Thừa Thiên Huế – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 07 Jul 2021 02:26:28 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Thừa Thiên Huế – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Thăm rừng lộc vừng hơn trăm năm tuổi https://24hsongxanh.vn/tham-rung-loc-vung-hon-tram-nam-tuoi/ Wed, 07 Jul 2021 02:26:28 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63239 tham-rung-loc-vung-hon-tram-nam-tuoi

Để có hơn 5.000 gốc mưng tuổi đời hơn 100 năm như hiện tại, dân làng Siêu Quần không ít lần từ chối nhiều món lợi khổng lồ. Từ trung tâm TP. Huế đi theo Quốc lộ 1A về phía Bắc, khi đến gần cầu Mỹ Chánh, bạn rẽ trái thêm gần 10km, rồi men […]

The post Thăm rừng lộc vừng hơn trăm năm tuổi appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tham-rung-loc-vung-hon-tram-nam-tuoi

Để có hơn 5.000 gốc mưng tuổi đời hơn 100 năm như hiện tại, dân làng Siêu Quần không ít lần từ chối nhiều món lợi khổng lồ.

Từ trung tâm TP. Huế đi theo Quốc lộ 1A về phía Bắc, khi đến gần cầu Mỹ Chánh, bạn rẽ trái thêm gần 10km, rồi men theo nhánh sông Ô Lâu (ranh giới giữa hai tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị) để đến làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế). Ngôi làng mộng mơ nổi tiếng khắp xứ Huế do được bao bọc bởi rừng lộc vừng cổ thụ với ba hàng cây xanh mướt chạy dọc cánh đồng.

Hiếm có miền quê nào trên đất nước Việt Nam như làng Siêu Quần (xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế) còn giữ nguyên rừng lộc vừng có lịch sử hơn trăm năm tuổi bao bọc quanh làng. Câu chuyện về “một đời người, một rừng cây” luôn gắn liền với bản ngã sinh tồn của những con người sinh ra, lớn lên từ mảnh đất này.

tham-rung-loc-vung-hon-tram-nam-tuoi
Cổng làng dẫn vào thôn Siêu Quần, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế

Còn cây còn làng

Trong tiết trời oi bức, tôi về khu rừng lộc vừng (còn gọi là cây mưng) có một không hai ở làng Siêu Quần, xã Phong Bình. Khác hẳn cái nóng khó chịu của tiết trời đầu hè, vừa bước vào làng tôi đã cảm nhận được cảm giác mát mẻ tỏa ra từ hương lộc vừng. Làng Siêu Quần thuần nông, nằm cách TP. Huế hơn 40km vốn nổi tiếng về rừng mưng cổ thụ.

Cây ở đây to cỡ một, hai người ôm, hình thế rất đẹp, thân xù xì nối tiếp nhau tạo thành quần thể vòng cung ôm trọn ngôi làng. Dưới những tán lộc vừng xanh ngắt, bên đám ruộng xanh non đang vào mùa lúa trổ, đám trẻ chăn trâu ngồi thổi sáo, chơi đùa… bình yên đến lạ.

Ông Nguyễn Ngọc Tình, trưởng làng Siêu Quần, bộc bạch: “Dân ở đây giàu hay không thì tui chưa dám nói, chứ mùa nắng mà chạy ra đầu làng mắc võng nằm đu đưa giữa cơn gió đồng mát rượi thì khó có chỗ nào hơn chỗ ni”. Tưởng rằng ông trưởng làng “nói quá”, nào ngờ dân phố về quê ngắm mưng như tôi cũng ngạc nhiên khi biết cả làng Siêu Quần chỉ vỏn vẹn 220 hộ dân với hơn 900 nhân khẩu mà bao quanh có đến 20ha cây lộc vừng, chiếm 1/5 diện tích đất tự nhiên của làng. Trong đó, hàng ngàn cây có tuổi đời từ 100 – 200 năm.

tham-rung-loc-vung-hon-tram-nam-tuoi
Ông Lê Kỳ Thanh bên gốc mưng cổ thụ cuối làng

Đưa chúng tôi tham quan một vòng quanh làng, ông Nguyễn Ngọc Tình không ngớt tự hào về rừng mưng đặc biệt. Kể về lịch sử của rừng mưng, ông Tình rành rọt: “Làng Siêu Quần xưa kia thuộc phủ Triệu Phong, trấn Thuận Hóa. Các bậc tiền bối xưa trồng những cây mưng tổ trên đất chùa của làng. Sau khi đắp đê ngăn mặn, nhận thấy cây này có những đặc tính hợp với thổ nhưỡng, họ quyết định chọn giống trồng đại trà trên những con đê để giữ đất, chắn sóng…”.

Tôi theo chân ông Tình, ông Lê Kỳ Thanh – Hội chủ (người chuyên lo nghi lễ, tế tự) làng Siêu Quần – ra con đê bên đồng ruộng làng. Hầu như bao bọc những ngôi nhà bê tông đều là những hàng mưng cổ thụ chạy dọc bờ ruộng, đường dẫn vào làng.

Để có hơn 5.000 gốc mưng tuổi đời hơn 100 năm như hiện tại, dân làng Siêu Quần không ít lần từ chối nhiều món lợi khổng lồ. “Mấy năm trước cũng vào thời gian này, nhiều đại gia từ trong Nam kéo về làng hỏi mua mưng cổ thụ làm biệt thự vườn. Có người còn trả giá hơn 50 tỷ đồng để mua hết rừng mưng của làng nhưng Hội đồng Tộc trưởng cùng bà con quyết không bán. Dân làng Siêu Quần yêu quý rừng mưng như hơi thở, sự sống của chính mình. Bà con tâm niệm hễ còn cây là còn làng”, ông Thanh tâm đắc.

Ông Thanh cùng ông Tình đưa tôi đến thăm “lão mưng” nằm ở cuối làng, “bật mí” những điều được ghi trong hương ước. Cụ thể hương ước làng quy định: ai chặt hoặc đào bán mưng sẽ bị phạt 500.000 đồng, bị nêu tên trên loa phát thanh xã, đồng thời phải có mâm cau trầu rượu đem ra trước đình làng quỳ lạy tạ lỗi với dân làng. “Điều này nhằm nói rằng nếu không có rừng cây, không có bóng mát, làng quê sẽ mất đi sự yên bình. Giờ Siêu Quần đã có rừng mưng nổi tiếng thì phải giữ gìn, phải vận động bà con trồng thêm cây mưng trên bờ ruộng để thế hệ cháu con sau này nhìn vào đó mà nở mày, nở mặt”, ông Tình nói.

tham-rung-loc-vung-hon-tram-nam-tuoi
Ông Nguyễn Ngọc Tình, Trưởng làng Siêu Quần, bên gốc mưng đầu làng

Rừng cây cứu người

Làng Siêu Quần nằm ở vùng thấp trũng, năm nào cũng bị bão lũ tàn phá nặng nề. Khi chưa có rừng mưng, mỗi lần mùa bão lũ đến, nước sông Ô Lâu tràn về, nhiều người dân Siêu Quần bị thiệt mạng; nhà cửa, mồ mả bị cuốn trôi. Thế rồi rừng mưng bao quanh xóm làng như bức tường kiên cố. Nhiều người còn ví rừng mưng như “tấm khiên” vững chãi, quanh năm chở che, đùm bọc dân làng Siêu Quần.

Cụ Nguyễn Thân – một cao niên của làng – kể cơn lũ lịch sử năm 1999 nhấn chìm hầu hết vùng đồng bằng tỉnh Thừa Thiên – Huế. Trong khi tất cả những vùng dân cư khác ven sông Ô Lâu, nhà cửa bị sóng cuốn, đổ sập; người chết vô kể, thôn Siêu Quần vẫn bình an. Khi đó, rừng mưng cổ thụ không chỉ ngăn sóng giữ yên nhà cửa mà còn là nơi trú ngụ an toàn cho hàng trăm con người. Mới đây nhất, trận lũ lịch sử vào tháng 10/2020, cũng nhờ có rừng mưng ở làng Siêu Quần mà nhiều người dân bên kia sông Ô Lâu thuộc thôn Phú Kinh, xã Hải Phong, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị được cứu sống trong gang tấc.

Đặc biệt, khi nhắc đến rừng mưng, nhiều người ở làng Siêu Quần đều nhớ ơn danh nhân Trần Văn Kỷ (không rõ năm sinh, mất năm 1801) người làng Vân Trình, xã Phong Bình, là một công thần thời Tây Sơn. Trong đó, tích “tặng áo ấm” cho bà con làng Siêu Quần còn được truyền tụng đến hôm nay.

tham-rung-loc-vung-hon-tram-nam-tuoi
Rừng mưng trăm tuổi bao bọc xung quanh làng Siêu Quần

Tương truyền cách đây hơn 200 năm, ở làng Vân Trình (kế làng Siêu Quần) có một người học cao hiểu rộng tên Trần Văn Kỷ, đỗ đạt được vào cung làm quan. Một hôm, ông Kỷ về thăm quê mang theo nhiều giống cây khác nhau mà trước đây làng chưa có như cây xanh, cây mưng… Ông đi đến từng nhà kêu gọi người dân trồng cây trước nhà, bờ ruộng và hứa sẽ tặng mỗi nhà một chiếc áo thật ấm để tránh rét ngày đông. Người dân ai nấy đều phấn khởi, trồng cây và mong ngày vị quan tốt bụng này trở về từ kinh thành.

Sau đó, ông Kỷ cáo quan, trở về quê hương để sống những ngày cuối đời. Khi ông vừa về đến cổng làng, không thấy ông mang theo quần áo để tặng như đã hứa, các vị bô lão đánh liều hỏi. Ông Trần Văn Kỷ xuống ngựa, không nói gì mà đưa tầm mắt nhìn những hàng cây cao do chính tay ông mang về cho người dân trồng ngày trước.

Khẽ cười, ông chỉ tay về hướng rừng mưng, nói với người dân: “Áo tôi hứa cho bà con là đây này”. Lúc đầu, mọi người có vẻ bất ngờ nhưng sau một hồi ngẫm nghĩ, họ vui vẻ chạy đến ríu rít cảm ơn vị ân nhân có tầm nhìn rất xa này. Bà con ngộ ra tấm áo mà ông nói đến chính là những cây lộc vừng. “Đến hôm nay, trải qua hàng trăm năm, dân làng vẫn nhớ ơn ngài Trần Văn Kỷ đã mang lại tấm áo che chở cho dân làng”- ông Nguyễn Ngọc Tình nói.

Cây mưng (còn gọi là cây lộc vừng hay cây chiếc) có tên khoa học là barringtonia acutangula(L.) Gaertn., thuộc họ lecythidaceae (lộc vừng). Hiện nay, làng Siêu Quần đang lập hồ sơ gửi VACNE (Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) đề nghị vinh danh cây lộc vừng và một số cổ thụ khác của làng là cây Di sản Việt Nam. Sắp tới, không chỉ riêng làng Siêu Quần mà toàn xã Phong Bình sẽ là nơi trải nghiệm lý tưởng cho du khách muốn về thăm và khám phá “bức họa đồng quê” nơi này.

Bài & ảnh: Thuận Hóa

Theo phunuonline.com.vn

 

Link nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/tham-rung-loc-vung-hon-tram-nam-tuoi-a1435424.html

The post Thăm rừng lộc vừng hơn trăm năm tuổi appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Phát hiện nhiều vật dụng của các công nhân mất tích trong vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 https://24hsongxanh.vn/phat-hien-nhieu-vat-dung-cua-cac-cong-nhan-mat-tich-trong-vu-sat-lo-thuy-dien-rao-trang-3/ Fri, 02 Jul 2021 14:04:50 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63105 phat-hien-nhieu-vat-dung-cua-cac-cong-nhan-mat-tich-trong-vu-sat-lo-thuy-dien-rao-trang-3

Dù lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy thi thể nào, song đã tìm thấy nhiều vật dụng cá nhân của các nạn nhân ở giai đoạn tìm kiếm thứ 5 này. Những ngày qua, dưới tiết trời nắng nóng, các lực lượng tiếp tục đẩy nhanh công tác tìm kiếm các nạn nhân […]

The post Phát hiện nhiều vật dụng của các công nhân mất tích trong vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
phat-hien-nhieu-vat-dung-cua-cac-cong-nhan-mat-tich-trong-vu-sat-lo-thuy-dien-rao-trang-3

Dù lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy thi thể nào, song đã tìm thấy nhiều vật dụng cá nhân của các nạn nhân ở giai đoạn tìm kiếm thứ 5 này.

Những ngày qua, dưới tiết trời nắng nóng, các lực lượng tiếp tục đẩy nhanh công tác tìm kiếm các nạn nhân tại thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).

Trong đợt này, lực lượng chức năng tại tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích từ hạ lưu sông Rào Trăng lên đến nhà máy phát điện tại 3 khu vực: Khu vực 1 – Bãi bồi Ngã ba Tam Dần (tọa độ 16402); khu vực 2 – Bãi bồi (tọa độ 15398); khu vực 3 – Cửa xả nhà máy phát điện (bãi bồi thứ 3, tọa độ 15402).

phat-hien-nhieu-vat-dung-cua-cac-cong-nhan-mat-tich-trong-vu-sat-lo-thuy-dien-rao-trang-3
Việc tìm kiếm đang diễn ra tại Rào Trăng 3

Về phương pháp tìm kiếm, các đơn vị sẽ tập trung lực lượng, phương tiện cơ giới, máy móc, đào sâu, múc kỹ đến lớp đất nguyên thể từ bãi bồi thứ nhất đến bãi bồi thứ 3. Làm đường cho phương tiện cơ động từ khu vực bãi bồi thứ 2 đến bãi bồi thứ 3 (cửa xã nhà máy phát điện).

Cùng với đó, sẽ kết hợp các phương án như khoan, cắt (bê tông, đá, vật liệu thép), sử dụng vật liệu nổ, sử dụng máy bơm công suất lớn để giảm thiểu dòng chảy, mạch nước ngầm phục vụ cho công tác tìm kiếm, kết hợp điều tiết dòng chảy từ A Lin B2 về hạ lưu.

Theo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện các lực lượng đã chia thành nhiều mũi, tốp tiến hành tìm kiếm ở bãi bồi thứ nhất, quan sát các phương tiện máy múc kỹ lưỡng, nếu có dấu hiệu thì sẽ tiến hành huy động lực lượng tìm kiếm bằng thủ công.

Đến chiều ngày 2/7, mặc dù chưa tìm thấy thêm thi thể công nhân mất tích, song lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy nhiều vật dụng cá nhân của các nạn nhân. Đó là các vật dụng như quần áo, giày dép, các bộ phận của xe máy bị vùi lấp tại bãi bồi.

phat-hien-nhieu-vat-dung-cua-cac-cong-nhan-mat-tich-trong-vu-sat-lo-thuy-dien-rao-trang-3
Một số vật dụng của công nhân được tìm thấy. Ảnh Quang Đạo

Trong ngày 3/7, các lực lượng sẽ tiếp tục tập trung cao nhất về lực lượng, phương tiện và tiến hành mở rộng phạm vi tìm kiếm quanh khu vực của bãi bồi.

Theo dự kiến, đợt tìm kiếm thứ 5 này sẽ kéo dài từ ngày 1/7 đến 15/7/2021. Lãnh đạo Thừa Thiên Huế chia sẻ những mất mát của các gia đình, đồng thời cho biết, hiện chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đang huy động tối đa các lực lượng, phương tiện hiện đại, tập trung tất cả những giải pháp cần thiết để tổ chức tìm kiếm hài cốt các nạn nhân vẫn còn mất tích, công tác tìm kiếm sẽ quyết tâm không để bỏ sót một tất đất nào.

Trước đó vào rạng sáng 12/10/2020, một vụ sạt lở đất kinh hoàng đã vùi lấp toàn bộ khu nhà điều hành dự án Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 khiến 17 công nhân mất tích.

Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, trải qua 4 giai đoạn thì đến nay lực lượng chức năng mới tìm thấy 6 thi thể nạn nhân.

Văn Dinh

Theo baotainguyenmoitruong.vn

 

Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/phat-hien-nhieu-vat-dung-cua-cac-cong-nhan-mat-tich-trong-vu-sat-lo-thuy-dien-rao-trang-3-326934.html

The post Phát hiện nhiều vật dụng của các công nhân mất tích trong vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Vẻ đẹp hút hồn rừng ngập mặn duy nhất trên vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á https://24hsongxanh.vn/ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man-duy-nhat-tren-vung-dam-pha-lon-nhat-dong-nam/ Mon, 28 Jun 2021 07:07:01 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=62640 ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man

Rú Chá (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang. Đào Hằng – Thu Hồng Theo vtc.vn   Link nguồn: https://vtc.vn/anh-ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man-duy-nhat-tren-vung-dam-pha-lon-nhat-dong-nam-a-ar620711.html

The post Vẻ đẹp hút hồn rừng ngập mặn duy nhất trên vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man

Rú Chá (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang.

ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man
Rú Chá là tên của một khu rừng nguyên sinh đặc biệt nằm tại làng Thuận Hòa (xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế), cách trung tâm thành phố Huế khoảng 15km. Nơi đây được biết đến là khu rừng ngập mặn duy nhất còn tồn tại trên hệ đầm phá Tam Giang – hệ đầm phá lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.
ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man
Với vẻ đẹp hoang sơ pha chút bí ẩn của mình Rú Chá thường được các bạn trẻ ở Huế chọn làm nơi “trốn phố về rừng” để tham quan và check-in, sống ảo. Đây cũng là một trong những lý do khiến Rú Chá lọt vào top 20 điểm du lịch nổi tiếng ở cố đô Huế.
ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man
Rừng ngập mặn Rú Chá ở Huế có tổng diện tích khoảng 5 ha. Địa danh này hấp dẫn du khách ngay từ cái tên hoang sơ, đầy bí ẩn và ma mị của nó. Dân địa phương giải thích, từ “Rú” có nghĩa là rừng rú còn “Chá” là loại cây đặc trưng nhất tại đây, chiếm đến hơn 90% diện tích.
ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man
Men theo những con đường bê tông nho nhỏ, quanh co nối nhau như một tấm lụa đào, đưa bước chân du khách thưởng ngoạn tuyệt cảnh non nước thanh bình. Hàng trăm nghìn cây chá mọc lên khẳng khiu, đan xen với nhau, để lộ bộ rễ đầy hàng trăm năm tuổi, bảo vệ người dân qua mùa mưa bão, ngăn chặn sự xâm nhập mặn từ biển vào.
ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man
Trong rừng Rú Chá hiện có một hộ dân duy nhất sinh sống là cặp vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Đáp (ngoài 70 tuổi). Dân địa phương thường gọi ông Đáp là “người rừng” vì dù có gia đình đầm ấm, đông con cháu nhưng do bản tính thích sống gần với thiên nhiên nên suốt 30 năm qua ông dựng lều cùng vợ sống ở rừng Rú Chá. Trong hình là túp lều ông Đáp dựng lên trong rừng Rú Chá để cùng vợ sinh sống suốt mấy chục năm qua.
ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man
Trong rừng Rú Chá cũng xuất hiện một ngôi miếu cổ thờ bà Đức Thánh Mẫu được dân địa phương cho rằng cực kỳ linh thiêng và tôn kính. Theo truyền thuyết của dân làng Thuận Hòa kể lại, ngày xưa trong một trận lụt lớn, bát nhang của Đức Thánh Mẫu ở điện Hòn Chén trôi về nằm ở đây, đân làng thấy thế, bèn lập miếu thờ.
ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man
Từ tháng 2 kéo dài tới tháng 9 là thời điểm thích hợp cho khách du lịch dễ dàng di chuyển và khám phá trọn vẹn vẻ đẹp của toàn bộ 5 hecta rừng ngập mặn. Riêng đến mùa thu tầm tháng 8 và tháng 9, du khách đến đây có thể tự hào khoe bộ ảnh mùa lá vàng vô cùng lãng mạn.
ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man
Cách đây khoảng vài năm, một đài quan sát cao hàng chục mét đã được xây dựng ở giữa khu rừng mênh mông. Đứng từ trên tầng cao nhất, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng một khung cảnh thiên nhiên đẹp mê hồn, với thảm rừng xanh bát ngát và phá Tam Giang nên thơ, trữ tình.
ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man
Đến Rú Chá du khách cũng có thể chọn cách đi thuyền len lỏi vào sâu bên trong khu rừng, cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ và khám phá hệ sinh thái rừng vô cùng độc đáo nơi đây.

Đào Hằng – Thu Hồng

Theo vtc.vn

 

Link nguồn: https://vtc.vn/anh-ve-dep-hut-hon-rung-ngap-man-duy-nhat-tren-vung-dam-pha-lon-nhat-dong-nam-a-ar620711.html

The post Vẻ đẹp hút hồn rừng ngập mặn duy nhất trên vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nối lại việc khảo sát, tìm kiếm nạn nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3 vào ngày 23/6 https://24hsongxanh.vn/noi-lai-viec-khao-sat-tim-kiem-nan-nhan-mat-tich-tai-thuy-dien-rao-trang-3-vao-ngay-23-6/ Sat, 12 Jun 2021 02:36:57 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=61706 tim-kiem-nan-nhan-mat-tich-tai-thuy-dien-rao-trang-3

UBND tỉnh Thừa – Thiên Huế vừa thống nhất thời gian khảo sát để quyết định thời điểm và phương án triển khai tìm kiếm tiếp theo đối với các nạn nhân còn mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3, bắt đầu từ ngày 23/6 tới. Theo đó, trên cơ sở đề xuất của […]

The post Nối lại việc khảo sát, tìm kiếm nạn nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3 vào ngày 23/6 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tim-kiem-nan-nhan-mat-tich-tai-thuy-dien-rao-trang-3

UBND tỉnh Thừa – Thiên Huế vừa thống nhất thời gian khảo sát để quyết định thời điểm và phương án triển khai tìm kiếm tiếp theo đối với các nạn nhân còn mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3, bắt đầu từ ngày 23/6 tới.

Theo đó, trên cơ sở đề xuất của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế về việc kế hoạch khảo sát để quyết định phương án và thời điểm tìm kiếm nạn nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3; sau khi xem xét, Chủ tịch UBND tỉnh đã thống nhất thời gian khảo sát để quyết định thời điểm và phương án triển khai tìm kiếm tiếp theo đối với các nạn nhân còn mất tích tại Rào Trăng 3, bắt đầu ngày 23/6.

tim-kiem-nan-nhan-mat-tich-tai-thuy-dien-rao-trang-3
Việc tìm kiếm các nạn nhân còn mất tích ở thủy điện Rào Trăng 3 sẽ được thực hiện trong thời gian tới

Chủ tịch UBND tỉnh giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan hoàn thiện công tác chuẩn bị, tổ chức triển khai đảm bảo theo chủ trương, yêu cầu tại Kế hoạch đã đề ra; đồng thời yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương khẩn trương làm việc với các cơ quan, trực thuộc Bộ Công thương và các đơn vị liên quan hoàn thành các thủ tục, sớm triển khai xây dựng đập; báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 20/6.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm cử người tham gia phải đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID – 19 theo quy định.

Trước đó vào rạng sáng 12/10/2020, một vụ sạt lở đất kinh hoàng đã vùi lấp toàn bộ khu nhà điều hành dự án Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 tại xã Phong Xuân (huyện Phong Điền) làm 17 công nhân mất tích. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, đến nay lực lượng chức năng mới tìm thấy 6 thi thể nạn nhân.

Văn Dinh

Theo baotainguyenmoitruong.vn

 

Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/noi-lai-viec-khao-sat-tim-kiem-nan-nhan-mat-tich-tai-thuy-dien-rao-trang-3-vao-ngay-23-6-325858.html

The post Nối lại việc khảo sát, tìm kiếm nạn nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng 3 vào ngày 23/6 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Vẻ đẹp của vùng đất Thần Kinh https://24hsongxanh.vn/ve-dep-cua-vung-dat-kinh/ Wed, 02 Jun 2021 07:05:01 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=61166 ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh

Lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm, mảnh đất cố đô có sức hấp dẫn lạ kỳ trong mắt những kẻ yêu hoài niệm. Hải Nhi Theo Zing   Link nguồn: https://zingnews.vn/ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh-post1222162.html

The post Vẻ đẹp của vùng đất Thần Kinh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh

Lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm, mảnh đất cố đô có sức hấp dẫn lạ kỳ trong mắt những kẻ yêu hoài niệm.

ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
“Đường vô xứ Huế quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Như lời câu ca dao xưa, chốn kinh kỳ hút hồn du khách bởi bức tranh cảnh vật hữu tình pha lẫn nét trầm mặc, đặc trưng bởi những công trình kiến trúc cổ kính in bóng thời gian. Quần thể di tích cố đô Huế là Di sản Văn hóa Thế giới đầu tiên của Việt Nam, được UNESCO công nhận vào năm 1993. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Đặt chân đến Huế, du khách như ngược thời gian trở về thế giới xa xưa, nơi nhà Nguyễn từng đóng đô trong suốt 143 năm. Huế bắt đầu trở thành kinh đô của các chúa Nguyễn từ thế kỷ XVI, gắn liền các câu chuyện thần bí. Biệt danh đất Thần Kinh của Huế bắt đầu xuất hiện từ thời nhà Nguyễn. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Thần Kinh là từ ghép giữa “kinh đô” và “thần bí”. Do đó, đất Thần Kinh có nghĩa là “Kinh đô thần bí”. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.

ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh

ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Quần thể di tích cố đô Huế là những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn xây dựng từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, gồm các hạng mục công trình trong và ngoài kinh thành Huế. Những di sản văn hóa trong kinh thành bao gồm Kỳ Đài, điện Long An, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, hồ Tịnh Tâm, Tàng Thơ Lâu, đàn Xã Tắc… Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Hoàng thành nằm bên trong kinh thành, có chức năng bảo vệ Tử Cấm Thành cũng như các cung điện quan trọng nhất của triều đình. Hoàng thành và Tử Cấm Thành thường được gọi chung là Đại Nội. Những công trình quan trọng tại Hoàng thành gồm Ngọ Môn, Triệu Tổ Miếu, Thế Tổ Miếu, cung Diên Thọ, Hiển Lâm Các… Mùa hoa ngô đồng tại đây cuốn hút bao lữ khách. Ảnh: Kuzumi Truong.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Đại Nội Huế là bối cảnh quen thuộc trong các MV, bộ phim điện ảnh Việt hút giới trẻ như Không thể cùng nhau suốt kiếp, Kiều, Gái già lắm chiêu… Trường Lang là điểm check-in du khách không thể bỏ lỡ tại đây. Hành lang dài với những cánh cửa sơn son, chạm trổ tinh xảo, mang đậm nét cổ kính và nguy nga của kiến trúc cung đình xưa. Ảnh: Nguyễn Kỳ Anh.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Nằm trên trục chính của Hoàng thành, giữa Kỳ Đài và Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu là công trình kiến trúc đặc sắc trong quần thể di tích cố đô. Đây là lầu lưu giữ văn thư triều đình nhà Nguyễn, nơi niêm yết những chiếu chỉ của vua hay kết quả các cuộc thi Hội, Ðình. Trong những ngày mưa, nơi đây càng in đậm nét cổ kính, trầm mặc. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Nhắc đến Huế, không thể không nói đến lăng tẩm uy nghiêm như Gia Long, Khải Định, Tự Đức… Các công trình còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc cung đình đậm chất Á Đông và phong cách phương Tây hiện đại. Bố cục khung tạo nên dấu ấn đặc biệt trong kiến trúc Huế. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Cách thành phố Huế hơn 10 km, lăng Khải Định là công trình cuối cùng của Triều Nguyễn. Đây cũng là lăng tẩm có kiến trúc đặc sắc nhất cố đô, thể hiện sự giao thoa của hai nền văn hoá Đông – Tây. Quần thể lăng không quá rộng. Điểm ấn tượng hút du khách là kiến trúc khối chữ nhật với 127 bậc cấp cùng sự cầu kỳ, tinh xảo trong từng đường nét, hoa văn chạm trổ. Ảnh: Pilgrimagevillageresort.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Sông Hương là thắng cảnh nổi tiếng của thành phố di sản. Tuyệt tác thiên nhiên xứ Huế từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng cho các sáng tác thơ ca, nhạc họa… Vào những đêm hội lớn, bạn có thể lên thuyền xuôi theo dòng Hương Giang, thả hoa đăng cầu an. Khung cảnh sóng nước lung linh, huyền ảo về đêm cho bạn những trải nghiệm thú vị so với ban ngày. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Từ cầu Tràng Tiền (hay Trường Tiền), bạn có thể chiêm ngưỡng cận cảnh vẻ đẹp của sông Hương. Cây cầu “6 vài 12 nhịp” nối bờ Bắc và Nam TP Huế, là điểm nhấn duyên dáng cho dòng Hương Giang. Biểu tượng cố đô được xây dựng bằng thép, dài hơn 400 m, có thiết kế đẹp mắt theo phong cách kiến trúc Gothic. Hàng phượng đỏ mỗi hè về tạo cho nơi đây cảnh đẹp khó quên. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương. Ngôi chùa nổi bật với ngọn tháp Phước Duyên sừng sững, xung quanh được bao phủ bởi thiên nhiên xanh ngát. Sau khi đến đây chiêm bái, bạn có thể xuống bến nước trước chùa, lên thuyền rồng du ngoạn dòng Hương Giang. Ảnh: Lê Hiếu.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Đầu năm 2016, tờ HuffingtonPost (Mỹ) đã đăng tải bài viết về công viên nước bỏ hoang nổi tiếng ở Huế, thu hút du khách trong và ngoài nước check-in. Đó là công viên Hồ Thủy Tiên, địa điểm ẩn chứa sự ma mị, kỳ quái, hấp dẫn những tâm hồn ưa phiêu lưu, mạo hiểm. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh
Nếu đã “mòn chân” ở những địa điểm quen thuộc trong TP Huế, du khách có thể xê dịch xa hơn đến vùng biển Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên – Huế). Ngồi trên bãi cát, lắng nghe tiếng sóng vỗ êm tai, ngắm vịnh biển cùng chân trời xanh ngắt, du khách có những xúc cảm khó quên khi được hòa mình vào thiên nhiên xứ Huế. Ảnh: Lê Thế Thắng.

Hải Nhi

Theo Zing

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/ve-dep-cua-vung-dat-than-kinh-post1222162.html

The post Vẻ đẹp của vùng đất Thần Kinh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thành phố Huế được mở rộng gần gấp 4 lần https://24hsongxanh.vn/thanh-pho-hue-duoc-mo-rong-gan-gap-4-lan/ Tue, 27 Apr 2021 05:39:08 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=59093 thanh-pho-hue-duoc-mo-rong-gan-gap-4-lan

Hai xã thuộc Hương Thủy; 2 phường và 4 xã thuộc Hương Trà; 4 xã và thị trấn Thuận An thuộc Phú Vang sẽ được đưa về thành phố Huế quản lý. Sáng 27/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế […]

The post Thành phố Huế được mở rộng gần gấp 4 lần appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
thanh-pho-hue-duoc-mo-rong-gan-gap-4-lan

Hai xã thuộc Hương Thủy; 2 phường và 4 xã thuộc Hương Trà; 4 xã và thị trấn Thuận An thuộc Phú Vang sẽ được đưa về thành phố Huế quản lý.

Sáng 27/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Tỉnh Thừa Thiên – Huế có 4.947 km2 diện tích tự nhiên và dân số hơn 1,1 triệu người; có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm một thành phố, 2 thị xã và 6 huyện; 145 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó, thành phố Huế có 27 phường, gồm có 9 phường dự kiến sắp xếp là Phú CátPhú Hiệp, Phú Thuận, Phú Bình, Phú Hòa, Thuận Lộc, Thuận Thành, Tây Lộc, Thuận Hòa.

Theo tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày, phương án mở rộng thành phố Huế là điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã (Thủy Vân, Thủy Bằng) thuộc thị xã Hương Thủy; 2 phường (Hương Hồ, Hương An) và 4 xã (Hương Thọ, Hương Phong, Hương Vinh, Hải Dương) thuộc thị xã Hương Trà; 4 xã (Phú Thượng, Phú Dương, Phú Mậu, Phú Thanh) và thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang về thành phố Huế quản lý.

thanh-pho-hue-duoc-mo-rong-gan-gap-4-lan
2 xã thuộc thị xã Hương Thủy; 2 phường và 4 xã thuộc thị xã Hương Trà; 4 xã và thị trấn Thuận An thuộc huyện Phú Vang được đưa về thành phố Huế quản lý. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải

Phương án sắp xếp 9 phường thuộc thành phố Huế được Chính phủ đề xuất là nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Cát và Phú Hiệp để thành lập phường mới, lấy tên Gia Hội.

Cùng với đó, nhập toàn diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Bình và Thuận Lộc để thành lập phường mới, lấy tên Thuận Lộc; nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của 2 phường Phú Hòa và Thuận Thành để thành lập phường mới, lấy tên Đông Ba.

Chính phủ cũng đề xuất thành lập 4 phường thuộc thành phố Huế. Cụ thể, thành lập 4 phường: Hương Vinh, Thủy Vân, Phú Thượng, Thuận An trên cơ sở nguyên trạng các xã Hương Vinh, Thủy Vân, Phú Thượng và thị trấn Thuận An.

Bộ trưởng Nội vụ cho biết sau khi điều chỉnh một số đơn vị địa giới hành chính, tỉnh Thừa Thiên – Huế không thay đổi về diện tích tự nhiên, dân số và số đơn vị hành chính cấp huyện, nhưng giảm số đơn vị hành chính cấp xã từ 145 xuống còn 141 (giảm 3 xã và 1 thị trấn).

Sau điều chỉnhh, thành phố Huế sẽ có diện tích 265,99 km2 thay vì diện tích 72 km2 như hiện tại; dân số tăng từ 450.000 người lên 652.572; có 36 đơn vị hành chính cấp xã gồm 29 phường và 7 xã (tăng 9 đơn vị).

thanh-pho-hue-duoc-mo-rong-gan-gap-4-lan
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết thông qua việc điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế. Ảnhh: Quốc hội

Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh thành phố Huế là đô thị di sản, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa nhưng hiện nay có quy mô diện tích quá nhỏ so với tốc độ phát triển đô thị, mật độ dân số toàn đô thị cao (7.222 người/km2), hạ tầng xã hội khu vực trung tâm đang quá tải, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Một số tiêu chuẩn của đô thị đạt vượt trội so với quy định.

Việc mở rộng thành phố Huế là một bước cụ thể hóa đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên – Huế và đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đã được Chính phủ phê duyệt.

Việc sắp xếp các phường thuộc thành phố Huế cũng cần thiết do những phường này có diện tích khá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây khó khăn, cản trở công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế – xã hội.

Bên cạnh đó, nguồn lực cho phát triển bị phân tán, nhất là trong điều kiện đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Vì thế, Chính phủ nhận định việc sắp xếp, sáp nhập một số phường thuộc thành phố Huế là cần thiết nhằm tinh gọn bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước.

Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc điều chỉnh mở rộng thành phố Huế. Tuy nhiên, cơ quan này đề nghị Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế xác định rõ lộ trình, thời hạn hoàn thành việc triển khai các công tác quy hoạch với thành phố Huế và phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch để có cơ sở cho việc theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả quá trình thực hiện.

Hoài Thu

Theo Zing

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/thanh-pho-hue-duoc-mo-rong-gan-gap-4-lan-post1208754.html

The post Thành phố Huế được mở rộng gần gấp 4 lần appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP Huế sẽ được mở rộng gấp 4 lần https://24hsongxanh.vn/tp-hue-se-duoc-mo-rong-gap-4-lan/ Sat, 24 Apr 2021 01:51:29 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58875 tp-hue-se-duoc-mo-rong-gap-4-lan

Sau khi sắp xếp, sáp nhập, TP Huế sẽ có 36 đơn vị hành chính. Diện tích thành phố tăng từ 70 km2 lên 266 km2. Ngày 23/4, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết lãnh đạo tỉnh này đã làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật Quốc […]

The post TP Huế sẽ được mở rộng gấp 4 lần appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tp-hue-se-duoc-mo-rong-gap-4-lan

Sau khi sắp xếp, sáp nhập, TP Huế sẽ có 36 đơn vị hành chính. Diện tích thành phố tăng từ 70 km2 lên 266 km2.

Ngày 23/4, Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết lãnh đạo tỉnh này đã làm việc với đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật Quốc hội về việc thẩm tra Đề án điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP Huế.

Theo đề án, quy mô đô thị Huế có diện tích 70,67 km2 là quá nhỏ so với tốc độ phát triển, mật độ dân số cao (7.222 người/km2), hạ tầng xã hội khu vực trung tâm đang quá tải, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị.

Định hướng xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị xác định đô thị Thừa Thiên – Huế trực thuộc Trung ương.

Mô hình này gồm TP Huế mở rộng, các thị xã Hương Thủy, Hương Trà, Phong Điền và các huyện theo mô hình thành phố trong thành phố, không hình thành các quận nội thành.

tp-hue-se-duoc-mo-rong-gap-4-lan
TP Huế sẽ được mở rộng hơn hiện tại. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải – Kelvin Long.

Việc mở rộng TP Huế nhằm đáp ứng quy định của pháp luật về diện tích tự nhiên, quy mô dân số và từng bước cụ thể hóa Nghị quyết của Bộ Chính trị để tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phạm vi mở rộng đô thị Huế bao gồm TP Huế hiện tại (70,67 km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và một phần huyện Phú Vang; diện tích khoảng 266,06 km2.

Sau khi sắp xếp, sáp nhập, TP Huế sẽ có 36 đơn vị hành chính, gồm 29 phường và 7 xã. Việc thành lập các phường đảm bảo cơ cấu nội, ngoại thành trong tương lai, từng bước phát triển đô thị Huế theo mục tiêu và tính chất theo quy hoạch chung TP Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tại buổi làm việc, các thành viên đoàn công tác của Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã thảo luận và làm rõ thêm nhiều nội dung liên quan gồm phân loại đô thị đối với TP Huế mở rộng; cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội; tác động đến đời sống người dân sau khi sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường…

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, đề án mở rộng địa giới hành chính để mở rộng TP Huế và sắp xếp, thành lập các phường trực thuộc là sự cần thiết, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

“Đây là bước quan trọng phát triển vùng lõi để xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần của Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, cho hay.

Điền Quang

Theo Zing

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/tp-hue-se-duoc-mo-rong-gap-4-lan-post1207567.html

The post TP Huế sẽ được mở rộng gấp 4 lần appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hiện trạng khu quy hoạch hai bờ sông Hương https://24hsongxanh.vn/hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong/ Sat, 10 Apr 2021 02:13:34 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58211 hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong

Hai bờ sông Hương được quy hoạch từ đồi Vọng Cảnh về phố cổ Bao Vinh có nhiều cây xanh, bãi bồi và dân cư sinh sống. Võ Thạnh Theo VnExpress   Link nguồn: https://vnexpress.net/hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong-4260538.html

The post Hiện trạng khu quy hoạch hai bờ sông Hương appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong

Hai bờ sông Hương được quy hoạch từ đồi Vọng Cảnh về phố cổ Bao Vinh có nhiều cây xanh, bãi bồi và dân cư sinh sống.

hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Sông Hương đoạn qua cầu Trường Tiền nằm giữa trung tâm TP Huế nhìn từ trên cao. Đồ án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương vừa được tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt có chiều dài khoảng 15 km từ đồi Vọng Cảnh về đến phố cổ Bao Vinh. Tổng diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 855.08 ha, trong đó diện tích mặt nước là 503.84 ha. Theo đồ án, 101,73 ha làm đất công cộng, trong đó đất công viên 40,32 ha; không gian xanh 31,54 ha; công viên chuyên đề 26,83 ha; đất quảng trường 3,04 ha.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Đồi Vọng Cảnh nằm bên dòng sông Hương ở phường Thủy Xuân có hệ thông rừng thông dày đặc. Theo quy hoạch, hai bờ sông sẽ được tổ chức thành 5 cụm trung tâm, trong đó đồi Vọng Cảnh là khu vực phụ trợ của trung tâm thành phố Huế. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt kinh phí hơn 13 tỷ đồng chỉnh trang đồi Vọng Cảnh thành công viên, điểm ngắm cảnh.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Khu vực phường Thủy Biều nhìn từ trên cao. Trong quy hoạch, phường nằm trong cụm phụ trợ cho cụm trung tâm TP Huế. Các công trình xây dựng tại khu vực này được yêu cầu phải lợp mái ngói, chiều cao không quá 18 m, một số khu vực không quá 11 m. Nằm cạnh đồi Vọng Cảnh, phường Thủy Biều nổi tiếng khắp cả nước với các vườn cây thanh trà nằm cạnh sông Hương. Nhìn từ trên cao, khu vực bãi bồi dọc sông Hương làng Lương Quán, Nguyệt Biều được bao phủ bởi những vườn cây thanh trà.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Phường Đúc nổi tiếng với nghề đúc đồng, được quy hoạch là khu vực cảnh quan trên nền tảng văn hóa truyền thống bao gồm làng thủ công mỹ nghệ Thủy Xuân, phố cổ Gia Hội, phố cổ Bao Vinh. Tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt dự án giải phóng mặt bằng, di dời một số hộ dân dọc bờ sông Hương ở Phường Đúc để làm đường đi bộ với tổng kinh phí 120 tỷ đồng. Theo thiết kế, điểm đầu của tuyến đường ở đường đi bộ ở công viên Bùi Thị Xuân, điểm cuối ở nút giao thông đường Bùi Thị Xuân và đường Huyền Trân Công Chúa. Chiều dài toàn tuyến hơn 1,9 km. Mặt cắt ngang đường rộng 10,5 m, trong đó mặt đường rộng 5,5 m, vỉa hè phía nhà dân rộng 3 m, vỉa hè phía bờ sông rộng 2 m. Mặt đường sẽ được lót đá granit dày 5 cm.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê bên dòng sông Hương được xác định là khu vực cảnh quan văn hóa lịch sử. Theo quy hoạch, các di tích dọc sông Hương như điện Hòn Chén, Văn Thánh, Võ Thánh đều được quy hoạch là khu vực cảnh quan văn hóa lịch sử cần bảo tồn.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Cồn Dã Viên nằm trên sông Hương có diện tích khoảng khoảng 10,5 ha, được xem là hữu bạch hổ của Kinh thành Huế xưa kia. Diện tích chủ yếu của cồn Dã Viên hiện nay chủ yếu là trồng cây xanh. Nơi đây sẽ trở thành khu văn hóa đa năng như trình diễn nghệ thuật, khu vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ, phục vụ du khách và người dân địa phương.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Khu vực trung tâm TP Huế với hệ thống cầu đi bộ gỗ lim được xây dựng với tổng kinh phí 64 tỷ đồng ở bờ nam sông Hương. Khu vực này sẽ là trung tâm du lịch văn hóa và các không gian mở.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Tuyến đường đi bộ dọc bờ bắc sông Hương từ cầu Trường Tiền kéo dài lên chùa Thiên Mụ đã được xây dựng. Trong tương lai, các tuyến đường trung tâm đô thị được điều chỉnh rộng hơn và xây dựng các thiết bị đô thị tiện lợi cho khách sử dụng xe và người đi bộ; tạo các tuyến đường có tính biểu tượng. Cảnh quan đường phố được bố trí tập trung khu vực có nhiều hoạt động ngoài trời, tuyến phố đi bộ kết nối với công viên.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Chính quyền ưu tiên trồng các loại cây tán rộng, bố trí công trình tiện ích như quảng trường, ghế dài, gian hàng bán nước giải khát, nhà vệ sinh công cộng. Các tuyến đường dọc hai bờ sông Hương phải cách mép bờ sông mỗi bên trung bình khoảng 100 m (bao gồm cồn Hến và cồn Dã Viên).
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Nằm giữa dòng sông Hương, cồn Hến được xem là tả thanh long của Kinh thành Huế. Theo quy hoạch mới, nơi đây sẽ là một trung tâm du lịch văn hóa và các không gian mở. Chính quyền sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, và các khu chức năng của cồn Dã Viên; giải tỏa, tái định cư người dân. 20 năm qua, Thừa Thiên Huế từng quy hoạch cồn Hến để xây dựng khu du lịch sinh thái và dịch vụ giải trí cấp cao song không thực hiện được. Hơn 700 hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu ở cồn Hến vẫn sống treo theo quy hoạch.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Phố cổ Bao Vinh ở xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà nhìn trên cao. Theo quy hoạch, đây là khu vực bảo tồn văn hóa truyền thống, các công trình xây dựng sẽ phải lợp ngói, khống chế độ cao không quá 18 m, một số khu vực 11 m. Phố cổ Bao Vinh hình thành dưới thời chúa Nguyễn, xưa kia được xem là thương cảng quan trọng của vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân. Hiện nay, các gian nhà cổ ở phố cổ Bao Vinh dần bị thay thế bởi các căn nhà hiện đại.
hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Làng Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang là làng thuần nông. Người dân nơi đây có nguồn thu nhập chủ yếu từ việc trồng hoa màu, lúa. Đây sẽ là khu vực phụ trợ cho trung tâm thành phố Huế. Các công trình xây dựng được yêu cầu lợp mái ngói, không cao quá 18 m, một số khu vực không quá 11 m.

Võ Thạnh

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/hien-trang-khu-quy-hoach-hai-bo-song-huong-4260538.html

The post Hiện trạng khu quy hoạch hai bờ sông Hương appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chi tiết quy hoạch hai bờ sông Hương https://24hsongxanh.vn/chi-tiet-quy-hoach-hai-bo-song-huong/ Fri, 09 Apr 2021 01:55:24 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58151 chi-tiet-quy-hoach-hai-bo-song-huong

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt quy hoạch hai bờ sông Hương với chiều dài 15 km từ đồi Vọng Cảnh về phố cổ Bao Vinh. Ngày 8/4, ông Hoàng Hải Minh, Chủ tịch thành phố Huế cho biết, tỉnh đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương do […]

The post Chi tiết quy hoạch hai bờ sông Hương appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
chi-tiet-quy-hoach-hai-bo-song-huong

Tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phê duyệt quy hoạch hai bờ sông Hương với chiều dài 15 km từ đồi Vọng Cảnh về phố cổ Bao Vinh.

Ngày 8/4, ông Hoàng Hải Minh, Chủ tịch thành phố Huế cho biết, tỉnh đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương do Sở Xây dựng trình và thẩm định.

Phạm vi quy hoạch gồm khu vực dọc sông Hương đoạn từ đồi Vọng Cảnh đến phố cổ Bao Vinh, chiều dài khoảng 15 km. Diện tích khu vực lập quy hoạch khoảng 855.08 ha, trong đó, diện tích mặt nước 503.84 ha.

Theo quy hoạch, Thừa Thiên Huế dành 101,73 ha làm đất công cộng, trong đó đất công viên 40,32 ha; không gian xanh 31,54 ha; công viên chuyên đề 26,83 ha; đất quảng trường 3,04 ha.

chi-tiet-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Khu vực trung tâm thành phố Huế. Ảnh: Võ Ngọc Thạnh

Hai bờ sông Hương sẽ được tổ chức thành 5 cụm trung tâm gồm khu vực trung tâm thành phố Huế và 4 khu vực phụ trợ Phường Đúc, Thủy Biều, Vọng Cảnh, Tiên Nộn. Chiều rộng mỗi bên sông tiếp cận đến các tuyến đường dọc hai bờ sông hoặc cách mép bờ sông mỗi bên trung bình khoảng 100 m (bao gồm cồn Hến và cồn Dã Viên). Các tuyến giáp sông Hương gồm đường: Nguyễn Phúc Nguyên, Kim Long, Lê Duẩn, Trần Hưng Đạo, Bùi Thị Xuân, Lê Lợi, Huyền Trân Công Chúa, Lương Quán, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Sinh Cung, Chi Lăng và đất ven sông.

Hệ thống giao thông đô thị sẽ theo mối liên quan với tuyến dịch vụ du lịch chủ yếu và khu vực lân cận. Các tuyến đường trung tâm đô thị được điều chỉnh rộng hơn và xây dựng các thiết bị đô thị tiện lợi cho khách sử dụng xe và người đi bộ; tạo các tuyến đường có tính biểu tượng. Cảnh quan đường phố được bố trí tập trung khu vực có nhiều hoạt động ngoài trời, tuyến phố đi bộ kết nối với công viên.

Các tuyến đường thượng lưu sông Hương bố trí cảnh quan đường phố tách biệt để mở rộng tầm nhìn. Chính quyền ưu tiên trồng các loại cây tán rộng, bố trí công trình tiện ích như quảng trường, ghế dài, gian hàng bán nước giải khát, nhà vệ sinh công cộng.

chi-tiet-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Thừa Thiên Huế xác định trục dọc bờ sông Hương làm hướng phát triển đô thị. Ảnh: Võ Thạnh

Không gian kiến trúc cảnh quan được phân theo 3 vùng gồm: vùng thượng lưu (từ đồi Vọng Cảnh đến cồn Dã Viên) sẽ bảo tồn cảnh quan và quản lý tài nguyên văn hóa lịch sử; vùng trung tâm đô thị (từ Cồn Dã Viên đến cồn Hến) sẽ là trung tâm du lịch văn hóa và các không gian mở; vùng hạ lưu (từ cồn Hến đến phố cổ Bao Vinh) sẽ bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên sinh thái.

Khu vực cảnh quan trên nền tảng văn hóa truyền thống gồm: làng thủ công mỹ nghệ Thủy Xuân, Phường Đúc, phố cổ Gia Hội, phố cổ Bao Vinh; khu vực quản lý cảnh quan phát triển mới gồm chợ Đông Ba, cồn Hến, phía Nam khu trung tâm Huế. Cảnh quan tự nhiên đồi Vọng Cảnh, cồn Dã Viên, cồn Hến. Cảnh quan văn hóa lịch sử gồm chùa Thiên Mụ, điện Hòn Chén, Văn Thánh, Võ Thánh; khu vực cảnh quan nhân tạo là các quảng trường, công viên, công trình biểu tượng.

chi-tiet-quy-hoach-hai-bo-song-huong
Cảnh quan hai bờ sông Hương được quy hoạch chi tiết. Ảnh: Võ Thạnh

Các công trình ven sông Hương sẽ khống chế chiều cao, mật độ xây dựng hạn chế che chắn tầm nhìn ra sông Hương và khu vực lân cận. Với đất ở đô thị thuộc Phường Đúc, Vỹ Dạ, Phú Hậu, Phú Hiệp, Phú Cát, diện tích phân lô tối thiểu là 100 m2. Với đất ở đô thị thuộc Thủy Biều, Hương Hồ và đất ở nông thôn thuộc các xã Hương Vinh, Phú Thượng, Phú Mậu, diện tích phân lô tối thiểu 120 m2.

Với việc phê duyệt quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương, Thừa Thiên Huế sẽ ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, và các khu chức năng của cồn Dã Viên; giải tỏa, tái định cư người dân cồn Hến; xây dựng, chỉnh trang chợ Đông Ba và đường Chương Dương; đầu tư, xây dựng các bến thuyền và khu dịch vụ bến thuyền; đầu tư, xây dựng chỉnh trang các công viên ở khu vực trung tâm.

Võ Thạnh

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/chi-tiet-quy-hoach-hai-bo-song-huong-4260210.html

The post Chi tiết quy hoạch hai bờ sông Hương appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Gìn giữ các đạo sắc phong – ‘Báu vật’ linh thiêng của làng quê xứ Huế https://24hsongxanh.vn/gin-giu-cac-dao-sac-phong-bau-vat-linh-thieng-cua-lang-que-xu-hue/ Thu, 08 Apr 2021 09:43:52 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58127 gin-giu-cac-dao-sac-phong-bau-vat-linh-thieng

Nhiều ngôi làng cổ của tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đang lưu giữ được một kho tàng đồ sộ các đạo sắc phong của các triều vua nhà Nguyễn phong tặng. Đây được xem như “báu vật” linh thiêng của cả cộng đồng, được gìn giữ bảo vệ, lưu truyền qua nhiều thế hệ. […]

The post Gìn giữ các đạo sắc phong – ‘Báu vật’ linh thiêng của làng quê xứ Huế appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
gin-giu-cac-dao-sac-phong-bau-vat-linh-thieng

Nhiều ngôi làng cổ của tỉnh Thừa Thiên – Huế vẫn đang lưu giữ được một kho tàng đồ sộ các đạo sắc phong của các triều vua nhà Nguyễn phong tặng. Đây được xem như “báu vật” linh thiêng của cả cộng đồng, được gìn giữ bảo vệ, lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Tuy nhiên, trước tình trạng ăn trộm cổ vật tại nhiều nơi thờ tự, trong đó có các đạo sắc phong, cùng với việc bảo quản không khoa học trước những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết đã khiến cho nhiều đạo sắc phong bị rách nát, hư hỏng nặng hoặc biến mất.

Trước thực trạng này, những năm qua, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã giúp đỡ nhiều ngôi làng trên địa bàn tỉnh trong việc phục hồi, tư vấn bảo quản, số hóa nhằm lưu giữ nguồn di sản tư liệu Hán Nôm quý trong dân gian.

Gian nan trong bảo quản sắc phong

Cổ Bưu là một ngôi làng cổ nằm ven Kinh thành Huế, nay thuộc phường Hương An, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên – Huế). Ngôi làng có nhiều công trình di tích lịch sử được các triều vua nhà Nguyễn ban tặng sắc phong, trong đó phải kể đến ngôi điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na.

gin-giu-cac-dao-sac-phong-bau-vat-linh-thieng
Sắc phong tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na (phường Hương An, thị xã Hương Trà) được phục chế trên giấy dó. Ảnh: Đỗ Trưởng – TTXVN

Ông Phan Tuấn, 62 tuổi, người trông coi ngôi điện nhiều năm cho biết: Ngôi điện thờ hiện đang lưu giữ 6 đạo sắc phong, trong đó sắc phong cổ nhất là thời vua Thiệu Trị ban cho điện thờ vào năm 1845. Trước đây các sắc phong thường được cho vào ống tre, nứa treo lên ở khu vực hậu cung của ngôi điện. Tuy nhiên, do biến đổi của lịch sử, các sắc phong được cất giữ ở nhiều nơi khác nhau, có khi được mang về cất tại nhà của những vị trông nom điện thờ nhằm đề phòng khỏi bị kẻ gian trộm cắp, làm thất lạc. Trải qua thời gian, hiện các sắc phong tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na đều bị hư hại ở mức độ khác nhau, có những sắc phong bị hư hại đến 70%.

Năm 2019, trong quá trình đi thực địa sưu tầm và số hóa văn bản Hán Nôm, cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã hỗ trợ phục chế các bản sắc phong bị hư hại tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, cũng như sao in các bản sắc phong để treo trên tường, phục vụ người dân và du khách đến chiêm bái có cơ hội tìm hiểu. Sáu bản sắc phong gốc tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na sau khi phục chế xong hiện đang được bảo quản một cách khoa học nhằm hạn chế hư hại theo thời gian.

Không được may mắn như các sắc phong tại điện thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na, hàng chục sắc phong tại đình làng Cổ Bưu đã bị hư hỏng hoàn toàn, không có khả năng phục chế lại do quá trình cất giữ bảo quản thiếu khoa học. Ông Trần Ngáo, một vị cao niên của làng Cổ Bưu vẫn còn đau đáu nỗi xót xa trước việc nhiều sắc phong quý do nhiều triều vua ban tặng cho đình làng bị hư hỏng, mục nát cách đây vài năm.

gin-giu-cac-dao-sac-phong-bau-vat-linh-thieng
Ảnh: Đỗ Trưởng – TTXVN

Theo các nguồn sử liệu, đình làng Cổ Bưu đã có từ cách đây hàng trăm năm thờ Thành hoàng làng và các vị tiền hiền của các dòng họ có công khai phá, lập làng tạo dựng lên một vùng đất Cổ Bưu trù phú nổi tiếng gần xa. Dưới thời phong kiến, đình làng Cổ Bưu đã được các vị hoàng đế nhà Nguyễn ban tặng 23 đạo sắc phong, đây là niềm vinh dự, tự hào mà hiếm có ngôi làng nào có được.

Ông Trần Ngáo nhớ lại, trải qua thời gian, các thế hệ người dân trong làng luôn giữ gìn cẩn thận các sắc phong như “báu vật” của cha ông để lại. Tuy nhiên, chính do số lượng sắc phong lớn sợ bị mất trộm nên người dân trong làng đã bàn bạc, thống nhất phải cất giữ cận thận trong nhiều lớp bảo vệ.

Một cái hộc bằng xi măng kiên cố được xây dựng ngay trong đình làng, các sắc phong được cuộn lại cho vào túi nilon bỏ trong một chiếc hòm tôn khóa lại và được đặt trong chiếc hộc. Theo lệ làng Cổ Bưu, ba năm mới mở hội lớn một lần và khi đó những sắc phong mới được các vị bô lão trong làng đưa ra để thực hiện nghi lễ. Mùa lễ hội năm 2018, cả làng Cổ Bưu đi từ cảm giác bất ngờ cho đến đau xót khi chứng kiến cảnh các sắc phong của làng được đưa ra ngoài trong tình trạng đã bị vón thành cục, hư nát toàn bộ do hơi nước ẩm toát ra trong thời gian dài.

Theo ông Trần Ngáo, điều may mắn là trước đó tất cả các sắc phong tại đình làng Cổ Bưu đã được Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế chụp lại, số hóa nên có khả năng phục hồi phiên bản.

gin-giu-cac-dao-sac-phong-bau-vat-linh-thieng
Ảnh: Đỗ Trưởng – TTXVN

Nỗ lực gìn giữ những “báu vật” của làng

Những câu chuyện về các sắc phong bị hư hại một cách đáng tiếc không chỉ xảy ra ở làng Cổ Bưu mà còn bắt gặp ở nhiều điểm di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Chị Đoàn Thị Mỹ Hà là một trong những cán bộ của Phòng Nghiên cứu khoa học (Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) có nhiều năm gắn bó với công việc phục chế các sắc phong cổ cho các đình làng, từ đường các dòng họ. Chị Đoàn Thị Mỹ Hà chia sẻ, để phục chế thành công các sắc phong phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết là mức độ hư hại của chính những sắc phong này và sự tỉ mỉ, cẩn trọng của cả một ekip làm việc. Các sắc phong triều Nguyễn phần lớn được làm từ chất liệu giấy long đằng, vì vậy khi phục hồi phải dùng loại giấy dó với đặc tính mềm, dai, làm bằng chất liệu tự nhiên mới phù hợp.

Theo chị Hà, để phục hồi các sắc phong bị hư hại, trước hết cần thực hiện công đoạn bóc tách các mảnh rách vụn của sắc phong và tiến hành vệ sinh khử mốc. Sau đó, một ekip từ 5-6 người sẽ tiền hành sắp xếp tỉ mỉ lại các mảnh vụn theo vị trí nguyên bản, trước khi chuyển toàn bộ sắc phong sang nền giấy dó đã được phủ một lớp bột hồ đặc biệt để kết dính với nhau.

Do tính chất công việc đòi hỏi về độ chính xác cao nên việc phục chế một sắc phong thường phải kéo dài trong nhiều ngày mới hoàn thiện. Đa phần cán bộ Phòng Nghiên cứu khoa học (Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) thường phải về trực tiếp tận các điểm di tích để làm công việc này, bởi người dân không muốn các sắc phong bị di chuyển ra khỏi làng.

Gắn bó với công việc nhiều năm, chị Hà không khỏi xót xa trước nhiều sắc phong bị hư hại do sự thiếu hiểu biết của người dân trong việc bảo quản. Nhiều nơi, khi sắc phong bị rách tém, người dân mang đi ép nhựa để cho cứng lại, dễ dàng treo lên. Tuy nhiên điều này là phản khoa học, bởi để lâu ngày hơi nước sẽ tích tụ bên trong, đẩy nhanh quá trình mục nát và khi bóc tách ra lại các sắc phong dễ dàng bị rã ra hư hại đến bản gốc. Do vậy, quá trình bảo quản, các sắc phong nên để trong hộp gỗ có bỏ một ít hạt tiêu khô để chống ẩm, thỉnh thoảng đưa ra phơi dưới ánh nắng vừa phải, hoặc đựng trong túi hút chân không.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và các đơn vị liên quan, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế hiện có khoảng trên 2.100 sắc phong. Sắc phong là loại hình văn bản hành chính cấp cao của vương triều, do các vị vua ban bố. Sắc phong triều Nguyễn về cơ bản có hai loại gồm sắc phong nhân vật và sắc phong thần (thiên thần, nhiên thần, nhân thần).

Sắc phong nhân vật là loại hình văn bản hành chính do Hoàng đế ban phong về phẩm hàm, tước vị cho các quan lại của triều đình, thăng thưởng hàm tước, ban tặng hoặc truy tặng thụy hiệu cho ông bà, cha mẹ của những quan viên có công trạng. Sắc phong thần là do Hoàng đế phong tặng và xếp hạng cho các vị thần được thờ cúng trong các đình làng, di tích. Hiện nay, loại hình sắc phong thần hiện hữu ở phần lớn các làng xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Tiến sĩ Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học (Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế) cho biết, sắc phong thần linh là một loại hình tư liệu quý của làng xã, gắn liền với lịch sử và đời sống tâm linh của người dân. Sắc phong có tính độc bản, được ban cấp vào một thời điểm cụ thể nên nội dung sắc phong có tính chính xác gần như tuyệt đối.

Đây là nguồn tư liệu chuẩn xác nhất giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về sự thay đổi các địa danh và đơn vị hành chính của các làng xã. Ngoài ra, sắc phong của mỗi triều đại cũng mang những giá trị về nghệ thuật thể hiện qua họa tiết, chữ viết, ấn triện, cách hành văn…

Nhằm góp phần chung tay trong việc lưu giữ, bảo tồn những đạo sắc phong đang lưu giữ tại nhiều điểm di tích, những năm qua Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã phối hợp với các đơn vị đã thực hiện nhiều chương trình khảo sát, sưu tầm, dịch thuật, tổng hợp hệ thống nhằm phục vụ cho công tác số hóa các sắc phong hiện còn. Chính điều này đã giúp cho nhiều ngôi làng có cơ hội phục hồi phiên bản sắc phong trong trường hợp bị mất trộm hay hư hỏng do nhiều nguyên nhân.

Đỗ Trưởng

Theo thethaovanhoa.vn/ TTXVN

 

Link nguồn: https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/gin-giu-cac-dao-sac-phong-bau-vat-linh-thieng-cua-lang-que-xu-hue-n20210408142946128.htm

The post Gìn giữ các đạo sắc phong – ‘Báu vật’ linh thiêng của làng quê xứ Huế appeared first on 24h Sống xanh.

]]>