xứ Quảng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Mon, 08 Feb 2021 04:33:23 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png xứ Quảng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Nghĩ bên dòng sông Mẹ https://24hsongxanh.vn/nghi-ben-dong-song/ Tue, 23 Jun 2020 10:02:53 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=40450 nghi-ben-dong-song-me

Một ngày bất chợt về sông, nhìn dòng xuôi nước xanh miền hạ trôi thanh bình ra biển, ngó lại mình tuổi đà tri thiên mệnh với bao nhiêu phần việc chưa làm. Ừ thì biết thời gian có đợi ai đâu… Bài Phùng Tấn Đông

The post Nghĩ bên dòng sông Mẹ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nghi-ben-dong-song-me

Một ngày bất chợt về sông, nhìn dòng xuôi nước xanh miền hạ trôi thanh bình ra biển, ngó lại mình tuổi đà tri thiên mệnh với bao nhiêu phần việc chưa làm. Ừ thì biết thời gian có đợi ai đâu…

Bài Phùng Tấn Đông

The post Nghĩ bên dòng sông Mẹ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lũy tre Trường Dục ngang qua xứ Quảng https://24hsongxanh.vn/luy-tre-truong-duc-ngang-qua-xu-quang-2/ Tue, 23 Jun 2020 02:09:07 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=40381

Tre, đi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, ít nơi nào không có. Những lũy tre nối dài thành làng, thành xóm, tre trồng ven sông để giữ đất, tre trồng thành lũy để chống ngoại xâm. Bài Phương Ngạn

The post Lũy tre Trường Dục ngang qua xứ Quảng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Tre, đi từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau, ít nơi nào không có. Những lũy tre nối dài thành làng, thành xóm, tre trồng ven sông để giữ đất, tre trồng thành lũy để chống ngoại xâm.

Bài Phương Ngạn

The post Lũy tre Trường Dục ngang qua xứ Quảng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Làng nghề xứ Quảng – Đầy những thăng trầm, lắm chuyện buồn vui! https://24hsongxanh.vn/lang-nghe-xu-quang-day-nhung-thang-tram-lam-chuyen-buon-vui/ Tue, 10 Sep 2019 08:38:03 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=13284

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng trên dưới 50 làng nghề đang tồn tại ở xứ Quảng. Con số này luôn luôn dao động trên thực tế, và có xu hướng ngày càng mai một… Làng nghề truyền thống xứ Quảng rất đa dạng. Từ những sản phẩm gắn bó thân thiết […]

The post Làng nghề xứ Quảng – Đầy những thăng trầm, lắm chuyện buồn vui! appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng trên dưới 50 làng nghề đang tồn tại ở xứ Quảng. Con số này luôn luôn dao động trên thực tế, và có xu hướng ngày càng mai một…

Làng nghề truyền thống xứ Quảng rất đa dạng. Từ những sản phẩm gắn bó thân thiết đến đời sống hàng ngày như làng chiếu Cẩm Nê, Bàn Thạch, làng lụa Mã Châu, làng rau Trà Quế, đến những vật dụng trưng bày như làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng gốm La Tháp, cả đồ thờ cúng, mỹ nghệ tinh xảo cũng có làng đảm trách như làng đúc đồng Phước Kiều… Từ ăn vặt ăn chơi đến phục vụ bữa ăn chính có làng khô mè Cẩm Lệ, bánh tráng Túy Loan, nước mắm Nam Ô…

Những làng nghề hấp hối

Làng rổ Triều Châu ở xóm Bàu, thôn Vân Quật, xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên hình thành từ hàng trăm năm nay. Thời điểm cực thịnh từng có gần 90% gia đình theo nghề đan rổ được làm từ tre nứa. Người dân nơi này cho biết, cách đây 5 năm còn khoảng 50 hộ đan rổ. Và hiện tại, ngay lúc này, khi tôi đến, chỉ còn 3 hộ. “Hồi xưa nhiều người dùng rổ tre, làm không kịp bán, bây giờ người ta dùng rổ nhựa nhiều hơn nên rổ tre khó tiêu thụ. Biết làm sao được, bây giờ xu hướng vật dụng gì cũng làm đồ nhựa cả, sản phẩm mình làm bán không chạy cũng phải thôi.”

Làng rổ Triều Châu.
Làng rổ Triều Châu.

Bà Nguyễn Thị Nhược, một trong những người còn sót lại của làng đan rổ cho biết: “Một cái rổ làm hết 7 công đoạn, một ngày một người đan trung bình được 4 cái, bán được 16 ngàn đồng. Nghĩa là một ngày đan miệt mài, tiền có được không quá 5, 6 chục ngàn”. Hàng xóm bà  Nhược góp chuyện: “Tiền kiếm được quá thấp nên không thu hút được thanh niên. Đám trẻ trong xóm đứa đi học xa, đứa làm công nhân, thợ công trình nên chỉ còn người già và con nít. Như tui, gần 60 rồi, chân đau không  làm gì được thì làm nghề này”.

Thu nhập thấp, lớp trẻ không mặn mà với nghề truyền thống cha ông, nghề đan rổ ở xóm Bàu dần đi vào ngõ cụt. Nơi đây không thuận tiện các tuyến tour, giải pháp nhờ du lịch vực dậy một phần làng nghề là chuyện khó. Làng nghề truyền thống hàng trăm năm này không có lối ra và chờ ngày hấp hối, chỉ hy vọng thói quen tiêu dùng thay đổi để vực dậy.

Số phận làng rổ Triều Châu không khác gì làng chiếu Cẩm Nê, ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, cách Đà Nẵng 14 km.

Đến làng chiếu Cẩm Nê, hỏi chuyện dệt chiếu ai cũng cười “chừ còn ai dệt chiếu nữa đâu, bỏ nghề hết từ lâu rồi”. Nhưng có lẽ vì thế mà hỏi nhà bà cụ Phan Thị Đào dệt chiếu, ai cũng biết. Bà là người cuối cùng dệt chiếu của cái làng này. Tôi không may khi tìm đến thì bà Đào vừa đi bệnh viện nằm điều trị một thời gian, chỉ có anh con trai út bà ở nhà tiếp chuyện, bên ngôi nhà mái tranh vách đất, nền cũng đất, xiêu vẹo cũ kỹ, nơi bà Đào dệt chiếu mỗi ngày. Đây là nơi hay được giới truyền thông, công ty du lịch bày quang cảnh dệt chiếu, phơi cói ra để ghi hình quảng bá tuyến tour. Còn thực tế, chỉ mình bà lụi cụi dệt chiếu mỗi ngày. Anh con trai bà bảo nhà không ai theo nghề cả. Anh cho biết: “Đi làm thợ nề hay thợ đụng thợ hồ cũng khá hơn là ngồi dệt chiếu.” Khách tới, con cháu bà chỉ biết phụ mỗi việc là lấy chiếu ra cho khách xem. Phụ việc bà Đào, là 2 người giúp việc khác trong làng. Bà thuê để giúp bà làm một số công đoạn, vì bà già rồi, không thể làm hết.

Bà Đào đã trên 80 tuổi rồi, không biết sống được bao lâu nữa. Mà nếu lỡ bà có chuyện gì, thì coi như làng chiếu Cẩm Nê xóa sổ.

Làng hồi sinh từ một truyền nhân  trẻ

Tôi có hai cảm xúc trái ngược nhau khi đến làng lụa Mã Châu ở thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên. Khác với hình dung về một làng làm lụa từng nổi tiếng nhất xứ Quảng Nam, sản phẩm từng có thời gian chỉ phục vụ cho giới quý tộc cung đình, hiện tại làng lụa Mã Châu tiêu điều xơ xác. Hơn 2000 ha trồng dâu nuôi tằm giờ chỉ còn khoảng 2 ha. Cả làng chỉ còn một cái vỏ cho người ta biết nơi đây từng là làng lụa, mà đại diện là các dãy nhà cũ của hợp tác xã dệt lụa Mã Châu đã từ lâu không hoạt động, cho đến khi một thành viên, ông Trần Hữu Phương mua lại nơi này, để tiếp tục giấc mơ từng được cho là viển vông của truyền nhân đời thứ 18 một dòng họ làm nghề nổi tiếng ở làng Mã Châu. Một giấc mơ khiến ông từng bị cô độc cả với người thân: làm hồi sinh làng lụa Mã Châu. Ông Phương đã kiên trì ăn ngủ, buồn vui và có lúc tưởng khánh kiệt với niềm đam mê ấy, cuối cùng cũng nhận được những tín hiệu vui của bạn đồng hành. Không đâu xa, chính là cô con gái đầu lòng của ông – Trần Thị Yến. Một cô gái còn rất trẻ, mới 27 tuổi đời, không quan tâm gì đến việc của cha cho đến một ngày, như là duyên nghiệp, cô bỏ hết để về quê phụ cha mình một tay, cùng một quyết tâm: phải hồi sinh lại làng lụa Mã Châu, khi cả làng giờ chỉ còn cha con cô theo nghề.

Làng lụa Mã Châu.
Làng lụa Mã Châu.

Bên trong những ngôi nhà cũ kỹ ấy là hai cha con và những máy dệt cũ có, mới có, tự sáng chế mày mò cũng có. Sau nhiều năm, với nhiều tự tin và không ít thất bại, loay hoay tìm lối ra cho lụa, rốt cuộc thì kỳ vọng của cha con ông Phương đã nhận được những tín hiệu khả quan từ thị trường. Chút tự hào, chút hy vọng đó đến từ những ưu việt rất riêng của lụa Mã Châu và những ngày làm việc quên ăn của hai cha con ông.

Khi hàng Trung Quốc xâm nhập ồ ạt, lụa Mã Châu đứng trước nguy cơ mai một. Bây giờ, lụa Mã Châu đã gắng gượng đứng dậy và bước tới. Chưa hẳn vững chãi, nhưng tự tin hơn vì đã có hướng đi”, Trần Thị Yến kể. Đi lần hồi từng bước một để níu, để giữ cái nghề của cha ông, ý nguyện và mục đích của cô không chỉ là để mình trụ được với thị trường, bán được hàng, mà quan trọng hơn, lụa Mã Châu, từ công ty của cha con cô, nếu thành công, dân làng Mã Châu, những nghệ nhân của làng đang tản mác sẽ quy tụ về với nhau, cùng gầy dựng lại tên tuổi mà ngày xưa lụa Mã Châu đã có. Những bước đi được Yến tính toán cụ thể mà không hấp tấp, không dành cho riêng mình mà cho cả khát khao hồi sinh làng nghề của cha ông, càng khiến tôi tin rằng, làng nghề có từ thế kỷ XVI này vẫn đang có những truyền nhân, cũng như tin là làm nghề truyền thống không chỉ có người già!

Làng sống khỏe quanh năm

Nếu như một số làng nghề mà sự đặc thù khiến nó có nguy cơ lụi tàn bởi nhu cầu biến thiên của cuộc sống thì cũng có một số làng nghề sống rất tự tin. Chẳng hạn như làng đá mỹ nghệ Non Nước, gốm Thanh Hà, đúc đồng Phước Kiều, rau Trà Quế…

Làng rau Trà Quế.
Làng rau Trà Quế.

Hình thành từ hơn 400 năm trước, làng rau Trà Quế có hơn 20 loại rau nổi tiếng là thơm, ngon và an toàn. Rau làng sản xuất ra không kịp bán và cung cấp cho các nơi, từ siêu thị, nhà hàng, khách sạn, người dân Hội An, Đà Nẵng. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi và nhu cầu tiêu dùng lớn đã đưa làng rau Trà Quế lên hàng đầu trong những làng nghề sống khỏe ở Quảng Nam là điều dễ hiểu.

Một người dân ở làng rau cho biết, mỗi ngày ông bán khoảng trên dưới 30kg rau với giá trung bình từ 30 – 40 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông lời từ 500 ngàn đồng/ngày trở lên. Ngoài việc đồng áng, không ít người lanh lợi tham gia kinh doanh du lịch, kết hợp với các hãng lữ hành bày ra nhiều sản phẩm du lịch, níu chân khách đến đây. Một ngày, tiền hoa hồng từ công việc này có thể dao động 300 – 400 ngàn đồng. Dĩ nhiên không phải ở làng rau ai cũng làm du lịch, nhưng nếu nhà nào có cả hai khoản thu nhập này cộng lại là một con số đáng kể không chỉ với dân quê mà cả với không ít cư dân đô thị, và càng là một con số không tưởng khi so thu nhập với nhiều làng nghề truyền thống khác.

Làng đúc đồng Phước Kiều.
Làng đúc đồng Phước Kiều.

Cũng có thu nhập rất ổn định, là những nghệ nhân của làng đúc đồng Phước Kiều ở Điện Bàn. Làng có một thế mạnh lớn nhất so với các nơi khác, thành đặc trưng nổi tiếng riêng là có các sản phẩm cồng, chiêng. Bên cạnh bí quyết pha hợp kim trong chế tác sản phẩm đồng, nhiều nghệ nhân ở làng còn có kỹ năng thẩm âm, mà nghệ nhân đúc đồng kỳ cựu làng Phước Kiều Dương Quốc Thuần là một đại diện. Thậm chí rất nhiều đồng bào dân tộc sau khi mua chiêng, cồng luôn phải nhờ nghệ nhân này trực tiếp đến nơi chỉnh âm cho chuẩn xác khi sử dụng. Đôi tai tinh nhạy, sự am hiểu và cả kinh nghiệm giúp cho ông tạo ra những sản phẩm cồng chiêng phù hợp với từng vùng dân tộc thiểu số ở miền Trung và Tây Nguyên. Khi tôi hỏi nghệ nhân Dương Quốc Thuần về sự tồn tại của làng nghề Phước Kiều trong tương lai, ông nói chắc như đinh đóng cột: “Làng này không thể chết được. Nếu các bản làng dân tộc Tây Nguyên, miền Trung còn, thì làng đúc đồng Phước Kiều sẽ còn. Toàn bộ cồng chiêng Tây Nguyên đang sử dụng đều được đặt hàng, đúc ở đây cơ mà!”.

Mẫu số chung không mấy vui

Có đi mới thấy người làng nghề truyền thống đúng là khá vất vả, tốn rất nhiều thời gian cho sản phẩm mà giá thành bán ra không phải lúc nào cũng tương xứng. Câu hỏi tôi luôn hỏi những người dân ở các làng nghề, là thu nhập. Và hầu hết, những con số kể ra sẽ khiến nhiều người giật mình tự hỏi: sẽ sống làm sao với số tiền quá khiêm tốn ấy? “Một miếng lá dừa nửa mét, chằm được 3000 đồng. Một ngày chằm được mấy chục miếng, cũng kiếm được một trăm ngàn, phụ tiền đi học cho cháu. Nghề ni cực, không nhiều tiền, chỉ làm thêm lúc nông nhàn mà thôi”. Tâm sự của bà Lê Thị Nhã 70 tuổi, làm nghề đan lá dừa nước ở Cẩm Thanh, Hội An nghe tưởng như không buồn không vui, nhưng lại là tâm trạng chung của rất nhiều người dân làng nghề mà tôi đã gặp.

Làng đan lá dừa nước Cẩm Thanh.
Làng đan lá dừa nước Cẩm Thanh.

Theo thời gian và biến động của thị trường, xu hướng tiêu dùng, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm không còn tương ứng với nhau. Thời gian bỏ ra nhiều nhưng lợi nhuận lại không cao nên rất khó để người lao động tồn tại lâu dài cùng nghề. Nhưng với tính chịu thương chịu khó bao đời nay, người dân quê vẫn gắn bó miệt mài với công việc của cha ông, đôi khi phải như làm ngơ, mặc cho sự thay đổi đến chóng mặt của xu hướng tiêu dùng hiện đại, mặc cho người khác có từ chối những sản phẩm tảo tần ấy một cách lạnh lùng. Để bình thản mà sống!

Thật ra, các cơ quan chức năng cũng đã có một sự quan tâm nhất định, nhưng các biện pháp, đề xuất để nuôi sống hoặc duy trì làng nghề truyền thống, nhưng vẫn chưa thực sự thiết thực, uyển chuyển phù hợp với tình hình thực tế của mỗi làng nghề. Giải pháp để bảo tồn và tránh cảnh đìu hiu ở các làng nghề nói chung thường hay gắn kết với du lịch. Ý tưởng này không mới và không phải địa phương nào cũng thực hiện điều này một cách am hiểu và rốt ráo. Không phải làng nghề nào cũng sống tốt nhờ du lịch như làng rau Trà Quế, làng đá mỹ nghệ Non Nước…

Và không lẽ, cứ để những người nặng nợ với nghề cha ông ấy sống bằng ý chí và niềm tin thôi sao!

Bài & ảnh: Lê Minh Hạ

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Làng nghề xứ Quảng – Đầy những thăng trầm, lắm chuyện buồn vui! appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Khi xứ Quảng là tâm điểm của mùa khai trường https://24hsongxanh.vn/khi-xu-quang-la-tam-diem-cua-mua-khai-truong/ Fri, 06 Sep 2019 08:16:56 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=12821 Lũ học trò tiểu học đang tung tăng bên sườn đồi, hay là đường đến trường của chúng. Ảnh: FB cô giáo Trà Thị Thu.

Mùa tựu trường năm nay, xứ Quảng đã “chiếm sóng” sự quan tâm của cư dân mạng và truyền thông vì những chuyện “lạ” hơn so với những nơi khác. Ở phố thị Cũng như mọi năm, đến mùa thì cả nước tổng khai giảng, nhưng chuyện Đà Nẵng kiên quyết cho học sinh nghỉ […]

The post Khi xứ Quảng là tâm điểm của mùa khai trường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lũ học trò tiểu học đang tung tăng bên sườn đồi, hay là đường đến trường của chúng. Ảnh: FB cô giáo Trà Thị Thu.

Mùa tựu trường năm nay, xứ Quảng đã “chiếm sóng” sự quan tâm của cư dân mạng và truyền thông vì những chuyện “lạ” hơn so với những nơi khác.

Ở phố thị

Cũng như mọi năm, đến mùa thì cả nước tổng khai giảng, nhưng chuyện Đà Nẵng kiên quyết cho học sinh nghỉ học đúng ba tháng Hè và tựu trường đúng ngày 5 tháng 9, để thầy trò được trở lại không khí trong bài văn Tôi đi học của Thanh Tịnh vào đúng dịp đầu Thu thì không phải địa phương nào cũng… “dám làm”.

Cái dám thứ hai, được truyền thông đưa tin đậm nét là lễ khai giảng “bất thường”, không có bong bóng bay rợp trời, diễn văn phát biểu dài lê thê mà diễn ra cực kỳ ngắn gọn. Đơn cử như trường PTTH Phan Châu Trinh, một trường trung học lớn nhất nhì Đà Nẵng đã làm lễ khai giảng trong vòng 15 phút. Nghĩa là các cô cậu học trò không có dịp ngồi ngoài nắng mỏi lưng trò chuyện riêng miệt mài chờ cho nhà trường làm xong cái lễ dài lê thê với đủ thể loại tiết mục như mọi khi. Giới học trò xứ Đà vì thế, đã có một lễ khai giảng vui khỏe và thân thiện nhất với môi trường trong nhiều năm qua!

Những chuyện xôn xao khác mùa khai giảng, có chăng là đến từ phụ huynh. Đà Nẵng bây giờ chuộng mốt phụ huynh đưa đón con đi học không kém gì Sài Gòn, Hà Nội. Các con đường trước những ngôi trường luôn kẹt xe vào giờ đưa đón đã đành, mà còn phải chứng kiến những cảnh đậu xe, dừng xe rất tùy tiện của người lớn, đặc biệt là từ những chiếc xe hơi. Sự giàu có được phô trương trước cổng học đường cũng phản ánh sự phân hóa giàu nghèo ở xứ Đà mỗi lúc một rõ rệt hơn.

Ở đầu non

Nếu như học trò phố thị nhiều em đến tận cổng trường mới phải đặt chân xuống đường thì rất nhiều nơi vùng sâu vùng xa trên đất Việt, trẻ con phải tự thân trèo đèo lội suối để đến trường, mà nhiều khi chỉ với đôi chân trần.

Hầu như ai nhìn thấy điểm trường trong không gian lãng mạn này đều bất giác nhớ bài hát, bài thơ Đi học: Trường của em be bé, nằm lặng giữa rừng cây… Ảnh: FB cô giáo Trà Thị Thu.
Hầu như ai nhìn thấy điểm trường trong không gian lãng mạn này đều bất giác nhớ bài hát, bài thơ Đi học: Trường của em be bé, nằm lặng giữa rừng cây… Ảnh: FB cô giáo Trà Thị Thu.

Ngày hôm qua, chỉ sau buổi sáng khai giảng, trang cá nhân của cô giáo Trà Thị Thu, giáo viên tiểu học điểm trường Tắk Pổ, Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam bỗng dưng hot một cách bất ngờ. Gọi bỗng dưng, vì cô giáo cũng chỉ đăng hình về cô trò của điểm trường mình như thói quen cập nhật, chia sẻ công việc cảm xúc hàng ngày của mình thôi, nhưng hàng ngàn lượt like, hàng trăm lượt chia sẻ đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng cảm xúc về điểm trường nằm trên đỉnh Ngọc Linh kia. Có lẽ cô giáo trẻ không ngờ chuyện khai giảng đơn sơ giản dị trong nghèo nàn của điểm trường cô trò mình lại được dư luận quan tâm đến vậy.

Sự xúc động của cư dân mạng đều rất dễ hiểu, khi điểm trường nhỏ nhoi tạm bợ nằm ở một nơi xa xôi, có khung cảnh đẹp hoang sơ đến ngỡ ngàng, có những đứa học trò người dân tộc thiểu số dự khai giảng cùng cô giáo thật dễ thương và hồn nhiên trong nghèo khó.

Buổi khai giảng đơn sơ, thiếu ghế và thiếu cả dép. Ảnh: FB cô giáo Trà Thị Thu.
Buổi khai giảng đơn sơ, thiếu ghế và thiếu cả dép. Ảnh: FB cô giáo Trà Thị Thu.

Tôi thì đặc biệt chú ý đến tấm ảnh có đám trẻ ngồi ngay ngắn trong buổi khai giảng ấy. Chúng không đủ ghế ngồi, chúng phải ngồi xổm.

Và những đôi chân. Lũ trẻ đến trường đứa có dép, đứa không. Những đôi chân trần vẫn vô tư tung tăng chạy vui chơi theo cô giáo trên khắp núi đồi. Các em được sở hữu một vùng thiên nhiên tươi đẹp quá. Một bức tranh đẹp mà vẫn mãi chưa hoàn thiện, khi nhìn thấy những đôi chân.

Tôi thường tham gia những chuyến thiện nguyện ở vùng xa, nên hay “có dịp” được thấy đôi chân của các em. Trường của chúng có thể nghèo nàn dột nát hay rộng rãi khang trang vì được nhà nước xây dựng, đồng phục đến trường có thể tươm tất trong những dịp lễ lạt quan trọng, nhà trường đón khách đến tham quan, nhưng những đôi chân thì không giấu đi đâu được. Những đôi chân chỉ mang những đôi dép nhựa rẻ tiền nhất, dù cũ hay mới cũng đều không giấu được vẻ nghèo khó. Hoặc lắm khi chẳng mang gì dưới đôi bàn chân màu nâu đen xin xỉn cố hữu đầy bụi bặm. Những đôi chân trở thành một trong những hình ảnh phản ánh rõ nét nhất đời sống của lũ học trò và khả năng kinh tế của gia đình, của vùng chúng đang ở. Những đôi chân quen để trần, sớm chai sần từ bé, tự do tung tăng chạy nhảy khắp núi đồi trong sự vô tư và nghèo khó. Vô tư với sự học và cả tương lai, khi chuyện chúng đi học là cả một vấn đề.

Và một sự mộng mơ

Không ít người đã cùng tình chung ý khi bình luận về buổi lễ khai giảng ấn tượng của cô trò điểm trường Tắk Pổ là “một sự lãng mạn trong nghèo khó”. Mà thật, nếu không lãng mạn, thì chẳng ai phải bỏ công sức thời gian đi dạy xa xôi cách trở thế kia.

Lũ học trò tiểu học đang tung tăng bên sườn đồi, hay là đường đến trường của chúng. Ảnh: FB cô giáo Trà Thị Thu.
Lũ học trò tiểu học đang tung tăng bên sườn đồi, hay là đường đến trường của chúng. Ảnh: FB cô giáo Trà Thị Thu.

Hẳn nhiên, có hàng trăm trường hợp cô giáo, học trò và điểm trường ở khắp nơi còn thiếu thốn cực khổ, đi lại khó khăn hơn rất nhiều so với điểm trường ở  Nam Trà My này, nhưng chính vẻ đẹp lãng mạn đơn sơ bình dị ấy, khiến người ta còn niềm tin và quan tâm hơn sự học của con trẻ. Việc đem con chữ đi dạy nó khó khăn mà đẹp đến dường nào.

Và trong cái sự đẹp đẽ lãng mạn ấy, tại sao tôi lại không cho mình được mong ước rằng, lũ trẻ phố thị hay non cao đều được tới trường trên đôi chân của chính các em mỗi ngày, những đôi chân trên những đôi dép lành lặn. Phía sau hình ảnh đó là một xã hội ngăn nắp không lấm lem và thơ mộng, như lời bài hát Đi học mà hôm qua, hôm nay, người ta đang buột miệng hát theo khi nhìn thấy điểm trường Tắk Pổ…

Chim đùa theo trong lá

Cá dưới khe thì thào

Hương rừng chen hương cốm

Em tới trường hương theo…

L.M.Hạ

Theo netquang.vn

The post Khi xứ Quảng là tâm điểm của mùa khai trường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cá tính Quảng – Một cuốn sách… bất bình thường https://24hsongxanh.vn/ca-tinh-quang-mot-cuon-sach-bat-binh-thuong/ Mon, 15 Jul 2019 11:05:53 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7865 Trang bìa cuốn sách Cá tính Quảng do một họa sĩ đương đại gốc Quảng nổi bật – Lê Kinh Tài thiết kế, biến tấu từ hình tượng con tò he, khá phổ biến một thời tại xứ Quảng, ngày nay còn thấy nhiều ở Hội An và các chợ làng xã. Tò he có lẽ là sản phẩm đi cùng bước chân mở cõi vào Nam, mà xứ Quảng – với trắc trở của đèo Hải Vân và cuộc đối thoại trực tiếp với văn minh Chăm – là một cột mốc lớn.

Cuốn sách chân dung Cá tính Quảng (nhiều tác giả) viết về những nhân vật còn sống xứ Quảng Nam – Đà Nẵng. Cá tính Quảng đã để các nhân vật như Phan Vũ, Bùi Văn Nam Sơn, Ý Nhi, Phạm Văn Hạng, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Anh Hùng… “chung vui” cùng với Hoài Linh, Ánh […]

The post Cá tính Quảng – Một cuốn sách… bất bình thường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Trang bìa cuốn sách Cá tính Quảng do một họa sĩ đương đại gốc Quảng nổi bật – Lê Kinh Tài thiết kế, biến tấu từ hình tượng con tò he, khá phổ biến một thời tại xứ Quảng, ngày nay còn thấy nhiều ở Hội An và các chợ làng xã. Tò he có lẽ là sản phẩm đi cùng bước chân mở cõi vào Nam, mà xứ Quảng – với trắc trở của đèo Hải Vân và cuộc đối thoại trực tiếp với văn minh Chăm – là một cột mốc lớn.

Cuốn sách chân dung Cá tính Quảng (nhiều tác giả) viết về những nhân vật còn sống xứ Quảng Nam – Đà Nẵng.

Bìa sách Cá tính Quảng
Bìa sách Cá tính Quảng

Cá tính Quảng đã để các nhân vật như Phan Vũ, Bùi Văn Nam Sơn, Ý Nhi, Phạm Văn Hạng, Nguyễn Nhật Ánh, Trần Anh Hùng… “chung vui” cùng với Hoài Linh, Ánh Tuyết, Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Kasim Hoàng Vũ…; với các nhân vật đời thường như diễn viên xích lô Lê Văn Lộc, ông Đường gánh nước thuê ở Hội An…, với cầu thủ bóng đá và thể thao; với các doanh nhân trẻ giỏi việc…

Với 5 chủ đề, cũng là 5 chương, gồm Cãi, Ngông, Hề, Chơi và LàmCá tính Quảng là các câu chuyện đặc trưng con người thuộc vùng đất cãi cọ, ba lơn, ngông và hài hước…

Minh họa chương Cãi
Minh họa chương Cãi

Có một câu ca mà tôi nghĩ rằng đây mới là câu ám chỉ đặc tính xứ Quảng, nó không phải: “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm/ Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say“, mà là: “Ai về nhắn với bạn nguồn/ Mít non gửi xuống, cá chuồn gửi lên“.

Sở dĩ tôi dám nói đây là câu ca đặc trưng xứ Quảng, bởi nó rất Chăm – Việt. Biểu tượng mít non của em là một biến thể của yoni và cá chuồn của anh là biến thể của linga – trong tín ngưỡng phồn thực Chămpa một thuở. Thử tìm nơi nào ngẫu hợp Chăm – Việt mạnh hơn xứ Quảng?

Sự giao thoa văn hóa, tín ngưỡng và xã hội giữa Chăm – Việt trên mảnh đất “mở rộng về phương Nam” này đã ngấm vào máu thịt của bao con người, bao thế hệ.

Và cũng bắt nguồn từ đó, con người xứ Quảng có một cái gì đó rất nghệ sĩ, nhưng hơi nổi loạn kiểu Chămpa, nhưng cũng có một cái gì đó cà rỡn mà thâm trầm rất ư Bắc Hà. Đây là tính cách rất riêng của người Quảng.

Điều này góp phần lý giải tại sao dân chữ nghĩa xứ Quảng đa phần làm báo, viết văn và dễ thành công trong lĩnh vực tinh thần, văn hóa, chính trị, nghệ thuật…, hơn là các lĩnh vực khác.

Minh họa chương Làm
Minh họa chương Làm

Đất Quảng trong lịch sử được cho là “chó ăn đá, gà ăn muối”. Có lẽ vì vậy mà chịu thương chịu khó – là một đặc trưng, một đức tính bao trùm của các tính cách khác của cư dân xứ Quảng.

Thử đọc lại các nhân vật trong tập Cá tính Quảng, mỗi người mỗi cá tính, mỗi người mỗi lĩnh vực riêng và mỗi người mỗi sân chơi cũng như bầu khí quyển tinh thần riêng, chẳng ai giống ai.

Thế mà có một cái giống nhau, rất chung: Đó là tố chất vượt khó và xuất thân không giàu có.

Người Quảng không có khả năng “ăn rau má phá đường tàu” một cách quyết liệt như người xứ khác. Nhưng chó xứ Quảng dám ăn đá và gà xứ Quảng dám ăn muối, nghĩa là gà chó xứ ấy cũng chịu thương chịu khó, gà chó xứ ấy cũng cà rỡn, gà chó xứ ấy cũng bất… bình thường.

Minh họa chương Ngông
Minh họa chương Ngông

Khi chó và gà chịu cà rỡn, bất bình thường thì người xứ ấy tất nhiên cũng cà rỡn, bất bình thường y như. Nó không bình thường như thế nào, mời đọc Cá tính Quảng sẽ rõ phần nào.

Chiết tự chữ Nôm về từ “cãi” (唤), nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Văn viết: “Chữ Nôm dùng chữ hoán (唤) của chữ Nho để đọc là cãi. Cãi được diễn tả bằng bộ khẩu (口): lời nói và chữ miễn (免): cởi, bỏ.

Nghĩa là dùng lời nói, lý lẽ bào chữa, tranh biện để được thắng thế, miễn trừ, xóa bỏ điều gì đó. Cãi chính là nền tảng đầu tiên của việc thiết lập bình đẳng theo hàng ngang, tức không phải tôn ti trật tự kiểu chiếu trên chiếu dưới theo hàng dọc của triều đình phong kiến, gia trưởng.

Vượt qua đèo Hải Vân, cách biệt triều đình, người Quảng lại sống nơi biên ải, không cãi mới lạ”.

 

Liêu Thái 

Theo Tuổi trẻ Online

The post Cá tính Quảng – Một cuốn sách… bất bình thường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Xứ Quảng quê mình https://24hsongxanh.vn/xu-quang-que-minh/ Fri, 01 Mar 2019 07:35:54 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=2235

Đường to, đẹp mà không ai đi, Quảng Nam thật kỳ lạ! Buổi sáng chúng tôi loanh quanh ở vài con đường tại thành phố Đà Nẵng tìm một chỗ ngồi ăn sáng thật ngon, rồi đi cà phê chuyện vãn. Không vội vàng, thong thả mà đi đến những nơi mới mẻ mới thấy […]

The post Xứ Quảng quê mình appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Đường to, đẹp mà không ai đi, Quảng Nam thật kỳ lạ!

Buổi sáng chúng tôi loanh quanh ở vài con đường tại thành phố Đà Nẵng tìm một chỗ ngồi ăn sáng thật ngon, rồi đi cà phê chuyện vãn. Không vội vàng, thong thả mà đi đến những nơi mới mẻ mới thấy thật là vui.

Chúng tôi chỉ có một mong muốn rất mơ hồ là đi về phương nam của quê hương Quảng Nam, ngược xuôi trên những nẻo đường, bỏ qua những phiên chợ, những bà má quê với rổ rau lang xanh um mọc lên từ ruộng cát cháy bỏng. Bản đồ Google vạch trên điện thoại một tuyến đi ven biển, con đường hiện đại không rõ xây dựng được bao lâu mà vẫn vắng xe cộ qua lại, thi thoảng mới thấy vài chiếc xe chạy ngược chiều.

Và thật không ngờ, xứ Quảng quê tôi mùa hè rát bỏng đến tận cuối tháng 10 mà có một con đường đặc biệt chạy qua những rừng cây đang vào thu, màu vàng của lá cây kéo dài đến tận chân trời làm du khách tưởng như đang thăm thú xứ sở kim chi.

Có ai đó cảm thán: “Trời ơi, xứ mình đẹp vậy sao phải bỏ hơn chục triệu đồng qua tận Hàn Quốc chỉ để tận mắt nhìn thấy cái công viên lá vàng của bộ phim Chuyện tình mùa Đông nổi tiếng!”. Thế mới thấy người Hàn làm du lịch giỏi quá, ai qua đó cũng bảo phong cảnh thiên nhiên không mấy đặc sắc, vậy mà họ đã làm được tour du lịch thu hút khách ở vùng Đông Nam Á rất tốt.

Nhìn qua cửa xe thấy nào là rừng cây, bến đò rồi bãi cát trắng, trong xe những bản nhạc nổi tiếng của ban nhạc Boney M vang lên rộn rã. Ai nấy đều thấy khoan khoái vì con đường vắng, đẹp, không bóng người qua lại, không thấy chiếc xe máy nào. Thỉnh thoảng lại thấy bên đường tấm bảng gỗ chỉ đường vào một nhà thờ. Nhà thờ nông thôn nhỏ bé, đơn giản, giống như nhà nguyện của giáo dân một xã, từ xa đã nghe tiếng chuông ngân dài trên đồng lúa.

Biển Tam Thanh không có khách du lịch nên tôm, mực nghêu, hàu, cá, thứ nào cũng đầy ắp phiên chợ đầu làng và tươi roi rói. Tôm to, vỏ mỏng, rắc tí muối, nướng lên, thêm tí tiêu và vài giọt chanh, ăn no rồi mà cảm giác thương thân vì cuộc sống ngột ngạt ở đô thị chưa tan hết. Chúng tôi đi như thế qua quê hương tuyệt đẹp của chính mình.

Bên đường ven biển có ngôi làng với những bức bích họa của các họa sĩ Hàn Quốc đến vẽ để kích cầu du lịch cho làng chài. Những bức tranh ngộ nghĩnh yên lặng trong giấc ngủ trưa. Làng quê thanh bình, hàng quán đóng cửa, biển xanh rì, chỉ có hai người đang kéo mớ lưới rách về nhà để vá.

Có ở đâu mà chuyến đi chỉ cần tạt qua đầu làng rau Trà Quế ở ngoại ô Hội An là bạn đã sa chân vào hàng bánh xèo nằm giữa cánh đồng rau thơm phức, dậy mùi sau phiên tưới buổi chiều? Ngắm rau mà thấy thư thái, sung sướng như ngắm hoa tết vậy.

Việc ăn uống cũng thi vị, khác hẳn những điểm đến nổi tiếng. Con gà mái tơ vị chân quê khác gà đặc sản rao bán ở thành phố. Món xôi nếp ăn rồi còn thấy vị ngọt lưu lại nơi đầu lưỡi. Tám ngàn đồng một lon nếp, sao mà rẻ đến rưng rưng! Đó mới là lúc ta hể hả với những gì nông thôn ban tặng, mới tìm một quán cà phê sát biển để ngắm trời xanh, biển mát, cát vàng.

Quảng Nam là vậy đó. Người ta chỉ dồn nén nhau ở một khu phố cổ, một đền tháp Champa, dồn nhau vào resort, phá nát cả rừng dừa. Có biết đâu ngoài kia người Quảng còn muốn khoe làng quê mình đẹp lắm!

KHẢI LY
Theo doanhnhansaigon.vn

 

 

The post Xứ Quảng quê mình appeared first on 24h Sống xanh.

]]>