tắc nghẽn giao thông – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 21 Jul 2020 10:04:53 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png tắc nghẽn giao thông – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Đoạn đường ‘thắt cổ chai’ gây tắc nghẽn ở miền Tây https://24hsongxanh.vn/doan-duong-co-chai-gay-tac-nghen-o-mien-tay/ Tue, 21 Jul 2020 10:04:53 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42554 tat-nghen-mien-tay

Bốn cây cầu nhỏ hẹp trên quốc lộ 1, đang được thi công mở rộng, là nỗi khổ của các tài xế và người dân địa phương nhiều năm qua. Bà Nguyễn Thị Lệ nhà ở gần cầu Rượu (huyện Châu Thành) chạy xe máy về hướng TP Mỹ Tho đón con trai tan học, […]

The post Đoạn đường ‘thắt cổ chai’ gây tắc nghẽn ở miền Tây appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tat-nghen-mien-tay

Bốn cây cầu nhỏ hẹp trên quốc lộ 1, đang được thi công mở rộng, là nỗi khổ của các tài xế và người dân địa phương nhiều năm qua.

Bà Nguyễn Thị Lệ nhà ở gần cầu Rượu (huyện Châu Thành) chạy xe máy về hướng TP Mỹ Tho đón con trai tan học, chiều 19/7. Khi gần đến cầu, bà phải nhích từng mét bởi hàng trăm ôtô khách, xe tải, container, xe máy bủa vây, kéo dài gần 3 km. “Chiều nào cũng bị kẹt 2-3 tiếng, tôi đi rước con có hai cây số mà chạy hơn nửa tiếng mới đến”, bà Lệ nói.

Do đường tắc nghẽn, một số ôtô chạy lấn vào làn xe hai bánh bóp còi inh ỏi, khiến các xe máy phải leo lên vệ cỏ ven đường. Nhiều xe cứu thương bị lọt vào vòng vây các phương tiện, phải chật vật mới thoát được. Sau cơn mưa, hai bên đường bị xe tải trọng nặng cày nát, xuất hiện nhiều ổ voi nước đọng vũng. Các quán cà phê võng, quán ăn tại đây cũng lâm vào cảnh vắng khách.

tat-nghen-mien-tay
Chiếc xe cứu thương bị kẹt giữa vòng vây ôtô, xe máy dưới dốc cầu Rượu chiều 19/7. Ảnh: Hoàng Nam

“Mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bay mịt mù. Ngày nào cũng lau chùi, nhưng bụi vẫn bám vào đồ đạc, tôi ngồi nhà mà phải đeo khẩu trang. Mong sớm làm xong cầu để dân bớt khổ”, ông Nguyễn Văn Vịnh, chủ nhà nghỉ gần cầu nói.

Cạnh bên cầu Rượu, bốn công nhân đang dùng xe trộn bêtông đổ phần bó vỉa đường. Hai đầu cầu mới vẫn bị các thanh bêtông chặn ngang cấm xe lưu thông. Phía dưới cầu, đường dân sinh đang thi công dang dở, nước ngập hơn nửa bánh xe. Trong khi khu vực dải phân cách mở gần chân cầu lưu lượng xe giờ cao điểm quá lớn, nên việc qua đường của người dân gặp nhiều khó khăn.

Theo hướng từ TP HCM về miền Tây, cầu Rượu cùng với cầu Sao (huyện Châu Thành), cầu Mỹ Quý (thị xã Cai Lậy) và cầu Rạch Miễu (huyện Cái Bè) nằm trong dự án 200 tỷ đồng, mở rộng từ 12,5 m, hai làn xe lên 20,5 m, 6 làn xe, do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Bốn cầu dài 40-50 m, nằm trên trục đường hơn 50 km, do hẹp dẫn đến tình trạng “thắt cổ chai”, thường xuyên kẹt xe dịp cuối tuần, lễ, Tết.

Sau gần một năm dự án khởi công, tại cầu Sao công nhân đang thi công hệ thống chiếu sáng, trong khi mặt đường và khe co giãn chưa xong. Cách đó 11 km, cầu Mỹ Quý chỉ mới xong mố trụ cầu, một bên mố đã dừng thi công do vướng mặt bằng. Còn cầu Rạch Miễu đang thi công dầm ngang, mặt cầu, rãnh thoát nước…

Ông Trần Văn Bon, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang cho biết, thời gian qua, do lưu lượng xe ngày càng đông nên đã tạo áp lực lớn lên quốc lộ 1, việc thi công sớm bốn cầu sẽ góp phần giải tỏa tình trạng ùn tắc. Dự án dự kiến hoàn thành trong tháng 9 này, nhưng nhiều khả năng một số cầu sẽ chậm tiến độ.

“Một số đơn vị thi công quá ‘ốm yếu’, năng lực kém, chúng tôi đã làm việc với họ, yêu cầu thực hiện dự án đúng theo thời gian đã đề ra”, ông Bon nói.

tat-nghen-mien-tay
Cầu Mỹ Quý (thị xã Cai Lậy), một trong bốn cầu hẹp đang được thi công mở rộng trên quốc lộ 1, sáng 21/7. Ảnh: Hoàng Nam

Theo Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tiền Giang, rút kinh nghiệm từ bốn cầu này, đơn vị đã đề xuất Tổng cục Đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải chọn lựa nhà thầu đủ năng lực, để thi công mở rộng hai cầu Bà Lâm và cầu Mỹ Đức Tây (huyện Cái Bè) trong năm nay đúng tiến độ. Dự án này có tổng vốn 114 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, hoàn thành trong năm sau.

Trả lời VnExpress, lãnh đạo Ban Quản lý dự án 7 (Bộ Giao thông Vận tải) cho hay, các cầu đều đang cố gắng thi công theo đúng tiến độ đề ra. Cầu Rượu và cầu Sao sẽ xong trong tháng 8, cầu Rạch Miễu hoàn thành trong tháng 9.

“Riêng cầu Mỹ Quý một phần do giải phóng mặt bằng chậm, cùng với năng lực của đơn vị thi công không tốt, nên sẽ hoàn thành trễ hạn một tháng”, đại diện chủ đầu tư cho biết.

Cuối năm ngoái, hệ thống thoát nước dọc hai bên quốc lộ 1A từ Tiền Giang đến Long An đã được lắp đặt. Mặt đường xuống cấp cũng được thảm nhựa lại. Hiện, Bộ Giao thông Vận tải đang tính toán mở rộng một số cầu khác trên quốc lộ 1 như Bà Đắc, An Cư, Thông Lưu (Cái Bè, Tiền Giang)…

tat-nghen-mien-tay
Từ cầu Rượu (huyện Châu Thành) đến cầu Rạch Miễu (huyện Cái Bè) trên quốc lộ 1A dài hơn 50 km. Ảnh: Google Maps.

Hoàng Nam

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/doan-duong-that-co-chai-gay-tac-nghen-o-mien-tay-4133316.html

The post Đoạn đường ‘thắt cổ chai’ gây tắc nghẽn ở miền Tây appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM sắp hoàn thiện nút giao 3 tầng, giảm áp lực giao thông cửa ngõ Tây Bắc https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-sap-hoan-thien-nut-giao-3-tang-giam-ap-luc-giao-thong-cua-ngo-tay-bac/ Mon, 17 Feb 2020 02:22:10 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=29905

 Nhánh hầm còn lại của dự án nút giao An Sương dự kiến hoàn thành giữa năm nay, tạo thành nút giao 3 tầng, giảm áp lực giao thông cửa ngõ phía Tây Bắc TP HCM. Dự án xây dựng hầm chui nút giao thông An Sương có tổng mức đầu tư 514 tỉ đồng, […]

The post TP.HCM sắp hoàn thiện nút giao 3 tầng, giảm áp lực giao thông cửa ngõ Tây Bắc appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

 Nhánh hầm còn lại của dự án nút giao An Sương dự kiến hoàn thành giữa năm nay, tạo thành nút giao 3 tầng, giảm áp lực giao thông cửa ngõ phía Tây Bắc TP HCM.

Nhánh hầm N2, hướng từ Quốc lộ 22 qua đường Trường Chinh, thuộc dự án nút giao An Sương (địa bàn quận 12 và huyện Hóc Môn, TP HCM), hiện đang được thi công trở lại sau thời gian tạm ngưng bởi không có mặt bằng.
Ông Phan Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM, cho biết hiện mặt bằng phía huyện Hóc Môn đã được bàn giao cho dự án và các đơn vị đang tập trung thi công. Tiến độ dự kiến nhánh hầm hoàn thành vào tháng 7 năm nay.
Ghi nhận tại công trường, việc thi công nhánh N2 đang diễn ra khẩn trương. Các đơn vị thảm bê-tông nhựa mặt đường, lắp đặt biển báo và tổ chức phân luồng giao thông phục vụ thi công… Phần quan trọng nhất là di dời đường ống nước D800 (có ảnh hưởng lớn đến cấp nước của các quận, huyện), cũng đã được thực hiện an toàn.
Nhánh N2 hoàn thiện sẽ tạo thành nút giao 3 tầng tại cửa ngõ phía Tây Bắc TP, kỳ vọng giải toả áp lực kẹt xe và tai nạn bởi khu vực này vốn là một trong những nút giao trọng điểm tại TP, nối nhiều tuyến đường có mật độ phương tiện lưu thông cao là Quốc lộ 1, Quốc lộ 22 và đường Trường Chinh.
Các tuyến đường trên cũng là điểm tập trung chính của các loại xe theo hướng lưu thông giữa khu trung tâm TP HCM với các quận 12, huyện Hóc Môn, Củ Chi cùng tỉnh Tây Ninh. Đồng thời, khu vực này còn có Bến xe An Sương nên tình hình giao thông luôn căng thẳng. Trong hình là cảnh kẹt xe trên đường Trưởng Chinh – vốn thường xuyên xảy ra.
Trước đó, tại dự án nút giao An Sương, nhánh hầm N1 (hướng từ đường Trường Chinh qua Quốc lộ 22), thông xe năm 2018, giúp giảm tải áp lực giao thông tại đây. Công trình hoàn thành giúp các loại ôtô từ đường Trường Chinh qua Quốc lộ 22 lưu thông thẳng qua hầm, không phải ôm cua theo vòng xoay, hạn chế xung đột giữa các hướng đi.
Trong khi với nhánh hầm N2, theo Ban Điều hành dự án đường bộ 3 (thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP – chủ đầu tư), từ cuối năm 2018, công trình đã hoàn thành 11/18 đốt hầm, sau đó tạm ngưng do vướng mặt bằng phía huyện Hóc Môn. Đến tháng 10-2019, mặt bằng được bàn giao để triển khai di dời công trình hạ tầng kỹ thuật và thi công mở rộng mặt đường Quốc lộ 22. Trong hình là thời điểm công trình đang thi công dở cuối năm 2018, sau đó tạm ngưng do không có mặt bằng.
Hiện nay, nhà thầu đang rào chắn phía Quốc lộ 22 (từ bến xe An Sương về Quốc lộ 1) để thi công 7 đốt hầm còn lại (gồm 1 đốt hầm kín và 6 đốt hầm hở). Các phương tiện từ Củ Chi về nút An Sương sẽ lưu thông trên phần mặt đường mới mở rộng và phần đường thuộc phạm vi giữa hai nhánh hầm.

Dự án xây dựng hầm chui nút giao thông An Sương có tổng mức đầu tư 514 tỉ đồng, nối đường Trường Chinh và Quốc lộ 22 (Xuyên Á), với hai nhánh hầm, gồm nhánh N1 hướng từ khu trung tâm TP đi huyện Củ Chi, dài 445 m và nhánh N2 theo hướng ngược lại, dài 385 m. Theo kế hoạch, dự án hoàn thành năm 2018 nhưng chậm tiến độ của thi công nhánh N2 bởi vướng công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Sau khi hoàn thành toàn bộ phần hầm chui, nút giao thông An Sương sẽ là nút giao thông 3 tầng, với tầng hầm cho xe lưu thông theo hướng từ đường Trường Chinh qua Quốc lộ 22 và ngược lại; tầng trên mặt bằng nút giao có đảo tròn trung tâm, kết hợp hệ thống đèn tín hiệu giao thông cho các xe đi vào vòng xuyến rẽ trái, rẽ phải về các hướng; tầng trên cùng là cầu vượt cho xe đi thẳng theo hướng Quốc lộ 1.

Gia Minh

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

Link nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/tp-hcm-sap-hoan-thien-nut-giao-3-tang-giam-ap-luc-giao-thong-cua-ngo-phia-tay-bac-202002161538034.htm

The post TP.HCM sắp hoàn thiện nút giao 3 tầng, giảm áp lực giao thông cửa ngõ Tây Bắc appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
600.000 người Tokyo được đề nghị làm việc ở nhà để tránh tắc nghẽn giao thông https://24hsongxanh.vn/600-000-nguoi-tokyo-duoc-de-nghi-lam-viec-o-nha-de-tranh-tac-nghen-giao-thong/ Thu, 18 Jul 2019 03:00:10 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8156 Hành khách chen cứng trên tàu điện ngầm Tokyo. Ảnh: CNN

Chính phủ Nhật Bản hy vọng hơn 600.000 người sẽ làm việc từ xa để tránh tình trạng tê liệt giao thông trong thời gian diễn ra Olympics 2020. Chính phủ Nhật Bản vừa công bố chương trình mang tên “Telework”, trong đó người lao động được khuyến nghị làm việc tại nhà trong ít […]

The post 600.000 người Tokyo được đề nghị làm việc ở nhà để tránh tắc nghẽn giao thông appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hành khách chen cứng trên tàu điện ngầm Tokyo. Ảnh: CNN

Chính phủ Nhật Bản hy vọng hơn 600.000 người sẽ làm việc từ xa để tránh tình trạng tê liệt giao thông trong thời gian diễn ra Olympics 2020.

Cảnh đông đúc hàng ngày tại ga tàu điện ngầm Tokyo. Ảnh: Mashable
Cảnh đông đúc hàng ngày tại ga tàu điện ngầm Tokyo. Ảnh: Mashable

Chính phủ Nhật Bản vừa công bố chương trình mang tên “Telework”, trong đó người lao động được khuyến nghị làm việc tại nhà trong ít nhất hai tuần, kể từ ngày 24/7/2020 nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông trước Thế vận hội Olympics diễn ra vào hè năm sau. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) hy vọng hơn 600.000 nhân viên thuộc 3.000 công ty sẽ tham gia dự án này.

Vùng Đại Tokyo, bao gồm thủ đô và 6 tỉnh lân cận, là nơi sinh sống của 38 triệu người và là vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới. Mỗi ngày, khu vực này có hơn 20 triệu người dùng phương tiện công cộng để di chuyển.

Hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo nổi tiếng là luôn trong tình trạng chen chúc với trung bình 3,64 triệu hành khách di chuyển qua ga Shinjuku mỗi ngày. Nhà ga này có hơn 200 lối thoát hiểm và đã được tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là ga đông nhất thế giới. Các nhà vận hành thường phải bố trí những nhân viên gọi là “oshiya” làm nhiệm vụ nhồi nhét hành khách và túi xách của họ vào bên trong những toa tàu đã chật cứng người.

Các chuyên gia lo ngại tình trạng giao thông ở Tokyo sẽ rơi vào khủng hoảng khi Olympics được tổ chức từ ngày 24/7 đến 9/8/2020 và Paralympics kéo dài đến ngày 6/9/2020. Dự kiến hơn 600.000 du khách sẽ đổ về Tokyo trong thời gian diễn ra sự kiện thể thao này.

Hành khách chen cứng trên tàu điện ngầm Tokyo. Ảnh: CNN
Hành khách chen cứng trên tàu điện ngầm Tokyo. Ảnh: CNN

Azuma Taguchi, giáo sư đại học Chuo, năm ngoái cho hay các chuyến tàu ở Tokyo có thể đạt tới 200% công suất vào những lúc cao điểm. “Tuy nhiên, có khả năng con số này sẽ tăng gấp rưỡi trong thời gian diễn ra Olympics”, ông nói, cảnh báo rằng hệ thống tàu điện ngầm sẽ bị tê liệt nếu đạt tới 300% công suất.

Hơn 500.000 nhân viên của công ty công nghệ Fujitsu và hơn 100.000 nhân viên của NEC sẽ tham gia chương trình làm việc từ xa của chính phủ Nhật Bản, vốn được thử nghiệm trên quy mô nhỏ hơn từ năm 2017. Công ty điện tử Ricoh cũng sẽ đóng cửa trụ sở để 2.000 nhân viên làm việc từ xa.

Chương trình thử nghiệm năm 2017 từng thu hút 63.000 lao động Nhật Bản tham gia và tăng lên 300.000 lao động, thuộc 1.682 tổ chức, khi áp dụng vào năm 2018.

Anh Ngọc
Theo VnExpress/ CNN

The post 600.000 người Tokyo được đề nghị làm việc ở nhà để tránh tắc nghẽn giao thông appeared first on 24h Sống xanh.

]]>