virus – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Thu, 25 Feb 2021 07:43:09 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png virus – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 “Phần mềm diệt virus đã chết” https://24hsongxanh.vn/phan-mem-diet-virus-da-chet/ Thu, 25 Feb 2021 07:43:09 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=55972 tan-cong-mang-gia-tang

Theo các chuyên gia bảo mật, phần mềm diệt virus hiện nay không thể bảo vệ máy tính hoàn toàn khỏi những cuộc tấn công mạng. Doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều tổn thất. Năm 2020 là thời điểm những cuộc tấn công mạng nhằm vào các doanh nghiệp trên thế giới gia tăng đáng […]

The post “Phần mềm diệt virus đã chết” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tan-cong-mang-gia-tang

Theo các chuyên gia bảo mật, phần mềm diệt virus hiện nay không thể bảo vệ máy tính hoàn toàn khỏi những cuộc tấn công mạng. Doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều tổn thất.

Năm 2020 là thời điểm những cuộc tấn công mạng nhằm vào các doanh nghiệp trên thế giới gia tăng đáng kể. Tỷ lệ tội phạm mạng toàn cầu đã tăng 15% mỗi năm trong 5 năm qua, số liệu thống kê từ Cybersecurity Ventures. Ước tính thiệt hại mà doanh nghiệp trên thế giới phải chịu là 6 nghìn tỷ USD.

Công ty an ninh mạng CrowdStrike (Mỹ) cho biết 2020 “có lẽ là năm các hoạt động tấn công diễn ra mạnh mẽ nhất”, theo VentureBeat.

Mục tiêu mới của tội phạm mạng

Báo cáo từ CrowdStrike đã chỉ ra tội phạm mạng đang chuyển sang tấn công các mục tiêu có giá trị như các công ty lớn. Việc tấn công vào những doanh nghiệp ngày càng phổ biến vì chúng dễ sinh lợi hơn nhắm vào những người dùng cá nhân. Họ gọi đây là “cuộc đại săn lùng”.

Trong 18 tháng qua, những phần tử tội phạm đã phát triển nhiều phương thức mới, cũng như liên minh với nhau để gia tăng phạm vi tấn công. Đặc biệt, nhiều kỹ thuật mã độc tống tiền tinh vi được phát triển nhằm phục vụ cho việc trục lợi.

tan-cong-mang-gia-tang
Một cuộc tấn công mạng không chỉ gây tổn thất kinh tế cho doanh nghiệp, nó còn khiến chính phủ lao đao vì phải tìm cách giải quyết. Ảnh: The Conversation

“Những kẻ xấu muốn chiếm đoạt càng nhiều thông tin càng tốt. Sau đó, chúng sẽ đưa ra lời đe dọa tựa như ‘nếu không trả tiền, chúng tôi sẽ phát tán tất cả những thông tin nhạy cảm này’. Dữ liệu bị đánh cắp đều có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của doanh nghiệp”, Phó chủ tịch CrowdStrike, ông Adam Meyers chia sẻ với Venture Beat.

Bên cạnh đó, tội phạm mạng còn lợi dụng đại dịch Covid-19 để tấn công các công ty y tế cùng nhiều doanh nghiệp đang chuyển sang hình thức làm việc tại nhà. Theo báo cáo, hơn 71% chuyên gia an ninh lo ngại bối cảnh dịch bệnh sẽ là thời điểm tuyệt vời để những kẻ xấu lộng hành.

“Chúng ta cần có một giải pháp phòng bị tiên tiến hơn. Những phần mềm diệt virus đã chết rồi”, Meyers nói.

Brian Dye, CEO của công ty phần mềm Symantec (Mỹ) cũng từng đưa ra những nhận định tương tự. Ông cho biết những chương trình diệt virus chỉ quét được khoảng 45% các cuộc tấn công, đây là con số tương đối thấp.

Các phương thức tấn công mạng đôi khi chỉ xuất hiện một lần và nhanh chóng thay đổi để vượt mặt các bản vá bảo mật. Điều này khiến những phần mềm diệt virus truyền thống gặp nhiều khó khăn.

Do đó, cách phòng bị tốt nhất là các đơn vị doanh nghiệp cần vạch ra những mối đe dọa có thể xảy ra và phát triển giải pháp bảo mật.

CrowdStrike đã dựa vào thông tin từ các nhà phân tích mạng hàng đầu để đề ra các xu hướng, cũng như phương pháp bảo mật tốt nhất cho doanh nghiệp.

Lợi dụng đại dịch Covid-19, tội phạm mạng bùng nổ

Trong bối cảnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe được đề cao, các doanh nghiệp y tế, chính phủ và nhiều công ty làm việc từ xa đã trở thành mục tiêu của những kẻ xấu.

Ban đầu, việc tấn công chỉ nhằm vào thu thập tỷ lệ lây nhiễm cũng như các đối sách của chính phủ. Tuy nhiên, chúng nhanh chóng chuyển sang đánh cắp các thông tin liên quan đến vaccine.

tan-cong-mang-gia-tang
Lợi dụng tâm lý hoang mang của người dân trong đại dịch Covid-19, các nhóm hacker đã thực hiện nhiều phi vụ lừa đảo. Ảnh: Public Spectrum

CrowdStrike cho biết các phần tử tội phạm tại Trung Quốc, Triều Tiên và Nga đều tấn công vào dữ liệu nghiên cứu vaccine. Trong năm 2020, có ít nhất 104 tổ chức chăm sóc sức khỏe bị nhiễm mã độc.

Không chỉ vậy, nhiều nhóm hacker còn chiếm đoạt các gói cứu trợ Covid-19 dành cho doanh nghiệp. Các gói hỗ trợ tài chính và kích thích kinh tế của Mỹ cũng bị rơi vào tầm nhắm. Bên cạnh đó, nhiều phi vụ lừa đảo mạo danh các tổ chức như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)… đã diễn ra thường xuyên.

Quá trình thay đổi mô hình làm việc cũng khiến vấn đề an ninh mạng của nhiều doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Cụ thể, việc đột ngột chuyển sang làm việc trên máy tính riêng đồng nghĩa thông tin của công ty được lưu trữ trên các thiết bị cá nhân này dễ bị những mã độc tinh vi đánh cắp.

“Tác động lớn nhất của việc làm tại nhà là nó khiến phạm vi tấn công của tội phạm mạng được mở rộng”, ông Meyers chia sẻ.

Quyền sở hữu trí tuệ bị chiếm đoạt

Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ (IP) cũng có thể trở thành đối tượng cho một cuộc tấn công mạng quy mô lớn.

tan-cong-mang-gia-tang
Bảng thống kê các cuộc tấn công mạng bằng mã độc. Ảnh: VentureBeat

Theo VentureBeat, Trung Quốc hiện có một “danh sách mua sắm” ghi lại hàng loạt những công nghệ sử dụng tình báo kinh tế để có được thông tin giúp họ đi trước quá trình phát triển hiện tại.

Các nhóm hacker cũng rất quan tâm đến việc thâm nhập các công ty an ninh mạng vì chúng đem lại nhiều lợi ích cho một vụ tống tiền tinh vi. Điển hình như cuộc tấn công vào hãng bảo mật FireEye vào tháng 12/2020.

Bên cạnh IP, tất cả chiến lược đàm phán, kế hoạch mở rộng và lợi nhuận của một công ty bất kỳ đều có thể trở thành mục tiêu tiềm năng.

Tấn công chuỗi cung ứng được đưa lên một tầm cao mới

Năm 2020, nước Mỹ đã chứng kiến một vụ tấn công an ninh mạng chấn động. Cụ thể, một nhóm hacker đã chèn mã độc vào phần mềm quản lý mạng do một công ty ở Texas có tên SolarWinds sản xuất. Điều này khiến thông tin quan trọng của chính phủ Mỹ cùng nhiều cơ quan khác bị chiếm đoạt.

Ủy ban Chứng khoáng và Sàn giao dịch Mỹ (The SEC) xác nhận được ít nhất 18.000 người là nạn nhân của cuộc tấn công, bao gồm các tập đoàn tư nhân và chính phủ.

Các cuộc tấn công vào chuỗi cung ứng gây tổn hại phần lớn vì hiệu ứng domino. Theo đó, trong một lần xâm nhập, chúng có thể chiếm đoạt thông tin từ nhiều mục tiêu khác nhau.

“Cuộc tấn công những chuỗi cung ứng diễn ra ở phạm vi lớn chưa từng có, nó làm tôi phải thức trắng nhiều đêm” Meyers nói.

“2021 sẽ là năm của mã độc tống tiền”, theo báo của của CrowdStrike.

tan-cong-mang-gia-tang
Cũng như dịch bệnh, các mã độc có thể lây lan sang nhiều doanh nghiệp, tổ chức có liên kết với nhau. Ảnh: SecurityBrief

VentureBeat cho biết sự ra đời của các trang web lộ thông tin chuyên dụng (dedicated leak sites) trên dark web là một trong những nguyên nhân giúp các phi vụ tống tiền bằng mã độc diễn ra thuận lợi.

Cụ thể, tội phạm mạng sẽ đăng tải thông tin lên dark web nhằm tạo áp lực cho phía doanh nghiệp, buộc họ phải nhanh chóng trả tiền để lấy lại dữ liệu.

Điển hình là cuộc tấn công nhằm vào công ty luật Grubman Shire Meiselas and Sacks tại New York. Theo đó, một nhóm tội phạm đã đánh cắp hồ sơ của các công ty và người nổi tiếng bao gồm Madonna, Bruce Springsteen, Facebook… Sau đó, chúng phát tán một kho lưu trữ chứa 2,4 GB hồ sơ pháp lý của Lady Gaga để chứng minh và gây sức ép.

Cách tiếp cận này đã được ít nhất 23 tội phạm mã độc trên thế giới áp dụng vào năm 2020. Ước tính số tiền chuộc trung bình là 1,1 triệu USD.

Doanh nghiệp có độ nhận diện thương hiệu càng cao thì áp lực số tiền phải trả càng lớn. Những nhóm tội phạm thậm chí còn thành lập các liên minh, như Maze Cartel, nhằm phân tán thông tin rộng hơn. Điều này khiến nhiều công ty gặp khó khăn trong việc kiểm soát nguồn bị đánh cắp. Ngay cả khi họ chủ động xóa dữ liệu, vấn đề cũng không được giải quyết.

Một trong những biến thể của mã độc chính là những mã độc dưới dạng dịch vụ (RaaS), một loại công cụ được thiết kế để bất kì ai cũng có thể sử dụng mã độc mà không cần tới kiến thức lập trình. Theo đó, các tin tặc có quyền truy cập vào các phần mềm độc hại được phát triển bởi một RaaS và kiểm soát chúng. Cách thức này cho phép các nhóm hacker giảm thiểu thời gian tiếp cận mục tiêu và triển khai nhiều phần mềm độc hại nhanh hơn.

Doanh nghiệp chống lại các mối đe dọa thế nào?

Theo Meyers, dưới đây là năm điều doanh nghiệp nên làm để hạn chế các trường hợp bị tấn công mạng.

1. Bảo mật doanh nghiệp: Các công ty cần đề ra nhiều biện pháp bảo vệ nhất có thể. Đồng thời, cập nhật các bản vá lỗ hổng bảo mật định kỳ. Cùng với đó là nắm vững “nguyên tắc đặc quyền tối thiểu” (the principle of least privilege).

2. Chuẩn bị phòng thủ: CrowdStrike đề xuất quy tắc 1-10-60. Cụ thể, doanh nghiệp cần chuẩn bị các biện pháp nhằm xác định cuộc tấn công trong vòng một phút, phản hồi nó trong vòng 10 phút và ngăn kẻ tấn công trong vòng một giờ.

3. Có một giải pháp bảo mật tiên tiến hơn: Theo Meyers gợi ý, các mối đe dọa có thể được phát hiện nhanh hơn với Machine Learning thay vì các phần mềm diệt virus.

4. Đào tạo và thực hành: Tập hợp các giám đốc điều hành và hội đồng quản trị lại với nhau để phát triển một kế hoạch ứng phó. Cần đảm bảo nhân lực để xử lý các cuộc tấn công mạng ở mọi quy mô.

5. Sự thông minh: Nhận thức được các mối đe dọa, những kỹ thuật và công cụ nào sẽ được sử dụng đối với loại hình kinh doanh của công ty bạn. Xác định và tìm cách đối phó.

Minh Luân

Theo Zing.vn/ VentureBeat

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/nhieu-doanh-nghiep-lao-dao-vi-tan-cong-mang-gia-tang-post1186314.html

The post “Phần mềm diệt virus đã chết” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Khẩu trang là “virus” với Trái đất https://24hsongxanh.vn/khau-trang-la-virus-voi-trai-dat/ Wed, 27 Jan 2021 01:59:23 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54649 khau-trang-la-virus-voi-trai-dat

Chính sách bắt buộc đeo khẩu trang đã góp phần bảo vệ vô số mạng người khỏi mầm bệnh truyền nhiễm ngang tàng nhất trăm năm qua. Nhưng số lượng bùng nổ của khẩu trang y tế dùng một lần đi liền với một thảm họa chết chóc. Nó đang “mai phục” thiên nhiên hoang […]

The post Khẩu trang là “virus” với Trái đất appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
khau-trang-la-virus-voi-trai-dat

Chính sách bắt buộc đeo khẩu trang đã góp phần bảo vệ vô số mạng người khỏi mầm bệnh truyền nhiễm ngang tàng nhất trăm năm qua. Nhưng số lượng bùng nổ của khẩu trang y tế dùng một lần đi liền với một thảm họa chết chóc. Nó đang “mai phục” thiên nhiên hoang dã và loài người, và có thể đeo bám ta lâu hơn rất nhiều so với chính đại dịch.

Một đời “cống hiến” chỉ kéo dài trong phút chốc, những “tường thành bảo vệ siêu mỏng” này có thể mất hơn 400 năm để phân hủy và biến mất khỏi nhân gian! Bị nhiễm khuẩn, không thể tái sử dụng, rất khó để tái chế, số lượng tăng theo từng giờ, khẩu trang y tế chẳng khác gì một loài “virus” đang đe dọa sức khỏe của hành tinh.

khau-trang-la-virus-voi-trai-dat
Rác khẩu trang vớt được từ một bãi biển ở Hong Kong. Ảnh: AFP

Khẩu trang cũ đi về đâu?

“Nếu bạn dạo quanh bất kỳ con phố nào hiện nay, bạn sẽ thấy khẩu trang y tế bị gió cuốn đi cùng với lá cây trong rãnh thoát nước ven đường; chúng là một kiểu ‘tàn thuốc lá’ mới, bị vứt lung tung sau khi sử dụng” – Charlotte Green, đại diện Công ty chất thải TradeWaste.co.uk (Anh), phàn nàn trên The Guardian. Hơn 53 triệu khẩu trang được chuyển đến bãi rác mỗi ngày tại Anh, nhưng theo Green, số “lạc trôi” ở những nơi khác mới là điều đáng sợ.

Với thiên nhiên hoang dã còn đau lòng hơn. Tháng 7-2020, một con hải âu ở thành phố Chelmsford (Anh) được giải cứu sau một tuần bị trói bởi dây đeo của một chiếc khẩu trang y tế, khiến hai chân sưng tấy và đau đớn. Đầu năm nay, báo chí Đông Tây đồng loạt đưa tin về những con khỉ ngây thơ nhai những chiếc khẩu trang y tế bị vứt lại trên các ngọn đồi ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia.

Sự dày đặc của rác khẩu trang có thể bao trùm mọi bề mặt và bóp ngạt các hệ sinh thái. Một số loài động vật không thể phân biệt được đâu là đồ nhựa và đâu là con mồi, hậu quả là bị mắc nghẹn bởi những mảnh rác. Ngay cả khi chúng nuốt trôi, động vật vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng do dạ dày bị lấp đầy bởi những vật chất vô bổ. Những con vật nhỏ hơn lại có thể bị vướng vào dây thun của khẩu trang, và không gì đảm bảo đó là “cạm bẫy” duy nhất.

Trong nhiều năm nữa, những miếng nhựa sẽ phân hủy thành vi nhựa, và sau đó là vô số hạt nano. Các hạt và sợi siêu nhỏ này tồn tại lâu năm và tích tụ trong chuỗi thức ăn. Một chiếc khẩu trang nhỏ bé có thể phân thành hàng triệu hạt và sợi, tiềm ẩn những loại hóa chất và vi khuẩn có hại cho sinh vật ăn phải chúng, và ở cuối chuỗi thức ăn là loài người.

khau-trang-la-virus-voi-trai-dat
Khỉ tưởng khẩu trang đã qua sử dụng là thức ăn. Ảnh: AFP

Nên làm gì?

Sanen Ferlani làm việc trong một kho rác ở Đông Jakarta (Indonesia), loại bỏ những chiếc khẩu trang đã qua sử dụng khỏi rác thải sinh hoạt để chúng không bị chôn vùi trong bãi rác. Kế đến, đống khẩu trang được khử trùng trước khi được gửi cho bên thứ ba. Đây cũng là yêu cầu của Cơ quan môi trường Jakarta (JEA). Dù Tổ chức Y tế thế giới cho biết “không có bằng chứng nào cho thấy việc lây nhiễm COVID-19 có thể xảy ra từ chất thải y tế sang người xử lý chất thải”, những người thu gom rác như Ferlani vẫn thấy lo sợ.

JEA khuyến khích người dân phân loại rác thải y tế nói chung và khẩu trang nói riêng, không để lẫn vào rác sinh hoạt. Số rác này phải được xịt khử trùng và bỏ vào túi riêng trước khi chuyển cho đơn vị thu gom. Chính quyền Hồ Bắc (Trung Quốc) cũng vận động người dân làm tương tự.

Còn tại Vương quốc Anh – nơi 58,8 triệu khẩu trang được sử dụng hằng ngày nhưng có tới 90% bị thải bỏ, chính phủ khuyến cáo người dân nên đợi ít nhất 72 giờ trước khi vứt khẩu trang. Ở Đức, người dân phải bỏ khẩu trang vào thùng rác màu đen – phân loại dành cho rác thải không thể tái chế. Thủ đô Bangkok (Thái Lan) thì đặt thùng rác màu cam cho khẩu trang đã qua sử dụng ở những nơi dễ thấy, để đề phòng trường hợp… ăn cắp khẩu trang cũ. Sau đó, tất cả chúng sẽ bị thiêu hủy trong lò đốt.

Giải pháp lâu dài

So với số lượng khẩu trang bị vứt bỏ mỗi phút trên toàn thế giới, những gì ta thu gom được có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Ngay cả khi chúng ta có thể thu gom tất cả, khó mà có đủ lò đốt ở mọi khu vực. Trên hết, khi ta đốt khẩu trang và rác thải khác, khí thải nhà kính cũng được sinh ra. Vì vậy, giới khoa học và khởi nghiệp đang theo đuổi những ý tưởng bền vững hơn.

Ở Pháp, công ty khởi nghiệp Plaxtil đã phát triển một quy trình biến sợi thành “nhựa sinh thái” – theo cách gọi của họ. Khẩu trang cũ sẽ đi qua tia UV để tiệt trùng và được đưa vào máy cắt. Sau đó, chúng được trộn với nhựa bổ sung, và chế tạo thành các sản phẩm hữu dụng để chống lại virus corona như kính che mặt hay dụng cụ mở cửa an toàn.

Trong một nghiên cứu của ĐH Swansea (Anh), khẩu trang và các rác thải y tế bằng nhựa được tái chế thành nhiên liệu xanh chỉ bằng cách… phơi nắng. Ý tưởng là chúng ta sẽ sắm một chiếc máy đơn giản trông như máy giặt, cho tất cả chất thải vào, bật máy lên, đợi mặt trời ló dạng và sau đó tất cả chất thải sẽ biến mất, thứ còn lại vẫn có giá trị. Kỹ thuật này được gọi là photoreforming, phân hủy chất thải nhựa và chuyển hóa nước thành hydro. “Áp dụng công nghệ của chúng tôi để xử lý chỉ 1% lượng rác thải sẽ tiết kiệm hàng triệu bảng và đồng thời giảm thiểu ô nhiễm” – trưởng dự án, tiến sĩ Moritz Kuehnel, nói với BBC.

Tuy nhiên, thách thức của các sáng kiến tái chế này là làm sao thực hiện được trên quy mô toàn cầu. Jonathan Krones, một nhà sinh thái học công nghiệp tại Đại học Boston (Mỹ), bình luận trên DW rằng phát triển một quy trình phân tách để thu gom khẩu trang từ rác là khả thi về mặt kỹ thuật, nhưng không có đủ khẩu trang để làm cho dự án mang tính kinh tế. Khẩu trang bị vứt khắp nơi sao lại sợ không đủ nguyên liệu để tái chế? Krones giải thích rằng việc thu gom khẩu trang đã qua sử dụng rất vất vả và tốn kém vì chúng thường lẫn với các loại rác khác, và người dân cũng không nghĩ đó là thứ có thể tái chế được.

Bên cạnh lời kêu gọi sử dụng khẩu trang vải, có thể giặt và dùng lại, chế tạo khẩu trang từ vật liệu phân hủy sinh học cũng thu hút nhiều sự quan tâm. Công ty Geochanvre của Pháp đã tạo ra một loại khẩu trang từ cây gai dầu, trong khi ĐH Công nghệ Queensland của Úc đang thử nghiệm một sản phẩm từ chất thải nông nghiệp. ShoeX, công ty sản xuất giày dép ở Việt Nam, đã ra mắt loại khẩu trang từ hạt cà phê mang tên AirX.

Tuy nhiên, những ý tưởng trên có lẽ khó mà miễn trừ trách nhiệm cho người sử dụng. Khẩu trang sinh học sẽ đòi hỏi các cách “dọn dẹp” riêng, bởi vì trong bãi chôn lấp, chúng có thể tạo ra một lượng lớn khí nhà kính metan, khi vi khuẩn kỵ khí ăn chất hữu cơ. Có lẽ thế giới vẫn cần đến khẩu trang trong thời gian dài, nhưng ít nhất, việc khuyến khích người dân suy nghĩ về toàn bộ vòng đời của chúng có thể giúp giảm bớt “tác dụng phụ” của vật dụng bảo vệ sức khỏe chúng ta.

Trái ngược với biệt danh “khẩu trang giấy”, khẩu trang y tế dùng một lần thực chất bao gồm 3 lớp hoàn toàn bằng nhựa. Hai lớp ngoài cùng làm bằng sợi nhựa không dệt, tương tự trong các sản phẩm khăn ướt và tã. Lớp giữa là bộ lọc polymer, thường là nhựa PP (polypropylene) vốn mất nhiều thời gian để phân rã trong môi trường. Hầu hết khẩu trang sử dụng vật liệu tổng hợp, rất khó tách rời, nên không thích hợp để tái chế. Còn lại là dây đeo bằng bông và miếng kim loại (ở vị trí sống mũi) vốn cũng “sống dai” và tai hại với động vật không kém.

 

Theo báo Straits Times, giới chuyên gia ước tính mỗi tháng cả thế giới sử dụng và thải bỏ 129 tỉ khẩu trang và 65 tỉ găng tay y tế. Với mỗi chiếc khẩu trang nặng khoảng 3,5g, con số trên tương đương 451.500 tấn, và khi đặt cạnh nhau, chúng bao phủ một diện tích rộng gấp ba lần đất nước Singapore. Còn theo trang tin tức của Liên Hiệp Quốc, dự kiến 75% số khẩu trang đã qua sử dụng, cũng như các chất thải khác liên quan đến đại dịch, sẽ kết thúc vòng đời tại các bãi chôn lấp hoặc trôi nổi trên biển. Còn theo Tổ chức môi trường OceansAsia, hơn 1,5 tỉ khẩu trang đã trôi ra biển, tạo nên những tác động ghê gớm với các đại dương – vùng nhạy cảm của hành tinh.

 

Để vứt khẩu trang đúng cách, có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ Leong Hoe Nam, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Mount Elizabeth Novena (Singapore).

Đầu tiên là rửa tay trước khi tháo khẩu trang, vì chúng ta sẽ chạm tay vào mặt. Sau khi tháo khẩu trang, hãy gấp đôi nó lại theo hướng vào bên trong, để các giọt nước từ miệng và mũi không thể lọt ra ngoài. Tiếp tục gấp đôi nó cho đến khi chiếc khẩu trang thành một cuộn nhỏ gọn, dùng dây đeo co dãn quấn quanh để nó không bung ra. Người dùng nên bọc nó trong một miếng khăn giấy trước khi ném vào thùng rác.

Các nhà vận động vì môi trường cũng kêu gọi mọi người bỏ rác đúng cách và cắt bỏ dây đeo để giảm nguy cơ khiến động vật mắc kẹt.

Lê My

Theo Tuổi Trẻ Cuối Tuần

 

Link nguồn: https://cuoituan.tuoitre.vn/van-de-su-kien/khau-trang-la-virus-voi-trai-dat-1575367.html

The post Khẩu trang là “virus” với Trái đất appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nhiều người trẻ đang góp phần lan truyền Covid-19 https://24hsongxanh.vn/nhieu-nguoi-tre-dang-gop-phan-lan-truyen-covid-19/ Wed, 19 Aug 2020 01:45:18 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=44390 nguoi-tre-gop-phan-lan-truyen-covid-19

Đại dịch Covid-19 hiện do các thế hệ trẻ hơn lan truyền virus, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo hôm 18/8. Trong tháng 8/2020, tỷ lệ người trẻ tuổi trong số bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận đột ngột tăng mạnh trên toàn cầu. Tạo rủi ro cho các nhóm […]

The post Nhiều người trẻ đang góp phần lan truyền Covid-19 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nguoi-tre-gop-phan-lan-truyen-covid-19

Đại dịch Covid-19 hiện do các thế hệ trẻ hơn lan truyền virus, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo hôm 18/8.

Trong tháng 8/2020, tỷ lệ người trẻ tuổi trong số bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận đột ngột tăng mạnh trên toàn cầu.

Đeo khẩu trang, rửa tay và tuân thủ giãn cách xã hội vẫn là những lời khuyên hữu hiệu để phòng ngừa Covid-19

Tạo rủi ro cho các nhóm dễ bị tổn thương

Các bác sĩ lo ngại rằng sự lây lan của coronavirus đang được lan truyền bởi những người ở độ tuổi 20, 30 và 40, thay vì trên 50 như vài tháng trước. Đáng lưu ý là nhiều người trong số họ không hề biết mình đã bị nhiễm hoặc đang ở thể nhẹ nên tạo rủi ro cho các nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm người già và người bệnh. Tình hình này càng trầm trọng tại các quốc gia đông dân cư và nền y tế yếu kém.

Bác sĩ Takeshi Kasai, giám đốc WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, cho biết: “Dịch bệnh đang thay đổi. Những người ở độ tuổi 20, 30 và 40 góp phần gia tăng sự lây lan với tốc độ cao.”

Tiệc tùng cũng là một trong những nguyên do khiến Covid-19 lan nhanh trong giới trẻ

Theo cuộc khảo sát của Reuters, số ca mắc mới tăng cao khiến một số quốc gia phải áp đặt trở lại các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội trong lúc các hãng dược đang chạy đua tìm kiếm vaccine chế ngự con virus giết chết hơn 770.000 người, lây nhiễm cho gần 22 triệu người.

Tedros Adhanom, giám đốc WHO, nhận định rằng việc một số quốc gia đặt lợi ích của mình lên trước những quốc gia khác để giành nguồn cung vaccine có thể làm cho đại dịch trở nên tồi tệ hơn.

“Không ai hoặc không nước nào được an toàn cho đến khi tất cả mọi người đều an toàn,” ông nói.

Ông Adhanom cũng đề cập Việt Nam như là trường hợp đã kiểm soát được coronavirus, trong ba tháng không có sự lây truyền trong nước trước khi ghi nhận lượng ca mới đột ngột bùng phát trở lại.

Nước Pháp đột ngột ghi nhận lượng người trẻ nhiễm Covid-19 tăng đột biến trong tháng 8/2020

Theo bác sĩ Kasai, việc các ca mới được ghi nhận dồn dập trở lại ở một số quốc gia là tín hiệu cho thấy đại dịch ở châu Á – Thái Bình Dương đã bước qua một giai đoạn mới”.

Các chuyên gia đề nghị giải pháp để giảm thiểu sự gián đoạn đối với cuộc sống người dân và giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế là kết hợp phát hiện sớm Covid-19 và phản ứng nhanh để khống chế việc lây lan.

Trong khi các biến thể của coronavirus đã được quan sát thấy, WHO vẫn cho rằng loại virus này “tương đối ổn định”.

Tụ tập đông người trong thời điểm này là điều nên tránh

Phớt lờ quy tắc giãn cách

Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu lý do tại sao Covid-19 này lại tiến triển thành bệnh nặng ở một số người mà không phải những người khác, như một số người trẻ tuổi.

Tại Mỹ, giới chức y tế tiểu bang cho biết ngày càng có nhiều thanh niên phớt lờ quy tắc giãn cách xã hội và do vậy họ đang lây nhiễm virus với tỷ lệ cao hơn. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cảnh báo rằng khoảng một nửa số ca mới ở Hoa Kỳ là những người dưới 35 tuổi, nhất là ở Florida và Texas.

Bác sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm, nói rằng các bác sĩ đang nhận thấy các biến chứng của Covid-19 “ngày càng nhiều” ở những người trẻ tuổi. Ông kêu gọi những người trẻ tuổi không nên xem nhẹ coronavirus và khuyến cáo rằng thái độ như vậy có thể tiếp tay lây lan đại dịch.

“Các bạn không những phải có trách nhiệm với bản thân mà còn có trách nhiệm với xã hội. Bởi chính bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm và lại lan truyền virus cho người khác,” bác sĩ Fauci nói.

Thiệu Kiệt

(theo NBC News, CNBC)

The post Nhiều người trẻ đang góp phần lan truyền Covid-19 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những người quyết không lên máy bay đến khi có vaccine Covid-19 https://24hsongxanh.vn/nhung-nguoi-quyet-khong-len-may-bay-den-khi-co-vaccine-covid-19/ Wed, 15 Jul 2020 03:08:49 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=41989 vaccine-covid-19

Mặc cho các hãng hàng không trấn an về các biện pháp mới giúp phòng ngừa Covid-19, một số người nói họ cương quyết không bước lên máy bay bây giờ hoặc trong tương lai gần.  Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai đang đe dọa nhiều quốc gia, dường như các biện pháp […]

The post Những người quyết không lên máy bay đến khi có vaccine Covid-19 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
vaccine-covid-19

Mặc cho các hãng hàng không trấn an về các biện pháp mới giúp phòng ngừa Covid-19, một số người nói họ cương quyết không bước lên máy bay bây giờ hoặc trong tương lai gần. 

Trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ hai đang đe dọa nhiều quốc gia, dường như các biện pháp bình thường mới như đeo khẩu trang và khử trùng khoang hành khách chưa đủ để trấn an những người thận trọng.

Chris Trịnh không muốn đặt cược sức khỏe của gia đình khi đi máy bay mà chưa có vaccine

‘Sợ rủi ro nhiễm virus’

Chris Trịnh, một người đã làm bố, 41 tuổi, sống ở Minnesota, quyết định tránh xa máy bay một phần là để tránh rủi ro cho các con, trong đó bé út chỉ mới 10 tháng tuổi.

“Tôi cảm thấy rằng cho dù mình cẩn thận đến đâu trong chuyến bay, tôi không thể đảm bảo những hành khách khác cũng có ý thức tương tự. Thật khó để tin người khác trong thời điểm này,” ông nói với CNN.

Do vợ ông Trịnh là người Nhật, gia đình ông thường dành kỳ nghỉ hè ở Nhật Bản. Đây là năm đầu tiên họ ở lại Hoa Kỳ trong kỳ nghỉ vì “rủi ro nhiễm Covid-19 quá cao”.

Các sân bay đông đúc khiến nhiều người lo ngại về viêc giãn cách xã hội không đảm bảo

Vincent Marseglia, 70 tuổi, viên chức y tế đã nghỉ hưu, cũng chia sẻ quan điểm này. “Trên một chuyến bay thì dù ngồi ở vị trí nào bạn cũng sẽ ở gần người, cho dù hãng bay có áp dụng việc giãn cách ghế ngồi. Đó là chưa kể trước đó, bạn phải vượt qua một đám đông khi làm thủ tục bay cũng như qua cổng an ninh,” ông Marseglia nói với CNN.

Ông chia sẻ thêm rằng, vì lý do tuổi tác, ông càng cẩn trọng hơn trong việc di chuyển, nếu không đi máy bay được thì cũng không đi tàu, không đi chung xe với bất kỳ ai ngoài vợ mình.

“Ngay cả khi vaccine phòng ngừa Covid-19 đã có sẵn, tôi cũng không phải là người đầu tiên chạy đi tiêm chủng. Tôi sẵn sàng chờ đợi chừng nào mình biết chắc hiệu quả của vaccine và lúc đó thì đi máy bay hãy chưa muộn,” ông Marseglia nói.

Phớt lờ rủi ro hay không?

Dean Calin, giới chức hàng không sống tại Wisconsin, có những lo lắng tương tự. Ông cho biết: “Mặc dù các hãng hàng không loan báo rằng họ đang tiến hành các bước khử trùng và lọc không khí trong khoang máy bay, nhưng tất cả những điều đó không thể xử lý mối nguy ô nhiễm tiềm ẩn khi hành khách lên khoang. Theo tôi, một khi chưa có vaccine thì chẳng có cách nào an toàn để đi máy bay cả,” ông Calin nói.

Ông nói thêm rằng mình đã tự cách ly hơn 100 ngày nay, do lo ngại về tác động của virus đối với bệnh hen suyễn của ông. Những chuyến đi đã định trước của ông Calin trong năm 2020 giờ phải hoãn lại hết.

Đeo khẩu trang suốt cả chuyến bay là lời khuyên từ các bác sĩ

“Đó là một sự hy sinh mà chúng ta phải thực hiện, nếu chúng ta muốn sống tiếp. Đó cũng là thử thách, nhưng nếu phớt lờ rủi ro khi đi máy bay, biết đâu bạn có thể phải nhận án tử,” ông Calin quả quyết.

Theo ông, chừng nào đã có vaccine và hầu hết mọi người đều được tiêm chủng, thì đó mới là “thời điểm thích hợp để bay trở lại”. Còn những người đang đi máy bay bây giờ hoặc là “rất dũng cảm” hoặc “rất ngu ngốc.”

Ý kiến bác sĩ

Bác sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Vanderbilt, nói rằng ông hiện không tán thành việc mọi người đi máy bay, nhất là ở Hoa Kỳ.

“Hiện tại, chúng tôi khuyến cáo cho bệnh nhân rằng chỉ nên đi máy bay nếu chuyến đi thực sự cần thiết. Bởi vì ở Mỹ, coronavirus không được kiểm soát. Nó lan ra khắp cả nước Mỹ và có thể có làn sóng mới. Ngay cả khi bắt buộc phải đi máy bay vì lý do gì đó, các bạn nên thận trọng, đeo khẩu trang mọi lúc và cố giữ khoảng cách với người khác trong chừng mực có thể,” ông nói.

Schaffner chủ yếu quan ngại đến khả năng virus lây lan ở các sân bay đông đúc, nơi mọi người khó duy trì sự giãn cách cần thiết, nhất là trong những chuyến bay kín ghế.

Thiệu Kiệt

(theo Insider, CNN)

The post Những người quyết không lên máy bay đến khi có vaccine Covid-19 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thuốc rẻ tiền giúp cứu sống bệnh nhân Covid-19 phải thở máy? https://24hsongxanh.vn/thuoc-re-tien-giup-cuu-song-benh-nhan-covid-19-phai-tho-may/ Tue, 16 Jun 2020 14:40:30 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=40054 thuoc-chua-Covid-19

Các khoa học gia Đại học Oxford đã thử nghiệm trên 2,000 người và kết luận Dexamethasone có thể giảm tỷ lệ tử vong đáng kể ở những người nhiễm Coronavirus phải dùng đến máy thở. Lợi ích rất lớn Trong lúc các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đang chạy đua để tìm […]

The post Thuốc rẻ tiền giúp cứu sống bệnh nhân Covid-19 phải thở máy? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
thuoc-chua-Covid-19

Các khoa học gia Đại học Oxford đã thử nghiệm trên 2,000 người và kết luận Dexamethasone có thể giảm tỷ lệ tử vong đáng kể ở những người nhiễm Coronavirus phải dùng đến máy thở.

Dexamethasone được ghi nhận là thuốc rẻ tiền, phổ biến ở các nước

Lợi ích rất lớn

Trong lúc các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới đang chạy đua để tìm vaccine phòng bệnh Covid-19, một nhóm chuyên gia Anh quốc hôm 16/6 báo tin vui: Một loại thuốc rẻ tiền và có sẵn rộng rãi có thể giúp cứu sống bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở tình trạng nặng. Đó là Dexamethasone, loại thuốc lâu nay dùng để giảm viêm, điều trị những bệnh như thấp khớp, rối loạn chức năng máu hoặc hormon, hệ miễn dịch, dị ứng và một số bệnh về da. 

Họ cho biết, việc điều trị bằng steroid liều thấp là một bước đột phá lớn trong cuộc chiến chống lại loại virus chết người. 

Dexamethasone là một phần trong các thử nghiệm thử nghiệm lớn nhất trên thế giới để xem liệu chúng có hiệu quả trong việc chống coronavirus hay không.

Các chuyên gia cho rằng loại thuốc nêu trên giảm nguy cơ tử vong từ mức 40% xuống 28% cho bệnh nhân Covid-19 đang phải dùng máy thở. Đối với những người thở oxy qua mặt nạ trong hồi sức cấp cứu, nó giảm nguy cơ tử vong từ 25% còn 20%.

Nếu loại thuốc nêu trên được dùng để điều trị cho bệnh nhân ở Anh từ khi bắt đầu đại dịch thì các bác sĩ đã có thể cứu được 5.000 người, các nhà nghiên cứu cho biết. Và nó có thể mang lại lợi ích rất lớn ở các nước nghèo với lượng bệnh nhân Covid-19 cao.

Đến nay, khuyến cáo phổ biến nhất là đeo khẩu trang tại những nơi công cộng để giảm thiểu nguy cơ lây coronavirus

Bước đột phá lớn

Đáng lưu ý, cuộc thử nghiệm cho thấy, Dexamethasone có vẻ như giúp ngăn chặn một số thiệt hại khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm quá mức trong lúc cố gắng chống lại coronavirus. Khi đó, phản ứng thái quá của cơ thể được gọi là cơn bão cytokine, một trong những nguyên nhân chính gây ra suy đa tạng và khiến bệnh nhân tử vong.

Giáo sư Peter Horby nói: “Đây là loại thuốc duy nhất cho đến nay đã được chứng minh là giúp làm giảm tỷ lệ tử vong rõ rệt đối với bệnh nhân Covid-19. Đây có thể coi là một bước đột phá lớn.”

Trưởng nhóm nghiên cứu, giáo sư Martin Landray nói rằng những phát hiện cho thấy cứ tám bệnh nhân Covid-19 phải điều trị bằng máy thở, các bác sĩ có thể cứu được một mạng sống.

“Có một lợi ích rõ ràng khi việc điều trị lên đến 10 ngày dexamethasone và chi phí chỉ khoảng 5 bảng Anh (147.321 đồng) cho mỗi bệnh nhân. Vì vậy, về cơ bản, chi phí là 35 bảng (xấp xỉ 1 triệu đồng) để cứu một mạng sống. Điều tôi cần nhấn mạnh rằng đây là một loại thuốc có sẵn trên toàn cầu,” ông Landray nói thêm.

Cuộc thử nghiệm các loại thuốc điều trị Covid-19 được tiến hành tại Anh quốc từ tháng 3/2020

Khuyến cáo

Tuy vậy, vị giáo sư Landray nhấn mạnh rằng loại thuốc này chỉ nên dùng tại bệnh viện dưới sự kiểm soát của các bác sĩ chứ mọi người không nên đổ xô mua nó về tự dùng ở nhà hay tích trữ đề phòng khan hiếm.

Đáng lưu ý, Dexamethasone dường như không hiệu quả những người có triệu chứng coronavirus nhẹ, tức là những người không cần trợ thở.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành từ tháng 3/2020, bao gồm thuốc trị sốt rét Hydroxychloroquine mà sau đó đã bị loại bỏ do có quan ngại rằng nó làm tăng tỷ lệ tử vong và các vấn đề về tim mạch.

Thiệu Kiệt

(theo BBC)

The post Thuốc rẻ tiền giúp cứu sống bệnh nhân Covid-19 phải thở máy? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tạo ‘miễn dịch’ cho Trái Đất trước virus biến đổi khí hậu https://24hsongxanh.vn/tao-mien-dich-cho-trai-dat-truoc-virus-bien-doi-khi-hau/ Tue, 16 Jun 2020 02:46:00 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=40008 bien-doi-khi-hau

Việc nồng độ khí thải CO2 trong khí quyển Trái Đất đã trở lại mức kỷ lục trong tháng Năm cho thấy sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 không phải là “liều thuốc” cho vấn đề ô nhiễm khí thải toàn cầu. Những nhà máy đóng cửa, phương tiện giao thông “ngủ đông,” các hãng […]

The post Tạo ‘miễn dịch’ cho Trái Đất trước virus biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
bien-doi-khi-hau

Việc nồng độ khí thải CO2 trong khí quyển Trái Đất đã trở lại mức kỷ lục trong tháng Năm cho thấy sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 không phải là “liều thuốc” cho vấn đề ô nhiễm khí thải toàn cầu.

bien-doi-khi-hau
Khói bốc lên tại một nhà máy ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nguồn: AFP

Những nhà máy đóng cửa, phương tiện giao thông “ngủ đông,” các hãng hàng không ngừng hoạt động, hàng tỷ người hạn chế ra ngoài… Những điều khó tưởng tượng này diễn ra khi “cơn bão” dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 càn quét toàn cầu, được cho sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên, nhờ đó giảm ô nhiễm môi trường và làm chậm tốc độ biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, báo cáo mới của Chính phủ Mỹ cho thấy nồng độ khí thải CO2 trong khí quyển Trái Đất đã trở lại mức kỷ lục trong tháng Năm, bất chấp việc đại dịch Covid-19 khiến các hoạt động kinh tế ngưng trệ.

Mặc dù lượng khí thải trên toàn thế giới ước tính đã giảm tới 26% tại một số nước trong giai đoạn cao điểm áp lệnh phong tỏa do dịch Covid-19, song báo cáo trên cho thấy sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 không phải là “liều thuốc” cho vấn đề ô nhiễm khí thải toàn cầu.

Thực tế thì trong giai đoạn đầu, các biện pháp hạn chế đi lại hay ngừng hoạt động kinh tế để ngăn chặn lây lan dịch cũng có tác dụng khiến những “điểm đen” ô nhiễm trở nên trong lành hơn. Tại các quốc gia có mức độ ô nhiễm hàng đầu thế giới, lượng khí thải giảm đột ngột.

Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch ở Phần Lan cho thấy lượng khí thải carbon của Trung Quốc đã giảm ít nhất 100 triệu tấn trong 2 tuần của tháng Hai, tương ứng gần 6% lượng khí thải toàn cầu trong cùng thời điểm năm ngoái.

Mật độ tập trung khí NO2 tại các tỉnh miền Đông và Trung Trung Quốc đã giảm 10-30% so với mức bình thường được ghi nhận cùng thời điểm năm ngoái.

Cư dân thủ đô New Delhi của Ấn Độ – một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới – và nhiều thành phố khác của đất nước hơn 1,3 tỷ dân này cũng được hưởng không khí trong lành hơn kể từ sau khi nhà chức trách áp đặt biện pháp giãn cách xã hội trên toàn quốc ngày 24.3.

Số liệu phân tích cho thấy trong ngày đầu tiên áp đặt lệnh phong tỏa, mật độ bụi mịn PM 2.5 trung bình ở nước này giảm 22% và khí NO2 – sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch – cũng giảm 15%.

Tại châu Âu, các nhà nghiên cứu ước tính mật độ NO2 trong khoảng thời gian từ ngày 14 – 25/3, sau khi một loạt quốc gia áp đặt lệnh phong tỏa, giảm ít nhất 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng khí thải CO2 tại châu Âu cũng giảm tới 27%.

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) ước tính lượng khí thải CO2 toàn cầu trong năm nay sẽ giảm 6% vì hoạt động giao thông và sản xuất năng lượng công nghiệp giảm. Đây sẽ là mức giảm mạnh nhất hằng năm kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai.

Những số liệu trên cho thấy hoạt động của con người tác động lớn như thế nào đến môi trường. Tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng, sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tất cả những hoạt động khác gây phát thải khí nhà kính là “thủ phạm” gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.

Giống như sự lây lan của virus từ người sang người, biến đổi khí hậu xảy ra với mức độ nhỏ nhưng tăng dần và dễ dàng bị “phớt lờ” cho đến khi con người đo lường được những con số cụ thể, như nhiệt độ trung bình hằng năm tăng, cường độ của các cơn bão mạnh hơn, hạn hán kéo dài hơn, cháy rừng dữ dội hơn, tốc độ tuyệt chủng của các loài động, thực vật diễn ra nhanh hơn…

Sự xuất hiện của đại dịch Covid-19 đang bộc lộ rõ hơn những tác động “tàn phá” của con người đối với môi trường.

Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), sự xuất hiện ngày càng thường xuyên của các dịch bệnh xuất phát từ động vật thường có liên quan tới những thay đổi về môi trường hay xáo trộn sinh thái, do hoạt động thâm canh nông nghiệp và định cư của con người, hay do tình trạng xâm lấn rừng và các môi trường sống khác.

Bà Anne Larigauderie, Thư ký điều hành IPBES, ủy ban các chuyên gia về đa dạng sinh học của Liên hợp quốc, cảnh báo rằng con người, thông qua hành động của mình, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tiếp cận gần hơn với nhân loại. Mức độ thay đổi toàn cầu về tự nhiên trong 50 năm qua là “chưa từng có trong lịch sử con người” và dịch Covid-19 có thể chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm.”

Giới chuyên gia y tế cũng cảnh báo đại dịch này báo trước nhiều mối đe dọa sức khỏe toàn cầu khi Trái Đất ngày càng nóng lên, bởi các nhà khoa học đã chứng minh biến đổi khí hậu đang làm gia tăng dịch bệnh.

Giám đốc phụ trách bộ phận HIV, y tế và phát triển của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, chuyên gia Mandeep Dhaliwal cho biết nạn phá rừng và mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp đều đang thúc đẩy biến đổi khí hậu và đưa con người tiếp xúc gần hơn với các loại bệnh xuất phát từ động vật hoang dã.

Hiện tượng nóng lên toàn cầu, thời tiết thay đổi bất thường do biến đổi khí hậu càng tạo điều kiện để đại dịch bùng phát mạnh mẽ.

Đặc biệt, khi mầm bệnh thích ứng với nhiệt độ tăng cao trong môi trường tự nhiên, chúng cũng sẽ dễ dàng thích nghi và tồn tại trong cơ thể người. Điều đó đồng nghĩa với hệ miễn dịch của con người bị suy yếu.

Nồng độ CO2 đo được tại Đài quan sát Mauna Loa ở Hawaii, Mỹ, trong tháng 5/2020 là 417/1 triệu đơn vị không khí (ppm), cao hơn mức kỷ lục 414,8 ppm vào năm ngoái.

Điều đó cho thấy tình trạng giảm ô nhiễm cũng như khí thải trong thời kỳ dịch Covid-19 chỉ mang tính chất tạm thời.

WMO cho rằng dịch Covid-19 có tác động rất ít đến biến đổi khí hậu.

Khi đại dịch qua đi và người dân thế giới bắt đầu trở lại “guồng quay” công việc, khí thải CO2 trong bầu khí quyển sẽ tăng trở lại, có thể bằng, thậm chí hơn mức khí thải trước giai đoạn dịch bệnh này.

Tổ chức này lưu ý kinh tế phục hồi sau các cuộc khủng hoảng kinh tế trước đây thường gắn với mức phát thải cao hơn trước thời kỳ khủng hoảng.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng nhấn mạnh: “Chúng ta không nên đánh giá quá cao tình trạng khí thải giảm trong một vài tháng vừa qua bởi chúng ta không thể chống lại sự biến đổi khí hậu bằng loại virus này.”

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 và vấn đề biến đổi khí hậu đều cần sự nỗ lực chung tay phối hợp của cộng đồng quốc tế, song hai thách thức này hoàn toàn khác nhau.

Đối với Covid-19, cả cộng đồng quốc tế đều mong đợi đó chỉ là căn bệnh tạm thời và tác động của nó cũng chỉ tạm thời. Còn đối với biến đổi khí hậu thì đây là vấn đề đã tồn tại nhiều năm qua và sẽ song hành với con người trong nhiều thập niên, đòi hỏi cộng đồng cần phải có những hành động mang tính liên tục.

Tháng Năm vừa qua, thế giới cũng ghi nhận tháng nóng kỷ lục trên toàn thế giới. Nhiệt độ trong tháng 5/2020 đã tăng 0,68 độ C so với mức trung bình trong tháng Năm của giai đoạn 1981-2010. Nhiệt độ trung bình trong vòng 12 tháng tính đến tháng 5.2020 đã tăng gần 1,3 độ C so với mức trước khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra.

Thậm chí nhiệt độ tại vùng đất nổi tiếng lạnh giá Siberia của Nga đã tăng 10 độ C so với mức trung bình…

Kể từ năm 2002, nhiệt độ đã tăng đều đặn so với mức trung bình, trong đó 5 năm vừa qua là các năm nóng kỷ lục và thập niên vừa qua cũng là thập niên nóng kỷ lục.

Trong thông điệp nhân Ngày Trái Đất (22/4) năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Guterres cho rằng các chính phủ nên sử dụng các gói kích thích kinh tế đối phó với dịch Covid-19 để chuyển từ nền kinh tế “xám sang xanh,” Các nguồn ngân sách nên được “rót” vào tương lai chứ không phải vào quá khứ, kinh phí để cứu các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 cần được đầu tư vào những việc làm “thân thiện với môi trường” cũng như tăng trưởng bền vững.

Một số chuyên gia cho rằng đại dịch này có thể giúp “mở một lối tắt” đến tương lai xanh với mức carbon thấp nếu các chính phủ biết “biến nguy thành cơ.”

Cùng với giá dầu và khí đốt giảm, giai đoạn này là một cơ hội thích hợp để điều chỉnh lại các khoản đầu tư và trợ cấp của nhà nước.

Với kịch bản sáng sủa nhất, cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển sang nguồn năng lượng sạch.

Các bộ trưởng khí hậu và môi trường của 13 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Đan Mạch, Áo, Đức, Pháp…, đã kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) sử dụng “Thỏa thuận Xanh” làm lộ trình cho kế hoạch phục hồi kinh tế toàn diện của liên minh sau cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Với cương vị Chủ tịch luân phiên EU từ ngày 1/7 tới, Chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố, trong thời gian 6 tháng giữ trọng trách này, các vấn đề khí hậu “sẽ được chú trọng như các vấn đề y tế trong chương trình nghị sự.”

Một dấu hiệu tích cực khác, là kết quả cuộc khảo sát trực tuyến được thực hiện từ ngày 1/1 – 24/3 đối với 40.000 người tại 186 quốc gia trên thế giới cho thấy biến đổi khí hậu và môi trường sẽ là mối quan tâm hàng đầu trong tương lai, bên cạnh các mối quan tâm về xung đột và rủi ro sức khỏe sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện.

bien-doi-khi-hau
Khói bốc lên từ đám cháy rừng ở Bumbalong, Australia ngày 2/2/2020. Nguồn: AFP

95% số ý kiến khảo sát cũng đánh giá hợp tác quốc tế là “cần thiết” hoặc “rất quan trọng” để giải quyết các vấn đề trên.

Những thay đổi mạnh mẽ của môi trường và khí hậu thời gian qua đủ cho thấy chống biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách. Mối đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe và cả mạng sống của con người đâu chỉ là những căn bệnh như Covid-19, mà còn là không khí ô nhiễm và biến đổi khí hậu.

Nếu không thể đạt được các mục tiêu về khí hậu như hạn chế mức tăng nhiệt toàn cầu dưới 2 độ C, con người cũng sẽ đối mặt với hết đại dịch này đến đại dịch khác.

Đại dịch Covid-19 tới ngày 15/6 cướp đi sinh mạng của hơn 435.000 người trên thế giới có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm, cuối cùng sẽ được khống chế.

Với khoa học công nghệ phát triển, các nhà nghiên cứu sớm muộn sẽ tìm ra vắcxin ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, nhưng không thể điều chế được loại vắcxin ngừa “virus” biến đổi khí hậu. Vấn đề ở đây là tăng khả năng miễn dịch của Trái Đất.

Hoạt động của con người gây ra biến đổi khí hậu, nhưng chính hành động của con người lại có thể tạo ra “hệ miễn dịch” cho Trái Đất trước những “virus nguy hiểm” như tình trạng nóng lên toàn cầu.

Nguyễn Hằng

Theo Vietnam+/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/tao-mien-dich-cho-trai-dat-truoc-virus-bien-doi-khi-hau/645764.vnp

The post Tạo ‘miễn dịch’ cho Trái Đất trước virus biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Vaccine ngừa Covid-19 ‘có thể không bao giờ được tìm thấy’ https://24hsongxanh.vn/vaccine-ngua-covid-19-co-khong-bao-gio-duoc-tim-thay/ Tue, 26 May 2020 15:38:38 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=38440

Trong lúc cả thế giới hân hoan với tin mừng về việc một số công ty công nghệ sinh học đang ráo riết thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19, một nhà khoa học kỳ cựu của Hoa Kỳ cảnh báo rằng vaccine này có thể không bao giờ được tìm thấy. Chuyên gia William Haseltine khuyến […]

The post Vaccine ngừa Covid-19 ‘có thể không bao giờ được tìm thấy’ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Trong lúc cả thế giới hân hoan với tin mừng về việc một số công ty công nghệ sinh học đang ráo riết thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19, một nhà khoa học kỳ cựu của Hoa Kỳ cảnh báo rằng vaccine này có thể không bao giờ được tìm thấy.

Chuyên gia William Haseltine khuyến cáo rằng các quốc gia muốn nới lỏng lệnh phong tỏa trong lúc này thì nên cân nhắc việc truy tìm và cách ly người nhiễm để kiểm soát triệt để sự lây lan của coronavirus.

Haseltine được ghi nhận là nhà khoa học hàng đầu của Hoa Kỳ đứng sau nghiên cứu đột phá về ung thư và HIV/AIDS. Ông cũng là người làm việc cho các dự án nghiên cứu gen.

Vaccine ngừa Covid-19 được cho là đang thử nghiệm trên khỉ tại Thái Lan và thử nghiệm trên người ở Úc

Cuộc đua phát triển vaccine

Trong lúc thế giới hồ hởi đón nhận tin giới khoa học bắt đầu việc thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 trên khỉ tại Thái Lan, đồng thời một công ty công nghệ sinh học của Mỹ đang thử nghiệm vaccine này trên người ở Úc, Haseltine nói: “Tôi không tin vào điều đó”. 

Dường như một cuộc đua phát triển vaccine đang được tiến hành tại các phòng thí nghiệm trên toàn cầu. Các thử nghiệm đang được tiến hành tại Đại học Oxford ở Anh nếu thành công sẽ hứa hẹn sản xuất vaccine vào tháng 9/2020, trong khi công ty Moderna có trụ sở tại Massachusetts tuyên bố đã xong đợt đầu thử nghiệm vaccine đầu tiên và đang tiến tới thử nghiệm đợt thứ hai với quy mô lớn hơn.

Tuy nhiên, Haseltine cảnh báo rằng các loại vaccine được nghiên cứu cho các loại coronavirus khác trong quá khứ thất bại trong việc bảo vệ màng nhầy trong mũi, nơi virus xâm nhập vào cơ thể. Và trong khi các thử nghiệm của một số vaccine ngừa Covid-19 thử nghiệm trên động vật có thể làm giảm tải lượng virus trong các cơ quan như phổi, việc nhiễm bệnh vẫn còn.

Các thử nghiệm đang được tiến hành tại Đại học Oxford ở Anh nếu thành công sẽ hứa hẹn sản xuất vaccine vào tháng 9/2020

Giải pháp hiện tại

Haseltine nói rằng ngay cả khi không có phương pháp điều trị hiệu quả hoặc tìm ra vaccine, loại virus này có thể được kiểm soát bằng cách xác định các bệnh nhiễm trùng, tiến hành truy vết và cách ly những người được xác định đã nhiễm bệnh. “Mọi người cũng nên đeo khẩu trang, rửa tay, làm sạch bề mặt các đồ vật và giữ khoảng cách với nhau,” ông đưa ra lời khuyên.

Đối với việc điều trị bệnh nhân Covid-19, đến nay đã có một số tiến triển. Huyết tương giàu kháng thể được hiến tặng bởi những người đã hồi phục từ Covid-19 đang được chuyển đến cho bệnh nhân, và các nhà sản xuất thuốc đang nỗ lực tạo ra các phiên bản tinh chế và cô đặc của huyết thanh, được gọi là globulin miễn dịch, nhằm tạo ra sự bảo vệ tức thì, ngắn hạn chống lại việc bị nhiễm coronavirus.

Giãn cách xã hội tại công viên Domino ở New York

Haseltine cho biết ông tin rằng các sản phẩm này nằm trong số các thử nghiệm “nơi mà các phương pháp điều trị thực sự đầu tiên sẽ được công bố”.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ mới đây đưa ra một số khuyến nghị về việc mở lại nhà hàng, giao thông công cộng, trường học trên khắp Hoa Kỳ.

Tổ chức này cảnh báo rằng không phải tất cả các doanh nghiệp và tổ chức nên mở cửa trở lại. Điều này tùy thuộc vào số lượng ca Covid-19 trên thực tế tại khu vực của họ. Khuyến nghị nêu trên cũng đưa ra cách tiếp cận về việc nới lỏng lệnh phong tỏa theo ba giai đoạn, với điều kiện là tốc độ lây lan virus không tăng đột biến.

Thiệu Kiệt

(theo NBC)

The post Vaccine ngừa Covid-19 ‘có thể không bao giờ được tìm thấy’ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Các nước châu Á chạy đua may khẩu trang chống dịch Covid-19 https://24hsongxanh.vn/cac-nuoc-chau-chay-dua-may-khau-trang-chong-dich-covid-19/ Sat, 07 Mar 2020 14:15:02 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=31771

Các quốc gia châu Á đang ráo riết đẩy nhanh tốc độ sản xuất hàng triệu cái khẩu trang trong bối cảnh vẫn có tranh cãi về khuyến cáo đeo khẩu trang để ngăn ngừa virus Covid-19 lây lan. Tại một nhà máy sản xuất khẩu trang ở ngoại ô thủ đô Seoul, Hàn Quốc, […]

The post Các nước châu Á chạy đua may khẩu trang chống dịch Covid-19 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Các quốc gia châu Á đang ráo riết đẩy nhanh tốc độ sản xuất hàng triệu cái khẩu trang trong bối cảnh vẫn có tranh cãi về khuyến cáo đeo khẩu trang để ngăn ngừa virus Covid-19 lây lan.

Tại một nhà máy sản xuất khẩu trang ở ngoại ô thủ đô Seoul, Hàn Quốc, các công nhân đang sản xuất 300.000 khẩu trang mỗi ngày – và con số này vẫn chưa đủ. Năm ngoái, bình quân xưởng may này sản xuất 30 triệu khẩu trang. Chỉ tính riêng hai tháng đầu năm nay do dịch Covid-19 bùng phát, cơ sở này cho ra 19 triệu cái.

Chủ cơ sở này cho biết họ sẽ hết nguyên liệu sau 20 ngày nữa.

Một xưởng xản xuất khẩu trang ở Icheon, Hàn Quốc

Cuộc đua sản xuất khẩu trang đang tăng tốc trong lúc một số chính phủ, như Úc và Singapore được ghi nhận kêu gọi công dân không mua hoặc đeo khẩu trang trừ khi họ bị bệnh. 

Các quốc gia khác, như Hàn Quốc, phát động các chiến dịch truyền thông khuyến khích mọi người đeo khẩu trang. Các nhà xưởng ở Hàn Quốc được cho là có thể sản xuất chỉ khoảng 10 triệu khẩu trang mỗi ngày nhưng quốc gia này có đến 50 triệu dân.

Các thông điệp và khuyến cáo mâu thuẫn nhau về việc nên hay không nên dùng khẩu trang chống dịch Covid-19 khiến công chúng bối rối, không biết nên đặt niềm tin và tính mạng của mình vào đâu. Tuy nhiên, bất kể chính sách của chính phủ là gì, đã có ghi nhận về tình trạng khan hiếm khẩu trang, thậm chí một số bệnh viện phải đau đầu để mua đủ sản phẩm này cho các y bác sĩ.

Khẩu trang giờ là vật bất ly thân với người dân Thái Lan mỗi lần ra đường

Tại Hàn Quốc, quốc gia chứng kiến ​​sự bùng phát lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, với 6.284 ca nhiễm và 42 trường hợp tử vong, chính phủ áp hạn chế xuất khẩu khẩu trang và kêu gọi các nhà máy tăng sản lượng. Hầu hết các nhà xưởng đều phải chạy hết công suất, vận hành dây chuyền sản xuất cả ngày và nhân công có khi phải làm việc 12 giờ mỗi ngày, mà không có ngày nghỉ. 

Mới đây, chính phủ Thái Lan phê duyệt 225 triệu baht để sản xuất 50 triệu khẩu trang vải trong vòng 10 ngày. Nhà chức trách khuyên người dân nên dùng khẩu trang vải thay cho khẩu trang y tế dùng một lần. Và tương tự ở Việt Nam, nhà chức trách Thái đã phát hiện một số vụ thu gom khẩu trang y tế xài rồi để ủi và bán lại như hàng mới.

Singapore cho biết họ đang tìm nguồn cung khẩu trang địa phương trong lúc các quốc gia khác như Đài Loan cấm xuất khẩu khẩu trang.

Tình hình khan hiếm khẩu trang tăng cao do cung không đủ cầu. Theo một chính sách mới sẽ có hiệu lực từ hôm 9/3, mỗi người dân Hàn Quốc chỉ có thể mua hai khẩu trang mỗi tuần vào một số ngày nhất định trong tuần, dựa trên năm sinh của họ.

Poster nhắc nhở người dân đeo khẩu trang ngừa virus Covid-19, tại một trạm xe buýt ở tỉnh An Huy, Trung Quốc

Ở Trung Quốc, nhà chức trách đưa ra khuyến cáo rằng bất kỳ hoạt động găm hàng, hoặc đẩy giá khẩu trang, đồ bảo hộ, dung dịch sát khuẩn và các vật tư y tế khác đều có thể cấu thành hành vi phạm tội.

Trong khi đó, nhà chức trách ở Thái Lan truy tố hình sự 51 vụ đối với các nhà thuốc bị cáo buộc tội bán khẩu trang với giá cao.

Cảnh sát Indonesia cho biết đã bắt giữ 25 người vì thu gom khẩu trang và dung dịch sát khuẩn.

Khi các trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được ghi nhận ở Singapore vào giữa tháng 1/2020, do dân chúng hoảng loạn mua khẩu trang và dung dịch sát khuẩn nên chính phủ phải áp dụng việc bán sản phẩm này hạn chế theo đầu người.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết chính phủ nước này cấm việc mua đi bán lại khẩu trang. Hiện tại, 14 gói, gồm tổng cộng 620 cái khẩu trang, đang được rao bán trên trang đấu giá Yahoo Nhật Bản với giá đặt mua cao nhất là 9.444 đô la. 

Thiệu Kiệt 

(theo Reuters)

The post Các nước châu Á chạy đua may khẩu trang chống dịch Covid-19 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thực hư bí quyết ‘chống virus Corona’ trên mạng xã hội https://24hsongxanh.vn/thuc-hu-bi-quyet-chong-virus-corona-tren-mang-xa-hoi/ Mon, 10 Feb 2020 13:07:49 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=29218

Trong lúc bệnh dịch virus Corona đang có chiều hướng diễn biến phức tạp và được ghi nhận là “chưa có vắc-xin”, Facebook ghi nhận nhiều “chiêu” phòng chống virus được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Thực hư các “bí quyết”, “mách nước” này thế nào?  ‘Hai chén muối khuấy đều với nửa […]

The post Thực hư bí quyết ‘chống virus Corona’ trên mạng xã hội appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Trong lúc bệnh dịch virus Corona đang có chiều hướng diễn biến phức tạp và được ghi nhận là “chưa có vắc-xin”, Facebook ghi nhận nhiều “chiêu” phòng chống virus được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Thực hư các “bí quyết”, “mách nước” này thế nào? 

‘Hai chén muối khuấy đều với nửa chén nước’

Một post Facebook đang nhận được gần 1.000 lượt share viết: “Bác tôi ở Canada vừa mới báo một tin vui từ Canada trong cuộc chiến chống Corona, con gái bác cũng làm trong ngành y ở Canada nên các bạn có thể tin tưởng và áp dụng theo. Hôm nay, một nhà khoa học Canada vừa tìm ra được là nếu khẩu trang có tẩm muối, Corona dính vào có thể bị vô hiệu hoá trong vòng 5 phút, và tiêu diệt hoàn toàn trong 30 phút. Trong lúc chờ đợi khẩu trang tẩm muối được bán trên thị trường, các bạn có thể làm theo cách sau đây: Hai chén muối khuấy đều với nửa chén nước lọc (đun sôi) cho muối tan, hoặc ít nhất là ở trạng thái bão hoà…”

Làm sao muối tan?

Một Facebooker khác thì thông báo “đang gom thu mua tỏi ta ở quê để mọi người dùng tỏi phòng tránh cúm, tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch”. Để tăng thêm sự thuyết phục, Facebooker cam kết “bán không lợi nhuận”.

Những nội dung trên được rất nhiều người chia sẻ lại như một cách “giúp người”, “vì lý do nhân đạo” và lượt share ngày càng tăng khiến có người hiểu lầm rằng các phương pháp này “rất linh nghiệm”.

Hôm 10/2, trả lời 24hsongxanh.vn, bác sĩ Võ Xuân Sơn, Phòng khám quốc tế EXSON, bình luận: “Cái vụ hai chén muối nửa  chén nước chắc khó mà làm được, vì nó có tan ra đâu. Theo đó thì không biết tác giả làm sao mà được như vậy để mà tin, làm theo. Còn cái vụ tỏi là dân gian truyền tụng từ lâu đời. Hồi nhỏ cứ có dịch cúm là chúng tôi phải ăn tỏi quá trời. Bây giờ, nếu không chứng minh được tỏi tốt, thì nó cũng giúp người dùng cảm thấy được bảo vệ. Chỉ sợ là khi thấy mình được bảo vệ lại hăng máu anh hùng, không thèm phòng thủ theo khuyến cáo thì nguy.”

Tỏi – loại gia vị nhiều dược tính

Trong khi nhiều người đổ xô đi mua khẩu trang và cho rằng khẩu trang loại nhập khẩu, càng đắt tiền càng tốt thì bác sĩ Phan Xuân Trung cho biết trên trang cá nhân rằng “chính là sự tụ tập đứng gần nhau mới tạo điều kiện lây lan dịch bệnh”.

Vị bác sĩ này phân tích: “Nếu bạn tin cái khẩu trang giúp ngăn cản mầm bệnh thì tốt nhất là dùng túi nylon để làm khẩu trang vì nó kín hoàn toàn. Dịch bệnh thì phải chống nhưng thiếu kiến thức, dựa vào cảm tính thì làm dịch lan mạnh hơn.

“Giọt nước bọt dưới sức mạnh của cú hắt hơi sẽ bị xé nhỏ ra thành các hạt li ti chứa mầm bệnh. Đừng nghĩ rằng các giọt này bay trực tiếp từ mũi vào mũi mới gây bệnh. Chúng lơ lửng, phất phơ trong không khí trước khi đáp xuống bề mặt nào đó. Vì vậy khi đã ở trong môi trường ô nhiễm thì đừng nghĩ là khẩu trang giúp được gì. Chúng không nhằm vào khẩu trang để bám đâu mà bám vào bất cứ ở đâu và đều có khả năng gây lây nhiễm.”

 Luke Bùi

 

The post Thực hư bí quyết ‘chống virus Corona’ trên mạng xã hội appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Dịch bệnh virus corona: Phép thử của lòng nhân https://24hsongxanh.vn/dich-benh-virus-corona-phep-thu-cua-long-nhan/ Tue, 04 Feb 2020 07:12:16 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=28735

Nhiều bộ phim về đề tài dịch bệnh được nhiều người tìm xem thời gian qua sau cơn bùng nổ thông tin về dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra. Cùng với Contagion (Truyền nhiễm, 2011) của đạo diễn Steven Soderbergh vừa được nhiều người tìm xem là các phim The flu (Đại […]

The post Dịch bệnh virus corona: Phép thử của lòng nhân appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Nhiều bộ phim về đề tài dịch bệnh được nhiều người tìm xem thời gian qua sau cơn bùng nổ thông tin về dịch viêm phổi cấp do virus corona chủng mới gây ra.

Cảnh trong phim Children of men.

Cùng với Contagion (Truyền nhiễm, 2011) của đạo diễn Steven Soderbergh vừa được nhiều người tìm xem là các phim The flu (Đại dịch cúm), World war Z (Thế chiến Z), Deranged (Ký sinh trùng), Outbreak (Bùng phát), Children of men (Đứa con của loài người)…

Đáng sợ nhất là phim không khác gì đời

Trong Contagion hay The flu đều có cảnh người dân hoảng loạn, giẫm đạp lên nhau trong siêu thị hay cửa hàng tạp hóa để tranh giành đồ ăn, hòng giúp bản thân và gia đình cầm cự qua thời dịch bệnh.

Giữa đám đông đó, nhiều người đã nhiễm bệnh, họ ho hoặc nôn ra máu, ngã vật ra sàn trong bộ dạng kinh khủng khiến những người xung quanh khiếp đảm.

Người phụ nữ mang thai trong Contagion thất bại trong việc giành giật thuốc với đám đông, đành cầu xin một người bán cho mình và tuyệt vọng khi bị anh ta từ chối.

Cảnh trong phim Contagion.

Trong The flu, một bệnh nhân phẫn nộ và tuyệt vọng vì bị cách ly và bỏ đói, đã giằng co với một cảnh sát khiến mũ bảo hộ của anh ta rơi ra, rồi ấn mặt viên cảnh sát xuống bãi máu do chính bệnh nhân đó vừa nôn ra để truyền bệnh cho anh ta.

Những bộ phim này đáng sợ không chỉ vì hình ảnh và tình tiết. Chúng đáng sợ vì chúng chẳng khác gì đời thực cả” – một khán giả bình luận khi xem The flu.

Khi một dịch bệnh đạt mức độ hủy diệt cao nhất, con người đối diện với câu hỏi: “Liệu chúng ta là sinh vật bậc cao với trí tuệ cao siêu hay cũng chỉ là một sinh vật nhỏ nhoi có sinh mệnh phụ thuộc vào sự sắp đặt của vũ trụ?”.

Nếu những bộ phim về dịch cúm dừng lại mức “thiệt hại nghiêm trọng về người và kinh tế” cho nhiều quốc gia thì Children of men nâng mức độ thảm họa lên cao hơn khi hình dung ra một dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của nhân loại: dịch vô sinh.

Cảnh phim Outbreak.

Ánh sáng của niềm hy vọng

Giữa lúc dịch bệnh luôn có rất nhiều thông tin tiêu cực, hỗn loạn và gây hoang mang.

Trong hầu hết phim đều có những chính khách bưng bít thông tin về dịch bệnh vì lo cho sinh mệnh chính trị của bản thân, có những bác sĩ bị bịt miệng dù muốn cảnh báo cộng đồng, có những hãng dược ém thuốc để tạo ra cơn sốt ảo nhằm thu tiền tỉ, có những blogger tung tin giả để kiếm tiền dựa trên nỗi sợ hãi.

Có lúc, những kẻ đó thắng thế trước những con người đại diện cho tri thức và lòng trắc ẩn, khiến phim chìm vào bi quan và tuyệt vọng.

Cảnh trong phim The flu.

Children of men của đạo diễn Alfonso Cuarón khái quát thứ đáng sợ nhất ở các dịch bệnh chính là tước đi niềm hi vọng của con người.

Những cá nhân tuyệt vọng làm nên những quốc gia tuyệt vọng. Và khi đó, chỉ có lòng nhân ái mới mang lại cho chúng ta ánh sáng của niềm hi vọng, như tiếng cười ngây thơ của đứa trẻ vang lên lúc cuối phim. Như vị tổng thống trong The flu đã phải đấu tranh không khoan nhượng để cứu người dân ở quận Bundang.

Cảnh phim World War Z.

Đó là khi các nhân viên cứu hộ và y tế hi sinh thân mình, ở lại vùng dịch để cứu chữa và giúp đỡ người bệnh dù công việc vô cùng khó khăn, gian khổ. Đó là khi con người nhường nhau miếng ăn, không gian sinh hoạt hay bảo vệ lẫn nhau dù chính tính mạng của họ cũng bị đe dọa.

Không chỉ là nhường nhịn khẩu trang hay chai nước rửa tay, khi đứng trước nghịch cảnh, sự hi sinh của con người trở nên lớn lao và cao đẹp hơn rất nhiều.

Cảnh phim Deranged.

Anh nhân viên cứu hộ Ji Goo của The flu hi sinh cơ hội thoát khỏi thành phố để ở lại cứu trợ người dân, tình nguyện chăm sóc mẹ con nữ bác sĩ In Hae. Khi bị người bạn trêu là có tình ý với In Hae, Ji Goo nổi nóng vì trước chuyện sống chết, ý nghĩa hành động của anh cao xa hơn những mưu cầu cá nhân.

Giữa những hoang mang và cả sự tha hóa vì dịch bệnh, mỗi chúng ta hãy tự nhắc mình nhân hậu hơn.

Mi Ly

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/dich-benh-virus-corona-phep-thu-cua-long-nhan-20200203220032832.htm

The post Dịch bệnh virus corona: Phép thử của lòng nhân appeared first on 24h Sống xanh.

]]>