Thực phẩm – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 20 Jul 2021 07:12:49 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Thực phẩm – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Vụ ‘bánh mì không phải là lương thực’: Kiểm điểm, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm https://24hsongxanh.vn/vu-banh-mi-khong-phai-la-luong-thuc-kiem-diem-xu-ly-nghiem-can-bo-sai-pham/ Tue, 20 Jul 2021 07:12:49 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63752

Liên quan đến vụ “bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm”, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, Chủ tịch TP. Nha Trang Nguyễn Sĩ Khánh cho biết, UBND TP đang tiến hành quy trình kỷ luật, trước mắt điều chuyển công tác khác đối với ông Trần Lê Hữu […]

The post Vụ ‘bánh mì không phải là lương thực’: Kiểm điểm, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Liên quan đến vụ “bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm”, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Chính phủ, Chủ tịch TP. Nha Trang Nguyễn Sĩ Khánh cho biết, UBND TP đang tiến hành quy trình kỷ luật, trước mắt điều chuyển công tác khác đối với ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng ban phòng, chống dịch Covid-19 phường Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang.

Chủ tịch UBND TP Nha Trang xin lỗi và nhận khuyết điểm

Trưa nay, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBND TP. Nha Trang cũng đã có thư gửi công dân Trần Văn Em (thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, thành phố Nha Trang).

Trong thư, Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang bày tỏ: Ngày 19/7, sau khi nhận thông tin về vụ việc Tổ công tác của UBND phường Vĩnh Hòa kiểm tra, tạm giữ giấy tờ và phương tiện xe máy của công dân Trần Văn Em vào ngày 18/8, Chủ tịch UBND TP Nha trang đã kịp thời chỉ đạo Chủ tịch UBND phường và Tổ công tác của UBND phường Vĩnh Hòa trao trả xe máy, giấy tờ xe và không xử phạt hành chính đối với công dân Trần Văn Em; đồng thời chỉ đạo Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa tiến hành kiểm tra, làm rõ vụ việc nêu trên và yêu cầu tạm thời điều chuyển công tác đối với ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường sang thực hiện nhiệm vụ khác trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Qua kiểm tra bước đầu, UBND TP nhận thấy ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa đã nhận thức chưa đầy đủ Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, dẫn đến xử lý không đúng tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg khi làm nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, có thái độ ứng xử thiếu chuẩn mực đối với người dân trong khi thi hành công vụ, tạo bức xúc trong dư luận.

Trước hết, Chủ tịch UBND TP Nha Trang xin lỗi và nhận khuyết điểm trong công tác quán triệt, lãnh đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thành phố, nhất là đã để xảy ra vụ việc nêu trên.

Chủ tịch UBND TP Nha Trang xin lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhân dân, tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Người đứng đầu UBND TP Nha Trang “rất mong nhân dân nói chung và công dân Trần Văn Em nói riêng thông cảm, chia sẻ, ủng hộ những nỗ lực của UBND thành phố và UBND các xã, phường trong thời điểm dịch bệnh đang diễn biến phức tạp”.

Ông Nguyễn Sỹ Khánh khẳng định: “Chủ tịch UBND thành phố Nha trang sẽ tiếp tục chỉ đạo, kiểm điểm xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với ông Trần Lê Hữu Thọ trong thời gian tới”.

Vu-banh-mi-khong-phai-la-luong-thuc
Thư của Chủ tịch UBND TP Nha Trang Nguyễn Sỹ Khánh

“Bánh mì không phải là lương thực, thực phẩm”

Vụ việc xảy ra vào chiều 18/7, anh Trần Văn Em, thợ hàn của Công ty TNHH Cơ khí và Xây dựng An Đại Thành (nhà thầu phụ tham gia xây dựng dự án Vega City) xin quản lý của công ty đi mua bánh mì và nước uống.

Trên đường trở về, anh Trần Văn Em bị lực lượng chức năng phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang kiểm tra, xử lý về hành vi đi ra đường khi không cần thiết. Anh T.V.E đã trình giấy làm việc do công ty cấp, nêu lý do đi ra đường là để mua bánh mì, nhưng tổ tuần tra của phường Vĩnh Hòa đã không chấp nhận.

Trực tiếp chỉ đạo giải quyết vụ việc, ông Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa, Trưởng ban phòng, chống dịch COVID-19 phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang cho rằng, bánh mì là đồ ăn chứ không phải lương thực, thực phẩm hay đồ thiết yếu và chỉ đạo lực lượng chức năng thu giữ xe và giấy tờ của anh Trần Văn Em.

Không những vậy, trong khi trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ việc, ông Thọ còn những lời nói thiếu chuẩn mực của một cán bộ, dọa điện chủ công trình cho anh Trần Văn Em nghỉ việc…

Vụ việc đã được quay clip, chia sẻ trên mạng xã hội khiến cộng đồng bức xúc trước những lời nói thiếu chuẩn mực của ông Thọ.

Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, lãnh đạo UBND TP Nha Trang đã chỉ đạo UBND phường Vĩnh Hòa trả lại xe cho anh Trần Văn Em. Sáng 19/7, sau khi lên UBND phường Vĩnh Hòa nhận xe trở về, anh Trần Văn Em đã bị công ty cho nghỉ việc cho nghỉ việc 1 tháng.

Vu-banh-mi-khong-phai-la-luong-thuc
Ảnh cắt từ clip.

Bài học sâu sắc trong lãnh đạo, chỉ đạo thực thi công vụ

Sáng 20/7, Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa đã giao với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tỉnh Khánh Hòa và thành phố Nha Trang về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Sau khi nghe Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang báo cáo và ý kiến của các thành viên dự họp, Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa có ý kiến như sau:

Qua báo cáo xác minh bước đầu của UBND thành phố Nha Trang về vụ việc của UBND phường Vĩnh Hòa kiểm tra, tạm giữ giấy tờ và phương tiện xe máy của công dân Trần Văn Em xảy ra ngày 18/7/2021 cho thấy, đồng chí Trần Lê Hữu Thọ, Phó Chủ tịch UBND phường Vĩnh Hòa đã nhận thức không đầy đủ, dẫn tới xử lý cứng nhắc, không đúng tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ khi làm nhiệm vụ kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19; có thái độ, ứng xử thiếu chuẩn mực đối với người dân trong thực thi công vụ, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa yêu cầu Thành uỷ, UBND thành phố Nha Trang tiếp tục chỉ đạo xác minh làm rõ vụ việc, kiểm điểm, xử lý nghiêm sai phạm của cán bộ có liên quan theo đúng quy định, công khai thông tin để nhân dân biết, giám sát.

Đồng thời, coi đây là bài học sâu sắc cần rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực thi công vụ nói chung cũng như trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Nha Trang nói riêng.

Thời điểm hiện nay, dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn thành phố Nha Trang đang diễn biến rất phức tạp, yêu cầu Thành uỷ, UBND thành phố Nha Trang tiếp tục quán triệt, chỉ đạo các lực lượng chức năng nhận thức đầy đủ, thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ; kịp thời biểu dương, động viên, chia sẻ những áp lực, vất vả của lực lượng tuyến đầu.

Đồng thời, tuyên truyền, vận động nhân dân ủng hộ, đồng thuận, chấp hành nghiêm túc các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, góp phần từng bước kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh, sớm đưa thành phố Nha Trang trở lại trạng thái bình thường mới.

Đồng thời, Thường trực Tỉnh ủy Khánh Hòa cũng lưu ý đối với các huyện, thị, thành phố trong tỉnh cần quan tâm nhắc nhở các bộ phận tham gia trực chốt, tuần tra, kiểm soát để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn toàn tỉnh cần tăng cường trách nhiệm, nhận thức đầy đủ, thực hiện đúng tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg.

Đề nghị doanh nghiệp bố trí công việc cho anh Trần Văn Em

Trong một diễn biến liên quan, sáng 20/7, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh cho biết đã đề nghị Công ty Cổ phần Vega City bố trí công việc cho anh Trần Văn Em.

Ông Nguyễn Hải Ninh yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Khánh Hòa thực hiện test nhanh kháng nguyên tầm soát Covid-19. Sau khi test nhanh (nếu âm tính) anh Trần Văn Em sẽ được nhận việc tại dự án Vega City, không phải làm việc cho nhà thầu phụ như trước.

Lãnh đạo Công ty Cổ phần Vega City cho biết, tối 19/7, đại diện chủ đầu tư dự án đã liên hệ trực tiếp với anh Trần Văn Em và trong sáng 20/7, anh Trần Văn Em đã được chủ đầu tư cho test nhanh, bố trí vào làm việc tại Dự án Vega City.

Theo Báo điện tử Chính phủ

 

Link nguồn: https://baochinhphu.vn/Doi-song/Vu-banh-mi-khong-phai-la-luong-thuc-Kiem-diem-xu-ly-nghiem-can-bo-sai-pham/438956.vgp

The post Vụ ‘bánh mì không phải là lương thực’: Kiểm điểm, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM mở cửa hoạt động 40 chợ truyền thống trên khắp các quận huyện https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-mo-cua-hoat-dong-40-cho-truyen-thong-tren-khap-cac-quan-huyen/ Mon, 19 Jul 2021 12:00:07 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63722 thanh-pho-ho-chi-minh-mo-cua-hoat-dong-40-cho-truyen-thong

Sở Công thương TP.HCM vừa công bố danh sách các chợ truyền thống đang hoạt động ở trên các quận huyện thuộc địa bàn. Danh sách các chợ bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố gồm 40 chợ (đã bao gồm chợ mở cửa trở lại) được […]

The post TP.HCM mở cửa hoạt động 40 chợ truyền thống trên khắp các quận huyện appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
thanh-pho-ho-chi-minh-mo-cua-hoat-dong-40-cho-truyen-thong

Sở Công thương TP.HCM vừa công bố danh sách các chợ truyền thống đang hoạt động ở trên các quận huyện thuộc địa bàn.

Danh sách các chợ bán các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố gồm 40 chợ (đã bao gồm chợ mở cửa trở lại) được cập nhật đến ngày 19/7.

Xem danh sách các chợ truyền thống của TP.HCM tại đây

Tất cả các quận, huyện, thành phố Thủ Đức đều có số lượng siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện lợi đang hoạt động khá nhiều và phân bố rộng khắp địa bàn TP.HCM.

Tính đến chiều ngày 19/7, Thành phố đã có 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi. Trong đó, 2.787 cửa hàng tiện lợi và 101 siêu thị trên địa bàn thành phố.

thanh-pho-ho-chi-minh-mo-cua-hoat-dong-40-cho-truyen-thong
Ảnh minh họa

Ngoài ra, Thành phố cũng có 388 điểm bán hàng bình ổn lưu động được phân bổ khắp các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ với 27 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từ Phú Yên đến Cà Mau về công tác phòng chống dịch bệnh ngày 15/7, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đưa ra đề xuất mở cửa trở lại chợ truyền thống, nhằm đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân. Trong cuộc họp trực tuyến với 19 tỉnh thành phía Nam sáng 18/7, người đứng đầu hai ngành quan trọng Công Thương – Nông nghiệp đã cam kết chịu trách nhiệm trước Đảng, nhân dân là không để đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là lương thực thực phẩm, rau củ quả, hàng tươi sống, thuốc men. Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên một lần nữa tái khẳng định quan điểm “mở lại chợ truyền thông với 3 điều kiện đi kèm”.

Xem nội dung cuộc họp tại đây

Trên quan điểm cần mở lại chợ truyền thống, vì nếu chỉ trông chờ vào hệ thống siêu thị sẽ không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh vào 3 điều kiện để chợ hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh: “Chỉ bán hàng hoá thiết yếu bao gồm rau củ quả, hàng hoá tươi sống và thuốc men phục vụ đời sống hàng ngày của người dân; Thực hiện nghiêm biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn như thực hiện 5k, phát phiếu luân phiên, đảm bảo giãn cách giữa các gian hàng… và thực hiện tiêm vắcxin cho tiểu thương tại các chợ truyền thống”.

Xem danh sách các cửa hàng tiện lợi tại địa bàn TP.HCM tại đây

An Châu

Theo Bộ Công thương

 

Link nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-trong-nuoc/thanh-pho-ho-chi-minh-mo-cua-hoat-dong-40-cho-truyen-thong-t.html

The post TP.HCM mở cửa hoạt động 40 chợ truyền thống trên khắp các quận huyện appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ít tiền vẫn có thể theo lối sống zero waste  https://24hsongxanh.vn/tien-van-co-theo-loi-song-zero-waste/ Wed, 14 Jul 2021 02:52:10 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=60991 tien-van-co-theo-loi-song-zero-waste

Nhiều người thường hiểu sai rằng chỉ những người rủng rỉnh tiền thì mới theo xu hướng zero waste được vì phải mua sắm nhiều thiết bị đắt tiền, thực ra bạn vẫn có thể thực hành lối sống này với ngân sách tiết kiệm. Theo bà Anne-Marie Bonneau, người Canada, tác giả cuốn sách […]

The post Ít tiền vẫn có thể theo lối sống zero waste  appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tien-van-co-theo-loi-song-zero-waste

Nhiều người thường hiểu sai rằng chỉ những người rủng rỉnh tiền thì mới theo xu hướng zero waste được vì phải mua sắm nhiều thiết bị đắt tiền, thực ra bạn vẫn có thể thực hành lối sống này với ngân sách tiết kiệm.

Theo bà Anne-Marie Bonneau, người Canada, tác giả cuốn sách “The Zero Waste Chef”, cách đơn giản nhất để thực hành là giảm lãng phí từ thực phẩm đến đồ gia dụng. Một khi tuân theo nguyên tắc này trong thời gian dài, bạn sẽ thấy mình tiết kiệm được kha khá tiền.

Hãy áp dụng lối sống zero waste từ nhà bếp, với việc không lãng phí thực phẩm, mua đủ lượng rau củ cần thiết trong tuần

Tuân thủ nguyên tắc zero waste một cách thoải mái

Bà Anne-Marie chia sẻ: “Hình ảnh trên mạng về zero waste tạo ra một quan niệm sai lầm rằng để giảm thiểu chất thải triệt để, chúng ta cần phải mua sắm các loại thiết bị đắt tiền như máy ủ rác thải nhà bếp thành phân trộn hoặc nhất định phải mua đồ hữu cơ trong cửa hàng zero waste… Bên cạnh đó, nhiều người bị áp lực là mình phải thật hoàn hảo, không bao giờ tạo ra một mảnh rác, nhưng điều này là không tưởng.”

Theo bà, trên thực tế, không có cái gọi “không rác thải hoàn toàn”. Ngay cả khi chúng ta dùng túi cá nhân đi mua mọi thứ, hàng hóa trước đó đã được chuyển từ nơi khác đến có thể bằng túi nylon.

Do vậy, điều quan trọng là chúng ta, làm hết sức trong khả năng, điều kiện kinh tế của mình, tuân thủ nguyên tắc zero waste một cách thoải mái.

Đầu tiên, hãy để ý về  túi nylon. Trong lúc chờ đợi nhà nước ra luật cấm nhiều loại đồ nhựa sử dụng một lần, bao gồm túi nylon, ống hút, dao kéo và đồ ăn, với tư cách là người tiêu dùng, chúng ta có lựa chọn thay thế là tìm những loại bao bì không phải bằng nhựa mỗi khi mua sắm. Hãy tránh xa những loại rau, trái cây được đóng vỉ và cân sẵn.

Khi chế biến thực phẩm, bạn nên tận dụng mọi nguyên liệu để giảm lượng rác thải nhà bếp, chẳng hạn như nước luộc rau có thể dùng thay cho món canh, lõi màu trắng trong thân bông cải (súp lơ) có thể ăn được…  

Thay vì mua thiết bị ủ phân đắt tiền, bạn có thể nuôi trùn quế để biến rác thải nhà bếp thành phân bón để trồng cây

Đặt mục tiêu giảm thiểu 50% chất thải

Một cuộc khảo sát về rác thải mới đây ở Canada cho thấy, điều đáng ngạc nhiên là phần lớn rác thải thực phẩm ở bãi rác đến từ các hộ gia đình chứ không phải từ các nhà hàng, quán ăn, khách sạn hay trang trại. Điều này có nghĩa là các cá nhân có thể ảnh hưởng tích cực đến cuộc khủng hoảng khí hậu bằng cách đảm bảo mình ăn tất cả những gì mình mua.

Bà Anne-Marie cho biết thêm: “Bạn đừng căng thẳng nếu chúng ta không thể đạt được sự hoàn hảo 100% zero waste. Đối với tôi, đây là một sự nhẹ nhõm lớn vì thực sự rất khó đạt được mức độ zero waste khi chuỗi cung ứng thực phẩm của chúng tôi được thiết kế gần như hoàn toàn xoay quanh các mặt hàng đóng gói sẵn và dùng một lần. Nếu mỗi người trong chúng ta có thể giảm thiểu 50% chất thải, thì đó đã là một sự cải thiện lớn.”

Thiệu Kiệt

(theo Dezeen)

The post Ít tiền vẫn có thể theo lối sống zero waste  appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hàng hóa về TP.HCM lưu thông như thế nào khi không còn chợ đầu mối nào hoạt động? https://24hsongxanh.vn/hang-hoa-ve-tp-hcm-luu-thong-nhu-nao-khi-khong-con-cho-dau-moi-nao-hoat-dong/ Wed, 07 Jul 2021 02:12:35 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63236 hang-hoa-ve-tphcm-luu-thong-nhu-the-nao

Hàng hóa từ các tỉnh về TP.HCM sẽ trực tiếp đến chợ truyền thống, các điểm phân phối, bán lẻ sau khi các chợ đầu mối của TP.HCM tạm dừng hoạt động. Trước tình hình cả ba chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức đều phải tạm ngưng hoạt động để phòng, chống […]

The post Hàng hóa về TP.HCM lưu thông như thế nào khi không còn chợ đầu mối nào hoạt động? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
hang-hoa-ve-tphcm-luu-thong-nhu-the-nao

Hàng hóa từ các tỉnh về TP.HCM sẽ trực tiếp đến chợ truyền thống, các điểm phân phối, bán lẻ sau khi các chợ đầu mối của TP.HCM tạm dừng hoạt động.

Trước tình hình cả ba chợ đầu mối Hóc Môn, Bình Điền, Thủ Đức đều phải tạm ngưng hoạt động để phòng, chống dịch, ông Nguyễn Nguyên Phương – Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho biết sở đã triển khai nhiều giải pháp kịp thời nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, gây thiếu hụt nguồn hàng, biến động giá cả.

Sở đã thông tin đến Sở Công thương 22 tỉnh, thành Nam bộ về việc tạm dừng hoạt động các chợ đầu mối Hóc Môn, chợ đầu mối Bình Điền và đề nghị hỗ trợ thông tin đến các thương nhân trên địa bàn đang kinh doanh hàng hóa tại hai chợ đầu mối này tạm ngưng vận chuyển hàng hóa vào chợ, tổ chức giao dịch, đưa hàng trực tiếp đến các chợ truyền thống. Về việc chợ đầu mối Thủ Đức tạm ngưng hoạt động vào 8g ngày 7/7/2021, sở đang tiếp tục trao đổi với các đơn vị để có giải pháp bổ sung kịp thời.

hang-hoa-ve-tphcm-luu-thong-nhu-the-nao
Không thể mua bán trực tiếp tại các chợ đầu mối, nông sản, thực phẩm từ các tỉnh về TP.HCM sẽ được điều phối thẳng đến các điểm bán lẻ.

Trả lời Báo Phụ Nữ TP.HCM, ông Bùi Tá Hoàng Vũ – Giám đốc Sở Công thương TP.HCM – cho biết: “Việc điều chỉnh hoạt động của các chợ đầu mối có ảnh hưởng nhất định đến các chuỗi cung ứng nhưng vẫn có phương án cụ thể để đảm bảo việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa, thương nhân giao dịch không trực tiếp… trong điều kiện nghiêm ngặt phòng, chống dịch và chuỗi cung ứng hàng hóa không bị đứt gãy trong quá trình hoạt động. Theo kinh nghiệm của chợ đầu mối Hóc Môn sau hai tuần tạm ngưng hoạt động giao thương tại chợ thì việc cung ứng, phân phối hàng hóa vẫn được điều hành trôi chảy, sự nỗ lực của các thương nhân đã góp phần cung ứng hàng hóa cho người dân TP.HCM thông suốt”.

Bên cạnh việc tổ chức duy trì nguồn cung ứng hàng hóa từ các tỉnh, thành về TP.HCM thông suốt, ổn định, Sở Công thương tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, vận hành ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa gồm các kênh phân phối hiện đại và truyền thống. Đặc biệt, tăng cường năng lực cung ứng của các chợ truyền thống, hệ thống phân phối hiện đại với quan điểm tăng cường bảo vệ các hệ thống này để giữ vững vai trò cốt yếu trong cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân; đồng thời siết chặt quản lý, đảm bảo các biện pháp an toàn trong phòng, chống dịch. Sở cũng đề nghị các doanh nghiệp phân phối hàng hóa, thương mại điện tử đẩy mạnh các hoạt động đặt hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà, thực hiện các biện pháp an toàn trong giao nhận hàng hóa. 

“Nguồn hàng hóa của TP.HCM vẫn được duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, không có tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Hiện Sở Công thương đang chủ trì, phối hợp các hệ thống phân phối lớn, các doanh nghiệp bình ổn thị trường chủ lực tổ chức các điểm bán hỗ trợ cho những địa bàn có các điểm bán phải tạm ngưng hoạt động. Ngoài ra, sở cũng đang phối hợp các hiệp hội ngành nghề tổ chức các chương trình phân phối hàng hóa đến tận tay người dân các vùng cách ly, vùng phong tỏa thông qua việc triển khai các chương trình Siêu thị mini 0 đồng, Chợ nghĩa tình…”, ông Nguyễn Nguyên Phương khẳng định.

Nguyễn Cẩm

Theo phunuonline.com.vn

 

Link nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/hang-hoa-ve-tphcm-luu-thong-nhu-the-nao-khi-khong-con-cho-dau-moi-nao-hoat-dong-a1439267.html

The post Hàng hóa về TP.HCM lưu thông như thế nào khi không còn chợ đầu mối nào hoạt động? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Quy trình mới biến vi sinh vật thành bột protein để sử dụng như thực phẩm https://24hsongxanh.vn/quy-trinh-moi-bien-vi-sinh-vat-thanh-bot-protein-de-su-dung-nhu-thuc-pham/ Thu, 24 Jun 2021 14:24:09 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=62404 bien-vi-sinh-vat-thanh-bot-protein

Kết hợp năng lượng mặt trời và vi sinh vật có thể tạo ra lượng protein cao gấp 10 lần so với các loại cây trồng như đậu nành, theo một nghiên cứu mới. Các nhà nghiên cứu cho biết, hệ thống sản xuất protein này sẽ tác động rất ít đến môi trường, trái […]

The post Quy trình mới biến vi sinh vật thành bột protein để sử dụng như thực phẩm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
bien-vi-sinh-vat-thanh-bot-protein

Kết hợp năng lượng mặt trời và vi sinh vật có thể tạo ra lượng protein cao gấp 10 lần so với các loại cây trồng như đậu nành, theo một nghiên cứu mới.

Các nhà nghiên cứu cho biết, hệ thống sản xuất protein này sẽ tác động rất ít đến môi trường, trái ngược hoàn toàn với việc canh tác hay chăn nuôi truyền thống, thường thải ra một lượng lớn khí nhà kính cũng như gây ô nhiễm đất và nước.

Protein từ vi sinh vật

Quy trình mới, được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences của Mỹ, sử dụng điện từ các tấm năng lượng mặt trời và carbon dioxide từ không khí để tạo ra nguồn thức ăn cho vi sinh vật. Vi sinh vật này được nuôi trong các thùng phản ứng sinh học và sau đó được chế biến thành bột protein khô. Các nhà khoa học cho biết, quy trình này sử dụng đất, nước và phân bón một cách hiệu quả hơn so với nông nghiệp truyền thống, và có thể được triển khai ở bất cứ đâu, không chỉ ở những quốc gia có nhiều nắng hay đất màu mỡ.

bien-vi-sinh-vat-thanh-bot-protein
Ảnh minh họa. Nguồn: Vinmec

An ninh lương thực là một vấn đề quan trọng đối với nhân loại trong những thập kỷ tới, với dân số toàn cầu ngày càng tăng và khoảng 800 triệu người hiện nay đang bị thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa, khí thải từ sản xuất thực phẩm và chăn nuôi cũng là một vấn đề lớn cần giải quyết để hạn chế khủng hoảng khí hậu.

Vi sinh vật đã được sử dụng để làm ra nhiều loại thực phẩm thông thường, chẳng hạn như bánh mì, sữa chua, bia; và quy trình mới biến vi sinh vật thành bột protein để sử dụng như một thực phẩm hằng ngày. Nhưng một số ý kiến phản biện cho biết có thể sẽ khó thuyết phục người tiêu dùng chuyển đổi sang ăn protein vi sinh, và protein này có thể không hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng.

“Chúng tôi nghĩ rằng thực phẩm vi sinh rất có triển vọng và sẽ là một trong những đóng góp lớn để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực”, Dorian Leger, Viện Sinh lý thực vật phân tử Max Planck, Potsdam, Đức, tác giả của báo cáo về kỹ thuật vi sinh mới, cho biết, “nhưng khó biết được liệu nó có hấp dẫn người tiêu dùng hay không”.

Nhóm Leger tập trung tạo ra bột protein từ vi sinh vật giống như protein thường được chiết xuất từ đậu nành, vì đây là sản phẩm liên quan đến việc tàn phá rừng và là thức ăn chủ yếu cho động vật, nhưng “vi khuẩn rất linh hoạt, chúng có thể được điều chỉnh để tạo ra các sản phẩm khác nhau”, Leger nói.

Hiệu suất cao

Báo cáo của nhóm Leger cũng phát hiện ra rằng hệ thống vi sinh vật chỉ sử dụng 1% lượng nước cần thiết cho cây trồng và một phần nhỏ lượng phân bón.

Ước tính, quy trình phát triển vi sinh vật từ năng lượng mặt trời có thể tạo ra 15 tấn protein từ mỗi hecta trong một năm, đủ để nuôi 520 người. Trong khi đó, một hecta đậu nành chỉ có thể tạo ra 1,1 tấn protein, đủ cho 40 người. Ngay cả ở những quốc gia có mức độ ánh sáng mặt trời tương đối thấp như Anh, sản lượng protein vi sinh vật từ mỗi hecta lớn hơn ít nhất 5 lần so với thực vật.

Các nhà nghiên cứu cho biết protein vi sinh vật sẽ có giá tương đương với các loại protein hiện tại mà con người ăn, chẳng hạn như whey (sản phẩm phụ của sữa) hoặc đậu Hà Lan. Nhưng nếu dành cho động vật, thì nó đắt hơn nhiều lần so với thức ăn chăn nuôi hiện tại. Trong tương lai, những cải tiến công nghệ có thể sẽ giúp giảm giá thành.

Quy trình hiện đã hoàn thiện, nhưng Leger cho biết cần thử nghiệm ở quy mô lớn, đặc biệt là việc thu giữ CO2 quy mô lớn từ không khí, và đảm bảo rằng có thể tái sử dụng các tấm năng lượng mặt trời. Ngoài ra, “đối với thực phẩm dành cho người, cũng có rất nhiều quy định mà sản phẩm mới này cần đáp ứng”, Leger nói.

“Đây là một quy trình thực sự thú vị – tách sản xuất lương thực ra khỏi việc sử dụng đất, giúp tiết kiệm tài nguyên đất”, Pete Iannetta, Viện James Hutton, Scotland, cho biết. Nhưng Iannetta lưu ý, thực phẩm không chỉ bao gồm các chất dinh dưỡng chính, như protein và carbohydrate: “Có rất nhiều hợp chất phụ quan trọng cho sức khỏe của bạn”. Iannetta cũng đặt câu hỏi liệu thực phẩm vi sinh có được đón nhận rộng rãi hay không, “ví dụ, chúng tôi đã sử dụng tảo từ lâu như một nguồn thực phẩm tiềm năng, nhưng nó vẫn không được chấp nhận rộng rãi”.

Tiến sĩ Toby Mottram, chuyên gia tư vấn về công nghệ nông nghiệp, cho biết: “Cho đến khi quy trình này được thử nghiệm và tính giá thành, với một nhà máy quy mô thí điểm, bao gồm đánh giá vòng đời sản xuất [tấm năng lượng mặt trời], thì chưa thể nhận xét liệu nó có cải thiện hệ thống trồng trọt đã được duy trì từ hàng nghìn năm hay không”.

Hoàng Nam (tổng hợp)
Theo khoahocphattrien.vn
Link nguồn: https://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/quy-trinh-moi-bien-vi-sinh-vat-thanh-bot-protein-de-su-dung-nhu-thuc-pham/20210622112614536p1c160.htm

The post Quy trình mới biến vi sinh vật thành bột protein để sử dụng như thực phẩm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm trong mùa hè https://24hsongxanh.vn/canh-giac-voi-ngo-doc-thuc-pham-trong-mua/ Thu, 03 Jun 2021 04:45:31 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=61229 canh-giac-voi-ngo-doc-thuc-pham-trong-mua-he

Bộ Y tế cảnh báo, thời tiết nắng nóng trong mùa hè làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa. Để giảm tối đa số ca mắc góp phần cảnh báo nguy cơ, bảo đảm an toàn thực phẩm, […]

The post Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm trong mùa hè appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
canh-giac-voi-ngo-doc-thuc-pham-trong-mua-he

Bộ Y tế cảnh báo, thời tiết nắng nóng trong mùa hè làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đường tiêu hóa.

Để giảm tối đa số ca mắc góp phần cảnh báo nguy cơ, bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm do bảo quản. Có thể nói mùa hè được coi là mùa dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm, thời tiết nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển mạnh và là nguyên nhân chủ yếu gây ngộ độc thức ăn (vi sinh vật, hoá chất, thực phẩm chứa chất độc tố tự nhiên). chưa được kiểm soát, số lượng bệnh nhân phải nhập viện do ngộ độc thức ăn cũng tăng lên. Vì thế việc đảm bảo an toàn thực phẩm phòng chống các dịch bệnh mùa hè là thiết yếu và rất quan trọng.

Thực phẩm rất dễ bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là các loại thực phẩm chín (thịt nướng, chả nướng), chế biến sẵn (xúc xích, lạp sườn, patê…), rau sống… Có rất nhiều loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm trong đó phải kể đến vi khuẩn, đáng sợ nhất là vi khuẩn thương hàn, lỵ, tụ cầu vàng (tụ cầu vàng có ngoại độc tố gây ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm). Thời gian gần đây, ngộ độc thực phẩm do loại trực khuẩn Clostridium botulinum gây ra là đáng sợ hơn cả, bởi tính độc và gây nguy hiểm đến tính mạng của nó gặp phải do ăn thực phẩm đóng hộp. Đây là loại vi khuẩn kỵ khí (phát triển không cần có oxy) và có ngoại độc tố cực mạnh, đặc biệt ảnh hưởng rất xấu đến hệ thần kinh. Đây là loại độc tố mạnh nhất từng biết đến với liều lượng gây chết người (khoảng 1,2-1,3ng/kg khi tiêm và 10-13ng/kg khi hít vào). Có 7 loại độc tố botulinum chính là A, B, C, D, E, F, G. Trong đó, A và B có khả năng gây bệnh cho người, chiếm 98,7% các trường hợp.

canh-giac-voi-ngo-doc-thuc-pham-trong-mua-he
Ảnh minh họa

Biểu hiện của ngộ độc

Người bị ngộ độc thực phẩm thường bị nôn, đi ngoài, làm người bệnh rất đau đớn, khó chịu. Nguyên nhân là do bị tụt huyếp áp, mất nước, mất muối, gây nhiễm trùng.

Người bệnh chỉ có biểu hiện bệnh ở đường tiêu hoá (đau bụng, nôn, ỉa chảy) có thể có các biểu hiện của mất nước (thường có khát nước), nhiễm trùng (thường có sốt). Những biểu hiện này thường là ngộ độc thực phẩm có nguyên nhân do vi sinh vật.

Các biểu hiện bệnh phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hoá mà ở các cơ quan khác ví dụ thần kinh, tim mạch,…, thực phẩm được biết là loại không có chất độc tự nhiên nguyên nhân thường do hoá chất.

Bệnh xuất hiện sau khi ăn loại thực phẩm nhất định trong tự nhiên được biết có thể có độc tố: ví dụ sắn, măng, cá nóc, cóc,…thường do chính các loại thực phẩm này vốn có độc tố.

Ngộ độc thực phẩm trở nên nguy hiểm nếu bệnh nhân có các biểu hiện bệnh nặng ở đường tiêu hoá hoặc mất nước, nhiễm trùng, hoặc xuất hiện thêm các biểu hiện như:

Các triệu chứng thần kinh: đặc biệt nhìn mờ, nhìn đôi, nói khó, nói ngọng, tê, liệt cơ, co giật, đau đầu.

Tụt huyết áp, loạn nhịp tim, khó thở.

Có máu hoặc chất nhày trong phân, đái ít, đau ở các vị trí khác ngoài bụng (như ngực, cổ, hàm), đau họng.

Ngộ độc thực phẩm đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, người cao tuổi, người có sức đề kháng kém, người có bệnh lý tim mạch…

Cách phòng tránh bị ngộ độc

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè khuyến cáo đến người dân những lưu ý trong việc lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm như sau:

Cần thực hiện đầy đủ 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn, đó là: chọn các thực phẩm tươi, sạch tự nhiên, không dập nát, có nguồn gốc rõ ràng; thực hiện “ăn chín, uống chín”; ngâm rửa sạch rau quả tươi, nhất là loại rau dùng ăn sống, rửa rau dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối; che đậy bảo quản cẩn thận thức ăn đã được nấu chín, ăn ngay sau khi vừa nấu xong, đun kỹ thức ăn đã qua bữa trước khi dùng lại; không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ chế biến thức ăn sống và thức ăn chín; rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; giữ bếp, dụng cụ và nơi chế biến luôn sạch sẽ, gọn gàng và khô ráo; không ăn thức ăn ôi thiu, mốc hỏng; và dùng nước sạch để chế biến thức ăn, đồ uống.

Đối với tủ lạnh, chỉ có tác dụng hạn chế, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Do vậy, nếu đưa quá nhiều thứ vào tủ lạnh, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo, thực phẩm sống để cùng với thức ăn đã được nấu chín sẽ làm cho thực phẩm nhanh hỏng. Nếu thực phẩm không được sử dụng ngay hoặc thực phẩm thừa, cần bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C hoặc trên 60 độ C. Trong trường hợp bảo quản dưới 5 độ C, tức ngăn mát tủ lạnh, thì thời gian bảo quản cũng không quá 1-2 ngày. Sau thời gian này, thức ăn vẫn có thể bị hỏng và gây ngộ độc.

Đối với cháo gà còn dư sau khi ăn, nếu để ngoài nhiệt độ thường trong thời gian lâu sau đó mới cất vào tủ lạnh cũng có thể dẫn đến các vi khuẩn có hại phát triển và/hoặc sinh ra độc tố. Đến khi hâm nóng lại, nếu thời gian hâm nóng chưa đủ lâu để diệt vi khuẩn hoặc nếu độc tố không bị phá hủy bởi nhiệt (độc tố của một số vi khuẩn không bị hủy bởi nhiệt) sẽ gây ngộ độc.

Do đó để tránh bị ngộ độc thực phẩm, chúng ta không nên để thức ăn ở nhiệt độ bên ngoài quá 2 giờ và cần đun nóng lại ít nhất trong 5 phút trước khi dùng; không sử dụng lại các món ăn để dành trong tủ lạnh quá 1-2 ngày.

Nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc khi để qua đêm gồm

Rau xanh: Rau luộc không để dành lại qua đêm, nếu để qua đêm rau sẽ mất hết vitamin. Chỉ để rau trong vòng 4 giờ, nếu để lâu, các loại vi khuẩn sẽ phân hủy trong rau, biến các nitrit thành lipit không tốt cho sức khỏe. Cho dù để trong tủ lạnh, nếu dùng nhiều và lâu dài có khả năng gây ung thư.

Trứng: Tất cả các loại trứng luộc, đặc biệt là trứng lòng đào, không nên để lâu, chất béo và chất đạm có trong trứng sẽ rất dễ bị biến tính.

Nước trà xanh: Trà xanh để lâu thường xỉn màu, những loại vitamin C chống oxy hóa trong nước trà xanh sẽ bị phân hủy. Nếu uống sẽ có một số vi khuẩn, vi nấm gây hại cho sức khỏe.

Các loại nấm nấu chín: Nấm nấu chín để qua đêm sẽ không còn dinh dưỡng, nitrit có trong nấm sẽ bị phân hủy thành độc tố.

Các món gỏi, nộm: Do không được nấu chín nên những thức ăn từ gỏi, nộm dễ xuất hiện các độc tố lạ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Cá và hải sản các loại: Các loại hải sản không để qua đêm do chứa nhiều chất đạm lạ, những chất này sẽ bị biến đổi gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Canh các loại: Trong các loại canh có chứa gia vị như mắm, muối, bột ngọt…những chất này gây ra phản ứng hóa học khiến cơ thể bị ngộ độc, lâu dài sẽ phá hủy tủy xương, thiếu máu, suy thận, suy gan, thậm chí ung thư…

Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại thực phẩm trong mùa hè nên mua những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm. Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh mặt hàng ăn uống chỉ sử dụng sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm là góp phần phòng tránh hiệu quả ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm cho cả cộng đồng.

Bên cạnh đó, với tình hình dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát như hiện nay mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo của Ngành Y tế. Vì sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng, mọi người chúng ta cần nâng cao ý thức giữ gìn an toàn thực phẩm để bữa ăn không là nguồn gây bệnh mà sẽ là nguồn sức khoẻ, nguồn vui và hạnh phúc hàng ngày ở các gia đình.

Minh Châu

Theo moitruong.net.vn

 

Link nguồn: https://moitruong.net.vn/canh-giac-voi-ngo-doc-thuc-pham-trong-mua-he/

The post Cảnh giác với ngộ độc thực phẩm trong mùa hè appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Siết kiểm tra y tế với thực phẩm, dược phẩm dịp lễ, Tết https://24hsongxanh.vn/siet-kiem-tra-y-te-voi-thuc-pham-duoc-pham-dip-le-tet/ Mon, 21 Dec 2020 11:41:34 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52947 thuc-pham-duoc-pham-dip-le-tet

Thanh tra Bộ Y tế vừa đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường thanh tra, kiểm tra y tế không chỉ với các sản phẩm y tế mà còn với các mặt hàng khác như thực phẩm nhập khẩu để ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 […]

The post Siết kiểm tra y tế với thực phẩm, dược phẩm dịp lễ, Tết appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
thuc-pham-duoc-pham-dip-le-tet

Thanh tra Bộ Y tế vừa đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường thanh tra, kiểm tra y tế không chỉ với các sản phẩm y tế mà còn với các mặt hàng khác như thực phẩm nhập khẩu để ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19 cũng như tình trạng hàng kém chất lượng.

Thanh tra Bộ Y tế vừa có văn bản về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra y tế trong các dịp lễ, Tết đầu năm 2021.

thuc-pham-duoc-pham-dip-le-tet
Khách mua thịt tại một siêu thị ở TPHCM. Ngành y tế sẽ tăng cường kiểm tra các mặt hàng thực phẩm trong dịp lễ, Tết sắp đến. Ảnh: Minh Duy

Theo đó, cơ quan này đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường thanh tra, kiểm tra về y tế tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh và nhập khẩu thực phẩm với số lượng lớn; thực phẩm được sử dụng nhiều trong lễ hội và Tết cũng như thực phẩm khẩu có nguy cơ lây nhiễm Covid-19.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các mặt hàng thuốc, hóa chất, thiết bị, vật tư phục vụ phòng chống dịch; các cơ sở khám chữa bệnh cũng thuộc danh sách đề nghị phải tăng cường kiểm tra.

Thanh tra Bộ Y tế cũng đề nghị chú trọng kiểm tra để phát hiện các trường hợp không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực, không kịp thời; trốn tránh, không chấp hành các biện pháp cách ly y tế cùng các hành vi vi phạm trong công tác phòng chống dịch Covid-19 như không đeo khẩu trang nơi công cộng.

Cơ quan này nhận định, tình hình dịch trên thế giới đang diễn ra phức tạp, nguy cơ lây nhiễm dịch từ các nước vào Việt Nam còn rất lớn nhưng đã có tình trạng lơ là, chủ quan, không thực hiện đúng các biện pháp phòng dịch tại một số đơn vị, địa phương.

Vì thế, cùng về yêu cầu tăng cường thanh tra, kiểm tra y tế trong các dịp lễ, Tết đầu năm 2021, Thanh tra Bộ Y tế cũng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

Minh Duy

Theo thesaigontimes.vn

 

Link nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/311935/siet-kiem-tra-y-te-voi-thuc-pham-duoc-pham-dip-le-tet.html

The post Siết kiểm tra y tế với thực phẩm, dược phẩm dịp lễ, Tết appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Loại thực phẩm nào sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ? https://24hsongxanh.vn/loai-thuc-pham-nao-se-giup-ban-giam-nguy-co-dot-quy/ Wed, 09 Dec 2020 14:45:38 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52365 thuc-pham-giup-giam-nguy-co-dot-quy

Nhiều loại thực phẩm có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa và vitamin như rau xanh, cà rốt, cà chua, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, cá và dầu ô liu được cho là có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ và tim mạch. Trong lúc việc thường xuyên ăn thịt đỏ […]

The post Loại thực phẩm nào sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
thuc-pham-giup-giam-nguy-co-dot-quy

Nhiều loại thực phẩm có chứa lượng lớn chất chống oxy hóa và vitamin như rau xanh, cà rốt, cà chua, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, cá và dầu ô liu được cho là có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ và tim mạch.

Trong lúc việc thường xuyên ăn thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn góp phần gây ra tình trạng viêm mãn tính trong cơ thể, làm tăng nguy cơ đột quỵ, theo một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí American College of Cardiology.

Các loại rau củ có màu xanh được cho là đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn

Thực phẩm nào giúp cơ thể lành mạnh hơn?

Nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát tình trạng sức khỏe của 166.000 phụ nữ và 44.000 nam giới, cho thấy những người ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích và thực phẩm chế biến có đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% so với những người không ăn thường xuyên các món này.

Bác sĩ Jun Li, nhà nghiên cứu tại khoa Dinh dưỡng và dịch tễ học Đại học Harvard cho biết: “Thực phẩm có liên quan đến chứng sưng, viêm cao hơn bao gồm thịt đỏ, thịt nội tạng, thịt chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, đồ uống có đường và đồ uống có ga. Đổi lại, thực phẩm giúp cơ thể lành mạnh hơn gồm rau lá xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, trà, cà phê và rượu vang.”

Cá hồi là loại nguyên liệu được các bác sĩ dinh dưỡng khuyên dùng

Tiến sĩ Ramon Estruch, giảng viên tại Khoa Y, trường Đại học Tổng hợp Barcelona, Tây Ban Nha, cho biết: “Khi lựa chọn các loại thực phẩm trong chế độ ăn uống, chúng ta nên lưu ý đến khả năng kháng viêm của chúng.”

Đáng lưu ý, các loại thực phẩm được nghiên cứu đề xuất không khác biệt nhiều so với những thực phẩm được tìm thấy trong bảng hướng dẫn chế độ ăn uống của Mỹ.

Bản hướng dẫn của Hoa Kỳ khuyến khích giới hạn lượng đường bổ sung, chất béo bão hòa và natri mà cơ thể tiêu thụ hàng ngày và đề xuất các lựa chọn thay thế lành mạnh.

Trên thực tế, 90% người dân các nước phương Tây được ghi nhận không ăn đủ lượng trái cây và rau quả được khuyến nghị. Ngoài ra, người ta chỉ ăn một nửa lượng chất xơ được khuyến nghị hàng ngày trong khi đây là chất dinh dưỡng có liên quan đến một loạt các lợi ích sức khỏe tiềm năng.

Các loại đậu là nguyên liệu không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải

Mối liên hệ giữa thực phẩm với “gốc tự do”

Mặc dù các cách thức của thực phẩm tác động đến các con đường gây viêm nhiễm và đột quỵ vẫn chưa được xác nhận đầy đủ, nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng thực phẩm chế biến có đường trong chế độ ăn uống của phương Tây, kết hợp cùng nạn ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá, bức xạ và thuốc có thể dẫn đến sự gia tăng kích hoạt các “gốc tự do” trong cơ thể.

Gốc tự do là một phân tử với một điện tử độc lập, được cho là có nhiều tác hại với sức khỏe cơ thể, nó là nguồn gốc của sự lão hóa và hơn 100 bệnh tật nguy hiểm bao gồm các bệnh về não, mắt, da, hệ miễn dịch, tim, mạch máu, phổi, thận, đa cơ quan và khớp. Ở mức độ nặng, gốc tự do gây nên nhiều bệnh nguy hiểm và gây ung thư do sau khi “cướp” điện tử, gốc tự do làm tổn thương màng tế bào, phản ứng mạnh với các phân tử protein, ADN và các axit béo, dẫn đến những biến đổi gây tổn hại, rối loạn và làm chết tế bào.

Thật không may, chế độ ăn uống công nghiệp ngày nay chứa đầy thực phẩm chế biến, chứa nhiều chất béo, đồ uống có đường và thịt đỏ chế biến thành thịt nguội, xúc xích… có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm ở mức độ cao kéo dài trong cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn không lành mạnh thậm chí có thể rút ngắn tuổi thọ của bạn. Chỉ cần tăng 10% lượng thực phẩm như vậy trong thời gian dài là có thể gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh tật cao hơn 14% so với người không dùng thường xuyên những món này.

Thiệu Kiệt

(theo CNN)

The post Loại thực phẩm nào sẽ giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sinh viên Oxford đồng ý cấm thịt bò, cừu để bảo vệ môi trường https://24hsongxanh.vn/sinh-vien-oxford-dong-y-cam-thit-bo-cuu-de-bao-ve-moi-truong/ Sat, 21 Nov 2020 16:45:28 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=51368 sinh-vien-cam-thit-bo-cuu-de-bao-ve-moi-truong

Giới sinh viên Đại học Oxford vừa bỏ phiếu cấm bán các món thịt bò, thịt cừu tại căng tin nhằm góp phần giảm thiểu tác hại đối với môi trường do việc tiêu thụ thịt gây ra. Hội sinh viên Oxford thông qua một đề nghị của đa số sinh viên về việc cấm […]

The post Sinh viên Oxford đồng ý cấm thịt bò, cừu để bảo vệ môi trường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
sinh-vien-cam-thit-bo-cuu-de-bao-ve-moi-truong

Giới sinh viên Đại học Oxford vừa bỏ phiếu cấm bán các món thịt bò, thịt cừu tại căng tin nhằm góp phần giảm thiểu tác hại đối với môi trường do việc tiêu thụ thịt gây ra.

Hội sinh viên Oxford thông qua một đề nghị của đa số sinh viên về việc cấm bán món thịt đỏ tại các quán trong khuôn viên trường, bao gồm cả những nơi cung cấp đồ ăn trong thư viện đại học và các tòa nhà.

Đại học Oxford là một trong những trường hàng đầu của Anh Quốc

Đồng cỏ chăn thả chiếm chỗ bể chứa carbon tự nhiên

Theo đề xuất của Hội sinh viên, Đại học Oxford cần thể hiện tinh thần tiên phong trong vấn đề tiêu thụ thịt đỏ gây nhiều hệ lụy cho môi trường.

Lâu nay, là trường đại học hàng đầu của Anh quốc, Oxford bị chỉ trích vì thiếu đóng góp trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Việc cấm thịt bò và thịt cừu tại các sự kiện và quầy ăn uống là chiến lược khả thi và hiệu quả để giúp nhà trường đạt được mục tiêu thay đổi vì môi trường xanh năm 2030.

Trước đó, Oxford đã có cam kết chống phân biệt chủng tộc và điều này thường đi kèm với mục tiêu giảm thiểu phát thải nhà kính.

Theo tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh), ngành chăn nuôi tạo ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngang với “tất cả lượng ô tô, xe tải cộng lại”, với hàng triệu km vuông ‘bể chứa carbon’ tự nhiên đã bị phá hủy bởi các chủ trang trại gia súc để nhường chỗ cho đồng cỏ chăn thả.

Hơn nữa, tác động môi trường của việc ăn thịt bò và thịt cừu được ghi nhận nghiêm trọng hơn so với các loại thực phẩm khác. Điều này là do bò và cừu là động vật nhai lại, quá trình tiêu hóa của chúng tạo ra lượng khí methane cao hơn.

Trường Oxford đặt mục tiêu thay đổi vì môi trường xanh năm 2030

Hơn 5 tấn CO2 thải vào môi trường mỗi năm

Do đó, lượng khí nhà kính được cho là có thể giảm đáng kể nếu loài người thay đổi cách tiêu thụ thực phẩm, với việc hạn chế ăn thịt bò và cừu có thể đem đến việc hạn chế hơn 5 tấn CO2 thải vào môi trường mỗi năm trước năm 2050.

Ben Farmer, đại diện cho nhóm hoạt động cộng đồng tại Oxford, cho biết:

“Điều quan trọng là các thay đổi về thói quen dùng thực phẩm không mang tính ép buộc mọi sinh viên hoặc nhân viên tại trường đại học phải tuân thủ.

Hơn nữa, những thay đổi dựa trên thực phẩm chỉ là một phần của những thay đổi mà chúng tôi muốn thấy trường đại học thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.”

Trước Đại học Oxford, Đại học Cambridge và Đại học Goldsmiths ở London đều đã phát động chiến dịch truyền thông và lệnh cấm thịt bò trong căng tin nhà trường.

Việc tiêu dùng thịt bò, thịt cừu có thể dẫn đến hệ lụy là lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngang với “tất cả lượng ô tô, xe tải cộng lại”

Thực tế, thịt bò hiện góp khoảng 7% lượng calo trong khẩu phần ăn hàng ngày của người phương Tây, do vậy, các nhà hoạt động môi trường thường đưa ra khuyến cáo phương pháp hiệu quả nhất giảm thiểu tác hại tới môi trường là giảm lượng tiêu thụ thịt bò.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến trong giới khoa học cho rằng việc kêu gọi từ bỏ hoàn toàn thịt bò trong khẩu phần ăn không hẳn là phương án tốt nhất mà mang tính cực đoan, giống như đòi người ta chuyển từ ăn mặn sang ăn chay để bảo vệ môi trường. Điều quan trọng là các trang trại gia súc cần áp dụng phương pháp chăn nuôi giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm từ bò, như chăn thả trên đồng cỏ và giảm nuôi bằng các loại thức ăn công nghiệp.

Thiệu Kiệt

(theo Unilad)

The post Sinh viên Oxford đồng ý cấm thịt bò, cừu để bảo vệ môi trường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nỗi oan của đường https://24hsongxanh.vn/noi-oan-cua-duong/ Thu, 22 Oct 2020 08:11:02 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=49801 noi-oan-cua-duong

Đường, đạm, chất béo là những thực phẩm cơ bản không thể thay thế. Không bao giờ những thứ này lại là chất độc cho cơ thể, cho nên đừng bao giờ kiêng chúng. Các vấn đề trục trặc trong cơ thể là do việc chuyển hóa chứ không phải lỗi của thực phẩm. Cơ […]

The post Nỗi oan của đường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
noi-oan-cua-duong

Đường, đạm, chất béo là những thực phẩm cơ bản không thể thay thế. Không bao giờ những thứ này lại là chất độc cho cơ thể, cho nên đừng bao giờ kiêng chúng. Các vấn đề trục trặc trong cơ thể là do việc chuyển hóa chứ không phải lỗi của thực phẩm.

Cơ thể người được tạo nên bởi tỉ tỉ tế bào. Trong đó có 4 loại thức ăn cơ bản không thể thiếu để nuôi sống tế bào, đó là : Protid (đạm), Glucid (đường), Lipid (chất béo) và Oxy. Vai trò của các chất cơ bản này rất lớn, từ việc xây dựng tế bào đến việc bảo vệ tế bào chống lại bệnh tật. Tế bào là đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể sống, nên phòng chống bệnh tật cần bắt đầu từ tế bào.

Đường là một trong những dưỡng chất cơ bản và cần thiết đối với cơ thể. Những lúc mệt mỏi, chúng ta uống một cốc nước đường là sẽ tăng cường năng lượng và hết mệt. Những bệnh nhân suy nhược cơ thể cũng thường được bác sĩ truyền cho bịch đường hay bịch đạm để hồi phục sức khỏe. Đường còn là một nguyên liệu quan trọng để tạo ra kháng thể bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà như các loại virus. Đường tạo nhiệt lượng làm ấm cơ thể chống lại sự ngưng tụ của những tạp chất như mỡ máu. Đường là nguồn năng lượng cần thiết nhiều nhất cho cơ tim và não hoạt động. Nếu thiếu đường, hoạt động trong cơ thể sẽ trục trặc và sinh ra nhiều rắc rối bệnh lý.

noi-oan-cua-duong
Đường là một trong những dưỡng chất cơ bản và cần thiết đối với cơ thể. Nguồn ảnh: thuocdantoc.org

Hiện nay căn bệnh tiểu đường đang khiến chúng ta lúng túng. Bởi kiêng đường thì tế bào thiếu đường sinh ra mệt mỏi, nhưng dùng đường thì lại sợ đường huyết cao. Cái gì quá cũng không tốt, quá thiếu đường thì cơ thể thiếu một dưỡng chất quan trọng, còn quá thừa đường (trong máu) thì sẽ thừa chất sinh béo phì và các bệnh lý phát sinh do thấp nhiệt trong máu. Điều khiến nhiều người băn khoăn và lúng túng hiện nay là đường thế nào thiếu, thế nào là đủ? Bởi chúng ta chưa rõ được nơi cần đường và nơi không cần đường.

Nơi cần đường trong cơ thể là tế bào chứ không phải là máu. Khi tế bào thiếu đường, cơ thể sẽ mệt mỏi vì thiếu năng lượng. Đường trong máu là đường “dự trữ” để khi nào tế bào cần thì sẽ lấy đường từ máu. Lượng đường trong máu luôn duy trì một khoảng cố định để luôn có đường phụ vụ khi tế bào cần đường. Giả sử cơ thể một người đang có mức đường huyết là 10mmol, người đó tập luyện một môn thể thao nào đó (ví dụ chạy bộ), đo lại đường huyết còn 6mmol. Có nghĩa là khi người tập luyện, các tế bào cơ bắp, xương khớp tiêu thụ năng lượng nên sẽ lấy đường từ máu, khiến cho đường huyết trong máu giảm xuống. Sau đó người tập luyện ăn uống vào, thức ăn được chuyển hóa thành đường sẽ bổ sung để bù đắp lại lượng đường trong máu. Như vậy máu là nơi giữ đường hộ cho tế bào, sẵn sàng bổ sung đường cho tế bào khi cần thiết.

Nếu như máu cứ giữ đường, không chuyển hóa đường cho tế bào thì có nghĩa là việc chuyển hóa đường vào tế bào đang gặp trục trặc. Khi đó đường huyết trong máu sẽ ở mức cao vì không tiêu hao. Đường trong máu ở mức cao trong thời gian dài sẽ khiến máu bị “thấp nhiệt” và máu sẽ biến chất không tốt. Nhưng tế bào không nhận được đường từ máu thì tế bào sẽ bị “đói đường” khiến cơ thể suy kiệt mà sinh bệnh. Xử lý vấn đề đường huyết cao chính là việc xử lý trục trặc giữa việc giao nhận đường của máu và tế bào. Tình trạng đường trong máu cao thì không tốt, nhưng kiêng khem mà không cung cấp đường cho tế bào thì cũng sinh bệnh.

Có một cơ chế quan trọng mà chúng ta cần biết để phòng chống việc đường huyết cao cũng như việc tế bào thiếu đường. Đó là cơ chế tiêu hao năng lượng trong tế bào. Giả sử bạn nạp vào cơ thể 1500 calo, nhưng công việc của bạn nhàn hạ hoặc cơ thể ngồi im không hoạt động, lượng năng lượng tiêu hao chỉ 200 calo. Như vậy năng lượng tiêu hao dư thừa 1300 calo. Tế bào não không hoạt động, tế bào cơ xương khớp cũng không hoạt động thì sẽ không đòi hỏi năng lượng cần cung cấp. Thế nên năng lượng sẽ không chuyển hóa và tích tụ dẫn đến béo phì, mỡ máu, ure cao,… Tình trạng kéo dài lâu sẽ “đóng băng” hoạt động chuyển hóa và dẫn tới làm hỏng hoàn toàn cơ chế chuyển hóa.

Vấn đề đường huyết cũng vậy. Nếu tế bào hoạt động tích cực để tiêu thụ năng lượng thì sẽ nạp đường thường xuyên, và đường sẽ không bị tích tụ tại máu. Nếu tế bào không tiêu thụ năng lượng thì nhu cầu đường của tế bào rất ít, vì thế hoạt chuyển hóa đường từ máu vào tế bào cũng sẽ kém. Hoạt động chuyển hóa đường từ máu vào tế bào kém sẽ dẫn đến việc máu ngày càng tích tụ nhiều đường, còn tế bào ngày càng nhận được ít đường. Để tránh việc tích tụ đường nhiều trong máu, và cũng chính là để phòng bệnh tiểu đường, cơ thể luôn cần hoạt động thường xuyên để tiêu hao năng lượng.

Ngay cả khi đã mắc bệnh tiểu đường với mức đường huyết trong máu luôn cao, chúng ta cũng vẫn giải quyết trụ trặc này bằng việc tập luyện để tiêu hao năng lượng cho tế bào. Khi tế bào tiêu hao năng lượng, tín hiệu thần kinh sẽ truyền về não báo đòi năng lượng. Hệ thống thần kinh trung ương sẽ tìm cách xử lý trục trặc của việc chuyển hóa đường từ máu vào tế bào. Điều quan trọng là không nên kiêng đường khi tập luyện, mà còn cần nạp đường vào cơ thể khi tập luyện. Đó là cơ chế dùng đường để “mồi” lại cho hoạt động chuyển hóa đường trở lại bình thường.

Đường, đạm, chất béo là những thực phẩm cơ bản không thể thay thế. Không bao giờ những thứ này lại là chất độc cho cơ thể, cho nên đừng bao giờ kiêng chúng. Các vấn đề trục trặc trong cơ thể là do việc chuyển hóa chứ không phải lỗi của thực phẩm.

Lương y Vũ Dũng

The post Nỗi oan của đường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>