tăng huyết áp – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 22 Jun 2021 03:54:26 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png tăng huyết áp – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Người mắc bệnh mạn tính: Thận trọng khi tự chăm sóc tại nhà https://24hsongxanh.vn/nguoi-mac-benh-man-tinh-trong-khi-tu-cham-soc-tai-nha/ Tue, 22 Jun 2021 03:54:26 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=62241 nguoi-mac-benh-man-tinh

Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều người bệnh có tâm lý e ngại đến các bệnh viện để khám bệnh, nhất là những người mắc bệnh mạn tính. Một số người đã tự ý mua thuốc, điều trị tại nhà dẫn đến bệnh nặng thêm. Nhiều nguy cơ  Mới đây, Bệnh viện (BV) Đại học […]

The post Người mắc bệnh mạn tính: Thận trọng khi tự chăm sóc tại nhà appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nguoi-mac-benh-man-tinh

Dịch Covid-19 kéo dài khiến nhiều người bệnh có tâm lý e ngại đến các bệnh viện để khám bệnh, nhất là những người mắc bệnh mạn tính. Một số người đã tự ý mua thuốc, điều trị tại nhà dẫn đến bệnh nặng thêm.

nguoi-mac-benh-man-tinh
Nhân viên y tế chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh mạn tính

Nhiều nguy cơ

 Mới đây, Bệnh viện (BV) Đại học Y Dược TPHCM tiếp nhận nữ bệnh nhân N.T.L. (34 tuổi, ngụ tại TPHCM) nhập viện trong tình trạng ho nhiều, khó thở và khò khè. Tại phòng khám Hen – COPD, bác sĩ cho biết chị L. bị hen phế quản cấp. Cách đây 3 tháng, chị L. được chẩn đoán mắc hen suyễn và điều trị ngoại trú. Hơn 3 tuần nay, thấy sức khỏe ổn định, chị L. tự ý ngưng uống thuốc. Vài ngày sau, các triệu chứng khó thở nặng, ho nhiều khiến chị phải nhập viện cấp cứu. Ngay sau khi nhập viện, người bệnh được cho thở oxy, phun khí dung thuốc giãn đường thở, tiêm thuốc corticoid. Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến tình trạng của chị L. diễn tiến xấu hơn là do tự ý ngưng thuốc, và khi triệu chứng trở nặng đã không biết cách sử dụng thuốc cắt cơn hen đúng lúc.

PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, Khoa Thăm dò chức năng hô hấp, BV Đại học Y Dược TPHCM, chia sẻ, hen suyễn là bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài, người bệnh cần tuân thủ điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không kiểm soát tốt, người bệnh dễ lên cơn hen cấp, khó thở nặng, phải nhập viện cấp cứu. Trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có nguy cơ suy hô hấp, khó thở dẫn đến tử vong.

Không may mắn như chị L., cuối tháng 5 vừa qua, BV Đại học Y Hà Nội đã ghi nhận một trường hợp tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. PGS-TS Hoàng Bùi Hải, Trưởng khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực, BV Đại học Y Hà Nội, cho biết, bệnh nhân nam (85 tuổi, ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) có tiền sử bệnh phổi mạn tính tâm phế mạn, điều trị ngoại trú tại nhà và tái khám theo lịch hẹn. Bệnh nhân có tình trạng khó thở và lẽ ra phải quay trở lại BV tái khám, tuy nhiên do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên ngần ngại không đến. Đến khi được người nhà đưa đến BV cấp cứu thì đã trong tình trạng nguy kịch.

Mặc dù thấu hiểu tâm lý lo sợ của bệnh nhân khi phải đến BV trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhưng PGS-TS Hoàng Bùi Hải khuyến cáo, các trường hợp có bệnh nền cần giữ liên hệ với bác sĩ qua các kênh khác nhau để tiếp tục được dùng thuốc và theo dõi tình trạng bệnh, không nên tự xử lý ở nhà. Nếu bệnh nhân có bệnh nền có các biểu hiện bất thường như khó thở tăng, mệt mỏi, đau ngực, vã mồ hôi, không tỉnh táo thì buộc phải báo người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời.

Chú ý phòng ngừa

 Theo PGS-TS-BS Lê Thị Tuyết Lan, triệu chứng lâm sàng điển hình của hen suyễn là ho, khò khè, khó thở và nặng ngực. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bệnh hen suyễn chỉ khó thở đơn thuần, hoặc có người bệnh chỉ lên cơn suyễn khi giao mùa. Chính vì vậy, triệu chứng của bệnh suyễn rất đa dạng và rất khó để phát hiện nếu không có các xét nghiệm chuyên sâu. Trên thực tế đã có không ít người bệnh phải nhập viện cấp cứu vì không tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình tự điều trị tại nhà. Một trong những lý do thường gặp là người bệnh không tiếp cận được với những trung tâm chăm sóc và quản lý hen suyễn, tin dùng các loại thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc để tự điều trị.

Bên cạnh đó, nhiều người bệnh lạm dụng hoặc không biết cách sử dụng thuốc cắt cơn hen suyễn cấp. “Việc sử dụng thuốc chiếm 50% tỷ lệ thành công trong việc kiểm soát bệnh, 50% còn lại phụ thuộc vào việc người bệnh và người nhà người bệnh chú ý phòng ngừa các yếu tố nguy cơ. Người bệnh cũng tuyệt đối không được tự ý ngưng thuốc hoặc sử dụng thuốc không theo đơn của bác sĩ. Điều này có thể gây ra sốc phản vệ và dẫn tới tử vong trong thời gian rất ngắn”, bác sĩ Lê Thị Tuyết Lan khuyến cáo.

Cùng với hen suyễn, các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp cũng là các bệnh lý âm thầm nhưng có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng nguy hiểm nếu như tự ý điều trị tại nhà, không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Do vậy, bên cạnh việc tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch của Bộ Y tế, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh đang điều trị bệnh mạn tính cần kiểm tra lại ngay cơ số thuốc mình hiện có. Nếu còn ít thì cần gọi điện thoại cho bác sĩ điều trị hoặc phòng khám chuyên khoa mà mình đang được theo dõi để bổ sung kịp thời, uống thuốc đầy đủ theo chỉ định. Người bệnh cần kiểm tra và chắc chắn rằng đã có các trang thiết bị y tế cơ bản như nhiệt kế, máy đo huyết áp… để sử dụng khi cần thiết. Trong trường hợp có chỉ định tái khám, cần đến gặp bác sĩ và phải đeo khẩu trang, thực hiện đúng quy định, hướng dẫn của cơ sở y tế.

Nếu có các triệu chứng khó thở, nặng ngực, mệt mỏi ngày càng tăng dần hoặc huyết áp, tần số tim không ổn định, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ điều trị để nhận được hướng dẫn xử trí phù hợp. Nếu bị các triệu chứng nặng như khó thở, đau ngực nhiều, tím tái, lú lẫn… thì cần gọi ngay đơn vị cấp cứu để được chuyển đến BV gần nhất.

Về chế độ sinh hoạt, người mắc bệnh mạn tính cần duy trì lối sống lành mạnh, sinh hoạt điều độ. Nên vận động vừa sức, đảm bảo hạn chế tiếp xúc theo các quy định phòng chống dịch và có chế độ ăn uống khoa học, đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, người bệnh nên ngủ đủ giấc, không căng thẳng quá mức và không lạm dụng bia rượu, các chất kích thích. Đặc biệt, không uống thuốc bổ vô tội vạ, bởi nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra tình trạng tương tác với thuốc điều trị, quá tải các thành phần khoáng chất, mà nghiêm trọng nhất là quá tải sắt có thể dẫn đến tử vong.

Lam Giang

Theo sggp.org.vn

 

Link nguồn: https://www.sggp.org.vn/nguoi-mac-benh-man-tinh-than-trong-khi-tu-cham-soc-tai-nha-740662.html

The post Người mắc bệnh mạn tính: Thận trọng khi tự chăm sóc tại nhà appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ai nên tầm soát đột quỵ? https://24hsongxanh.vn/ai-nen-tam-soat-dot-quy/ Fri, 22 Jan 2021 12:10:53 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54423 ai-nen-tam-soat-dot-quy

Người cao tuổi, người có bệnh nền, lối sống kém lành mạnh, người từng mắc đột quỵ… cần tầm soát đột quỵ. Bác sĩ Nguyễn Anh Minh, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết đột quỵ là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy […]

The post Ai nên tầm soát đột quỵ? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ai-nen-tam-soat-dot-quy

Người cao tuổi, người có bệnh nền, lối sống kém lành mạnh, người từng mắc đột quỵ… cần tầm soát đột quỵ.

Bác sĩ Nguyễn Anh Minh, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết đột quỵ là tình trạng mất đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não, gây các hậu quả nghiêm trọng như liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cảm giác, trí nhớ, hôn mê và đặc biệt có thể gây tử vong cao.

Tầm soát đột quỵ chính là tầm soát các nguyên nhân, các yếu tố dễ dẫn đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch… Với từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các khảo sát phù hợp, thông thường bao gồm theo dõi huyết áp, đường huyết, mỡ máu, tim mạch, xơ vữa động mạch. Trong một số tình huống, bác sĩ sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ (MRI) não và mạch máu não.

Đối tượng đầu tiên cần tầm soát đột quỵ là người lớn tuổi (trên 50 tuổi), đặc biệt là những người có bệnh nền hoặc có các thói quen xấu, lối sống kém lành mạnh như hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, ít vận động… Ở người cao tuổi, dấu hiệu đột quỵ thường từ các cơn thiếu máu não thoáng qua, nhưng nhiều người bỏ qua. Khoảng 12% bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua bị đột quỵ trong vòng 3 tháng sau đó. Bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất để dự phòng đột quỵ là khi có những cơn thiếu máu thoáng qua, bệnh nhân không được chủ quan mà cần đến viện ngay để chẩn đoán, kịp thời điều trị.

Những người cao tuổi đang khỏe mạnh và không có yếu tố nguy cơ thì nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6-12 tháng. Siêu âm mạch cảnh cũng có thể tầm soát nguy cơ. Bệnh thiếu máu não do hẹp động mạch cảnh rất phổ biến nhưng ít người để ý để khám và điều trị. Nhiều trường hợp bác sĩ bỏ quên khi khám lâm sàng cho bệnh nhân. Tai biến mạch máu não xảy ra, 25-30% là do hẹp động mạch cảnh.

Đối tượng thứ hai là những người đã từng bị đột quỵ, nguy cơ đột quỵ tái phát nhiều hơn người khỏe mạnh. Mục tiêu tầm soát với nhóm này là tìm các nguyên nhân tạo ra cục máu đông làm tắc mạch não hoặc nguyên nhân làm vỡ mạch não tương tự như với trường hợp chưa bị đột quỵ như hẹp động mạch não, tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh về tim, lóc tách động mạch…

Các bác sĩ thường khuyên dùng thuốc để giảm nguy cơ. Bên cạnh đó, người bệnh cần tái khám thường xuyên để điều chỉnh thuốc và kiểm soát các bệnh nền, đạt mục tiêu phòng ngừa tối ưu. Nếu người bệnh có tăng huyết áp cao hoặc đái tháo đường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để hạ thấp, kết hợp với việc thay đổi lối sống.

Trong một số trường hợp, những người đã bị đột quỵ nhẹ do động mạch cảnh bị hẹp có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh để loại bỏ mảng xơ vữa gây hẹp động mạch cảnh, ngăn ngừa đột quỵ tái phát. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể điều trị động mạch cảnh bị hẹp mà không cần phẫu thuật bằng thủ thuật, được gọi là nong mạch, dùng bóng nong và đặt stent để mở động mạch.

Bác sĩ Minh cho biết, thông thường các thuốc phòng ngừa đột quỵ đều phải dùng lâu dài, gần như là suốt đời. Do đó bệnh nhân phải tuân thủ điều trị, không tự ý ngưng thuốc hay thay đổi liều thuốc. Nếu có bất thường trong quá trình điều trị, nên tái khám để được đánh giá lại và điều chỉnh nếu cần. Người bệnh không nên tự ý thay đổi liệu trình điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết ngoài hai đối tượng trên, người trẻ cũng nên tầm soát đột quỵ. Ở người trẻ tuổi, dị dạng mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ. Dị dạng mạch máu não có thể bẩm sinh hoặc trải qua nhiều năm dị dạng mới hình thành.

Có hai phương pháp khảo sát mạch não là chụp cộng hưởng mạch máu não và chụp cắt lớp vi tính mạch máu não, chi phí khoảng 1,9 đến 2,5 triệu đồng một lần. Nếu phát hiện dị dạng mạch, bác sĩ điều trị nút mạch chủ động trước khi dị dạng bị vỡ, tránh nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra, siêu âm mạch cảnh hằng năm với chi phí 200.000 đồng.

ai-nen-tam-soat-dot-quy
Không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ cũng nên tầm soát đột quỵ. Ảnh: Medical Xpress

Theo các chuyên gia, chụp MRI với công nghệ hiện đại được coi là công cụ vàng tầm soát đột quỵ não. Hiện nay, chụp cộng hưởng từ MRI được sử dụng để kiểm tra tình trạng hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có giá trị trong chụp ảnh chi tiết não hoặc thần kinh cột sống. Do có độ phân giải và tương phản tốt nên hình ảnh MRI cho phép phát hiện ra các điểm bất thường ẩn sau các lớp xương mà các phương pháp tạo ảnh khác khó có thể nhận ra.

MRI có thể cho kết quả chuẩn xác hơn so các kỹ thuật dùng tia X (ngoại trừ kỹ thuật chụp DSA đánh giá mạch máu) trong chẩn đoán các bệnh lý não, tim mạch, đột quỵ… Hơn nữa, quá trình chụp bằng MRI không gây tác dụng phụ như trong chụp X-quang hay cắt lớp vi tính (CT).

Thúy Quỳnh

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/ai-nen-tam-soat-dot-quy-4220246.html

The post Ai nên tầm soát đột quỵ? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Suy thận ở người trẻ https://24hsongxanh.vn/suy-o-nguoi-tre/ Mon, 11 Jan 2021 06:45:22 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=53806 suy-than-o-nguoi-tre

Cô gái 20 tuổi, bỗng dưng mệt, da xanh xao, sút cân, bàng hoàng khi được bác sĩ chẩn đoán suy thận, phải lọc máu cấp cứu. Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh nhân là sinh viên năm thứ hai một trường […]

The post Suy thận ở người trẻ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
suy-than-o-nguoi-tre

Cô gái 20 tuổi, bỗng dưng mệt, da xanh xao, sút cân, bàng hoàng khi được bác sĩ chẩn đoán suy thận, phải lọc máu cấp cứu.

Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh, Bộ môn Nội tổng hợp, Trường Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh nhân là sinh viên năm thứ hai một trường đại học, trước đây thấy sức khỏe vẫn bình thường, da hồng hào, chưa từng đi khám sức khỏe bao giờ.

Bác sĩ xác định bệnh nhân bị suy thận mạn do viêm cầu thận, theo dõi có suy thận tiến triển nhanh, phải nhập viện điều trị nội trú. Bệnh nhân được chỉ định lọc máu cấp cứu và sau đó tiến hành sinh thiết thận để chẩn đoán xác định.

Kết quả sinh thiết thận là xơ hóa cầu thận ổ – cục bộ, một loại tổn thương cầu thận có tiên lượng xấu dễ gây mất chức năng thận khiến bệnh nhân phải lọc máu chu kỳ hoặc ghép thận.

Một nữ bệnh nhân khác, 17 tuổi, học sinh cấp 3, không được kiểm tra sức khỏe. Trước vào viện khoảng 3 tháng cô thấy đau các khớp và rụng tóc, phòng khám chẩn đoán viêm thận do lupus ban đỏ hệ thống, một loại bệnh lý tự miễn dịch. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ uống thuốc theo đơn một tháng rồi tự bỏ điều trị vì cô thấy đã khỏe mạnh trở lại.

Bệnh nhân quay lại khám vì phù toàn thân, tiểu ít đi, mệt mỏi, ho, khó thở. Khi vào viện, chứng viêm thận lupus tiến triển, suy thận nặng, suy tim, biến chứng viêm phổi, thiếu máu nặng, các bác sĩ phải truyền máu, dùng kháng sinh, lọc máu cấp cứu và sau đó thay huyết tương để làm giảm tiến triển của bệnh. Tuy nhiên đáp ứng của bệnh với các thuốc rất kém và bệnh nhân tiếp tục phải nhập viện nhiều đợt để lọc máu hỗ trợ.

suy-than-o-nguoi-tre
Bác sĩ điều trị cho một bệnh nhân suy thận tại bệnh viện. Ảnh: Trần Nhung

Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh nhận định rất nhiều người bệnh trưởng thành trẻ tuổi được phát hiện suy thận rất tình cờ, đôi khi chỉ là những dấu hiệu mệt mỏi mơ hồ, ăn không ngon miệng, buồn nôn, hoặc sau một buổi chơi thể thao, một ngày đi học về bỗng thấy mệt mỏi, uể oải, phù nề… khi đến viện khám mới bất ngờ phát hiện bị suy thận mức độ nặng, thậm chí suy thận giai đoạn cuối, bắt buộc phải lọc máu để duy trì sự sống. Trong một ngày, bác sĩ tiếp nhận 4-5 trường hợp suy thận là người trẻ dưới 25 tuổi. Có nhiều trường hợp người bệnh mới 15-16 tuổi đã phải tiến hành lọc máu chu kỳ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh suy thận mạn, trong đó các bệnh lý ở cầu thận là một nguyên nhân hàng đầu ở Việt Nam, bao gồm viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận do các bệnh lý hệ thống và tự miễn dịch (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì)… Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là hai nguyên nhân làm tổn thương thận gây suy thận mạn tính cũng có xu hướng tăng lên ở Việt Nam. Ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như sỏi tiết niệu, nhiễm trùng mạn tính ở thận, các bệnh thận bẩm sinh và di truyền (thận đa nang, hội chứng Alpor…). Người bệnh bị nhiễm độc trong thời gian kéo dài hoặc sử dụng một số thuốc để chữa trị các rối loạn bệnh lý cũng có thể làm tổn thương thận và dẫn đến suy thận mạn, ví dụ các thuốc chống viêm giảm đau.

Bệnh thận mạn tính đã trở thành một vấn đề sức khỏe có tính toàn cầu với ước tính trên toàn thế giới có khoảng 850 triệu người bị bệnh thận. Bệnh thận mạn tính là nguyên nhân đứng thứ 11 và là nguyên nhân tăng nhanh đứng hàng thứ 6 gây ra tử vong trên toàn thế giới với 2,4 triệu người chết mỗi năm. “Suy thận mạn tính rất nguy hiểm bởi không có gì thay thế được chức năng của thận”, bác sĩ cho biết. Hiện nay trên thế giới cũng chưa có biện pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn suy thận mạn tính.

Ở những người bị suy thận mạn, đặc biệt ở người trẻ tuổi, nếu bệnh được phát hiện sớm cần điều trị theo đơn đầy đủ và thực hiện chế độ điều trị bảo tồn chức năng thận. Người bệnh cần bỏ thuốc lá, rượu bia, tập thể dục hàng ngày hợp lý tùy theo tình trạng sức khỏe, tránh các hoạt động thể thao mạnh, giảm lượng protein (thịt, cá), giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mức độ giảm muối và giảm đạm còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể cũng như mức độ giảm chức năng thận.

Bên cạnh đó, người bệnh cần được điều trị và kiểm soát các biến chứng như rối loạn điện giải, tăng huyết áp, tăng axít uric máu, rối loạn lipid máu, thiếu máu, loãng xương… Mục đích của điều trị bảo tồn chức năng thận là điều trị nguyên nhân gây suy thận, điều trị làm chậm tiến triển của bệnh thận đến giai đoạn cuối, cải thiện triệu chứng, hạn chế xuất hiện biến chứng và phát hiện sớm các biến chứng để điều trị kịp thời cũng như giúp nâng cao chất lượng sống của người bệnh bị suy thận mạn tính.

Trong cơ thể, thận đảm nhiệm rất nhiều chức năng quan trọng như đào thải các chất cặn bã và dịch dư thừa của cơ thể, điều hòa huyết áp, tạo máu, sản xuất vitamin D dạng hoạt động cho xương chắc khỏe… Khi bệnh thận tiến triển đến giai đoạn cuối cũng là lúc chức năng của thận còn dưới 10% mức bình thường, điều này có nghĩa là thận không còn đủ chức năng để đảm bảo các chứng năng vốn có. Lúc này cần phải tiến hành các biện pháp điều trị thay thế chức năng thận như lọc máu hoặc ghép thận.

Bác sĩ nhận định, khi phải lọc máu, chi phí điều trị sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với giai đoạn điều trị bảo tồn (suy thận ở những giai đoạn đầu), người bệnh cũng có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng liên quan đến lọc máu và phải phụ thuộc nhiều hơn vào bệnh viện. Vì thế, việc phát hiện bệnh sớm là vô cùng quan trọng. Người dân cần đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm để các bác sĩ làm các thăm khám kiểm tra về chức năng thận giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Thực hiện lối sống lành mạnh có thể giúp nâng cao sức khỏe nói chung và phòng ngừa bệnh thận nói riêng. Bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người (kể cả những người trẻ tuổi) cần có chế độ ăn cân bằng, uống đủ nước, không ăn mặn, hạn chế đồ ăn nhanh và thức uống có cồn, nói không với thuốc lá; tập thể dục thể thao hàng ngày; tránh sử dụng thuốc bừa bãi đặc biệt là các thuốc không cần kê đơn, nên có tư vấn của các bác sĩ và dược sĩ khi phải sử dụng thuốc.

Thúy Quỳnh

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/suy-than-o-nguoi-tre-4217997.html

The post Suy thận ở người trẻ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thuốc chẹn beta có thể gây nguy hiểm đặc biệt đối với phụ nữ https://24hsongxanh.vn/thuoc-chen-beta-co-gay-nguy-hiem-dac-biet-doi-voi-phu-nu/ Thu, 16 Jul 2020 06:36:51 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42164 thuoc-chen-beta

Hàng triệu người được kê thuốc chẹn beta cho bệnh huyết áp mỗi năm, đặc biệt là sau khi bị đau tim. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Ý đã chỉ ra rằng các thuốc này có thể không có tác dụng tốt với phụ nữ như với nam giới. Trưởng […]

The post Thuốc chẹn beta có thể gây nguy hiểm đặc biệt đối với phụ nữ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
thuoc-chen-beta
Hàng triệu người được kê thuốc chẹn beta cho bệnh huyết áp mỗi năm, đặc biệt là sau khi bị đau tim. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Ý đã chỉ ra rằng các thuốc này có thể không có tác dụng tốt với phụ nữ như với nam giới.

Trưởng nhóm nghiên cứu, bác sĩ Raffaele Bugiardini, giáo sư tim mạch học ở Đại học Bologna, Ý, cho biết: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là bằng chứng vững chắc để đánh giá lại việc sử dụng thuốc chẹn beta cho bệnh nhân nữ bị tăng huyết áp.

Nghiên cứu không thể chứng minh mối liên hệ nhân quả, nhưng trong số những bệnh nhân sử dụng thuốc chẹn beta, phụ nữ có tỷ lệ suy tim cao hơn 4,6% so với nam giới khi họ nhập viện do đau tim hoặc đau thắt ngực.

thuoc-chen-beta
Ảnh minh họa.

Đối với những phụ nữ không có tiền sử bệnh tim mạch và chỉ bị tăng huyết áp, chúng tôi nghĩ rằng đầu tiên họ nên điều chỉnh huyết áp thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Bugiardini cho biết.

Nghiên cứu này được thực hiện trên gần 14.000 người từ 12 quốc gia châu Âu. Tất cả đã được chẩn đoán bị huyết áp cao nhưng chưa được chẩn đoán mắc bệnh tim.

Bên cạnh tỷ lệ mắc bệnh suy tim cao hơn gần 5% sau khi bị đau tim, nghiên cứu cho thấy loại đau tim mà người bệnh gặp phải cũng đáng để lưu ý.

Bệnh nhân nữ bị nhồi máu cơ tim ST chênh lên (động mạch vành bị chặn hoàn toàn và một phần lớn của cơ tim không nhận được máu) có khả năng bị suy tim cao hơn 6,1% so với nam giới bị cùng loại đau tim. Ngược lại, đàn ông và phụ nữ không dùng thuốc chẹn beta có tỷ lệ bị suy tim đương đương nhau.

Có thể việc gia tăng nguy cơ suy tim ở phụ nữ là do sự tương tác giữa liệu pháp thay thế hormone và thuốc chẹn beta, mặc dù thông tin này không được thu thập hoặc kiểm chứng trong nghiên cứu, nhưng các nghiên cứu sau này có thể đề cập đến mối liên hệ này. Bugiardini cho biết.

Các chuyên gia tại Hoa Kỳ cho biết những phát hiện cho thấy tầm quan trọng của nghiên cứu tập trung vào phụ nữ.

Tiến sĩ Satjit Bhusri, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết: Trong lịch sử, các thử nghiệm lâm sàng không được tiến hành nhiều trên phụ nữ. Vì thế, chúng ta hiện tại có các phương pháp điều trị có thể không hiệu quả với phụ nữ như với nam giới. Chúng ta biết phụ nữ có sinh lý khác với nam giới và phụ nữ có các triệu chứng và hội chứng tim cũng khác với nam giới. Không có gì đáng ngạc nhiên khi phụ nữ có phản ứng sinh lý khác với một số loại thuốc so với nam giới.

Bác sĩ Evelina Grayver chỉ đạo Đơn vị Chăm sóc Mạch vành tại Bệnh viện Đại học North Shore ở Manhasset, New York lưu ý rằng, từ lâu người ta đã biết rằng thuốc chẹn beta có thể làm trầm trọng thêm các đợt suy tim cho bất kỳ ai, kể cả nam và nữ. Vì vậy, chúng ta cần phải thận trọng trong việc sử dụng các thuốc chẹn beta trong điều trị hội chứng mạch vành cấp tính – và không chỉ ở phụ nữ. Điều quan trọng là phải đưa phụ nữ vào trong các nghiên cứu tim mạch.

Hà Phương

Theo suckhoedoisong.vn/ Drug

 

Link nguồn: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-chen-beta-co-the-gay-nguy-hiem-dac-biet-doi-voi-phu-nu-n177174.html

The post Thuốc chẹn beta có thể gây nguy hiểm đặc biệt đối với phụ nữ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tăng huyết áp: “Sát thủ” âm thầm https://24hsongxanh.vn/tang-huyet-ap-sat-thu-tham/ Thu, 28 May 2020 02:50:41 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=38556

Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở cộng đồng, thế nhưng lại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh mạn tính. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết, nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim… Ngày 17/5 hàng năm được chọn […]

The post Tăng huyết áp: “Sát thủ” âm thầm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tăng huyết áp là vấn đề thường gặp ở cộng đồng, thế nhưng lại là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các bệnh mạn tính. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, khó nhận biết, nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim…

Ngày 17/5 hàng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp, là một dịp để mọi người trên toàn thế giới cùng tham gia vào các chiến dịch nhằm kiểm soát và theo dõi huyết áp, chủ động bảo vệ sức khoẻ, đặc biệt là người cao tuổi.

Nhận biết tăng huyết áp

Tăng huyết áp (hay còn gọi là huyết áp cao) là trình trạng máu lưu thông với áp lực tăng liên tục. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài, có thể gây tổn thương tim, đột quỵ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không chữa trị, ổn định huyết áp kịp thời.

Các loại cao huyết áp: Cao huyết áp tự phát (không có nguyên nhân gây bệnh); cao huyết áp thứ phát (do các bệnh tim mạch, thận… gây ra); cao huyết áp tâm thu; cao huyết áp thai kỳ (tiền sản giật).

Các triệu chứng điển hình nghi ngờ cao huyết áp gồm: đau đầu đi kèm với hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng; thở nông; chảy máu mũi; đau ngực đi kèm khó thở, tim đập nhanh; người bệnh chóng mặt; mắt nhìn mờ; mặt đỏ, buồn nôn, nôn ói; mất ngủ… Đối với với một số trường hợp tuỳ vào thể trạng khác nhau huyết áp có thể tăng lên mà không có bất kỳ triệu chứng nào, một số trường hợp khác có thể xuất hiện một số biểu hiện nhưng thường không rõ ràng.

Kiểm tra huyết áp để theo dõi chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Phần lớn, cao huyết áp ở người trưởng thành thường không xác định được căn nguyên. Chỉ có 10% các trường hợp mắc bệnh do các nguyên nhân như: Tuổi tác càng lớn, nguy cơ bị tăng huyết áp càng cao; cân nặng; ăn mặn gây tăng huyết áp bởi muối làm tăng hấp thu nước vào máu; chế độ ăn giàu chất béo, nhất là chất béo bão hòa; tiền sử gia đình (nếu trong gia đình có người mắc bệnh cao huyết áp thì những người thân còn lại có nguy cơ mắc bệnh này rất cao); chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ bị tăng huyết áp cao; giới tính: Đàn ông sau 45 tuổi có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ bị huyết áp cao sau mãn kinh; lười vận động, không tập luyện thể dục; uống nhiều bia, rượu; mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch… bệnh thận cấp tính hoặc mạn tính, hẹp động mạch thân, uy tủy thượng thận; hội chứng Cushing; hội chứng Conn – cường Aldosteron tiên phát; căng thẳng tâm lý. Ngoài ra, huyết áp cao cũng có thể do do tác dụng phụ của thuốc tránh thai, thuốc cảm, kháng viêm Non-steroid, corticoid hoặc nhiễm độc thai nghén.

Huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được kiểm soát tốt. Những biến chứng này ảnh hưởng nặng đến người bệnh, thậm chí có thể gây tàn phế hoặc tử vong. Cụ thể, huyết áp cao có thể gây suy tim, suy thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình động mạch, biến chứng não, hội chứng chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng vòng eo, giảm HDL-C…), xuất huyết võng mạc (các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, nguy hiểm hơn là mù lòa).

Thời tiết nắng nóng có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ

Theo BS.CKII Trương Quang Anh Vũ – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, thời tiết nắng nóng gây tác hại đến tất cả mọi người. Riêng bệnh nhân cao huyết áp,nắng nóng có thể làm huyết áp tăng, giảm khó kiểm soát hơn, và có thể dẫn đến các tình huống như đột quỵ, truỵ tim.

Ngày 17/5 hàng năm được chọn là ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp để nâng cao nhận thức của người dân về căn bệnh này.

Cụ thể, nhiệt độ cao khiến thân nhiệt tăng, kích thích làm tim đập nhanh, gây tăng huyết áp. Nhưng nóng cũng khiến cơ thể phản ứng bằng cách giãn mạch, tăng xuất tiết mồ hôi để làm giảm thân nhiệt. Điều này lại làm cơ thể mất nước, giảm thể tích tuần hoàn, nếu người bệnh không kịp thời uống bù đủ nước thì có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm hơn như trụy mạch, tuột huyết áp.

Mặt khác, khi thể tích tuần hoàn giảm, huyết áp giảm theo, lượng máu nuôi mô tế bào giảm, có thể dễ dẫn đến đột quỵ thể nhồi máu não.

Với tuổi tác và bệnh cao huyết áp, điều cần lưu ý hàng đầu là tránh gây ra thay đổi thân nhiệt đột ngột. Ví dụ như liên tục ra vào giữa phòng máy lạnh có nhiệt độ quá thấp và không gian ngoài trời có nhiệt độ cao; không nên vừa đi ngoài trời nóng về đã vội vàng vào phòng thật lạnh hoặc dội ngay nước lạnh lên người để tắm.

Để chủ động bảo vệ sức khỏe, đối với người cao huyết áp, đặc biệt là người cao tuổi khi phải ra ngoài, nhất là vào thời điểm nắng nóng, nhiệt độ cao trong ngày nên mặc áo chống nắng, đội mũ, kính mát và mang theo nước để uống bù nước thường xuyên, bù đắp cho lượng nước liên tục mất do đổ mồ hôi.

Nếu gặp các triệu chứng như mệt lả, choáng váng, yếu nửa người, nói khó, ngất…, phải lập tức vào bệnh viện để được can thiệp sớm. Cho dù chỉ cảm thấy hơi mệt, khát nước, tim đập hơi nhanh… khi đi lâu dưới trời nắng nóng, người dân cũng nên tìm nơi bóng râm để nghỉ ngơi, uống bù nước ngay.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để phòng chống nguy cơ tăng huyết áp, người dân nên: Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, kiểm soát cân nặng của mình; tăng cường ăn rau và trái cây; giảm ăn muối xuống dưới 5g/ngày; tích cực vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày; không hút thuốc, hạn chế bia rượu; đo huyết áp 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp (đặc biệt đối với người trên 40 tuổi), mỗi người nên nhớ số đo huyết áp của mình; người mắc bệnh tăng huyết áp nên tuân thủ việc dùng thuốc và thực hiện đầy đủ chế độ dinh dưỡng, vận động theo lời khuyên của bác sĩ.

Huyết áp cao có thể gây suy tim, suy thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phình động mạch, biến chứng não, hội chứng chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa của cơ thể như tăng nồng độ insulin, tăng vòng eo, giảm HDL-C…), xuất huyết võng mạc (các mạch máu trong mắt bị vỡ, gây ra nhiều vấn đề về thị lực, nguy hiểm hơn là mù lòa).

Nam Thương

Theo suckhoedoisong.vn

 

Link nguồn: https://suckhoedoisong.vn/tang-huyet-ap-sat-thu-am-tham-n174620.html

The post Tăng huyết áp: “Sát thủ” âm thầm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Người Việt dễ đột quỵ do tăng huyết áp sáng sớm https://24hsongxanh.vn/nguoi-viet-de-dot-quy-tang-huyet-ap-sang-som/ Sat, 30 Nov 2019 00:25:06 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=22697 Bác sĩ phẫu thuật tim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Thu Trang

Tăng huyết áp vào buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ, đau tim hay suy tim. Người Việt dễ mắc bệnh tim, đặc biệt là đột quỵ vì không kiểm soát được huyết áp, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, […]

The post Người Việt dễ đột quỵ do tăng huyết áp sáng sớm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bác sĩ phẫu thuật tim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Thu Trang

Tăng huyết áp vào buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ, đau tim hay suy tim.

Người Việt dễ mắc bệnh tim, đặc biệt là đột quỵ vì không kiểm soát được huyết áp, Tiến sĩ Nguyễn Sinh Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết tại lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Y tế giao nhiệm vụ tuyến cuối chuyên môn kỹ thuật tim mạch cho bệnh viện này, chiều 29/11.

Theo Bộ Y tế, trong hơn 20 triệu người Việt trưởng thành bị tăng huyết áp, có gần 40% không biết bệnh, 69% không được kiểm soát. Bệnh rất dễ phát hiện bằng cách đo huyết áp đơn giản nhưng thường bị bỏ sót, do tăng huyết áp thường không có triệu chứng. Hơn 50% số người bị tăng huyết áp, khi được đo huyết áp lần đầu, không biết là mình bị tăng huyết áp từ bao giờ.

Theo tiến sĩ Vũ Quỳnh Nga, Bệnh viện Tim Hà Nội, huyết áp dao động trong khoảng thời gian 24h và có thể thay đổi theo từng ngày để đáp ứng với các tác động môi trường, ví dụ như căng thẳng hoặc hoạt động. Nhịp sinh học của huyết áp đặc trưng bởi sự giảm huyết áp trong khi ngủ và tăng dần khi thức do một hệ thống điều tiết tự động sinh lý phứctạp.

Với nhiều người, huyết áp thường tăng cao vào buổi sáng sớm, còn được gọi là tăng huyết áp buổi sáng. Tăng huyết áp buổi sáng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như đột quỵ. Ngay cả những bệnh nhân kiểm soát tốt huyết áp vẫn có đến 50% có huyết áp buổi sáng cao hơn bình thường.

Bệnh nhân tăng huyết áp đặc biệt bị tăng huyết áp buổi sáng có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với các bệnh nhân tăng huyết áp thời điểm khác. Huyết áp cao có thể gây đột quỵ, mất chức năng não đột ngột do thiếu máu cung cấp cho não. Tăng huyết áp buổi sáng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim và mạch máu khác. Thậm chí nó dẫn đến đau tim hoặc suy tim với các triệu chứng như đau đầu dữ dội, đau ngực và tê hoặc ngứa ran ở mặt hoặc cánh tay.

Một số nguyên nhân làm tăng huyết áp vào buổi sáng như do nhịp sinh học bình thường của cơ thể vào buổi sáng giải phóng nhiều hormone; do sử dụng thuốc chứa steroid hoặc uống quá nhiều rượu bia cũng có thể gây tăng huyết áp vào sáng sớm.

Bác sĩ phẫu thuật tim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Thu Trang
Bác sĩ phẫu thuật tim cho bệnh nhân tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Ảnh: Thu Trang

Tiến sĩ Hiền cho biết, bệnh nhân đến khám tim mạch tại Bệnh viện Tim Hà Nội tăng nhanh mỗi năm. 10 năm trước chỉ có khoảng 50.000 bệnh nhân đến khám tại viện này thì hiện con số này tăng gấp 7 lần vào năm ngoái. 9 tháng đầu năm nay, đã có gần 300.000 người đến khám và can thiệp là gần 7000 ca.

Đề phòng bệnh tim mạch, đột quỵ bằng cách kiểm soát huyết áp là rất quan trọng. Huyết áp nên được kiểm tra vào buổi sáng, khoảng một giờ sau khi thức dậy và vào buổi tối khoảng một giờ trước khi đi ngủ. Ăn uống lành mạnh, tránh thuốc lá và rượu và hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp khiểm soát được huyết áp.

Người bị huyết áp cao, tiểu đường tuýp 1 hoặc  tuýp 2, người già trên 65 tuổi, người sử dụng rượu bia, thuốc lá, gười thừa cân, béo phì, người có chỉ số cholesterol máu cao, cần đặc biệt chú ý đến huyết áp. Nếu dùng thuốc huyết áp, hãy dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và theo dõi nhật ký huyết áp tại nhà. Những bước này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim hoặc mạch máu như đột quỵ.

Bệnh viện Tim Hà Nội vừa được Bộ Y tế giao nhiệm vụ tuyến cuối chuyên môn kỹ thuật tim mạch. Thời gian qua bệnh viện đã triển khai nhiều kỹ thuật hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới, hoàn chỉnh trong lĩnh vực tim mạch với 5 mũi nhọn: Phẫu thuật, can thiệp, nội khoa, nhi khoa và tim mạch chuyển hóa. Mỗi năm bệnh viện thực hiện chuyển giao nhiều gói kỹ thuật cho 16 bệnh viện vệ tinh, giúp bệnh nhân tại các địa phương thêm cơ hội tiếp cận điều trị.

Lê Nga

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/suc-khoe/nguoi-viet-de-dot-quy-do-tang-huyet-ap-sang-som-4019989.html

The post Người Việt dễ đột quỵ do tăng huyết áp sáng sớm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Vì đâu mỗi năm có thêm gần 20 triệu người Việt mắc 4 căn bệnh này? https://24hsongxanh.vn/vi-dau-moi-nam-co-gan-20-trieu-nguoi-viet-mac-4-can-benh-nay/ Sat, 26 Oct 2019 02:37:13 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=18600 Số người mắc các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam đang tăng nhanh

Bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính là 4 căn bệnh không lây nhiễm đang đè nặng lên sức khoẻ người Việt và trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất. Cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc. Ngày 25/10, tại hội […]

The post Vì đâu mỗi năm có thêm gần 20 triệu người Việt mắc 4 căn bệnh này? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Số người mắc các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam đang tăng nhanh

Bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính là 4 căn bệnh không lây nhiễm đang đè nặng lên sức khoẻ người Việt và trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất. Cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc.

Số người mắc các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam đang tăng nhanh
Số người mắc các bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam đang tăng nhanh.

Ngày 25/10, tại hội nghị khoa học toàn quốc về quản lý các bệnh không lây nhiễm, PGS-TS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, cho biết bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng tử vong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người tử vong hàng năm.

Ở Việt Nam nó cũng là nhóm bệnh có tỉ lệ tử vong cao nhất, cứ 10 người tử vong thì có 7 người mắc và tập trung ở các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Ước tính, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 12,5 triệu người bị tăng huyết áp, 3,5 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư… Các bệnh không lây nhiễm gây ra 73% các trường hợp tử vong hàng năm và trong số đó có đến 44% tử vong trước 70 tuổi.

Theo các chuyên gia, người dân cần thay đổi lối sống, giảm lượng muối ăn, tăng cường rau xanh
Theo các chuyên gia, người dân cần thay đổi lối sống, giảm lượng muối ăn, tăng cường rau xanh.

Theo các chuyên gia, trong những bệnh không lây nhiễm thì bệnh tim mạch hiện đang đè nặng lên sức khoẻ người Việt với tỉ lệ tử vong lớn nhất, chiếm tới 31% tổng số trường hợp tử vong. Tăng huyết áp, đái tháo đường là hai nguyên nhân quan trọng của bệnh này. Các nghiên cứu cho thấy ở Việt Nam cứ 5 người trưởng thành có 1 người bị tăng huyết áp và 20 người có 1 người bị đái tháo đường. Tuy nhiên, tỉ lệ người phát hiện mắc bệnh và điều trị còn rất thấp.

Nguyên nhân của tình trạng này là do có tới 45% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng. Bên cạnh đó, có tới 63,1% nam giới, 51,4% nữ giới ăn ít rau xanh, trái cây hơn khuyến nghị 400 gram ngày. Một yếu tố đặc biệt quan trọng là thói quen ăn mặn. Người Việt ăn tới 9,4 mg muối/ngày vượt quá lượng muối khuyến nghị một ngày chỉ 5 mg.

N.Dung

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn) 

The post Vì đâu mỗi năm có thêm gần 20 triệu người Việt mắc 4 căn bệnh này? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Người Việt ăn mặn gấp đôi khuyến nghị của WHO https://24hsongxanh.vn/nguoi-viet-an-man-gap-doi-khuyen-nghi-cua-who/ Mon, 17 Jun 2019 05:25:40 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=5787 Thói quen ướp thức ăn của người Việt làm tăng lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần hàng ngày. Ảnh: Wikipedia.

Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Ăn quá 5 g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng […]

The post Người Việt ăn mặn gấp đôi khuyến nghị của WHO appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thói quen ướp thức ăn của người Việt làm tăng lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần hàng ngày. Ảnh: Wikipedia.

Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Ăn quá 5 g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp, Phó giáo sư Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch hội Tim mạch học Việt Nam, cho biết tại hội nghị y khoa Việt – Pháp ngày 15/6 ở Hà Nội.

Muối (NaCl), được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học là Natri và Chlorua. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa 5 g muối chứa khoảng 2.000 mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một tuổi, lượng muối được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo dưới 1,5 g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3 g muối.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc: từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.

Thói quen ướp thức ăn của người Việt làm tăng lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần hàng ngày. Ảnh: Wikipedia.
Thói quen ướp thức ăn của người Việt làm tăng lượng muối tiêu thụ trong khẩu phần hàng ngày. Ảnh: Wikipedia.

Theo ông Hùng, ăn nhiều muối làm tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và các trường hợp tử vong do bệnh tim mạch. Ở nước ta hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có một do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhìn nhận Việt Nam phải đối mặt với mô hình bệnh tật kép: bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm (NCDs). Trong đó, bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 70% gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. “Đây là một thách thức lớn cho ngành y tế Việt Nam”, Bộ trưởng Tiến nói.

Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán gần 57%, đái tháo đường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh. Bộ trưởng cho biết để phòng chống và hạn chế các bệnh không lây nhiễm, tim mạch, tiểu đường, Chính phủ phát động “Chương trình Sức khỏe Việt Nam” với 11 giải pháp, trong đó có dinh dưỡng hợp lý. Người dân cần giảm một nửa lượng muối ăn vào hàng ngày để phòng chống tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm.

Lê Nga
Theo VnExpress

The post Người Việt ăn mặn gấp đôi khuyến nghị của WHO appeared first on 24h Sống xanh.

]]>