ứng phó biến đổi khí hậu – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Sat, 31 Jul 2021 14:00:06 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png ứng phó biến đổi khí hậu – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Đề xuất 9 bước đánh giá tác động của biến đổi khí hậu https://24hsongxanh.vn/de-xuat-9-buoc-danh-gia-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau/ Sat, 31 Jul 2021 14:00:06 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=64198 de-xuat-9-buoc-danh-gia-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau

Trong dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất trình tự đánh giá tác động của biến đổi khí hậu gồm 9 bước. Trong đó, bước 1: Xác […]

The post Đề xuất 9 bước đánh giá tác động của biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
de-xuat-9-buoc-danh-gia-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau

Trong dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất trình tự đánh giá tác động của biến đổi khí hậu gồm 9 bước.

Trong đó, bước 1: Xác định phạm vi đánh giá: Phạm vi không gian được xác định theo phạm vi đánh giá tác động; phạm vi thời gian được xác định là giai đoạn thực hiện đánh giá, bao gồm giai đoạn quá khứ và giai đoạn tương lai – Giai đoạn quá khứ tính từ thời điểm đánh giá đến một mốc thời gian xác định trong quá khứ và giai đoạn tương lai tính từ thời điểm đánh giá đến các mốc thời gian xác định trong tương lai.

de-xuat-9-buoc-danh-gia-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau

Bước 2: Xác định đối tượng đánh giá: Trong phạm vi đánh giá, xác định các đối tượng sẽ thực hiện đánh giá, gồm: Các đối tượng thuộc hệ thống tự nhiên gồm tài nguyên nước, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, đảo và các tài nguyên, yếu tố môi trường khác; các đối tượng thuộc hệ thống kinh tế gồm hoạt động sản xuất và dịch vụ, cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng và đô thị, công nghiệp, năng lượng, thông tin và truyền thông, du lịch, thương mại và dịch vụ và các hoạt động khác; các đối tượng thuộc hệ thống xã hội và cộng đồng dân cư gồm phân bố dân cư, nhà ở và điều kiện sống, y tế, sức khỏe, văn hóa, giáo dục, giới, đối tượng dễ bị tổn thương và giảm nghèo.

Bước 3: Phân tích kịch bản biến đổi khí hậu: Trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, căn cứ phạm vi và đối tượng đánh giá đã được xác định, thực hiện. Bổ sung, chi tiết hóa kịch bản biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu về thông tin, dữ liệu phù hợp với phạm vi và đối tượng đánh giá; phân tích các đặc trưng, xu hướng của thay đổi khí hậu; xác định, phân tích các yếu tố khí hậu quan trọng đối với đối tượng đánh giá; tính toán bổ sung các thông số liên quan khác phục vụ đánh giá.

Bước 4: Phân tích các chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã được phê duyệt và các nghiên cứu, dự báo phát triển kinh tế-xã hội; xác định kịch bản phát triển theo các mốc thời gian đánh giá để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu.

Bước 5: Lựa chọn phương pháp đánh giá: Dự thảo nêu rõ các phương pháp sau:

1- Phương pháp xác định tác động của biến đổi khí hậu, gồm phương pháp định lượng: Thống kê thực nghiệm, mô hình dự báo, chồng xếp bản đồ; phương pháp định tính: Ma trận đánh giá, điều tra phỏng vấn, phương pháp chuyên gia, đánh giá có sự tham gia.

2- Phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu, gồm phương pháp chuyên gia, thống kê thực nghiệm, mô hình dự báo, chồng xếp bản đồ.

3- Phương pháp xác định tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu, gồm: Phương pháp xác định tổn thất và thiệt hại về kinh tế: Phương pháp thống kê, phương pháp dựa vào chi phí, giá thị trường, phân tích chi phí lợi ích, điều tra và khảo sát; phương pháp xác định tổn thất và thiệt hại phi kinh tế: Phương pháp mô hình dự báo, phương pháp phân tích chỉ số rủi ro tổng hợp, điều tra, đánh giá có sự tham gia.

Dự thảo nêu rõ, việc lựa chọn phương pháp đánh giá dựa trên các căn cứ: Mức độ phù hợp với đối tượng và phạm vi đánh giá; khả năng đáp ứng các yêu cầu thông tin và mức độ sẵn có của dữ liệu; ưu tiên sử dụng phương pháp có độ tin cậy cao.

Bước 6: Xác định tác động của biến đổi khí hậu: Nhận diện, sàng lọc và xác định các loại tác động của biến đổi khí hậu dựa trên các đối tượng đánh giá, kịch bản biến đổi khí hậu và kịch bản phát triển. Các tác động cần phân tích gồm các tác động tích cực hoặc tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp của biến đổi khí hậu.

Điều tra, thu thập, tổng hợp các thông tin phục vụ việc xác định tác động của biến đổi khí hậu trong quá khứ, tương lai… Phân tích, xác định tác động tích cực, tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với các đối tượng đánh giá (hệ thống tự nhiên, kinh tế, xã hội).

Bước 7: Xác định tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu: Xác định các nguy cơ đối với đối tượng đánh giá dựa trên kết quả xác định tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Lựa chọn các chỉ số phản ánh mức độ nhạy cảm, khả năng thích ứng, hiểm họa và mức độ phơi bày phù hợp với phạm vi và đối tượng đánh giá. Các chỉ số lựa chọn cần dựa trên các tiêu chí: Phù hợp với phạm vi không gian và thời gian đánh giá, có tính đại diện và khả thi.

Bước 8: Xác định tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu: Xác định các chỉ số tổn thất và thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế đối với hệ thống tự nhiên và kinh tế-xã hội. Chỉ số tổn thất và thiệt hại về kinh tế và phi kinh tế được xác định dựa trên nguyên tắc: Tổn thất và thiệt hại có thể nhận diện, mang tính trực tiếp và đo đếm một cách rõ ràng về khối lượng và mức độ tổn thất và thiệt hại.

Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin, dữ liệu về tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu trong quá khứ (tối thiểu 5 năm trước thời điểm đánh giá). Các thông tin, dữ liệu điều tra, thu thập, gồm thời gian xảy ra, khối lượng, quy mô, mức độ, chi phí khắc phục và các thông tin khác…

Bước 9: Xây dựng và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo quy định.

Thu Ngân

Theo Bộ Công thương

 

Link nguồn: https://moit.gov.vn/phat-trien-ben-vung/de-xuat-9-buoc-danh-gia-tac-dong-cua-bien-doi-khi-hau.html

The post Đề xuất 9 bước đánh giá tác động của biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ĐBSCL gìn giữ “tài sản” quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu https://24hsongxanh.vn/dbscl-gin-giu-tai-san-quan-trong-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau/ Fri, 25 Jun 2021 06:47:02 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=62436 dbscl-gin-giu-tai-san-quan-trong-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau

“ĐBSCL là một cơ thể sống, có các cơ quan, mạch máu, các tiến trình vận hành trong một tổng thể nhất quán. Có những vấn đề không thể giải quyết trong phạm vi một tỉnh. Chịu ảnh hưởng chung từ biến đổi khí hậu, phía thượng nguồn… nên cần phục hồi tính liên thông, […]

The post ĐBSCL gìn giữ “tài sản” quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
dbscl-gin-giu-tai-san-quan-trong-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau

dbscl-gin-giu-tai-san-quan-trong-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau
ĐBSCL cần mở rộng không gian chứa nước ngọt trong mùa mưa

“ĐBSCL là một cơ thể sống, có các cơ quan, mạch máu, các tiến trình vận hành trong một tổng thể nhất quán. Có những vấn đề không thể giải quyết trong phạm vi một tỉnh. Chịu ảnh hưởng chung từ biến đổi khí hậu, phía thượng nguồn… nên cần phục hồi tính liên thông, kết nối giữa sông và biển. Việc này tự một địa phương không làm được vì nhiều tỉnh nằm trong đất liền, do đó phải trông chờ vào Quy hoạch tích hợp cấp vùng ĐBSCL giải quyết” – Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL phát biểu sáng 25/6, tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

dbscl-gin-giu-tai-san-quan-trong-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau
Quang cảnh hội nghị sáng 25/6

Tham dự hội nghị có Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Đồng Văn Thanh, cùng đại diện các sở ngành, địa phương trong tỉnh.

Trong 3 năm qua, Hậu Giang đã đầu tư trên 8.200 tỷ đồng cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, trong đó tỉnh đã bố trí 308 tỷ đồng cho các dự án, công trình thích ứng trực tiếp với BĐKH như nâng cấp mở rộng các trạm cấp nước tập trung trên địa bàn huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Châu Thành; nâng cấp tuyến ống cấp nước 11 xã và xây dựng các công trình cấp bách phòng chống sạt lở, xâm nhập mặn, bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai; tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 để đầu tư các công trình phòng tránh thiên tai, thích ứng BĐKH.

dbscl-gin-giu-tai-san-quan-trong-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau
Cán bộ ngành nông nghiệp Hậu Giang kiểm tra độ mặn trên sông Cái Lớn – giáp với Kiên Giang

Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang: Tình hình BĐKH, thiên tai tại ĐBSCL diễn biến nhanh hơn dự báo, khó lường, tình hình sạt lở tiếp tục xảy ra, trong khi khả năng ứng phó của địa phương hạn chế. Đối mặt với thách thức chung của ĐBSCL từ các hoạt động khai thác, sử dụng nước ở phía thượng nguồn, đặc biệt là các dự án thủy điện trên dòng chính sông Mê Công, việc thiếu hụt nguồn phù sa về đồng bằng và vấn đề suy giảm nguồn tài nguyên nước.

dbscl-gin-giu-tai-san-quan-trong-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau
Một cống ngăn mặn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Ông Trương Cảnh Tuyên kiến nghị: Trung ương sớm phê duyệt quy hoạch vùng ĐBSCL để làm cơ sở cho các địa phương thực hiện quy hoạch tỉnh; đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án: Cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ, cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu…

Nghiên cứu ban hành chính sách về tích tụ ruộng đất nhằm tạo điều kiện nâng cao quy mô sản xuất nông hộ vùng ĐBSCL; hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ phục vụ trực tiếp việc triển khai thực hiện Nghị quyết tại các địa phương; sớm ban hành cơ chế tài chính hỗ trợ đầu tư phát triển bền vững vùng ĐBSCL…

Đề nghị bổ sung xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng, thủy văn chuyên dùng vùng ĐBSCL phục vụ công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai. Trong quá trình đầu tư mạng lưới quan trắc, giám sát sạt lở vùng ĐBSCL, cần bổ sung trạm theo dõi chỉ tiêu bùn cát lơ lửng; sớm hoàn thành dự án hệ thống cơ sở dữ liệu liên ngành về ĐBSCL và hỗ trợ địa phương trong việc khai thác cơ sở dữ liệu.

dbscl-gin-giu-tai-san-quan-trong-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện phát biểu tại hội nghị

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL: Để phát triển bền vững, những “tài sản” quan trọng cần gìn giữ vùng ĐBSCL là sức khỏe của đất đai; sức khỏe của sông ngòi, thủy sản và nét văn hóa sông nước.

Cao Phong

Theo sggp.org.vn

 

Link nguồn: https://www.sggp.org.vn/dbscl-gin-giu-tai-san-quan-trong-de-thich-ung-voi-bien-doi-khi-hau-741440.html

The post ĐBSCL gìn giữ “tài sản” quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ứng phó với BĐKH: Cần “bệ đỡ” cho những sáng kiến của thanh niên https://24hsongxanh.vn/ung-pho-voi-bdkh-can-cho-nhung-sang-kien-cua-thanh-nien/ Thu, 10 Jun 2021 14:25:54 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=61633 be-do-cho-nhung-sang-kien-cua-thanh-nien

Theo Báo cáo đặc biệt “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu”, hơn một nửa số thanh niên trả lời khảo sát (52,2%) đã hoặc đang là thành viên của một dự án quản lý rác thải; trong khi 28,2% đã từng hoạt động trong mảng tiết kiệm năng lượng. Điều này cho […]

The post Ứng phó với BĐKH: Cần “bệ đỡ” cho những sáng kiến của thanh niên appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
be-do-cho-nhung-sang-kien-cua-thanh-nien

Theo Báo cáo đặc biệt “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu”, hơn một nửa số thanh niên trả lời khảo sát (52,2%) đã hoặc đang là thành viên của một dự án quản lý rác thải; trong khi 28,2% đã từng hoạt động trong mảng tiết kiệm năng lượng. Điều này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ đối với hai lĩnh vực này nói riêng và các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính nói chung tại Việt Nam.

“Mảnh đất” nuôi dưỡng ý tưởng

Cuộc khảo sát với gần 400 thanh niên có tham gia các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu cho thấy, quản lý rác thải, sử dụng tài nguyên hợp lý là mảng hoạt động mà nhiều dự án thanh niên tập trung triển khai hiệu quả nhất, đặc biệt với các chiến dịch giảm sử dụng nhựa dùng một lần. Điểm khác biệt so với các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, đó là hoạt động trong mảng giảm nhẹ thường tập trung triển khai các giải pháp sáng tạo, sáng kiến khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ. Nổi bật nhất là các dự án về năng lượng và xử lý rác thải.

Điển hình có thể nói tới “Green River Mekong” – Dự án vừa đoạt giải nhất cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa” của UNESCO. Khởi động từ tháng 1/2020, nhóm bạn trẻ đã lên kế hoạch giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên các con sông ở Việt Nam, trước tiên là khu vực chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Dự án đang triển khai thiết lập hệ thống thùng rác thông minh trên ghe du lịch, ghe hàng, bến phà chở khách; dùng robot thu gom rác thải nhựa trôi nổi trên sông kết hợp truyền thông nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng lối sống xanh cho các tiểu thương và các hộ dân sống trên hoặc ven sông. Các hoạt động truyền thông online đã tiếp cận 150.000 lượt người và thu hút 15.000 lượt tương tác. Hiện dự án đang mở rộng địa bàn sang Cù Lao Chàm, Quảng Nam.

Như nhiều dự án thanh niên khác, nhóm gặp thách thức khi chính quyền địa phương tuy có ủng hộ nhưng lại khó khăn trong khâu cấp giấy phép vì không có quy trình rõ ràng, thiết bị gặp trục trặc khi hoạt động và dịch bệnh Covid-19 làm chậm trễ tiến độ dự án. Bên cạnh đó, theo Nguyễn Hoàng Sơn, đồng Trưởng nhóm Dự án Green River Mekong, một trong những nút thắt chưa “tháo gỡ” được là làm sao để dự án tiếp cận được rộng rãi hơn, giới thiệu những sản phẩm tái chế và khuyến khích thói quen không sử dụng nhựa.

Có thể thấy, nhóm thanh niên khởi xướng các dự án giảm nhẹ là những bạn trẻ có nền tảng về khoa học – kỹ thuật, nên rất vững về mặt kiến thức chuyên môn. Nhưng một dự án thành công còn cần nhiều kỹ năng về truyền thông, quản lý dự án và nâng cao tính ứng dụng của mô hình. Đặc thù của các dự án giảm nhẹ, đặc biệt các dự án liên quan đến rác thải, đòi hỏi thanh niên phải thuyết phục các nhóm đối tượng khác thay đổi hành vi thì dự án mới có hiệu quả trên diện rộng. Mặc dù các nhóm thanh niên thường đạt được thành công bước đầu trong việc truyền thông đến những thanh niên khác thông qua mạng xã hội. Nhưng khi tiếp cận với các kênh truyền thông giáo dục “chính thống” để hướng tới nhiều nhóm đối tượng hơn, thanh niên gặp khó khăn do chưa tạo được niềm tin vào dự án của mình.

Ở một góc nhìn khác, trong tổng số thanh niên trả lời khảo sát, chỉ có 60 bạn tham gia dự án khởi nghiệp kinh doanh nhưng phần lớn đều thuộc lĩnh vực giảm nhẹ. Tiềm năng khá lớn nhưng với các bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, việc xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp cho sản phẩm chính là vấn đề lớn nhất.

be-do-cho-nhung-sang-kien-cua-thanh-nien
Đoàn viên thanh niên tham gia hoạt động thu gom rác thải. Ảnh: MH

Nâng đỡ các ý tưởng

Nhóm tác giả Báo cáo “Thanh niên Việt Nam hành động vì khí hậu” nhận định, nhìn chung, việc thanh niên thực hiện được các nghiên cứu tầm cỡ lớn cũng là một trong những cách xây dựng niềm tin với các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và chính quyền địa phương về khả năng giải quyết các vấn đề giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của thanh niên.

Để đưa cơ hội nghiên cứu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đến nhiều thanh niên ở các độ tuổi, điều kiện sống khác nhau, cũng như hỗ trợ các nhóm dự án được đa dạng, nhóm tác giả đề xuất, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu sẽ tạo ra các chương trình học bổng hè sáng tạo hướng đến đối tượng thanh niên quan tâm đến vấn đề giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Chương trình có thể “ghép đôi” các bạn thanh niên với các phòng thí nghiệm, các dự án khoa học đang được đội ngũ giáo sư và thạc sĩ tại trường đại học thực hiện, để các bạn có thể trải nghiệm và quan sát quá trình nghiên cứu thực tế. Cơ hội này nên ưu tiên thanh niên từ các tỉnh thành, thanh niên ở lứa tuổi cấp ba và các bạn nữ – là những nhóm đối tượng thường không được tiếp xúc nhiều với môi trường sáng tạo kỹ thuật.

Mạng lưới thanh niên hành động vì khí hậu của Việt Nam đã được thành lập và đang phát triển Cổng thông tin về BĐKH cho thanh niên với sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam. Mạng lưới có thể đứng ra hỗ trợ các đội nhóm thành viên trong việc xin quỹ và làm việc với các bên liên quan, tổ chức các chương trình nhằm tập huấn nâng cao năng lực thanh niên.

Khánh Ly

Theo baotainguyenmoitruong.vn

 

Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/ung-pho-voi-bdkh-can-be-do-cho-nhung-sang-kien-cua-thanh-nien-325742.html

The post Ứng phó với BĐKH: Cần “bệ đỡ” cho những sáng kiến của thanh niên appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
EU lập quỹ 20 triệu euro hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu https://24hsongxanh.vn/eu-lap-quy-20-trieu-euro-ho-tro-viet-nam-ung-pho-bien-doi-khi-hau/ Wed, 13 May 2020 06:50:52 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=37325

EU và Pháp ký thỏa thuận tăng cường hợp tác nhằm nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và giảm tác động của Covid-19 tại Việt Nam. Ngày 11/5, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti và ông Fabrice Richy, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp […]

The post EU lập quỹ 20 triệu euro hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

EU và Pháp ký thỏa thuận tăng cường hợp tác nhằm nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và giảm tác động của Covid-19 tại Việt Nam.

Ngày 11/5, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti và ông Fabrice Richy, Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam đã ký một thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác chung trong việc nâng cao khả năng chống chịu trước biến đổi khí hậu và thiên tai tại Việt Nam, nhằm hướng tới một “tương lai xanh.”

Theo thỏa thuận, EU viện trợ không hoàn lại 20 triệu euro (gần 500 tỉ đồng) cho AFD. Thông qua phối hợp với chính quyền trung ương và địa phương Việt Nam, AFD sẽ huy động Quỹ Quản lý nước và tài nguyên thiên nhiên (WARM) nhằm chuẩn bị và triển khai các dự án đầu tư được đồng tài trợ thông qua khoản cho vay của AFD và các nguồn lực của chính Việt Nam trong giai đoạn 2021 – 2029 với tổng nguồn vốn ước tính là 200 triệu euro.

Kênh khô cạn ở huyện Trần Văn Thời, Cà Mau, hồi tháng 2. Ảnh: Hoàng Hạnh

Quỹ mới này nhằm cải thiện năng lực quản lý của Việt Nam đối với nguồn nước và các khu vực ven biển vì một sự phát triển bền vững hơn.

Mục đích của khoản viện trợ không hoàn lại 20 triệu euro này là nhằm hỗ trợ Việt Nam trên con đường hướng tới một tương lai xanh hơn và kiên cường hơn”, Đại sứ EU Giorgio Aliberti cho biết.

Ông Aliberti nói thêm, sự tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp khôi phục và bảo tổn các hệ sinh thái, tăng cường sức chống chịu của người dân địa phương và giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19.

Giám đốc AFD tại Việt Nam Fabrice Richy nhấn mạnh, quỹ WARM đáp ứng trực tiếp những nhu cầu của các đối tác Việt Nam, bao gồm cả các tỉnh thụ hưởng, thông qua việc đẩy nhanh công tác đánh giá và thực hiện các dự án đầu tư chiến lược.

Việt Nam là một trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và thiên tai. Nhiệt độ và mực nước biển tăng, cùng với tần suất và mức độ gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan kết hợp với sự phát triển dân số và đô thị hóa đang làm tăng rủi ro của xói mòn bờ biển, ngập lụt đô thị và hạn hán.

Trên cơ sở phù hợp với các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu và các mục tiêu phát triển bền vững, EU và AFD hiện đang tích cực giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực về chuyển đổi năng lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vân Khánh

Theo moitruong.net.vn

 

Link nguồn: https://moitruong.net.vn/eu-lap-quy-20-trieu-euro-ho-tro-viet-nam-ung-pho-bien-doi-khi-hau/

The post EU lập quỹ 20 triệu euro hỗ trợ Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>