Panasonic S1 – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 16 Jul 2019 07:25:31 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Panasonic S1 – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Nikon Z6, Panasonic S1 hay Sony A7 III là sự lựa chọn tốt nhất? https://24hsongxanh.vn/nikon-z6-panasonic-s1-hay-sony-a7-iii-la-su-lua-chon-tot-nhat/ Tue, 16 Jul 2019 07:25:31 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7984

Dòng máy ảnh không gương lật toàn khung (fullframe) mang lại lợi nhuận cao nhất trong thị trường máy ảnh hiện nay. Với mức giá khoảng 47 triệu đồng (tương đương 2.000 đôla Mỹ), người dùng sẽ có nhiều lựa chọn mua. Trong đó nổi bật là ba dòng máy ảnh không gương lật full […]

The post Nikon Z6, Panasonic S1 hay Sony A7 III là sự lựa chọn tốt nhất? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Dòng máy ảnh không gương lật toàn khung (fullframe) mang lại lợi nhuận cao nhất trong thị trường máy ảnh hiện nay.

Với mức giá khoảng 47 triệu đồng (tương đương 2.000 đôla Mỹ), người dùng sẽ có nhiều lựa chọn mua. Trong đó nổi bật là ba dòng máy ảnh không gương lật full frame 24MP của Sony Anpha A7 III, Nikon Z6 và Panasonic S1. Một đối thủ đầy tiềm năng khác là Canon EOS R, tuy nhiên ống kính không được đa dạng. Vì thế, ba dòng máy ảnh nói trên là ứng cử viên sáng giá cho sự lựa chọn. Xét về cảm biến, cả ba máy đều sử dụng cảm biến 24MP, có hiệu suất gần tương đương nhau. Tuy nhiên, vẫn có một vài khác biệt: Panasonic đã không trang bị vi xử lý tốt nhất về khả năng lấy nét tự động theo pha, làm khả năng bắt nét liên tục bị suy giảm tương đối.

Trong khi đó, chuẩn nén file RAW của Sony gây hạn chế quá trình xử lý file. Tuy nhiên, nếu xét về chất lượng hình ảnh, thì ống kính sẽ quyết định thay cho thương hiệu máy ảnh sử dụng chụp.

Thiết kế và cấu hình

Ngoài cảm biến, các máy cũng có những khác biệt. Cả ba máy ảnh đều được trang bị tính năng ổn định hình ảnh trong thân máy, Panasonic và Nikon có màn hình hiển thị thông số trên cùng, trong khi đó Sony và Panasonic trang bị hai khe cắm thẻ. Một điểm khác biệt nữa là độ phân giải của kính ngắm của Sony là 2,36MP (Sony đã hạ độ phân giải để làm cho giá máy cạnh tranh hơn), Nikon Z6 là 3,64MP, tăng 25% độ phân giải tuyến tính, giúp người dùng dễ dàng trong việc lấy nét tự động. Trong khi đó, Panasonic S1 là cao nhất với độ phân giải 5,76MP.

Về ngoại hình, S1 được trang bị báng cầm lớn và một loạt lớn các nút điều khiển trực tiếp cùng vòng xoay khá rộng rãi, rộng nhất trong ba thân máy. Trong khi đó, Sony A7 III là máy ảnh nhỏ nhất, cách bố trí các nút điều khá chật chội, dù vậy, báng cầm của máy cũng rất thoải mái. Còn Nikon đạt được sự cân bằng: kích thước vừa phải, bố trí phù hợp với báng cầm, vòng xoay hợp lý dễ sử dụng.

Cả ba máy ảnh đều có khả năng chống chọi thời tiết tối, nhưng các hãng không nói rõ tiêu chuẩn cụ thể: Panasonic S1 tự tin tuổi thọ màn trập dài nhất trong cả ba máy. Và S1 cũng là máy có khả năng quay video 4K 60p với hệ màu 10 bit, Sony chỉ 8 bit cho quay nội bộ, và Z6 khi quay nội bộ là 8 bit và 10 bit khi được quay ngoài qua cổng HDMI.

Ống kính

Hãng Sony đã đi trước năm năm, mang đến hệ thống ống kính E-mount phong phú, giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn nhất. Không chỉ ống kính tele, đa tiêu cự (zoom) hay ống kính đơn tiêu cự (Prime) của hãng, Sony cũng bắt tay với các hãng thứ 3 để phát triển ống kính ngàm E-mount.

Chẳng hạn như: hãng Tamrom có bộ đôi ống kính khẩu F2.8, hay Sigma đem đến dòng ống kính Primes Art (vốn ban đầu được thiết kế cho máy ảnh DSLR). Panasonic ở vị trí tiếp theo với ba ống kính của hãng và tám ống kính Leica bao gồm Prime và Zoom. Hãng Sigma cũng cam kết sẽ mang đến bộ ống kính Primes Art với ngàm L-mount. Trong khi đó, hãng Nikon chỉ có hệ thống ống kính ngàm Z của hãng: Prime 35mm và 50mm, Zoom 24-70mm với khẩu độ F4 và F2.8 và ống kính góc rộng 14-30mm F4. Bên cạnh đó, người dùng vẫn có thể sử dụng những ống kính ngàm F hiện tại với bộ ngàm chuyển đổi FTZ, cho phép khả năng lấy nét tự động.

Mặc dù, hiện tại có rất nhiều ngàm chuyển đổi cho cả ba hệ thống ống kính nói trên, tuy nhiên các ống kính sẽ không hoạt động hoàn hảo sau khi gắn ngàm chuyển đổi (mặc dù ngàm chuyển đổi FTZ của Nikon hoạt động tốt). Trước khi quyết định mua máy, người dùng nên cân nhắc với những ống kính đang dùng có tương thích hay không, và việc sắm những ống kính mới không phải là sự lựa chọn tốt.

Khi đi du lịch

Nikon và Sony chiếm ưu thế khi đi du lịch, bởi thiết kế nhỏ gọn và nhẹ hơn đáng kể so với Panasonic. Và Sony có lợi thế là thời lượng pin tốt nhất, tuy nhiên cả ba máy đều có thể được sạc qua kết nối USB, để trong tình trạng sẵn sàng chụp hình. Cả ba máy đều được trang bị kết nối wifi, giúp người dùng dễ dàng chia sẻ hình ảnh của chuyến đi. Với Sony, người dùng có thể dễ dàng kết nối với các thiết bị Android qua kết nối NFC (người dùng chỉ cần chạm điện thoại vào máy ảnh để chuyển hình ảnh hiện đang hiển thị). Tuy nhiên, A7 III lại mất điểm ở quá trình xử lý file RAW.

Nếu người dùng thích sử dụng ống kính zoom, có thể chọn Nikon 24-70mm F4 nhỏ gọn, chất ảnh sắc nét hay Sony 24-105mm F4 linh hoạt hơn và chất lượng ảnh tốt. Còn nếu đam mê ống kính Prime, người dùng có thể chọn ống kính Sony 35mm F1.4 khá lớn và 35mm F2.8 gọn nhẹ, với Z6 là bộ đôi ống kính được nhiều người ưa chuộng: 35mm F1.8 S hoặc 50mm F1.8 S.

Khả năng quay phim

Nikon hứa sẽ cập nhật firmware bổ sung xuất video chuẩn Raw cho Z6, tuy vậy, Panasonic S1 có lẽ là lựa chọn tốt nhất. Cả ba máy đều có thể quay 4K/30p hoặc 24p từ toàn bộ chiều rộng cảm biến (riêng Sony phải cắt xén một chút để đạt 30p). Panasonic thực hiện điều này hơn nữa bằng cách cung cấp 4K/60p ở chế độ crop APS-C. Đối với những người quay phim nghiệp dư, S1 cung cấp hệ màu đầy đủ Gamma Hybrid Log 10 bit ở chế độ video dải động cao.

Với những nhà quay phim với quy trình làm việc khắt khe đánh giá cao ở tùy chọn trả tiền cho việc nâng cấp để thêm khả năng (điều này phụ thuộc vào thời điểm mua máy), Panasonic là sự lựa duy nhất để quay phim nội bộ với hệ màu 10 bit, cùng với tối ưu cho việc phơi sáng Người mua có thể chọn Nikon về tiện ích chuyển đổi dễ dàng giữa chụp ảnh và quay phim, tuy nhiên, nếu người dùng có nhu cầu cả hai, chúng tôi khuyên nên chọn S1.

Gia đình và khoảnh khắc

Cả ba máy ảnh đều có khả năng tự động lấy nét mắt người, hoạt động tốt trong việc chụp nhanh gia đình và bạn bè. Tỷ lệ thành công cao nhất thuộc về Sony, đặc biệt là trong các cảnh chụp có nhiều đối tượng cần nhanh chóng chọn người muốn tập trung (máy sẽ chọn một điểm AF gần nhất mà người dùng chọn). Tuy vậy, cả ba máy đều hoàn thành tốt các bài thử.

Kích thước và trọng lượng gọn nhẹ của Nikon Z6 và Sony a7 III sẽ giúp người dùng dễ dàng mang đi bất cứ nơi nào để chụp ảnh. Bộ đôi Nikon Z6 và ống kính zoom 24-70mm F4 nhỏ gọn, cũng là một ưu thế lớn cho việc thường xuyên di chuyển. Trong khi đó, tính năng quay phim độ phân giải cao HLG của Panasonic nổi bật hơn với các đối thủ còn lại. Sony và Nikon có chút ưu thế hơn với khả năng tự động lấy nét khi quay phim, trong đó Sony có phần xếp sau ở tính tiện dụng khi chọn quay theo chủ đề cụ thể.

Phong cảnh

Panasonic S1 gây chú ý ở khả năng chụp hình phong cảnh chất lượng cao với tám tấm liên tiếp. ngay lập tức gợi ý cho công việc phong cảnh nhờ chế độ phân giải cao 8 shot. Máy bắt dính các đối tượng chuyên động, điều này rất hữu ích khi chụp phong cảnh. Chế độ có trên màn hình chế độ, tiện dụng khi chụp với chân máy.

Cả ba máy đều hoàn thành tốt các bài chụp, nhưng với Sony để có dài tần nhạy sáng đầy đủ, người dùng phải chụp ở chế độ RAW không nén, đây không phải là sự lựa chọn hoàn hảo. Tuy nhiên, với ưu thế ống kính, đặc biệt với những ống kính góc cực rộng thì Sony đang chiếm ưu thế.

Ảnh chân dung

Thật là khó chọn lựa khi cả ba máy đều chụp tốt ở hạng mục ảnh chân dung. Tất cả đều có hệ thống tự động lấy nét ánh mắt, giúp dễ dàng tập trung vào mọi người, cho phép người dùng tập trung vào tương tác với đối tượng. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, Sony nhất quán trong việc đặt tiêu điểm chính xác vào mắt, thay vì lông mi.

Ảnh: nhiếp ảnh gia Dan Bracaglia
Ảnh: nhiếp ảnh gia Dan Bracaglia

Thêm lần nữa, hãng Sony lại đi đầu trong việc lựa chọn ống kính, mặc dù Sigma cho biết sẽ tạo ra các phiên bản ống kính ngàm L cho Panasonic, bao gồm 85mm F1.4 Art và 135mm F1.8 Art, ngoài ống kính Leica 90mm F2 đang có. Bên cạnh đó, Nikon Z6 chiếm ưu thế ở khả năng sử dụng tức thời tất cả hệ thống đèn flash mở rộng của Nikon, cho cả kích hoạt tần số vô tuyến và hồng ngoại. Hãng Sony chỉ có một hệ thống tần số vô tuyến. Ngoài ra, có rất nhiều sự lựa chọn khác của hãng thứ ba cho cả ba hệ thống này.

Ảnh Con người và Phong cách

Cả ba máy ảnh đều hoàn hảo trong chụp ảnh Con người và Phong cách. Các cảm biến lớn và các ống kính khẩu độ lớn hỗ trợ tốt cho việc chụp ảnh trên Instagram / Stock Photography. Cả ba máy đều tự động lấy nét ánh mắt, trong đó, Sony dễ chụp nhất khi người dùng muốn tập trung vào một đối tượng cụ thể.

Một lần nữa, Sony mang đến nhiều lựa chọn ống kính tốt nhất, tuy hãng Sigma sẽ mang đến những ống kính cho Panasonic. Còn với Nikon, người mua phải suy nghĩ về các ống kính tương thích, đây không phải là khoản đầu tư dài hạn tốt nhất cho người dùng. Điểm trừ cho Sony là giao diện sử dụng khó dùng nhất (đặc biệt là về hệ thống menu), tuy nhiên, người dùng có thể thiết lập lại để không cần đi vào hệ thống menu đầy đủ. Về khả năng sử dụng, Nikon được đánh giá cao nhất ở sự kết hợp giữa kích thước, độ bám thoải mái và giao diện người dùng đơn giản.

Ảnh Candid và Đường phố

Kích thước nhỏ gọn của Sony a7 III và Nikon Z6 giúp việc chụp ảnh kín đáo. Sony làm điều này bởi hãng có hệ thống ống kính nhỏ gọn lớn nhất hiện nay. Chế độ lấy nét toàn khung là hệ thống lấy nét thông minh nhất, chế độ không chỉ chọn một đối tượng mà còn có thể được đặt để theo dõi đối tượng đó qua khung cảnh.

Tuy vậy, Nikon cũng ưu thế hơn ở các nút điều khiển vật lý và màn hình cảm ứng phản ứng nhanh hơn Sony. Điều này cũng có nghĩa là, máy sẽ giúp người dùng khởi động và chụp nhanh tại khoảnh khắc quyết định. Cả ba máy ảnh đều hỗ trợ chụp ảnh JPEG, dễ dàng chia sẻ với smartphone. Đặc biệt, cả ba đều hỗ trợ màn trập im lặng, rất hữu ích khi chụp ở những nơi hạn chế âm thanh. Trong khi đó, Panasonic S1 cũng khá nhạy, màn hình cảm ứng gập ba trục giúp người dùng dễ dàng chụp ngang hay đứng. Tuy nhiên, đây là mẫu máy ảnh to nhất trong cả ba, dễ dàng gây chú ý với đối tượng chụp hình.

Thể thao và Động vật hoang dã

Cả ba máy đều không được thiết kế chuyên dụng cho máy chụp ảnh thể thao, tuy vậy, cả ba đều có chụp tốt trong bài thử này. Khả năng tự động lấy nét của Sony là toàn diện nhất, khi người dùng chọn vùng cần chụp là máy sẽ mang đến kết quả tốt nhất. Người dùng có thể kết hợp với ống kính tele và siêu tele. Máy cho phép chụp với tốc độ 10 khung hình/giây, đủ để chụp ảnh thể thao. Ngoài ra, pin dung lượng cao cũng giúp Sony ghi điểm.

Điều đó nói rằng, Nikon không phải là quá xa; tốc độ bùng nổ của nó thậm chí còn cao hơn một chút so với Sony. AF theo dõi chủ đề vừa chậm hơn, vừa khó bắt đầu hơn, và ít tin cậy hơn nhưng các chế độ AF khác của nó rất có khả năng. Máy ảnh này tương thích với nhiều ống kính thể thao DSLR F-mount của Nikon, nhưng hiệu suất của các ống kính này có phần thay đổi và chúng tôi không nhất thiết khuyên bạn nên đầu tư nhiều vào các ống kính không bản địa, đặc biệt là đối với loại ống kính đắt tiền như vậy.

Trong khi đó, Nikon có tốc độ chụp liên tiếp tương đương Sony, nhưng khả năng lấy nét liên tục theo chủ thể chậm hơn, tuy nhiên các chế độ bắt nét khác thì hoạt động tốt. Máy cũng tương thích với nhiều dòng ống kính chuyên thể thao dành cho dòng máy ảnh gương lật Nikon, nhưng hiệu suất của những dòng ống kính này sẽ không hoàn hảo nếu sử dụng qua ngàm chuyển đổi, đồng thời giá của chúng không mấy dễ chịu.

Xếp cuối cùng là Panasonic về hiệu suất lấy nét tự động cũng như tốc độ chụp ảnh liên tục chỉ đạt 6 khung hình/giây.

Ảnh cưới và Sự kiện

Đây là thể loại chụp ảnh đòi hỏi nhiều yếu tố từ con người cho đến phong cách, và tầm quan trọng cao bởi người chụp chỉ có cơ hội chụp một lần duy nhất. Để làm được điều này đòi hỏi tốc độ hoạt động của máy và quan trọng hơn là chụp ảnh với hai thẻ nhớ. Điều này đã loại Nikon ra khỏi hạng mục này.

Panasonic ghi điểm với các nút điều khiển trực tiếp và cho phép tùy chỉnh để người dùng luôn có thể điều khiển trong tầm tay. Người dùng cũng có thể lưu cài đặt của mình vào thẻ nhớ để gắn lên máy thứ hai, để dễ dàng chụp chế độ khác. Như đã đề cập, nếu người dùng cần cả hai chế độ chụp ảnh và quay phim thì Panasonic là sự lựa chọn tốt nhất, dễ dàng chuyển đổi qua lại giữa hai chế độ.

Tuy nhiên, với ưu thế từ hệ thống ống kính lớn nhất tại thời điểm hiện tại, và trọng lượng gọn nhẹ, Sony là sự lựa chọn hoàn hảo khi người dùng đem theo một hoặc hai máy cho 8 giờ chụp.

Tổng kết

Bài viết tập trung vào nhiều khía cạnh khác nhau của ba dòng máy ảnh, giúp người dùng nhận thấy sự khác biệt giữa hiệu suất, thể loại nhiếp ảnh của những máy này. Ở hầu hết các thể loại chụp ảnh, ba máy đều hoạt động tốt, là sự khởi đầu khá hoàn hảo cho những người mới bắt đầu chọn lựa dòng máy ảnh không gương lật full frame. Cũng như thường lệ, ống kính góp phần quan trọng cho người dùng chọn mua máy, tuy nhiên, đối với những người đang sở hữu ống kính Nikon ngàm L sẽ là quyết định khó khăn. Trừ khi, người dùng đang sở hữu những ống kính Nikon tele giá trị cao, nếu không đây sẽ là cơ hội để người mua chuyển sang dòng máy ảnh không gương lật full frame.

Tổng thể, máy ảnh Sony là công cụ toàn diện tốt nhất, đáp ứng tốt mọi thứ. Cũng bởi, hãng Sony đã làm theo dòng máy ảnh không gương lật full frame lâu hơn bất kỳ hãng nào, đây cũng là lợi thế về phát triển công nghệ (đặc biệt là lấy nét tự động) và lựa chọn ống kính. Tuy nhiên, việc tập trung vào phát triển các tính năng mới đã làm cho giao diện sử dụng khá rườm ra, khó sử dụng.

Trong khi đó, đối thủ Panasonic vẫn có nhiều tính năng nhưng giao diện dễ sử dụng và cấu hình hơn. Nikon Z6 cũng khá tương đương Sony, đặc biệt là với hoạt động lấy nét được cải thiện với firmware v2.0. Ở nhiều khía cạnh, cách xử lý và giao diện sử dụng của Nikon hơn Sony.

Về lâu dài, hệ thống ống kính vẫn là yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn của người dùng, bởi sự khác biệt giữa ba máy là tương đối nhỏ.

Hoàng Khải
Theo Doanh Nhân Plus

The post Nikon Z6, Panasonic S1 hay Sony A7 III là sự lựa chọn tốt nhất? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>