thị trường – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 12 May 2021 07:41:48 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png thị trường – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Từ biến cố gạo ST25 nhìn về chiến lược thương hiệu và thị trường cho nông sản Việt https://24hsongxanh.vn/tu-bien-co-gao-st25-nhin-ve-chien-luoc-thuong-hieu-va-thi-truong-cho-nong-san-viet/ Wed, 12 May 2021 07:41:48 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=59995 chien-luoc-thuong-hieu-va-thi-truong-cho-nong-san-viet

Vấn đề chiến lược thương hiệu gạo và nông sản được nhắc đến rất nhiều nhưng hầu như chưa ai đưa ra được định hướng rõ ràng giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị chiến lược đúng đắn, tránh sự bị động và lúng túng để tự tin dẫn đầu thị trường Việt Nam và […]

The post Từ biến cố gạo ST25 nhìn về chiến lược thương hiệu và thị trường cho nông sản Việt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
chien-luoc-thuong-hieu-va-thi-truong-cho-nong-san-viet

Vấn đề chiến lược thương hiệu gạo và nông sản được nhắc đến rất nhiều nhưng hầu như chưa ai đưa ra được định hướng rõ ràng giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị chiến lược đúng đắn, tránh sự bị động và lúng túng để tự tin dẫn đầu thị trường Việt Nam và toàn cầu.

chien-luoc-thuong-hieu-va-thi-truong-cho-nong-san-viet
Gạo ST25 là giống gạo ngon nhất thế giới

Chiến lược thương hiệu và thị trường là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp vừa và lớn, có thời gian hoạt động lâu năm, đã tích luỹ quy mô kinh doanh và đạt những chứng chỉ, giải thưởng về chất lượng toàn diện, xứng tầm tham gia thị trường quốc tế trong những lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều cơ hội để chinh phục thị trường toàn cầu và đạt doanh thu hàng tỷ USD.

Để có thể cạnh tranh mạnh mẽ với các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược thương hiệu và thị trường thay vì theo tư duy cũ – làm tới đâu sửa tới đó ở trong sân nhà.

Có dịp đối thoại trực tiếp với lãnh đạo nhiều doanh nghiệp mới thấy được các lỗ hổng. Chẳng có mấy người biết đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ, tiếng Anh còn chưa tốt, chưa nắm rõ về luật thương mại quốc tế.

Nhiều doanh nghiệp dù đã kinh doanh lâu năm nhưng chỉ quanh quẩn mãi ở sân chơi nội địa hoặc gia công và xuất thô.

Nhiều doanh nghiệp hơn 20 năm qua chỉ biết xuất khẩu hàng hoá không có nhãn hiệu và chế biến, không bao bì đóng gói nhãn mác, chỉ biết chạy đi tìm nguồn hàng theo yêu cầu của đối tác.

Mối quan hệ hữu cơ giữa chiến lược thương hiệu và thị trường

Lâu nay, nhiều doanh nghiệp vẫn nói có chiến lược thị trường, có chiến lược thương hiệu nhưng thực tế chỉ lo xuất khẩu, chỉ biết làm theo đơn đặt hàng. Đó là các công việc mang tính kỹ thuật, dịch vụ ở tầng thấp.

Ở tầm chiến lược, doanh nghiệp phải có tư duy về thương hiệu gắn liền với thị trường như một mối quan hệ biện chứng. Làm thương hiệu mà không có thị trường thì không có đầu ra, không mang lại doanh thu. Ngược lại, làm thị trường mà không có thương hiệu thì chỉ đang xuất thô, thụ động và bị ép giá.

30 năm qua, xuất khẩu gạo Việt Nam dù thuộc nhóm đầu thế giới nhưng vẫn theo dạng giá trị thấp và bị ép giá. Mãi đến gần đây mới khẳng định được thương hiệu gạo ST25 ngon nhất thế giới, là dấu mốc khẳng định với thế giới với một tâm thế khác hẳn, đó là tâm thế làm chủ thương hiệu và thị trường, nhất là thị trường Mỹ.

Từ đó mới thấy tầm quan trọng của mối quan hệ biện chứng, thị trường phải có thương hiệu. Gạo Việt Nam vào các thị trường lớn bắt buộc phải có thương hiệu để khẳng định mình.

Có thương hiệu trước hết thể hiện ở đóng gói bao bì tiêu dùng (consumer pack), nhãn hiệu trên sản phẩm bày bán trên kệ hàng (destination branding) khác với tư duy cũ chỉ lo bao bì thô (commodity pack).

Nông sản Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và nhiều nơi khác hiện nay đang chủ yếu ở dạng bao bì thương phẩm, bán buôn (commodity pack), chỉ ghi tiêu chuẩn kỹ thuật mà không sở hữu nhãn mác, được đóng gói hàng trăm kilogram.

Điều đó khiến doanh nghiệp Việt không nắm được hết chuỗi giá trị và thương hiệu nông sản Việt mất cơ hội tiếp xúc với người tiêu dùng nước ngoài.

chien-luoc-thuong-hieu-va-thi-truong-cho-nong-san-viet
Gạo Việt Nam hiện chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô (commondity pack)

Nhiều công ty ở Việt Nam như Vinafood, T&T, Lương thực Tiền Giang, LT Sông Hậu, Tín Nghĩa, Intimex… lâu nay xuất khẩu nhưng không có bao bì tiêu dùng và nhãn hiệu riêng (consumer brand), chấp nhận bị đối tác khống chế thương hiệu thành ra cứ xuất thô và bị ép giá. Kể cả gần đây đang nhảy vào chế biến thì cũng đang lúng túng trong việc làm thương hiệu và thụ động trong nắm bắt thị trường.

Gia đình ông Hồ Quang Cua cũng đã lúng túng cho đến khi xảy ra việc gạo ST24, ST25 bị doanh nghiệp nước ngoài đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ và Úc thì mới được các cơ quan và tổ chức của nhà nước cùng các chuyên gia hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu.

Tập đoàn PAN đã nhận ủy quyền đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với giống cây trồng ST24, ST25 tại các thị trường nước ngoài, đăng ký bảo hộ các nhãn hiệu hàng hóa liên quan, đồng thời thực hiện các hành động ngăn chặn, bảo vệ phù hợp đối với các tài sản sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu. Tuy nhiên, cần phải có một chiến lược thương hiệu và thị trường căn bản và chủ động hơn nữa.

Trong mô hình marketing căn bản 4P của Philip Kotler, thương hiệu và thị trường ở cấp độ P3 và P4. Nông dân sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt chỉ mới là cấp P1 và P2.

Chẳng hạn như “bầu” Đức dù đã làm nông nghiệp quy mô lớn hàng chục năm nhưng vẫn không có một chiến lược thương hiệu và thị trường (P3 & P4) cho đến khi bắt tay hợp tác với Thaco trong chiến lược kinh doanh hoàn thiện hơn với Thadi.

Trong khi đó, những thương hiệu sữa lớn của Việt Nam như Vinamilk hay TH đã có chiến lược bài bản, từ nông trại cho đến nhà máy chế biến, đóng gói consumer pack, rồi tiếp thị… Cứ thế qua các thị trường lớn như Mỹ, Úc, New Zealand và Trung Quốc.

Cách đây 20 năm, không ai ngờ được Việt Nam có thể xuất khẩu sữa và thậm chí là nằm trong nhóm 50 tập đoàn sữa hàng đầu thế giới. Đó là một chiến lược thương hiệu và thị trường đúng đắn.

Những vấn đề cần lưu tâm về chiến lược thương hiệu

Thứ nhất là tên nhãn hiệu, phải độc đáo, độc quyền để dễ nhớ, dễ nhận diện và lý thú ở các nền văn hoá, ngôn ngữ khác nhau. Đây là một điều rất quan trọng và không hề dễ vì trên thực tế, việc nghĩ ra một cái tên cho nhãn hiệu vốn là một ngành dịch vụ cấp cao, có những cái tên chúng tôi từng làm ở Việt Nam đã có giá trị mấy nghìn đô la.

Thứ hai là bao bì, logo. Trên bao bì cũng phải làm tỉ mỉ về các thông số kỹ thuật, cung cấp các chứng chỉ về hữu cơ, an toàn vệ sinh thực phẩm,… Nhiều đơn vị là sản phẩm hữu cơ, an toàn thực phẩm “tự phong” nhưng khi đã đi ra thị trường quốc tế, các doanh nghiệp lưu ý là phải khai đúng và sẵn sàng cho việc kiểm định khắt khe.

Có ít nhất 10 công ty của Việt Nam đã đăng ký được thương hiệu sản phẩm gạo hữu cơ theo chuẩn Hoa Kỳ (USDA Organic). Thậm chí, Việt Nam có những sản phẩm cao cấp hơn cả hữu cơ là hữu cơ tự nhiên như gạo ST25 lúa tôm, hay các sảm phẩm đặc sản OCOP rất cần các tập đoàn chú ý khai thác.

Thứ ba là pháp lý về thương hiệu giống và nhượng quyền giống. Câu chuyện của gạo ST25 về bản chất là thương hiệu giống. Thương hiệu trong ngành nông nghiệp thế giới đi từ giống. Đơn cử, có thể xem xét chiến lược của tập đoàn số 1 về giống Monsanto (Mỹ) đã phủ sóng kinh doanh trên toàn cầu về bản quyền giống các loại nông sản.

Vậy mà lâu nay, các trung tâm giống cây trồng của Việt Nam vẫn chưa có tư duy về thương mại, cứ xem việc phát triển giống là nhiệm vụ chính trị – xã hội. Gần đây, chỉ có một số đơn vị kinh doanh giống như Lộc Trời hay Nafood có doanh thu từ giống khá cao.

Ngay cả “cha đẻ” của gạo ST24, ST25 Hồ Quang Cua đến ngày về hưu mới cho ra loại giống này. Nhà nước chưa có cơ chế hợp tác công tư hay khen thưởng xứng đáng cho những người làm khoa học. Điều này nói lên bất cập của quản lý nhà nước về ngành kinh doanh giống, bỏ qua một sân chơi lớn cho nước ngoài.

chien-luoc-thuong-hieu-va-thi-truong-cho-nong-san-viet
Ông Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của giống gạo ST24, ST25

Việt Nam là cường quốc về giống hay nguồn gen tự nhiên quý và phong phú. Các nhà khoa học thế giới đã khẳng định, vùng Đông Nam Á và Việt Nam là cái nôi nông nghiệp lâu đời nhất trên thế giới.

Vậy thì tại sao Bộ Nông nghiệp không có tư duy khẳng định Việt Nam là cường quốc về giống và gen, và tiến xa hơn trên thị trường toàn cầu? Nếu chúng ta không làm thì các tập đoàn hàng đầu về giống trên thế giới sẽ làm giàu trên sự thiếu hiểu biết của chính chúng ta.

Với các cá nhân có phát minh về giống, có thể hợp tác với các công ty xuất khẩu, phát sinh thực thể pháp nhân thứ hai để đồng gắn nhãn (co-branding) là một công ty đã có mạng lưới phân phối tại Mỹ. Thế giới rất tôn trọng sở hữu cá nhân, là tài sản pháp lý rất quý.

Đối với việc đăng ký nhãn hiệu, các hãng luật thường tư vấn đúng về luật mà lại sai về thực tế – theo quy định sở hữu nhãn hiệu phải đi đăng ký ở từng quốc gia, có nghĩa là đến quốc gia nào cũng mất công sức, thời gian và tiền của đi đăng ký nhãn hiệu. Việc đăng ký nhãn hiệu chỉ cần thực hiện ưu tiên ở hai nơi là Việt Nam và Mỹ vì uy tín của Mỹ thuộc hàng đầu thế giới.

Mô hình “liên kết bảy nhà” cho chiến lược phát triển thương hiệu nông sản Việt

Việc phát triển nông nghiệp Việt Nam lâu nay lúc thì nhấn mạnh liên kết 3 nhà, rồi 4 nhà, có lúc 5 nhà nhưng gần đây, mô hình 7 nhà theo quan điểm chị Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh được đánh giá cao.

Doanh nghiệp này khá thành công trong việc phân phối bán lẻ và xuất khẩu gạo đi châu Âu có nhãn hiệu tiêu dùng với giá trị cao gấp nhiều lần so với hình thức FOB (giao hàng lên tàu). Dù doanh số không lớn do quy mô công ty còn nhỏ, nhưng biên lợi nhuận cao gấp 3 – 5 lần so với FOB.

Mô hình 7 nhà bao gồm: nhà nông, nhà nước, nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà băng, nhà bán lẻ và nhà tiếp thị & truyền thông,

Trong đó, thương hiệu là chìa khoá khởi động và thị trường là chìa khoá để đi đến đích, do đó phải có nhà bán lẻ.

Một nhà kinh doanh (doanh nghiệp) của Việt Nam phải có mối liên kết với nhà bán lẻ ở thị trường  đang muốn tiến vào để nhanh chóng phủ thị trường và làm bao bì tiêu dùng để lên kệ ở quốc gia có phân phối sản phẩm vì còn liên quan đến vấn đề ngôn ngữ.

Lâu nay, một số đơn vị vẫn làm bao bì tiêu dùng nhưng theo yêu cầu và sở hữu của phía nhập khẩu. Vào nhà máy xay xát lúa gạo của các công ty lương thực thấy toàn bao bì tiêu dùng nhưng làm theo yêu cầu của đối tác chứ không phải nhãn hiệu của nhà sản xuất và giá bán dĩ nhiên bị ép tương đương giá FOB.

Người Việt Nam sống ở Việt Nam mà không có mối quan hệ với các nhà bán lẻ thì phải cất công đi thị trường ở nơi muốn đưa sản phẩm đến. Có những doanh nhân đi hàng trăm quốc gia, hiểu ngóc ngách thị trường, hiểu từng kệ hàng của mỗi nước chứ không phải đi thị trường mà ngồi họp xong đi ăn chiêu đãi, giải trí no say rồi ra sân bay về nước.

Ông Huỳnh Văn Khoẻ, Giám đốc Công ty Lotus Rice cách đây 15 năm đã thuê một công ty của Úc thiết kế hoàn thiện bao bì và nhận diện thương hiệu với mức phí 25 nghìn USD. Cách đây hàng chục năm, ông Khỏe đã đi các nước nghiên cứu thị trường gạo, nghiên cứu các mô hình, cách thức đóng gói bao bì và con đường lên kệ ở siêu thị các nước, làm rất chuyên nghiệp.

Một yếu tố nổi bật khác trong mối liên kết 7 nhà là nhà tiếp thị và truyền thông, trong đó có việc truyền thông giải thưởng, truyền thông về sản phẩm, truyền thông bán hàng, truyền thông sứ mệnh.

Tuy nhiên, trong vấn đề này cần lưu ý, một số người tuy có tầm ảnh hưởng và tiếng nói đối với công chúng nhưng không nên phát biểu vượt qua tầm hiểu biết, không có kinh nghiệm về truyền thông thương hiệu thì không nên nói về thương hiệu và đặc biệt là thương hiệu quốc tế vì có thể gây hiểu nhầm đáng tiếc

Một yếu tố khá mới cũng cần được nhấn mạnh trong mô hình liên kết 7 nhà là nhà băng. Một số ngân hàng lâu nay xem đầu tư cho nông nghiệp là rủi ro do địa phương chưa có chính sách rõ ràng để xác định đối tượng hưởng ưu đãi lãi suất cho vay.

Đây là điều mà các cơ quan chính quyền cần phải tích cực tham gia phân định vùng nông sản lúa gạo có thương hiệu so với sản xuất thông thường, vì lâu nay, nhu cầu của nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp là rất lớn.

Có thể thấy, cơ hội với gạo nói riêng và và nông sản nói chung là rất lớn nhưng các doanh nghiệp và cơ quan liên quan cần thay đổi cách làm, cách tiếp cận, đặc biệt là cần có chiến lược thương hiệu rõ ràng để nắm bắt cơ hội chinh phục thị trường quốc tế.

Trong đó, cần thay đổi tư duy từ xuất khẩu theo dạng FOB sang chế biến, phân phối và bán lẻ ở thị trường mục tiêu với bao bì tiêu dùng (có thương hiệu riêng) được đầu tư bài bản để thâm nhập các hệ thống bán lẻ, khẳng định vị thế của thương hiệu. Làm thương hiệu đi đôi với thị trường, đó là chìa khoá thành công lâu dài cho nông sản Việt Nam.

Võ Văn Quang – Đặng Hoa

Theo theleader.vn

 

Link nguồn: https://theleader.vn/tu-bien-co-gao-st25-nhin-ve-chien-luoc-thuong-hieu-va-thi-truong-cho-nong-san-viet-1620745489216.htm

The post Từ biến cố gạo ST25 nhìn về chiến lược thương hiệu và thị trường cho nông sản Việt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Doanh nghiệp Việt được gì sau hai năm thực thi CPTPP https://24hsongxanh.vn/doanh-nghiep-viet-duoc-gi-sau-hai-nam-thuc-thi-cptpp/ Thu, 08 Apr 2021 02:29:16 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58114 doanh-nghiep-viet-duoc-gi

Thị trường, cơ hội xuất khẩu sang các nước thành viên Hiệp định CPTPP tăng khá, song không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được cơ hội này. Ở năm đầu CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu sang 6 nước CPTPP tăng 8,1%, đạt 34,3 tỷ USD. Con số này vẫn tiếp tục duy […]

The post Doanh nghiệp Việt được gì sau hai năm thực thi CPTPP appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
doanh-nghiep-viet-duoc-gi

Thị trường, cơ hội xuất khẩu sang các nước thành viên Hiệp định CPTPP tăng khá, song không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng được cơ hội này.

Ở năm đầu CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu sang 6 nước CPTPP tăng 8,1%, đạt 34,3 tỷ USD. Con số này vẫn tiếp tục duy trì trong năm 2020 dù Covid-19 diễn biến phức tạp và tác động không ít tới các thị trường xuất khẩu thuộc CPTPP. Tuy nhiên, sau 2 năm thực hiện, xuất khẩu Việt Nam sang các thị trường trong khối ghi nhận tăng trưởng 26-36% tuỳ mặt hàng.

Trong bối cảnh thế giới bị ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, việc Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng vào thị trường các nước thuộc khối CPTPP cho thấy hiệp định này ít nhiều tạo ra những tác động ban đầu tích cực.

Theo bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó chủ tịch Hiệp hội Da giày (Lefaso), ngành xuất khẩu tới 90%, CPTPP đã mở ra cơ hội thị trường mới, thu hút đầu tư, cũng như phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành da giày Việt. Số liệu của Lefaso cho thấy, tỷ trọng xuất khẩu da giày sang các nước khối CPTPP tăng 13% so với trước đây. Canada và Mexico là hai thị trường mới ngành này tiếp cận được sau khi CPTPP có hiệu lực. “Thay vì phải xuất khẩu gián tiếp qua nước thứ ba, giờ các sản phẩm da giày Việt đã xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Canada, Mexico nhờ những ưu đãi thuế quan từ CPTPP đem lại”, bà Xuân thông tin.

doanh-nghiep-viet-duoc-gi
Công nhân làm việc trong một công ty may mặc ở KCN Tân Đô, Long An. Ảnh: Quỳnh Trần

Tương tự, thuỷ sản cũng là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu tăng đáng kể sau hai năm CPTPP có hiệu lực. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep), riêng tháng 1/2021 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt hơn 606 triệu USD, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thuỷ sản xuất sang các nước trong khối hiệp định CPTPP tăng 34%.

Song so sánh mặt bằng chung, bà Nguyễn Cẩm Trang – Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nói, lợi ích từ CPTPP còn khiêm tốn. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường CPTPP (7,2%) thấp hơn so với mức 8,4% tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đi toàn thế giới trong cùng thời kỳ.

Ngay việc tận dụng các ưu đãi thuế quan trong CPTPP, không phải doanh nghiệp Việt nào cũng nắm bắt được. Tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan tính chung các thị trường trong khối CPTPP chỉ là 1,67%.

Lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp Việt Nam chưa tận dụng được các ưu đãi thuế quan từ hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này là không biết về những ưu đãi thuế quan theo CPTPP, bên cạnh một số nguyên nhân khác như đã hưởng ưu đãi thuế theo FTA có lợi hơn, hay các vấn đề về giấy tờ vận chuyển, thủ tục thông quan…

“Doanh nghiệp nghe nói nhiều, nhưng phần lớn lại chỉ biết sơ qua về CPTPP. Cứ 4 doanh nghiệp tham gia khảo sát của VCCI về CPTPP, có một đơn vị cho biết họ hiểu, nắm được lợi ích mà hiệp định này đem lại”, bà Nguyễn Thị Thu Trang – Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (thuộc Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam – VCCI) nêu.

Điều đáng tiếc hơn cả, theo bà Trang, nhóm doanh nghiệp biết rõ, kỹ về hiệp định thương mại này lại là khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), chứ không phải doanh nghiệp trong nước.

Về điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – nguyên Phó chủ tịch VCCI cũng tỏ ý tiếc khi doanh nghiệp Việt vẫn chưa tận dụng những lợi thế sau đường biên giới mà CPTPP đem lại để tăng được năng lực, nội lực sản xuất. Sự thay đổi của hệ thống thể chế kinh tế đáp ứng yêu cầu CPTPP còn chậm, sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn chế…

Thực tế này cũng được chính các doanh nghiệp, hiệp hội chia sẻ. “Phần lớn khách hàng của chúng tôi đều cho biết họ chưa hiểu kỹ về CPTPP, vì thế đơn hàng mà họ có được từ thị trường khối này gần như chưa có”, ông Phan Thông – Giám đốc Công ty TranAZ chia sẻ.

Khuyến nghị với doanh nghiệp xuất khẩu, ông Thông cho rằng, các doanh nghiệp cần xây dựng năng lực tốt và quan tâm thấu đáo hơn tới việc đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra trong hiệp định. Phía cơ quan quản lý ngoài tiếp tục tháo gỡ rào cản, cải thiện môi trường kinh doanh, cũng cần sự chuẩn bị tốt về cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Bà Xuân cũng nhận xét, muốn doanh nghiệp Việt thoát khỏi ao làng, vươn ra thế giới thì ngoài cần thông tin đầy đủ, cũng cần thể chế thống nhất, chính sách hỗ trợ về vốn, thị trường, nhân lực… để họ tận dụng tốt và nâng cao nội lực.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD.

Hiệp định này được ký ngày 8/3/2018 tại Chile, chính thức có hiệu lực từ 30/12/2018 với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, New Zealand, Canada và Australia. Với Việt Nam, hiệp định có hiệu lực từ 14/1/2019.

Anh Minh

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/doanh-nghiep-viet-duoc-gi-sau-hai-nam-thuc-thi-cptpp-4259533.html

The post Doanh nghiệp Việt được gì sau hai năm thực thi CPTPP appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
3 mô hình đột phá và 4 chiến lược chuyển đối số cho doanh nghiệp https://24hsongxanh.vn/3-mo-hinh-dot-pha-va-4-chien-luoc-chuyen-doi-cho-doanh-nghiep/ Thu, 03 Dec 2020 11:38:00 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52027 chuyen-doi-so-cho-doanh-nghiep

Đột phá trong kỹ thuật số buộc các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số bằng cách ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của công ty và tương tác với khách hàng để cải thiện hiệu quả hoạt động, tạo ra trải nghiệm khách hàng ưu việt và thiết kế […]

The post 3 mô hình đột phá và 4 chiến lược chuyển đối số cho doanh nghiệp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
chuyen-doi-so-cho-doanh-nghiep

Đột phá trong kỹ thuật số buộc các doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi số bằng cách ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của công ty và tương tác với khách hàng để cải thiện hiệu quả hoạt động, tạo ra trải nghiệm khách hàng ưu việt và thiết kế các mô hình kinh doanh sáng tạo.

Ba mô hình đột phá kỹ thuật số

Đột phá kỹ thuật số là ứng dụng công nghệ số để tăng giá trị cho khách hàng bằng cách chuyển đổi thị trường, sản phẩm hoặc kênh. Để làm được điều này, theo ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, cố vấn cấp cao về công nghệ và giải pháp của VMED Group, xem xét quan điểm khách hàng về đột phá kỹ thuật số, xem xét nguồn tài chính để thực hiện và nhận thức về mục tiêu cuối cùng của chuyển đổi số nhằm tăng giá trị cho khách hàng chính là ba yếu tố quan trọng.

chuyen-doi-so-cho-doanh-nghiep
Ông Nguyễn Francis Tuấn Anh, cố vấn cấp cao về công nghệ và giải pháp của VMED Group, nguyên Giám đốc Phát triển và truyền bá công nghệ tại Microsoft Việt Nam

Ông Tuấn Anh chỉ ra ba mô hình đột phá kỹ thuật số gồm đột phá về thị trường, sản phẩm và kênh phân phối.

Thứ nhất là đột phá về thị trường, điển hình là Uber. Lý do Uber ra đời là tạo ra thị trường theo yêu cầu phù hợp với cung và cầu. Uber tận dụng nguồn lực chưa được sử dụng hiệu quả, điều phối mạng lưới mà không cần sở hữu nguồn lực, dựa vào quyền sử dụng thay vì quyền sở hữu nguồn lực, mở rộng mô hình hợp đồng chia sẻ tài sản và người lao động theo thời gian.

Sự đột phá về thị trường, theo ông Anh, đã bùng nổ trong nhiều năm qua. Có hai loại thị trường gồm mô hình kinh tế chia sẻ tài sản như Airbnb, Homeaway, Zilok, Turo… và mô hình kinh tế chia sẻ người lao động như Grab, BE, Eatwith, Rover, Feastly,…

Thứ hai là sự đột phá về sản phẩm thông qua việc dịch vụ hoá. Đột phá này xảy ra khi các công ty sử dụng mạng internet để cung cấp nội dung qua phần mềm hoặc cung cấp nội dung như một dịch vụ.

Lúc này, phần mềm là giá trị của sản phẩm. Sản phẩm trở thành nền tảng cung cấp dịch vụ. Thiết bị cảm biến và đo đạc cho phép tối ưu hoá tài sản và hoạt động. Mô hình doanh thu chuyển qua đăng ký và sử dụng dịch vụ. Mô hình hỗ trợ khách hàng chuyển qua tự phục vụ.

Thứ ba là đột phá về kênh phân phối. Doanh nghiệp chuyển đổi kênh phân phối, loại bỏ những người trung gian hoặc chuyển đổi cấu trúc kênh để tạo ra tính kinh tế tốt hơn và trải nghiệm khách hàng cao cấp hơn. Trong đó, loại bỏ những người trung gian có giá trị gia tăng thấp; sử dụng hậu cần như một lợi thế cạnh tranh; và đặc biệt là sử dụng dữ liệu khách hàng như một lợi thế cạnh tranh.

Amazon khởi điểm chỉ là một công ty bán hàng trực tuyến nhưng vì thời gian giao hàng chậm nên đã chuyển đổi sang một đơn vị sở hữu rất nhiều địa điểm kho vận khắp nước mỹ. Họ sử dụng hậu cần như một lợi thế cạnh tranh, và từ đó, rút ngắn được thời gian giao hàng xuống một tuần, rồi hai ngày và hiện nay giao trong ngày.

Theo ông Anh, Lazada hay Tiki ở Việt Nam còn giao hàng chậm do chưa khai thác được hậu cần như một lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, Amazon cũng rất “khủng” trong việc khai thác dữ liệu của khách hàng. Tất cả dữ liệu khách mua sắm trên web đều được Amazon thu thập, phân tích và đưa ra các gợi ý mua hàng tiếp theo cho khách.

“Hiện tại, tôi cam đoan rằng Amazon là đơn vị sở hữu lượng thông tin khách hàng lớn nhất thế giới, Microsoft hay Google cũng không làm được như vậy”, ông Tuấn Anh, người từng là Giám đốc Phát triển và truyền bá công nghệ tại Microsoft Việt Nam khẳng định tại chương trình “Carnival Doanh nhân trẻ ASEAN lần thứ V”.

Ông Anh cho rằng, sự đột phá trong kỹ thuật số đang buộc các doanh nghiệp phải tiến hành chuyển đổi số bằng cách ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào hoạt động của công ty và tương tác với khách hàng để cải thiện hiệu quả hoạt động, tạo ra trải nghiệm khách hàng ưu việt và thiết kế các mô hình kinh doanh sáng tạo.

Bốn chiến lược chuyển đổi số

Theo cựu chuyên gia Microsoft, có bốn chiến lược chuyển đổi số gồm: tạo sự đột phá của bản thân, mua lại đối thủ, hành động như một doanh nghiệp đột phá, và số hoá doanh nghiệp.

Thứ nhất, tạo sự đột phá của bản thân là tận dụng tài sản và thương hiệu của bản thân để tạo ra một mô hình đột phá không thể sao chép. Đồng thời, doanh nghiệp cạnh tranh bằng chiến lược Judo – biến sức mạnh của đối thủ cạnh tranh thành lợi thế của doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp rất thành công trong lĩnh vực này là HBO. Đáng lẽ kênh truyền hình này của Mỹ đã “chết” khi Netflix và nhiều doanh nghiệp khác trong ngành ra đời, nhưng HBO vẫn tồn tại và phát triển vì biết chuyển đổi số bản thân bằng cách phát trực tuyến chia sẻ nguồn nội dung cực lớn do hãng sở hữu.

Thứ hai là mua lại đối thủ. Mua một công ty khởi nghiệp sẽ nhanh hơn xây dựng khả năng đột phá trong nội bộ. Các công ty khởi nghiệp được công ty lớn hơn mua lại có thể trở thành mầm mống cho việc chuyển đổi mô hình kinh doanh cốt lõi theo thời gian. Nếu làm tốt, việc mua lại là điều tốt nhất của cả hai bởi kết hợp được sự nhanh nhẹn của công ty khởi nghiệp và khả năng mở rộng nguồn lực của một công ty lớn hơn.

Ông Anh cho biết, VMED Group là một tập đoàn về y tế lớn muốn chuyển đổi số nhưng không biết cách làm nên đã mua lại một công ty khác. Hay khi mua lại LinkedIn, tham vọng của Microsoft là khai thác nguồn dữ liệu khổng lồ mà LinkedIn sở hữu, sau đó, tích hợp công cụ của LinkedIn với các sản phẩm của Microsoft để tạo giá trị gia tăng mang đến cho người tiêu dùng.

Microsoft để cho LinkedIn hoạt động tự chủ, độc lập. Văn phòng của LinkedIn hoàn toàn tách khỏi văn phòng của Microsoft, và Microsoft cho duy trì tất cả cơ chế hoạt động của LinkedIn như trước đây.

Ông Anh cho biết, từ khi được mua lại, doanh thu của LinkedIn tăng khoảng 37% mỗi năm, là một trong những doanh nghiệp đóng góp lớn nhất vào doanh thu của Microsoft.

“Khi mua lại công ty khởi nghiệp, cần lưu ý rằng ngoài việc mua đúng thì cần để cho công ty đó là mầm mống để chuyển đổi số doanh nghiệp chứ không phải mua về và triệt tiêu nó đi”, ông Anh nói.

Thứ ba là thích ứng – phát triển thành công ty kỹ thuật số. Với chiến lược này, doanh nghiệp tạo ra các mô hình kinh doanh kỹ thuật số dựa trên hoạt động kinh doanh cốt lõi và chuyển đổi giá trị của khách hàng. Chiến lược này bao gồm các yếu tố của sự đột phá thị trường và sự đột phá sản phẩm.

chuyen-doi-so-cho-doanh-nghiep
Số hoá ở Citibank và Burberry

Chiến lược thích ứng thường bổ sung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi. Có thể bắt đầu với một thử nghiệm nhỏ và dần dần mở rộng để trở thành hoạt động kinh doanh cốt lõi theo thời gian. Chiến lược này cũng đòi hỏi phải tạo khả năng ươm tạo ở cấp công ty.

Tại Citibank (Mỹ) có những nơi có rất ít giao dịch viên nhưng khách hàng vẫn có thể tương tác với toàn bộ dịch vụ qua kênh trực tuyến. Tương tự, Burberry đã có thể nhận diện được khách hàng khi họ mới bước vào cửa hàng, có công cụ để biết khách hàng đi đến vị trí nào và tự động hiện bảng mô tả sản phẩm ngay tại vị trí khách hàng dừng lại.

Số hoá các quy trình kinh doanh cần bắt đầu bằng việc phân tích các thử nghiệm nhỏ, nơi kỹ thuật số có thể giúp ích nhiều nhất. Nếu công ty có nhiều tài sản thì cần tập trung vào việc tối ưu hoá tài sản và hoạt động bằng cách tận dụng công nghệ như IoT và phân tích dữ liệu lớn. Nếu công ty tương tác thường xuyên với khách hàng thì cần tập trung vào số hoá các điểm tiếp xúc của khách hàng.

Để dẫn dắt chuyển đổi số

Để dẫn dắt chuyển đổi số, ông Anh cho rằng, doanh nghiệp cần xem xét từ trên và góc độ toàn doanh nghiệp về chuyển đổi số. Phải xây dựng các nhóm đa chức năng nhanh nhẹn với đại diện từ các đơn vị kinh doanh, công nghệ thông tin và các đối tác.

“Một số đơn vị nghĩ rằng chỉ cần đi tuyển về những siêu sao là có thể chuyển đổi số, điều này hoàn toàn sai lầm. Người dẫn dẵn việc chuyển đổi số phải là người hiểu về doanh nghiệp. Nhưng nếu chỉ có người hiểu doanh nghiệp dẫn dắt chuyển đổi số thì cũng sẽ không thành công vì yếu kém về công nghệ, thành ra phải có sự kết hợp giữa hai bên”, ông Anh nói.

Không kém quan, điều chỉnh mô hình quản trị để khuyến khích thay vì hạn chế chuyển đổi số. Quan sát nhiều doanh nghiệp, chuyên gia này nhận thấy, nhiều giám đốc công nghệ thông tin (CIO) của các doanh nghiệp không thích chuyển đổi số nên khi có giám đốc chuyển đổi số vào là sẽ tìm mọi cách để cản đường khiến người mới thất vọng và ra đi.

Các công ty tiên tiến ở nước ngoài thường có hai vị trí là CIO và giám đốc kỹ thuật số (CDO). Hai người này đồng quyền đồng chức và ngồi tại cuộc họp của ban giám đốc.

Khi chuyển đổi số, doanh nghiệp cần có tư duy lớn, bắt đầu nhỏ, mở rộng quy mô nhanh. Bên cạnh đó, tích cực theo đuổi nhân sự với chuyên môn về kỹ thuật số và phân tích dữ liệu. Ngoài ra, nên mở nền tảng của công ty cho các bên thứ ba để bên thứ ba cung cấp các giá trị gia tăng mà doanh nghiệp không thể cung cấp được.

“Trong nền kinh tế kết nối, không cần sở hữu bất cứ tài nguyên nào cũng kết nối được với nhau và dùng sức mạnh của tập thể thay vì sức mạnh của cá nhân để chuyển đổi số và phát triển doanh nghiệp”, ông Anh nhận định.

Đặng Hoa

Theo theleader.vn

 

Link nguồn: https://theleader.vn/3-mo-hinh-dot-pha-va-4-chien-luoc-chuyen-doi-so-cho-doanh-nghiep-1606906464979.htm

The post 3 mô hình đột phá và 4 chiến lược chuyển đối số cho doanh nghiệp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Điện thoại giá rẻ hướng đến thị trường 1 tỉ người dùng https://24hsongxanh.vn/dien-thoai-gia-re-huong-den-thi-truong-1-ti-nguoi-dung/ Fri, 26 Jul 2019 03:40:28 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=9189 Hãng viễn thông Reliance Jio đã bán được 60 triệu điện thoại cơ bản thông minh JioPhone tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Trái với bức tranh ảm đạm của thị trường điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu, phân khúc điện thoại cơ bản thông minh (smart feature phone) đang tăng trưởng bùng nổ nhờ giá rẻ và mang lại cho người nghèo cơ hội tiếp cận dịch vụ Internet di động. Những chiếc điện thoại di […]

The post Điện thoại giá rẻ hướng đến thị trường 1 tỉ người dùng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hãng viễn thông Reliance Jio đã bán được 60 triệu điện thoại cơ bản thông minh JioPhone tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Trái với bức tranh ảm đạm của thị trường điện thoại thông minh (smartphone) toàn cầu, phân khúc điện thoại cơ bản thông minh (smart feature phone) đang tăng trưởng bùng nổ nhờ giá rẻ và mang lại cho người nghèo cơ hội tiếp cận dịch vụ Internet di động.

Hãng viễn thông Reliance Jio đã bán được 60 triệu điện thoại cơ bản thông minh JioPhone tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters
Hãng viễn thông Reliance Jio đã bán được 60 triệu điện thoại cơ bản thông minh JioPhone tại Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Những chiếc điện thoại di động “hot” nhất đối với một tỉ người dùng tiếp theo không phải là những chiếc smartphone được sản xuất bởi các ông lớn như Samsung hay Apple. Thậm chí, chúng còn không được gọi là smartphone.

Hàng triệu người tiêu dùng lần đầu tiên được kết nối Internet, từ Bờ Biển Ngà cho đến Ấn Độ và Indonesisa đang truy cập web dựa trên một thế hệ điện thoại di động mới giá chỉ khoảng 25 đô la Mỹ. Những mẫu điện thoại mới này, trông giống như những chiếc điện thoại của Nokia từng làm mưa làm gió cách đây hai thập kỷ, thực chất là điện thoại cơ bản nhưng được trang bị một số ứng dụng và có khả năng kết nối Internet. Vì vậy, chúng còn được gọi là điện thoại cơ bản lai smartphone.

Mặc dù ít gây chú ý trên các bản tin công nghệ nhưng chúng đang là phân khúc tăng trưởng nhất của ngành công nghiệp điện thoại di động, cung cấp cơ hội tiến vào nền kinh tế Internet cho một số bộ phận người nghèo nhất thế giới. Trong khi doanh số smartphone toàn cầu suy giảm vào năm ngoái khi các thị trường trở nên bão hòa, doanh số điện thoại cơ bản lai smartphone đã tăng gấp ba so với năm 2017, lên mức 75 triệu đơn vị, theo hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint. Con số này được dự báo tăng lên 84 triệu đơn vị trong năm nay.

Ngay cả khi các nước giàu bắt đầu triển khai công nghệ 5G, khoảng 3,4 tỉ người dân trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận Internet, theo công ty nghiên cứu We Are Social. Hầu hết những người dân này đang sử dụng các điện thoại di động cơ bản không có khả năng kết nối Internet. Điều này có nghĩa là họ có thể dễ dàng chuyển sang sử dụng các điện thoại đi động cơ bản được trang bị khả năng kết nối Internet tốc độ cao.

Kamlesh Kumar, 35 tuổi, kiếm thu nhập khoảng 80 đô la mỗi tháng nhờ bán xoài, bơ và vải trên vỉa hè ở thành phố New Delhi, Ấn Độ. Cách đây hai năm, anh quyết định thay thế chiếc điện thoại rẻ tiền không có khả năng truy cập web nhưng anh không đủ tiền để mua chiếc smartphone rẻ nhất với cấu hình thấp có giá bán khoảng 100 đô la. Vì vậy, anh đã mua chiếc điện thoại cơ bản thông minh với giá chỉ 20 đô la có tên gọi JioPhone của nhà mạng Reliance Jio.

Giờ đây, anh có thể nghe nhạc khi đang bán trái cây, sử dụng trợ lý giọng nói của Google được tích hợp sẵn để tìm kiếm các giai điệu tiếng Hindi trên YouTube. Vào ban đêm, gia đình anh quây quần trước chiếc điện thoại này để xem phim. Anh nói: “Tôi không thể làm những điều như thế này trên chiếc điện thoại của cũ tôi”. Kumar chỉ trả phí chưa đến 2,5 đô la mỗi tháng cho tất cả dữ liệu di động mà anh sử dụng.

Kamlesh Kumar, 35 tuổi, người bán trái cây trên vỉa hè ở thành phố New Delhi (Ấn Độ), có thể xem phim, nghe nhạc với chiếc điện thoại JioPhone giá 20 đô la. Ảnh: WSJ
Kamlesh Kumar, 35 tuổi, người bán trái cây trên vỉa hè ở thành phố New Delhi (Ấn Độ), có thể xem phim, nghe nhạc với chiếc điện thoại JioPhone giá 20 đô la. Ảnh: WSJ

Điện thoại cơ bản thông minh không chỉ rẻ mà chúng còn có những phím vật lý thân thiện hơn so với màn hình cảm ứng đối với những người còn xa lạ với công nghệ này. Trong khi đó, thời lượng pin của chúng có thể kéo dài nhiều ngày, một điểm cộng trong mắt của những người sinh sống ở những nơi mà nguồn điện không ổn định. Tất nhiên, có những đánh đổi cho mức giá rẻ như các linh kiện có hiệu năng kém và chỉ có các camera cơ bản, đồng thời màn hình chỉ rộng vài inch, những yếu tố giúp thời lượng pin kéo dài hơn.

“Nhu cầu đối với công nghệ có giá cả phải chăng và đáng tin cậy tiếp tục tăng trên toàn cầu. Các điện thoại cơ bản thông minh mở cánh cửa cho tỉ người dùng tiếp theo chuyển sang sử dụng công nghệ giá rẻ và tân tiến hơn”, Caesar Sengupta, Phó Chủ tịch phụ trách sáng kiến “Tỉ người dùng tiếp theo” của Google, nói.

Phân khúc điện thoại cơ bản thông minh được phổ cập bởi hãng viễn thông Reliance Jio thuộc sở hữu của tỷ phú giàu nhất Ấn Độ, Mukesh Ambani. Khi Reliance Jio giới thiệu dịch vụ 4G vào năm 2016, các lãnh đạo của hãng nhận ra hàng triệu người đủ sức mua dữ liệu có mức phí rẻ mạt của Reliance Jio nhưng vẫn không đăng ký sử dụng vì họ không đủ tiền sắm smartphone.

Vì vậy, hãng đã phát triển điện thoại JioPhone đồng thời hợp tác với công ty công nghệ KaiOS Technologies ở Hồng Kông để ra mắt một hệ điều hành được sử dụng rộng rãi nhất thế giới để vận hành các điện thoại cơ bản thông minh. Hệ điều hành được thiết kế cho các điện thoại có bộ nhớ hạn chế và các phím vật lý. Cho đến nay, Reliance Jio đã bán được hơn 60 điện thoại JioPhone tại Ấn Độ.

Nhận thấy tiềm năng kết nối với hàng tỉ người dùng tiếp theo thông qua các mẫu điện thoại cơ bản thông minh, các công ty công nghệ toàn cầu như Facebook, Google và Twitter đã điều chỉnh các ứng dụng của họ để chúng có thể dễ dàng sử dụng trên các điện thoại này. Năm ngoái, Google đã rót khoản đầu tư 22 triệu đô la vào KaiOS Technologies.

Hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint dự báo khoảng 370 triệu điện thoại cơ bản thông minh sẽ được tiêu thụ trong ba năm tới trên toàn cầu, mang lại cơ hội kinh doanh 28 tỉ đô la cho các công ty dịch vụ, phần mềm và phần cứng. Con số này còn bé nhỏ so với thị trường smartphone với 1,5 triệu đơn vị được tiêu thụ vào năm ngoái. Tuy nhiên, khi mức giá trung bình của smartphone tiếp tục neo trên mức 300 đô la, chúng vẫn nằm ngoài tầm với của nhiều người.

Trong những tháng gần đây, hãng viễn thông Orange (Pháp) đã ra mắt một mẫu điện thoại cơ bản thông minh rẻ tiền kết hợp với các gói thuê bao dữ liệu chi phí thấp ở một loạt nước châu Phi gồm Bờ Biển Ngà, Mali, Ivory Coast, Mali, Burkina Faso và Cameroon. Orange dự kiến giới thiệu mẫu điện thoại này cho các thị trường khác ở châu Phi và Trung Đông trong thời gian tới.

Một số dòng điện thoại cơ bản thông minh đang xuất hiện ở Indonesia. Nhà sản xuất điện thoại di động WizPhone (Indonesia) cho biết trong vài tuần tới sẽ giới thiệu một mẫu điện thoại cơ bản thông minh với giá chỉ 7 đô la. Trong khi đó, KaiOS Technologies đang hợp tác với các nhà sản xuất smartphone ở Brazil để ra mắt các mẫu điện thoại cơ bản thông minh ở nước này.

Khánh Lan
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn/ Wall Street Journal

The post Điện thoại giá rẻ hướng đến thị trường 1 tỉ người dùng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Biến đổi khí hậu toàn cầu tạo ra thị trường “kinh doanh sạch” 2.100 tỉ USD https://24hsongxanh.vn/bien-doi-khi-hau-toan-cau-tao-ra-thi-truong-kinh-doanh-sach-2-100-ti-usd/ Thu, 27 Jun 2019 03:44:32 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=6340 4/5 doanh nghiệp cho biết chắc chắn bị tổn thất do biến đổi khí hậu. Ảnh: Getty Images.

Trong 5 năm tới, biến đổi khí hậu có thể khiến các doanh nghiệp chịu thiệt hại gần 1.000 tỉ USD, nhưng cũng mở ra cơ hội kinh doanh trị giá hơn hai lần, khoảng 2.100 tỉ USD. Một khảo sát gần đây của CDP thực hiện với 215 doanh nghiệp toàn cầu về các […]

The post Biến đổi khí hậu toàn cầu tạo ra thị trường “kinh doanh sạch” 2.100 tỉ USD appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
4/5 doanh nghiệp cho biết chắc chắn bị tổn thất do biến đổi khí hậu. Ảnh: Getty Images.

Trong 5 năm tới, biến đổi khí hậu có thể khiến các doanh nghiệp chịu thiệt hại gần 1.000 tỉ USD, nhưng cũng mở ra cơ hội kinh doanh trị giá hơn hai lần, khoảng 2.100 tỉ USD.

Một khảo sát gần đây của CDP thực hiện với 215 doanh nghiệp toàn cầu về các rủi ro tài chính do biến đổi khí hậu gây ra. Kết quả là 4/5 doanh nghiệp chắc chắn rằng họ sẽ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như khí hậu khắc nghiệt và nóng lên sẽ dẫn tới chi phí gia tăng, thúc đẩy các công ty phải thực hiện những thay đổi về mặt pháp lý. Ước tính điều này làm họ tiêu tốn ít nhất 500 tỉ USD.

4/5 doanh nghiệp cho biết chắc chắn bị tổn thất do biến đổi khí hậu. Ảnh: Getty Images.
4/5 doanh nghiệp cho biết chắc chắn bị tổn thất do biến đổi khí hậu. Ảnh: Getty Images.

Các doanh nghiệp lớn nhất thế giới, với tổng giá trị vốn hóa lên tới 17.000 tỉ USD, đã ước tính thiệt hại họ phải gánh chịu trong 5 năm tới vì biến đổi khí hậu lên tới 1.000 tỉ USD, trong đó 250 tỉ USD do tài sản bị ứ đọng sẽ bị xóa bỏ. Tuy vậy họ vẫn trông chờ các cơ hội mới mở ra từ biến đổi khí hậu, chẳng hạn như kinh doanh các sản phẩm ít xả thải và sự nở rộ của ngành công nghiệp xanh, xe điện và thiết bị trữ pin. Điều này xảy ra nhờ những thay đổi về thị hiếu tiêu dùng, đồng thời ngày càng nhiều cơ quan tài chính sẵn sàng tài trợ cho các doanh nghiệp thân thiện với môi trường.

Ước tính các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội kinh doanh từ biến đổi khí hậu có trị giá tới 2.100 tỉ USD. “Hơn một nửa cơ hội chắc chắn sẽ trở thành hiện thực,” các công ty nhận định. Nghiên cứu của CDP cũng xác định rằng đối tượng thu lợi tiềm năng nhất là các tổ chức tài chính. Ngành này có thể thu về 2.100 tỉ USD doanh thu đến từ đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ hạn chế xả khí thải vào môi trường. Hiện tại các công ty này cũng đang phải đối mặt với nhiều sức ép, thúc đẩy họ chuyển sang rót vốn vào các dự án ít ảnh hưởng tới môi trường hơn.

Trái ngược với nhiều suy đoán, các công ty thuộc lĩnh vực dầu mỏ khí đốt lại có nhiều cơ hội hơn là rủi ro. Quá trình chuyển đổi nguồn năng lượng có thể mang về cho các doanh nghiệp này 141 tỉ USD. Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất sẽ có thể thu về 338 tỉ USD; ngành dịch vụ là 149 tỉ USD và ngành thực phẩm – nước giải khát và nông nghiệp là 106 tỉ USD.

Ngành công nghiệp năng lượng xanh đang mang lại công ăn việc làm cho hơn 11 triệu người lao động toàn cầu, theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA). Ảnh: Adobe photo.
Ngành công nghiệp năng lượng xanh đang mang lại công ăn việc làm cho hơn 11 triệu người lao động toàn cầu, theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA). Ảnh: Adobe photo.

Báo cáo của CDP cũng cho biết trung bình các cơ hội kinh doanh mở ra nhờ biến đổi khí hậu sẽ mang lại doanh thu gấp bảy lần chi phí cần bỏ ra: doanh thu dự tính sẽ lên tới con số 2.100 tỉ USD, trong khi chi phí chỉ 311 tỉ USD.

“Việc doanh nghiệp bắt tay vào hành động để ứng phó với biến đổi khí hậu đang trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Những nghiên cứu của chúng tôi cho thấy biến đổi khí hậu đem đến nhiều mối nguy, bao gồm các thiệt hại tài sản, biến động môi trường kinh doanh và các vấn đề khác,” bà Nicolette Bartlett, giám đốc phòng Biến đổi khí hậu của CDP, chia sẻ.

“Việc biết rõ về nguồn lợi tiềm năng sẽ khuyến khích họ hành động nhanh chóng hơn,” bà nhận định. Xu hướng dịch chuyển sang các lĩnh vực thân thiện với môi trường thực sự đã bắt đầu diễn ra, rõ rệt nhất là trong các ngành năng lượng, phương tiện vận chuyển và sẽ sớm xảy ra với lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng.

“Sự chênh lệch trong nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin về tác động của biến đổi khí hậu tồn tại trong nền kinh tế là một rủi ro thật sự. Các nhà hành pháp và nhà đầu tư rất cần chú ý vấn đề này,” bà Barlett khuyến cáo.

Mike Scott
Theo Forbesvietnam

The post Biến đổi khí hậu toàn cầu tạo ra thị trường “kinh doanh sạch” 2.100 tỉ USD appeared first on 24h Sống xanh.

]]>