nhất sau chừng ấy năm lăn lộn showbiz, Hưng vẫn sẵn sàng xù lông lên để bảo vệ mình và những gì anh cho là của mình. Thậm chí, có lần, tôi nói Hưng không nhất thiết phải đi tranh luận đôi co với những còm- men, sẵn sàng lao vào các cuộc tranh luận nếu thấy ai nói năng có tính mạt sát mình. Lực lượng fan của anh quá đông và quá nhiệt tình để có thể làm nhanh gọn điều ấy. Nhưng Hưng bảo là tính mình vốn vậy, Hưng phải nói, không nhịn được. “Việc mình làm mình chẳng cần ai phán xét, miễn mình vui là được. Mình đâu có nhiệm vụ làm cho cả thiên hạ hài lòng. Và Đàm Vĩnh Hưng này quen chinh chiến với tất cả, dù đó là cái còm men tình cờ đọc trên mạng xã hội của một nick nào đó không quen biết.”

Cá tính “bạo liệt”này thật ratừ thời hàn vi đi hát, Hưng đã vậy rồi. Những năm 90 đi hát, làm ca sĩ không tên chực chờ xin được hát ở các tụ điểm, như tất cả các ca sĩ khác, chuyện bị chèn ép, mất show, giành mic ngay cả khi đang hát là chuyện thường ngày. Nhưng Hưng, cùng Vũ Hà, ca sĩ thân thiết cùng thuở hàn vi của mình, đã biết cách hợp cùng “chơi tay đôi” lại những ca sĩ hay bầu sô nào chèn ép, ăn hiếp ca sĩ không tên như mình.

Tính cách làm nên số phận, Hưng tự hiểu điều này hơn ai hết. Một kẻ dám tạo sóng thì dám đương đầu với sóng. Ngông hết mức của giới nghệ, nhiều khi tưởng như đi tới tận cùng giới hạn thương và ghét của thiên hạ, nhưng tôi biết Hưng luôn có điểm dừng. Và quan trọng, Hưng tự chịu trách nhiệm tất cả những việc của mình, đương đầu với nó dù không phải lúc nào anh cũng đúng, lắm lúc cực đoan, nhưng nói đơn giản theo kiểu anh hay nói là: Dám chơi, thì dám chịu!

Lê Minh Hạ
Theo Netquang.vn

The post Đàm Vĩnh Hưng – Kẻ chơi ngông “bất bại”? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lê Văn Lộc, người đạp xích lô ra thế giới… https://24hsongxanh.vn/le-van-loc-nguoi-dap-xich-lo-ra-gioi/ Mon, 15 Jul 2019 02:19:13 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7827 Ngót 20 năm trời sau khi hoàn tất vai chính trong bộ phim danh giá Xích Lô (Cyclo), Lê Văn Lộc biến mất một cách bí ẩn. Thế rồi như sự sắp đặt của số phận, cậu thanh niên còm nhom 20 tuổi suốt bộ phim chỉ mặc cái áo thun màu cháo lòng đi […]

The post Lê Văn Lộc, người đạp xích lô ra thế giới… appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Ngót 20 năm trời sau khi hoàn tất vai chính trong bộ phim danh giá Xích Lô (Cyclo), Lê Văn Lộc biến mất một cách bí ẩn. Thế rồi như sự sắp đặt của số phận, cậu thanh niên còm nhom 20 tuổi suốt bộ phim chỉ mặc cái áo thun màu cháo lòng đi đôi dép tông cũ chạy xích lô, suýt trở thành giang hồ máu lạnh ở Sài Gòn ngày nào, giờ đã là người đàn ông 40 tuổi, vóc dáng gày gò se sắt ngồi trước mặt tôi nơi quán cà phê vắng một ngày cuối năm …

Đến bây giờ, trên mạng, ngoài chính xác cái tên Lê Văn Lộc đứng hàng đầu trong những poster phim Xích Lô, thì dường như ít ai biết về con người ấy ngoài đời. Có vài mẩu thông tin về Lộc, nơi thì cho rằng Lộc là “một tay lơ xe sống ở Quảng Ngãi”. Chỗ thì viết “vốn là một lái xe người Hà Tĩnh” (?!), thậm chí “không biết chữ” khi đóng phim ?!

Tôi kín đáo quan sát gương mặt Lộc ngoài đời. Lộc im lặng rít thuốc, nhìn ra đường phố xe cộ xô lệch buổi chiều. Gương mặt, như nhận xét của đạo diễn Trần Anh Hùng “lúc thì dữ dằn nhưng cũng có lúc thật nhân hậu”.

Lộc kể, khi nhận lời đóng phim, dù chưa hề biết hai chữ “đóng phim” là gì, đã nói với đạo diễn Trần Anh Hùng “Họ sao không biết, còn em khẳng định cảnh khó đến mấy cũng làm được, làm hết sức. Khó khổ với em quá quen rồi”. Có lẽ với Lộc khi ấy, đứng trước máy quay cũng chỉ là một công việc như mọi thứ việc khác, bằng những từng trải ngoài đời.

Tôi chợt hình dung cận cảnh những con dòi ngoe nguẩy bò trên khuôn mặt bê bết sình lầy của Xích Lô (tên nhân vật chính trong phim do Lộc thủ vai), sau khi hắn ném xăng đốt cháy kẻ cướp chiếc xích lô của mình rồi ngụp lặn qua cống rãnh trốn thoát mọi sự truy đuổi. Nở một nụ cười khó hiểu, không rõ buồn hay vui sau lần đầu bước qua lằn ranh tội lỗi, hắn ụp mặt sâu xuống bể cá. Con cá vàng sau mấy giây lảng ra, liền quay lại rỉa vào mặt hắn để ăn mồi, như một sự gột rửa…

Làm sao để con cá vàng chịu sà đến rỉa vào khuôn mặt người đang mở trừng mắt mà không lủi đi như thói thường, chỉ có kẻ từng lăn lộn trường đời như Lộc mới nghĩ ra. Đó là cho cá nhịn đói và nhốt vào bóng tối. Bóng tối mà Lộc nghĩ ra là bóng tối trong chính miệng mình. Ngậm đầu con cá vào miệng một lúc, quả nhiên khi nhả ra nó vội vàng bơi đến phía có ánh sáng. Hay như cảnh Xích Lô cầm chai xăng cháy đùng đùng trên tay lao qua đường hành sự giang hồ, “em chơi như cascadeur, dù biết cầm cái chai đầy xăng nhét giẻ cháy phừng phực, nổ tung trên tay như chơi”. Chỉ đạo diễn xuất của Hùng với Lộc, luôn chỉ là “Cái gì giống thực ở ngoài đời thế nào thì em cứ thế mà làm”.*

Một buổi sáng cuối năm 1994, Lê Văn Lộc đang chạy xe máy ngang qua dốc Cầu Vồng cũ trên đường Lê Duẩn, Đà Nẵng thì chợt nghe có tiếng gọi í ới phía sau. Quày xe lại thấy một đám lố nhố cả Tây lẫn ta đang vẫy vẫy. Đó là giây phút số phận “đẩy” anh chàng làm nghề lơ xe 20 tuổi Lê Văn Lộc đến với điện ảnh. Cũng chính là khoảnh khắc đạo diễn trẻ Trần Anh Hùng từ trong quán nước bất chợt lia mắt ra đường, trong tích tắc phát hiện ra gương mặt bấy lâu đang tìm kiếm là như vậy. Sau này, trả lời về việc tìm Lộc, đạo diễn thừa nhận: “Khó ghê lắm. Tôi đã mất ba tháng để tìm kiếm nhân vật này, và bản chất anh ta mang đến cả hai: kinh nghiệm và cá tính”.

Nó trùng với lời kể của nhà thơ Nguyễn Trung Bình, người bạn thân thiết học sau tôi một khoá ở đại học, sau là thành viên trong đoàn làm phim Xích Lô. Năm 1993, tại Đà Nẵng, Bình gặp phỏng vấn Trần Anh Hùng cho một bài báo về bộ phim Mùi đu đủ xanh vừa đoạt giải Caméra Vàng tại Liên hoan điện ảnh Canes (Pháp) – ứng cử viên giải Oscar thể loại phim nước ngoài hay nhất năm đó. “Bị” phỏng vấn, vị đạo diễn tranh thủ “phỏng vấn” ngược, để rồi nhanh chóng mời tay nhà báo, nhà thơ trẻ 25 tuổi có cá tính “bụi bặm” rặt chất Quảng Nam về làm trợ lý và đồng tác giả lời thoại kịch bản phim Xích Lô của mình. Những bài thơ “bụi đời” nhưng day dứt một nỗi niềm trong sáng của nhân vật nhà thơ – tướng cướp (Lương Triều Vỹ đóng) xuất hiện trong phim đều là thơ của Bình.

Bốn năm trước, Nguyễn Trung Bình mất khi tuổi đời mới tròn 41. Nhân giỗ đầu, tôi cùng anh em làm tuyển tập thơ văn cho bạn. Trong sách, đạo diễn Trần Anh Hùng viết: “…Nếu muốn tìm một người có tài vững vàng, có một giá trị chắc chắn, thì tôi đã tìm một cộng sự khác…Rất hiếm khi tôi nhớ lại một cách sâu sắc về gương mặt của một người, thế nhưng tôi đã nhớ lại một cách hoàn hảo nụ cười của Bình cũng như cử chỉ và cách đi đứng của anh. Vì khả năng đặc thù của Bình, anh chỉ làm việc một lần duy nhất với tôi mà thôi…”. Kể chi tiết này, để thấy chàng đạo diễn quá tài trong việc phát hiện và làm toả sáng cái khả năng đặc thù “độc nhất” và chỉ dùng “một lần duy nhất” của những Bình, Lộc… Dù tôi biết nhiều phen Hùng phải “khổ” vì cái chất “nghệ” đầy lang bạt, bất cần đời của họ.

Trở lại buổi sáng hôm ấy. Sau ít phút chuyện trò, Trần Anh Hùng xin Lộc một cuộc hẹn. Anh chàng lơ xe cho địa chỉ nhà, khi ấy ở con hẻm trên đường Huỳnh Thúc Kháng – Đà Nẵng, tưng tửng: “Chiều mời mấy anh đến, trễ là tui đi xe, chưa biết khi mô về đó nghe”. Thế là ngay đầu giờ chiều, cả đoàn lục tục kéo đến nhà, chụp ảnh casting tại chỗ.

Mười ngày sau, Lộc nhận được vé máy bay cùng cú điện thoại của Hùng mời vào Sài Gòn. Người của hãng phim Giải phóng – đơn vị hợp tác sản xuất và Nguyễn Trung Bình đón tiếp, bố trí ăn ở. Đạo diễn Hùng thì về Pháp liên tục. Lê Văn Lộc phải ở Sài Gòn suốt gần một năm trời, quanh quẩn tập đạp xích lô, đo thử áo quần, rồi giao du… Nhưng khi chính thức quay, những cảnh do chàng lơ xe diễn xuất ít khi phải quay tới quay lui như những diễn viên chuyên nghiệp khác. “Tuy không có kinh nghiệm, nhưng Lộc là một diễn viên có tài bẩm sinh. Rất dễ trong chuyện đạo diễn Lộc”, Trần Anh Hùng thừa nhận.

“Đạo diễn có cái hay, là nhiều lúc ổng ấy hứng lên thêm vào những chi tiết mới, và hay hỏi từ ngữ, hành động này kia có đúng với ngoài xã hội không”. Phim không lồng tiếng, ai nguyên chất giọng người ấy. Lộc được nhận từng đoạn lời thoại trước khi quay, khoảng 15-20 câu để học thuộc. Lộc diễn mà không hình dung được câu chuyện phim kết cục rồi sẽ dẫn đến đâu. “Cảnh người khác diễn mình cũng ít khi xem. Bởi thường quay đến 1-2 giờ sáng, chỉ trông được nghỉ. Cũng chẳng tò mò, phần ai nấy biết”. Đến giờ, sau gần 20 năm, Lê Văn Lộc vẫn cứ bần thần: “Đến giờ mình vẫn chưa hiểu hết phim Xích Lô nói gì”. Ngay giới chuyên môn, “đụng” tới phim của Hùng nhiều lúc còn thấy mơ hồ nữa là…

Khép lại cảnh quay cuối cùng, Lê Văn Lộc khăn gói về lại Đà Nẵng với nghề lái, phụ xe du lịch đường dài các nước Đông Dương. Hỏi tiền cát-xê của phim, Lộc nói cũng “không nhớ” nữa, đâu như mua được cái xe máy và sắm sửa chút ít cho nhà. Vật kỷ niệm là chiếc vỏ hộp thiếc đựng cuốn phim quay những cảnh cuối cùng, trên đó có đủ chữ ký của cả đoàn phim.

Gia tài lớn nhất của Lê Văn Lộc giờ đây là chiếc đĩa cũ lưu phim Xích Lô, có thuyết minh và phụ đề 4 thứ tiếng. Những chuyến rong ruổi đường dài, để khách đỡ buồn ngủ, Lộc lại mở phim. Khách trên xe ai nấy bất ngờ khi anh chàng tài xế nhỏ con, đen đúa ngồi sau vô lăng kia lại từng là “ngôi sao” thủ vai chính trong bộ phim nổi tiếng, ngang hàng với Lương Triều Vỹ. Khách, nhất là khách Pháp và các nước vỗ tay reo lên vui vẻ, chụp ảnh chung, xin chữ ký.

Tuổi Giáp Dần, sinh năm 1974, đến giờ vẫn chưa vợ con. Nhà có 9 anh chị em, thì 6 ông con trai, kể cả cậu út Lộc đều nối nghề lái xe, sửa xe của cha để lại. Sau khi xong phim Xích Lô, bố mẹ Lộc lần lượt qua đời. Anh em mỗi người một nồi gạo riêng. Lộc ở chung với một ông anh, nhưng chủ yếu vắng nhà. Hỏi, sao không chịu lấy vợ?. “Lấy làm gì cho khổ người ta. Lấy nhau phải trọn vẹn, yên ổn mới là quan trọng. Cứ nghĩ ngày mai mở mắt ra mình không kiếm được đồng bạc đưa vợ con, là không chịu được”.

Lại hỏi, sau cú ra mắt ấn tượng với Xích Lô, sao không thử “liều mình” theo điện ảnh? Như những Ngô Quang Hải, Hoàng Phúc… cũng lần đầu đến điện ảnh qua Xích Lô, lại là vai phụ. Lộc trầm tĩnh: “Bạn bè cũng bảo sao không bước theo luôn mấy ổng. Nhưng mỗi người một nghề, còn là duyên số nữa, cái duyên của mình chỉ tới đó thôi. Có thể bất ngờ chỉ một lần là được “nổi tiếng”, nhưng nếu không biết mình là ai thì sẽ té rớt không đỡ được. Giờ chứng kiến nhiều cảnh em thấy sợ”. Về với cái nghề thức khuya dậy sớm đưa đón khách. Có những sáng tôi điện rủ cà phê, mãi Lộc mới nghe máy, giọng khản đặc mệt mỏi, bảo em mới trả xong khách về nhà lúc 1 giờ sáng.

Hỏi Lộc, bây giờ ra đường có ai nhận ra Lộc-Xích Lô không?. “Khách, nhất là khách nước ngoài nhiều người nhận ra chứ anh !”

Xích Lô, cho đến nay là một trong những phim truyện do người Việt làm được giải thưởng cao nhất ở nước ngoài – giải Sư tử Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Venice 1995. Cái mốc chưa đạo diễn người Việt nào vượt qua. Trong phim, Lê Văn Lộc vào vai nhân vật chính có tên là Xích Lô, cùng với ngôi sao điện ảnh Hồng Kông Lương Triều Vỹ, Trần Nữ Yên Khê, Như Quỳnh, Ngô Quang Hải, Hoàng Phúc, Trịnh Thịnh, Mạc Can, Lê Tuấn Anh, Lê Công Tuấn Anh…

Nhà phê bình Thụy Khuê (Pháp) nhận xét rất tinh tế: “Sự lựa chọn diễn viên Lê Văn Lộc – chưa xuất hiện trước ống kính bao giờ, chứng tỏ Trần Anh Hùng muốn đi sâu hơn nữa trong ý nghĩa ngây thơ, ngây ngô của con người vừa “nhập nghiệp” trên ba bình diện: tập sự diễn viên, tập nghề xích lô và tập tành tội ác. Lê Văn Lộc đã phản ánh được cả ba thử thách đó. Trên nét mặt của Xích Lô là một dấu hỏi khổng lồ và triền miên về các sự kiện đã xảy ra, về hành động của mình và về hậu quả mỗi hành động”.

Trần Tuấn
Theo netquang.vn

The post Lê Văn Lộc, người đạp xích lô ra thế giới… appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Người đã biết tự chán mình https://24hsongxanh.vn/nguoi-da-biet-tu-chan-minh/ Mon, 15 Jul 2019 02:15:04 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7824 Thời gian trôi đi thật chậm mà cũng thật là nhanh… Chậm với những gì ta mong đợi, chờ đón. Nhanh với những gì ta chưa kịp nguôi quên và không thể nguôi quên… Mới đấy với đấy mà dường như đã đi gần hết một chặng đường đời… Mới ngày nào trông những người […]

The post Người đã biết tự chán mình appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Thời gian trôi đi thật chậm mà cũng thật là nhanh… Chậm với những gì ta mong đợi, chờ đón. Nhanh với những gì ta chưa kịp nguôi quên và không thể nguôi quên… Mới đấy với đấy mà dường như đã đi gần hết một chặng đường đời…

Mới ngày nào trông những người bạn cùng lứa, những người anh người chị trong làng văn còn mơn mởn sắc xuân…

Vậy mà nay gặp nhau vẫn khen trẻ ra đấy nhưng lòng không khỏi ngậm ngùi khi thấy mớ tóc của ta, của bạn bè ta đã điểm bạc, da đã mồi, cặp mắt không còn tinh nhanh đen láy như xưa nữa…

Có người đã mất, có người thì tha phương, người thì “hành phương nam” sinh sống…

Có những người mà ngày trẻ trung thân thiết là thế mà nay về già tuy sống cùng một thành phố đấy nhưng cũng chả có nhu cầu gặp mặt làm gì…

Trớ trêu thay là tình cảm con người, nó thay đổi không thể nào lường nổi… Có những lúc không khỏi tự vấn “Thế là thế nào nhỉ? Tại sao nó lại ra như thế?” Chịu, giời mới hiểu nổi. Đến gắn bó như vợ với chồng mà khi đã bỏ nhau thì cũng ít khi còn muốn nhìn mặt nữa là…

Tôi cứ miên man những điều vớ vẩn như thế khi những năm gần đây, mỗi lần có công chuyện vào thành phố Hồ Chí Minh…

Lần nào cũng nghĩ, cũng nhớ đến một người, đó là chị Ý Nhi – một nhà thơ nữ thuộc lớp đàn chị. Nhưng phần vì chuyến đi nào cũng gấp gáp, cũng lắm công nhiều việc, phần cũng cảm thấy ngại ngần không dám đến chơi vì nghe nói đã lâu rồi nhà thơ dường như ở ẩn, ít thích giao du tiếp xúc với ai, ít thích xuất hiện trong những cuộc đọc thơ như trước…

Thật ra những điều như vậy tôi không lạ gì bởi tính chị từ xưa vốn đã không phải người dễ dãi. Chị đã từng viết “tôi không ưa đồ trang sức – kể cả nhẫn, vòng và các chức danh” hoặc “tôi rất ít bạn – đôi khi tôi mất họ vì một lẽ nào đó – ngoài ba mươi tuổi tôi không tìm thêm bạn mới – và không thường giao du với các đồng nghiệp” (Tiểu dẫn).

Ảnh: Lý Đợi

Ảnh: Lý Đợi

Rất ít nhà thơ “dám” thẳng thắn khắc họa tính cách mình như nhà thơ Ý Nhi. Có thể họ cũng có những ý nghĩ giống chị nhưng lại được che phủ bởi những câu nói khéo hơn. Nhưng chị là vậy, thẳng thắn đến mức cực đoan, không cần biết người ta thích hay không thích chỉ biết rằng TÔI là như thế!

Chị là người bao dung với lớp đàn em chúng tôi nhưng lại rất khe khắt với chính mình. Đặc biệt chị rất hay thương xót và tìm đến với những người bạn văn chương gặp cảnh trớ trêu hay gặp khó khăn trong cuộc sống để họ cần gì thì giúp đỡ. Nhưng khi họ đã khá giả, đã trưởng thành thì chị lại lặng lẽ lùi xa…

Còn nhớ những năm 70 của thế kỷ trước, một hôm tôi đến thăm GS – NSND Trần Bảng khi ấy ở khu tập thể nghệ sĩ phía trong Nhà hát nhân dân (nay là Cung Hữu Nghị).Biết tôi là người mê thơ và cũng có một số bài được đăng báo, Giáo sư bảo nhà thơ Ý Nhi vừa sinh con đang ở nhà bố mẹ cạnh nhà chú đấy, cháu sang thăm chị ấy không?

Thú thực là tôi nghe danh nhà thơ đã lâu nhưng chưa một lần gặp mặt nên cũng rất muốn gặp chị. Và tôi đã được phu nhân GS dẫn sang. Lúc ấy chị Ý Nhi đang bế con.Cậu bé mới sinh còn đỏ hỏn… Cảm giác đầu tiên trông chị không giống một nhà thơ (chí ít là trong trí tưởng tượng của tôi lúc đó – nhà thơ là phải có chút gì đó khác người hoặc làm ra vẻ khác người).

Chị thì lại đoan trang, lịch thiệp, hiền từ, giản dị cười cười nhìn tôi gật đầu chào. Biết tôi là người mới vào nghề còn rụt rè, bỡ ngỡ chị liền đưa cho tôi xem một chùm thơ chép tay của chị chắc là mới viết xong, bài nào cũng khá dài, tôi không kịp đọc chỉ kịp liếc nhìn thấy chữ chị sao mà đẹp thế, cứng cỏi thế, chữ nào ra chữ nấy chả bù với chữ tôi quều quào ngoáy tít như gà bới…

Ý Nhi và cha mình – “ông thầy Tuồng” Hoàng Châu Ký. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Ý Nhi và cha mình – “ông thầy Tuồng” Hoàng Châu Ký. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Phu nhân GS Trần Bảng bảo nhà thơ Ý Nhi quê gốc ở Quảng Nam, là con bác Hoàng Châu Ký, “ông thầy Tuồng” nổi tiếng đấy, chồng chị ấy là GS Nguyễn Lộc – một trong không nhiều GS nổi tiếng của trường ĐH Tổng Hợp (chị là sinh viên của anh)!

Ôi chao, thảo nào chả trách trông chị ấy sang trọng thế, nhàn nhã thế chứ chả có vẻ gì là “đầu bù tóc rối”, là “mẹ bổi” như những nhà thơ nữ vất vả khác của thời ấy. Sau này được quen thân với chị thì cảm giác đầu tiên của tôi càng thấy đúng. Chị bao giờ cũng đi đứng khoan thai, nói năng từ tốn chứ chẳng như chúng tôi lúc nào cũng hấp tấp vội vàng lốp chốp loác choác…

Hồi ấy đời sống của mọi người đều rất khó khăn. Mấy chị em làm thơ có hôm nào đãi nhau được bữa bún chả đã là to lắm, sang trọng lắm. Tôi tuy ít tuổi hơn nhưng lại hay chơi với các nhà thơ đàn chị nhưng có lẽ, những người thường gần gũi với tôi nhất đó là hai nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn và nhà thơ Ý Nhi. (Chị Nhàn thì tuần nào chị em cũng gọi điện cho nhau, thỉnh thoảng vẫn gặp nhau. Còn chị Nhi thì thảng hoặc, nhất là từ ngày chị vào sống trong thành phố Hồ Chí Minh thì càng xa cách hơn). Nói đúng ra là ngày trước tôi hay được hai chị “rủ rê” cho đi chơi cùng. Tôi là đứa em hay được đi theo các chị và cũng là người hay được chứng kiến những chuyện “tào lao” của giới nữ làm thơ của chúng tôi ngày ấy.

Ví như, có lần ngồi một nhóm chị em gái với nhau đến 4 – 5 người đều viết văn làm thơ cả, các chị đều yêu quí và gọi một nhà thơ nổi tiếng lại có chức sắc thời đó bằng ANH riêng tôi thì nhất mực gọi bằng CHÚ.

Một chị bảo “sao mày không chuyển thành anh đi, cứ chú mãi thế!” Chị khác nói luôn “kệ nó, cứ để nó gọi CHÚ, loại được đứa nào tốt đứa ấy!” thế là cả đám cười vang, vui như Tết! Và, có lẽ trong suốt mấy chục năm qua, mối quan hệ với hai chị không chỉ là thơ mà còn hơn cả thơ – đó là mối quan hệ chị em thân thiết. Nhà thơ Ý Nhi từ cuối những năm 80 đã cùng gia đình chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Những năm chị mới vào trong đó, mỗi lần vào công tác tôi đều tìm đến thăm chị. Khi thì được chị giữ lại ăn cơm, khi thì được chị cho mượn cái xe đạp đi long dong khắp phố. Hàng ngày chị đến cơ quan (văn phòng đại diện của NXB Tác phẩm mới) với tà áo dài tha thướt.

Tôi thấy rất nhiều văn sĩ, tri thức đến làm việc với chị. Người có bản thảo, người chỉ có tay không. Họ đến không chỉ để được in sách mà quan trọng hơn là được nhìn ngắm chị – một nữ sĩ, một nhà thơ từ Bắc kỳ vào sao lại có người duyên dáng, lịch thiệp thế!

Rồi những đêm thơ nữ ở thành phố không thể vắng chị vì chị là “chủ soái” của CLB thơ nữ của thành phố Hồ Chí Minh. Bằng mối quan hệ quen biết của mình, chị đã đưa các nhà thơ nữ của thành phố đi đọc thơ ở hầu hết các tỉnh phía nam. Một lần tôi đang đi công tác ở Nha Trang, tình cờ gặp CLB thơ nữ của chị thế là được nhập vào và được coi như một thành viên luôn.

Lại nhớ về những năm 70 của thế kỷ trước… Khi ấy các con của tôi vẫn còn trứng nước mà mẹ của chúng lại vừa bị “gãy một lần đò, Ý Nhi là người đã đến động viên và chăm sóc tôi nhiều nhất trong những ngày ấy.

Biết tôi mang con về ẩn náu ở quê, chị đã cùng cậu con trai lớn đi ca-nô về an ủi, động viên tôi gắng sống. Do không biết đường nên hai mẹ con ngồi quá mất một bến. Hai mẹ con phải lên bờ ngồi chờ chuyến ca-nô ngược lên… trời thì nắng chang chang…

Đến tận bây giờ tôi vẫn không thể quên tấm lòng của chị. Mỗi lần nhớ tới chuyện ấy tôi lại cảm động và không hiểu sao ở trên đời này lại có một người tốt đến thế, nhân hậu đến thế!

Khi tôi chuyển nhà cũng vậy… trời thì mưa như trút nước, loay hoay chỉ có một mình… Chị Ý Nhi lại xuất hiện và chị đã đội mưa đi cùng tôi xuống tận Tân Mai. (Tôi đã viết lại cảnh này trong bài “Ngôi nhà Tân Mai”: Vẻn vẹn chưa đầy một xe xích lô – tất cả gia tài của con và của mẹ – giữa một chiều mưa như chưa bao giờ mưa như thế – mẹ con mình chuyển nhà về Tân Mai!).

Bây giờ ngồi viết những dòng này về chị, có thể là nhà thơ Ý Nhi đã quên như chị đã từng quên những điều chị đã làm cho người khác nhưng người khác lại không quên chị. Ngày tôi còn học ở Nga, chị Ý Nhi hay đến thăm các cháu và lấy thư của các cháu để nhờ gửi giúp mỗi khi Hội nhà văn có người sang… Mỗi phong thư ngắn ngủi của chị đã động viên tôi rất nhiều trong những năm học ở xa như thế.

Càng sống, con người ta như càng vỡ ra nhiều điều. Ngày trước có lần rủ chị đi đọc thơ chị chỉ cười, bảo “mày đi đi, tao giờ chán rồi không thích xuất hiện nữa”. Tôi nghe mà thấy ngạc nhiên. Sao lại chán? Sao lại không thích?

Bây giờ ở vào tuổi của chị ngày ấy tôi mới thấy chị đã thật đúng, thật sâu sắc khi đã biết tự “chán” mình! Vẫn trong bài “Tiểu dẫn” chị đã viết “Tôi ngại các tiệc vui – nhiều khi tôi khóc vì chính cái khiến mọi người quanh tôi vui sướng – và lại muốn thét lên khi mọi người yên lặng”. Chị đã viết như thế từ rất lâu rồi và chị cũng đã sống như những gì chị viết. Không thể khác được vì đó chính là chị.

Nhà thơ Ý Nhi đã cho xuất bản khá nhiều tập thơ (Trái tim nỗi nhớ, Đến với dòng sông, Người đàn bà ngồi đan (Giải A Hội nhà văn VN, 1985), Ngày thường, Mưa tuyết, Gương mặt…) và bây giờ tôi dám chắc một điều là chị vẫn làm thơ, những bài thơ dù chị chưa công bố nhưng hẳn là sẽ rất thích, sẽ rất hay, sẽ đầy những suy nghĩ sâu sắc về cuộc đời, về nhân tình thế thái…

Nói vậy, dù biết chị “ở ẩn” nhưng năm ngoái, năm kia gì đó tôi đã theo Hoài Sơn em trai chị, hiện là phóng viên TT&VH vào Gò Vấp thăm chị. Hoài Sơn biết tôi quí chị và ngược lại chắc chị cũng vậy nên sốt sắng đèo tôi đi.

Tôi hớn hở mua một bó hồng đỏ thật đẹp để tặng chị (vì chị em lâu ngày không gặp nhau. Cái sự “lãng mạn” này là tôi học được ở nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, bao nhiêu năm nay chị Nhàn vẫn có thói quen mua hoa cho bạn bè mỗi lần chị đến nhà chơi đã khiến lũ đàn em chúng tôi rất thích).

Cạnh đó tôi cũng rất thực tế, mua một chú gà quay mang vào góp bữa (cái sự “thực tế” này tôi lại học được của nhà thơ Ý Nhi – nhà thơ bao giờ cũng chú ý đến việc có thực mới vực được đạo mà!)

Ý Nhi và chồng Nguyễn Lộc. ảnh: Lý Đợi

Ý Nhi và chồng Nguyễn Lộc. Ảnh: Lý Đợi

Nhà thơ Ý Nhi đang làm vườn. Chị đón tôi bằng nụ cười hiền hậu như ngày nào và khen tôi mập hơn trước. Trong nhà hôm đó có cả bác Hoàng Châu Kỳ, cụ thân sinh của chị mới ở Đà Nẵng vô chơi, GS Nguyễn Lộc cũng khen tôi khỏe hơn trước và tôi cũng thấy anh như vậy. Vẫn như trước đây, nhà thơ Ý Nhi dù bận bịu công việc đến mấy vẫn quan tâm đến chuyện bếp núc và chị cũng là người nấu món ăn cực ngon. Chị chưa bao giờ sao nhãng chuyện chăm sóc chồng con và những người thân.

Thấy mớ tôm ngon chị mua cho nhà mình, thì cũng mua luôn cho nhà các em như vậy… Cái gì cũng san sẻ, chắt chiu… Dù là nhà thơ nhưng chị rất đảm đang trong việc tề gia nội trợ. Khác hẳn với thói quen thông thường của người đời hình dung về nhà thơ và thường sợ nhà thơ đoảng vì nếu “chót” lấy về làm vợ! Ngắm nhìn ngôi biệt thự một tầng nhưng kiến trúc theo kiểu Tây (có nhiều phòng ngủ bao quanh và một phòng khách rất rộng, tường phía ngoài quét sơn màu trắng vừa thấy giống kiến trúc kiểu Pháp lại vừa thấy giống kiểu Úc). Xung quanh nhà là khu vườn rộng mênh mông trồng cỏ xanh mượt, góc vườn để chiếc ôtô 4 chỗ phủ bạt.

Chị bảo khi cần thăm thú ai hoặc có việc gì thì bảo người lái xe đưa vào thành phố. Tôi kể với chị về những người chị quen thân ở Hà Nội trước đây, có người sống vui vẻ, có người thì vừa mới mất… Chị lặng yên rồi khẽ thở dài…

Nguyễn Thị Hồng Ngát
Theo Netquang.vn

The post Người đã biết tự chán mình appeared first on 24h Sống xanh.

]]>