sa sút trí tuệ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 04 Aug 2020 07:57:38 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png sa sút trí tuệ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Thay đổi lối sống có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa tới 40% các ca sa sút trí tuệ https://24hsongxanh.vn/thay-doi-loi-song-co-tri-hoan-hoac-ngan-ngua-toi-40-cac-ca-sa-sut-tri-tue/ Tue, 04 Aug 2020 07:57:38 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=43453 thay-doi-loi-song

Uống rượu quá nhiều, phơi nhiễm các chất ô nhiễm không khí và các chấn thương đầu đều làm gia tăng nguy cơ rủi ro về sa sút trí tuệ, các chuyên gia cho biết điều đó khi đề cập đến 12 yếu tố liên quan đến lối sống của con người. Khoảng 50 triệu […]

The post Thay đổi lối sống có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa tới 40% các ca sa sút trí tuệ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
thay-doi-loi-song

Uống rượu quá nhiều, phơi nhiễm các chất ô nhiễm không khí và các chấn thương đầu đều làm gia tăng nguy cơ rủi ro về sa sút trí tuệ, các chuyên gia cho biết điều đó khi đề cập đến 12 yếu tố liên quan đến lối sống của con người.

Khoảng 50 triệu người trên khắp thế giới phải “sống chung với sa sút trí tuệ”, trong đó có 850.000 người ở Anh. Đến năm 2040, ước tính sẽ có 1,2 triệu người rơi vào trường hợp sa sút trí tuệ ở Anh và xứ Wales. Hiện vẫn chưa có phương pháp nào điều trị hiệu quả căn bệnh này.

thay-doi-loi-song
850.000 người ở Anh mắc chứng sa sút trí tuệ.

Dẫu vậy, trong khi có một số yếu tố rủi ro dẫn đến sa sút trí tuệ không thể thay đổi, ví dụ như các gene cụ thể liên quan đến căn bệnh này, nhiều yếu tố có thể giảm nhẹ liên quan đến lối sống.

“Tiềm năng ngăn ngừa sa sút trí tuệ – anh có thể làm những điều để giảm bớt nguy cơ rủi ro sa sút trí tuệ cho cho mình, bất kể đang ở giai đoạn nào của cuộc đời”, Gill Livingston, giáo sư tâm thần học người cao tuổi tại trường College London và đồng tác giả của báo cáo 2020 của Lancet “Dementia prevention, intervention, and care”. Bà cho biết thêm những thay đổi trong lối sống có thể làm giảm đi những khả năng phát triển bệnh sa sút trí tuệ trong cả những ca có hay không có nguy cơ rủi ro cao về gene.

Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu trước đó về một phần ba trường hợp sa sút trí tuệ có thể được ngăn ngừa bằng việc giải quyết các nhân tố lối sống, bao gồm mất thính lực tuổi trung niên, trầm cảm, ít được học tập khi còn nhỏ và hút thuốc.

Nghiên cứu cũng cân nhắc các bằng chứng mới nhất, phần lớn từ các quốc gia thu nhập cao, với việc bổ sung thêm ba yếu tố rủi ro vào danh sách của mình. Nó cho thấy 1% các ca sa sút trí tuệ trên toàn thế giới là do uống nhiều rượu ở giai đoạn trung niên, 3% chấn thương đầu ở giai đoạn trung niên và 2% là kết quả của phơi nhiễm không khí ô nhiễm trong giai đoạn về già – dẫu họ cảnh báo là yếu tối cuối cùng có thể còn bị đánh giá chưa đúng mức về độ nguy hiểm.

Trong khi một số hành động có thể được giải quyết ở cấp độ cá nhân thì vẫn cần nhiều hành động ở cấp chính phủ để thay đổi, Livingston nói. Báo cáo cũng nêu một danh sách gồm chín đề xuất, trong đó bao gồm việc cải thiện chất lượng không khí và thúc dục các nhà hoạch định chính sách “có tham vọng để ngăn ngừa”.

Livingston đề cao chiến lược của ông Boris Johnson trong việc giải quyết bệnh béo phì và giảm thiểu trường hợp chết vì Covid-19, vì béo phì và thiếu luyện tập là một trong những yếu tố gây rủi ro dẫn đến sa sút trí tuệ. “Có thể rất hữu ích, đặc biệt nếu mọi người bắt đầu nghĩ về những yếu tố dẫn đến khả năng béo phì và khiến mọi người cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng xe đạp,” bà nói.

Livingston nói, 40% trường hợp rất lạc quan nhưng việc xác định dược 12 nhân tố rủi ro và giảm thiểu chúng không thể giải quyết hoàn toàn mọi vấn đề nhưng những bước nhỏ cũng có thể cải thiện được vấn đề. Nghiên cứu đã cho thấy, tỉ lệ mắc sa sút trí tuệ ở châu Âu và Bắc Mĩ đã sụt giảm khoảng 15% mỗi thập kỷ trong suốt ba thập kỷ qua – nguyên nhân là những thay đổi trong lối sống như giảm thiểu việc hút thuốc – ngay cả khi số lượng người ở tình trạng sa sút trí tuệ tăng khi con người sống thọ hơn.

thay-doi-loi-song
Các nhà nghiên cứu đề xuất những thay đổi trong lối sống để giảm bớt nguy cơ rủi ro.

Tác động của những can thiệp về lối sống có khả năng hiệu quả bậc nhất với cả các cá nhân có mức sống thấp và các quốc gia thu nhập trung bình và thấp. “Tôi không nghĩ là có sự trùng hợp ngẫu nhiên về việc giảm tỷ lệ sa sút trí tuệ ở các quốc gia thu nhập cao với con người được giáo dục tốt hơn”, Livingston nói. “Nhưng chúng tôi đang chờ đợi vào năm 2050 là hai phần ba số người mắc sa sút trí tuệ sẽ giảm ở các quốc gia thu nhập thấp, nếu quỹ đạo này tiếp tục.”

Hiện chưa rõ ràng là liệu mọi nhân tố rủi ro đều hoàn toàn là một nguyên nhân hay là một hệ quả của sa sút trí tuệ. Báo cáo cho biết “trầm cảm có thể là một nhân tố rủi ro cho sa sút trí tuệ nhưng sa sút trí tuệ ở giai đoạn cuối đời có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm”.

thay-doi-loi-song
Việc tập luyện thường xuyên cũng có thể tạo ra sự khác biệt.

Fiona Carragher, giám đốc nghiên cứu và là người có ảnh hưởng ở Alzheimer’s Society, nơi tham gia cấp kinh phí cho nghiên cứu này, đã kêu gọi thúc đẩy nghiên cứu về sa sút trí tuệ, và cảnh báo là các đóng góp thiện nguyện cho nghiên cứu y học đã giảm đi tới 40% trong ngân sách đầu tư cho nghiên cứu do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Fiona Matthews, giáo sư bệnh truyền nhiễm tại trường đại học Newcastle, nguwoif không tham gia vào nghiên cứu này, cho rằng sự tập trung vào lối sống không có nghĩa là con người cảm thấy mình đáng trách nếu có bệnh sa sút trí tuệ. “Chúng ta có thể hành động để giảm bớt nguy cơ rủi ro cấp độ cá nhân và xã hội nhưng ngay cả khi với những nhân tố rủi ro này thì cũng chỉ có ở 50% trường hợp sa sút trí tuệ”, bà nhấn mạnh và cho biết thêm là sự gia tăng nguy cơ không có nghĩa là chắc chắn phát triển thành sa sút trí tuệ.

Theo Matthews, việc giải quyết các nhân tố rủi ro liên quan đến lối sống về mặt các nhân và xã hội vẫn còn đóng vai trò quan trọng nhưng sự bất bình đẳng trong y học quần thể như trong thời kỳ Covid-19, phải được hướng đến. “Trong trường hợp chưa có biện pháp điều trị hoặc ngăn chặn sa sút trí tuệ, điều cốt lõi là giảm bớt nguy cơ rủi ro của từng người sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm sự gia tăng số lượng người mắc sa sút trí tuệ do lượng dân số đang bị già hóa”, bà nói.

Thanh Phương

Theo Tạp chí Tia sáng/ The Guardian

 

Link nguồn: https://tiasang.com.vn/-doi-moi-sang-tao/Thay-doi-loi-song-co-the-tri-hoan-hoac-ngan-ngua-toi-40-cac-ca-sa-sut-tri-tue-25400

The post Thay đổi lối sống có thể trì hoãn hoặc ngăn ngừa tới 40% các ca sa sút trí tuệ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sa sút trí tuệ là bệnh gì? https://24hsongxanh.vn/sa-sut-tri-tue-la-benh-gi/ Fri, 20 Sep 2019 02:50:58 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=14432 Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Dấu hiệu sa sút trí tuệ là suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, hoang tưởng, khó khăn trong sinh hoạt và phải lệ thuộc vào người khác. Bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, sa sút trí […]

The post Sa sút trí tuệ là bệnh gì? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Dấu hiệu sa sút trí tuệ là suy giảm trí nhớ, thay đổi tính tình, hoang tưởng, khó khăn trong sinh hoạt và phải lệ thuộc vào người khác.

Bác sĩ Thân Hà Ngọc Thể, Trưởng Khoa Lão – Chăm sóc giảm nhẹ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, sa sút trí tuệ là một nhóm các rối loạn nhận thức đặc trưng bởi giảm trí nhớ, khó khăn trong việc diễn đạt ngôn ngữ, hoạt động, nhận diện đồ vật… Bệnh ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống người bệnh, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Nguyên nhân gây sa sút trí tuệ bao gồm di truyền, ảnh hưởng từ bệnh alzheimer, đột quỵ não, parkinson, lạm dụng nhóm thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm… trong thời gian dài. Bệnh thường xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi nhưng không phải quá trình lão hóa bình thường mà là một bệnh lý cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Triệu chứng tùy vào từng giai đoạn bệnh. Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể suy giảm trí nhớ ngắn hạn, thay đổi tính tình, dễ nóng giận và kích động. Giai đoạn trung bình, người bệnh khó khăn trong tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân; mất khả năng tiếp thu thông tin mới, rối loạn định hướng về không gian và thời gian. Bệnh nhân có thể gặp hoang tưởng bị ám hại, vô cớ tấn công người khác. Ở giai đoạn nặng, người bệnh mất toàn bộ khả năng sinh hoạt, hoàn toàn lệ thuộc vào người chăm sóc. Người bệnh không nhận biết được người thân trong gia đình, mất khả năng đi lại. Các biến chứng của giai đoạn cuối là suy kiệt, thiếu dinh dưỡng, viêm phổi hít và loét do tỳ đè.

Dấu hiệu bệnh thường hay bị bỏ sót, nếu phát hiện thì đã bước vào giai đoạn trung bình hoặc nặng. Việc nhận biết và phòng tránh những nguyên nhân gây bệnh là điều rất quan trọng, giúp giảm những ảnh hưởng xấu“, bác sĩ Thể nói.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc để điều trị các triệu chứng nhận thức, rối loạn hành vi tâm thần thì việc chăm sóc người bệnh đúng cách, tập luyện chức năng nhận thức góp phần quan trọng trong việc khôi phục và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Ngoài ra, cần phải chú ý điều trị tốt các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, parkinson… khi điều trị cho người bệnh sa sút trí tuệ.

Bác sĩ Thể khuyến cáo, tình trạng sa sút trí tuệ có thể được cải thiện nếu phát hiện sớm và can thiệp đúng cách, cần nâng cao sự hiểu biết và cách phòng ngừa bệnh trong cộng đồng. Đối với người cao tuổi, nên ăn uống cân bằng, đủ chất, tránh những thực phẩm chứa nhiều mỡ, đường và muối. Tăng cường luyện tập thể thao, chơi các trò chơi trí tuệ, tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội, sống vui vẻ, lạc quan. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế rượu, bia, thuốc lá và điều trị tốt các bệnh phối hợp như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, parkinson, phòng ngừa đột quỵ…

Sáng 22/9, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM khám miễn phí cho 300 người cao tuổi. Bệnh nhân được kiểm tra sinh hiệu đường huyết, đánh giá các hoạt động chức năng cơ bản và sinh hoạt hàng ngày, thực hiện các test tầm soát rối loạn trí nhớ nhận thức. Đăng ký (028) 3952 5449.

Cẩm Anh

Theo VnExpress

 

The post Sa sút trí tuệ là bệnh gì? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những lợi ích về sức khoẻ khi biết thêm một ngôn ngữ khác https://24hsongxanh.vn/nhung-loi-ich-ve-suc-khoe-khi-biet-mot-ngon-ngu-khac/ Tue, 23 Jul 2019 10:31:06 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8640

Bạn có thể đã nghe nói rằng học một ngôn ngữ khác là một phương pháp để ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm chứng mất trí nhớ. Sa sút trí tuệ dẫn đến việc mất khả năng nhận thức và dạng phổ biến nhất được gọi là bệnh Alzheimer. Tại thời điểm này, […]

The post Những lợi ích về sức khoẻ khi biết thêm một ngôn ngữ khác appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Bạn có thể đã nghe nói rằng học một ngôn ngữ khác là một phương pháp để ngăn chặn hoặc ít nhất là làm chậm chứng mất trí nhớ.

Sa sút trí tuệ dẫn đến việc mất khả năng nhận thức và dạng phổ biến nhất được gọi là bệnh Alzheimer. Tại thời điểm này, các nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được hiểu rõ và do đó, chưa có cách nào chứng minh có thể ngăn chặn căn bệnh đó. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng việc học ngoại ngữ có thể giúp trì hoãn việc mất trí nhớ.

Xét nghiệm di truyền mới có thể chỉ ra rủi ro mà đứa trẻ phải đối diện trong tương lai – nhưng không phải căn bệnh nào cũng chữa được – Ảnh: Miller Mobley

Sự khác biệt giữa quên và mất trí nhớ, giữa bộ não và cơ bắp

Để khám phá khả năng này sâu sắc hơn, chúng ta hãy xem xét một số quan niệm sai lầm phổ biến về chứng mất trí nhớ và bộ não lão hóa. Trước hết, chứng mất trí nhớ không phải là một phần tất yếu của quá trình lão hóa thông thường. Có những người lớn tuổi không bị bệnh Alzheimer hay các dạng sa sút trí tuệ khác. Điều quan trọng cần nhớ là chứng mất trí nhớ không giống như chứng hay quên thông thường. Ở mọi lứa tuổi, chúng ta có thể gặp khó khăn khi tìm kiếm một từ chính xác hoặc nhớ tên của người vừa gặp. Những người mắc chứng mất trí nhớ sẽ có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, như cảm thấy bối rối hoặc bị lạc ở một nơi quen thuộc. Hãy nghĩ về nó theo cách này: Nếu bạn quên nơi bạn đã đỗ xe tại trung tâm thương mại thì đó là điều bình thường, nhưng nếu bạn quên cách lái xe thì lại là tín hiệu cho thấy điều gì đó nghiêm trọng hơn đang diễn ra.

Có một ý tưởng cho rằng chứng mất trí nhớ có thể được ngăn chặn dựa trên việc so sánh não với cơ bắp. Điều quan trọng là bạn phải rèn luyện trí não của bạn giống như rèn luyện cơ bắp. Nhưng không giống như cơ bắp, não luôn hoạt động và hoạt động ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi và ngủ. Ngoài ra, một số tế bào cơ chỉ có tuổi thọ vài ngày trong khi các tế bào não tồn tại suốt đời. Không chỉ vậy, có một số tế bào não mới được tạo ra trong suốt vòng đời của một con người. Vì vậy, việc so sánh bộ não với cơ bắp là không chính xác và sai lệch.

Hiện tại có rất nhiều ứng dụng máy tính, trực tuyến và thiết bị di động tuyên bố rằng sẽ giúp bạn rèn luyện trí não, tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng những loại hình đào tạo này chỉ có thể cải thiện khả năng của một người trong một nhiệm vụ. Nói cách khác,  giải các câu đố ô chữ sẽ giúp bạn trở thành người giải câu đố ô chữ tốt hơn nhưng không thể nâng cao các khả năng nhận thức khác của bạn.

Biết song ngữ hay đa ngôn ngữ giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ

Thông thạo hai hoặc nhiều ngôn ngữ giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ – Ảnh Shutterstock

Bằng chứng tốt nhất cho thấy việc học ngoại ngữ mang lại lợi ích nhận thức đến từ nghiên cứu với những người đã biết song ngữ. Song ngữ thường xảy ra khi trẻ tiếp xúc với hai ngôn ngữ, hoặc ở nhà khi mẹ nói tiếng Hà Lan, bố nói tiếng Tây Ban Nha hoặc trẻ đang sinh sống ở một đất nước khác với quê hương của cha mẹ. Nhưng song ngữ chắc chắn là điều cần thiết khi bạn học đại học, đi du lịch hoặc đi làm việc. Song ngữ và đa ngôn ngữ ngày nay phổ biến trên thế giới. Trên thực tế, người ta đã ước tính rằng thế giới có số người nói đơn ngữ ít hơn so với song ngữ và đa ngôn ngữ. Mặc dù ở nhiều quốc gia, hầu hết cư dân chỉ chia sẻ một ngôn ngữ (ví dụ như Đức và Nhật Bản) nhưng nhiều quốc gia khác đang có vài ngôn ngữ chính thức. Ví dụ như Thụy Sĩ có 4 ngôn ngữ chính thức: tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Ý và tiếng Romansh. Trên khắp các vùng rộng lớn của châu Phi, tiếng Ả Rập, tiếng Swahili, tiếng Pháp và tiếng Anh thường được biết đến và sử dụng bởi những cá nhân thường chỉ nói ngôn ngữ bản địa khi ở trong nhà của họ. Vì vậy, song ngữ và đa ngôn ngữ có sức lan tỏa trên toàn thế giới. Và liên quan đến khả năng nhận thức, những nghiên cứu về những người sở hữu nhiều hơn một ngôn ngữ đã vẽ nên một bức tranh đáng khích lệ.

Những người có khả năng song ngữ luôn vượt trội hơn so với những người chỉ biết đơn ngữ trong các bài kiểm tra về sự chú ý có chọn lọc và khả năng đa nhiệm.  Bên cạnh đó, việc sử dụng song ngữ có tác dụng nâng cao nhận thức nên chúng ta sẽ thấy tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer của những người biết song ngữ thấp hơn so với những người chỉ biết đơn ngữ, hoặc họ bộc phát bệnh mất trí nhớ chậm hơn hắn. Trong thực tế, có bằng chứng để hỗ trợ cho tuyên bố này. Nhà tâm lý học Ellen Bialystok và các đồng nghiệp của bà đã thu được kết quả nghiên cứu từ 184 cá nhân tại một phòng khám về trí nhớ ở Toronto. Dấu hiệu sa sút trí tuệ xuất hiện ở độ tuổi 71,4 với những người chỉ biết đơn ngữ nhưng nếu họ biết song ngữ thì dấu hiệu đó chỉ đến vào độ tuổi 75,5. Sự chậm lại 4 năm rất có ý nghĩa.

Nếu biết song ngữ hoặc đa ngôn ngữ mà lại còn có mối quan hệ xã hội rộng với những người bạn tốt sẽ là phương thuốc hiệu quả để ngăn chứng mất trí nhớ – Ảnh: Internet

Một nghiên cứu riêng biệt được thực hiện ở Ấn Độ, cho thấy kết quả tương tự đáng kinh ngạc: bệnh nhân song ngữ phát triển các triệu chứng sa sút trí tuệ muộn hơn 4,5 năm so với người biết đơn ngữ, dù họ có cùng giới tính và nghề nghiệp.  Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã báo cáo những tác động tích cực khác của song ngữ đối với khả năng nhận thức trong cuộc sống sau này. Điều quan trọng, Bialystok cho rằng những lợi ích tích cực của việc sử dụng song ngữ chỉ thực sự tích lũy cho những người sử dụng cả hai ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi. Nhưng ngay cả khi học ngoại ngữ không phải là phương thuốc kỳ diệu thì việc bạn nói tiếng ngoại quốc tốt hơn sẽ mang lại một loạt các lợi thế về tinh thần lẫn tài chính mà chúng ta đều biết.

Bên cạnh đó, các nghiên cứu khác về sự lão hóa cho thấy rằng việc kết nối với một cộng đồng và có nhiều tương tác xã hội cũng rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự bộc phát của chứng mất trí nhớ. Các cá nhân lớn tuổi có cuộc sống xã hội tích cực, gần như khỏe mạnh hơn so với những người hiếm khi rời khỏi nhà và tương tác với người khác.

Anh Mi lược dịch

Theo Richard Roberts và Roger J. Kreuz/Time

The post Những lợi ích về sức khoẻ khi biết thêm một ngôn ngữ khác appeared first on 24h Sống xanh.

]]>