văn hóa doanh nghiệp – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 15 Jan 2020 09:04:27 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png văn hóa doanh nghiệp – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Doanh nghiệp cẩn trọng khi dùng thủ thuật tăng trưởng đột phá https://24hsongxanh.vn/doanh-nghiep-can-trong-khi-dung-thu-thuat-tang-truong-dot-pha/ Wed, 15 Jan 2020 09:04:27 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=27362 Anh Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade Việt Nam

Khuyến nghị từ các doanh nghiệp đã từng thực hiện tăng trưởng đột phá (growth hacking) thành công cho thấy, nếu làm không tốt có thể sẽ gây hại cho văn hoá của doanh nghiệp, khách hàng và cả nhà đầu tư. Tăng trưởng đột phá (growth hacking) là một thuật ngữ được nhắc đến rất […]

The post Doanh nghiệp cẩn trọng khi dùng thủ thuật tăng trưởng đột phá appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Anh Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade Việt Nam

Khuyến nghị từ các doanh nghiệp đã từng thực hiện tăng trưởng đột phá (growth hacking) thành công cho thấy, nếu làm không tốt có thể sẽ gây hại cho văn hoá của doanh nghiệp, khách hàng và cả nhà đầu tư.

Tăng trưởng đột phá (growth hacking) là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong một vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup). Các startup muốn phát triển mạnh thường cần có nhiều cách tăng trưởng đột phá.

Nhà sáng lập Công ty CP Công nghệ chọn lọc thông tin InfoRE Lê Công Thành cho biết, các “ông lớn” trên thế giới như Facebook hay Google đã dùng đến các kỹ thuật tăng trưởng đột phá khác nhau từ nhiều năm về trước. Lúc Mark Zuckerberg mới thành lập Facebook, mạng xã hội này chỉ giới hạn người dùng ở tám trường đại học thuộc Ivy League, dù rất nổi tiếng ở thời điểm đó nhưng chưa được phổ biến.

Thủ thuật tăng trưởng đột phá đầu tiên được Mark áp dụng là mở cho tất cả mọi người và số lượng người dùng tăng lên chóng mặt. Sau một thời gian, đội ngũ Facebook phân tích dữ liệu nhận thấy tăng trưởng chững lại hoặc người dùng không tương tác, một chiêu tăng trưởng đột phá mới được áp dụng là đưa ra tính năng “gắn tên” bạn bè trong các bài đăng và bình luận thông qua ký hiệu @. Bằng cách này, Facebook có thể tăng tỷ lệ tương tác người dùng lên rất mạnh.

Anh Lê Công Thành, nhà sáng lập Công ty CP Công nghệ chọn lọc thông tin InfoRE. (Ảnh: Phương Hạnh)
Anh Lê Công Thành, nhà sáng lập Công ty CP Công nghệ chọn lọc thông tin InfoRE. Ảnh: Phương Hạnh

Một ví dụ khác được ông Thành chỉ ra là việc Google cho ra đời gmail như một cú hích. Ban đầu, ứng dụng này cũng giới hạn người dùng, những người muốn sử dụng gmail phải được một người dùng trước đó mời trong khi những người dùng đầu tiên là nhân viên của Google – những người được đánh giá là “thiên tài”.

Trên thế giới lúc bấy giờ nổ ra chiến dịch đi tìm những người có bạn làm ở Google để xin được giới thiệu dùng Gmail, tạo ra một chiến dịch tăng trưởng đột phá. Vào thời điểm đó, việc được hỏi “bạn có dùng gmail không?” được xem như một cái mốt thời thượng.

Ở Việt Nam vào thời điểm VNTrip được sáng lập vào năm 2014, đa phần các hãng dịch vụ du lịch trung gian đặt tour du lịch nước ngoài chỉ đang chấp nhận thẻ tín dụng. Một trong số các nhà sáng lập của VNTrip từng làm trong ngân hàng nên biết rằng Việt Nam chỉ có tối đa tám triệu thẻ với năm triệu người dùng trong khi dân số gần 100 triệu người.

VNTrip được thành lập và tiến hành tăng trưởng đột phá bằng cách cung cấp dịch vụ di thu tiền trực tiếp từng người thay vì phải đăng ký bằng thẻ tín dụng. Khi công ty chỉ có vài người, VNTrip lên kế hoạch và đề xuất hợp tác chiến lược với Booking.com vào năm 2016 để trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam được cấp quyền truy cập vào mạng lưới khách sạn của Booking.com trên toàn thế giới.

Cần cẩn trọng trước các thủ thuật tăng trưởng đột phá

Theo anh thành, kỹ thuật tăng trưởng đột phá rất đa dạng, phụ thuộc vào nhu cầu nhảy vọt của từng công ty. Mặt tốt của các kỹ thuật này là giúp công ty phát triển nhanh nhưng mặt xấu là nảy sinh nhiều vấn đề và có thể gây hại cho văn hoá của doanh nghiệp, gây hại cho người dùng và cả các nhà đầu tư.

Chẳng hạn, những ví dụ như vụ việc “bong bóng” WeWork xì hơi do tăng trưởng quá nhanh trong khi nền móng bên dưới không tốt, giá trị tạo ra không đủ bền vững, không phải giá trị thật. Các công ty được định giá 40-50 tỷ USD được dựng nên trong khi giá trị mang lại cho xã hội không nhiều. Khi nguồn tiền bị dồn nhiều quá vào một chỗ trong khi giá trị tạo ra không đủ lớn thì chắc chắn sẽ có vấn đề.

Tăng trưởng nóng cũng tạo nên nhiều vấn đề cho người dùng. Chẳng hạn, Uber và Grab vào Việt Nam chiếm lĩnh thị trường với thị phần lên đến 80%, sau đó Grab mua lại Uber và dần chiếm vị trí độc tôn không chỉ ở Việt Nam mà trong khu vực Đông Nam Á, dẫn đến độc quyền trong việc quyết định mức giá.

Đó cũng là một trong những điều đáng sợ khi các mô hình startup tương tự hiện đang lớn lên như khối ung thư, nuốt hết những startup, công ty cùng loại cỡ nhỏ hơn. Grab hay Uber vào là các công ty truyền thống khốn đốn. khi các công ty truyền thống bị tiêu diệt hết thì Grab độc quyền một mình, muốn làm gì làm, biến một xã hội kinh doanh tự do thành xã hội độc quyền. Người dùng khó chịu mà không làm gì được”, anh Thành nói.

Anh Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade Việt Nam
Anh Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade Việt Nam.

Hay một mặt trái khác được nhà sáng lập InfoRE chỉ ra là việc các startup ảo, đa số lừa đảo, đang có xu hướng về các vùng nông thôn để gọi vốn. Bà con nông dân bị gọi đi mua cổ phần của startup rất nhiều và rồi vô hình trung bị biến thành một mạng lưới đa cấp.

Anh Đỗ Hữu Hưng, CEO Accesstrade Việt Nam cũng nhìn nhận: “Thủ thuật tăng trưởng đột phá chỉ là phần nổi, chưa phản ánh được bản chất, mà cái gì đã là hiện tượng thì thường khó bền”.

Theo đó, anh Hưng cho rằng, cần nhìn thật sâu vào quy luật, bản chất chứ không phải hiện tượng. Cần nhìn vào cái cốt lõi, mô hình kinh doanh là lõi tăng trưởng chứ không phải là những thủ thuật.

Tăng trưởng và có lãi là một chuyện nhưng có diễn ra nhiều lần hay không, liên tục hay không và bền vững hay hông thì lại là một câu chuyện khác.

Chìa khoá, theo CEO Accesstrade, phải là mô hình kinh doanh, dùng mô hình kinh doanh để tạo lợi nhuận, kéo người dùng vào thì phải có lý do để họ ở lại.

Năm 2015, anh Lê Công Thành đi theo mô hình startup và thành lập công ty. Thời điểm không có tiền cũng không có người, anh đã thử đi gọi vốn nhưng “không hề sexy” trong mắt các nhà đầu tư, startup lúc đó chỉ có những người làm công nghệ ngồi với nhau mà không hiểu được nhu cầu thị trường nên dường như đang đi xin tiền thay vì tìm đối tác. Các nhà đầu tư thời điểm đó nhìn nhận rằng startup đang rất đói kém, đầu tư thì cũng dìm định giá nên anh Thành không đi gọi đầu tư nữa và quyết định tham dự cuộc thi Nhân tài đất việt 2017.

Đạt được giải nhất cuộc thi Nhân tài đất Việt năm đó với anh Thành là một bước tăng trưởng đột phá cực mạnh vì vốn dĩ anh nghĩ sẽ phải mất nhiều tiền thì mới có giải nhưng bất ngờ là không mất tiền mà vẫn đạt gải nhất, được hàng loạt tờ báo đăng tin, truyền thông miễn phí trong một năm trời. Đó cũng là lý do anh Thành khuyên các startup nên tham gia các cuộc thi như Nhân tài đất Việt.

Thế nhưng anh Đỗ Hữu Hưng đặt vấn đề, liệu có chắc chắn được rằng sẽ đạt giải hay không, không nên chỉ biết nhìn vào hiện tượng.

“Hồi xưa tôi được nhận giải Thắp sáng tài năng doanh nhân trẻ, điều này về sau đã làm cho tôi bị tự tin một cách dở hơi. Sau đó tôi là trợ lý cho anh Trương Gia Bình một năm và sau đó dẫn đến một thất bại thảm hại vì nghĩ mình giỏi nên cái gì cũng làm được. Việc đi thi là không sai, nhưng nếu tham gia nhiều thì sẽ cần rất nhiều thời gian để đi thi trong khi startup có rất nhiều việc quan trọng của startup cần phải giải quyết. Đi thi cũng khó chứ đâu phải ai cũng được giải nhất, mà người ta chỉ nhớ đến người được giải nhất mà thôi”, anh Hưng nói.

Theo nhà sáng lập Accesstrade, đã nói đến tăng trưởng đột phá thì đừng nói mấy chục phần trăm mà phải là con số chục lần, trăm lần và thậm chí nghìn lần. Anh Hưng cho biết, từ 2015, Accesstrade đã tăng trưởng hàng nghìn lần với những kỹ thuật growth hacking khác nhau, trong đó có chương trình đại sứ thương hiệu Accesstrade để phát huy sức mạnh của sự kết nối. Như bản thân Facebook hat Google tăng trưởng đột phá thành công là nhờ vào ảnh hưởng của kết nối chứ không phải những thứ mang tính hiệu ứng trong một thời gian ngắn, phải xuất phát từ một mô hình kinh doanh thông minh.

Trong ba năm gần đây, anh Hưng cho biết chi phí Accesstrade bỏ ra cho các chiến dịch marketing cực kỳ nhỏ, đội ngũ marketing không mất nhiều công sức vì bí kíp của các kỹ thuật tăng trưởng đột phá là tự động hoá, số hoá: “Growth hack mà phải làm lại thì công sức bỏ ra quá nhiều. Nghĩa là phải tạo một cơ chế tự động vận hành mà không cần nhiều công duy trì, nếu không có tự động hoá thì đừng nói về growth hack”.

Còn là một nhà đầu tư vào các startup khác, anh Hưng cho biết, dù startup có sản phẩm sáng tạo nhưng lại đổ tiền vào chạy facebook, google thì đâu còn gì là sáng tạo, anh Hưng chắc chắn nghỉ đầu tư. Theo đó, cần phải tốn ít chi phí nhưng tạo đột phá lớn, tiền cần được dùng một cách thông minh để chắc chắn có được người dùng. “Phải tỉnh táo để biết mọi công sức đầu tư có tác động đến doanh thu, lợi nhuận và sự thay đổi cho doanh nghiệp”, anh Hưng khuyến cáo.

Quỳnh Chi

Theo theleader.vn

 

Link nguồn: https://theleader.vn/doanh-nghiep-can-trong-khi-dung-thu-thuat-tang-truong-dot-pha-1578305496658.htm

The post Doanh nghiệp cẩn trọng khi dùng thủ thuật tăng trưởng đột phá appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Vì sao phần lớn nhân viên không gắn bó, thờ ơ, thậm chí ghét công ty? https://24hsongxanh.vn/vi-sao-phan-lon-nhan-vien-khong-gan-bo-tho-o-tham-chi-ghet-cong-ty/ Mon, 21 Oct 2019 08:17:22 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=17929 Doanh nhân Trần Xuân Hả

Trong nhiều doanh nghiệp, chúng ta đã quá quen với chuyện phần lớn nhân viên không gắn kết, họ thờ ơ, thậm chí xa lánh, ghét công ty. Tình hình này đặc biệt rõ trong các doanh nghiệp gia đình. Tại sao vậy? Gắn kết là gì? Viện Gallup (Gallup Inc.,) là một công ty […]

The post Vì sao phần lớn nhân viên không gắn bó, thờ ơ, thậm chí ghét công ty? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Doanh nhân Trần Xuân Hả

Trong nhiều doanh nghiệp, chúng ta đã quá quen với chuyện phần lớn nhân viên không gắn kết, họ thờ ơ, thậm chí xa lánh, ghét công ty. Tình hình này đặc biệt rõ trong các doanh nghiệp gia đình. Tại sao vậy?

Doanh nhân Trần Xuân Hả
Doanh nhân Trần Xuân Hải.

Gắn kết là gì?

Viện Gallup (Gallup Inc.,) là một công ty tư vấn và phân tích có trụ sở ở Mỹ, nổi tiếng với các cuộc thăm dò dư luận, phỏng vấn và đánh giá ở Mỹ và sau này mở rộng trên toàn cầu. Một trong những cuộc thăm dò, đánh giá nổi tiếng nhất của họ là đo lường mức độ gắn kết của nhân viên đối với doanh nghiệp mà họ đang làm. Gallup đo lường điều này đã gần 20 năm nay (từ năm 2000).

Theo số liệu từ Gallup công bố năm 2014, đo lường tại Đông Nam Á, mức độ “gắn kết” (engaged) của nhân viên chỉ khoảng 12%. Nhưng số những người “không gắn kết” (not engaged) lên tới 73%, và số những người “chủ động rời xa” trong doanh nghiệp lại lên tới 14%.

Xin diễn giải để bạn dễ hình dung. Nếu doanh nghiệp của bạn có 10 người, thì chỉ có 1 người thực sự gắn kết với doanh nghiệp bạn, 1 người ghét công ty, và 7 – 8 người còn lại thờ ơ. Nếu doanh nghiệp của bạn là cái thuyền với 10 tay chèo, thì chỉ có 1 người nỗ lực chèo thuyền, 1 người chèo ngược, 7 – 8 người chèo hời hợt.

Bây giờ, bạn có thể hiểu tại sao doanh nghiệp của mình gặp khó khăn và thường thất bại khi hoàn thành những mục tiêu mạnh mẽ, mang tính thách thức cao độ. Doanh nghiệp của bạn có thể tệ hơn hoặc tốt hơn số liệu vừa nêu.

Rất hiếm doanh nghiệp có số liệu đo lường tốt. Tại Mỹ, tỷ lệ nhân viên gắn kết tại các doanh nghiệp vào khoảng 33%. Những doanh nghiệp hàng đầu thế giới có tỷ lệ gắn kết vào khoảng 70%.

Tại sao chúng ta cần quan tâm tới sự gắn kết của nhân viên doanh nghiệp mình?

Nhân viên gắn kết sẽ đem lại vô vàn lợi ích. Cũng theo Gallup đo lường, khi so sánh các công ty trong nhóm 25% đứng đầu danh sách về sự gắn kết với các công ty ở 25% đứng chót, các lợi ích nổi trội sẽ là, so sánh bằng tỷ lệ nhân viên: vắng 41% thấp hơn, nghỉ việc 24% thấp hơn (trong ngành có tỷ lệ nghỉ cao) và 59% thấp hơn (trong ngành có tỷ lệ nghỉ việc thấp), hiệu suất 17% cao hơn (trong ngành có tỷ lệ nghỉ cao), tai nạn thấp hơn 70%, doanh số 20% cao hơn, 41% lỗi chất lượng thấp hơn hoặc lỗi về an toàn cho bệnh nhân 58% ít hơn ở các cơ sở y tế, với khách hàng đo lường 10% cao hơn, và lãi cao hơn 21%(số liệu mà các nhà quản lý hoạch định chiến lược chắc chắn quan tâm nhất)!

Từ các số liệu này, chúng ta cũng có thể phân tích được rất nhiều lợi ích khác như tuyển dụng dễ dàng hơn, bớt chi phí huấn luyện hội nhập cho nhân viên mới, bớt các chi phí xử lý lỗi để chuyển đổi các nguồn lực đã vô cùng hiếm hoi này tập trung vào những việc quan trọng và có ích hơn. Lợi đủ đường khi chúng ta có được đội nhóm gắn kết với doanh nghiệp.

Nói cách khác, việc xây dựng đội nhóm gắn kết, đo lường tỷ lệ và liên tục nâng cấp chất lượng mối quan hệ của nhân viên đối với doanh nghiệp sẽ là một trong các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp bất kể doanh nghiệp loại hình gì, quy mô ra sao, kinh nghiệm bao nhiêu năm. Nhìn từ góc nhìn của marketing, đây cũng là xây dựng thương hiệu “nội bộ” – cách mọi người trong nội bộ cảm nhận về công ty mình đang làm việc. Nội lực mạnh mới tạo ra thương hiệu mạnh.

Chúng ta có thể đo lường tỷ lệ nhân viên gắn kết như thế nào khi nguồn lực hạn hẹp?

Gallup là tổ chức lớn. Họ có thể đo lường dễ dàng nhờ nguồn lực đủ, cách làm đã được nâng cấp, cải tiến nhiều năm, năng lực của đội ngũ mạnh. Với phần lớn các doanh nghiệp của chúng ta, nguồn lực luôn thiếu bao gồm thời gian, chi phí. Làm thế nào chúng ta có thể đo lường được ở mức độ chính xác tương đối để có thể hình dung được góc nhìn về “độ gắn kết” vô cùng quan trọng cho việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai này.

Tôi xin chia sẻ 5 cách hình dung đơn giản – thực chất là vài câu hỏi giúp bạn tự “ngẫm” xem doanh nghiệp mình đang ở đâu trên thang bậc độ gắn kết của doanh nghiệp. Đó là: sướng, xếp hàng, giới thiệu, bảo vệ, yêu thương.

Đo lường độ “sướng”

Nếu bạn tổ chức một đợt đánh giá thống kê (survey) không ký tên (nặc danh) đo lường sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp. Điểm 0 là tệ nhất, điểm 10 là xuất sắc nhất.

Theo bạn nhân viên đánh giá 9 – 10 điểm trên thang điểm 10 tỷ lệ bao nhiêu phần trăm?

Theo bạn những người chán ghét công ty hoặc thờ ơ, đánh giá điểm từ 0 đến 6, là bao nhiêu phần trăm?

Nếu bạn lấy tỷ lệ đầu trừ tỷ lệ sau, bạn sẽ có số âm hay dương? Con số là lớn hay nhỏ?

Lưu ý rằng bạn có thể tổ chức đo lường đánh giá thống kê rất đơn giản qua các công cụ online miễn phí.

Ghi chú: Góc nhìn của câu hỏi đo độ “sướng” này mượn từ khái niệm Net Promoter Score hay NPS. NPS được mô tả sâu trong cuốn sách Câu hỏi Cốt tử – The Ultimate Question của tác giả Fred Reichheld thuộc công ty tư vấn Bain đã được dịch tiếng Việt xuất bản từ lâu.

Đo lường “xếp hàng”

Nếu bạn tuyển dụng 1 vị trí thông dụng trong doanh nghiệp của mình, ví dụ như nhân viên bán hàng hay kế toán: Sẽ có bao nhiêu hồ sơ được gửi tới trong vòng 2 – 3 ngày? Bao nhiêu người sẽ đến để xếp hàng được phỏng vấn? Bao nhiêu người sẵn sàng nhận thu nhập thấp hơn chỗ cũ để được vào làm việc tại doanh nghiệp của bạn?

Đo lường “giới thiệu”

Cũng tình huống tuyển dụng nhân viên nêu trên: Sẽ có bao nhiêu nhân viên trong công ty nằng nặc giới thiệu người nhà vào doanh nghiệp của bạn?

Đo lường “bảo vệ”

Nếu có người làm chuyện có hại tới doanh nghiệp bạn, chẳng hạn trường hợp nói xấu, hoặc trong nội bộ có nhân viên làm sai điều gì: Sẽ có bao nhiêu nhân viên đứng ra điều chỉnh lại thông tin để làm rõ tình huống? Sẽ có bao nhiêu nhân viên ngăn chặn người thực hiện điều xấu? Góp ý xây dựng lại văn hóa, hệ thống để giảm tỷ lệ điều xấu xuất hiện?

Câu hỏi có thể làm bạn sốc: Nếu doanh nghiệp bạn gặp tình huống khó khăn, sẽ có bao nhiêu nhân viên ở lại để giúp công ty vượt qua khó khăn, và sẵn sàng nhận thu nhập thấp hơn trước?

Đo lường “yêu thương”

Nếu một nhân viên đã rời khỏi doanh nghiệp bạn, có bao nhiêu người vẫn tiếp tục quay về thăm, tặng quà mọi người và giới thiệu với bạn bè, gia đình rằng doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp tuyệt vời, rằng những năm tháng người ấy làm việc ở doanh nghiệp bạn vô cùng ý nghĩa?

Thách thức của các doanh nghiệp gia đình và không gia đình

Trong một doanh nghiệp gia đình, sự gắn kết của gia đình đã có sẵn với một số thành viên. Nhưng điều này cũng có thể có những mặt trái, thách thức nhất định khi bạn muốn xây dựng sự gắn kết không chỉ từ những thành viên gia đình mà còn từ các thành viên khác. Những thách thức đó có thể là: Thiếu liên kết hiệu quả giữa các thành viên gia đình đang nắm những vị trí quản lý quan trọng bắt nguồn bằng việc giao tiếp theo thứ bậc, tuổi tác kinh nghiệm và thiếu xây dựng các cuộc đối thoại, kênh đối thoại góp ý xây dựng thẳng thắn và đi sâu vào trọng điểm vấn đề.

Các thành viên ngoài gia đình cảm thấy không công bằng khi các thành viên gia đình thiếu năng lực nhưng được trọng vọng và giao các vị trí then chốt. Họ không muốn cố gắng khi họ tin rằng họ cố gắng cũng không được ghi nhận và tưởng thưởng đầy đủ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có hệ thống rối và thiếu minh bạch.

Với tất cả các doanh nghiệp còn lại, hai thách thức nêu trên của doanh nghiệp gia đình có thể vẫn đang tồn tại ở những mức độ khác nhau khi hệ thống cũng rối rắm, phức tạp, thiếu minh bạch, hiệu quả làm việc của từng vị trí không được làm rõ hoặc chỉ là hình thức, kênh giao tiếp không có hoặc chỉ là hình thức, và văn hóa không tạo khát khao vươn lên, sáng tạo tại từng vị trí, đội nhóm, toàn doanh nghiệp.

Ngoài ra, ban giám đốc các doanh nghiệp chưa biết tới, quan tâm và hiểu được cách làm để xây dựng được sự gắn kết của nhân viên với tổ chức của mình. Như phân tích ở trên, ai làm được, doanh nghiệp đó sẽ tạo được lợi thế phát triển cực lớn so với các doanh nghiệp còn lại.

Kết luận

Mức độ gắn kết với doanh nghiệp của bạn ra sao khi chúng ta đo lường từng nhóm đối tượng: nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp,…? Bài viết của tôi chỉ nêu một góc nhìn đo lường từ nhân viên. Nhưng nếu chúng ta thực đo lường sự gắn kết không chỉ của nhân viên mà còn của các nhóm đối tượng còn lại với doanh nghiệp của bạn chúng ta có thể có những góc nhìn, vấn đề và giải pháp mà có thể bạn không ngờ tới.

Khi chúng ta nâng cấp được độ gắn kết của nhân viên với doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận tới 21% như số liệu từ Gallup. Vậy nếu chúng ta không dừng ở đó mà xây dựng được độ gắn kết của các nhóm đối tượng (stakeholders) còn lại với doanh nghiệp mình, lợi nhuận sẽ là bao nhiêu? Doanh nghiệp của bạn sẽ mạnh đến đâu nếu bất kỳ ai trong các nhóm đó cũng sẵn sàng xếp hàng để mua, hoặc làm việc với doanh nghiệp bạn, giới thiệu doanh nghiệp của bạn ở khắp nơi và sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ doanh nghiệp bạn khi cần thiết?

Doanh nghiệp bạn sẽ trở thành vô địch nếu làm được vậy…

Trần Xuân Hải – CEO Công ty Missionizer

Theo theleader.vn

The post Vì sao phần lớn nhân viên không gắn bó, thờ ơ, thậm chí ghét công ty? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>