trồng cây – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 03 May 2022 02:45:29 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png trồng cây – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Tại sao trong nhà bạn phải có ít nhất một cây xanh? https://24hsongxanh.vn/tai-sao-trong-nha-ban-phai-co-nhat-mot-cay-xanh/ Tue, 03 May 2022 00:29:08 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=48526 trong-nha-phai-trong-it-nhat-mot-cay-xanh

Giới chuyên gia tâm lý cho rằng, những cây trồng trong nhà không chỉ để tạo mảng xanh, làm đẹp cho nội thất mà còn đóng vai trò giúp gia chủ vượt qua những thời khắc khó khăn, căng thẳng. Một cuộc khảo sát ở Anh Quốc cho thấy, những căng thẳng liên quan đến […]

The post Tại sao trong nhà bạn phải có ít nhất một cây xanh? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
trong-nha-phai-trong-it-nhat-mot-cay-xanh

Giới chuyên gia tâm lý cho rằng, những cây trồng trong nhà không chỉ để tạo mảng xanh, làm đẹp cho nội thất mà còn đóng vai trò giúp gia chủ vượt qua những thời khắc khó khăn, căng thẳng.

Một cuộc khảo sát ở Anh Quốc cho thấy, những căng thẳng liên quan đến đại dịch Covid-19 có thể được giảm bớt bằng cách trồng cây xanh, giúp người ta hạnh phúc và thư thái hơn, trong lúc cuộc sống bị ảnh hưởng bởi lệnh giãn cách liên miên.

Cây cảnh đóng vai trò liệu thuốc tinh thần cho bạn mà không cần phải tốn quá nhiều công sức chăm sóc nó mỗi ngày

Giúp gia chủ thấy hạnh phúc, thư thái hơn

Dường như mọi cuộc gọi video hay họp hành từ xa qua ứng dụng Zoom sẽ không hoàn hảo nếu thiếu một cây xanh ở góc nhà. Mạng xã hội được ghi nhận có thêm nhiều bài chia sẻ về cách chăm cây và khoe hình ảnh thành quả làm vườn tại nhà. Không ai có thể phủ nhận ý kiến cho rằng cây xanh cung cấp một liều thuốc trấn an sự lo lắng về đại dịch.

Việc chăm sóc một cây trồng và tạo một góc cây xanh nho nhỏ trong nhà hoặc ở ban công được ghi nhận là chọn lựa của đa số người dân trong thời điểm bệnh dịch Covid-19 vẫn đang tiếp diễn. Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh Quốc ghi nhận doanh số bán thực vật tăng 23% trong tháng 7/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Các loại cây từ thông thường đến quý hiếm được bán trên eBay và giao dịch trên Facebook. 

Lâu nay, chúng ta đã biết rằng sự hiện diện của cây xanh chung quanh có thể giúp mình cảm thấy hạnh phúc và thư thái hơn. Sự chăm sóc mà cây cần có thể không đòi hỏi nhiều, nhưng nó vẫn là sự chăm sóc. Theo chuyên gia Sue Stuart-Smith, việc chăm sóc cây xanh, tưới nước, tỉa cành… mỗi ngày có thể kích hoạt chất thần kinh, giải phóng endorphin và oxytocin – chất tạo ra niềm vui và sự thư giãn, sự sáng tạo và sự hài lòng. Theo bà Stuart-Smith, việc tặng hoa và cây cảnh dễ dàng đem lại một nụ cười chân thật cho người nhận hơn các món quà khác.

Việc trồng cây được khuyên nên tùy thuộc vào điều kiện không gian cũng như tài chính của bản thân

Miễn là bạn có một khu vườn…

Sự hiện diện của cây cối trong nội thất có liên quan đến việc gia tăng mức độ hào phóng và tin tưởng lẫn nhau. Tuy vậy, những tuyên bố về đặc tính chữa bệnh của thực vật không nên được phóng đại và cũng như không được bác bỏ. 

Một nghiên cứu về những bệnh nhân đang hồi phục sau khi cắt bỏ ruột thừa cho thấy những người có cây xanh trong phòng bệnh thường cảm thấy dễ chịu hơn và ít phải dùng thuốc giảm đau hơn những người không có. 

Do đó, việc mua cây trồng trong nhà không phải là cơn sốt thời thượng, mà là cách chúng ta tìm thấy niềm vui trong việc chăm sóc chúng mỗi ngày mà không phải tốn quá nhiều công sức. Chuyên gia Frances Hodgson Burnett chia sẻ quan niệm: “Miễn là bạn có một khu vườn, bạn còn có một tương lai.” Ngay cả khi “khu vườn” của bạn chỉ đơn giản là một, hai chậu cây lưỡi hổ, hoa nhài, hoa cúc.. trong góc nhà thì bạn vẫn có quyền hy vọng.

Phòng ngủ của bạn sẽ đẹp hơn nếu có lượng cây xanh vừa đủ tạo điểm nhấn mà không choáng quá nhiều không gian

Khuyến cáo về một số loại cây cảnh có độc tố cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi trồng trong nhà: Hoa Tiên ông, cây có tên chính thức là Dạ Lan Hương do nó nở vào ban đêm và rất thơm, trầu bà cây thuộc họ thực vật Araceae (họ Ráy), chuỗi ngọc bi, cây kim tiền, cây vạn tuế, Thiết Mộc Lan, hoa đỗ quyên, cẩm tú cầu, trúc đào.

Ngay cả củ hoa thủy tiên cũng được khuyến cáo là không nên trồng hoặc trưng trong nhà. Cây này có tên khoa học là Narcissus spp. Củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Thiệu Kiệt

(theo The Guardian)

The post Tại sao trong nhà bạn phải có ít nhất một cây xanh? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Anh trồng cây nhiều gấp ba vào năm 2024 để chống biến đổi khí hậu https://24hsongxanh.vn/anh-trong-cay-nhieu-gap-ba-vao-nam-2024-de-chong-bien-doi-khi-hau/ Mon, 17 May 2021 14:04:38 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=60260 anh-trong-cay-nhieu-gap-ba-vao-nam-2024

Anh có kế hoạch tăng gấp ba lần số cây được trồng trong ba năm tới để giúp đạt được mục tiêu không phát thải carbon ròng vào năm 2050, như một nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Vương quốc Anh muốn thúc đẩy các kế hoạch môi trường và khuyến khích các quốc […]

The post Anh trồng cây nhiều gấp ba vào năm 2024 để chống biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
anh-trong-cay-nhieu-gap-ba-vao-nam-2024

Anh có kế hoạch tăng gấp ba lần số cây được trồng trong ba năm tới để giúp đạt được mục tiêu không phát thải carbon ròng vào năm 2050, như một nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

anh-trong-cay-nhieu-gap-ba-vao-nam-2024
Khu rừng phủ đầy cây xanh gần Marlborough ở miền nam nước Anh. Ảnh: Reuters

Vương quốc Anh muốn thúc đẩy các kế hoạch môi trường và khuyến khích các quốc gia khác làm điều tương tự trước khi tổ chức Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) tại Glasgow, Scotland.

Ngày 18/5, George Eustice, Bộ trưởng Môi trường Vương quốc Anh sẽ công bố tỷ lệ rừng của Anh sẽ tăng gấp 3 vào tháng 5/2024, với khoảng 7.000 ha rừng được trồng mỗi năm. Ngày 16/5, chính phủ Anh tuyên bố Anh sẽ đảm bảo những cây trồng phù hợp sẽ được trồng đúng vị trí và tạo nhiều việc làm xanh hơn trong ngành lâm nghiệp.

Trong tuyên bố của chính phủ Anh hôm 16/5, Bộ trưởng Môi trường Eustice cho biết: “Chúng tôi sẽ bảo đảm loài cây phù hợp được trồng ở đúng vị trí và tạo ra nhiều việc làm xanh hơn trong ngành lâm nghiệp”.

Trước thềm COP26, Chính phủ Anh cho biết họ tập trung vào bốn mục tiêu: bảo đảm số không ròng toàn cầu, bảo vệ cộng đồng và môi trường sống tự nhiên khỏi tác động của biến đổi khí hậu, huy động tài chính và các quốc gia cùng nhau thúc đẩy hành động.

Phương Hiền

Theo moitruong.net.vn

 

Link nguồn: https://moitruong.net.vn/anh-trong-cay-nhieu-gap-ba-vao-nam-2024-de-chong-bien-doi-khi-hau/

The post Anh trồng cây nhiều gấp ba vào năm 2024 để chống biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Trồng 8.000 cây xanh tại Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen https://24hsongxanh.vn/trong-8-000-cay-xanh-tai-khu-bao-ton-dat-ngap-nuoc-lang-sen/ Mon, 26 Apr 2021 13:34:18 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=59035 trong-8-000-cay-xanh-tai-khu-bao-ton-dat-ngap-nuoc-lang-sen

Hoạt động này góp phần vào việc phục hồi sinh cảnh rừng của Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân ở vùng đệm khu bảo tồn… 3M vừa cùng với WWF Việt Nam tổ chức hoạt […]

The post Trồng 8.000 cây xanh tại Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
trong-8-000-cay-xanh-tai-khu-bao-ton-dat-ngap-nuoc-lang-sen
Hoạt động này góp phần vào việc phục hồi sinh cảnh rừng của Khu bảo tồn Đất ngập nước Láng Sen nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, góp phần cải thiện cuộc sống của người dân ở vùng đệm khu bảo tồn…

3M vừa cùng với WWF Việt Nam tổ chức hoạt động trồng cây tại Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, tỉnh Long An trong khuôn khổ dự án Phục hồi sinh cảnh đất ngập nước dựa vào cộng đồng ở Khu Bảo tồn Đất ngập nước LángSen. Với nguồn tài trợ trị giá 25.000 USD từ 3MGives — một tổ chức thuộc 3M được thành lập để đầu tư vào những dự án hoặc sáng kiến xã hội trong các lĩnh vực như giáo dục, môi trường và cộng đồng nhằm hỗ trợ phát triển bền vững, dự án nhằm mục đích khôi phục lại hệ sinh thái đang bị suy thoái ở khu vực ĐBSCL và nhờ đó, cải thiện sinh kế của người dân địa phương.

trong-8-000-cay-xanh-tai-khu-bao-ton-dat-ngap-nuoc-lang-sen
Hoạt động trồng cây tại Láng Sen. Ảnh: WWF Việt Nam

Tổng cộng đã có 8.000 cây xanh được trồng trên diện tích 7ha của Láng Sen. Trước khi sự kiện diễn ra, người dân địa phương cũng đã được nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và sức khoẻ hệ sinh thái, vốn là chìa khóa để giải quyết những vấn đề ở địa phương một cách bền vững.

Dự tính sẽ có khoảng 15.000 người dân được hưởng lợi (trực tiếp hay gián tiếp) từ diện tích rừng được phục hồi. Người dân địa phương sẽ ứng phó tốt hơn với những bất thường từ thiên nhiên, nhờ vào diện tích che phủ rừng được tăng thêm và khả năng tích trữ nguồn nước được cải thiện và qua đó giảm thiểu tác hại của lũ lụt và hạn hán cho vùng Đồng Tháp Mười và hạ lưu sông Mekong. Quá trình phát triển của khu vực rừng mới trồng cũng sẽ được theo dõi, giám sát và chăm sóc kỹ.

Tọa lạc giữa vùng Đồng Tháp Mười ở ĐBSCL, Láng Sen là nơi cư trú của nhiều loài cá và 20.000 loài chim nước, nhiều loài trong số đó là những loài hiếm trên thế giới và có nguy cơ tuyệt chủng như già đẫy lớn (Leptoptilos dubius) hay sếu đầu đỏ (Grus antigone). Trong số 87 loài cá ở Láng Sen, có 27 loài được ghi nhận chỉ sống ở hạ lưu sông Mekong, trong đó bao gồm 2 loài cá quý hiếm là cá da trơn khổng lồ (Pangasianodon gigas) và cá hô (Catlocarpio siamensis). Tuy nhiên, giống như nhiều khu vực ở ĐBSCL hiện nay, Láng Sen cũng đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu và các hoạt động xây dựng các nhà máy thuỷ điện ở thượng nguồn khiến cho dòng chảy tự nhiên bị thay đổi và sự bồi tích hàng năm sụt giảm nghiêm trọng.

Gần đây, những khu rừng tự nhiên của khu bảo tồn — nơi cư trú của hơn 80.000 cá thể chim nước — đang bị suy thoái, do sự biến đổi nhanh chóng của các yếu tố khí hậu và chế độ thủy văn của sông Mekong. Với những người dân sinh sống ở đây, điều này đồng nghĩa với việc khó khăn chồng chất khó khăn khi họ đang phải chống chọi với các biến đổi bất thường của khí hậu…

Tr.Văn

Theo nguoidothi.net.vn

 

Link nguồn: https://nguoidothi.net.vn/trong-8-000-cay-xanh-tai-khu-bao-ton-dat-ngap-nuoc-lang-sen-28353.html

The post Trồng 8.000 cây xanh tại Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cho thành phố thở https://24hsongxanh.vn/cho-thanh-pho-tho/ Mon, 05 Apr 2021 01:28:58 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=57850 cho-thanh-pho-tho

“…Em ơi lắng nghe… nghe thành phố thở…”*, Nhà thơ thì viết thế. Nhà khoa học nói bình thường “lá phổi xanh của thành phố”. Họa sĩ nói hãy pha màu xanh ngọc mùa hè… Những hàng cây của thành phố không chỉ là hàng cây, nó còn là ký ức của từng cư dân […]

The post Cho thành phố thở appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
cho-thanh-pho-tho

“…Em ơi lắng nghe… nghe thành phố thở…”*, Nhà thơ thì viết thế. Nhà khoa học nói bình thường “lá phổi xanh của thành phố”. Họa sĩ nói hãy pha màu xanh ngọc mùa hè…

Những hàng cây của thành phố không chỉ là hàng cây, nó còn là ký ức của từng cư dân lớn lên, sống ở đây hãy hình dung ta đi dưới bóng mát của nó hàng ngày đột ngột ngày nọ hàng cây thiếu vắng vì mưa bão, vì quy hoạch vì vân vân và vân vân… Khi ấy ký ức sẽ lên tiếng thì thầm nhắc nhở xưa đi học, xưa đi qua, xưa hẹn hò, xưa tránh nắng, xưa nhìn lá rụng trải thảm vỉa hè…

Con ve sầu trên tàng lá ấy nay đâu, lũ chim sẻ trên tàng lá ấy về đâu? Ôi chao là nhớ!

Những con đường không có bóng lá hàng cây là những con đường không có ký ức. Trần Việt Đức lại đưa máy ảnh lên.

Và để lại cho chúng ta tự mình lục tìm trong ký ức đô thị không chỉ những con phố, góc đường.

Câu thì thầm cho riêng mình…

cho-thanh-pho-tho cho-thanh-pho-tho cho-thanh-pho-tho cho-thanh-pho-tho

cho-thanh-pho-tho
Theo tài liệu ghi chép về Sài Gòn, khi người Pháp bắt tay vào xây dựng thành phố này, họ đã cho trồng cây dọc theo những con đường lớn. Ngoài là để cho Sài Gòn xinh đẹp hơn, để làm dịu mát cái không khí oi bức của một thành phố miền nhiệt đới, bóng mát của các hàng cây còn là chỗ nghỉ trưa của người lao động và giới bình dân.

cho-thanh-pho-tho cho-thanh-pho-tho cho-thanh-pho-tho

Tạp chí KT&ĐS xin trích lời của một người – hẵn là dân Sài Gòn để nói về nơi mà mình luôn nhớ về: “Trong muôn vàn nỗi nhớ rong rêu xưa cũ về Sài Gòn, có một miền nhớ thiết tha tôi dành cho những con đường Sài Gòn rợp bóng me xanh. Những con đường gắn liền với tuổi học trò, những con đường me mà với nhiều người Sài Gòn nếu không có nó Sài Gòn sẽ không còn là Sài Gòn nữa vậy. 

Đây là nơi các cô cậu học trò thường hay đến ngồi dưới gốc cây học bài, hay đơn giản chỉ để ngồi nhìn lá me bay trong một buổi chiều đầy gió bởi cái vắng vẻ yên tĩnh của khung trời đầy thơ mộng này. 

Sau bao nhiêu năm, những con đường học trò rời rợi bóng me của Sài Gòn xưa đã có nhiều thay đổi. Nhưng với nhiều người từng sống ở Sài Gòn, từng in dấu chân mình trên những cung đường kỷ niệm ấy mãi mãi vẫn còn mơ những giấc mơ xanh ngời bóng lá”… 

Bài: Đỗ Trung Quân – Ảnh: Trần Việt Đức

Theo nguoidothi.net.vn/ Tạp chí Kiến Trúc & Đời Sống số 179

_______________

(*) Nguyễn Nhật Ánh

 

Link nguồn: https://nguoidothi.net.vn/cho-thanh-pho-tho-28095.html

The post Cho thành phố thở appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Một tỷ cây xanh https://24hsongxanh.vn/mot-ty-cay-xanh/ Mon, 16 Nov 2020 01:49:35 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=51072 mot-ty-cay-xanh

Một người biết yêu thương từng cái cây, ngọn cỏ thì khó có thể sống ác, làm điều ác. Mỗi khi cắt lá tỉa cành cho cây trong vườn, nhà thơ Đỗ Thị Tấc đều bảo: “để tao cắt tóc cho mày nhé”. Chị sợ cây đau. Chị tâm sự với tôi, mỗi lần đi […]

The post Một tỷ cây xanh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
mot-ty-cay-xanh

Một người biết yêu thương từng cái cây, ngọn cỏ thì khó có thể sống ác, làm điều ác.

Mỗi khi cắt lá tỉa cành cho cây trong vườn, nhà thơ Đỗ Thị Tấc đều bảo: “để tao cắt tóc cho mày nhé”. Chị sợ cây đau. Chị tâm sự với tôi, mỗi lần đi công tác về, việc đầu tiên, chị chạy ra vườn trò chuyện với cây. Chị dạy con về tình yêu thương cũng bắt đầu từ việc yêu cây cỏ.

Tôi cũng là người rất yêu cây. Căn hộ tôi ở xanh ngắt các loại cây. Nhờ có chúng, mỗi khi làm việc, thưởng trà, đọc sách, nghe nhạc, chén trà trên tay ngon hơn, sách thú vị hơn, tiếng nhạc cũng hay hơn, công việc bớt nặng nề. Tôi thấy nhà mình trở thành thiên đường. Mỗi khi có dịp đến công viên hay ngoại ô, tôi thường thực hiện “thiền ôm cây”. Dang rộng vòng tay, tôi ôm lấy thân cây như ôm cha mẹ, người thân. Tôi áp má vào cây, cảm nhận mùi hương của chúng, khép mắt lại, nghe rõ từng hơi thở, từng nhịp đập tim mình. Tôi cảm nhận rõ nguồn năng lượng tươi mát, dễ chịu từ cây, thấy tâm mình tĩnh lặng, thư thái vô cùng.

mot-ty-cay-xanh
Ảnh minh họa. Nguồn: doanhnhansaigon.vn

Theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nếu nhận thấy tính cách tương tức của vạn vật trong vũ trụ, ta sẽ vượt thoát ý niệm cho rằng, chúng ta là thực thể tách biệt khỏi muôn loài. Khi đó, tình thương, lòng từ bi trong ta sẽ trở nên rộng lớn và chính năng lượng đó thôi thúc ta hành động để bảo hộ đất Mẹ.

Đề xuất trồng một tỷ cây xanh trong năm năm tới của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm những ai quan tâm đến môi trường cảm thấy được an ủi. Song làm thế nào để sáng kiến ấy sớm trở thành hiện thực, hơn thế, hiệu quả cao?

Hãy thử làm phép tính. Dân số Việt Nam hiện nay khoảng 97.631.000 người. Để có một tỷ cây xanh trong năm năm, mỗi người sẽ phải trồng khoảng 2,5 cây trong một năm. Trừ đi số trẻ em, người già, một người trong độ tuổi lao động sẽ trồng khoảng 5 cây xanh mỗi năm. Con số đó không quá lớn. Song làm thế nào để mọi người Việt đều muốn trồng cây, và trồng thật? Có lẽ kêu gọi không mấy tác dụng mà phải bằng một kế hoạch hành động quốc gia.

Một lần tới Hàn Quốc, tôi được nghe anh Joo-won, giám đốc công ty du lịch kể về cách chính phủ nước này đã phục dựng màu xanh. Những năm 90 của thế kỷ trước, để trở thành con hổ kinh tế, Hàn Quốc đã biến thành trung tâm công nghiệp bụi bặm, không khí bị ô nhiễm trầm trọng. Nhiều khu rừng bị tàn phá do khai thác mỏ, khai thác gỗ nhằm công nghiệp hóa. Nhưng nay, Hàn Quốc được xem là quốc gia thành công trong việc cải tạo môi trường.

Chính phủ Hàn Quốc đã phát động nhiều chiến dịch sáng tạo nhằm khuyến khích người dân trồng và bảo vệ cây xanh. Ngày Quốc tế rừng 21/3, chính phủ đã kêu gọi dân chúng thể hiện tình yêu với cây cối, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ màu xanh, trong đó đặc biệt nhất là chiến dịch “ôm cây trong một phút” tại cánh rừng ở phía Bắc thủ đô Seoul. Hơn 1.000 người đăng ký tham dự. Họ đều đã ôm cây tới hàng chục phút. Là người trực tiếp tham gia sự kiện ôm cây, Joo-won nói: “chúng tôi đều rất vui vẻ và hạnh phúc”.

Người dân Hàn Quốc được khuyến khích trồng càng nhiều cây càng tốt, đặc biệt những cây dễ trồng, tăng trưởng nhanh, tán rộng để phủ xanh mặt đất. Những chiến dịch quốc gia như vậy đã đem lại hiệu quả thiết thực. Đất rừng của Hàn Quốc đã tăng gấp đôi kể từ năm 1950 và khoảng 2/3 diện tích đất nước này hôm nay đã được bao phủ bởi tán cây. Bảo vệ môi trường thực tế đã trở thành khẩu hiệu quốc gia của nước này.

Một điều tôi băn khoăn, Việt Nam sẽ trồng loại cây gì để có tác dụng làm lá chắn chống lũ lụt, cải tạo không khí, đất và nước? Nếu trồng thêm rừng keo, cao su, bạch đàn, hiện trạng chẳng khá hơn là bao. Bởi những loại cây này chỉ có giá trị về kinh tế cho nhà đầu tư, thậm chí còn được các nhà thực vật học chứng minh không có tác dụng rõ rệt trong cải tạo môi trường, khó mà giúp giữ đất, ngăn cản được lũ ống, lũ quét như rừng tự nhiên.

Và bên cạnh đó, việc rất quan trọng đồng thời với trồng cây gây rừng, Việt Nam sẽ làm gì để bảo vệ quyết liệt những khu rừng nguyên sinh còn sót còn lại? Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc, Việt Nam buồn thay “lập kỷ lục” phá rừng nguyên sinh đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Nguyên nhân mất rừng có lẽ ai cũng biết, đầu tiên cũng chỉ vì đồng tiền và lợi ích kinh tế, sau đó là kém tuân thủ pháp luật.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Lâm nghiệp, Việt Nam đạt 14,6 triệu hecta đất có rừng vào năm 2019 với độ che phủ ước đạt 42%. Nhưng trên toàn lãnh thổ, những khu rừng nguyên sinh nguyên vẹn chỉ còn 0,25%. Tổ chức Giám sát rừng toàn cầu thống kê, từ năm 2001 đến 2018, Việt Nam đã mất đi hơn 2,6 triệu hecta rừng, tương đương với giảm 16% diện tích rừng tự nhiên. Cho nên, chẳng có gì ngạc nhiên nếu bạn khi khắp các vùng sâu, vùng xa, suốt một dải Tây Bắc, cao nguyên, đâu đâu cũng thấy những mảng đồi trơ trọi nhức nhối.

Nói về việc trồng cây, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng phê phán chuyện nhiều vị lãnh đạo trồng cây mà đi găng tay trắng muốt, cầm cán xẻng quấn vải xanh đỏ, có người che ô để cầm ô-doa tưới nước. Có vị xúc vài xẻng đất lấy lệ, rồi người thì bưng chậu nước, kẻ đưa khăn bông trắng muốt đến tận nơi cho rửa, lau tay. Rất phản cảm.

Làm thế nào để trồng cây trở nên thực chất? Với tất cả băn khoăn trên, tôi tin rằng một tỷ cây xanh chỉ thành hiện thực nếu nó trở thành từ khóa kèm kế hoạch hành động chi tiết, công khai và nghiêm túc. Giáo dục môi sinh bắt đầu từ việc thay đổi sâu sắc nhận thức của mọi công dân về môi trường và khí hậu – đối tác sinh tồn của mỗi chúng ta. Biết bao năm qua, ta đã đối xử với các sinh linh, loài vật, cỏ cây quá tàn nhẫn, vì sự vị kỷ của mình.

Trong hai thập kỷ qua, theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã nổi lên là quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng nhanh nhất thế giới – khoảng 5% mỗi năm. Tình trạng lạm dụng khai thác tài nguyên như cát, thủy sản và gỗ đang ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng của đất nước. Bên cạnh đó, đại đa số người dân và nền kinh tế đều đang bị tổn thương trước thiên tai và biến đổi khí hậu.

Cây xanh còn giúp quốc gia đạt được lợi ích kinh tế, xã hội, cải thiện uy tín của chính phủ như những gì Hàn Quốc, Singapore đã làm. Những khu rừng mini sẽ khiến các thành phố, khu du lịch trở nên hấp dẫn hơn, lợi nhuận từ du lịch và kinh doanh sẽ cải thiện. Một tỷ cây xanh, nếu làm được, là khởi đầu của một đất nước ứng xử tử tế hơn với môi trường và chính con cháu mình.

Tổ tiên người Việt quan niệm rằng “vạn vật hữu linh”. Cái cây, ngọn cỏ cũng có linh hồn, vì đâu ta chưa đối xử với chúng như con người?

Hoàng Anh Sướng

Theo VnExpress

Link nguồn: https://vnexpress.net/mot-ty-cay-xanh-4192172.html

The post Một tỷ cây xanh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Trồng đúng cây, gây đúng rừng https://24hsongxanh.vn/trong-dung-cay-gay-dung-rung/ Fri, 06 Nov 2020 01:26:05 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50612 trng-dung-cay-gay-dung-rung

Trồng thêm cây xanh khắp thế giới vẫn thường được nhắc đến như một trong những giải pháp hàng đầu để chống biến đổi khí hậu, giữ gìn đa dạng sinh học. Nhưng có nhiều thứ đáng lo đằng sau những con số hàng triệu cây, tỉ cây trồng thêm cho hành tinh này. Năm […]

The post Trồng đúng cây, gây đúng rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
trng-dung-cay-gay-dung-rung

Trồng thêm cây xanh khắp thế giới vẫn thường được nhắc đến như một trong những giải pháp hàng đầu để chống biến đổi khí hậu, giữ gìn đa dạng sinh học. Nhưng có nhiều thứ đáng lo đằng sau những con số hàng triệu cây, tỉ cây trồng thêm cho hành tinh này.

Năm 2011, Chính phủ Đức và Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế phát động mục tiêu Bonn Challenge khôi phục 150 triệu ha đất suy thoái và đất rừng bị phá cho đến năm 2020, và nâng lên 350 triệu ha đến năm 2030. Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2020 vừa rồi cũng công bố dự án The Trillion Tree Campaign với tham vọng trồng 1.000 tỉ cây xanh trên khắp hành tinh trước khi thập kỷ này kết thúc.

trng-dung-cay-gay-dung-rung
Ảnh: UNEP

Thế nhưng, những cam kết phủ xanh như vậy có thể “sẽ không tạo ra rừng tự nhiên mà chúng ta cần”, như tít bài viết trên E360, chuyên trang môi trường của Trường Môi trường Đại học Yale, hồi tháng 4/2019. Lý do là vì đa số rừng trồng thêm theo cam kết tăng độ che phủ rừng ở nhiều quốc gia trên thế giới là cây độc canh, và chúng “sẽ sớm bị chặt, và do đó không giúp gì nhiều cho việc chống biến đổi khí hậu hay bảo tồn đa dạng sinh học”.

Vấn đề của rừng cây công nghiệp

Tác giả bài viết, Fred Pearce, nhà báo khoa học nổi tiếng với nhiều cuốn sách về môi trường và biến đổi khí hậu, khẳng định trồng lại rừng trên Trái đất là một trong những thách thức sinh thái học lớn nhất của thế kỷ 21. Dựng lại rừng là cần thiết để đạt các mục tiêu về khí hậu, là con đường duy nhất để thoát khỏi một đợt tuyệt chủng mới và gần như là cách tốt nhất để giữ lượng mưa trên hành tinh này.

Vấn đề là, theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí uy tín Nature vào tháng 9-2019, số rừng được cam kết trồng mới đa số là cây có giá trị thương mại, như keo, bạch đàn, cây ăn trái, vốn sẽ được thu hoạch sau thời gian ngắn rồi trồng lại. Những rừng cây này có lợi về kinh tế, song xét về mặt bảo tồn đa dạng sinh học và bắt nhốt carbon, chúng lại không phải là loại rừng mà hành tinh này cần.

“Việc thu hoạch và dọn dẹp rừng sẽ đưa số CO2 được lưu giữ trở lại khí quyển sau 10-20 năm; trái lại, rừng tự nhiên sẽ tiếp tục bắt nhốt carbon trong nhiều thập niên” – hai tác giả chính của nghiên cứu, nhà địa lý Simon Lewis (Đại học Leeds) và nhà nghiên cứu rừng nhiệt đới Charlotte Wheeler (Đại học Edinburgh), viết trên Nature.

Một trong những điểm khác nhau cơ bản giữa rừng tự nhiên và rừng trồng là rừng trồng gồm các loài đơn lẻ, mật độ trồng và cấp tuổi đồng đều, thời gian luân canh ngắn, so với đặc điểm cây cối đa dạng, nhiều tầng, có nhiều loài động vật của rừng tự nhiên, theo định nghĩa của FAO.

trng-dung-cay-gay-dung-rung
Ảnh: Yale E360

Theo hai nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách đã diễn dịch sai khái niệm tái trồng rừng (forest restoration) và khiến công chúng hiểu lầm về các cam kết trồng rừng của họ. Lewis, Wheeler và các cộng sự phân tích các cam kết trồng rừng của các chính phủ, phát hiện 45% chỗ rừng được cam kết trồng mới sẽ là cây độc canh và 21% là cây ăn trái. Chỉ có 31% là được quy hoạch theo kiểu tái sinh tự nhiên (natural regeneration), tức giữ cho các khu đất khỏi các nguy cơ cháy hay bị con người xâm hại, và điều này sẽ giúp cây cối tự mọc trở lại và “rừng sẽ nên xanh”.

Hai nhà nghiên cứu cho rằng rừng trồng là cây độc canh vẫn có thể trồng, nhưng không nên được tính vào phần “rừng đã trồng được” và xem là thành quả của việc thực thi các cam kết như Bonn Challenge. Nói cách khác: nếu cam kết phủ xanh thêm X hecta, hãy để toàn bộ diện tích đó là rừng tự nhiên. Phần rừng trồng độc canh nếu có sẽ xem là phần cộng thêm, chứ không bao gồm trong X.

Để rừng tự tái sinh?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của giải pháp để rừng tự tái sinh như Lewis có nhắc đến. Chẳng hạn, một nghiên cứu cũng đăng trên Nature vào tháng 9-2020 cho thấy cứ để rừng mọc lại tự nhiên mà không can thiệp gì chính là cách khôi phục rừng, cùng với đó là các cây bản địa và động vật hoang dã, rẻ hơn trồng rừng truyền thống.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Susan Cook-Patton, thuộc Tổ chức Nature Conservancy, cho rằng để rừng tự tái sinh là một công cụ chống biến đổi khí hậu mạnh mẽ nhưng đơn giản: chỉ cần lùi lại và để rừng phục hồi trên những vùng đất đã bị chặt phá trước đó. “Điều cần làm là ngưng việc sử dụng đất có thể ngăn rừng không mọc lại; chẳng hạn nếu bãi đất đó đang dùng để chăn thả gia súc thì hãy “dẹp” lũ bò đi và dựng hàng rào lên” – nhà khoa học về tái tạo rừng nói với báo The Guardian.

Nhóm nghiên cứu cho rằng những khu rừng tự mọc lại có thể thu giữ carbon và tạo môi trường sống cho đa dạng sinh học với chi phí thấp hơn cho việc trồng cây. Tuy nhiên, Cook-Patton cũng lưu ý không phải lúc nào cũng có thể áp dụng giải pháp này. Với các điểm rừng suy thoái cao, cần có can thiệp của con người, chẳng hạn trồng cây ban đầu để tạo “cú hích” để cây cối mọc lại, chim chóc và thú vật tìm về.

Trong bài viết trên E360, Fred Pearce cũng dẫn lời các chuyên gia lâm nghiệp và biến đổi khí hậu cho rằng một phần không kém quan trọng trong tái tạo rừng là hỗ trợ các chính sách giúp các khu rừng suy thoái tái sinh tự nhiên. Theo Pearce, có một thực tế ít được chú ý là “đã có nhiều khu rừng suy thoái đang mọc lại với phần lớn đa dạng sinh học cũ được giữ lại”.

Lạc quan hơn, Philip G. Curtis, chuyên gia của Tổ chức Sustainability Consortium, ước tính rằng chỉ có khoảng 1/4 số rừng bị phá mỗi năm là mất đi vĩnh viễn. Đa số phần còn lại, dù là nạn nhân của cháy rừng hay khai thác gỗ trái phép, rồi sẽ tự khôi phục.

Tuy nhiên, nhà địa lý Matthew Fagan (Đại học Maryland) cho rằng để rừng tái sinh tự nhiên sẽ không cứu được hành tinh chúng ta, do lẽ rừng non dễ bị chặt hay cháy hơn rừng già, và vì thế dễ thành nạn nhân của nông dân phá rừng làm rẫy hay lâm tặc.

Fagan dẫn chứng các khoảnh rừng thứ sinh (đã khôi phục sau khi bị tàn phá) ở Amazon thường chỉ tồn tại 5-8 năm. Ngay cả ở Costa Rica, quốc gia nổi tiếng về tái tạo rừng khi độ che phủ rừng tăng gấp đôi trong những thập niên gần đây, một nửa số rừng thứ sinh cũng tiếp tục mất đi sau 20 năm.

Rõ ràng để tái tạo rừng không phải là việc đơn giản, dù chọn cách trồng cây gây rừng hay để rừng tự tái sinh. Có một điều chắc chắn rừng là một phần quan trọng để giải bài toán khí hậu. “Bí quyết thành công là xác định được khi nào nên trồng cây và khi nào để rừng tự mọc lại” – Cook-Patton chia sẻ.

Một nghiên cứu do Trường Khoa học trái đất, năng lượng và môi trường (Đại học Stanford) thực hiện, công bố trên tập san Nature Sustainability ngày 22/6/2020 cũng cho thấy những nỗ lực trồng cây diện rộng lại có thể dẫn đến mất đa dạng sinh học và đóng góp ít ỏi vào việc chống biến đổi khí hậu.

Chẳng hạn, nhóm nghiên cứu chỉ ra gần 80% diện tích khôi phục rừng được cam kết tham gia chiến dịch Bonn Challenge là rừng trồng cây độc canh, hoặc là một tập hợp hạn chế gồm cây lấy quả hoặc cây cao su, thay vì khôi phục rừng tự nhiên.

Nghiên cứu cũng nhấn mạnh rừng trồng thường có ít khả năng bắt và nhốt carbon, tạo ra môi trường sống và chống xói mòn đất như rừng tự nhiên. Tác dụng ngược của các chiến dịch trồng cây sẽ còn rõ ràng hơn nếu trồng cây mới trên đất rừng tự nhiên, đồng cỏ hoặc thảo nguyên – các hệ sinh thái có vai trò quan trọng với tính đa dạng sinh học bản địa độc đáo.

Tịnh Anh

Theo Tuổi Trẻ Cuối tuần

 

Link nguồn: https://cuoituan.tuoitre.vn/tin/20201106/trong-dung-cay-gay-dung-rung/1569383.html

The post Trồng đúng cây, gây đúng rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chạy xe từ miền Tây, TP.HCM… về trồng thông cho Đà Lạt xanh https://24hsongxanh.vn/chay-xe-tu-mien-tay-tp-hcm-ve-trong-thong-cho-da-lat-xanh/ Mon, 05 Oct 2020 06:43:36 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=48509 trong-thong-cho-da-lat-xanh

Hai ngày cuối tuần, hơn 50 bạn trẻ đến từ nhiều tỉnh thành hẹn nhau tại đồi Bồng Lai, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) xắn tay trồng gần 3.000 cây thông trong dự án Xanh lại Đà Lạt ơi. Mỗi cây thông là tâm huyết, tình yêu của người khởi xướng dự án và tình […]

The post Chạy xe từ miền Tây, TP.HCM… về trồng thông cho Đà Lạt xanh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
trong-thong-cho-da-lat-xanh

Hai ngày cuối tuần, hơn 50 bạn trẻ đến từ nhiều tỉnh thành hẹn nhau tại đồi Bồng Lai, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) xắn tay trồng gần 3.000 cây thông trong dự án Xanh lại Đà Lạt ơi.

Mỗi cây thông là tâm huyết, tình yêu của người khởi xướng dự án và tình nguyện viên, mong muốn vùng đất này luôn được mảng xanh bao phủ thay vì bị bêtông hóa mỗi ngày. Chưa đến ngày trồng cây nhưng các tình nguyện viên đã rộn ràng nhắc nhau cái hẹn ở đồi Bồng Lai.

Cuối tuần, người ở miền Tây, miền Trung bay về, người ở TP.HCM, Đồng Nai đi xe khách lên, người ở gần tự chạy xe máy đến…

trong-thong-cho-da-lat-xanh
Các bạn trẻ từ nhiều vùng miền vì tình yêu Đà Lạt đã tham gia dự án trồng rừng phủ xanh Đà Lạt. Ảnh: TUẤN ĐẶNG

Hai ngày trồng gần 3.000 cây thông

Sau đêm tá túc tại chùa Huệ Quang, sáng hôm sau từ rất sớm, tất cả “hành quân” lên đồi – cách đó 2km, để trồng thông.

Người khởi xướng dự án Nguyễn Hữu Lộc (28 tuổi, làm việc tại TP.HCM) cho biết đồi Bồng Lai thuộc quản lý của chùa Huệ Quang. Sư cô trụ trì chùa là người rất yêu thiên nhiên và có tâm nguyện muốn phủ xanh quả đồi nhưng tiền bạc, sức lực có hạn. Quả đồi rộng 20ha nhưng mới trồng được một phần rừng. Hai phần còn lại đã thành đồi trọc, bị lấn chiếm làm đất nông nghiệp. Do đó, Lộc và các tình nguyện viên chọn đây là nơi trồng cây, mở đầu dự án Xanh lại Đà Lạt ơi.

Hai ngày lăn lộn, áo quần, giày dép lấm lem bùn đất, các tình nguyện viên đã trồng xong 3.000 gốc thông. Dù mệt bơ phờ, ai cũng rộn ràng niềm vui.

Nguyễn Thanh Thành (33 tuổi, TP.HCM) cùng người bạn bắt chuyến xe đêm lên để được tự tay trồng cây. Anh nói bản thân là một người yêu Đà Lạt, năm nào cũng đi Đà Lạt vài lần. Anh khá buồn khi thấy mấy năm gần đây Đà Lạt bị bêtông hóa rất nhiều, đặc biệt mảng xanh không được quan tâm, giữ gìn. Vì thế, anh rất lo sợ một ngày Đà Lạt không còn những mảng xanh có thể phóng tầm mắt ra xa.

Sau hai ngày miệt mài trồng thông, Thành mong mỏi hành động nhỏ của mình và các tình nguyện viên có thể lan tỏa tới các bạn trẻ cũng như các cấp chính quyền địa phương để có thêm nhiều dự án cải thiện môi trường cho vùng cao nguyên này.

Tương tự, dù bận rộn công việc, chị Nguyễn Anh Đào (họa sĩ Gấu Ú, 36 tuổi, TP.HCM) vẫn dành thời gian lên Lâm Đồng trồng thông.

Khi đi xuyên qua những đồi trọc, chị biết sức mình và các tình nguyện viên có hạn nhưng nếu không hành động thì chẳng có một thông điệp nào được lan tỏa. “Mỗi người chỉ cần trồng một cây quanh nhà cũng tốt rồi. Lâu dài, mình mong sẽ có những dự án hỗ trợ người dân địa phương để họ có thể kiếm sống chính đáng, thậm chí làm giàu mà vẫn không tổn hại rừng”, chị Anh Đào bày tỏ.

Ngoài tham gia trồng cây, chị còn nán lại vẽ tặng mỗi tình nguyện viên một bức ký họa bookmark chibi với mong muốn các bạn có thêm niềm vui, tiếp tục tham gia những dự án ý nghĩa về môi trường.

Tâm huyết của Lộc

Để có được gần 3.000 cây thông, địa điểm trồng thông cũng như sự góp mặt của các tình nguyện viên, đó là một hành trình gian nan của Nguyễn Hữu Lộc.

Hai năm trước lên Đà Lạt chơi với bạn, Lộc thấy thành phố nhỏ phải gồng mình đón du khách đổ về ngày một đông, mảng xanh bị phá bỏ để làm các dự án, kẹt xe khói bụi… Nghĩ đến một ngày Đà Lạt không còn lạnh, thành phố chỉ còn lại nhà và nhà, chàng trai 9X rất lo lắng. Không muốn góp phần tổn hại đến Đà Lạt, Lộc tự hứa không đi Đà Lạt nữa.

Khi làm nhân viên cho một công ty về marketing, được giao quản lý một trang fanpage Đà Lạt để kích cầu du lịch, Lộc thẳng thắn viết bài chỉ trích những việc làm tổn hại đến Đà Lạt. Đi ngược lại với mục đích của công ty, doanh thu công ty không đạt như kỳ vọng nhưng Lộc vẫn mạnh mẽ và tin tưởng việc làm của bản thân.

“Mình dừng việc yêu Đà Lạt bằng cách không đi Đà Lạt, thay vào đó phải hành động. Những fanpage dưới sự kiểm soát của mình có nhiều bài viết chỉ trích hành động phá vỡ linh hồn của thành phố sương mù” – Lộc nói.

Bên cạnh đó, Lộc đau đáu về một dự án để tác động đến ý thức của người trẻ lên môi trường, thiên nhiên. Dự án Xanh lại Đà Lạt ơi ra đời như thế.

Khi còn là ý tưởng đến lúc thành hiện thực, Lộc trải qua không ít gian nan. Ba tháng trời, chàng trai 9X này một mình tự bỏ tiền túi, thời gian lặn lội giữa TP.HCM – Đà Lạt liên hệ khắp nơi tìm vị trí trồng cây, giải quyết các vấn đề pháp lý, tìm nhà tài trợ… 20 bản giới thiệu dự án gửi đi xin tài trợ không một ai hồi âm. Nhiều người nghe dự án của Lộc đều lắc đầu, nói rất khó thực hiện.

Có lúc tưởng như tuyệt vọng thì Lộc lại dặn bản thân phải cố gắng. Không ai đồng ý tài trợ, cậu bạn chọn cách kêu gọi đóng góp từ cộng đồng thông qua fanpage. Và điều bất ngờ là chỉ trong vòng một tuần, Lộc cùng 4 bạn trẻ hỗ trợ dự án đã huy động đủ số tiền để thực hiện dự án.

Sau những nỗ lực và cố gắng vì tình yêu Đà Lạt của mình và các tình nguyện viên, nhìn quả đồi với những cây thông non, Lộc vẫn ngỡ đây là một giấc mơ.

Bạn bè ngoài nước cũng ủng hộ

Theo tính toán ban đầu sẽ cần 75 triệu đồng để trồng 3.000 cây thông nhằm thực hiện dự án Xanh lại Đà Lạt ơi. Tuy nhiên, nhờ lặn lội tìm hiểu và may mắn, Nguyễn Hữu Lộc đã gặp được chỗ bán cây, chỗ thuê người đào hố trồng cây với giá rẻ hơn nên chi phí giảm xuống chỉ hơn 40 triệu đồng.

Cộng đồng những người yêu Đà Lạt đã cùng đóng góp số tiền này. Không chỉ bạn bè trong nước mà cả nước ngoài cũng ủng hộ tiền để mua cây con, thuê người đào hố để trồng cây trên đồi Bồng Lai.

Minh Phượng

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/chay-xe-tu-mien-tay-tp-hcm-ve-trong-thong-cho-da-lat-xanh-20201005092812318.htm

The post Chạy xe từ miền Tây, TP.HCM… về trồng thông cho Đà Lạt xanh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nhà từ vật liệu tái chế cho người thích trồng rau, nuôi cá  https://24hsongxanh.vn/nha-tu-vat-lieu-tai-che-cho-nguoi-thich-trong-rau-nuoi-ca/ Thu, 10 Sep 2020 07:16:02 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=46198 nha-tu-vat-lieu-tai-che

Một ngôi nhà ở Sydney, Úc, gây chú ý vì thiết kế hệ thống nuôi cá và thủy canh ngay trên sân thượng, được xây bằng vật liệu tái chế, thích hợp với những người đề cao lối sống bền vững, thích tự cung tự cấp. The Jungle House, tên của ngôi nhà, trông thật […]

The post Nhà từ vật liệu tái chế cho người thích trồng rau, nuôi cá  appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nha-tu-vat-lieu-tai-che

Một ngôi nhà ở Sydney, Úc, gây chú ý vì thiết kế hệ thống nuôi cá và thủy canh ngay trên sân thượng, được xây bằng vật liệu tái chế, thích hợp với những người đề cao lối sống bền vững, thích tự cung tự cấp.

The Jungle House, tên của ngôi nhà, trông thật nổi bật với các tấm pin mặt trời, vườn và ao nuôi cá. Dự án này được thiết kế để ứng phó với tình trạng khẩn cấp về khí hậu và là hình mẫu cho cuộc sống đô thị bền vững hơn. Cấu trúc mái hoàn chỉnh được thiết kế để giữ toàn bộ hệ thống thoát nước cho ao ngoài trời và trồng các luống rau quả.

Ao nuôi cá với mục đích tự cung tự cấp

Nước thải giàu nitơ từ ao cá nằm sau mặt trước của ngôi nhà ở tầng một có công năng tưới và làm phân bón cho khu vườn. Nước mưa thoát vào bể ngầm, được lọc và bơm ngược lên ao. Đáng lưu ý, ao này nuôi cá dùng làm thực phẩm cho gia chủ chứ không phải cá cảnh.

Ao nuôi cá ở tầng một cũng là nơi cung cấp thực phẩm cho gia chủ

Đại diện công ty kiến ​​trúc CplusC, đơn vị thực hiện dự án cho biết: “Hệ thống này rất khó lắp đặt vì tính phức tạp. Nhưng với sự hợp tác của người thợ thi công ống nước, lắp đặt cảnh quan, thiết bị tự động hóa và cảm biến thời tiết, chúng tôi đã có thể đảm bảo hệ thống được thiết lập mà không gặp bất kỳ trở ngại nào. Sống trong ngôi nhà này, gia chủ có thể thu hoạch rau và ăn cá quanh năm.”

Tuy vậy, dường như nhà thiết kế đã không tính đến tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống thủy canh của ngôi nhà. Trận cháy rừng thảm khốc xảy ra ở Úc vào đầu năm nay khiến một lớp tro bụi đọng lại trên ao nước để mở và hậu quả là tất cả cá nuôi trong hồ bị chết”. Gia chủ phải đợi đến giữa mùa xuân để có thể nuôi cá trở lại, vì vậy đến thời điểm hiện tại, họ vẫn chưa có cá ăn.

CplusC cho biết một bức tường của ngôi nhà được bao phủ bởi các tấm pin mặt trời màu đen sáng loáng, tạo ra năng lượng cho ngôi nhà và hoạt động như một tấm bảng quảng cáo cho sự bền vững.

Những tấm pin mặt trời màu đen để quảng bá cho lối sống bền vững

Mang thiên nhiên vào nhà

Ngôi nhà được bố trí nhiều cửa sổ với kích cỡ khác nhau, có khung bằng thép không gỉ, giúp gia chủ tận hưởng khung cảnh đầy cây xanh bên ngoài. Một ô cửa lớn dùng bản lề ở phòng khách giúp lấy sáng và không khí trong lành nhưng không làm căn phòng trở nên quá nóng do hứng chịu ánh nắng trực tiếp.

Một lưới nhựa cường lực màu xanh lá cây được lắp đặt ở tường ngoài để trồng chanh dây và cho những người hàng xóm có thể hái quả. Các chi tiết này cho thấy nhà thiết kế muốn tạo nên một công trình kiến trúc không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn hữu dụng cho lối sống bền vững, thân thiện với môi trường.

Mái nhà cũng là nơi lắp đặt những luống rau và chậu cây

Do tên gọi “The Jungle House”, ngôi nhà được bố trí những chậu cây lớn ở khắp ba tầng như một cách mang thiên nhiên vào nhà. Một cầu thang xoắn ốc làm bằng gỗ kết hợp thép tái chế kết nối ba tầng, với công năng làm giếng trời và thổi gió mát lan tỏa khắp ngôi nhà. Nhà bếp và bàn ăn dùng gỗ tái chế để tương thích với phong cách thiết kế xanh. Sân thượng có hẳn một khu vườn trồng cây và những luống rau. Toàn bộ vật liệu dùng trong nhà đều được các kiến trúc sư cân nhắc để giảm thiểu lượng khí thải carbon.

Công trình kiến trúc này được tạo dựng như một cách kết nối gia chủ với nguồn thực phẩm mà họ dùng hàng ngày, điều hiếm thấy trong bối cảnh các thế hệ cư dân sống trong thành phố hiện nay đã quen với hệ thống canh tác công nghiệp hóa không bền vững.

Thiệu Kiệt

(theo Dezeen)

The post Nhà từ vật liệu tái chế cho người thích trồng rau, nuôi cá  appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nguồn cá trên hồ cạn kiệt, dân Campuchia chuyển qua trồng cây https://24hsongxanh.vn/nguon-ca-tren-ho-can-kiet-dan-campuchia-chuyen-qua-trong-cay/ Sat, 05 Sep 2020 07:27:14 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=45860 dan-campuchia-trong-cay

Thời đánh bắt cá không xuể trên hồ Tonle Sap hồi thập niên 1990 đã qua, bây giờ đa số người dân sống trên nhà nổi phải mưu sinh bằng nghề trồng cây. Hạn hán và các con đập đã đẩy hồ Tonle Sap vào tình trạng suy giảm lượng cá đến mức báo động. […]

The post Nguồn cá trên hồ cạn kiệt, dân Campuchia chuyển qua trồng cây appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
dan-campuchia-trong-cay

Thời đánh bắt cá không xuể trên hồ Tonle Sap hồi thập niên 1990 đã qua, bây giờ đa số người dân sống trên nhà nổi phải mưu sinh bằng nghề trồng cây.

Hạn hán và các con đập đã đẩy hồ Tonle Sap vào tình trạng suy giảm lượng cá đến mức báo động. Không những đe dọa nguồn sống của con người mà còn tác động xấu đến các khu rừng đầm lầy và các đầm nuôi cá trong khu vực.

Các đầm nuôi cá trong khu rừng ngập nước xung quanh Tonle Sap đang gặp khó khăn do hạn hán và nạn phá rừng

Từ bỏ nghề đánh cá

Anh Hun Sotharith nhớ lại thời điểm gia đình chuyển đến sinh sống trên hồ Tonle Sap vào đầu những năm 1990. Khu rừng đầm lầy nước ngọt nơi anh đánh bắt dày đặc đến mức khiến Sotharith phải mất một ngày rưỡi để tìm đường trở lại ngôi làng nổi.

Hồi đó, trong mùa mưa kéo dài sáu tháng, vùng đất ngập nước rộng lớn trở thành nơi kiếm ăn, sinh sản và ẩn náu của rất nhiều loài cá, trong đó có loài cá da trơn khổng lồ sông Mê Kông bây giờ được xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp. 

Ngày nay, chỉ còn sót lại chút tàn tích của thế giới rừng và cá ở Koh Chivang, 5 làng ở cuối phía Tây Bắc của hồ. Một trận hỏa hoạn vào mùa khô năm 2016 đã thiêu rụi 80% diện tích rừng ngập nước ở đây, phá hủy môi trường sống quan trọng của loài cá và khiến nhiều người trong số 13.000 cư dân, những người sống trong các ngôi nhà nổi, từ bỏ nghề đánh cá, chuyển sang trồng ớt và các loại cây trồng khác.

Những cánh rừng trơ trọi ở tỉnh Preah Vihear, phía Bắc Campuchia

Ảnh hưởng sinh kế hàng triệu người

Một câu chuyện tương tự cũng diễn ra xung quanh Tonle Sap, hồ lớn nhất Đông Nam Á và là trung tâm của ngành thủy sản nội địa có năng suất cao nhất thế giới. 

Nhiều nơi tại Campuchia giờ đang chứng kiến cảnh tượng đất nông nghiệp cằn cỗi trong lúc mùa nước lũ những năm gần đây đến muộn bất thường. Các đám cháy do đốt đồng càng làm giảm diện tích rừng ngập nước.

Nhiều nhà bảo tồn cảnh báo rằng Tonle Sap, khu dự trữ sinh quyển của UNESCO, đang đối mặt với một mối đe dọa ngày càng lớn. Nạn phá rừng và suy thoái môi trường có khả năng gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho gần một triệu người Campuchia sống quanh hồ và hàng triệu người khác sống phụ thuộc vào hồ để đánh bắt cá.

Nhiều cư dân sống trên hồ Tonle Sap đang tuyệt vọng vì nguồn cá ngày càng cạn kiệt

Tình hình phá rừng càng thêm tệ hại khi Prey Lang, khu bảo tồn thiên nhiên ở miền Trung Campuchia và một trong những khu rừng thường xanh đất thấp cuối cùng còn sót lại ở Đông Nam Á, bị ảnh hưởng bởi nạn khai thác gỗ trái phép trong lúc chính quyền làm ngơ.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy Tonle Sap mất 31% diện tích rừng ngập nước kể từ năm 1993.

Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng rừng ngập nước có nhiều tiềm năng hấp thụ carbon hơn rừng khô, có nghĩa là chúng có thể giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu bằng cách loại bỏ một lượng lớn carbon dioxide khỏi khí quyển và lưu trữ nó.

Các nhà nghiên cứu thuộc dự án “Kỳ quan sông Mê Kông” của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cảnh báo môi sinh ở Campuchia đáng lo ngại, vì còn rất ít rừng ngập nước, loại rừng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của hệ thống thủy sinh.

Một hệ sinh thái độc đáo bị tàn phá sẽ kéo theo nhiều hệ lụy: Các loại động vật hoang dã bên bờ vực tuyệt chủng, nguồn thủy sản cạn kệt và sinh kế của hàng triệu người dân bị ảnh hưởng.

Hồi trước thập niên 1950, Campuchia được đánh giá cao về mảng thực vật. Mặc dù có diện tích đất nhỏ hơn các nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam, quốc gia này có nhiều khu rừng nguyên vẹn hơn. Nhưng khi nền kinh tế bắt đầu phát triển vào đầu những năm 2000, tỷ lệ phá rừng cũng tăng theo. Một kế hoạch của chính phủ đã chuyển hơn 10% lãnh thổ của quốc gia cho các công ty nước ngoài toàn quyền khai thác, chủ yếu là các đồn điền cao su, được cho là dẫn đến sự tàn phá môi trường trên diện rộng.

Thiệu Kiệt

(theo National Geographic)

 

The post Nguồn cá trên hồ cạn kiệt, dân Campuchia chuyển qua trồng cây appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
“Khó thở” giữa bê tông phố thị https://24hsongxanh.vn/kho-tho-giua-tong-pho-thi/ Sat, 23 May 2020 00:02:50 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=38180

Diện tích cây xanh ở TP.HCM thời gian qua đã phát triển không tương xứng với tốc độ tăng dân số và đang bị thu hẹp dần. Con người đang “khó thở” hơn giữa những hình thù kiến trúc bức bối. Sự bất ổn về môi trường sống ngày càng hiện rõ và nhanh, việc […]

The post “Khó thở” giữa bê tông phố thị appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Diện tích cây xanh ở TP.HCM thời gian qua đã phát triển không tương xứng với tốc độ tăng dân số và đang bị thu hẹp dần. Con người đang “khó thở” hơn giữa những hình thù kiến trúc bức bối.

Khu vườn cô Hà (Q.2, TP.HCM) vừa tạo mảng xanh không gian sống, vừa là nơi sinh viên học nông nghiệp làm điểm đến để học tập, sinh hoạt. Ảnh: MINH ANH

Sự bất ổn về môi trường sống ngày càng hiện rõ và nhanh, việc phát triển cây xanh đang là chuyện thiết yếu với chất lượng sống của người dân thành phố, quan trọng như cơm ăn nước uống hằng ngày.

Khát khao bóng mát

TP.HCM, ngày nắng gắt, nhiệt độ lắm khi lên hơn 400C. Bầu không khí từng xuất hiện các màn sương ô nhiễm. Giờ đi ra đường ai cũng ước được đi trên những đoạn đường rợp bóng cây cổ thụ để được hưởng không khí trong lành hơn như đường Hùng Vương, Ngô Gia Tự, Phạm Ngọc Thạch… Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống nhưng không thể nhịn thở. Và thiếu khí sạch trong đang từng ngày gây hại lá phổi con người.

Đến Singapore, lúc máy bay đang hạ cánh, tôi quan sát thấy đất nước này phủ sắc màu xanh tươi, lòng thầm thán phục và ước ao về chất lượng cuộc sống, trước tiên với cây xanh và không khí trong lành. Ở quốc đảo, đất cằn nhưng con người quyết tâm trồng và gìn giữ cây xanh như giữ sức khỏe chính mình.

Nếu so với Singapore nhìn từ trên cao, TP.HCM cũng có nhiều nét tương đồng, những tòa nhà cao tầng và các con đường tấp nập phương tiện giao thông. Khác nhau ở chỗ, giữa những khối bêtông thô cứng đủ loại ấy, màu xanh trong tầm mắt quá khác biệt nhau. Singapore là hòn đảo nhỏ, mật độ dân số cao, tỉ lệ đô thị hóa gần 100% nhưng cảnh quan luôn xanh tươi. TP.HCM nếu không có vùng ven chưa đô thị hóa, có lẽ chỉ là các hình thù kiến trúc bức bối.

Có những hàng cây cổ thụ bị đốn hạ nhường chỗ cho công trình giao thông, những hàng cây trồng mới liệu có kịp thay thế mảng xanh đã mất? Nhiều tuyến đường lớn có cây xanh nhưng còn thấp, còi cọc, khó có thể đủ khả năng lọc không khí ô nhiễm nặng.

Mảng xanh nhiều công viên đang bị cắt xén, nhường chỗ cho thuê mặt bằng, buôn bán. Bao dự án bất động sản, nhà ở mọc lên nhưng mảng cây xanh còn trên giấy hoặc chậm triển khai. Nhiều khi chủ dự án xin điều chỉnh giảm mảng xanh để tăng diện tích xây dựng hoặc phân lô bán nền vẫn được cho phép. Cơ quan chức năng chưa có chế tài đúng mức và bỏ qua với các trường hợp vi phạm không phát triển mảng xanh.

Ai cũng có thể trồng cây

Giải pháp có thể là gì? Cần rà soát mảng xanh trên các tuyến đường. Vỉa hè ngoài phạm vi dành cho người đi bộ có thể khoét các rãnh trồng cây, hoa cảnh vừa tạo cảnh quan vừa giúp thấm nước tự nhiên. Khuyến khích người dân trồng cây trong khuôn viên của mình. Nếu nhà không có đất thì trồng dây leo, loại cây nào ít chiếm diện tích.

Chính quyền có thể mời các nhà quản lý, người có chuyên môn đang làm việc liên quan mảng xanh đến địa phương đóng góp chia sẻ, hướng dẫn người dân nên trồng loại cây gì và cách thức chăm sóc sao cho phát triển tươi tốt để ai cũng có thể trồng cây.

Chính quyền nên quy hoạch mảng xanh phù hợp phát triển dân số, quy định cụ thể và kiểm soát nghiêm yêu cầu phát triển mảng xanh trong các công trình xây dựng, công trình nào cũng phải tuân thủ. Trong cấp phép xây dựng nhà ở, xem đáp ứng nhu cầu mảng xanh là điều kiện bắt buộc. Như nhà ở cần có mảng xanh trên sân thượng hoặc mái hiên, bờ tường ngoài trời… Tùy điều kiện, mỗi nhà, mỗi khu dân cư đều có thể góp phần phủ thêm sắc xanh cho thành phố.

Cây trồng đường phố cần chăm sóc và bảo vệ đúng mức, quyết giữ mảng xanh hiện hữu, nhất là loại cây cổ thụ lâu năm. Những nơi còn đất trống ưu tiên phát triển mảng xanh, làm thêm vườn hoa, mảng xanh trong khu dân cư. Nghĩa trang Bình Hưng Hòa (Q.Bình Tân), bến xe Miền Đông (Q.Bình Thạnh) sau khi di dời có thể là nơi phát triển mảng xanh phục vụ cộng đồng. Đặc biệt, dải đất dọc hai bên bờ sông Sài Gòn khá lý tưởng để phát triển mảng xanh.

Sân chơi cùng cây xanh trong gia đình và khu dân cư nuôi dưỡng ước mơ bảo vệ môi trường cho trẻ, đó là nơi trẻ được giải trí, vận động lành mạnh thay vì bị bó hẹp tầm nhìn trong bốn bức tường. Khi người người cùng trồng cây, lá phổi của mình sẽ tốt hơn. Đây không phải là điều xa vời, cũng không phải ai bắt buộc ai.

Theo thống kê, TP.HCM có khoảng 102.000 cây xanh có số. Singapore có diện tích hơn 1/3 diện tích TP.HCM nhưng có hơn 2 triệu cây xanh. Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, chỉ tiêu quy hoạch đất cây xanh khoảng 6,3m2/người. Nhưng tính đến tháng 8/2019, chỉ tiêu cây xanh công cộng tại thành phố chỉ đạt mức bình quân 1,6m2/người (bằng 1/10 so với tiêu chuẩn).

Trần Văn Tường

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/kho-tho-giua-betong-pho-thi-20200522212434637.htm

The post “Khó thở” giữa bê tông phố thị appeared first on 24h Sống xanh.

]]>