phố cổ Hội An – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Mon, 26 Jul 2021 14:16:12 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png phố cổ Hội An – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Vẻ đẹp cuộc sống 2 – Những khoảnh khắc hạnh phúc: Phố Hội https://24hsongxanh.vn/ve-dep-cuoc-song-2-nhung-khoanh-khac-hanh-phuc-pho-hoi/ Mon, 26 Jul 2021 14:16:12 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63967 nhung-khoanh-khac-hanh-phuc

Phố cổ Hội An có được sức hút mãnh liệt và khả năng níu giữ du khách không chỉ bởi kiến trúc trầm mặc, hoài cổ mà còn vì lối sống chầm chậm, dễ chịu và mến khách của người dân nơi đây. BTV Trích “Vẻ đẹp cuộc sống 2 – Những khoảnh khắc hạnh […]

The post Vẻ đẹp cuộc sống 2 – Những khoảnh khắc hạnh phúc: Phố Hội appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc

Phố cổ Hội An có được sức hút mãnh liệt và khả năng níu giữ du khách không chỉ bởi kiến trúc trầm mặc, hoài cổ mà còn vì lối sống chầm chậm, dễ chịu và mến khách của người dân nơi đây.

nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Đối ẩm giữa lòng phố cổ. Tác giả: Bùi Viết Đồng.
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Rêu phong phố cổ. Tác giả: Ca Văn Phát. “Ảnh chụp tại Hội An, bằng điện thoại.”
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Rêu phong phố cổ. Tác giả: Ca Văn Phát. “Ảnh chụp tại Hội An, bằng điện thoại.”
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Rêu phong phố cổ. Tác giả: Ca Văn Phát. “Ảnh chụp tại Hội An, bằng điện thoại.”
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Dạo phố. Tác giả: Đỗ Anh Vũ. “Ảnh chụp ngày 29/9/2020 ở phố cổ Hội An, Quảng Nam. Các cô gái trẻ vui cười đạp xe dạo quanh phố cổ Hội An.”
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Hạnh phúc ở chùa Cầu. Tác giả: Nguyễn Trang Kim Cương. “Ảnh được chụp ngày 20/5/2020 tại chùa Cầu, Hội An, Quảng Nam. Hạnh phúc của một đôi uyên ương bên chùa Cầu.”
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Mưu sinh giữa lòng phố cổ. Tác giả: Ca Văn Phát. “Ảnh chụp bằng điện thoại, tại Hội An.”
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Dáng mẹ. Tác giả: Ca Văn Phát. “Ảnh chụp tại Hội An, Quảng Nam, chụp bằng điện thoại.”
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Những gánh hàng rong. Tác giả: Ca Văn Phát. “Ảnh chụp tại Hội An, chụp bằng điện thoại.”
nhung-khoanh-khac-hanh-phuc
Những gánh hàng rong. Tác giả: Ca Văn Phát. “Ảnh chụp tại Hội An, chụp bằng điện thoại.”

BTV

Trích “Vẻ đẹp cuộc sống 2 – Những khoảnh khắc hạnh phúc”

The post Vẻ đẹp cuộc sống 2 – Những khoảnh khắc hạnh phúc: Phố Hội appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hội An yên bình như những năm 90 trong dịp lễ https://24hsongxanh.vn/hoi-yen-binh-nhu-nhung-nam-90-trong-dip-le/ Sat, 02 May 2020 10:37:15 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=36451

Dịp nghỉ lễ 30/4,1/5 năm nay, lần đầu tiên, phố cổ Hội An có lượng khách tham quan khá ít ỏi và đô thị cổ này trông không khác gì những năm 90 của thế kỷ trước, yên bình trong vắng vẻ. L.M.Hạ  

The post Hội An yên bình như những năm 90 trong dịp lễ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Dịp nghỉ lễ 30/4,1/5 năm nay, lần đầu tiên, phố cổ Hội An có lượng khách tham quan khá ít ỏi và đô thị cổ này trông không khác gì những năm 90 của thế kỷ trước, yên bình trong vắng vẻ.

Dịp này, chính quyền Hội An đã miễn phí tham quan khu phố cổ Hội An cùng một số điểm như di tích Chùa Cầu, Chùa Ông, làng rau Trà Quế, rừng dừa nước Cẩm Thanh… Đây là những động tác kích cầu sau thời giãn cách xã hội, tuy nhiên…
Khung cảnh này không khác gì Hội An của những năm 90, khi kinh doanh du lịch chưa phát triển, du khách chưa tìm đến Hội An nhiều. Theo quan sát, khách đến Hội An hầu hết là khách nội địa, với khách các địa phương lân cận nhiều hơn khách từ Sài Gòn, Hà Nội… đến.
Điều này cũng dễ hiểu khi đường hàng không mới mở trở lại, với lượng khách quy định trên mỗi chuyến bay khá hạn chế. Khách tham quan Hội An mùa này chủ yếu dành thời gian để chụp hình lưu niệm là chính.
Các hàng quán ven đường còn thấy được chút không khí tấp nập…
Các quán cà phê, nhà hàng đã mở cửa trở lại, nhưng thưa thớt khách. Trong ảnh là đầu bếp một nhà hàng trực tiếp ra giới thiệu món cho khách ngang qua.
Người đàn ông này đang phủi bụi túi xách ở cửa hàng của nhà mình, mới mở lại trong dịp lễ.
Tranh thủ mặt tiền của một shop vẫn đóng cửa, mẹ con người phụ nữ này bán nước mát. Đây là một trong số ít thứ bán được trong mùa nóng này ở Hội An.
Mới 17h mà shop quần áo, vải vóc trên đường Nguyễn Thái Học này đã đóng cửa. Chị chủ shop cho biết, cả ngày lễ không có một vị khách nào nhưng đây là nhà của mình, nên không bị căng thẳng tiền mặt bằng như nhiều shop chung quanh.
Chưa bao giờ đi du lịch Hội An mà người ta được xem hàng quán đóng cửa nhiều đến thế. Rất nhiều người kinh doanh không cầm cự nổi trong thời gian qua đã phải đóng cửa, trả mặt bằng, chịu lỗ.
Hội An từng có những mặt bằng mặt tiền trong phố cổ sang nhượng tấp nập liền tay. Nhưng nay thì lần đầu tiên, mặt tiền đắt hơn vàng của phố cổ cũng lâm cảnh chợ chiều.
Trong một con phố khác, người thợ đang vẽ lại bảng hiệu cho một chủ nhà, chuẩn bị mở lại cửa hàng trong tháng 5 này.
Đi thuyền đèn lồng, nét đặc sắc riêng có Hội An, theo những người chèo thuyền cho biết, được phép hoạt động trở lại chỉ trong dịp nghỉ lễ này. Có lẽ đây là loại hình dịch vụ còn… kiêu được trong mùa này. Giá thuê thuyền cũng tùy khu vực mà tính với khách. Nếu như khu vực gần chợ Hội An, giá 100.000 đồng/thuyền/chuyến 20 phút thì ở khu vực chùa Cầu, giá này bị người chèo chê rẻ, không đi.
Các hàng quán ở Hội An chỉ mở cửa rải rác. Phố cổ vẫn chìm trong bóng tối nhiều hơn. Một chủ quán cho hay, những nơi nào bảng hiệu có liên quan đến các chữ club, pub, bar… đều chưa được phép mở cửa
Rất hiếm khi góc đường này được yên vắng như thế này, nơi luôn diễn ra chợ đêm Hội An từ nhiều năm qua. Hiện chợ đêm Hội An chỉ hoạt động một phần rất nhỏ với các quán ăn.
Nhìn một cách tích cực, thì nhờ vắng nên du khách đến phố cổ mùa này mới có thể chứng kiến được nhịp sống bình yên hiền hòa của người dân phố cổ thực sự.
Nhiều người thú vị khi được khám phá một Hội An không đông khách, yên tĩnh hiếm thấy.
Ván cờ cuối ngày trên bệ cửa ở một cửa hiệu. Nhịp sống bình yên ở phố cổ cho phép người ta tin hơn vào thì tương lai gần, đại dịch sẽ sớm bị đẩy lùi.

L.M.Hạ

 

The post Hội An yên bình như những năm 90 trong dịp lễ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Một điểm hẹn nghệ thuật mới ở Hội An https://24hsongxanh.vn/mot-diem-hen-nghe-thuat-moi-o-hoi-an/ Thu, 21 Nov 2019 01:43:55 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=21525

Lần đầu tiên, có một tuần lễ dành cho các bộ môn nghệ thuật tuồng, múa, phim ảnh, gấp giấy… được tổ chức thành chuỗi hoạt động thú vị diễn ra tại Hội An. Chương trình có tên gọi Tuần lễ Light0Life.   Thành phố Hội An vốn đông khách du lịch nhưng không nhiều […]

The post Một điểm hẹn nghệ thuật mới ở Hội An appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Lần đầu tiên, có một tuần lễ dành cho các bộ môn nghệ thuật tuồng, múa, phim ảnh, gấp giấy… được tổ chức thành chuỗi hoạt động thú vị diễn ra tại Hội An. Chương trình có tên gọi Tuần lễ Light0Life.  

NSƯT Thanh Tỵ

Thành phố Hội An vốn đông khách du lịch nhưng không nhiều lắm các chương trình nghệ thuật đa thể loại. Sự xuất hiện của Tuần lễ Light0Life nhằm giới thiệu các bộ môn nghệ thuật tại Hội An, là dịp để công chúng và người dân nơi này được thưởng thức đa chiều những bộ môn nghệ thuật truyền thống vốn được trình bày khá đơn điệu lâu nay.

Nghệ sĩ tuồng Tấn Đông

Tuần lễ Light0Life bắt đầu bằng ngày Into Tuồng, ngày dành riêng cho việc khám phá mỹ học Tuồng với một cuộc triển lãm nhỏ phục trang, mặt nạ, hoá trang sử dụng trong tác phẩm Sơn Hậu – tác phẩm kinh điển về Tuồng; một lớp học múa Tuồng; lớp vẽ mặt nạ Tuồng trên giấy dó và một buổi diễn nhỏ nhằm phô diễn luật vay trả trong nghệ thuật Tuồng. Into Tuồng được dẫn dắt bởi nghệ sĩ ưu tú Thanh Tỵ, nghệ sĩ Tấn Đông và sự hỗ trợ của nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, Đà Nẵng.

Nhà tổ chức cho biết, ngày Into Tuồng sẽ được xây dựng thành sự kiện hằng tuần, vừa để công chúng tiếp cận gần hơn với nghệ thuật Tuồng bằng các chủ đề được bóc tách từ mỹ học Tuồng, vừa để gây quỹ cho việc xây dựng từ điển ngôn ngữ Tuồng bằng video. Đây là một trong số các dự án lưu trữ, bảo tồn di sản bản địa Trung bộ do CAB và nghệ sĩ trình diễn thơ Chinh Ba sáng lập.

Nghệ sĩ múa Sùng A Lùng

CAB còn đưa đến chuỗi phim thể nghiệm sắp đặt trình chiếu When the city is Home của Mzung, và một bộ phim ngắn của nhạc sĩ Aaken Tôn Thất An. Có thể nói, việc đưa các bộ phim của hai đạo diễn trên về đến Hội An chính là dấu nhấn chất lượng nghệ thuật của chương trình. Tôn Thất An là một nhạc sĩ người Pháp gốc Việt. Anh được công chúng biết đến qua vai trò đạo diễn âm nhạc của những bộ phim điện ảnh khá đình đám như Người vợ ba, Ròm, Song lang, Thưa mẹ con đi… Ngoài vai trò là nhạc sĩ, soạn giả âm nhạc của nhiều vở múa, vở kịch, là giám đốc nghệ thuật của các festival nghệ thuật đương đại, anh còn khẳng định tên tuổi ở các triển lãm cá nhân về nhiếp ảnh và lĩnh vực phim ngắn, video art. Các tác phẩm của anh thể hiện sự lãng mạn, một vẻ đẹp đượm buồn của một kẻ mộng mơ. Bộ phim Yet Untitled anh mang đến Hội An là một chuỗi hình ảnh lãng đãng của những kẻ mộng mơ qua góc nhìn của kẻ mơ mộng Tôn Thất An.

Đạo diễn Mzung

Năm bộ phim thể nghiệm trong dự án When the city is Home của Mzung lại là một thái cực cảm xúc và hình ảnh hoàn toàn khác, dữ dội, bạo liệt, trực diện, với những góc nhìn đầy ám ảnh. Bộ phim được quay tại Ấn Độ, Ai Cập, Vương Quốc Anh, Việt Nam và Campuchia. Trong hai ngày chiếu phim, khán giả sẽ được thưởng thức phần múa của NSƯT Trần Hoàng Yến và nghệ sĩ múa Sùng A Lùng từ Nhà hát Giao hưởng – Nhạc, Vũ kịch TP.HCM. Sùng A Lùng cũng chính là diễn viên trong phim Yet Untitled của Tôn Thất An.

Tác phẩm trong triển lãm Nếp gấp.

Ngoài ra, chương trình còn có một triển lãm thú vị về nghệ thuật gấp giấy Nếp gấp theo phong cách Origami của Dong-4 với 2 ngày dạy gấp giấy theo phong cách Nhật Bản.

Tuần lễ Light0Life diễn ra từ 27/11 đến 01/12/2019 tại CAB Hội An – 71 Bà Triệu, Hội An

CAB là tên gọi một không gian nghệ thuật dành cho việc tiếp cận nghệ thuật của địa phương bằng việc kết nối và trao đổi nghệ sĩ trong nước và quốc tế về Hội An. Các hoạt động của CAB nhằm gầy dựng niềm yêu thích về mỹ học và nghệ thuật từ công chúng, đặc biệt là thiếu nhi. Trong tương lai, CAB sẽ tổ chức các hoạt động lưu trú sáng tác dành cho nghệ sĩ để kết nối các chương trình bảo tồn di sản Trung Bộ. Đây là dự án dài hơi của Chinh Ba – Art Director của Light0Life.

Chinh Ba là nghệ sĩ đa phong cách hoạt động chính trong lĩnh vực trình diễn thơ và là nghệ sĩ âm nhạc cho một số vở múa đương đại, phim sắp đặt… Anh từ Sài Gòn đến Hội An sinh sống và lập nghiệp hơn 2 năm qua, là một người rất gắn bó và kết nối với các hoạt động liên quan đến nghệ thuật ở khu vực miền Trung này.

.

Sơn Trà

The post Một điểm hẹn nghệ thuật mới ở Hội An appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cô gái khỏa thân bôi bẩn Hội An: Chủ cửa hàng viết thư xin lỗi https://24hsongxanh.vn/co-gai-khoa-boi-ban-hoi-chu-cua-hang-viet-thu-xin-loi/ Thu, 19 Sep 2019 14:21:51 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=14335

Chủ cửa hàng cà phê viết thư xin lỗi và gọi hành vi khỏa thân quay clip ở phố cổ Hội An của cô gái là phản cảm, vô văn hóa. Ngày 19/9, Công ty CP Tập đoàn Hann (chủ quản cửa hàng Faifo Coffee) đã gửi Thư xin lỗi đến các cơ quan chức […]

The post Cô gái khỏa thân bôi bẩn Hội An: Chủ cửa hàng viết thư xin lỗi appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Chủ cửa hàng cà phê viết thư xin lỗi và gọi hành vi khỏa thân quay clip ở phố cổ Hội An của cô gái là phản cảm, vô văn hóa.

Ngày 19/9, Công ty CP Tập đoàn Hann (chủ quản cửa hàng Faifo Coffee) đã gửi Thư xin lỗi đến các cơ quan chức năng, khách hàng và cộng đồng mạng vì để xảy ra việc một nữ du khách quay clip khoe thân phản cảm tại cơ sở kinh doanh của mình trong Khu phố cổ Hội An.

Theo trình bày của đại diện công ty, khoảng 13 giờ 10 phút chiều 18/9, một nhóm du khách 4 – 5 người gồm cả nam và nữ đến cửa hàng Faifo Coffee (130 Trần Phú, phường Minh An, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam). Họ gọi thức uống rồi lên tầng 2 ngồi. Lúc này, cô gái trong clip vẫn ăn mặc lịch sự. Khoảng 13 giờ 45 phút, nhóm khách di chuyển lên tầng 3 chụp hình, quay video.

Cô gái uốn éo khoe thân phản cảm trên nóc ngôi nhà cổ ở Hội An
Cô gái uốn éo khoe thân phản cảm trên nóc ngôi nhà cổ ở Hội An.

Công ty trên giải thích rằng, vì lúc này tầng 3 trời nắng gắt và không có khách nên cửa hàng không cử nhân viên trực lúc đó. Vì vậy, nhóm du khách đã lợi dụng chụp hình, quay clip phản cảm, ảnh hưởng đến khách hàng, cộng đồng mạng, người dân địa phương và chính quyền thành phố.

Là những người yêu Hội An, chúng tôi rất đau lòng trước sự việc này. Đầu tiên công ty chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi chân thành đến khách hàng, cộng đồng mạng, người dân địa phương và chính quyền thành phố vì chúng tôi không kiểm soát được hành vi quay video clip phản cảm, vô văn hóa này. Ngay sau khi sự việc xảy ra, công ty đã lập tức liên hệ với chủ tài khoản để gỡ clip cũng như những hình ảnh phản cảm vô văn hóa” – đại diện công ty viết trong thư đồng thời cam kết sẽ không để sự việc tương tự tái diễn.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, từ tối 18/9, trang Facebook cá nhân Trần Mai Hương đăng tải đoạn clip dài 23 giây, quay cảnh một cô gái không mặc áo, lấy nón lá che ngực, quần cởi hờ tạo dáng, uốn éo khoe thân trên nóc một ngôi nhà cổ ở TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam), trông hết sức phản cảm.

Clip này nhanh chóng nhận được sự quan tâm của cộng đồng mạng. Tới sáng 19/9 đã có hàng ngàn lượt thể hiện cảm xúc, bình luận. Trong đó, có rất nhiều người dùng mạng bức xúc vào “ném đá” cô gái với những lời lẽ nặng nề. Đến trưa 19/9, clip trên mới bị gỡ khỏi trang Facebook cá nhân.

Ngày 19/9, ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin TP. Hội An, cho biết hành vi của cô gái trẻ làm ảnh hưởng, tổn thương nghiêm trọng đến giá trị văn hóa của một di sản nổi tiếng bởi sự thuần hậu, thanh lịch. Sau khi nhận được thông tin, Phòng Văn hóa và Thông tin Hội An đã phối hợp cùng địa phương đã xác minh địa điểm cụ thể Trần Mai Hương thực hiện quay clip nêu trên. Đơn vị cũng đã có văn bản báo cáo, xin ý kiến cấp trên về hướng xử lý.

Tr.Thường

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

 

The post Cô gái khỏa thân bôi bẩn Hội An: Chủ cửa hàng viết thư xin lỗi appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Quảng Nam đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, không rác thải nhựa https://24hsongxanh.vn/phat-trien-du-lich-ben-vung-khong-rac-thai-nhua/ Tue, 10 Sep 2019 02:46:43 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=13209 Trồng cây lưu niệm tại hội thảo phát triển du lịch xanh

Quảng Nam đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 10 năm đảo Cù Lao Chàm được vinh danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Song hành cùng với những danh hiệu này, […]

The post Quảng Nam đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, không rác thải nhựa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Trồng cây lưu niệm tại hội thảo phát triển du lịch xanh

Quảng Nam đang có nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm phố cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 10 năm đảo Cù Lao Chàm được vinh danh Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Song hành cùng với những danh hiệu này, ngành du lịch Quảng Nam đã bứt phá, phát triển mạnh trong những năm qua. 

Các đại biểu trong và ngoài nước tham gia hội thảo
Các đại biểu trong và ngoài nước tham gia hội thảo.

Tuy nhiên, trong sự phát triển “nóng” của du lịch cũng mang theo những phát sinh môi trường đáng quan ngại. Đó là rác thải nhựa và túi nilon đang đe dọa đến môi trường xanh.

Cuộc hội thảo Phát triển du lịch bền vững tỉnh Quảng Nam Du lịch không rác thải nhựa vừa tổ chức tại Hội An vào ngày 9/9, do Hiệp hội Du lịch Quảng Nam tổ chức, tham dự hội thảo có đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, đông đảo các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế, các doanh nghiệp, công ty – lữ hành lớn tại Việt Nam hoạt động du lịch.

Trồng cây lưu niệm tại hội thảo phát triển du lịch xanh
Trồng cây lưu niệm tại hội thảo phát triển du lịch xanh.

Tại hội thảo, đa số các đại biểu đều tìm ra tiếng nói chung, “nói có trách nhiệm” để “bảo vệ môi trường”. Không chỉ nhà nước, hay doanh nghiệp, mà toàn cộng đồng cùng có trách nhiệm, “ý thức” giảm thiểu và bảo vệ mới mang lại hiệu quả. Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận một số chủ đề chính như tầm quan trọng phát triển du lịch bền vững; thúc đẩy giải pháp phát triển sản phẩm du lịch xanh, dễ tiếp cận trong chuỗi giá trị du lịch; tạo môi trường khởi nghiệp đổi mới và thiết kế sáng tạo trong du lịch.

Các đại biểu trong và ngoài nước đối thoại với chính quyền và doanh nghiệp về phát triển du lịc xanh
Các đại biểu trong và ngoài nước đối thoại với chính quyền và doanh nghiệp về phát triển du lịch xanh.

Các đại biểu cho rằng, rác thải nhựa đang là vấn đề toàn cầu, nhất là ở các điểm du lịch thu hút đông du khách và đây là yếu tố quan trọng trong câu chuyện phát triển du lịch bền vững. Lượng rác thải này đến từ nhiều nguồn phát thải khác nhau, trong đó có các cơ sở kinh doanh du lịch và thương mại chiếm tỷ lệ đáng kể.

Tỉnh Quảng Nam hiện có 629 cơ sở lưu trú, với 13.257 phòng, tập trung chủ yếu ở thành phố du lịch Hội An. Thời gian qua, Hội An là một trong những địa phương đi tiên phong trong việc giảm thải rác thải nhựa, xây dựng môi trường du lịch thân thiện với nhiều ví dụ điển hình trong thực hành xử lý rác thải. Từ những chương trình tài trợ của các tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế, đã giúp Hội An phân loại rác hữu cơ và vô cơ.

Những mặt hàng thân thiện môi trường được ưu chuộn tại Hội An
Những mặt hàng thân thiện môi trường được ưu chuộng tại Hội An.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Nam Phan Xuân Thanh cho rằng, việc giảm rác thải nhựa được các đơn vị làm du lịch trên địa bàn Hội An rất quan tâm và có những hành động cụ thể. Đặc biệt, thách thức về rác thải đang được nhiều công ty du lịch ở Hội An biến thành cơ hội với những sản phẩm du lịch trải nghiệm nhặt rác ở các nhánh sông. Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, rất cần có đơn vị cung cấp, sản xuất vật liệu thay thế chất thải nhựa với giá thành hợp lý.

Hàng tái chế
Hàng tái chế.

Những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Nam có sự phát triển nhanh chóng, đến năm 2020 dự đoán tỉnh sẽ đón khoảng 8 triệu khách du lịch và thời gian tới, con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh khi hạ tầng kinh tế xã hội, du lịch của tỉnh được hoàn thiện. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh cho biết, sự phát triển của ngành du lịch cũng đang đặt ra nhiều thách thức, khi lượng khách đến đông thường đi kèm với sự gia tăng lượng rác thải khó phân hủy như chai lọ, bao bì nhựa. Vấn đề rác thải nhựa cũng đang cản trở việc địa phương khai thác phát triển các điểm du lịch ở biển đảo, những lòng hồ lớn. Tỉnh Quảng Nam hiện đã ban hành chương trình hành động để giảm thiểu rác thải nhựa và đang được triển khai thiết thực tại cơ sở.

Những thứ xử dụng tại khách sạn được làm bằng chất liệu thân thiện môi trường
Những thứ sử dụng tại khách sạn được làm bằng chất liệu thân thiện môi trường.

Phát biểu tại chương trình, ông Michael Croft, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đánh giá cao ý tưởng, sáng kiến của Hiệp hội du lịch Quảng Nam trong việc tạo một diễn đàn cởi mở để các bên cùng chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp hành động thiết thực về du lịch xanh; đồng thời nhấn mạnh UNESCO sẽ luôn đồng hành, sát cánh với Quảng Nam trong việc hiện thực hóa các ý tưởng hay, đề xuất hợp tác phát triển du lịch bền vững. “Nếu tính 20 năm, Quảng Nam thực sự đã phát triển được du lịch nổi trội nhờ vào văn hóa và quần thể di sản. Tôi tin rằng, việc nói đến phát triển du lịch xanh bền vững, tuy khó, nhưng sẽ làm được và thành công” – Ông Michael Croft nói.

Dịp này, để khẳng định sự cam kết chung tay hành động, xây dựng môi trường du lịch xanh, Hiệp hội du lịch Quảng Nam tổ chức ký kết thực hiện chương trình Du lịch không rác thải nhựa. Bên lề hội thảo còn diễn ra các hoạt động trưng bày, giới thiệu, tham quan, trải nghiệm các sản phẩm thân thiện với môi trường sử dụng trong ngành du lịch, mô hình du lịch xanh – bền vững và triển lãm tranh nghệ thuật về chủ đề về môi trường…

Minh Hải

The post Quảng Nam đẩy mạnh phát triển du lịch bền vững, không rác thải nhựa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hành trình Di sản miền Trung – Đâu chỉ là một tuyến tour… https://24hsongxanh.vn/hanh-trinh-di-san-mien-trung-dau-chi-la-mot-tuyen-tour/ Sun, 25 Aug 2019 03:36:28 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=11691 Động Phong Nha, Quảng Bình. Ảnh: Mai Thành Chương

Non già 15 năm trôi qua, con đường Hành trình Di sản miền Trung, dù có những lúc gập ghềnh, nhưng cũng đã tạo dựng được những nét dấu ấn riêng và giá trị nhận diện cho thương hiệu riêng mình. Và trong bối cảnh câu chuyện liên kết vùng du lịch đang được quan […]

The post Hành trình Di sản miền Trung – Đâu chỉ là một tuyến tour… appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Động Phong Nha, Quảng Bình. Ảnh: Mai Thành Chương

Non già 15 năm trôi qua, con đường Hành trình Di sản miền Trung, dù có những lúc gập ghềnh, nhưng cũng đã tạo dựng được những nét dấu ấn riêng và giá trị nhận diện cho thương hiệu riêng mình.

Và trong bối cảnh câu chuyện liên kết vùng du lịch đang được quan tâm, thì đây chính là hình mẫu lý tưởng…

Cầu Trường Tiền ở Huế. Ảnh: Mai Thành Chương
Cầu Trường Tiền ở Huế.

Từ những con đường trên thế giới

Con đường Hành trình di sản miền Trung hiện kết nối 4 địa phương là Quảng Nam – Đà Nẵng – Huế và Quảng Bình, trên cơ sở cả 4 địa phương này đều có những di sản do UNESCO công nhận. Tại Quảng Nam, có đến 2 Di sản Văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1999, là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn; trong khi đó, vào năm 2003, thì Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) có động Phong Nha được công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới.

Thời điểm này, ông Paul Stone – Tổng giám đốc Furama Resort Đà Nẵng, người có kinh nghiệm làm việc nhiều nơi trên thế giới, đã chứng kiến thành công của Xa lộ lịch sử ở Kansai (Nhật Bản), Con đường rượu vang ở Pháp, Con đường tự do ở Mỹ và Con đường lãng mạn ở Đức, nên đã có ý tưởng đặt cho tuyến du lịch miền Trung Việt Nam một cái tên theo chủ đề nào đó để phát triển tiềm năng du lịch to lớn nơi đây.

Lúc này, văn phòng đại diện của Tổng cục Du lịch tại Đà Nẵng do ông Hồ Việt – nguyên Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng (thuộc Quảng Nam – Đà Nẵng cũ), làm trưởng đại diện, đã đề xuất Tổng cục Du lịch triển khai đề tài nghiên cứu khoa học Khai thác Con Đường Di Sản trong sự phát triển du lịch miền Trung. Đề tài này được ông Lê Tấn Thanh Tùng – Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương Papa (đồng thời là Phó Tổng giám đốc công ty Vitours) chấp bút dưới sự hướng dẫn của ông Hồ Việt. “Sở dĩ tôi được chọn, vì khi còn là sinh viên ngành du lịch, lúc thực tập ở văn phòng của Tổng cục Du lịch tại Đà Nẵng, tôi được tham gia viết nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cho sự phát triển du lịch miền Trung – Tây Nguyên, như khai thác văn hóa Chăm, con đường Xanh Tây Nguyên, Tuyến hành lang kinh tế Đông Tây EWEC,…” – ông Tùng nhớ lại.

Phố cổ Hội An, Quảng Nam nhìn từ trên cao. Ảnh: Mai Thành Chương
Phố cổ Hội An, Quảng Nam nhìn từ trên cao

Cũng theo ông Tùng, thời điểm năm 2003 trở về trước, những tour du lịch đến miền Trung chưa có tên gọi là Con đường Di sản hay Hành trình Di sản miền Trung, mà chỉ đơn thuần là Thương về miền Trung, Miền Trung thương yêu, Đường về miền Trung, Một thoáng miền Trung,… Vì thế, vấn đề làm sao để “đẻ” ra được tour Hành trình Di sản miền Trung luôn được ông Hồ Việt và những người tham gia viết đề án như ông Tùng chú tâm tạo dựng. Cho đến nay, ông Tùng cho biết vẫn còn một vài luồng ý kiến về ai là “cha đẻ” của tour du lịch trên. Còn riêng bản thân ông, thì ông Hồ Việt chính là “cha đẻ” của tour du lịch Hành trình Di sản miền Trung, từ sự gợi ý của ông Paul Stone về những con đường trên thế giới.

Đi qua những gập ghềnh

Không chỉ là người chắp bút dưới sự hướng dẫn của ông Hồ Việt, ông Tùng cùng với công ty của mình và một vài đối tác khác, đã cùng bước những bước đi đầu tiên trên con đường Hành trình Di sản miền Trung. “Đầu năm 2004, được điều về văn phòng chính của Vitours làm việc, tôi được giao làm việc với các công ty du lịch 2 đầu đất nước để kết nối tour về miền Trung. Cả tháng trời cặm cụi gửi mail cho các công ty du lịch tại Sài Gòn và Hà Nội, với hàng trăm email gửi đi mỗi ngày, nhưng không thấy hồi âm, nên ban đầu cũng có nhiều lo lắng và hơi chán nản” – ông Tùng nhớ lại.

Nhưng rồi một buổi sáng, ông Tùng nhận được email của ông Từ Quý Thành – Chủ tịch HĐQT, đồng thời là Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Liên bang Sài Gòn. Ông Thành đại diện cho nhóm 10 công ty du lịch tại Sài Gòn đang bán các tour ghép khách lẻ, nói nếu Vitours làm được tour khởi hành cố định ghép đoàn về miền Trung thì sẽ hợp tác. Sau đó, ông Tùng báo với lãnh đạo Vitours, đồng thời xây dựng tour Con đường di sản khởi hành vào thứ 7 hằng tuần. Ở tour đầu tiên, có 10 khách tham gia với giá chỉ 1.350.000 đồng mỗi khách và đơn vị thực hiện tour… hòa vốn.

Biết là nhiều khó khăn, gập ghềnh, nhưng suốt một năm triển khai, chương trình may mắn nhận được sự ủng hộ của nhà xe, nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt, trong thời gian này, anh Nguyễn Hồng Tuấn đã không nhận công tác phí của hướng dẫn viên. Dù vậy, thị trường chỉ với 10 công ty du lịch tại Sài Gòn và 5 công ty tại Hà Nội, đã khiến chương trình liên tục lỗ. Song, may mắn là thương hiệu của tour Con đường Di sản dần dần có tiếng, được những công ty du lịch nước ngoài để ý và quan tâm” – ông Tùng kể.

Động Phong Nha, Quảng Bình.
Động Phong Nha, Quảng Bình.

Tạo dựng thương hiệu

Cho đến đầu năm 2005, tour Con đường Di sản được đổi tên thành Hành trình Di sản, được lấy ý tưởng tên gọi của Lễ hội Hành trình Di sản Quảng Nam. Lúc này, mỗi tuần khởi hành 2 tour, mỗi tour kéo dài 5 ngày 4 đêm và được nâng lên 15 khách, phạm vi đối tác được mở rộng lên hơn 1.000 công ty du lịch. Theo ông Tùng, để có được thành công của thương hiệu Hành trình Di sản như ngày hôm nay, là các đơn vị thực hiện tour rất chăm chút về lịch trình, đổi mới cách làm, nâng cao chất lượng dịch vụ và liên tục mở rộng đối tác khách hàng.

Ông Tùng bày tỏ: “Chúng ta cần ý thức được rằng, du lịch đang có sự phát triển vượt bậc, bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như ngày nay và gần như công ty du lịch nào ở miền Trung cũng xác định tour Hành trình Di sản là sản phẩm chủ lực của mình. Rồi xu hướng khách hàng, cũng đã có sự thay đổi không còn mua tour trọn gói, đối tác cũng thay đổi khi đặt trực tiếp các dịch vụ mà không cần nối tour qua các công ty tại miền Trung, do đó đòi hỏi những công ty hoạt động du lịch ở miền Trung cũng sẽ phải thay đổi cho phù hợp”.

Rõ ràng, trong câu chuyện của Hành trình Di sản miền Trung, có một vấn đề không thể không nhắc tới, đó là sự liên kết vùng?” – tôi đặt câu hỏi. “Đúng vậy. Chính nhờ có yếu tố liên kết vùng, mới có được thành quả như hôm nay” – ông Tùng khẳng định. Liên kết vùng trong du lịch, ngoài yếu tố địa lý, thì quan trọng hơn hết là sản phẩm du lịch. Theo đó, các địa phương nằm trong chuỗi liên kết, phải có sản phẩm du lịch không được giống nhau. “Bởi nếu sản phẩm du lịch giống nhau, sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho du khách. Và vì, nếu giống nhau thì họ chỉ đi một hay hai tỉnh, chớ cần gì đi nhiều tỉnh cho tốn thời gian và tiền bạc”.

Nhìn lại Hành trình Di sản miền Trung, rõ ràng xuyên suốt tour, du khách lần lượt được trải nghiệm những sản phẩm du lịch khác nhau. Chẳng hạn ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, du khách tận hưởng vui thú với thiên nhiên trong động Phong Nha; rồi khi vào Huế, ngoài được thăm thú kinh thành Huế, du khách còn được thưởng thức Nhã nhạc Cung đình Huế; để rồi khi vào Đà Nẵng, du khách sẽ được mở lòng mình với biển, núi rừng Sơn Trà hay Bà Nà trước khi nhẹ nhàng, chậm rãi và sâu lắng với phố cổ Hội An; hay thánh địa Mỹ Sơn… Tất nhiên, song song với đó, du khách sẽ được thưởng thức ẩm thực đặc sản của từng địa phương… Điều đó, để thấy rằng, Hành trình Di sản miền Trung đã tạo dựng được nét rất riêng, và đó xem như là thương hiệu của tour du lịch này vậy.

Một góc Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam.
Một góc Thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam.

Đâu chỉ là một tuyến tour

Nhờ sự liên kết, biết lồng ghép thế mạnh của từng di sản ở mỗi địa phương mà Hành trình di sản miền Trung đã mang lại rất nhiều lợi ích cho du lịch ở các tỉnh này. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều vấn đề, nhất là tâm lý “ăn sẵn” của một vài doanh nghiệp lữ hành trước di sản mà không nghĩ đến chuyện cân bằng hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.

Vấn đề này tại Hội thảo quốc tế Di sản thế giới và phát triển bền vững trong bối cảnh mới do UNESCO tổ chức tại Quảng Ninh hồi tháng 7/2018, đã được nhiều chuyên gia lên tiếng. Với Hội An, các chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ khi doanh nghiệp tư nhân xây dựng công trình lớn không phù hợp với di sản. Nhóm nghiên cứu của UNESCO – tiến sĩ Peter Larsen, bà Phạm Thị Thanh Hường (Trưởng phòng Văn hóa, văn phòng UNESCO tại Hà Nội) và PGS – TS. Phạm Trương Hoàng (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội), còn chỉ ra hệ lụy của tăng trường “nóng” về du lịch ở các vùng di sản: “Nó có thể dẫn đến một dòng khách du lịch lớn vượt quá khả năng của chúng ta. Chẳng hạn, trong buổi sáng thứ Bảy, khách du lịch quá nhiều ở Hội An cũng làm giảm cảm xúc của chính họ với di sản này”.

Ngoài ra, tác động của khí hậu trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp đến di sản luôn làm đau đầu những người làm công tác bảo tồn di sản, bởi sự sống còn của di sản cũng chính là sự sống còn của du lịch ở các địa phương này. Theo số liệu của Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An, địa phương này đang phải trùng tu 44 di tích xuống cấp, trong đó có 7 di tích xuống cấp nghiêm trọng, 23 di tích xuống cấp nặng và 14 di tích xuống cấp nhẹ. Cũng tại Hội An, nhiều năm qua, câu chuyện trùng tu, tôn tạo bảo vệ di tích Chùa Cầu – một biểu tượng của phố cổ Hội An, đã tốn rất nhiều thời gian thảo luận và mới đây, là có đề xuất mời chuyên gia Nhật Bản xử lý.

Đối với Thánh địa Mỹ Sơn, việc trùng tu, bảo tồn các tháp, cụm tháp khi xuống cấp quá trầm trọng dưới tác động của thời gian trong những năm qua như là cuộc chạy đua. Theo Ban quản lý Di tích và du lịch Mỹ Sơn, những năm qua đã tiến hành các hoạt động bảo tồn, trùng tu ở khu đền tháp như lót gạch, gia cố chân tháp  A1; diệt mối mọt; phục hồi đoạn tường bao các tháp B, C, D; phát lộ chống xâm thực 2 nhóm tháp A và L…

Còn ở khu cố đô Huế, năm 2018, UNESCO thậm chí còn đưa ra cảnh báo có thể liệt nơi này vào danh sách “những khu di tích có tình trạng nguy hiểm”. Các chuyên gia của UNESCO chỉ ra rằng khu cố đô Huế đang bị bức tử mạnh bởi sự can thiệp của con người và khí hậu. GS – TS. William Logan – Chủ tịch Ban di sản và đô thị của UNESCO tại Đại học Deakin (Úc) nhận định những gì đang diễn ra ở đây cần phải được gióng lên hồi chuông cảnh báo thức tỉnh về cách bảo tồn di sản. Ông William Logan cũng nhận định rằng, sở dĩ khu cố đô Huế dễ bị tổn thương hơn so với những di tích khác, là ở đây chỉ có vùng lõi của di sản mà chưa tạo dựng được vùng đệm xung quanh nhằm giảm bớt tổn thưởng cho di sản. Do vậy, Huế cần sớm gấp rút xây dựng vùng đệm, dừng lại hoặc hạn chế các công trình gây tổn hại đến khu cố đô, nếu không di sản này sẽ rơi vào dĩ vãng…

Tour Hành trình Di sản miền Trung kết nối 4 địa phương là Quảng Nam – Đà Nẵng – Huế và Quảng Bình. Tại Quảng Nam, có hai Di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1999 là Thánh địa Mỹ Sơn và phố cổ Hội An, ngoài ra, có bài chòi (nằm trong bài chòi miền Trung) cũng vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể vào năm 2017. Tại Đà Nẵng tuy chưa có di sản nào được công nhận là di sản thế giới, nhưng cũng có những di sản nổi tiếng ở tầm quốc gia như Thành Điện Hải, Ngũ Hành Sơn, Hải Vân Quan,… Tại Huế, có đến 5 di sản thuộc 3 loại hình khác nhau đã được UNESCO vinh danh như Quần thể di tích cố đô Huế (Di sản văn hóa vật thể, 1993), Nhã nhạc cung đình Huế (Di sản văn hóa phi vật thể, 2003), Mộc bản triều Nguyễn (Di sản tư liệu, 2009), Châu bản triều Nguyễn (Di sản tư liệu, 2014) và Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (Di sản tư liệu, 2016). Tại Quảng Bình, vào năm 2003, động Phong Nha trong Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.

 

Bài: Xuân Thọ

Ảnh: Mai Thành Chương

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

 

The post Hành trình Di sản miền Trung – Đâu chỉ là một tuyến tour… appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Mặt nạ thời gian https://24hsongxanh.vn/mat-na-thoi-gian/ Wed, 24 Jul 2019 02:08:17 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8884

Nghệ nhân Bùi Quý Phong (63 tuổi) bằng niềm đam mê và tài năng của mình, đã biến căn nhà số 66 đường Bạch Đằng, phố cổ Hội An (Quảng Nam) thành không gian của những chiếc mặt nạ sặc sỡ sắc màu. Ông gọi đó là Mặt nạ thời gian.   An Vĩnh Theo […]

The post Mặt nạ thời gian appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Nghệ nhân Bùi Quý Phong (63 tuổi) bằng niềm đam mê và tài năng của mình, đã biến căn nhà số 66 đường Bạch Đằng, phố cổ Hội An (Quảng Nam) thành không gian của những chiếc mặt nạ sặc sỡ sắc màu. Ông gọi đó là Mặt nạ thời gian.

Không gian nghệ thuật sặc sỡ sắc màu của “Mặt nạ thời gian”
Không gian nghệ thuật sặc sỡ sắc màu của “Mặt nạ thời gian”
Công việc làm mặt nạ trải qua rất nhiều công đoạn. Ban đầu là đắp mặt nạ bằng giấy trên các khuôn mặt có sẵn. Việc đắp giấy đòi hỏi phải đều, tránh “gồ ghề” sẽ ảnh hưởng đến thần thái của mặt nạ sau này.
Công việc làm mặt nạ trải qua rất nhiều công đoạn. Ban đầu là đắp mặt nạ bằng giấy trên các khuôn mặt có sẵn. Việc đắp giấy đòi hỏi phải đều, tránh “gồ ghề” sẽ ảnh hưởng đến thần thái của mặt nạ sau này.
Lớp giấy đắp mặt nạ trên cùng luôn có màu trắng để dễ vẽ màu sau này. Viền mặt nạ được làm bằng dây mây hoặc tre. “Mọi chất liệu làm mặt nạ đều là những thứ thân thiện với môi trường. Nghệ thuật phải gắn liền với bảo vệ môi trường thì mới thêm phần ý nghĩa” – ông Phong bày tỏ.
Lớp giấy đắp mặt nạ trên cùng luôn có màu trắng để dễ vẽ màu sau này. Viền mặt nạ được làm bằng dây mây hoặc tre. “Mọi chất liệu làm mặt nạ đều là những thứ thân thiện với môi trường. Nghệ thuật phải gắn liền với bảo vệ môi trường thì mới thêm phần ý nghĩa” – ông Phong bày tỏ.
Sau khi đắp, mặt nạ được phơi khô, rồi đem vào đắp bồi các điểm lồi lõm, trét bột lên để khỏa lấp các lỗ nhỏ, sau cùng là dùng giấy nhám để chà cho bề mặt mặt nạ láng mịn.
Sau khi đắp, mặt nạ được phơi khô, rồi đem vào đắp bồi các điểm lồi lõm, trét bột lên để khỏa lấp các lỗ nhỏ, sau cùng là dùng giấy nhám để chà cho bề mặt mặt nạ láng mịn.
Ông Phong cho biết: “Tính từ lúc đắp mặt nạ cho đến khi vẽ xong, thì một mặt nạ hoàn chỉnh phải cần đến 2 ngày để thực hiện”.
Ông Phong cho biết: “Tính từ lúc đắp mặt nạ cho đến khi vẽ xong, thì một mặt nạ hoàn chỉnh phải cần đến 2 ngày để thực hiện”.
Ông Phong vốn là một người làm trống lân khi xưa. Theo ông, những nét vẽ trên mặt nạ phải đại diện cho một điều gì đấy, một linh hồn nào đấy, nhưng phải là duy nhất…
Ông Phong vốn là một người làm trống lân khi xưa. Theo ông, những nét vẽ trên mặt nạ phải đại diện cho một điều gì đấy, một linh hồn nào đấy, nhưng phải là duy nhất…
Mặt nạ của ông Phong làm hầu như rất ít khoét mắt. Ông cho rằng mặt nạ khoét mắt là mặt nạ tuồng, đại diện cho tính cách nhân vật trên sân khấu. Còn mặt nạ của ông là mặt nạ dân gian, có thể dùng để treo trang trí.
Mặt nạ của ông Phong làm hầu như rất ít khoét mắt. Ông cho rằng mặt nạ khoét mắt là mặt nạ tuồng, đại diện cho tính cách nhân vật trên sân khấu. Còn mặt nạ của ông là mặt nạ dân gian, có thể dùng để treo trang trí.
Phong cách nghệ thuật mặt nạ của ông Phong rất đa dạng.
Phong cách nghệ thuật mặt nạ của ông Phong rất đa dạng.
Trong không gian nghệ thuật này, rất khó để tìm thấy những mặt nạ giống nhau.
Trong không gian nghệ thuật này, rất khó để tìm thấy những mặt nạ giống nhau.
Kể từ khi gầy dựng nên từ năm 2016, không gian nghệ thuật mặt nạ này thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Nếu muốn, du khách sẽ được ông Phong hướng dẫn vẽ mặt nạ, và sản phẩm đó sẽ là món quà lưu niệm ấn tượng cho chính du khách vừa vẽ xong
Kể từ khi gầy dựng nên từ năm 2016, không gian nghệ thuật mặt nạ này thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Nếu muốn, du khách sẽ được ông Phong hướng dẫn vẽ mặt nạ, và sản phẩm đó sẽ là món quà lưu niệm ấn tượng cho chính du khách vừa vẽ xong

 

An Vĩnh

Theo netquang.vn

The post Mặt nạ thời gian appeared first on 24h Sống xanh.

]]>