Rừng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 24 Feb 2021 07:39:56 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Rừng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Nhiều cây hơn không phải lúc nào cũng làm Trái đất mát hơn https://24hsongxanh.vn/nhieu-cay-hon-khong-phai-luc-nao-cung-lam-trai-dat-mat-hon/ Wed, 24 Feb 2021 07:39:56 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=55908 Nhieu-cay-hon-khong-phai-luc-nao-cung-lam-Trai-dat-mat-hon

Nghiên cứu mới của GS. Christopher A.Williams, nhà khoa học môi trường ở trường sau đại học về địa lý, ĐH Clark (Hoa Kỳ) phát hiện ra nạn phá rừng ở Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu như mọi người thường nghĩ; trái lại, ở một […]

The post Nhiều cây hơn không phải lúc nào cũng làm Trái đất mát hơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nhieu-cay-hon-khong-phai-luc-nao-cung-lam-Trai-dat-mat-hon

Nghiên cứu mới của GS. Christopher A.Williams, nhà khoa học môi trường ở trường sau đại học về địa lý, ĐH Clark (Hoa Kỳ) phát hiện ra nạn phá rừng ở Hoa Kỳ không phải lúc nào cũng gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu như mọi người thường nghĩ; trái lại, ở một số nơi, nó còn giúp Trái đất mát hơn. GS. Williams và cộng sự đã xuất bản bài báo “Climate Impacts of U.S. Forest Loss Span Net Warming to Net Cooling” trên tạp chí Science Advances vào ngày 12/2 vừa qua. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng đối với các nỗ lực về quản lý và chính sách liên quan đến rừng để giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Rừng hấp thụ CO2 trong không khí, lưu trữ trong gỗ và đất, làm chậm sự tích tụ khí nhà kính trong khí quyển. Tuy nhiên, đây không phải là tác động duy nhất của rừng với khí hậu. GS. Williams cho biết, một số khu vực rừng tối hơn khác phần khác, khiến chúng hấp thụ nhiều ánh sáng Mặt trời hơn và giữ nhiệt, một quá trình được gọi là “hiệu ứng albedo”. “Chúng tôi nhận thấy ở một số vùng ở Hoa Kỳ như vùng núi phía Tây, nhiều rừng hơn thực sự khiến Trái đất ấm hơn khi xem xét toàn bộ tác động khí hậu, bao gồm cả hiệu ứng carbon và albedo”, GS. Williams cho biết.

Nhieu-cay-hon-khong-phai-luc-nao-cung-lam-Trai-dat-mat-hon
Sự chuyển đổi diện tích rừng từ năm 1986 đến năm 2000. Nguồn: Christopher A. Williams

Nghiên cứu do chương trình Hệ thống Giám sát Carbon của NASA tài trợ với hai khoản tài trợ. Nhóm nghiên cứu của Williams, gồm TS. Huan Gu, nhà khoa học dữ liệu ở Công ty The Climate Corporation và TS. Tong Jiao, đã phát hiện ra trên diện tích bằng ¼ diện tích Hoa Kỳ, mất rừng gây ra tình trạng giảm nhiệt liên tục vì hiệu ứng albedo lớn hơn hiệu ứng carbon. Họ cũng phát hiện ra, mất rừng ở phía Đông sông Mississippi và ở các bang ven biển Thái Bình Dương gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu, trong khi mất rừng ở vùng núi phía Tây giáp Canada và phía Tây dãy núi Rocky có xu hướng dẫn đến giảm nhiệt.

Trước đây các nhà khoa học đã biết, việc tăng cường độ che phủ rừng không thể coi là giải pháp để làm mát hành tinh hoặc giảm thiểu hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng được đánh giá đúng một cách rộng rãi. “Nếu chúng ta không xem xét cả hiệu ứng carbon và albedo, các sáng kiến ​​trồng cây quy mô lớn, chẳng hạn như Sáng kiến ​​2 tỷ cây của Canada và chiến dịch Trồng một tỷ cây của The Nature Conservancy, có thể dẫn đến kết cục đặt cây ở những vị trí phản tác dụng đối với việc làm mát hệ thống khí hậu”, GS. Williams cho biết.

“Vấn đề cốt yếu là đặt đúng cây vào đúng vị trí”, GS. Williams nhận xét. “và các nghiên cứu như của chúng tôi có thể giúp xác định nơi có khả năng làm mát tốt nhất”.

Hằng năm, trên 48 tiểu bang vùng hạ của Hoa Kỳ, khoảng một triệu mẫu Anh rừng đang bị chuyển đổi thành các khu vực không có rừng; nguyên nhân chủ yếu là do sự mở rộng và phát triển của vùng ngoại ô. Nhóm nghiên cứu của GS. Williams phát hiện ra tác động khí hậu thực của 15 năm mất rừng tương đương với khoảng 17% lượng phát thải từ nhiên liệu hóa thạch trong một năm của Hoa Kỳ.

Họ đã dùng vệ tinh viễn thám tiên tiến để mang lại góc nhìn chi tiết và xem xét vấn đề, vốn trước đây chủ yếu bằng các mô hình máy tính. Họ đã xác định chính xác các vị trí mất rừng và nhận dạng nơi đó sẽ trở thành gì trong tương lai – đô thị, nơi canh tác nông nghiệp, đồng cỏ, cây bụi, hoặc một cái gì đó khác. Sau đó, họ định lượng lượng carbon sinh khối rừng thải ra khí quyển và lượng ánh sáng Mặt trời bổ sung được phản xạ ra ngoài không gian. Bằng cách so sánh hai tác động này, họ đo lường tác động thực của việc phá rừng đối với hệ thống khí hậu.

Các bộ dữ liệu và phương pháp mới được sử dụng trong nghiên cứu của GS. Williams cho thấy các công cụ có sẵn để tính đến hiệu ứng albedo. Nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ tạo ra các bộ dữ liệu có thể ứng dụng thực tế để chia sẻ với các nhà quản lý đất đai và các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới trong vòng một hoặc hai năm tới, góp phần đảm bảo những nỗ lực trồng cây của họ tập trung vào đúng nơi và mang lại hiệu quả như dự kiến.

Thanh An

Theo Tạp chí Tia sáng/ phys.org

 

Link nguồn: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Nhieu-cay-hon-khong-phai-luc-nao-cung-lam-Trai-dat-mat-hon-26889

The post Nhiều cây hơn không phải lúc nào cũng làm Trái đất mát hơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Phục hồi rừng: Không chỉ là tăng độ che phủ https://24hsongxanh.vn/phuc-hoi-rung-khong-chi-la-tang-che-phu/ Thu, 31 Dec 2020 07:04:54 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=53419 phuc-hoi-rung

Khoảng cách giữa diện tích rừng và chất lượng rừng cho chúng ta thấy, con đường hồi sinh những cánh rừng và trả lại cho nó sự đa dạng sinh học vốn có sẽ còn rất dài. “Độ che phủ rừng bao nhiêu là phù hợp?” Đó là câu hỏi mà anh Đỗ Trọng Hoàn, […]

The post Phục hồi rừng: Không chỉ là tăng độ che phủ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
phuc-hoi-rung

Khoảng cách giữa diện tích rừng và chất lượng rừng cho chúng ta thấy, con đường hồi sinh những cánh rừng và trả lại cho nó sự đa dạng sinh học vốn có sẽ còn rất dài.

“Độ che phủ rừng bao nhiêu là phù hợp?”

Đó là câu hỏi mà anh Đỗ Trọng Hoàn, Tổ chức Nông lâm Thế giới (ICRAF), đặt ra tại buổi hội thảo “Bảo tồn và phục hồi hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam” diễn ra vào ngày 23/9/2020.

Nếu nhìn theo tiêu chí về diện tích và độ che phủ, dường như Việt Nam đã gần hồi phục được rừng về thời điểm năm 1943 – khi chúng ta có những số liệu đầu tiên về rừng. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến hết năm 2019, Việt Nam có gần 10,3 triệu hecta rừng tự nhiên trong tổng số 14,6 triệu hecta rừng. Diện tích rừng tự nhiên theo số liệu này hiện đang nằm trong cả ba loại hình rừng: đặc dụng (hơn 2 triệu hecta), phòng hộ (hơn 3,9 triệu hecta), và sản xuất (gần 4,3 triệu hecta).

phuc-hoi-rung
Trong bối cảnh Việt Nam sắp triển khai chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, chúng ta cần xác định sẽ trồng loại cây gì và ở đâu để có thể hiện thực hóa mục tiêu góp phần chống biến đổi khí hậu và tăng mức độ đa dạng sinh học. Ảnh: baotuyenquang

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa thời điểm 1943 và 2019 nằm ở chất lượng rừng. Vào nửa đầu thế kỷ 20, rừng Việt Nam là rừng tự nhiên, trong đó diện tích rừng nguyên sinh còn rất lớn. Diện tích rừng theo báo cáo hiện nay còn lại rất ít rừng nguyên sinh, chất lượng đã giảm sút rất nhiều, đa dạng sinh học cạn kiệt, chức năng sinh thái không còn được bảo toàn nguyên vẹn. Cụ thể, độ che phủ rừng Việt Nam hiện nay phụ thuộc vào các diện tích trồng mới, mà trong số đó chủ yếu là các loài cây ngoại lai, tăng trưởng nhanh như keo, bạch đàn. Trong một bài nghiên cứu của mình, ThS Nguyễn Thị Hải Vân, Phó Giám đốc phụ trách mảng nghiên cứu, chính sách của PanNature, cho biết “Những diện tích này khó có thể gọi là rừng, thậm chí còn làm giảm cơ hội cho quá trình tái sinh rừng tự nhiên, làm giảm đa dạng sinh học, chưa kể còn rất kém về khả năng giữ và thấm sâu của nước vốn góp phần làm ổn định đất hay điều hòa các dòng chảy giữa các mùa trong năm”. Đáng chú ý, cũng theo chị, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, các vườn cây công nghiệp này không thể trồng hay phát triển hệ thống nhiều tầng tán trong thời gian dài mà phải thường xuyên làm sạch thực bì hay cây tạp dưới tán để tập trung chất dinh dưỡng cho cây phát triển. “Điều này trở nên đặc biệt nguy hiểm khi các diện tích rừng trồng đã và đang phát triển rất mạnh tại khu vực ven biển miền Trung với địa hình dốc, chia cắt và lượng mưa trung bình hằng năm lớn”.

Chính vì vậy, dù độ che phủ của nước ta đã tăng cao, nhưng trên thực tế chất lượng rừng và tính bền vững của rừng Việt Nam vẫn là một vấn đề còn bỏ ngỏ. Đó cũng chính là điều mà anh Đỗ Trọng Hoàn muốn truyền tải thông qua câu hỏi “Độ che phủ rừng bao nhiêu là phù hợp?” của mình. “Tôi không đưa ra một con số cụ thể nào cả”, anh thừa nhận, bởi độ che phủ rừng không phải là yếu tố quyết định đến chất lượng rừng.

Để đánh giá tác động thực tế của độ che phủ đối với cân bằng nước, ICRAF đã thực hiện một nghiên cứu trên lưu vực Đăk Mi, Quảng Nam. Ở đây, cả người dân và chính quyền địa phương phục hồi rừng bằng cách thông thường là trồng keo và thu hoạch trong khoảng 3, 4 năm. “Chúng tôi đưa ra hai kịch bản chính: phục hồi rừng bằng cách thông thường là trồng keo chu kỳ ngắn hoặc phục hồi rừng bằng keo chu kỳ dài (khoảng 10 năm)”, anh kể lại. Độ che phủ ở cả hai trường hợp tương đương nhau, nhưng khả năng điều tiết nguồn nước của lưu vực thì hoàn toàn thay đổi. Ở trường hợp hai, dòng chảy tràn bề mặt giảm đi, dòng chảy nền và dòng chảy thường xuyên tăng lên. Điều đó cho thấy, “khả năng điều tiết nước của lưu vực không nằm ở độ che phủ, mà ở sự thay đổi trong biện pháp quản lý – cụ thể là từ keo chu kỳ ngắn sang keo chu kỳ dài”, anh Đỗ Trọng Hoàn kết luận.

Trong bối cảnh Việt Nam sắp triển khai chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, chúng ta cần xác định sẽ trồng loại cây gì và ở đâu để có thể hiện thực hóa mục tiêu góp phần chống biến đổi khí hậu và tăng mức độ đa dạng sinh học. Bởi “nếu vẫn tiếp tục theo hướng các loại hình độc canh, tăng trưởng nhanh để đảm bảo cam kết thì hiện trạng khó có thể cải thiện mà còn làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề liên quan đến quản lý, quản trị”, ThS Nguyễn Thị Hải Vân viết trong nghiên cứu.

Rà soát lại chính sách

Độ che phủ không phải là vấn đề duy nhất gây đau đầu cho các nhà môi trường, theo họ, bản thân các chính sách về rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cũng còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, giữa vô vàn các vấn đề cần giải quyết, Việt Nam cần ưu tiên khắc phục điều gì? Theo ông Trần Lê Trà (Tổ chức GIZ Việt Nam), chính phủ nên chú trọng đến bài toán định giá rừng – yếu tố trung tâm không chỉ ảnh hưởng đến vị trí của ngành lâm nghiệp, mà còn tác động đến các bên liên quan như người dân, chính quyền, doanh nghiệp và kiểm lâm.

Giá trị rừng được đề cập đến lần đầu tiên trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004. Theo đó, giá trị của rừng được hiểu là giá trị các lợi ích về lâm sản và môi trường.

Từ năm 2019, các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp thực hiện theo Luật Lâm nghiệp 2017 cùng các nghị định, thông tư bổ sung, trong đó có Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng. Giá rừng đã được xác định cả giá trị cây đứng (giá trị kinh tế trực tiếp) và giá trị sử dụng rừng bao gồm giá trị lâm sản gỗ và lâm sản ngoài gỗ; du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; dịch vụ môi trường rừng; nghiên cứu khoa học, giảng dạy và các nguồn thu hợp pháp khác. Trong khi định giá rừng tự nhiên cũng đã tính thêm hệ số điều chỉnh thiệt hại về chức năng môi trường và sinh thái của rừng (đối với rừng đặc dụng là hệ số 5, rừng phòng hộ hệ số 4, rừng sản xuất là rừng tự nhiên hệ số 3).

Tuy nhiên, theo ông Trà, khoản 1 & 2, Điều 90 Luật Lâm nghiệp chỉ tính đến giá trị lâm sản và giá trị dịch vụ môi trường đang được giao dịch trên thị trường tại thời điểm định giá. “Tức là chỉ những gì ra tiền, bán được thì mới có thể định giá, còn dịch vụ hệ sinh thái là những thứ không định giá được thì chúng ta không đưa vào” – ông Trần Lê Trà (Tổ chức GIZ Việt Nam) phân tích.

Cũng theo ông, giá trị rừng đáng lý phải được tính bằng giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng bao gồm giá trị trực tiếp (giá trị nguyên liệu thô và những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng và mua bán của con người như gỗ, lâm sản,…), giá trị gián tiếp (giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và chức năng hệ sinh thái như giữ đất, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, chống lũ), giá trị lựa chọn (các giá trị chưa được biết đến khi các sản phẩm, dịch vụ hệ sinh thái rừng được đưa vào sử dụng trong tương lai). Tuy nhiên, “chúng ta chỉ mới định giá được một phần giá trị sử dụng, và vẫn chưa định giá những giá trị phi sử dụng – giá trị tiềm ẩn mà chúng ta có thể giữ gìn và truyền lại cho thế hệ tương lai, trong thời điểm hiện tại chưa thể nhìn thấy trực tiếp”, ông nhận định.

Điều này mâu thuẫn với Khoản 19, Điều 2, Luật Lâm nghiệp, quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm “không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng”. Việc định giá không đầy đủ đã hạ thấp đi vị thế, tầm quan trọng và những dịch vụ mà rừng có thể mang lại.

Trầm trọng hơn, thiếu sót trong định giá rừng sẽ dẫn đến giá bồi thường cho việc chuyển đổi rừng rất thấp. Trong một nghiên cứu do Trung Tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) thực hiện, nhiều doanh nghiệp cho biết chi phí bồi thường cho việc chuyển đổi quá thấp khiến họ không ngần ngại chuyển đổi đất rừng. Đó cũng là điều mà ông Trần Lê Trà lo ngại, bởi “khi người ta nhận thấy làm dự án lời quá thì họ rất dễ dàng chuyển mục đích sử dụng rừng sang những mục đích khác mang lại giá trị hữu hình hơn”.

Cũng liên quan đến định giá rừng, theo TS Nguyễn Huy Dũng (Hội Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT chưa đề cập cụ thể trường hợp định giá rừng cho việc trồng rừng thay thế, do đó cần xem xét sự tương thích với Thông tư 24/2013/TT-BNNPTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. “Tính đến năm 2020, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng rừng của các tỉnh, thành phố đề xuất là 136.769 ha, do đó rừng sẽ vẫn tiếp tục bị mất nếu không kiểm soát chặt”, ông cho biết.

Có nhiều bên đang tham gia, hưởng lợi và ảnh hưởng từ chính sách liên quan đến định giá rừng, vì vậy cần phải hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và thúc đẩy sự tham gia của các bên, bao gồm người dân địa phương, các tổ chức xã hội, các tổ chức chính phủ.

Bên cạnh định giá rừng, ông Trần Lê Trà cho biết, một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ và phát triển rừng đó là sự tham gia của cộng đồng. Nhưng làm sao để mời người dân cùng đóng góp bảo vệ rừng? Theo ông, người dân sẽ tham gia vào bảo vệ rừng khi họ được chia sẻ lợi ích một cách thích đáng. Tuy nhiên, vẫn cần phải có chế tài kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả. “Câu chuyện quản lý, quản trị rừng nên đan xen với câu chuyện chia sẻ quyền lợi và trách nhiệm với cộng đồng, nhưng vẫn cần phải có chế tài kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả”, ông kết luận.

Anh Thư

Theo khoahocphattrien.vn

 

Link nguồn: https://khoahocphattrien.vn/chinh-sach/cac-chuong-trinh-khcn-quoc-gia-thu-hut-doanh-nghiep-dau-tu-cho-khcn/20201231092458422p1c785.htm

The post Phục hồi rừng: Không chỉ là tăng độ che phủ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nhóm phượt cắt nhựa thông đốt lửa ở cung Tà Năng – Phan Dũng https://24hsongxanh.vn/nhom-phuot-cat-nhua-thong-dot-lua-o-cung-ta-nang-phan-dung/ Tue, 22 Dec 2020 15:06:56 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52997 cat-nhua-thong-dot-lua

Để có thể nhóm lửa, cắm trại, một nhóm du khách đã cắt vỏ, lấy nhựa cây thông trong rừng. Hành động này có thể khiến cây bị chết, đổ gãy bất ngờ. Ngày 19/12, nhóm khoảng 10 bạn trẻ tham gia tour trekking trên cung đường Tà Năng – Phan Dũng. Tới đoạn ngã […]

The post Nhóm phượt cắt nhựa thông đốt lửa ở cung Tà Năng – Phan Dũng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
cat-nhua-thong-dot-lua

Để có thể nhóm lửa, cắm trại, một nhóm du khách đã cắt vỏ, lấy nhựa cây thông trong rừng. Hành động này có thể khiến cây bị chết, đổ gãy bất ngờ.

Ngày 19/12, nhóm khoảng 10 bạn trẻ tham gia tour trekking trên cung đường Tà Năng – Phan Dũng. Tới đoạn ngã ba thuộc địa phận xã Phan Dũng (Bình Thuận), nhóm này cắt nhựa của cây thông hai bên đường để nhóm lửa, cắm trại.

Bắt gặp hành động trên, anh N.N.Đ. (35 tuổi, TP.HCM) chụp lại hình ảnh và đăng tải lên một group phượt để phê phán, đồng thời mong mọi người rút kinh nghiệm.

“Hình ảnh tôi chụp chỉ là một bên đường, hàng cây bên kia cũng bị chặt tương tự. Tôi cho rằng việc này có thể do người dân đi rừng làm rồi các bạn trẻ thiếu ý thức bắt chước. Việc cắt vỏ lấy nhựa thông sẽ khiến cây bị chết, đỗ gãy bất cứ lúc nào. Đây là hành vi phá hoại môi trường, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm”, anh Đ. nói với Zing.

Ngoài ra, trên cung đường Tà Năng – Phan Dũng, anh Đ. chứng kiến nhiều du khách vứt bỏ, chất gậy tre thành đống, sau đó đem đốt rồi vứt khắp nơi. Theo anh, hành động này rất dễ gây cháy rừng.

cat-nhua-thong-dot-lua
Cây thông trong rừng bị cắt lấy nhựa. Ảnh: Ờ phượt đi

Qua những hình ảnh của mình, anh Đ. mong rằng các bạn trẻ khi đi du lịch từ bỏ thói quen lấy nhựa thông để nhóm lửa. Bên cạnh đó, anh hy vọng những bạn có kinh nghiệm chỉ người mới cách nhóm lửa lúc mưa gió ở trong rừng.

Thiền Phúc Lâm – admin của một group phượt nổi tiếng – cho biết việc các phượt thủ lấy nhựa thông nhóm lửa là vấn nạn từ khá lâu. Trước đó, Lâm nhiều lần chứng kiến những cây thông hai bên đường bị cắt lấy nhựa khiến không ít cây bị chết, gãy đổ.

Đặc biệt, do có địa hình đồi núi phức tạp, cung đường phượt Tà Năng – Phan Dũng rất khó kiểm soát. Chàng trai hy vọng các bạn trẻ nâng cao ý thức bảo vệ rừng và thiên nhiên nói chung khi đi du lịch.

Trao đổi với Zing sáng 21/12, đại diện lãnh đạo xã Phan Dũng, huyện Tuy Phong (Bình Thuận) cho biết sẽ cử cán bộ đến kiểm tra địa điểm những cây thông bị cắt lấy nhựa. Nếu phát hiện tình trạng trên, xã sẽ có biện pháp xử lý.

Đây không phải lần đầu tiên hành động thiếu ý thức, phá hoại thiên nhiên của các bạn trẻ khi đi du lịch bị lên án.

Ngày 30/11, đơn vị quản lý đồi chè Ô Long (Sa Pa, Lào Cai) thông báo ngừng nhận khách tham quan chỉ sau 3 ngày mở cửa miễn phí. Lý do là đồi chè và các tài sản liên quan bị hư hại, ảnh hưởng nặng bởi ý thức kém của một số du khách.

Không chỉ giẫm đạp làm hư hại lối đi, nhiều người còn trèo, rung cây anh đào cho cánh hoa rụng để chụp ảnh, quay video, đem theo đồ ăn đến liên hoan, xả rác bừa bãi.

Với độ dài hơn 50 km, cung đường rừng Tà Năng – Phan Dũng trải dọc 3 tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận và được mệnh danh là cung trekking đẹp nhất Việt Nam. Tuy nhiên, cung đường này cũng rất nguy hiểm cho các phượt thủ tự đi mà không có người hướng dẫn.

Những người khám phá cung đường này ngoài việc phải băng rừng, leo đèo, còn phải vượt suối, di chuyển từ độ cao 1.100 m xuống 500 m so với mực nước biển. Đây là vùng đất chuyển tiếp từ cao nguyên xuống duyên hải miền Trung.

Kiều Trang

Theo Zing.vn

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/nhom-phuot-cat-nhua-thong-dot-lua-o-cung-ta-nang-phan-dung-post1165702.html

The post Nhóm phượt cắt nhựa thông đốt lửa ở cung Tà Năng – Phan Dũng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
GS-TSKH. Nguyễn Ngọc Lung: “Chúng ta chỉ thấy cây mà không thấy rừng” https://24hsongxanh.vn/gs-tskh-nguyen-ngoc-lung-chung-ta-chi-thay-cay-ma-khong-thay-rung/ Tue, 08 Dec 2020 01:39:14 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52231 chung-ta-chi-thay-cay-ma-khong-thay-rung

GS-TSKH. Nguyễn Ngọc Lung, nay đã hơn 80 tuổi, cả đời gắn bó với rừng. Ông là một trong số rất ít chuyên gia am hiểu tường tận về những cánh rừng Việt Nam. Câu chuyện về rừng và lũ, trở thành tiêu điểm thời sự trong tháng qua khi mà nhiều cơn bão liên […]

The post GS-TSKH. Nguyễn Ngọc Lung: “Chúng ta chỉ thấy cây mà không thấy rừng” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
chung-ta-chi-thay-cay-ma-khong-thay-rung

GS-TSKH. Nguyễn Ngọc Lung, nay đã hơn 80 tuổi, cả đời gắn bó với rừng. Ông là một trong số rất ít chuyên gia am hiểu tường tận về những cánh rừng Việt Nam. Câu chuyện về rừng và lũ, trở thành tiêu điểm thời sự trong tháng qua khi mà nhiều cơn bão liên tiếp tàn phá miền Trung, theo sau là những trận lũ lụt, sạt lở gây nhiều tổn thất về người và của cho cư dân ở những vùng vốn rất nghèo khó này.

Trong cuộc trò chuyện với Người Đô Thị, ông chỉ ra những sai lầm có tính lịch sử trong việc quản lý và khai thác rừng ở nước ta: không chỉ là những bất cập về thực thi pháp luật mà lộ ra những quyết sách còn để lại nhiều hệ quả đến ngày hôm nay.

Thưa ông, một ấn phẩm của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (Tổ chức Lương Nông thế giới – FAO) có viết “trên thực tế, khó có thể xác định được mối liên hệ trực tiếp giữa nạn phá rừng với hiện tượng lũ lụt”. Ở khía cạnh khoa học, ông bình luận gì về nhận định này?

Mỗi người có thể đưa ra quan điểm khác nhau. Nhưng, rừng có mối liên hệ mật thiết với nước thì không thể phủ nhận. Người Pháp đã từng gọi ngành lâm nghiệp Việt Nam là ngành “thủy lâm”. Nước và rừng gắn bó với nhau, rừng có “trách nhiệm” với nước. Rừng không chỉ cung cấp gỗ mà phải cung cấp nước. Nếu ở đâu suối không có nước thì ở đó chưa là rừng.

chung-ta-chi-thay-cay-ma-khong-thay-rung
GS. Nguyễn Ngọc Lung. Ảnh: Nguyễn Đình Toán

Người dân tộc thiểu số ở miền núi hiểu rằng nếu không có rừng thì không thể có nước, vậy nên phải giữ rừng đầu nguồn. Nếu suối cạn nước, họ phải chuyển đi chỗ khác. Người Thái, người Tày gọi rừng phòng hộ đầu nguồn là “mó nước”. Họ có thể không biết chữ nhưng họ hiểu mối quan hệ mật thiết giữa rừng và nước. Kinh nghiệm thực tế cuộc sống và tri thức dân gian đều biết điều đó.

Có cây bao giờ cũng tốt hơn đất đồi trọc. Nhưng tốt hơn nhiều hay ít là do con người. Chỗ nào hay sạt lở thì phải nghiên cứu địa chất xem lớp đất ở đây thế nào, có thể làm taluy, bậc thang, trồng cây nhỏ rễ bám rất chặt, trồng cỏ tranh thì không lo sạt lở, xói mòn.

Nhắc đến cỏ tranh, tôi phải nói đến một sai lầm lớn của chúng ta với loài cây này khiến tình trạng sạt lở nghiêm trọng hơn. Trước đây con người cứ lo loài cây có bộ rễ rất sâu, bám rất chặt vào đất, rất khó tiêu diệt này là “giặc” nên tìm mọi cách diệt nó, mà không biết nó có tác dụng chống xói mòn, sạt lở rất tốt. Sự thiển cận của một thời chỉ thấy chúng cản trở trồng ngô, khoai, sắn mà không biết tác dụng chống xói mòn rửa trôi rất quý của loài cây này.

Có hai loại thực vật chống sạt lở và xói mòn rất tốt ở ta là cây tre nứa và cỏ tranh. Cây tre nứa còn cho thu hoạch thân và có tác dụng giữ ẩm rất tốt. Nhưng một thời chúng ta nghĩ muốn trồng lương thực thì phải cải tạo đất nương rẫy, và tre nứa, cỏ tranh bị xếp vào hàng “kẻ thù”.

Gắn bó với rừng đến gần nửa thế kỷ, chắc ông hiểu rõ vai trò cảnh báo của các nhà khoa học? 

Đó là thời kỳ tiếng nói của các nhà khoa học không được lắng nghe. Lúc bấy giờ đang tập thể hóa thì người ta chỉ nghe bí thư đảng ủy, chủ nhiệm hợp tác xã. Hợp tác xã trồng cây gì là do chi bộ ra nghị quyết. Vai trò trong xã hội của nhà khoa học rất yếu, kể cả người giỏi. Nhiều nhà khoa học có khi còn bị đối xử tệ bạc vì những tiếng nói trung thực của mình. Chúng ta chỉ thấy cây mà không thấy rừng.

Với tôi, tôi chỉ tuân thủ những gì được phân công với tri thức khoa học dẫn đường, mách bảo. Chúng tôi có lên tiếng chống lại việc đốt cỏ tranh, nhưng lúc đó không ai nghe. Và chúng tôi chỉ có thể đem kiến thức, tâm nguyện của mình vào những bài giảng ở trường đại học với hy vọng thế hệ sau sẽ hiểu, sẽ làm.

Tại diễn đàn Quốc hội, nhiều lãnh đạo các cơ quan có trách nhiệm quản lý, nói rằng sạt lở, lũ lụt là do mưa nhiều, đất “no nước”. Theo ông những luận giải như vậy có thỏa đáng không?

Có hai nguyên nhân, nguyên nhân khách quan thì con người rất khó chống lại, và nguyên nhân nữa là do con người.

Tôi có thể khẳng định lũ lụt nặng nề và gây tác hại khủng khiếp có nguyên nhân từ con người: rừng bị tàn phá. Những người quản lý có đủ tri thức quản lý không? Người lãnh đạo thì phải giỏi, nhưng chúng ta cứ lấy tiêu chuẩn khác để bầu lãnh đạo thì rất khó. Người Việt được cho là thông minh nhưng tại sao mãi chỉ ở mức trung bình thấp? Người lãnh đạo vững vàng hoặc biết dùng người có chuyên môn, đồng thời hành pháp nghiêm minh thì khắc phục được nhược điểm này. Tại sao có bảo vệ hoặc kiểm lâm chặt phá rừng? Đó là lỗi ở hành pháp. Nhưng kiểm lâm hay lâm tặc vẫn chưa là thủ phạm đứng đầu phá rừng phòng hộ.

Rừng bị phá nhiều nhất là ở thời kỳ Nhà nước thực hiện chính sách đưa dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới, khai hoang phá rừng. Nay thì những lãnh đạo đưa ra chủ trương này đều đã qua đời.

chung-ta-chi-thay-cay-ma-khong-thay-rung
Một làng ở Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế bị nước lũ bao vây trong đợt lũ 2020. Ảnh: Lê Thế Thắng

Nguyên nhân khách quan có thể kể tới là biến đổi khí hậu (BĐKH). Cách đây 20 năm, thế giới đã cảnh báo về những hiểm họa do BĐKH, trong đó họ nhắc tới 6 nước bị ảnh hưởng lớn nhất, trong đó có nước ta. Việt Nam có 7 vùng sinh thái, thì miền Trung đất hẹp, với bờ biển dài và độ dốc cực lớn khiến đất dễ trượt, sông dễ bị đổi dòng là vùng đứng đầu về ảnh hưởng của thiên tai, BĐKH, đặc biệt là tình trạng bão lũ và sạt lở đất. Vì vậy phải quan tâm, đầu tư cao hơn, dân phải tự hiểu biết về hoàn cảnh sống của mình để có sự ứng phó tốt.

BĐKH gây thêm hạn hán, mưa trái mùa với lượng mưa lớn, cùng với địa hình cực dốc, dòng chảy dốc ở miền Trung thì rất nguy hiểm. Những cái này không có cách nào chống lại, chỉ bằng giải pháp giảm thiểu như đắp đập đắp hồ, khôi phục rừng mà xưa dân đói khổ đã phá đi để làm nương rẫy.

Thế giới xây dựng kế hoạch ứng phó với  hai giải pháp lớn. Một là, bằng cách thay đổi lối sống, canh tác thuận theo BĐKH. Cái này người dân bình thường cũng biết cách. Ví dụ, ở Việt Nam 5 năm nay, Khu Bốn và xung quanh Huế thiếu nước, nếu trồng lúa nước thì tốn nhiều tiền điện bơm nước, người dân không trồng lúa nữa mà trồng cây ăn quả, trồng cây đặc sản xuất khẩu, thu nhiều tiền hơn, đó là thích ứng với BĐKH – giải pháp dễ làm, phong phú tại mỗi nước, mỗi vùng, mỗi dân tộc đều có cách riêng phù hợp với nơi sống.

Hai là, hạn chế ảnh hưởng của BĐKH bằng mọi cách giảm phát thải khí nhà kính vào không khí – hạn chế nguyên nhân gây BĐKH – như trồng rừng, cải thiện công nghệ làm đất, luyện kim,  giảm bớt sản xuất công nghiệp, hoặc là cứ phát triển nhưng giảm phát thải, giảm  đốt than, đốt dầu để phát điện…

Như vậy thủy điện là một hướng đi đúng, trong khi nhiều người đổ lỗi thủy điện gây ra lũ lụt gần đây?

Thủy điện không có tội. Nó là hướng phát triển năng lượng đúng của thế giới, một trong những nguồn năng lượng tái tạo, giống như điện gió, điện mặt trời. Nhưng nguồn năng lượng từ thủy điện trong nhiều dự án ở ta, đặc biệt là thủy điện nhỏ, đang được quản lý không tốt.

Lũ lụt không phải là tội của thủy điện. Thủy điện không sinh ra nước, cũng không tiêu nước. Nhưng nếu thủy điện mà không làm tốt quy hoạch, quản lý thì có thể gây hại rất lớn. Hãy làm lại quản lý cho tốt với thủy điện, bằng cách tôn trọng sự thật của thiên nhiên. Trước khi làm thủy điện phải tính toán môi trường này chịu tải được công suất nhà máy thủy điện bao nhiêu. Phải đánh giá tác động môi trường một cách trung thực khách quan.

Hai nhà máy thủy điện Hòa Bình và Sơn La công suất cực lớn: trên 1 triệu kw/giờ nhưng nó đang vận hành tốt, không gây thảm họa, là vì khi xây dựng người ta đã có đánh giá tác động môi trường chuẩn xác, từ những tranh luận, có cả nước ngoài. Vì vậy người dân hạ lưu không lo như miền Trung, thủy điện nhỏ mà xảy ra đủ mọi thứ. Cho nên lỗi không phải ở thủy điện mà là ở con người quy hoạch, thiết kế và quản lý thủy điện đó.

Các dự án nhà máy thủy hiện nhỏ hiện nay giao cho cấp tỉnh quản lý, kêu gọi xã hội hóa. Hướng tư nhân hóa là đúng nhưng năng lực quản trị yếu kém mới gây ra nhiều hậu quả. Chủ đầu tư tư nhân thì mục tiêu của họ là lợi nhuận tối đa nên họ chỉ muốn khai thác tối đa công suất mà đầu tư ít nhất. Họ không muốn bỏ tiền trồng rừng phòng hộ, không tính đúng công suất mà môi sinh ở đó có thể chịu tải… Hội đồng đánh giá tác động môi trường của các dự án thủy điện nhỏ cũng thường không đủ năng lực để đánh giá tốt nên không có giải pháp giảm thiểu tác động môi trường.

Trong khi đó, địa hình rất dốc ở miền Trung khiến rủi ro lũ lụt sạt lở cao gấp nhiều lần nơi khác, nên càng phải hết sức thận trọng khi làm nhà máy thủy điện nhỏ so với nơi khác. Khi được tính toán, quản lý tốt thì vẫn có thể xây dựng nhà máy thủy điện nhỏ ở miền Trung. Nhà máy thủy điện Đa Nhim (Lâm Đồng) mà Nhật Bản xây cho Việt Nam (từ trước 1975) là một ví dụ. Rất an toàn.

Còn làm thủy điện nhỏ hiện nay là một kiểu ăn xổi. Họ không hiểu rằng thiên nhiên cho ta nước thì ta phải bảo vệ và trồng rừng để đảm bảo điều hòa nước, nhờ có rừng mới có nước. Vậy nên các dự án thủy điện nhỏ hiện nay không có giải pháp giảm thiểu tác động môi trường như trồng rừng, đắp thêm hồ để chứa nước thừa…

Nhiều đời Thủ tướng (Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng và hiện nay là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) đều quyết tâm đóng cửa rừng tự nhiên, nhưng thực tế rừng vẫn tiếp tục chảy máu. Liệu còn có những “lổ hổng” luật pháp cần điều chỉnh? 

Năm  2017, Luật Lâm nghiệp ra đời để điều chỉnh cả ngành lâm nghiệp chứ không phải chỉ bảo vệ và phát triển rừng, phải khai thác nó, xã hội hóa nó, xuất khẩu, bảo tồn rừng, rất nhiều việc phải làm. Luật này yêu cầu đóng cửa rừng tự nhiên.

Thực ra việc đóng cửa rừng tự nhiên ta đã làm từ 30 năm trước rồi. Nhưng rừng vẫn chảy máu. Lâm tặc không ai khác chính là người dân và những người được giao trách nhiệm bảo vệ rừng. Một nhà máy bị mất cắp, đầu tiên là bắt ông bảo vệ đã. Một là chính bảo vệ là người ăn cắp, hai là thông đồng với ăn cắp. Muốn chống nạn chặt phá rừng thì chống được thôi, chỉ là giải pháp có khoa học hay không.

Nghĩa là trước tiên phải quản lý chính lực lượng bảo vệ rừng?

Tôi cho rằng cái này ai cũng biết, người ta không nói ra thôi.

Thưa ông, ngoài việc bảo vệ rừng như một giải pháp bảo vệ môi trường, rừng còn có giá trị kinh tế. Làm sao dung hòa để phát triển bền vững?

Rừng có ba vai trò chính. Đầu tiên là rừng cho gỗ, là một trong những nguồn lợi của quốc gia. Hai là rừng bảo vệ sinh thái và ba là rừng còn có tác dụng bảo tồn (thế giới thường gộp hai loại sau thành loại 2). Từ xa xưa người ta đã biết rừng đem lại thức ăn, nước uống, chỗ trú ngụ an toàn. Cho nên đầu tiên con người sống trong rừng, sau này mới ra khỏi rừng. Từ đó rừng mới bị khai thác, tàn phá. Nhưng dần dần xã hội phát triển thì người ta thấy chức năng bảo vệ sinh thái, chức năng môi trường của rừng đã ngang với chức năng kinh tế.

Có những nơi người ta không cần đến chức năng cung cấp gỗ nữa mà chỉ làm chức năng môi trường. Đó là rừng phòng hộ. Lại có loại rừng chỉ chuyên để nghiên cứu sự đa dạng sinh học. Hiện nay một nửa nước trên thế giới đưa lâm nghiệp sang ngành tài nguyên môi trường, chỉ một nửa vẫn ở khối kinh tế nông-lâm-ngư như cũ. Nhiều rừng không được giao nhiệm vụ sản xuất gỗ nữa để không lơ là trách nhiệm bảo vệ môi trường.

chung-ta-chi-thay-cay-ma-khong-thay-rung
“Đất chảy” ở Quảng Trị (tháng 11.2020). Ảnh: Lê Thế Thắng

Mục tiêu của quản lý rừng bền vững là đảm bảo bền vững cả ba chức năng. Thứ nhất là phải thu hoạch được từ rừng để không lỗ vốn, thậm chí là phải tăng trưởng. Nghĩa là phải bền về kinh tế. Hai là rừng ấy phải đảm bảo được chức năng bảo vệ môi trường và chức năng ấy phải càng ngày càng tốt chứ không được xấu đi. Ba là rừng phải đảm bảo công ăn việc làm cho những người dân tộc thiểu số, những người ở vùng sâu, vùng xa.

Ba chức năng của rừng là kinh tế, môi trường, xã hội phải không suy chuyển qua các năm, thậm chí phải mỗi ngày một tốt hơn, thì đó là quản lý rừng bền vững.

Những rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững thì thị trường lâm sản sẽ không có biên giới, được xuất khẩu sang mọi nước với giá tốt hơn. Đại đa số các nước tham gia các tổ chức quản lý rừng bền vững trên thế giới.

GS-TSKH. Nguyễn Ngọc Lung (nguyên Cục trưởng Cục Phát triển lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hiện là Viện trưởng Viện Quản lý Rừng bền vững và Chứng chỉ rừng. Ông sinh năm 1939 tại Phú Thọ, là tác giả của hai cuốn sách chuyên ngành, trên 200 bài báo, chuyên khảo, báo cáo khoa học.

Ông đã thực hiện 12 đề tài khoa học. Trong đó, có 4 đề tài cấp nhà nước, tiêu biểu là các đề tài “Những cơ sở khoa học để xây dựng quy trình trồng rừng và khai thác gỗ thông 3 lá tỉnh Lâm Đồng” (1985); “Nghiên cứu và áp dụng các cơ sở khoa học, các giải pháp kinh tế – kỹ thuật để quy hoạch thiết kế lưu vực phòng hộ, xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, rừng chống gió bão ven biển” (1995)…

(Theo tài liệu của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam)

Hoàng Hương (thực hiện)

Theo nguoidothi.net.vn

 

Link nguồn: https://nguoidothi.net.vn/gs-tskh-nguyen-ngoc-lung-chung-ta-chi-thay-cay-ma-khong-thay-rung-26439.html

The post GS-TSKH. Nguyễn Ngọc Lung: “Chúng ta chỉ thấy cây mà không thấy rừng” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Khai thác hay bảo vệ rừng: Chọn mục tiêu nào? https://24hsongxanh.vn/khai-thac-hay-bao-ve-rung-chon-muc-tieu-nao/ Mon, 07 Dec 2020 07:43:55 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52198 khai-thac-hay-bao-ve-rung

Trong bối cảnh lũ lụt, trượt lở, lũ quét nghiêm trọng diễn ra liên tục trong nhiều năm gần đây ở miền Trung, vấn đề bảo vệ rừng và chống suy thoái rừng nổi lên như một yêu cầu cấp bách. TS. Phạm Thu Thủy, trưởng đại diện Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc […]

The post Khai thác hay bảo vệ rừng: Chọn mục tiêu nào? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
khai-thac-hay-bao-ve-rung

Trong bối cảnh lũ lụt, trượt lở, lũ quét nghiêm trọng diễn ra liên tục trong nhiều năm gần đây ở miền Trung, vấn đề bảo vệ rừng và chống suy thoái rừng nổi lên như một yêu cầu cấp bách. TS. Phạm Thu Thủy, trưởng đại diện Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) tại Việt Nam – một tổ chức khoa học nghiên cứu về chính sách và kĩ thuật quản lý rừng bền vững, đặc biệt là rừng nhiệt đới ở các nước đang phát triển – đã trao đổi với Tia Sáng về những chính sách, giải pháp cần triển khai sớm để khắc phục tình trạng phá rừng và chống suy thoái rừng ngày càng diễn ra trầm trọng.

khai-thac-hay-bao-ve-rung
TS. Phạm Thị Thu Thủy tại hội thảo “Phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh biến đổi toàn cầu” do trường Kinh tế (ĐHQGHN) phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) tổ chức vào ngày 24/10/2020.

Bức tranh về phá rừng và suy thoái rừng

Chị có thể cho biết thực chất bức tranh về rừng của Việt Nam hiện nay như thế nào?

Theo những kết quả nghiên cứu mà chúng tôi có được khi nhìn lại quãng thời gian những năm 1990 đến nay, độ che phủ rừng của Việt Nam đã được tăng lên với tỉ lệ che phủ từ hơn 30% lên 42%, trong đó chủ yếu là rừng trồng. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là việc gia tăng diện tích đó không song hành với cải thiện chất lượng rừng, thậm chí việc duy trì chất lượng rừng thực sự là thách thức. Ngoài ra, trong khi diện tích rừng trồng tăng thì diện tích rừng tự nhiên lại giảm hoặc suy thoái nặng nề. Theo nhiều báo cáo khoa học, diện tích rừng tự nhiên được phân loại là rừng giàu giảm 10,2% trong khoảng thời gian 6 năm từ 1999 đến 2005 và lượng rừng chất lượng trung bình giảm 13,4% so với cùng kỳ. Đến năm 2012, rừng giàu đóng tán chỉ còn chiếm 4,6% tổng độ che phủ rừng. Trên thực tế, các rừng giàu đa dạng sinh học trên đất thấp đã hầu như không còn, nhất là rừng ngập mặn.

Diện tích và chất lượng rừng ở các vùng sinh thái cũng rất khác nhau do mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, ưu tiên và chính sách phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Ví dụ, rừng tự nhiên tái sinh cao nhất ở các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt trong giai đoạn 1993 đến 2003 nhờ các chính sách hỗ trợ phủ xanh đất trống đồi trọc. Trong khi đó, diện tích rừng tại Tây Nguyên có nhiều biến động và có xu thế giảm trước sức ép về nhu cầu phát triển kinh tế và cơ sở hạ tầng. Diện tích và chất lượng rừng tự nhiên tăng có xu thế tăng nhẹ ở các khu vực rừng đặc dụng (vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên), trong khi rừng tự nhiên ngoài hệ thống này lại có xu hướng giảm hoặc bị không đổi.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng rừng và lâm sản có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân địa phương. Việt Nam có ít nhất 25 triệu người sống phụ thuộc vào rừng, trung bình khoảng 20% thu nhập (bằng tiền và hiện vật) của những người này là từ rừng.

khai-thac-hay-bao-ve-rung

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất rừng và suy thoái rừng ở Việt Nam?

Đây là một vấn đề hết sức phức tạp, bao gồm các nguyên nhân kinh tế, xã hội và tự nhiên. Các nguyên nhân do điều kiện tự nhiên bao gồm cháy rừng, hạn hán, sâu bệnh, biến đổi khí hậu cũng dẫn tới sự suy giảm diện tích và chất lượng rừng ở nhiều địa phương. Ngoài ra, ba nguyên nhân kinh tế và xã hội trực tiếp khác dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam gồm: chuyển đổi sang đất canh tác nông nghiệp (đặc biệt là cho cây công nghiệp dài ngày); phát triển cơ sở hạ tầng; và khai thác gỗ không bền vững (cả hợp pháp và không hợp pháp). Bên cạnh đó, các nguyên nhân gián tiếp của mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam là sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm nông lâm nghiệp, sự gia tăng dân số, thiếu nguồn tài chính bền vững cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, việc thực thi pháp luật và quản lí đất và đất rừng kém hiệu quả. Nguyên nhân và tác động của chúng ở các vùng và các mốc thời gian rất khác nhau cho thấy không có một công thức chung nào cho tất cả các địa phương.

Đáng lưu ý là các nguyên nhân dẫn đến phá rừng và suy thoái rừng phần lớn đến từ ngoài ngành lâm nghiệp. Do đó, việc giải quyết các nguyên nhân dẫn đến phá rừng và suy thoái rừng đòi hỏi sự phối hợp liên ngành, một mình ngành lâm nghiệp sẽ không thể giải quyết được.

Cần nâng cao hơn nữa hiệu quả của chính sách

Trong nhiều năm qua, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó vấn đề bảo vệ và phát triển rừng cũng được coi trọng. Theo chị, việc triển khai những chính sách này có đạt mục tiêu đề ra?

Mặc dù các chính sách hiện hành đã giúp giảm đi phần nào quy mô, tốc độ và phạm vi phá rừng tại một số địa phương nhưng hiện tượng phá rừng vẫn còn xảy ra. Việc thực hiện nhiều chính sách còn gặp nhiều khó khăn do thiếu kinh phí, sự thiếu hiệu quả trong phối hợp ngành dọc và chiều ngang, chưa thu hút được sự tham gia của người nghèo.

Một điểm bất cập khác trong chính sách của Việt Nam là chưa có sự liên kết giữa thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Các chính sách về giảm thiểu tác động của khí hậu dựa vào rừng ở cấp trung ương và địa phương đều chưa tính đến nhu cầu thích ứng của các cộng đồng địa phương, trong đó có nhiều cộng đồng đang phải chịu các tác động của biến đổi khí hậu ngay tại nơi sống của họ. Mặt khác, do chính sách chỉ tập trung vào việc nâng cao diện tích rừng bằng các chương trình trồng mới đã dẫn đến việc xem nhẹ tầm quan trọng của việc phục hồi các chức năng và dịch vụ hệ sinh thái và công tác bảo tồn sự đa dạng sinh học.

khai-thac-hay-bao-ve-rung
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Ảnh: Báo Nông nghiệp

Vậy trong bối cảnh hiện nay, có giải pháp nào khả thi cho Việt Nam?

Khi đi tìm một giải pháp thiết thực và triệt để, chúng ta phải quay lại đi tìm nguyên nhân gốc rễ của phá rừng và suy thoái rừng.  Những giải pháp và cơ chế mà hiện nay chúng ta đang áp dụng chỉ giải quyết được một số vấn đề nhỏ lẻ mà chưa thực sự giải quyết các nguyên nhân gốc rễ. Tôi nghĩ để giải quyết được vấn đề này, Việt Nam cần giải pháp tổng thể, có thể dẫn đến sự thay đổi về mặt hệ thống.  Ngoài ra cần có cam kết thực sự để giải quyết các nguyên nhân của mất và suy thoái rừng từ tất cả các ngành, những thay đổi rộng hơn trong khung chính sách để tạo ra các động lực giúp tránh mất và suy thoái rừng, sự hợp tác liên ngành và nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ và phát triển rừng.

Một điều quan trọng nữa cần nhìn lại đó là xác định đúng và đủ về vị thế  và vai trò của ngành lâm nghiệp. Hiện nay vai trò và đóng góp của ngành lâm nghiệp trong GDP chưa được tính toán đầy đủ và toàn diện. Các sản phẩm xuất khâu từ gỗ và lâm sản vốn có đóng góp chủ đạo của ngành lâm nghiệp lại được tính vào đóng góp của ngành Công thương. Chúng ta cũng chưa tính đủ giá trị mà rừng đem lại, đó là giữ cho đất không bị xói mòn, điều hòa không khí, đảm bảo cung cấp số lượng và chất lượng nước nhiễm. Đến khi có chuyện xảy ra thì người ta mới bắt đầu tính đến bài toán về rừng và nhận thấy những mất mát khi không có rừng.  Nếu chúng ta xác định ngành lâm nghiệp đóng vai trò chủ chốt trong phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải thì rõ ràng cần có nguồn ngân sách đầu tư xứng đáng, chính sách và thực thi pháp luật hiệu quả để bảo vệ và phát triển rừng.

Vậy giải pháp tổng thể ở đây là gì?

Các nguyên nhân dẫn đến phá rừng và suy thoái rừng phần lớn đến từ ngoài ngành lâm nghiệp nên để có thể giải quyết các nguyên nhân này cần có sự phối hợp đa ngành. Tuy nhiên, việc phối hợp đa ngành này không thể chỉ do một bộ ngành quyết định mà phải có quy hoạch tổng thể quốc gia nhằm đảm bảo giải pháp chiến lược phát triển của mỗi ngành hài hòa với nhau và khi xếp cạnh nhau thì không có sự mâu thuẫn giữa các ngành. Ví dụ như Bộ NN&PTNT xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp, mở rộng diện tích rừng nhưng các ngành khác lại cho rằng vẫn cần thêm đất để mở rộng diện tích xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng diện tích cây trồng nông nghiệp, xây dựng các nhà máy năng lượng, chế biến… Vì thế cần một kế hoạch tổng thể làm cơ sở như kế hoạch phát triển tài nguyên thiên nhiên của quốc gia chẳng hạn, nó được xây dựng trên thảo luận và đồng thuận giữa nhiều bên liên quan để có thể phân bổ nguồn tài nguyên hợp lý.

Bên cạnh đó, việc lập quy hoạch cũng cần tính đến định hướng phát triển chung của đất nước là gì, nếu đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên đầu với việc gia tăng diện tích sản phẩm nông nghiệp thì mục tiêu đảm bảo diện tích rừng hiện sẽ khó có thể đạt được. Khi nghĩ đến rừng, người ta thường đặt câu hỏi “ở Việt Nam, diện tích và tỉ lệ che phủ rừng bao nhiêu là đủ?”. Câu hỏi đó chưa đúng và đủ bởi thực chất phải hỏi  “mục tiêu  và ưu tiên của Việt Nam là gì?” và định hướng vai trò của ngành lâm nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh đó như thế nào. Trả lời được câu hỏi ấy thì chúng ta mới biết được mục tiêu bảo vệ rừng và chống suy thoái rừng là như thế nào. Mặc dù hài hòa các mục tiêu luôn là mong ước của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, nhưng thực tế cho thấy khi thực hiện mục tiêu này thì sẽ phải đánh đổi mục tiêu kia.

Vậy chúng ta có thể làm gì để bớt phải đánh đổi?

Tôi nghĩ các quyết định đều cần dựa trên những ưu tiên của quốc gia và hài hòa giữa các mục tiêu phát triển, thực trạng rừng của Việt Nam hiện nay cũng như các dự báo về thay đổi tỉ lệ che phủ rừng trong tương lai, xu thế phát triển của thị trường các sản phẩm lâm sản và lâm sản ngoài gỗ trong và ngoài nước, tình hình biến động chính trị, kinh tế, xã hội trên toàn cầu, năng lực của các doanh nghiệp trong nước và thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, trình độ năng lực và nguồn đào tạo nhân lực, ngân sách để bảo vệ phát triển rừng.

Song song với đó, Việt Nam cũng cần giải đáp một số vấn đề: có cần thiết phải tăng tỉ lệ che phủ rừng không và mục đích của việc tăng tỉ lệ che phủ rừng là gì? Giải pháp khác và chi phí cơ hội của diện tích rừng muốn chuyển đổi thành đất rừng để tăng tỉ lệ che phủ rừng? Liệu diện tích rừng và đất đang suy thoái có thể trở thành rừng được không? Liệu diện tích đất đang muốn chuyển thành rừng để nâng cao tỉ lệ che phủ rừng có được quy hoạch hay sử dụng bởi các ngành khác? Việc đề cập tới con số tỉ lệ che phủ rừng chỉ là bước đầu tiên, điều quan trọng là tỉ lệ che phủ rừng đối với các loại rừng, mục đích sử dụng rừng, người quản lí rừng, chất lượng và trữ lượng rừng… Việt Nam cũng cần đối chiếu với kế hoạch sử dụng đất, chính sách phát triển của từng ngành có liên quan để đảm bảo tính khả thi của tỉ lệ che phủ rừng đề ra.

Hiện nay Việt Nam đang ngày càng hội nhập với rất nhiều hiệp định thương mại quốc tế. Những yêu cầu mới từ các hiệp định quốc tế này có ảnh hưởng đến chính sách bảo vệ rừng và chống suy thoái rừng?

Việc hội nhập quốc tế như hiện nay có hai khía cạnh, một mặt tạo điều kiện cho chúng ta tiếp cận thị trường mới và nguồn tài chính bổ sung cho ngành lâm nghiệp, khuyến khích các quốc gia phải có những cam kết và chính sách bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả hơn, mặt khác buộc chúng ta phải đáp ứng được những yêu cầu mà thị trường và yêu cầu quốc tế đặt ra. Bước đầu, các yêu cầu về quản trị lâm nghiệp, bình đẳng giới, các biện pháp đảm bảo an toàn, nâng cao sự tham gia của người dân trong xây dựng và triển khai chính sách đã khiến chính sách lâm nghiệp Việt Nam hoàn thiện hơn, ví dụ yêu cầu của thị trường gỗ hợp pháp tạo ra những thay đổi tích cực trong chính sách liên quan kiểm soát gỗ hợp pháp của Việt Nam.

Ngoài ra, trong những năm gần đây trên toàn cầu đã có hàng trăm công ty và tập đoàn cam kết kinh doanh không phá rừng và suy thoái rừng thông qua các hỗ trợ tài chính và hoàn thiện chuỗi cung ứng của mình. Việt Nam có rất nhiều ngành nghề, các chuỗi cung cấp liên quan đến thị trường quốc tế như sản phẩm dệt may, thời trang, thực phẩm… đều được yêu cầu là sản phẩm không liên quan đến việc phá rừng, ví dụ việc cung cấp nguyên liệu làm mỹ phẩm chẳng hạn, nếu bị phát hiện ra nguyên liệu này được chiết xuất từ cây trồng trên đất phá rừng thì sẽ bị loại khỏi chuỗi cung ứng. Tất cả các xu thế thế giới này đều tạo ra những động lực thay đổi của ngành lâm nghiệp.

Tuy nhiên cần lưu ý là trong quá trình quốc tế và hội nhập hóa này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như cộng đồng địa phương sẽ gặp nhiều khó khăn do hạn chế về nguồn vốn, năng lực cạnh tranh và  tiếp cận thông tin nên rất cần sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội.

Vậy chúng ta phải thay đổi rất nhiều?

Có câu hỏi thực sự cần suy ngẫm “chúng ta nên đầu tư vào số lượng hay chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm không?”. Hiện Việt Nam và nhiều quốc gia khác có xu thế tập trung vào sản xuất nguyên liệu gỗ thô với giá rất thấp thì các nước châu Âu lại tập trung phát triển KH&CN để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm từ rừng, ví dụ bán một lọ kem dưỡng da chiết xuất từ thân, lá và hoa rừng đã thu lại lợi nhuận cao hơn rất nhiều lần rồi. Phải chăng chúng ta nên suy ngẫm lại để làm sao có thể nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, vừa có thu nhập tốt mà lại không tốn nhiều tài nguyên? Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có định hướng thị trường tốt và đầu tư vào nghiên cứu ứng dụng KH&CN một cách xứng đáng.

Nếu như thế, vai trò của khoa học từ cấp độ phát triển sản phẩm đến xây dựng chính sách chiến lược phát triển phải được coi trọng?

Đúng vậy. Tất cả những điều đó phải xuất phát từ nghiên cứu bài bản, có bằng chứng khoa học làm cơ sở để xây dựng chính sách phát triển. Chúng ta có thể tận dụng được những ưu thế của khoa học ở mọi chỗ. Ví dụ như trong bảo vệ rừng, trước đây chúng ta không theo dõi được chuyện phá rừng một cách triệt để như mong muốn nhưng bây giờ ứng dụng công nghệ viễn thám,  sử dụng hệ thống phần mềm trong điện thoại thông minh, các bên có thể theo dõi và biết hôm nay diện tích bị mất. Mặt khác, các nhà khoa học có thể tư vấn nên trồng rừng ở đâu, trồng như thế nào để hiệu quả và đáp ứng các mục tiêu đa dạng như bảo vệ nguồn nước, giảm lũ lụt xói mòn, đảm bảo việc sinh kế của các cộng đồng bản địa như vừa có thu nhập ngắn ngày, vừa trồng rừng, bảo vệ rừng một cách tốt hơn… Các nghiên cứu bài bản trong việc đánh giá khó khăn và thuận lợi trong việc thực hiện chính sách lâm nghiệp trong thực tiễn cũng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và các bên có liên quan có các thông tin và bài học để hoàn thiện chương trình và chính sách của mình. Tôi nghĩ rằng, vai trò của nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ là rất quan trọng trong việc hỗ trợ xây dựng các giải pháp chống phá rừng và suy thoái rừng là rất quan trọng.

Cảm ơn chị!

“Hiện nay vẫn có dư luận ‘đổ tội’ người dân phá rừng. Không thể phủ nhận tại nhiều nơi việc khai thác gỗ củi và mật, săn bắn thú rừng, đốt nương làm rẫy đã dẫn đến việc một phần nhỏ diện tích của rừng bị suy giảm. Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng bị mất là do những chuyển đổi mục đích sử dụng đất lớn nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội hoặc do các bên có nguồn lực tài chính lớn. Ví dụ, vào giai đoạn sau Đổi mới, để phát triển kinh tế xã hội, nhà nước đã khuyến khích người dân di dân làm kinh tế mới, các nông lâm trường tăng gia sản xuất và chuyển đổi nhiều diện tích rừng sang trồng trọt nông nghiệp. Nhiều nghiên cứu trước đây cũng cho thấy trên thực tế, những hộ nghèo nhất lại phá rừng ít nhất. Vì vậy cần thực sự xem xét tới việc đâu là nguyên nhân chính dẫn đến phá rừng và suy thoái rừng thay vì giữ định kiến người dân và người nghèo luôn là nguyên nhân chính”. (TS Phạm Thị Thu Thủy).

Trong 30 năm qua, tỉ lệ rừng tự nhiên tăng từ 9 triệu ha lên 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, như vậy so với cách đây 30 năm diện tích rừng tự nhiên đã tăng 1,3 triệu ha. “Tuy nhiên, chất lượng rừng tự nhiên chưa được tốt, trong 10,3 triệu ha rừng tự nhiên thì chỉ có 15% là rừng giàu về trữ lượng, 50% là rừng trung bình và 35% là rừng nghèo kiệt”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường trả lời chất vấn Quốc hội vào ngày 5/11/2020 (Nguồn: báo Lao Động).

 

Từ năm 2005 đến năm 2017, các diện tích rừng do các công ty lâm nghiệp quốc doanh quản lý giảm hơn 1.2 triệu héc ta đúng như các chiến lược của chính phủ về việc giảm số doanh nghiệp nhà nước (SOE) hoạt động không hiệu quả và cho phép có thêm quỹ đất rừng cho các cộng đồng và hộ gia đình để thúc đẩy sự hỗ trợ của xã hội trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng. Mặc dù tổng diện tích rừng do cộng đồng quản lý vào năm 2017 đã tăng gấp đôi so với 2005, diện tích rừng do cộng đồng và hộ gia đình quản lý vẫn còn thấp hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu của chính phủ với mong muốn bàn giao các diện tích đang do các công ty nhà nước kém hiệu quả quản lý cho hộ gia đình và cộng đồng. Hiện vẫn còn một diện tích lớn đất rừng thu hồi từ các công ty lâm nghiệp nhà nước chưa được chuyển giao cho cộng đồng. (Trích báo cáo “Bối cảnh cho REDD+ tại Việt Nam: Nguyên nhân, đối tượng và thể chế của CIFOR).

 

Để hỗ trợ cho tăng trưởng nhanh nền kinh tế quốc gia, Việt Nam xây nhiều công trình thủy điện mới để cung cấp nguồn năng lượng giá rẻ. Việc phát triển thủy điện là một trong nguyên nhân chính và phổ biến cho mất và suy thoái rừng tại Việt Nam, ví dụ dẫn đến mất 200 ha rừng đặc dụng và đa dạng sinh học. Theo Bộ NN&PTNT, 19.792 ha rừng của 29 tỉnh đã bị mất, nhường chỗ cho 160 dự án thủy điện trong giai đoạn 2006 đến 2012. Diện tích này bao gồm 3.060 ha rừng phòng hộ, 4.411 ha rừng đặc dụng và 12.321 ha rừng sản xuất. Từ năm 2006 đến 2013, hơn 19.805 ha rừng đã bị chuyển đổi tại 27 tỉnh nhường chỗ cho hồ chứa và nhà máy thủy điện. Diện tích mất rừng lớn nhất tập trung tại Tây Nguyên với 358.700 ha trong giai đoạn phát triển thủy điện ồ ạt từ năm 2008 đến 2014. Trong những năm gần đây, chính phủ đã có những chính sách kiên quyết bảo vệ diện tích rừng hiện có. Rất nhiều chương trình và dự án mở rộng nhà máy thủy điện đã bị ngưng lại và nhiều dự án đề xuất mới không được thông qua nếu có nguy cơ ảnh hưởng đến rừng. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã rút ra khỏi danh mục cho phép đầu tư đối với 424 (khoảng 34%) đề xuất xây dựng các đập thủy điện. Chính phủ cũng yêu cầu các nhà máy thủy điện phải trồng lại và đền bù cho các diện tích rừng bị mất do việc xây dựng nhà máy. Tuy nhiên, theo Bộ NN&PTNT, vào năm 2013, chỉ 3.7% diện tích rừng đã bị chuyển đổi được tái trồng rừng. Vào năm 2014, các nhà đầu tư thủy điện chỉ trồng được 2,450 ha rừng, đạt chỉ 22% mục tiêu đề ra. Chỉ có một lượng kinh phí không lớn được giữ lại cho việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của các dự án thủy điện lên đa dạng sinh học. Kinh phí này không đủ trong khi thủy điện làm tăng khả năng mất đa dạng sinh học và tạo ra nhiều chi phí môi trường và xã hội. Nhiều lỗ hổng trong các yêu cầu pháp lý đối với đánh giá tác động môi trường là một phần nguyên nhân khiến việc giảm thiểu các nguy cơ về môi trường và xã hội của các dự án thủy điện đã bị bỏ qua. Khung thể chế về phát triển các nhà máy thủy điện cũng có nhiều lỗ hổng lớn như không có các quy định chi tiết, dẫn đến việc thực hiện đền bù cho mất rừng và tái trồng rừng của nhiều dự án thủy điện không được thực hiện hoặc có thì thực hiện một cách sơ sài. Không có các quy định khôi phục thảm rừng do người dân trồng sau khi đã bị phát quang cho việc phát triển thủy điện. Các cơ quan chính phủ không thực hiện đầy đủ việc tái trồng rừng cũng không bị xử lý thích đáng. Không có yêu cầu đánh giá các dịch vụ môi trường rừng đối với các diện tích rừng bị phá hủy. Không có quy định bắt buộc các nhà đầu tư thủy điện phải đóng góp vào việc bảo vệ và trồng lại rừng đã bị mất do người dân và các đơn vị địa phương khai thác gỗ để phục vụ việc xây dựng các nhà máy thủy điện. (Trích báo cáo Bối cảnh cho REDD+ tại Việt Nam: Nguyên nhân, đối tượng và thể chế của CIFOR).

Thanh Nhàn (thực hiện)

Theo Tạp chí Tia Sáng

 

Link nguồn: https://tiasang.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/Khai-thac-hay-bao-ve-rung-Chon-muc-tieu-nao–26691

The post Khai thác hay bảo vệ rừng: Chọn mục tiêu nào? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đường đạp xe vòng tròn giữa khu rừng gây kinh ngạc ở Bỉ https://24hsongxanh.vn/duong-dap-xe-vong-tron-giua-khu-rung-gay-kinh-ngac-o-bi/ Sat, 21 Nov 2020 17:35:14 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=51373 duong-dap-xe-vong-tron-giua-khu-rung-o-bi

Một đường chạy xe đạp hình tròn được hình thành giữa khu rừng cho thấy con người có thể sống hài hòa với tự nhiên và tận hưởng giá trị xanh mà thiên nhiên đem lại. Đúng như tên gọi của nó, Cycling Through The Trees (Đạp xe qua rặng cây) là con đường nhô […]

The post Đường đạp xe vòng tròn giữa khu rừng gây kinh ngạc ở Bỉ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
duong-dap-xe-vong-tron-giua-khu-rung-o-bi

Một đường chạy xe đạp hình tròn được hình thành giữa khu rừng cho thấy con người có thể sống hài hòa với tự nhiên và tận hưởng giá trị xanh mà thiên nhiên đem lại.

Đúng như tên gọi của nó, Cycling Through The Trees (Đạp xe qua rặng cây) là con đường nhô cao đưa người đi xe đạp lên độ cao 10 mét so với mặt đất để họ có thể đạp xe giữa các ngọn cây.

Lối đạp xe được thiết kế hài hòa giữa khu rừng

Giảm thiểu tác động của con người đến khu rừng

Con đường độc đáo được xây dựng trong khu bảo tồn thiên nhiên Pijnven, với cấu trúc là một vòng tròn kép có đường kính 100 mét. Con đường rộng ba mét dài gần 700 mét và tăng dần theo độ dốc thoải đến độ cao 10 mét trước khi đi xuống nền rừng.

Các kiến trúc sư cảnh quan đã thiết kế cấu trúc để cho phép mọi người tham gia các hoạt động trong rừng nhưng để lại ít tác động nhất có thể đến môi trường xung quanh.

Để giảm thiểu tác động đến rừng, công trình được xây dựng bằng một cần trục duy nhất được gắn ở tâm của vòng tròn. Kết cấu thép được xây dựng bằng móng cọc vít mà không sử dụng bê tông. Sàn và giá đỡ của cấu trúc được làm từ thép để ngoài trời một thời gian để có màu cam nâu giống với màu của thân cây thông trong rừng. Các cây cột chống đỡ giống như những thân cây. Từ cách xa 100 mét, người ta khó có thể nhìn thấy công trình.

Tuy vậy, trong quá trình thi công, một số ít cây đã phải bị chặt trong lúc hình thành đường đạp xe và những cây này được kết hợp thành các trạm dừng chân được xây dựng gần điểm tham quan.

Đường đạp xe được xây dựng bằng công nghệ mới, không cần đến bê tông

“Trải nghiệm kỳ diệu”

Pieter Daenen, người sáng lập BuroLandschap, doanh nghiệp thiết kế đường đạp xe này, giải thích: “Điều quan trọng nhất đối với chúng tôi là xây dựng một cấu trúc có tác động thấp nhất có thể đến môi trường và thiên nhiên vốn nhạy cảm với các hành động chặt phá rừng. Đây là điểm khởi đầu. Sự hiện diện của cây cối tất nhiên rất quan trọng trong việc hình thành thảm xanh trên trái đất. Rốt cuộc, việc đạp xe xuyên qua những hàng cây sẽ không còn ý nghĩa nếu cây cối bị hư hại hoặc bị phá hủy sau khi xây dựng công trình. Nhất là một công trình có đường kính hơn 100 mét và cao 10 mét là điều không hề dễ dàng chút nào”.

Công trình nêu trên được ghi nhận đem đến trải nghiệm kỳ diệu cho những người đạp xe qua khu bảo tồn thiên nhiên gần thị trấn Bosland.

Theo phản hồi của các du khách, điều hay ho của công trình này là hình dạng xoắn ốc tròn. Đạp xe vòng quanh kết hợp với đạp xe theo chiều cao có một điều gì đó kỳ diệu”.

“Dường như mọi du khách có dịp đến đây đều thấy mình như đang sống lại tuổi thơ vô lo, thảnh thơi đạp xe giữa thiên nhiên. Bạn sẽ thấy những du khách thong dong đạp xe qua lại vài lần. Hơn nữa, quãng đường 600 mét khá dễ chịu và không quá tốn sức, ngay cả khi thể trạng của bạn không quá tốt.”

Khi mỏi gối thì bạn có thể ngồi nghỉ ở trạm dừng chân thoáng đãng thế này

Các nhà thiết kế hy vọng rằng đường xe đạp xuyên rừng cây sẽ thu hút nhiều người tìm đến khu rừng cũng như quan tâm đến việc bảo tồn môi trường và hệ sinh thái. Bosland là khu rừng lớn nhất ở Flanders, nơi vẫn còn hẻo lánh nhờ ít cư dân sinh sống.

Việc tạo nên một điểm du lịch sinh thái như đường đạp xe cũng giúp thúc đẩy nền kinh tế địa phương. Do vậy mà chính quyền địa phương cũng rất nhiệt tình cấp phép và tin rằng công trình này cũng có thể mang lại giá trị gia tăng bên cạnh việc bảo tồn rừng.

Thiệu Kiệt

(theo DeZeen)

The post Đường đạp xe vòng tròn giữa khu rừng gây kinh ngạc ở Bỉ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn của Việt Nam chỉ còn 0,25% https://24hsongxanh.vn/rung-nguyen-sinh-con-nguyen-ven-cua-viet-nam-chi-con-025/ Thu, 12 Nov 2020 10:18:51 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50919 rung-nguyen-sinh-con-nguyen-ven

Việt Nam đạt 14,6 triệu ha đất có rừng vào năm 2019 với độ che phủ ước đạt gần 42%. Nhưng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, những khu rừng nguyên sinh còn nguyên chỉ có 0,25%. Tại Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 tổ chức […]

The post Rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn của Việt Nam chỉ còn 0,25% appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
rung-nguyen-sinh-con-nguyen-ven

Việt Nam đạt 14,6 triệu ha đất có rừng vào năm 2019 với độ che phủ ước đạt gần 42%. Nhưng trên toàn lãnh thổ Việt Nam, những khu rừng nguyên sinh còn nguyên chỉ có 0,25%.

Tại Hội nghị toàn quốc về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 tổ chức tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) trong hai ngày 11 và 12/11, ông Oemar Idoe, Trưởng nhóm các dự án môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp về hội nhập kinh tế khu vực (Tổ chức hợp tác phát triển Đức GIZ), nhận định: “Năm 2019, Việt Nam đã đạt 14,6 triệu ha đất có rừng với độ che phủ ước đạt gần 42%. Song trên toàn lãnh thổ quốc gia, những khu rừng nguyên sinh còn nguyên chỉ 0,25%”.

rung-nguyen-sinh-con-nguyen-ven
Khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng ở Lâm Đồng.

Cũng theo ông Oemar Idoe, điều này phản ánh một thực tế rằng quản lý rừng bền vững và bảo tồn tài sản đa dạng sinh học và các hệ sinh thái cần thêm những nỗ lực và sự quan tâm mạnh mẽ của chính phủ, các cấp, các ngành.

Diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên giảm dần

Tổng cục Lâm nghiệp  (Bộ NN-PTNT) cho biết toàn quốc hiện có khoảng 4,64 triệu ha rừng phòng hộ, trong đó có 3,95 triệu ha rừng tự nhiên, 0,69 triệu ha rừng trồng. Tổng diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên giảm từ 4,3 triệu ha năm 2010 xuống còn 3,95 triệu ha năm 2019, và diện tích rừng phòng hộ là rừng trồng tăng nhẹ từ 0,61 triệu ha năm 2010 lên 0,69 triệu ha năm 2019.

rung-nguyen-sinh-con-nguyen-ven
Rừng phòng hộ là rừng tự nhiên tại TK 132 , H.Lạc Dương (Lâm Đồng) bị triệt hạ hàng loạt.

Tính tới thời điểm hiện tại, dữ liệu về chất lượng rừng phòng hộ rất hạn chế, mới chỉ thể hiện qua công bố hiện trạng rừng sau khi hoàn thành tổng điều tra kiểm kê rừng năm 2016 của Tổng cục Lâm nghiệp. Số liệu này cho thấy diện tích rừng phòng hộ là rừng gỗ tự nhiên giàu và trung bình là trên 1 triệu ha (chiếm 29,8% diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên).

Như vậy, có thể thấy chất lượng rừng tự nhiên chưa đạt yêu cầu phòng hộ và ngành lâm nghiệp cũng như toàn xã hội phải đầu tư nhiều hơn để rừng có thể duy trì và phát triển đạt yêu cầu phòng hộ.

rung-nguyen-sinh-con-nguyen-ven
Hiện trường vụ phá rừng phòng hộ tại TK 132 (Lâm Đồng).

Áp lực tăng dân số đe dọa, ảnh hưởng tới phát triển bền vững rừng

Cũng theo Tổng cục Lâm nghiệp, sau 6 năm thực hiện Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng, phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng, mục tiêu từ 2,2 triệu ha đến năm 2020 đạt 2,4 triệu ha. Thế nhưng đến nay mới đạt hơn 2,3 triệu ha với 167 khu rừng đặc dụng gồm: 33 vườn quốc gia, 57 khu bảo tồn thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài/ sinh cảnh, 54 khu bảo vệ cảnh quan và 9 khu thực nghiệm khoa học. Năm 2019 có 61 khu rừng đặc dụng tổ chức hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, thu hút được 2,5 triệu lượt du khách, doanh thu đạt khoảng 185 tỉ đồng.

rung-nguyen-sinh-con-nguyen-ven
Diện tích rừng phòng hộ là rừng tự nhiên đang giảm dần từng năm.

Chính áp lực tăng dân số đang là mối đe dọa, ảnh hưởng tới phát triển bền vững rừng đặc dụng.

Cụ thể, nhu cầu đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, các nhu cầu sử dụng gỗ và khai thác lâm sản ngày càng tăng; làm tăng áp lực chuyển đổi mục đích đất lâm nghiệp sang các loại đất khác và khai thác tài nguyên quá mức hoặc phá rừng bất hợp pháp.

rung-nguyen-sinh-con-nguyen-ven
Khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng ở Lâm Đồng.

Tình trạng khai thác săn bắt động vật, thực vật quý, hiếm vẫn xảy ra tại các khu rừng đặc dụng và vùng lân cận. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, đô thị, xây dựng những công trình thủy điện, hồ đập giữ nước ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên của các loài động, thực vật rừng phân bố trong các khu rừng đặc dụng.

Mặt khác, diễn biến về biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, thay đổi quy luật thời tiết, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật, gây ra những hiện tượng cháy rừng, sạt lở, ngập lụt đe dọa đến hệ sinh thái rừng.

Bài & ảnh: Lâm Viên

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/rung-nguyen-sinh-con-nguyen-ven-cua-viet-nam-chi-con-025-1303817.html

The post Rừng nguyên sinh còn nguyên vẹn của Việt Nam chỉ còn 0,25% appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tắm rừng https://24hsongxanh.vn/tam-rung-3/ Mon, 24 Aug 2020 10:09:36 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=44815 nghe-thuat-tam-rung

Có một câu tiếng Anh tôi từng được nghe rằng “Alishan is the perfect place for forest bathing”, hiểu nôm na là núi Alishan là một nơi tuyệt vời nhất để “tắm rừng”. Tôi không hiểu lắm cho đến khi đọc được cuốn sách Shinrin Yoku – Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật. Bài […]

The post Tắm rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nghe-thuat-tam-rung

Có một câu tiếng Anh tôi từng được nghe rằng “Alishan is the perfect place for forest bathing”, hiểu nôm na là núi Alishan là một nơi tuyệt vời nhất để “tắm rừng”. Tôi không hiểu lắm cho đến khi đọc được cuốn sách Shinrin Yoku – Nghệ thuật tắm rừng của người Nhật.

Bài Sơn Trà

The post Tắm rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chi phí phòng chống đại dịch kế tiếp ‘chỉ bằng 2% thiệt hại do Covid-19’ https://24hsongxanh.vn/chi-phi-phong-chong-dai-dich-ke-tiep-chi-bang-2-thiet-hai-covid-19/ Fri, 24 Jul 2020 04:17:12 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=42810 chi-phi-phong-dai-dich

Theo một phân tích mới, chi phí ngăn chặn đại dịch tiếp theo trong thập kỷ tới bằng cách bảo vệ các loài thú hoang dã và rừng sẽ chỉ bằng 2% thiệt hại tài chính do Covid-19 gây ra. Giới nghiên cứu cho biết, mỗi năm có hai loại virus mới được xác định […]

The post Chi phí phòng chống đại dịch kế tiếp ‘chỉ bằng 2% thiệt hại do Covid-19’ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
chi-phi-phong-dai-dich

Theo một phân tích mới, chi phí ngăn chặn đại dịch tiếp theo trong thập kỷ tới bằng cách bảo vệ các loài thú hoang dã và rừng sẽ chỉ bằng 2% thiệt hại tài chính do Covid-19 gây ra.

Giới nghiên cứu cho biết, mỗi năm có hai loại virus mới được xác định lây lan từ vật chủ là động vật hoang dã sang người vào thế kỷ trước. Sự hủy diệt tự nhiên ngày càng tăng có nghĩa là nguy cơ ngày nay cao hơn bao giờ hết.

Tê tê trong một đường dây buôn lậu bị thu giữ ở Belawan, Indonesia

Hệ lụy sẽ đến rất nhanh

Do vậy, vấn đề cấp thiết để phòng vệ cho sức khỏe con người là xử lý nạn buôn bán động vật hoang dã và phá rừng trên phạm vi toàn cầu. Hai vấn nạn này gia tăng nguy cơ khiến động vật hoang dã tiếp xúc với người và gia súc. Nhưng các nỗ lực như vậy hiện đang giảm sút.

Các nhà nghiên cứu ước tính, việc chi khoảng 260 tỷ đô la trong vòng 10 năm sẽ làm giảm đáng kể rủi ro của một đại dịch khác theo quy mô của sự bùng phát coronavirus. Con số này chỉ bằng 2% thiệt hại ước tính 11,5 ngàn tỷ đô la do Covid-19. Hơn nữa, việc chi tiêu cho công tác bảo vệ động vật hoang dã và rừng cũng sẽ đem lại lợi ích khác: Cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu.

Các chương trình chính mà các nhà khoa học đang kêu gọi là: Ngăn chặn buôn bán động vật hoang dã và thịt thú rừng ở Trung Quốc, giám sát và kiểm soát dịch bệnh ở động vật hoang dã và gia súc, cắt giảm 40% nạn phá rừng ở những vùng trọng yếu. Có một mối liên hệ rõ ràng giữa nạn phá rừng và sự xuất hiện ngày càng nhiều của virus. Trong số đó, loài dơi được cho là ổ chứa virus Ebola, Sars và Covid-19, còn bìa rừng nhiệt đới có thể ẩn chứa một số loài lây lan các loại virus mới cho con người.

Giáo sư Andrew Dobson, Đại học Princeton ở Mỹ, cho biết: “Thật ngây thơ khi nghĩ rằng đại dịch Covid-19 là sự kiện chỉ diễn ra một lần trong một thế kỷ. Bất cứ điều gì chúng ta làm với môi trường, hệ lụy sẽ đến rất nhanh, giống như tình trạng biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu.”

Việc bảo vệ rừng cũng giúp cắt giảm lượng khí thải carbon dioxide gây ra cuộc khủng hoảng khí hậu

Tín hiệu SOS cho hệ sinh thái

Giáo sư Stuart Pimm tại Đại học Duke ở Mỹ, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết: “Việc đầu tư cho phòng ngừa đại dịch có thể là chính sách bảo hiểm tốt nhất cho sức khỏe con người và nền kinh tế toàn cầu trong tương lai. Chúng ta có thể ngăn chặn đại dịch trong tương lai trước khi chúng bắt đầu gây thảm họa.”

Ông Inger Andersen, người đứng đầu lĩnh vực môi trường của Liên Hợp Quốc hoan nghênh phân tích nêu trên. Ông nói thêm: “Chúng ta không đủ khả năng giải quyết tất cả các căn bệnh phát xuất từ động vật hoang dã. Hành động quyết liệt ngay bây giờ sẽ giúp chúng ta tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí trong tương lai và tránh những đau khổ khủng khiếp do Covid-19 mà chúng ta đang chứng kiến trên toàn thế giới.”

Phân tích này là lời cảnh báo mới nhất từ giới khoa học cho các chính phủ nhằm ngăn ngừa đại dịch trong tương lai. Trong tháng này, một báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết thế giới đang ứng phó với các vấn đề sức khỏe con người và thiệt hại kinh tế do đại dịch coronavirus nhưng không quan tâm đến nguyên nhân môi trường. Hồi tháng 6/2020, các chuyên gia cho biết đại dịch là một tín hiệu SOS cho hệ sinh thái và rằng các đại dịch nguy hiểm hơn có thể xảy ra trừ khi thiên nhiên được bảo vệ trước khi quá muộn.

Con người và hoạt động kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào tình trạng cân bằng sinh thái của hành tinh

Phân tích được công bố trên tạp chí Science, được thực hiện bởi các chuyên gia về môi trường, y học, kinh tế và bảo tồn. Đặc biệt nó lưu ý rằng các mạng lưới thực thi việc bảo vệ động vật hoang dã đang bị thiếu hụt trầm trọng. Mạng lưới ở Đông Nam Á có ngân sách hàng năm chỉ 30.000 đô la.

Giới nghiên cứu cho biết, việc chấm dứt buôn bán thịt thú rừng là điều tiên quyết, và việc này sẽ cần gần 20 tỷ đô la mỗi năm. Ngành kinh doanh thịt thú rừng thu hút đến vài triệu người. 

Akanksha Khatri, người đứng đầu chương trình hành động tự nhiên, Diễn đàn Kinh tế Thế giới,cho biết: “Đại dịch Covid-19 cho chúng ta thấy rằng con người và hoạt động kinh tế của chúng ta phụ thuộc vào tình trạng cân bằng sinh thái của hành tinh. Nếu tiếp tục đi ngược lại sự cân bằng này, chúng ta sẽ đặt chính mình vào tình trạng nguy hiểm.”

Stéphane De La Rocque, một chuyên gia thú y tại tổ chức Y tế Thế giới, cho biết phân tích này rất cần thiết và sau Covid-19, các nhà lãnh đạo đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của việc bảo vệ động vật hoang dã.

Thiệu Kiệt

(theo Guardian,CBC)

The post Chi phí phòng chống đại dịch kế tiếp ‘chỉ bằng 2% thiệt hại do Covid-19’ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tạ ơn rừng đã chở che https://24hsongxanh.vn/ta-on-rung-da-cho-che/ Sat, 02 Mar 2019 06:53:20 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=2331 ta-on-rung-da-cho-che-1

Cuối tuần qua, UBND H.Tây Giang (Quảng Nam) đã mở lễ hội “Tạ ơn rừng” với những nghi thức mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Phần lễ gồm dựng cây nêu, cúng khai năm mới… tạ ơn rừng đã bao bọc, chở che và là nguồn […]

The post Tạ ơn rừng đã chở che appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ta-on-rung-da-cho-che-1

Cuối tuần qua, UBND H.Tây Giang (Quảng Nam) đã mở lễ hội “Tạ ơn rừng” với những nghi thức mang đậm dấu ấn văn hóa tâm linh truyền thống của đồng bào Cơ Tu.

ta-on-rung-da-cho-che-1
Già làng ở H.Tây Giang cúng thần rừng ở khu rừng cây pơ mu

Phần lễ gồm dựng cây nêu, cúng khai năm mới… tạ ơn rừng đã bao bọc, chở che và là nguồn sống của bao thế hệ. Phần hội với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ sinh động.

Tây Giang có hơn 90.000 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm trên 70%, với những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm như khu rừng lim xanh ở xã Lăng, quần thể rừng pơ mu hơn 2.000 cây ở xã Tr’Hy và Axan (có 725 cây được công nhận là cây di sản VN). Lâu nay, đồng bào Cơ Tu đã nối nhau gìn giữ bản sắc, phong tục tập quán, tổ chức lễ hội cúng tế sơn thần vào mùa xuân…

Ông Bh’riu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, cho biết lễ hội “Tạ ơn rừng” được đồng bào Cơ Tu tổ chức mang ý nghĩa tạ ơn Giàng, rừng núi, sông suối, cây cối, hoa màu. Đây cũng là dịp để giáo dục thế hệ trẻ nối tiếp truyền thống tốt đẹp của tiền nhân, bảo vệ rừng đồng nghĩa với bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ quê hương và bảo vệ chính mình…

Già làng Clâu Blao (ở thôn Voòn, xã Tr’Hy) cũng khẳng định lễ hội nhằm truyền dạy cho thế hệ sau luôn biết giữ rừng, ứng xử có văn hóa với rừng. “Giữ được rừng là giữ được làng. Còn rừng thì còn làng, mất rừng thì mất làng”, già làng Clâu Blao nói.

ta-on-rung-da-cho-che-2
Một gốc pơ mu cổ thụ tại Tây Giang
ta-on-rung-da-cho-che-7
Sửa soạn lễ cúng
ta-on-rung-da-cho-che-6
Phần hội sôi động nhưng mang nhiều ý nghĩa giáo dục
ta-on-rung-da-cho-che-5
Dựng cây nêu
ta-on-rung-da-cho-che-4
Người dân tập trung về Làng truyền thống du lịch sinh thái pơ mu để chuẩn bị lễ
ta-on-rung-da-cho-che-3
Già làng biểu diễn nhạc cụ

Hữu Trà
Theo Báo Thanh Niên

The post Tạ ơn rừng đã chở che appeared first on 24h Sống xanh.

]]>