Tiếp sức đến trường – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Thu, 10 Oct 2019 02:44:20 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Tiếp sức đến trường – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Mẹ thuê nhà trọ gần trường đại học để bế con vào giảng đường https://24hsongxanh.vn/thue-nha-tro-gan-truong-dai-hoc-de-con-vao-giang-duong/ Thu, 10 Oct 2019 02:42:55 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=16499 Ở lớp, Thủy được thầy cô và bạn bè yêu mến bởi nỗ lực học tập và sự hòa đồng, thân thiện - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Một câu chuyện về sự học của con có sự đồng hành của mẹ vừa bùi ngùi, ấm áp, lại vừa toát lên sự tự tin, tươi sáng ở tương lai đang được viết nên hằng ngày… Mẹ là bà Lương Thị Phước (57 tuổi, Phù Mỹ, Bình Định), con là Nguyễn Lương Phương Thủy […]

The post Mẹ thuê nhà trọ gần trường đại học để bế con vào giảng đường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ở lớp, Thủy được thầy cô và bạn bè yêu mến bởi nỗ lực học tập và sự hòa đồng, thân thiện - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Một câu chuyện về sự học của con có sự đồng hành của mẹ vừa bùi ngùi, ấm áp, lại vừa toát lên sự tự tin, tươi sáng ở tương lai đang được viết nên hằng ngày…

Thủy đi học trên tay mẹ - Ảnh: M.TRÂM
Thủy đi học trên tay mẹ. Ảnh: M.TRÂM

Mẹ là bà Lương Thị Phước (57 tuổi, Phù Mỹ, Bình Định), con là Nguyễn Lương Phương Thủy (19 tuổi), sinh viên năm 2 khoa CNTT Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).

9 tháng tuổi, Thủy đã lò dò tập đi, nhưng đến 19 tháng lại không may bị ngộ độc thuốc tiêm ngừa.

Đôi chân khỏe mạnh của Thủy yếu dần đi và 15 năm qua, trên đôi tay ngày một yếu dần của mẹ, Thủy đã đi đến tận giảng đường với một thành tích đáng nể: 12 năm liền là học sinh giỏi, đoạt giải khuyến khích, giải ba học sinh giỏi môn tin học cấp huyện, thành viên đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh, bước vào khoa CNTT với 23,15 điểm.

Đôi tay của mẹ là đôi chân của con

Căn phòng trọ nhỏ, ẩm ướt trong con hẻm hẹp đối diện Trường ĐH Khoa học tự nhiên (Thủ Đức) là nơi mà mẹ con Thủy đã thuê hai năm nay để Thủy tiện đi học. Ở đó, đều đặn 2h sáng mỗi ngày, bà Phước thức dậy nấu xôi, làm bánh bèo cho kịp bán buổi sáng.

Thủy cũng dậy thật sớm học bài, phụ mẹ cho bánh bèo, muối đậu vào hộp và đi bán cùng mẹ. Đến hơn 7h sáng, mẹ tranh thủ gửi xe xôi cho chú bán cơm gần đó rồi đẩy Thủy trên chiếc xe lăn (được một Việt kiều Nhật cho vào năm Thủy học lớp 7), bế Thủy vào giảng đường…

Ông Phạm Văn Dô, chủ tiệm cơm, kể mấy tháng trước thấy bà Phước đi làm thuê cực quá nên mới nói bà buôn bán được gì thì đem ra trước hẻm này bán cho khỏe. Nay bán chắc được tầm hơn hai tháng rồi.

Bé Thủy cũng siêng lắm, đi học về học bài rồi tiếp phụ chị làm nhiều việc, chứ chuẩn bị đồ bán mình chị Phước lo không nổi” – ông Dô nói.

Cô Phước kể mũi thuốc tiêm ngừa năm nào đã khiến sốt cao, co giật, co quắp toàn thân, phần chân biến dạng phải đưa ra Hà Nội mới có thể cứu sống. Sau đó gia đình bán nhà, vay mượn khắp nơi đưa em vô TP.HCM, ra Đà Nẵng rồi quay về Quy Nhơn (Bình Định), chỉ mong Thủy đi lại được nhưng đành bất lực.

Cô Phước nghẹn ngào: “Năm lên 5 tuổi, thấy mấy bạn trong xóm đi học nên Thủy đòi đi, tôi cũng chỉ lên xin cô dạy mẫu giáo cho nó lên ngồi chơi, có gì nhờ cô trông giùm để đi làm, chứ đâu ngờ nó đi học được tới bây giờ. Con mình mà, nó đi học được thì mình phải đưa nó đi, nó không đi được thì mình chở nó, ẵm nó đi. Nó đi đâu mình đi theo đó. Mình phải là đôi chân của nó“.

Vậy là trong hai năm qua, khi thì bà Phước theo Thủy đi học, lên xuống giữa hai cơ sở của trường ở quận 5 và Thủ Đức, cùng Thủy tham gia các hoạt động của khoa, cùng đi tham quan bảo tàng, đi phỏng vấn xin học bổng…

Thầy Tô Văn Khiết – giáo viên Trường THPT Phù Mỹ, Bình Định – nhớ lại ngày Thủy còn học ở quê, bà Phước chạy hết xe đạp rồi đến tập xe máy để đưa Thủy đến trường.

Dù bận làm trả nợ tiền chữa bệnh cho Thủy, nhưng chưa bao giờ bà để con trễ học hay vắng một hoạt động, một buổi học bồi dưỡng, một kỳ thi học sinh giỏi nào của lớp, của trường.

Ở lớp, Thủy được thầy cô và bạn bè yêu mến bởi nỗ lực học tập và sự hòa đồng, thân thiện - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG
Ở lớp, Thủy được thầy cô và bạn bè yêu mến bởi nỗ lực học tập và sự hòa đồng, thân thiện. Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

“Tôi phải đi học”

Học nhiều làm gì, học 12 năm được rồi, người ta lành lặn người ta đi học, chứ em học ra rồi tương lai cũng không khá khẩm hơn...” là những lời nhiều người “khuyên” khi Thủy nhen nhóm ý định vào ĐH.

Huỳnh Thị Thúy Kiều, bạn thân với Thủy đã 8 năm, kể hồi học lớp 12 Kiều thì mơ y dược, còn Thủy mơ CNTT nên hai đứa cùng nhau nỗ lực. 3h sáng, hai đứa hẹn nhau dậy học bài, mặc dù hồi đó ở quê lạnh lắm.

Thủy sức khỏe yếu nhưng bạn ấy còn cố gắng hơn cả tôi. Đợt ôn thi, Thủy lại bệnh suốt nhưng vẫn không bỏ bữa học nào” – Thúy Kiều nhớ lại.

Vì là bạn thân nên Kiều còn tiết lộ: “Bên ngoài Thủy hay nói, hay cười nhưng bạn ấy lo nhiều hơn mọi người vì biết có người còn lo hơn cả mình, đó là cô Phước. Lúc phải đứng trước nhiều ngã rẽ, Thủy thấy thương cho cha mẹ nhiều. Nếu Thủy xác định đi học, nghĩa là mẹ Thủy phải bỏ hết công việc vào thành phố với Thủy. Có đêm hai đứa nhắn tin, rồi Thủy khóc đến tận sáng“.

Kiều cũng cho biết thêm nhà Thủy khó khăn, cha bị suy tim, mẹ cũng không còn khỏe mạnh như trước, anh Thủy cũng còn đi học nên quyết định có học tiếp ở thành phố này hay không là vô cùng khó khăn với Thủy.

Phần Thủy, em kể: “Nhiều người từng không công nhận kết quả học tập của tôi, nói tôi học mười mấy năm là do nhà trường thương tình cho điểm thôi, chứ như tôi thì sao mà học được vậy. Thầy cô, anh chị thì khuyên nếu muốn tiếp tục học thì nên ra Quy Nhơn hay Đà Nẵng học cho gần, thuận tiện hơn, chứ vào TP.HCM quá xa xôi“.

Nhưng đó cũng là động lực để tôi phấn đấu, không còn cách nào khác ngoài việc phải tiếp tục học. Chỉ có học mới mong cuộc sống tốt hơn, mới chứng minh về bản thân mình, có thể làm việc và nuôi sống bản thân” – Thủy khẳng định.

Ước mơ đó cùng câu nói chắc như đinh đóng cột của mẹ “con đi đâu thì mẹ theo đó” đã giúp Thủy vững tâm hơn bước vào một hành trình mới.

Ngoài việc không tự đi được, Thủy còn bị cận nặng, hạ canxi, hay đau ốm và chân tay hay run, mỏi nếu ngồi học lâu, nhưng Thủy vẫn đạt thành tích tốt trong học tập. Thầy Vũ Quốc Hoàng – giảng viên khoa CNTT – nhận xét Thủy là một tấm gương sáng học tập của khoa.

Thủy chưa vắng môn tôi dạy bữa nào. Học kỳ trước điểm trung bình của Thủy được 7.81 điểm. Thủy còn tham gia nhiều hoạt động trong đội truyền thông của khoa, hòa đồng, được bạn bè yêu mến và giúp đỡ. Đặc biệt, mẹ của Thủy phải ở cùng con để đưa đón hằng ngày là một điều đáng khâm phục” – thầy Hoàng nói.

Hiện tại, cuộc sống của Thủy ổn hơn trước, chỉ mong mẹ và mình đủ sức khỏe để em hoàn thành chương trình học và có việc làm sau khi ra trường. “Vào đây học, gặp nhiều anh chị hoàn cảnh cũng giống mình nhưng anh chị vẫn đi làm được, vẫn tự nuôi sống bản thân, nên tôi nghĩ mình cố gắng thì cũng đỡ mù mịt hơn. Sau này đi làm, tôi sẽ dẫn mẹ đi du lịch, chứ mẹ khổ vì tôi quá nhiều rồi” – Thủy tâm sự.

Bình thường thôi, vì tôi là mẹ!

Thành phố này thật sự rất xa, mà tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đến sống ở đây. Năm ngoái, sau 3 ngày có kết quả, mẹ con khăn gói mang theo gạo, mắm, cá, đủ thứ vào tìm chỗ trọ. Rồi tôi theo con đi phỏng vấn xin học bổng, đi xe buýt tới hai tuyến, lạc đường, đi bộ, xe đông không dám qua đường, đẩy xe lăn lên các bậc đường mà cứ sợ con chúi nhủi. Mấy hôm nó sốt, đau ốm đi phụ quán chạy về không kịp, đủ thứ chuyện…

Nhưng mà bình thường thôi, vì tôi là mẹ mà.

Bà Lương Thị Phước

 

Thủy có rất nhiều đôi chân

Thủy chia sẻ chưa bao giờ nghĩ mình có ngày hôm nay nếu như không có mẹ, gia đình và những người đã giúp đỡ mình.

Thủy kể suốt 15 năm đi học, từ mẫu giáo lên năm hai ĐH, ngoài mẹ, Thủy đã đi nhờ trên đôi chân của không biết bao nhiêu thầy cô, bạn bè. Nhiều bạn đã cõng Thủy vô lớp, lên mấy tầng lầu vì lắm lúc mẹ yếu không ẵm nổi. Thủy nói chưa bao giờ cảm thấy tủi thân vì bạn bè đều quan tâm, không bỏ rơi Thủy, thầy cô cũng hỗ trợ rất nhiều…

Thủy gọi đó là những người có ơn với bản thân cùng gia đình em và “Tôi chỉ biết cố gắng học thật tốt để trả những ơn này“.

Những hôm mẹ đông khách, Thủy nhờ bạn bè đưa đến trường - Ảnh: M.TRÂM
Những hôm mẹ đông khách, Thủy nhờ bạn bè đưa đến trường. Ảnh: M.TRÂM

Không những vậy, Thủy còn được nhà hảo tâm tặng xe lăn, các tổ chức tặng quà, học bổng, trong đó có cả học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ năm 2018. Vào TP.HCM trọ học, được nhiều cô chú giúp đỡ, cho cả bếp gas, chén bát, bàn học, giúp mẹ tìm việc, buôn bán…

Ngọc Phượng

 

Minh Trâm

Theo Tuổi Trẻ Online

The post Mẹ thuê nhà trọ gần trường đại học để bế con vào giảng đường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tài xế giúp sinh viên “mở chân trời mới” https://24hsongxanh.vn/tai-xe-giup-sinh-vien-mo-chan-troi-moi/ Thu, 03 Oct 2019 10:31:06 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=15890 Anh Vũ (bìa phải) đến nhà tân sinh viên Đào Thị Ngọc Hồng chia sẻ và làm hồ sơ học bổng “Tiếp sức đến trường” cho Hồng - Ảnh: TRẦN MAI

Những câu chuyện đầy nghị lực, vượt qua khó nghèo học giỏi, nhưng lại chông chênh trước giảng đường đại học… luôn được tài xế Trần Anh Vũ (43 tuổi, TP Quảng Ngãi) ghi chép trong hành trình mỗi ngày của mình. 10 năm qua, anh Vũ thầm lặng kết nối những tân sinh viên […]

The post Tài xế giúp sinh viên “mở chân trời mới” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Anh Vũ (bìa phải) đến nhà tân sinh viên Đào Thị Ngọc Hồng chia sẻ và làm hồ sơ học bổng “Tiếp sức đến trường” cho Hồng - Ảnh: TRẦN MAI

Những câu chuyện đầy nghị lực, vượt qua khó nghèo học giỏi, nhưng lại chông chênh trước giảng đường đại học… luôn được tài xế Trần Anh Vũ (43 tuổi, TP Quảng Ngãi) ghi chép trong hành trình mỗi ngày của mình.

10 năm qua, anh Vũ thầm lặng kết nối những tân sinh viên khó khăn đến với học bổng Tiếp sức đến trường.

Anh Vũ (bìa phải) đến nhà tân sinh viên Đào Thị Ngọc Hồng chia sẻ và làm hồ sơ học bổng “Tiếp sức đến trường” cho Hồng - Ảnh: TRẦN MAI
Anh Vũ (bìa phải) đến nhà tân sinh viên Đào Thị Ngọc Hồng chia sẻ và làm hồ sơ học bổng “Tiếp sức đến trường” cho Hồng.

Chắp nối những vụn vặt

10h trưa 24/8, sau khi kết thúc công việc, anh Vũ đến điểm hẹn dẫn phóng viên Tuổi Trẻ đi xác minh trường hợp của tân sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM Đào Thị Ngọc Hồng. Trên đường từ TP Quảng Ngãi về xã Hành Thịnh (huyện Nghĩa Hành), anh Vũ kể sơ qua hoàn cảnh của Hồng: “Ba Hồng chạy thận chục năm rồi, con bé phải làm thêm và cố gắng nhiều lắm, nay đậu ĐH nhưng khó tứ bề. Anh em vào nhà sẽ rõ“.

Hồng là sinh viên nộp hồ sơ nhập học muộn nhất tại Quảng Ngãi đợt tiếp sức này và anh Vũ chính là người lên tận nhà khảo sát và đến chính quyền xã Hành Thịnh ký giấy xác nhận hoàn cảnh, làm tất cả thủ tục của Hồng và mang hồ sơ xuống Tỉnh đoàn Quảng Ngãi nộp khi cô gái đầy nghị lực đã tự vay tiền vào TP.HCM nhập học. “Bốn hôm trước, tôi nghe bạn kể hoàn cảnh của Hồng, tôi hỏi địa chỉ rồi tìm đến làm thủ tục. Thư đề đạt nguyện vọng, tôi nói bé Hồng bổ sung sau” – anh Vũ nói.

Chiếc xe dừng lại trước căn nhà nhỏ nhìn thẳng về núi Đình Cương. Ông Thưởng, cha Hồng, bước ra niềm nở chào anh Vũ. Chạy thận lâu ngày, tay ông Thưởng chai vênh nổi từng cục to dọc cánh tay, sức khỏe ông yếu ớt, hơi thở khó nhọc, chục năm rồi ông chẳng kiếm được đồng tiền nào. Cái quán hớt tóc ngày xưa từng giúp ông nuôi sống gia đình lâu ngày không đụng đến đã hỏng phần mái, dụng cụ hoen gỉ.

Tôi không giúp được gì, đi học nó tự mượn tiền hết. May sao anh Vũ tìm đến giúp đỡ, hôm qua nghe anh điện báo hồ sơ bé được chọn rồi, tôi mừng lắm. Cảm ơn anh Vũ nhiều” – ông Thưởng chia sẻ.

Gần như các hoàn cảnh anh Vũ giới thiệu đến báo Tuổi Trẻ từ năm 2008 đến nay đều được chọn, chỉ duy nhất một hồ sơ “lọt sàn”. Anh Vũ bảo có duyên với học bổng Tiếp sức đến trường nhờ việc chắp nối những vụn vặt của cuộc sống. Lần đầu anh giới thiệu tân sinh viên cho học bổng Tiếp sức đến trường là con một góa phụ ở xã Tịnh Giang, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Anh Vũ không nhớ tên tuổi cụ thể nhưng nhà vẫn nhớ chính xác.

Hôm đó tôi đi làm, ngồi uống cà phê ven đường thấy một cô bé đi ngang qua, tay quệt nước mắt. Tôi tò mò hỏi chị chủ quán thì biết bé đậu ĐH nhưng nhà nghèo quá, mẹ không cho đi học. Thế là tôi nhờ chị chủ quán dẫn vào nhà, xem xét xong tôi giới thiệu cho báo Tuổi Trẻ. Phải nói học bổng đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời con bé, giờ ra trường đi làm rồi, lương khá lắm. Hôm trước tôi đi qua thấy căn nhà dột nát hồi đó đã được sửa sang” – anh Vũ chia sẻ.

Chở yêu thương trên những chuyến xe

Những tân sinh viên hụt hơi, không biết vào giảng đường bằng cách nào được anh Vũ giúp đỡ qua mỗi năm lại nhiều thêm. Trong số đó có người anh chẳng thể nhớ tên, cũng có người lại tường tận vì hoàn cảnh cực kỳ bi thương và nghị lực vươn lên tuyệt vời.

Như cô sinh viên Trường ĐH Phạm Văn Đồng tên Ly, hiện bước vào năm ba. Anh Vũ bảo cả đời chẳng thể quên, bởi trong một ngày anh gặp Ly làm đến ba công việc khác nhau. Buổi sáng phụ quán cà phê, trưa đã thấy bưng cơm, tối thấy cầm vé số đi bán. Đó là những ngày Ly cố hết sức để có tiền đóng học phí nhập học.

Anh Vũ biết Ly tình cờ, vậy mà anh lại quan tâm hỏi han rồi sau đó lên tận nhà tìm hiểu. Hóa ra bao nhiêu năm qua Ly thay người cha đã mất gánh vác gia đình, vừa học vừa làm thuê kiếm tiền chăm sóc người mẹ cụt chân, lại bệnh tật. “Tôi quý nghị lực phi thường của Ly, đến giờ con bé vẫn đi học và làm thêm nuôi mẹ” – anh Vũ trải lòng.

Tài xế Trần Anh Vũ giờ được nhiều người biết đến. Kênh thông tin tân sinh viên khó khăn bạn bè gọi đến giúp anh có cơ hội làm cầu nối đến học bổng nhiều hơn. Nhưng anh Vũ bảo rằng đôi khi cũng nhọc sức bởi nhiều hồ sơ gửi đến, đọc thấy bi thương, khi tìm hiểu thì khác hoàn toàn. Từ ngày có duyên với học bổng Tiếp sức đến trường, anh Vũ luôn đến tận nhà tìm hiểu cặn kẽ, khi thông tin rõ ràng mới tiến hành giới thiệu.

Tôi không muốn học bổng trao nhầm người. Đó là lý do trước khi mang hồ sơ đi nộp tôi phải tìm hiểu từ hàng xóm đến chính quyền địa phương và cuộc sống thực tại gia đình các sinh viên” – anh Vũ nói.

Anh Vũ tận tâm, hết mình và đầy trách nhiệm đồng nghĩa với thời gian dành cho gia đình hạn hẹp hơn. Thế nhưng anh bảo thấy mình may mắn. Vợ anh cũng chẳng khi nào phàn nàn việc anh bỏ thời gian lo chuyện thiên hạ, ngược lại còn ủng hộ chồng. Đó là động lực lớn để anh Vũ “chở yêu thương” trên những chuyến xe của mình trong 10 năm qua.

“Tôi thấy mình may mắn”

Hạnh phúc lớn nhất người tài xế này nhận được cũng giản dị như suy nghĩ của anh, nhiều lần đi làm ghé ngang những “ngôi nhà cũ”, hỏi thăm cô cậu sinh viên khó nhọc ngày đó giờ thế nào và nhận được tin tốt lành. Cả ngày đó anh Vũ bảo không cần ăn cơm cũng no. Niềm vui khiến con người ta có niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tôi quá may mắn bởi đó cũng là câu chuyện để tôi kể cho con mình nghe, các cháu cũng vì thế mà thấy mình đủ đầy, chăm lo học tập. Ở cuộc sống này, giúp người cũng chính là giúp mình. Ít nhất cũng khiến cho tâm hồn thanh thản vì không vô cảm trước những bất hạnh của cuộc đời” – anh Vũ cười hiền.

Trần Mai

Theo Tuổi Trẻ Online

The post Tài xế giúp sinh viên “mở chân trời mới” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đấu giá online nghệ thuật gây quỹ cho trẻ mồ côi đến trường https://24hsongxanh.vn/dau-gia-online-nghe-thuat-gay-quy-cho-tre-mo-coi-den-truong/ Tue, 16 Jul 2019 15:14:33 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7938

Cuộc đấu giá ý nghĩa này đang diễn ra trên trang Chi Art Space với các tác phẩm tranh tượng của nhiều nghệ sĩ sáng tác trên cả nước gửi về. Đây là triển lãm online và đấu giá với nhiều chất liệu: sơn mài, sơn dầu, acrylic… Trong đó có hơn 30 tác phẩm […]

The post Đấu giá online nghệ thuật gây quỹ cho trẻ mồ côi đến trường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Cuộc đấu giá ý nghĩa này đang diễn ra trên trang Chi Art Space với các tác phẩm tranh tượng của nhiều nghệ sĩ sáng tác trên cả nước gửi về.

Đây là triển lãm online và đấu giá với nhiều chất liệu: sơn mài, sơn dầu, acrylic… Trong đó có hơn 30 tác phẩm tranh và tượng nghệ thuật của nhiều họa sĩ khắp cả nước tham gia với nhiều chủ đề: em bé, vẻ đẹp phụ nữ, tranh nude, tranh phong cảnh, tượng heo, gà, chó… Các họa sĩ có tác phẩm tham gia đấu giá gồm: Đặng Thị Thu An, Phan Linh Bảo Hạnh, Lê Anh Cẩn, Lê Võ Tuân, Lê Cù Thuần, Nguyễn Quang Hoan, Vũ Như Hải, Nguyễn Quý Tâm, Hồ Huy Hùng, Thái Văn An, Bùi Trọng Dư, Lê Anh Huy, Thủy Phan… và các nhà điêu khắc Đinh Công Đạt, Thái Nhật Minh…

Thời gian diễn ra đấu giá từ 15 – 21/7/2019 tại trang Chi Art Space. (https://www.facebook.com/chiartspace.vn/). Mục đích cuộc đấu giá online này là gây quỹ để mua sắm đồ dùng năm học mới cho các trẻ mồ côi thuộc khu vực địa bàn TP. HCM.

Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số tác phẩm của các tác giả tham gia cuộc đấu giá này.

Nude, tranh sơn mài của họa sĩ: Bùi Trọng Dư (Hà Nội). Khổ: 46,5 x 63,5, sáng tác: 2017. Giá khởi điểm: 16.000.000 đồng; Giá bán: 20.000.000 đồng.

Em về kiêu sa, chất liệu: acrylic, họa sĩ: Đặng Thị Thu An (Huế). Khổ: 120 x 160, năm vẽ: 2018. Giá khởi điểm: 15.000.000 đồng.Giá bán: 18.000.000 đồng.

Em bé, tranh sơn mài, họa sĩ: Lê Anh Cẩn (Quảng Bình). Khổ:80×100, năm vẽ: 2018. Giá khởi điểm: 14.000.000 đồng, giá bán: 18.000.000 đồng.

Tranh: Tuổi thơ, sơn dầu, họa sĩ: Lê Võ Tuân (Quảng Bình), Khổ: 90x 130, năm vẽ: 2012. Giá khởi điểm: 30.000.000 đồng, Giá bán: 35.000.000 đồng.

Tượng chó của nhà điêu khắc Thái Nhật Minh

 

Tượng gà của nhà điêu khắc Thái Nhật Minh

 

Tượng heo của nhà điêu khắc Đinh Công Đạt

S.Trà

 

The post Đấu giá online nghệ thuật gây quỹ cho trẻ mồ côi đến trường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>