vải tái chế – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Sun, 24 Jan 2021 16:49:34 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png vải tái chế – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Các chuỗi cửa hàng thời trang đang ngày càng xanh hơn https://24hsongxanh.vn/chuoi-cua-hang-hm-dang-ngay-cang-xanh-hon/ Sun, 24 Jan 2021 14:12:53 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54491 chuoi-cua-hang-hm-dang-ngay-cang-xanh-hon

Những thương hiệu thời trang quen thuộc với giới trẻ cho thấy họ đang cố gắng thay đổi từng bước một theo hướng bền vững, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe hơn. H&M, một trong những thương hiệu thời trang lớn trên toàn cầu, hiện đang ủng hộ Infinited […]

The post Các chuỗi cửa hàng thời trang đang ngày càng xanh hơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
chuoi-cua-hang-hm-dang-ngay-cang-xanh-hon

Những thương hiệu thời trang quen thuộc với giới trẻ cho thấy họ đang cố gắng thay đổi từng bước một theo hướng bền vững, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng khắt khe hơn.

H&M, một trong những thương hiệu thời trang lớn trên toàn cầu, hiện đang ủng hộ Infinited Fiber Company, công ty công nghệ sinh học của Phần Lan phát triển giải pháp tuần hoàn giúp biến hàng dệt may bị loại bỏ thành sợi tái sinh chất lượng cao. 

Hãng thời trang này giúp công ty khởi nghiệp tiến hành thử nghiệm trên nhiều loại vải dệt khác nhau, bao gồm cả vải denim, jersey, vật liệu áo sơ mi và vải không dệt, đồng thời cam kết tìm giải pháp thay thế như tái chế vô tận thay cho vật liệu thô.

Hàng thời trang bây giờ muốn thu hút giới trẻ thì không chỉ đẹp mà còn phải có yếu tố bền vững

Hàng triệu sản phẩm may mặc bền vững

Nhận được sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Dệt may Hồng Kông (HKRITA), H&M giúp đưa quy trình xử lý vải polyester tái chế vào ứng dụng trong năm nay. HKRITA hiện đã thiết lập một nhà xưởng quy mô công nghiệp ở Indonesia, có thể xử lý 1,5 tấn hàng thải dệt may mỗi ngày, bao gồm các loại sợi thường khó tái chế. Toàn bộ hệ thống chỉ chạy bằng nhiệt, nước và axit xitric. Thương hiệu đầu tiên của H&M sản xuất hàng may mặc sử dụng loại vải polyester tái chế này sẽ là Monki.

Hãng này cũng được ghi nhận là thương hiệu đầu tiên trên thế giới sử dụng loại vải Circulose của của công ty khởi nghiệp Renewcell, được làm từ chất thải dệt may. Loại vải Circulose được sản xuất từ cotton thu hồi, thay thế nhu cầu sử dụng bất kỳ nguyên liệu thô nào để may quần áo. Trong bộ sưu tập H&M’s Conscious Exclusive năm nay, thương hiệu này sử dụng 50% vải Circulose có nguồn gốc từ quần jean denim tái chế và 50% viscose từ sợi gỗ được chứng nhận để may thành những bộ trang phục bền vững.

Tiếp đó, hãng quyết định mở rộng quan hệ đối tác với Renewcell, tạo ra một thỏa thuận kéo dài nhiều năm để cung cấp cho hãng thời trang hàng ngàn tấn vải Circulose được làm từ chất thải dệt may. Sau đó, hãng sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu này để sản xuất hàng triệu sản phẩm may mặc bền vững cho thương hiệu của mình trong 5 năm tới.

Một cửa hàng ở Stockholm trở thành nơi tái chế, cho thuê và sửa chữa trang phục

Thêm nhiều thương hiệu thời trang ứng dụng tính bền vững

Gần đây, H&M ra mắt Treadler, dịch vụ B2B nhằm cung cấp cho các công ty khác quyền truy cập vào chuỗi cung ứng của tập đoàn thời trang toàn cầu và hỗ trợ phát triển sản phẩm bền vững. Động thái này giúp ​​hãng hợp tác cùng với các công ty thời trang khác để nâng cao chuyên môn và xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài nhằm mục đích xanh hóa toàn bộ chuỗi cung ứng thời trang, từ hoạt động đến phát triển sản phẩm, tìm nguồn cung ứng và hậu cần.

Bên cạnh đó, hãng còn ra mắt hệ thống “Looop” tại một số cửa hàng để giúp khách hàng hình dung về thời trang tuần hoàn.

Được đặt trong một căn phòng bằng kính, hệ thống này cung cấp cho khách hàng khả năng xem cách các thiết bị tái chế hàng dệt bỏ đi thành một món trang phục mới, giúp người mua hàng tận mắt thấy cách thời trang tuần hoàn hoạt động trong thực tế. 

Ngoài ra, thương hiệu còn biến một cửa hàng ở Stockholm thành nơi tái chế, cho thuê và sửa chữa trang phục. Cửa hàng rộng 3.200 m2 giờ đây cung cấp mọi thứ, từ dịch vụ cho thuê đồ mới đến bộ phận sửa chữa quần áo và thậm chí nhận tái chế hàng quần áo cũ được bán lại trong các cửa hàng cũ hoặc đóng gói thành vải mới. Khi đến đây, khách hàng nhận hóa đơn điện tử để tránh lãng phí giấy. Toàn bộ cửa hàng được trang bị hệ thống đèn LED tiết kiệm năng lượng và 96% được cung cấp năng lượng tái tạo.

Thời trang từ nguyên liệu tái chế đang là xu hướng trong năm 2021

Trước đó, thương hiệu Benetton tung ra một mẫu áo choàng bằng giấy được nhà thiết kế Jean-Charles de Castelbajac giới thiệu là đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm để có thể được sử dụng bền bỉ trong năm, dù trang phục này không thể giặt máy.

Nhà thiết kế Gabriela Hearst cũng gây chú ý với dòng thời trang carbon trung tính đầu tiên, trong đó tái sử dụng mẫu của các bộ sưu tập cũ. Khái niệm carbon trung tính được hiểu là nhà sản xuất phải bù trừ bằng mọi cách để không làm tăng tổng lượng khí carbon phát thải ra môi trường.

Tại Milan, nhãn hiệu Missoni đã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng năng lượng mặt trời trong buổi trình diễn và được tổ chức môi trường Green Carpet Awards khen ngợi là chương trình “tuyệt vời nhất trong thời trang bền vững”. Kering, công ty mẹ của Gucci, cũng đã cam kết áp dụng quy trình carbon trung tính cho tất cả các nhãn hiệu để giảm 50% lượng khí thải nhà kính vào trước năm 2025.

Thiệu Kiệt

(theo GreenQueen)

The post Các chuỗi cửa hàng thời trang đang ngày càng xanh hơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>