Sống mòn – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Fri, 08 Jan 2021 06:44:19 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Sống mòn – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 6 tiểu thuyết kinh điển văn học được chuyển thể thành phim https://24hsongxanh.vn/6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-thanh-phim/ Fri, 08 Jan 2021 06:44:19 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=53687 6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-the-thanh-phim

Tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng là một trong những tác phẩm nhiều lần được chuyển thể thành phim. Ra đời cách đây 75-90 năm, nhưng những tiểu thuyết kinh điển của nền văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945 vẫn có sức hút đặc biệt đối với lĩnh vực giải […]

The post 6 tiểu thuyết kinh điển văn học được chuyển thể thành phim appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-the-thanh-phim

Tiểu thuyết “Số đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng là một trong những tác phẩm nhiều lần được chuyển thể thành phim.

Ra đời cách đây 75-90 năm, nhưng những tiểu thuyết kinh điển của nền văn học Việt Nam thời kỳ 1930-1945 vẫn có sức hút đặc biệt đối với lĩnh vực giải trí, trong đó có điện ảnh.

Số đỏ

Số đỏ là một trong những tiểu thuyết làm nên tên tuổi của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ. Từ một kẻ lưu manh, hạ lưu, nhờ vào trào lưu Âu hóa của giới tiểu tư sản Hà Nội khi đó, Xuân bỗng chốc đổi đời, nhảy lên tầng lớp danh giá của xã hội.

Số đỏ ra mắt lần đầu tiên dưới dạng truyện đăng đều kỳ trên tuần san Hà Nội báo (từ giữa năm 1936 đến đầu năm 1937). Năm 1938, Số đỏ được nhà in Lê Cường xuất bản lần đầu.

6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-the-thanh-phim
Tiểu thuyết Số đỏ do Đông A và NXB Văn học liên kết phát hành dựa trên bản in lần đầu năm 1938. Ảnh: Đông A.

Năm 1990, nhà biên kịch Hứa Văn Định chuyển thể tiểu thuyết Số đỏ thành phim. Phim do Hãng Phim truyện Việt Nam sản xuất và được thực hiện bởi 2 đạo diễn là Hà Văn Trọng và Lộng Chương.

Phim có sự tham của các diễn viên: Xuân Trọng vai Xuân Tóc đỏ, Thanh Trầm vai bà Phó Đoan, Phạm Bằng vai cụ Cố Hồng, Như Quỳnh vài bà Văn Minh, Trần Tiến vai TYPN, Trịnh Trịnh vai thầy Min đơ, Trịnh Mai vai thầy Min toa…

Năm 2013, Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục chuyển thể tiểu thuyết Số đỏ kết hợp với hai tác phẩm phóng sự khác của Vũ Trọng Phụng là Cơm thầy cơm cô và Kỹ nghệ lấy tây thành phim truyền hình Trò đời.

Và gần đây nhất, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh chia sẻ anh sẽ làm phim điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết Số đỏ. Dự kiến phim khởi quay trong năm nay.

Sống mòn

Sống mòn là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm được viết vào năm 1944với tên gọi ban đầu là Chết mòn. Năm 1956, Nhà xuất bản Văn nghệ ra mắt lần đầu tác phẩm này và đổi tên là tên Sống mòn.

Sống mòn đề cập đến tấn bi kịch của người trí thức trong xã hội nửa đầu thế kỷ XX. Nhân vật chính của tiểu thuyết là giáo Thứ – người từ bỏ cuộc sống chốn làng quê lên Hà Thành làm thầy giáo với hy vọng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-the-thanh-phim
Một poster phim Làng Vũ đại ngày ấy.

Tuy nhiên những mơ ước của giáo Thứ đã dần lụi tàn theo cuộc sống cơ cực, với nhiều mối lo đè nặng lên vai anh, hay bị đối xử ích kỷ, hẹp hòi bởi những người xung quanh.

Năm 1982, Sống mòn cùng các truyện ngắn nổi tiếng khác của Nam Cao là Chí Phèo và Lão Hạc được đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển thể thành phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Phim có sự tham gia của diễn viên Hữu Mười vai Thứ, Bùi Cường vai Chí Phèo, Đức Lưu vai Thị Nở, nhà văn Kim Lân vai Lão Hạc.

Tắt đèn

Tắt đèn là tiểu thuyết xuất sắc của nhà văn Ngô Tất Tố. Tác phẩm nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dânViệt Nam đầu thế kỷ XX. Nhân vật chính của Tắt đèn là Chị Dậu một người phụ nữ nông dân nghèo, buộc phải phải bán con kiếm tiền nộp sưu chuộc chồng.

6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-the-thanh-phim
Ảnh trong phim Chị Dậu năm 1980.

Tắt đèn được nhà xuất bản Mai Lĩnh xuất bản lần đầu vào năm 1939. Trước đó, trên báo Tương lai (1936) có đăng truyện Một ổ chó và một đứa con đứng tên Thôn Dân. Sau đó, trên 10 số của báo Việt nữ (1937) liên tiếp đăng tác phẩm Tắt đèn ghi rõ là “tiểu thuyết xã hội của Ngô Tất Tố”.

Năm 1980, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã chuyển thể Tắt đèn thành phim Chị Dậu. Phim có sự tham gia của diễn viên Lê Vân vai chị Dậu, Ạnh Thái vai anh Dậu, nhà văn Nguyễn Tuân vai cụ cố, nhà văn Kim Lân vai Lý Cựu…

Bỉ vỏ

Bỉ vỏ là tiểu thuyết đầu tay của nhà văn Nguyên Hồng. Tác phẩm viết về số phận của một người đàn bà lưu manh mang tên Tám Bính.

Bính vốn là một cô gái quê hiền lành, nhưng vì nhẹ dạ nên đã có thai với một gã thư ký đạc điền và bị bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Không thể chịu được những tục lệ cay nghiệt, đẻ xong, Bính phải bỏ làng ra đi. Ra đến Hải Phòng, Bính liên tiếp sa vào những cảnh thê thảm tàn bạo khác. Bị hãm hiếp, bị lừa lọc, trở thành tội phạm, rồi bị buộc phải làm nghề mại dâm.

6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-the-thanh-phim
Tiểu thuyết Bỉ vỏ do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn liên kết phát hành. Ảnh: sachnhanam.

Cuối cùng Bính lấy Năm Sài Gòn và biến thành một “đàn chị” – một tay lưu manh chuyên nghiệp hành nghề thành thạo ở trên tàu, dưới bến.

Bỉ vỏ được đạo diễn Lương Đức chuyển thể thành phim vào năm 1990. Phim có sự tham gia của Hoàng Cúc vai Tám Bính, Dũng Nhi vài Năm Sài Gòn…

Giông tố

Giống tố là một trong bốn tiểu thuyết đặc sắc của Vũ Trọng Phụng. Tác phẩm được xuất bản tại Hà Nội và in thành sách lần đầu tiên vào năm 1937.

Giông tố bắt đầu bằng chuyện cô Mịch bị Nghị Hách, triệu phú Bắc Kỳ, lừa vào ôtô cưỡng dâm. Quá uất ức, ông Đồ Uẩn làng Quỳnh Thôn đã đâm đơn kiện. Quan huyện trẻ là người theo Tây học, có đầu óc tân tiến muốn làm sáng tỏ vụ án nhưng cuối cùng tiền bạc và thế lực của Nghị Hách đã thắng… Sau nhờ sự thu xếp của Tá Anh, con trai Nghị Hách, cô Mịch được lão Nghị cưới về làm vợ Tư…

6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-the-thanh-phim
Trọng Khôi trong vai Nghị Hách, phim Giông tố.

Năm 1991, Giông tố được đạo diễn Nguyễn Mạnh Lãi chuyển thể thành phim truyện.

Phim có sự tham gia của các diễn viên: Yến Chi vai Thị Mịch, Trọng Khôi vai Nghị Hách, Mạnh Cường vai Long, Hoàng Cúc vai Thị Kiểm, Quốc Khánh vai Vạn Tóc Mai (con Nghị Hách), Anh Tú vai Tú Anh (con Nghị Hách)…

Lá ngọc cành vàng

Lá ngọc cành vàng là đoản thiên tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Tác phẩm được viết xong năm 1935 và xuất bản lần đầu tiên vào tháng 5/1939.

Lá ngọc cành vàng kể về Nga – một tiểu thư con quan tri phủ – đem lòng yêu thương tình si gửi đến cho Chi, con trai của một mụ bán hàng quán góa chồng nghèo xơ xác.

6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-the-thanh-phim
Phim Lá ngọc cành vàng, năm 1989

Gia đình quan tri phủ biết được thì tìm mọi cách ngăn cản cấm đoán mối tình ngang trái ấy. Ông quan tri phủ cho rằng cái mối tình không môn đăng hộ đối ấy là một tội bất hiếu với liệt tổ liệt tông và ông đã lạm dụng quyền làm cha mà hành hạ tinh thần của cả Nga và Chi rất khắc nghiệt.

Năm 1989, phim Lá ngọc cành vàng chuyển thể từ tiểu thuyết được công chiếu lần đầu. Diễn viên Thu Hà đóng vai Nga, Vũ Đình Thân vai Chi, Trịnh Thịnh vai quan tri phủ…

Minh Châu

Theo Zing.vn

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/6-tieu-thuyet-kinh-dien-van-hoc-duoc-chuyen-the-thanh-phim-post1170371.html

The post 6 tiểu thuyết kinh điển văn học được chuyển thể thành phim appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sống mòn giữa rừng già https://24hsongxanh.vn/song-mon-giua-rung-gia/ Mon, 17 Jun 2019 05:34:20 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=5806 Tương lai những đứa trẻ này đáng lo khi tỷ lệ đi học rất thấp

Đêm xuống, leo lét ánh điện trong những căn nhà tạm bợ, rách nát giữa rừng già là bao phận người lay lắt, khốn cùng trong cuộc mưu sinh. Hai làng Hà Đừng 1, 2 của xã Đăk Rong, H.Kbang có thể gọi là những làng nghèo nhất của tỉnh Gia Lai khi tỷ lệ […]

The post Sống mòn giữa rừng già appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tương lai những đứa trẻ này đáng lo khi tỷ lệ đi học rất thấp

Đêm xuống, leo lét ánh điện trong những căn nhà tạm bợ, rách nát giữa rừng già là bao phận người lay lắt, khốn cùng trong cuộc mưu sinh.

Hai vợ chồng Đinh Văn Đan vật lộn với cuộc mưu sinh khốn khó.
Hai vợ chồng Đinh Văn Đan vật lộn với cuộc mưu sinh khốn khó

Hai làng Hà Đừng 1, 2 của xã Đăk Rong, H.Kbang có thể gọi là những làng nghèo nhất của tỉnh Gia Lai khi tỷ lệ hộ nghèo, đói suýt soát 100%. Đêm xuống, leo lét ánh điện trong những căn nhà tạm bợ, rách nát giữa rừng già là bao phận người lay lắt, khốn cùng trong cuộc mưu sinh.

Thấy người lạ, Đinh Nghoêu ngây người ra. Có lẽ nơi bản làng xa vắng này hiếm khi có những cuộc viếng thăm đột ngột như thế. Nghoêu nhỏ thó so với cái tuổi 16 của cậu. Nhà có 7 anh em, cậu là con thứ 4, chỉ học đến lớp 4 thì bỏ học. Cả nhà sống lay lắt với vài sào lúa rẫy, năng suất chừng 5 – 7 tạ/ha. “Cái chữ khó quá mà, mình học không được. Về nhà thôi!”, Nghoêu gãi đầu phân bua. Chuyện học ở đây là thế dù thầy cô đã cố công vào tận nhà rẫy từ 3 – 4 giờ sáng đưa các em đến lớp.

Cả làng thiếu chữ

Cái tin Đinh Láp đi nghĩa vụ quân sự như cơn lốc tràn tới làng. Biết bao năm rồi làng mới có người… học cao như thế! Chả là học hết bậc THCS ở xã, Láp ra trung tâm H.Kbang theo học hết bậc THPT. Cứ đầu tuần là cơm đùm gạo bới vượt hơn 50 km đến trường, hết gạo lại về lấy. Chỗ ở thì trường có khu tập thể giáo viên, các thầy cô ưu ái cho ở nhờ. Nhà nghèo nên suốt những năm học THPT, Láp ăn uống rất kham khổ. Thi thoảng, các thầy cô thương tình lại “viện trợ” cho ít thực phẩm, dù họ cũng chẳng dư dả gì. Vậy rồi cũng qua. Cậu trở thành người hiếm hoi của làng có đường học hành tốt nhất.

Ngày Láp lên đường tòng quân, làng nghèo nhưng già làng vẫn quyết định làm ngay con heo và vài con gà tiễn cậu. Gương mặt ai cũng hể hả, họ nói tiễn Láp đi làm cán bộ nên vui! Với lại, lâu lắm do khổ quá, làng cũng chẳng có hội hè gì. Láp lên đường mang theo cả ước vọng đổi đời của làng, như là việc chung vậy.

Cả hai làng có 287 hộ với 1.063 nhân khẩu, tất cả đều là người Ba Na, hầu hết chỉ học chưa hết hoặc xong bậc THCS là nghỉ, ở nhà làm rẫy. Trẻ con học một buổi, buổi còn lại theo bố mẹ vào rừng ở trong những nhà đầm (nhà tạm). Chuyện 3 – 4 giờ sáng, giáo viên vào nhà đầm tìm các em chở ra trường cho kịp buổi học ở đây không là chuyện lạ. Bố mẹ cũng chẳng thiết tha chuyện học của con. “Cán bộ xem, đói mới chết thôi chứ thiếu chữ không ai chết cả”, Đinh Vanh, một người làng nói.

Tương lai những đứa trẻ này đáng lo khi tỷ lệ đi học rất thấp
Tương lai những đứa trẻ này đáng lo khi tỷ lệ đi học rất thấp

Chuyện học của các em là vậy. Làm nông năng suất thấp, rảnh thì họ vào rừng hái nấm và một số lâm sản phụ bán cho các đại lý ở ngay xã. Số tiền ít ỏi đó lại đổ vào các cuộc nhậu mềm môi. Ở đây, thứ rượu gạo cứ 12.000 – 13.000 đồng/lít, không lấy gì làm bảo đảm về chất lượng luôn sẵn có. Và nó là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thanh niên mỗi ngày mềm môi, bã người trong men rượu. Thanh niên chưa đọc thông viết thạo đã thạo uống rượu. Cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu như vòng kim cô trói chặt cuộc đời họ với lầm than.

Vọng buồn làng xa

Lúc chúng tôi đến, làng đang huy động người dời nhà cho Đinh Bơn. Mới 39 tuổi mà gương mặt anh đã xọm lại. Nói 50 tuổi chắc cũng chẳng ai dám cãi. Chẳng là xã ủi đường vào làng, đã vận động nhà Bơn ra một khoảnh đất khác trong làng để con đường được mở thẳng vào làng. Nhìn quanh nhà không thấy gì đáng giá ngoài mấy bao lúa nằm chỏng chơ bên chái nhà. Đứa con đầu của vợ chồng Bơn sinh năm 2000 và cứ thế, họ sòn sòn 2, 3 năm một đứa. Chỉ vào 4 đứa con có vẻ suy dinh dưỡng, chúng tôi hỏi có đẻ nữa không? Đinh Thị Beo, vợ của Bơn, chỉ biết cười bẽn lẽn.

Bơn kể: “Nhà mình mùa này làm được 15 bao lúa (50 kg/bao), ăn khoảng 3 – 4 tháng thì hết gạo. Đói thì ăn thêm củ mì. Rồi vào rừng tìm nấm, tìm mật ong… về bán lấy tiền mua gạo nuôi con. Đói miết à! Nhiều nhà trong hai làng cũng như nhà mình thôi. Ít có người đủ ăn cả năm lắm. Lúa nước cũng có nhưng ít lắm. Cả lúa rẫy, lúa nước cũng chỉ làm được một vụ thôi. Thiếu nước mà! Dẫn cái nước về nhiều tiền lắm”.

Cách nhà vợ chồng Bơn không xa là căn nhà ọp ẹp của vợ chồng Đinh Văn Đan. Bên trong nhà không có gì đáng giá ngoài chiếc giường gỗ cũ kỹ. Đinh Văn Đan (22 tuổi) và vợ là Đinh Thị Doth (20 tuổi) cùng 2 đứa con ngồi bó gối nhìn ra. Gương mặt Đan vẫn còn đỏ ửng và đờ đẫn trong hơi rượu dù lúc này chỉ mới 10 giờ sáng. Những bộ áo quần bám đầy đất đỏ, cũ mèm vắt đầy trong căn nhà. 16 tuổi Doth cưới chồng, con lớn cũng đã 4 tuổi. Thế nhưng cả hai vợ chồng đều không biết chữ và cuộc sống đều nhờ vào “mấy đám lúa rẫy” như lời Đan nói.

“Lúa rẫy mình ở xa, đi bộ mất cả tiếng ấy chứ! Nhưng làm lúa rẫy không cho hạt bao nhiêu, cả nhà mình không đủ ăn mà”, Đan kể. Hỏi Đan có trồng và nuôi thêm con gì để phát triển kinh tế không, Đan cười ngây ngô: “Mình có biết trồng, nuôi con gì đâu, mình không đi học mà, nuôi cũng chết hết à. Với lại tiền vốn cũng không có thì biết trồng, nuôi thêm cái gì được. Cũng có người đem hàng vào bán nhưng ít khi mua lắm, không có tiền đâu”.

Một góc làng Hà Đừng 1 với đa số nhà cửa tạm bợ
Một góc làng Hà Đừng 1 với đa số nhà cửa tạm bợ

May mắn nhất lúc này là đứa con gái đầu của hai vợ chồng được chính quyền vận động đi học thường xuyên ở lớp mẫu giáo mở ngay tại làng nên khá dạn dĩ với người lạ. Còn Doth dù chúng tôi hỏi gì cũng chỉ cười, trả lời nhát gừng vì ngại và thiếu chữ. Cũng như nhiều người Ba Na khác ở hai làng, cuộc sống của gia đình họ cứ trôi qua nhạt nhòa, khốn khó.

Dạo quanh làng một vòng, chúng tôi thấy hiếm nhà nào có các phương tiện tối thiểu như radio, ti vi hay sang hơn một chút là tủ lạnh. Cứ đến tối, đàn bà trong làng tụm lại nói những câu chuyện không đầu không đuôi và chờ chồng đang ngật ngưỡng trong men rượu với đám đàn ông trong làng. Trẻ con không có trò gì chơi, cứ chạy đuổi nhau huỳnh huỵch chán, mệt thì về nhà, cứ để nguyên những bàn chân trần đầy đất bẩn lăn ra ngủ. Ngày qua ngày, cuộc sống nơi đây vẫn thế.

Ông Đinh Văn Chá, Phó chủ tịch UBND xã Đăk Rong, cho biết: “Số không có ruộng thì có rẫy. Đất đai tốt nhưng thiếu kỹ năng, nhận thức hạn chế. Mỗi hộ trung bình có từ 1 – 2 ha nhưng không biết làm, khổ miết. Trẻ em đến trường cũng không nhiều, cứ học lên được vài lớp thì nghỉ. Có đứa học lên lớp 8, lớp 9 nhưng ít thôi. Riêng làng Hà Đừng 1 có 5 hộ chưa có nhà ở, 100 hộ nhà ở tạm bợ”.

Đêm dần xuống. Vẳng lại tiếng chim gọi bạn nơi rừng già vọng về. Cảnh làng như chìm xuống, cô tịch, lọt thỏm giữa mênh mông núi rừng.

Trong cuộc làm việc mới đây giữa Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai với H.Kbang và xã Đăk Rong, ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai, nhấn mạnh phải huy động nhiều nguồn lực để giúp bà con giảm nghèo, thoát nghèo nhanh.

“Các đoàn thể, các ngành chuyên môn phải xắn tay vào giúp dân, giúp họ tiếp cận kiến thức về khoa học kỹ thuật trong canh tác, giúp tiếp cận vốn vay ưu đãi và cách sử dụng vốn hiệu quả, không để dân đói nghèo thế này. Phải làm bằng được để giúp dân”, ông Trang nói.

Trần Hiếu
Theo Thanh Niên Online

The post Sống mòn giữa rừng già appeared first on 24h Sống xanh.

]]>