ô nhiễm không khí – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Fri, 18 Jun 2021 13:58:05 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png ô nhiễm không khí – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Mối nguy hại sức khỏe do ô nhiễm không khí từ cháy rừng https://24hsongxanh.vn/moi-nguy-hai-suc-khoe-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung/ Fri, 18 Jun 2021 13:58:05 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=62063 moi-nguy-hai-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung

Các đám cháy rừng lớn hơn, thường xuyên hơn đang ngày một gia tăng do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và công tác quản lý đất đai kém hiệu quả. Các chính phủ trên toàn thế giới cần phải chuẩn bị hệ thống y tế công để giúp người dân đối phó với […]

The post Mối nguy hại sức khỏe do ô nhiễm không khí từ cháy rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
moi-nguy-hai-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung

Các đám cháy rừng lớn hơn, thường xuyên hơn đang ngày một gia tăng do biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và công tác quản lý đất đai kém hiệu quả. Các chính phủ trên toàn thế giới cần phải chuẩn bị hệ thống y tế công để giúp người dân đối phó với các tác động của đợt ô nhiễm không khí định kỳ từ hỏa hoạn. Đây là cảnh báo từ Liên minh Khí hậu và Sức khỏe Toàn cầu trong một báo cáo vừa công bố.

Báo cáo “Các giới hạn khả năng sống sót – Mối đe dọa đang nổi lên từ ảnh hưởng của khói bụi đến sức khỏe do cháy rừng và biến đổi khí hậu”, với các nghiên cứu thực tế tại Australia, Brazil và Canada đã chỉ ra: Theo các kịch bản về phát thải khí nhà kính hiện tại, số lượng các vụ cháy rừng trên thế giới sẽ tăng lên tới trên 74% vào năm 2100, tạo ra một vòng lặp mất rừng do cháy rừng và gia tăng lượng phát thải khí nhà kính.

Đặc biệt tại rừng Amazon, tình trạng phá rừng, cháy rừng kết hợp với hạn hán do biến đổi khí hậu có thể hủy hoại nơi được mệnh danh là lá phổi xanh của Trái đất – một trong những hệ thống dự trữ các-bon lớn của thế giới, làm BĐKH ngày càng trầm trọng hơn.

moi-nguy-hai-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung
Sự gia tăng các vụ cháy rừng nghiêm trọng đe dọa đến sức khỏe của người dân trên toàn thế giới

Khói từ các đám cháy rừng di chuyển vượt ra khỏi biên giới các nước với khoảng cách rất xa. Điển hình là khói từ các đám cháy rừng ở Australia 2019 – 2020 đã di chuyển 66.000km, khiến 80% dân số nước này phải chịu mức độ ô nhiễm không khí cao do khói bụi. Khói từ các đám cháy ở Alberta, Canada vào năm 2019 cũng bay tới tận châu Âu. Khói bụi từ cháy rừng có thể dẫn đến ô nhiễm không khí tăng đột biến, trong khi đó, các đám cháy kéo dài lâu hơn có thể làm ô nhiễm không khí gia tăng trong một thời gian dài. Các đám cháy lớn tái diễn hàng năm làm tăng mức độ phơi nhiễm hàng năm.

Theo nghiên cứu, khói bụi từ các đám cháy gây ra ước tính khoảng 339.000 ca tử vong sớm mỗi năm. Các nguy cơ đối với sức khỏe là gây sinh non, nhẹ cân và tiểu đường thai kỳ; bệnh hen suyễn nghiêm trọng cũng như các bệnh hô hấp khác; bệnh tim mạch; và bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, tiếp xúc lâu dài với khói bụi từ cháy rừng làm tăng khả năng dễ bị tổn thương đối với Covid-19. Bởi thực tế, những người bản địa tiếp xúc lâu dài với khói bụi có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn 250% so với dân số chung của Brazil.

Tiến sĩ Frances MacGuire, Chuyên gia tư vấn của Liên minh Khí hậu và Sức khỏe Toàn cầu, tác giả chính của báo cáo cho biết: Các tác động ngắn hạn đến sức khỏe do khói bụi cháy rừng hiện đã được ghi nhận đầy đủ, nhưng về dài hạn, vẫn đang có lỗ hổng lớn trong nghiên cứu để hiểu được đầy đủ tác động đến sức khỏe từ khói bụi do cháy rừng gia tăng khi thế giới đang nóng lên và có cả lỗ hổng trong các dịch vụ y tế sơ cấp và thứ cấp.

Theo bà Jeni Miller, Giám đốc Điều hành của Liên minh Khí hậu và Sức khỏe Toàn cầu, trước việc gia tăng nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng do ô nhiễm không khí từ cháy rừng, không chỉ có Australia, Brazil và Canada, mà trên toàn thế giới, các Chính phủ cần nâng cao năng lực hệ thống y tế để bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương nhất, bao gồm những người có bệnh lý về hô hấp, trẻ em, người già.

Các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa biến đổi khí hậu, các tác động khí hậu và sức khỏe và khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách phải đặt mối quan tâm về sức khỏe lên hàng đầu khi thiết lập các chính sách đối phó với biến đổi khí hậu – bao gồm các cam kết quốc gia theo Thỏa thuận Paris, còn gọi là Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC). Việc thực hiện cả biện pháp giám sát có hệ thống và giảm thiểu ô nhiễm không khí do cháy rừng phải đi đôi với việc giảm thiểu các nguyên nhân gây cháy rừng và nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Hơn thế nữa, các nhà lãnh đạo toàn cầu, bao gồm cả các nguyên thủ quốc gia của những nước đang trải qua những vụ cháy rừng tồi tệ nhất, phải từng bước hạn chế sự nóng lên toàn cầu thông qua các hành động khẩn trương vì khí hậu – bà Miller nhấn mạnh.

Khánh Ly

Theo baotainguyenmoitruong.vn

 

Link nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/moi-nguy-hai-suc-khoe-do-o-nhiem-khong-khi-tu-chay-rung-326169.html

The post Mối nguy hại sức khỏe do ô nhiễm không khí từ cháy rừng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ô nhiễm không khí theo mùa: Lạc quan hay âu lo? https://24hsongxanh.vn/o-nhiem-khong-khi-theo-mua-lac-quan-hay-au-lo/ Thu, 17 Jun 2021 07:40:46 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=62013 o-nhiem-khong-khi-theo-mua

Trước bức tranh không khí ô nhiễm ở Hà Nội mới bổ sung nhiều thông số rõ ràng hơn về hạt bụi PM2.5 và PM0.1, chúng ta nên lạc quan hay âu lo? Câu trả lời rõ ràng là cả hai. Buổi tọa đàm online “Đặc điểm bụi PM theo mùa tại Hà Nội”, do […]

The post Ô nhiễm không khí theo mùa: Lạc quan hay âu lo? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
o-nhiem-khong-khi-theo-mua

Trước bức tranh không khí ô nhiễm ở Hà Nội mới bổ sung nhiều thông số rõ ràng hơn về hạt bụi PM2.5 và PM0.1, chúng ta nên lạc quan hay âu lo? Câu trả lời rõ ràng là cả hai.

Buổi tọa đàm online “Đặc điểm bụi PM theo mùa tại Hà Nội”, do Trung tâm Live and Learn, Báo Khoa học và Phát triển/Tia Sáng đồng tổ chức, diễn ra vào giữa mùa hè – thời điểm vẫn được các nhà nghiên cứu về ô nhiễm không khí cho rằng, chất lượng không khí tốt hơn hẳn so với mùa đông. Tuy nhiên không vì thế mà buổi tọa đàm này lại bị “hạ nhiệt”. Ngược lại, sự quan tâm tham gia của cộng đồng nghiên cứu và đông đảo độc giả, không chỉ riêng ở Hà Nội, cho thấy, vấn đề chất lượng không khí đã được đưa vào danh sách “ưu tiên” của đời sống thường nhật, bất kể thời điểm có hiện tượng ô nhiễm nặng hay không. Theo nhiều cách, người ta bắt đầu theo dõi nó, tìm hiểu về nó với hi vọng có thể tìm ra một cách thức phần nào giảm thiểu được những tác động của ô nhiễm không khí hơn.

o-nhiem-khong-khi-theo-mua

Những mảnh ghép mới

Thoạt nhìn bên ngoài, việc tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng lên sự biến thiên của nồng độ bụi PM2.5 ở Hà Nội không phải là mới. Nhiều kết quả nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu tiên phong như giáo sư Phạm Duy Hiển (Viện NLNTVN), giáo sư Nguyễn Thị Kim Oanh (Viện Công nghệ châu Á)… từng đề cập đến những điều kiện khí tượng như gió mùa đông bắc từ Siberia qua các sa mạc của Trung Quốc thổi về Việt Nam, cộng với nhiệt độ thấp đã ngăn các khối không khí chứa ô nhiễm phát tán hay hiện tượng nghịch nhiệt do bức xạ về ban đêm làm tăng nồng độ hạt bụi PM2.5 trong các đợt ô nhiễm nặng. Những thông tin mang tính nền tảng như thế cần được tiếp nối.

Do đó, công bố “Đặc trưng thành phần hóa học của bụi PM2.5 và PM0.1 tại Hà Nội theo mùa” xuất bản trên tạp chí Water, Air & Soil Pollution của Trương Thị Huyền (ĐH Saitama, Nhật Bản) và “Các yếu tố chính giải thích cho những đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở Hà Nội mùa đông năm 2019” trên tạp chí Atmospheric Pollution Research của Phùng Ngọc Bảo Anh (ĐH Littoral Côte d’Opale, Pháp) cũng đem lại miếng ghép mới vào bức tranh chung về hạt bụi.

Vậy chúng ta biết thêm điều gì về hạt bụi theo mùa? “Trong nghiên cứu của mình, Huyền đã triển khai thêm việc so sánh mẫu bụi mùa đông với mùa hè, cộng thêm tìm hiểu sự tác động của độ ẩm tuyệt đối lên hạt bụi PM2.5 và bụi PM0.1”, TS. Lý Bích Thủy, một nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm ở Viện KH&CN Môi trường, ĐH Bách khoa HN, nhận xét như vậy về công bố của Trương Thị Huyền.

Thông qua việc đánh giá đặc trưng thành phần bụi, yếu tố ảnh hưởng của độ ẩm, các nguồn phát thải và khả năng hình thành bụi thứ cấp, Trương Thị Huyền đã tìm được những manh mối và lý giải nó: nồng độ của bụi PM2.5 trong không khí vào mùa hè cao hơn mùa đông một cách đáng kể trong khi hạt bụi PM0.1 – một nhân tố mới trong bức tranh về hạt bụi ở Việt Nam, lại không dao động đáng kể giữa hai mùa. “Nguyên nhân ban đầu có thể giải thích là do điều kiện thời tiết bất lợi hơn vào mùa đông, ví dụ như các quá trình nghịch nhiệt, gió lặng, độ ẩm…, có thể tác động đến việc hình thành bụi PM2.5”, đồng thời “nồng độ bụi thấp hơn vào những ngày trời mưa lớn”, nghiên cứu sinh Trương Thị Huyền cho biết. Thông tin này được Phùng Ngọc Bảo Anh giải thích thêm: “Chúng ta có thể thấy, tốc độ gió thấp thì nồng độ PM2.5 rất cao do điều kiện khí tượng không hoàn hảo cho khuếch tán bụi trong môi trường, còn trong những ngày vận tốc gió cao thì nồng độ bụi giảm xuống”.

o-nhiem-khong-khi-theo-mua
Giao thông là một trong những nguồn phát thải thứ cấp.

Câu chuyện về hạt bụi theo mùa của Trương Thị Huyền ngày một thú vị khi tập trung vào giai đoạn mùa đông ẩm, thời điểm cuối mùa đông và chuẩn bị chuyển sang mùa xuân ở Hà Nội. “Chúng tôi tìm thấy mối tương quan cao giữa độ ẩm tuyệt đối và thành phần hóa học của hạt bụi PM2.5, nguyên nhân là do sự hình thành bụi PM2.5 từ bụi PM0.1 có thể xảy ra giữa các phân tử nước trong điều kiện độ ẩm tuyệt đối cao. Độ ẩm tuyệt đối cũng có ảnh hưởng khác nhau đến hai phân đoạn bụi khác nhau và nó cũng có thể xảy ra ở những nơi có lượng khí thải lớn, ví dụ gần đường giao thông”, chị lý giải.

Quá trình hình thành hạt bụi cũng đã được hé mở thêm và góp phần đưa ra những dữ liệu mới về sự đóng góp của các nguồn thứ cấp lên bụi Hà Nội, khía cạnh mà đến nay người ta vẫn còn chưa biết nhiều lắm. Thông qua việc phân tích các phân đoạn carbon, bao gồm carbon nguyên tố và carbon hữu cơ, và ion hòa tan, hai hạt bụi này có thêm đặc điểm mới: tỷ lệ carbon hữu cơ trong carbon tổng cho thấy có sự đóng góp của nguồn thứ cấp lên hạt bụi và các nguồn phát thải của bụi ít thay đổi; nồng độ ion sulfate và nitrat cao hơn vào mùa đông do biến đổi từ SO2,NOx từ hoạt động giao thông – một nguồn phát thứ cấp.

Câu chuyện về hạt bụi PM2.5 còn được mở ra theo một cách tiếp cận khác, đó là việc tính đến lớp cận biên khí quyển (boundary layer) ở sát mặt đất – một đại lượng quan trọng để đánh giá ô nhiễm không khí. Phùng Nguyễn Bảo Anh cho biết, sự hình thành của lớp cận biên khí quyển gắn liền với sự hình thành của lớp bức xạ Mặt trời hàng ngày. “Khi Mặt trời lặn, lớp này có ở vị trí rất thấp, dao động trong khoảng dưới 500 m và nó sẽ ảnh hưởng chính đến ô nhiễm ở dưới mặt đất trong buổi tối. Lớp này sẽ được giữ lại cho đến buổi sáng ngày hôm sau, khi Mặt trời lên thì một quá trình tương tự sẽ hình thành”, anh giải thích.

Để tìm hiểu mối quan hệ giữa lớp cận biên khí quyển và độ xáo trộn theo chiều thẳng đứng (vertical mixing) với nồng độ hạt bụi PM2.5, anh đã xếp các ngày theo các điều kiện khí tượng là ngày quang, ngày mây, ngày sương mù (foggy), ngày mù (haze). Với sự hỗ trợ của công cụ hiện đại như lidar gió, anh đo được lớp cận biên khí quyển trong ngày mây mù thấp hơn 1.000m. Sự bất lợi trong điều kiện khí hậu của miền Bắc Việt Nam vào mùa đông này khiến chúng ta phải hứng chịu thêm ô nhiễm. “Trong thời điểm này, nhóm nghiên cứu ghi nhận lớp cận biên khí quyển có chiều cao lớn nhất là 1.200m. Nếu so sánh với một số nơi khác như châu Âu thì có thể thấy thấp hơn rất nhiều vì lớp cận biên khí quyển của châu Âu rơi vào khoảng 1,5 đến 2km vào mùa đông và khoảng 3km về mùa hè. Đóng góp lớn nhất của nhóm nghiên cứu là lần đầu tiên đo được lớp cận biên khí quyển ở Hà Nội”, anh nói.

Nhưng thông tin mới không chỉ có vậy, lớp cận biên khí quyển hóa ra lại có ảnh hưởng lớn đến hạt bụi. “Nồng độ bụi PM2.5 thay đổi tùy theo sự phát triển của lớp cận biên trong ngày, ví dụ vào chiều sớm, chiều cao của lớp cận biên khí quyển này rất thấp, nồng độ PM2.5 tăng đột ngột và có giá trị tương đối cao nhưng khi Mặt trời lên và lớp cận biên này tăng lên, nồng độ có xu hướng giảm” anh nói và bổ sung thông tin về nồng độ bụi cao hơn về mùa đông của Trương Thị Huyền “vào buổi sáng, khi nồng độ PM2.5 gia tăng lúc ba giờ sáng thì độ xáo trộn theo chiều thẳng đứng rất thấp nhưng khi chiều cao lớp cận biên lên độ cao cực đại vào buổi chiều làm gia tăng khả năng xáo trộn theo chiều thẳng đứng của khí quyển, qua đó khiến nồng độ PM2.5 giảm xuống”.

Nỗi âu lo

Sự hòa trộn giữa hai thái cực tâm lý, vừa lạc quan lại vừa âu lo của cả các nhà khoa học lẫn công chúng bao trùm suốt buổi tọa đàm. Ở góc độ khoa học, việc cập nhật những kết quả mới với những chỉ dấu khá rõ ràng về các nguồn ô nhiễm, quá trình hình thành hạt bụi và những yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm khiến các nhà nghiên cứu có phần lạc quan về chuyển biến trong nghiên cứu… Những thông tin mới ở góc độ tinh tế hơn đã góp phần làm cụ thể một số vấn đề liên quan đến hạt bụi PM2.5 và PM0.1, ví dụ như các nhà nghiên cứu đã “khoanh vùng” được rõ hơn tác động của nguồn phát thải thứ cấp lên hạt bụi ở các phân khúc khác nhau, trong trường hợp của hạt bụi ở Hà Nội là hoạt động giao thông, đốt sinh khối, bên cạnh tác dộng của các nguồn phát thải sơ cấp, vận chuyển dài hạn. Mặt khác, việc “soi chiếu” hạt bụi ở các khía cạnh cụ thể hơn của mùa với từng biến động khí hậu như từng loại nghịch nhiệt, mưa phùn vào cuối đông, đầu xuân… cũng hứa hẹn những kết quả mới trong tương lai. “Nhóm nghiên cứu chúng tôi rất hứng thú đến hiện tượng mưa phùn của miền Bắc vì nó làm gia tăng nồng độ ô nhiễm chứ không làm rửa trôi nồng độ bụi trong không khí”, Bảo Anh chia sẻ.

Tuy nhiên, càng có thêm nhiều thông tin về hạt bụi, người ta càng cảm thấy âu lo về bầu không khí mà mình và người thân đang hằng ngày hít thở, ví dụ nồng độ bụi PM2.5 cao nhất là 45 µg/m3 ngày, trong đó nồng độ bụi cao nhất đạt 129 µg/m3 ngày, khoảng thời điểm ô nhiễm nặng đều liên quan đến các ngày mây mù kèm theo điều kiện thời tiết không thuận lợi, theo kết quả nghiên cứu của Bảo Anh. “Vậy có cách nào để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm này?”, câu hỏi đó lẩn quẩn trong đầu những người tham gia tọa đàm, ngay cả khi họ đã gửi một số câu hỏi rất thiết thực tới các nhà khoa học: máy nào có thể đo lượng bụi mịn? máy điều hòa nhiệt độ có lọc được bụi mịn không? đóng cửa có làm giảm nồng độ bụi không? đã xác định được tỉ lệ các nguồn phát chưa? các nhà máy nhiệt điện than ảnh hưởng đến ô nhiễm ở Hà Nội như thế nào? ở trường mầm non thì có thể áp dụng giải pháp nào?… Đề cập đến câu hỏi về nhiệt điện than, TS. Lý Bích Thủy cho rằng, hiện nay chúng ta chưa có những thông tin tách bạch hoàn toàn là nhiệt điện đốt than là đóng góp vào nồng độ bụi PM2.5 là bao nhiêu. Nếu xét về đóng góp của nhiệt điện than vào độ lớn của từng đợt ô nhiễm cao thì “chưa có kết quả khoa học chính xác do chúng ta chưa có được những nghiên cứu rõ rệt, ví dụ như các đợt ô nhiễm nồng độ PM2.5 cao thì các đặc điểm hóa học nó khác như thế nào, từ đấy mới tính lại được các nguồn đóng góp cụ thể”.

Hóa ra, việc trả lời một cách thấu đáo các câu hỏi này không phải dễ, nó đòi hỏi sự đồng bộ từ nhà nghiên cứu đến nhà quản lý: cần có những nghiên cứu sâu hơn, ở phức tạp hơn về cơ chế hình thành bụi, các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ bụi, mức độ đóng góp của từng nguồn phát thải… để dựa vào đó có thể đưa ra được những giải pháp hợp lý và linh hoạt, tránh việc thực hiện rầm rộ một vài giải pháp nhưng không đem lại kết quả đáng kể và làm lãng phí nguồn lực. Nhưng để tạo được đường liền mạch từ những bằng chứng khoa học đến giải pháp, cần một nền tảng quan trọng, đó là chính sách đầu tư vào nghiên cứu ô nhiễm không khí của nhà nước. Đó cũng là cách Trung Quốc, một quốc gia thuộc top đầu về ô nhiễm bụi mịn một thời, nay đã có những tiến triển ngoạn mục về chất lượng không khí. “Để giải quyết bài toán của mỗi quốc gia thì họ đều có những thử nghiệm, Trung Quốc xác định đâu là phần quan trọng của phát thải mà họ cần tập trung giải quyết. Trước đây, họ tập trung vào các nguồn phát thải sơ cấp nhưng sau đã chuyển hướng vào nguồn thứ cấp để giải quyết”, TS. Lý Bích Thủy lấy ví dụ về tác động của chính sách dựa trên bằng chứng khoa học.

Tuy nhiên, việc làm giảm thiểu ô nhiễm cũng là trách nhiệm chung của mọi người. “Có nhiều biện pháp mà mọi người có thể thực hiện như sử dụng phương tiện công cộng nhiều hơn thay vì sử dụng xe riêng. Khi cao điểm ô nhiễm, mọi người có thể hạn chế ra ngoài, hạn chế các hoạt động ngoài trời. Ở trường mầm non có thể lắp cảm biến ô nhiễm để biết các mức cảnh báo hoặc tích cực bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, góp phần tăng nhận thức về ô nhiễm không khí”, Trương Thị Huyền chia sẻ.

Để tạo được đường liền mạch từ những bằng chứng khoa học đến giải pháp, cần một nền tảng quan trọng, đó là chính sách đầu tư của nhà nước vào những nghiên cứu sâu hơn, ở phức tạp hơn về cơ chế hình thành bụi, các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ bụi, mức độ đóng góp của từng nguồn phát thải… để dựa vào đó có thể đưa ra được những giải pháp hợp lý và linh hoạt, tránh việc thực hiện rầm rộ một vài giải pháp nhưng không đem lại kết quả đáng kể và làm lãng phí nguồn lực.

Thanh Nhàn

Theo khoahocphattrien.vn

 

Link nguồn: https://khoahocphattrien.vn/khoa-hoc/o-nhiem-khong-khi-theo-mua-lac-quan-hay-au-lo/202106171007595p1c160.htm

The post Ô nhiễm không khí theo mùa: Lạc quan hay âu lo? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ô nhiễm không khí, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu không đốt rơm rạ https://24hsongxanh.vn/o-nhiem-khong-khi-bo-tai-nguyen-moi-truong-yeu-cau-khong-dot-rom-ra/ Thu, 10 Jun 2021 01:46:09 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=61558 bo-tai-nguyen-moi-truong-yeu-cau-khong-dot-rom-ra

Sau khi tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu địa phương vận động người dân không đốt rơm rạ. Ngày 9/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố […]

The post Ô nhiễm không khí, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu không đốt rơm rạ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
bo-tai-nguyen-moi-truong-yeu-cau-khong-dot-rom-ra

Sau khi tìm ra nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu địa phương vận động người dân không đốt rơm rạ.

Ngày 9/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Hồng, đề nghị tăng cường các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí.

Theo nhận định của Bộ TN&MT, gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phố lân cận có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội.

Bên cạnh những nguyên nhân chính đã được xác định là do bụi, khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, sản xuất công nghiệp kết hợp với yếu tố thời tiết bất lợi, ngành chức năng làm rõ thêm ô nhiễm không khí còn do hoạt động đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch của người dân.

“Đây là hoạt động diễn ra hàng năm, lặp đi lặp lại của người dân khu vực nông thôn miền Bắc mà chưa có giải pháp hữu hiệu để giải quyết triệt để”, văn bản của Bộ TN&MT nêu.

bo-tai-nguyen-moi-truong-yeu-cau-khong-dot-rom-ra
Ngày 7/6, ô nhiễm không khí khiến bầu trời Hà Nội trở nên mù mịt. Ảnh: N.H.

Nhằm kiểm soát, giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, Bộ TN&MT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở, ngành chức năng tuyên truyền, vận động người dân không đốt rác thải tự phát, không đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch vụ mùa.

Các hội nông dân và phụ nữ, đoàn thanh niên được giao tổ chức cho hội viên, đoàn viên, hộ nông dân ký cam kết không đốt rơm rạ ngoài đồng. Ngành chức năng địa phương xây dựng các dự án hướng dẫn người dân thu gom tối đa, xử lý, chế biến triệt để phụ phẩm, rơm rạ sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích.

Bộ TN&MT cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm việc đốt chất thải, phụ phẩm nông nghiệp không đúng quy định; quy trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở nếu để xảy ra tình trạng trên gây ô nhiễm môi trường.

Theo báo cáo của Bộ TN&MT, đầu tháng 6, chất lượng không khí tại một số tỉnh, thành miền Bắc có xu hướng suy giảm, đặc biệt ban đêm.

Ở khu vực nông thôn, sau khi gặt lúa, rơm rạ thường được bỏ lại trên đồng ruộng và đốt vào buổi tối. Vì vậy, các chất ô nhiễm, đặc biệt là bụi mịn PM2.5 bắt đầu tăng từ khoảng 18h và đạt giá trị cực đại từ 21h đến 1h hôm sau.

Ngoài việc đốt rơm rạ là nguyên nhân phát sinh chất ô nhiễm, các yếu tố khí tượng cũng làm gia tăng tình trạng ô nhiễm không khí ban đêm. Hiện tượng nghịch nhiệt kết hợp điều kiện lặng gió khiến các chất ô nhiễm do hoạt động đốt rơm rạ và các hoạt động khác không thể khuếch tán.

Bộ TN&MT dự báo tình trạng ô nhiễm không khí có thể diễn biến phức tạp, hoạt động đốt rơm rạ tự phát sẽ còn xảy ra nếu không có sự tuyên truyền, quản lý của chính quyền. Người dân cần liên tục theo dõi chỉ số ô nhiễm không khí để có các biện pháp ứng phó phù hợp, đặc biệt hạn chế hoạt động ngoài trời buổi tối.

Mỹ Hà

Theo Zing

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/o-nhiem-khong-khi-bo-tai-nguyen-moi-truong-yeu-cau-khong-dot-rom-ra-post1225314.html

The post Ô nhiễm không khí, Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu không đốt rơm rạ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nông dân đốt rơm rạ, khói mù mịt bủa vây ngoại thành Hà Nội https://24hsongxanh.vn/nong-dan-dot-rom-ra-khoi-mu-mit-bua-vay-ngoai-thanh-ha-noi/ Fri, 04 Jun 2021 13:09:47 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=61336 nong-dan-dot-rom-ra-khoi-mu-mit-bua-vay-ngoai-thanh-ha-noi

Sau vụ lúa đông xuân, nông dân ngoại thành Hà Nội đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng khiến khói mù mịt, gây ô nhiễm không khí, cản trở tầm nhìn của người đi đường. Gần đây, nhiều người dân sau khi thu hoạch lúa đã tiến hành đốt bỏ rơm rạ. Thói quen này […]

The post Nông dân đốt rơm rạ, khói mù mịt bủa vây ngoại thành Hà Nội appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nong-dan-dot-rom-ra-khoi-mu-mit-bua-vay-ngoai-thanh-ha-noi

Sau vụ lúa đông xuân, nông dân ngoại thành Hà Nội đốt rơm rạ ngay trên cánh đồng khiến khói mù mịt, gây ô nhiễm không khí, cản trở tầm nhìn của người đi đường.

Gần đây, nhiều người dân sau khi thu hoạch lúa đã tiến hành đốt bỏ rơm rạ. Thói quen này đã gây ra cảnh khói mù đặc, ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia giao thông trên đại lộ Thăng Long, thuộc địa phận huyện Quốc Oai, Đan Phượng.

Khói bốc mù mịt khắp cánh đồng, điểm những đống lửa đỏ rực. Đây là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng không khí nhiều nơi ở Hà Nội liên tục ở ngưỡng xấu vào thời điểm chiều tối.

nong-dan-dot-rom-ra-khoi-mu-mit-bua-vay-ngoai-thanh-ha-noi
Rơm rạ càng tươi khi cháy sản sinh ra càng nhiều khói bụi hơn.

Theo các chuyên gia môi trường, việc đốt rơm rạ ngoài trời đã phát thải các chất khí bụi CO2, CO, NOx. Khi rơm rạ cháy không hết còn có thể tạo ra aldehyde và bụi mịn là những chất gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc người dân đốt rơm rạ đã diễn ra từ rất lâu. Dù đã có những biện pháp tuyên truyền, khuyến khích người dân không đốt rơm rạ, vẫn còn những lý do khó giải quyết khiến người dân buộc phải đốt rơm mỗi khi vào mùa thu hoạch, gây ô nhiễm môi trường và nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.

Bên cạnh đó, những ngày gần đây, tại địa bàn huyện Quốc Oai, cũng thường xuyên xuất hiện tình trạng các hộ gia đình sau khi thu hoạch lúa, tận dụng luôn vỉa hè, một phần lòng đường để phơi thóc, ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông.

nong-dan-dot-rom-ra-khoi-mu-mit-bua-vay-ngoai-thanh-ha-noi
Trong những ngày này, không khó để bắt gặp cảnh bà con đốt rơm rạ ngay trên các cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội.

Việc đốt rơm rạ là một trong những nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái ruộng lúa – một trong những nguyên nhân gây bộc phát sâu bệnh trên đồng ruộng, buộc bà con nông dân phải sử dụng một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ, khiến chi phí sản xuất lúa cao.

Khi đốt rơm rạ các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất sẽ biến thành chất vô cơ nên tro than của rơm rạ cũng chỉ cung cấp được một lượng dinh dưỡng rất nhỏ cho đồng ruộng. Việc nung đốt ở nhiệt độ cao sẽ làm cho một lượng nước lớn trong đất bị bốc hơi. Một thửa ruộng nếu bị nung đốt nhiều lần sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng.

Minh Anh

Theo moitruong.net.vn

 

Link nguồn: https://moitruong.net.vn/nong-dan-dot-rom-ra-khoi-mu-mit-bua-vay-ngoai-thanh-ha-noi/

The post Nông dân đốt rơm rạ, khói mù mịt bủa vây ngoại thành Hà Nội appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Quy định quản lý và kiểm soát bụi, khí thải https://24hsongxanh.vn/quy-dinh-quan-ly-va-kiem-soat-bui-khi-thai/ Thu, 27 May 2021 14:38:59 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=60879 quy-dinh-quan-ly-va-kiem-soat-bui-khi-thai

Nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí, bảo đảm sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Trong nhiều năm qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa […]

The post Quy định quản lý và kiểm soát bụi, khí thải appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
quy-dinh-quan-ly-va-kiem-soat-bui-khi-thai

Nhằm kiểm soát ô nhiễm không khí, bảo đảm sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Trong nhiều năm qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc vẫn có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các thành phố lớn, như: Hà Nội, TP.HCM, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế – xã hội và sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân chính do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả; diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả.

quy-dinh-quan-ly-va-kiem-soat-bui-khi-thai
Ảnh minh hoạ. Nguồn internet

Nhằm tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung đẩy mạnh thực hiện các chương trình, nhiệm vụ về quản lý chất lượng không khí theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 (Quyết định số 985a/QĐ-TTg). Đặc biệt, từ nay đến giữa năm 2021, cần thực hiện ngay việc rà soát, đánh giá tình hình chấp hành pháp luật về kiểm soát bụi, khí thải tại các cơ sở công nghiệp, hoạt động giao thông, xây dựng thuộc phạm vi quản lý, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét tạm đình chỉ, đình chỉ các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 985a/QĐ-TTg, đề xuất kế hoạch quản lý chất lượng không khí trong giai đoạn 2021 – 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2021. Tăng cường quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí bảo đảm hiệu quả, thực hiện kiểm soát chặt chẽ về chất lượng trong quan trắc môi trường không khí, công bố kết quả quan trắc và kịp thời cảnh báo ô nhiễm không khí cho cộng đồng. Khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện việc đầu tư, tăng cường năng lực quan trắc chất lượng môi trường không khí phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia, đảm bảo đến năm 2025 phải kiểm soát, cảnh báo, dự báo được diễn biến chất lượng không khí tại các đô thị, vùng miền trên phạm vi cả nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam;

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng, ban hành tiêu chí và chứng nhận nhãn sinh thái đối với các sản phẩm, phương tiện và dịch vụ giao thông vận tải thân thiện môi trường; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát quy định pháp luật về bảo vệ môi trường không khí, hoàn thiện theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí ;

Bộ Giao thông vận tải khẩn trương xây dựng chương trình, đề án quốc gia phát triển phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường trong đó có phương tiện giao thông điện trình Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát đối với các dự án, nhà máy có nguồn thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: nhiệt điện than, dầu khí, thép, hóa chất và phân bón hóa học, chế biến và khai thác khoáng sản v.v….

Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện bổ sung quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh/thành phố, đáp ứng nhu cầu khi phát triển phương tiện giao thông sử dụng năng lượng điện; nghiên cứu, xây dựng quy định, quy chuẩn đối với than nhập khẩu (hàm lượng tro, hàm lượng lưu huỳnh tối đa cho phép) bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường; đề xuất chính sách khai thác, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu (lithium, coban v.v…) phục vụ cho sản xuất pin của các phương tiện giao thông điện.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp về kiểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đô thị bảo đảm tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong đô thị đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn triển khai việc thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích; tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân không đốt phụ phẩm nông nghiệp và xử lý đúng quy định bảo vệ môi trường.

Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhiên liệu theo hướng giảm phát thải các chất gây ô nhiễm không khí phù hợp với lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện giao thông vận tải; hỗ trợ, đầu tư nghiên cứu khoa học cho các hoạt động về quản lý và kiểm soát chất lượng không khí.

Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá tác động, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm không khí đến bệnh tật, sức khỏe cộng đồng và đề xuất các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trước hết tại các khu đô thị lớn, địa bàn tập trung nhiều nguồn thải có nguy cơ ô nhiễm cao làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí. Chỉ đạo, kiểm tra thực hiện việc quan trắc các tác động từ hoạt động của ngành y tế đối với môi trường không khí; tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí từ các lò đốt chất thải y tế.

Bộ Tài chính chủ trì rà soát, hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Bộ Công an chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm các vụ vi phạm pháp luật về môi trường gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các cơ quan báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chất lượng không khí, các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm không khí: Kịp thời thông tin, cảnh báo về chất lượng môi trường không khí, các nguy cơ và tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người, các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng; sử dụng thông tin về chất lượng không khí do các cơ quan có thẩm quyền cung cấp. Xử lý nghiêm các trường hợp đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang trong cộng đồng theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao ô nhiễm không khí thực hiện nghiêm việc xây dựng và triển khai Kế hoạch quản lý chất lượng không khí của địa phương theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 985a/QĐ-TTg.

Đồng thời, chỉ đạo thực hiện các biện pháp ứng phó trong trường hợp không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý; triển khai công tác kiểm kê nguồn khí thải, quan trắc, đánh giá về ô nhiễm bụi (PM10, PM2.5), hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2021. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng không khí của địa phương. Bố trí nguồn lực đầu tư, lắp đặt bổ sung, tăng cường số lượng các trạm quan trắc chất lượng không khí tự động liên tục; thường xuyên tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ trên địa bàn; cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời về chất lượng không khí trên địa bàn cho nhân dân.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh việc ban hành và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng, ưu tiên phương tiện sử dụng năng lượng sạch, không phát thải; thu hồi, loại bỏ phương tiện cơ giới cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn lưu hành gây ô nhiễm môi trường trong thành phố; phát triển giao thông phi cơ giới; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân; đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc kéo dài gây ô nhiễm môi trường; tổ chức và duy trì thường xuyên hoạt động phun nước rửa đường tại các trục, tuyến đường giao thông chính của các đô thị, thành phố để hạn chế bụi phát tán, đặc biệt trong điều kiện thời tiết hanh khô, lặng gió. Thu gom triệt để rác, bụi bẩn trên các trục, tuyến, giải phân cách đường giao thông.

Đôn đốc, kiểm tra các chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, giao thông, cơ sở khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh (che chắn công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải xây dựng, phun nước, rửa đường, rửa xe ra vào công trình v.v…);

Đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thực hiện các biện pháp kiểm soát, xử lý khí thải, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải lớn, có nguy cơ cháy nổ cao; khuyến khích các cơ sở sản xuất thay thế các loại máy móc, dây chuyền công nghệ lạc hậu bằng dây chuyền công nghệ hiện đại ít gây ô nhiễm môi trường; đôn đốc, giám sát các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt quan trắc khí thải tự động và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.

Các địa phương tăng cường xử lý các cơ sở, hoạt động gây ô nhiễm không khí trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề xuất các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo đúng tiến độ Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tại Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2014 phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020.

Triển khai ngay việc tuyên truyền, vận động, có chính sách hỗ trợ các hộ gia đình, hộ kinh doanh nhỏ hạn chế, tiến tới không sử dụng than, than tổ ong gây ô nhiễm môi trường trong sinh hoạt ngay từ đầu năm 2021. Hướng dẫn các hộ dân sử dụng hiệu quả rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch thay cho việc đốt; xử lý nghiêm các trường hợp đốt chất thải không đúng quy định, gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện quy hoạch đô thị bảo đảm quy chuẩn, tiêu chuẩn, chú trọng quy hoạch cây xanh, mặt nước trong đô thị.

Tại Điều 88, Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 quy định quản lý và kiểm soát bụi, khí thải

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

2. Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

3. Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan hướng dẫn thực hiện hoạt động phòng ngừa, kiểm tra, giám sát, xử lý các nguồn bụi, khí thải gây ô nhiễm không khí.

Luật sư – TS.Đông Xuân Thụ

Theo moitruongvadothi.vn

 

Link nguồn: https://www.moitruongvadothi.vn/phap-luat/van-ban-chinh-sach-hoi-dap/quy-dinh-quan-ly-va-kiem-soat-bui-khi-thai-a83293.html

The post Quy định quản lý và kiểm soát bụi, khí thải appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bụi mịn tấn công châu Á https://24hsongxanh.vn/bui-min-tan-cong-chau/ Mon, 26 Apr 2021 03:02:58 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58961 bui-min-tan-cong-chau-a

Tại bàn làm thủ tục của khu resort Anantara Golden Triangle, tỉnh Chiang Rai, dán bảng nồng độ bụi mịn PM2.5. Đầu tháng 4, con số là gần 400 µg/m3, gấp 40 lần mức an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Chiang Rai là một trong những tỉnh đẹp nhất Thái Lan, […]

The post Bụi mịn tấn công châu Á appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
bui-min-tan-cong-chau-a

Tại bàn làm thủ tục của khu resort Anantara Golden Triangle, tỉnh Chiang Rai, dán bảng nồng độ bụi mịn PM2.5. Đầu tháng 4, con số là gần 400 µg/m3, gấp 40 lần mức an toàn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Chiang Rai là một trong những tỉnh đẹp nhất Thái Lan, với nhiều ngọn đồi nhấp nhô, những khu rừng, trại nuôi voi và nông sản có chất lượng hàng đầu. Điểm cực bắc của nó là hợp lưu sông Mekong hùng vĩ, chảy xuống từ Trung Quốc.

Các khách sạn tại đây thường thu hút những người thích đi bộ đường dài, ngắm voi và thưởng ngoạn phong cảnh. Dù vậy, tuần trước, lượng người đặt phòng vẫn ít ỏi. Thứ cản trở khách du lịch không phải Covid-19 mà là khói bụi vào mùa khô hàng năm làm mờ đi khung cảnh tuyệt đẹp.

“Cứ như thể bạn đang nhai không khí vậy”, một cặp vợ chồng du khách cho biết.

Trong ít nhất 15 năm qua, tỉnh Chiang Mai lân cận Chiang Rai, trải qua nhiều ngày có chỉ số PM2.5 cao nhất thế giới. Khác với nhiều nước châu Á, cuộc khủng hoảng ở miền bắc Thái Lan không phải do nhà máy. Vấn đề xuất phát từ hoạt động đốt rừng và phụ phẩm nông nghiệp. Tỷ lệ ung thư phổi vì thế cũng tăng vọt. Năm ngoái, chất lượng không khí thậm chí tồi tệ hơn khi có tranh chấp liên quan đến việc cố ý đốt phá rừng quốc gia.

bui-min-tan-cong-chau-a
Khách du lịch đeo khẩu trang tránh bụi mịn tại Chiang Mai, Thái Lan, tháng 4/2019. Ảnh: AP

Theo khuyến nghị của WHO, ngưỡng an toàn của bụi mịn PM2.5 trung bình hàng năm là 10 µg/m3. Song chưa đến 8% dân số thế giới được hưởng bầu không khí sạch đến vậy. Châu Á là khu vực có chất lượng không khí thấp nhất. Theo xếp hạng của công ty công nghệ IQAir vào năm ngoái, 148 thành phố ô nhiễm nhất đều nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nghiên cứu trên tạp chí tim mạch Cardiovascular Research chỉ ra rằng số người tử vong vì ô nhiễm không khí trên toàn cầu năm 2015 là 8,8 triệu, trong đó gần 6,5 triệu người sống tại châu Á. Để so sánh, kể từ năm 2019 đến năm 2021, Covid-19 giết chết 3 triệu người trên thế giới và khoảng 300.000 người trong khu vực châu Á.

Khi đại dịch leo thang, ô nhiễm không khí bị lãng quên. Các nguồn công quỹ lớn được chuyển hướng để kiểm soát sự lây lan của Covid-19.

“Vì ô nhiễm không khí là vấn đề kinh điển ở châu Á, nhiều người – bao gồm chính trị gia – quyết định sống chung với nó như một cái giá thiết yếu của sự phát triển”, Kakuko Nagatani-Yoshida , điều phối viên khu vực của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc, nhận định.

Các cơ quan y tế đã lên tiếng cảnh báo về chất lượng không khí của châu Á nhiều năm liền. Năm 2015, mạng xã hội Trung Quốc nổi lên làn sóng ca thán về “bầu không khí tận thế”. Tình hình dần được cải thiện sau khi Bắc Kinh có biện pháp nghiêm ngặt hơn. Khi đó, Ấn Độ và Pakistan dần thay thế nước này, trở thành những khu vực có mức độ ô nhiễm tồi tệ nhất khu vực.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từng phát biểu: “Không ai, dù giàu hay nghèo, có thể thoát khỏi ô nhiễm không khí. Đây là tình trạng khẩn cấp, thầm lặng về sức khỏe cộng đồng”.

Ô nhiễm không còn là vấn đề của riêng đô thị. Trong vài năm qua, nó trở nên tồi tệ hơn ở cả những đô thị loại hai. Nghiên cứu y học cho thấy ảnh hưởng đến sức khỏe của tình trạng này nghiêm trọng hơn nhiều so với tưởng tượng, đặc biệt là đối với trẻ em, người già và phụ nữ có thai.

Nagatani-Yoshida, thành viên Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), cho biết một trong những lý do khiến châu Á bị ảnh hưởng nhiều là mật độ dân số cao. Ba trên bốn quốc gia đông dân nhất trên thế giới nằm ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Tổng dân cư của ba nước là 3,1 tỷ người, chiếm khoảng 39% dân số thế giới.

Indonesia chịu tình trạng ô nhiễm do hoạt động đốt rừng để dọn đất. Theo báo cáo của tổ chức môi trường Greenpeace, 7 trên 10 nước thành viên ASEAN bị ảnh hưởng bởi khói mù do hỏa hoạn tại Indonesia. Báo cáo dựa trên hai thập kỷ nghiên cứu của tổ chức cho thấy khói mù “gây ra các vấn đề về sức khỏe trên diện rộng bao gồm bệnh phổi và tim mạch”.

Các nhà khoa học tại Đại học Harvard và Đại học Columbia ước tính tình trạng khói mù năm 2015 dẫn đến khoảng 100.000 ca tử vong sớm ở Indonesia, Malaysia và Singapore.

Tổ chức môi trường Hòa bình Xanh dẫn nghiên cứu khác cho thấy trẻ em ở thành phố Sumatra và Kalimantan tiếp xúc khói mù khi còn nhỏ có điểm số thấp hơn trong các bài kiểm tra nhận thức, tăng trưởng thể chất cũng chậm hơn.

Tình hình một lần nữa trở nên nghiêm trọng vào năm 2019. Ước tính khoảng 1,6 triệu ha rừng ở Indonesia bị cháy, ít nhất 900.000 người gặp vấn đề về hô hấp.

bui-min-tan-cong-chau-a
Khói bụi tại đài kỷ niệm India Gate ở New Delhi, năm 2018. Ảnh: Reuters

Tại Ấn Độ, tình hình nghiêm trọng không kém. Đây là nơi có 22 trong số 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm của Delhi là 84,1 µg/m3, cao hơn Bắc Kinh, Seoul, Paris và London. Theo nghiên cứu chung của tổ chức Hòa bình Xanh và IQAir, ô nhiễm không khí đã cướp đi sinh mạng của khoảng 54.000 người vào đầu năm 2020, gây thiệt hại kinh tế là 8,1 tỷ USD.

Ô nhiễm không khí luôn là cuộc chiến kéo dài của chính phủ châu Á. Trở lại Chiang Mai, nhà hoạt động môi trường Pim Kemasingki cho biết bà đã đấu tranh vì vấn đề này suốt 15 năm.

“Tôi đã nói chuyện với quan chức Bangkok, họ nói đây không phải việc của chính quyền đương nhiệm. Họ bảo hậu quả thực sự phải 30 năm nữa mới xảy ra. Nhưng chúng ta cần động thái quyết định của những người có quyền lực. Hiện chúng ta có nhiều nhà hoạt động, họ có tiếng nói nhưng không có quyền lực”.

Song vẫn có tia hy vọng le lói khi nhận thức của cộng đồng với môi trường ngày càng tăng. Tháng này, Ủy ban Môi trường Quốc gia tuyên bố khu vực phía bắc Thái Lan, bao gồm các tỉnh Chiang Mai, Chiang Rai, Lamphun và Mae Hong Son, là khu vực kiểm soát được ô nhiễm.

Thục Linh

Theo VnExpress/ Nikkei

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/bui-min-tan-cong-chau-a-4266292.html

The post Bụi mịn tấn công châu Á appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2021: Tập trung vào các giải pháp https://24hsongxanh.vn/bao-cao-hien-trang-moi-truong-nam-2021-tap-trung-vao-cac-giai-phap/ Tue, 06 Apr 2021 07:31:08 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=57978

Các địa phương báo cáo thông tin, số liệu về diễn biến các thông số quan trắc về ô nhiễm không khí; đưa ra các đề xuất nhằm kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm và tăng cường quản lý chất lượng không khí. Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm […]

The post Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2021: Tập trung vào các giải pháp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Các địa phương báo cáo thông tin, số liệu về diễn biến các thông số quan trắc về ô nhiễm không khí; đưa ra các đề xuất nhằm kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm và tăng cường quản lý chất lượng không khí.

Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), năm 2021, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia sẽ tập trung vào thực trạng và giải pháp về chất lượng môi trường không khí.

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia được thực hiện 5 năm một lần, căn cứ các vấn đề môi trường nổi cộm, bức xúc và nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng.

Ô nhiễm không khí tại TP.HCM (ảnh chụp lúc 13 giờ 20 phút ngày 23/1/2021). Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN

Đánh giá của Vụ Quản lý chất lượng môi trường (Tổng cục Môi trường) cho thấy giai đoạn 2016-2020, ô nhiễm môi trường không khí tại một số thành phố lớn vẫn tiếp tục diễn ra, tại một số thời điểm, một số khu vực ở mức xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

Từ năm 2018 đến nay, chất lượng môi trường không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc có chiều hướng suy giảm, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM.

Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt tại Hà Nội nhận được sự quan tâm của cộng đồng, đây cũng là vấn đề xảy ra đối với các thành phố, đô thị lớn tại các quốc gia đang phát triển.

Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan tổng hợp thông tin, số liệu về chất lượng môi trường không khí và thực trạng quản lý môi trường không khí thời gian qua tại địa phương và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/6/2021.

Cụ thể, các địa phương phải báo cáo thông tin, số liệu về diễn biến các thông số quan trắc về ô nhiễm không khí (đô thị, nông thôn, làng nghề, khu/cụm công nghiệp…); đánh giá chất lượng không khí xung quanh khu vực đô thị (nội đô, trung tâm), khu vực nông thôn, ngoại ô và các khu vực khác; các điểm nóng, vấn đề nổi cộm liên quan đến ô nhiễm không khí trên địa bàn.

Các kết quả quan trắc từ số liệu quan trắc chất lượng không khí định kỳ, trạm tự động, liên tục tại địa phương cần so sánh với giá trị giới hạn theo QCVN 05:2013/BTNMT.

Các nguồn điểm phát thải chính gồm nhà máy sản xuất công nghiệp (nhiệt điện, thép, xi măng, hóa chất…), các lò đốt rác. Các nguồn di động gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; đường thủy, hàng không…

Báo cáo phải có sự phân tích, nhận định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, bao gồm cả nguyên nhân khách quan từ các yếu tố khí tượng, thời tiết, khí hậu theo mùa, các vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới (nếu có)…

Các nguyên nhân chủ quan từ hoạt động phát triển kinh tế-xã hội, phát sinh các nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí.

Đồng thời, báo cáo cũng bao gồm thông tin, dữ liệu về công tác quản lý, giải pháp bảo vệ môi trường không khí, thể chế, chính sách, các giải pháp quản lý chất lượng không khí; cơ chế phối hợp, phân công trách nhiệm quản lý chất lượng không khí giữa các cơ quan; hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí đang được thực hiện; hiện trạng áp dụng các công cụ quản lý chất lượng không khí.

Cơ chế phối hợp, chia sẻ, công khai thông tin, dữ liệu chất lượng không khí và vai trò của các bên liên quan tại địa phương; các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu, kiểm soát ô nhiễm không khí; vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng không khí.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị các địa phương đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm không khí và tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan lập báo cáo hiện trạng môi trường năm 2021 và gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/12/2021.

Minh Nguyệt

Theo Vietnam+/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/bao-cao-hien-trang-moi-truong-nam-2021-tap-trung-vao-cac-giai-phap/704362.vnp

The post Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2021: Tập trung vào các giải pháp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thủ tướng phê duyệt đề án ứng phó biến đổi khí hậu cho 10 năm tới https://24hsongxanh.vn/thu-tuong-phe-duyet-de-ung-pho-bien-doi-khi-hau-cho-10-nam-toi/ Sat, 27 Mar 2021 01:39:10 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=57411 thu-tuong-phe-duyet-de-an-ung-pho-bien-doi-khi-hau-cho-10-nam-toi

Mục tiêu của đề án là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong phát triển đô thị, giảm mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất, hạn chế tác động của thiên tai. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến […]

The post Thủ tướng phê duyệt đề án ứng phó biến đổi khí hậu cho 10 năm tới appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
thu-tuong-phe-duyet-de-an-ung-pho-bien-doi-khi-hau-cho-10-nam-toi

Mục tiêu của đề án là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong phát triển đô thị, giảm mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất, hạn chế tác động của thiên tai.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu của đề án là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong phát triển đô thị, giảm mức độ ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất, giảm thiểu thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất và các thiên tai khác.

Đề án được chia làm 3 giai đoạn. Từ năm 2021 đến 2025, đề án thực hiện tại TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng và các đô thị thuộc 7 tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ, duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long và 7 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Giai đoạn 2026-2030, kế hoạch tiếp tục thực hiện tại đô thị ven biển, đồng bằng có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất tại vùng miền núi phía Bắc, duyên hải ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh xuất hiện các tác động mới của biến đổi khí hậu.

Sau năm 2030, các nhiệm vụ được áp dụng phạm vi toàn quốc.

thu-tuong-phe-duyet-de-an-ung-pho-bien-doi-khi-hau-cho-10-nam-toi
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thị sát Đồng bằng sông Cửu Long về tác động của biến đổi khí hậu năm 2017. Ảnh: VGP

Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đồ án nhấn mạnh 6 nhóm nhiệm vụ.

Một, điều tra, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển hệ thống đô thị hiện có và đô thị dự kiến hình thành mới trong 10 năm tới, từ đó tính toán khả năng tự thích nghi, đề xuất giải pháp ứng phó; hệ thống bản đồ cảnh báo rủi ro.

Hai, tích hợp nội dung ứng phó vào quy hoạch và chương trình, kế hoạch phát triển đô thị. Ba, rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy định phân loại đô thị, quản lý đầu tư phát triển đô thị, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật trong bối cảnh gia tăng nguy cơ từ biến đổi khí hậu.

Bốn, hình thành hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt, ngập úng trong đô thị. Xây dựng đê, kè, tường chắn lũ, công trình chứa nước ngầm quy mô lớn. Tìm giải pháp tái định cư và di dời dân trong vùng rủi ro. Phát triển nhà ở vượt lũ, nhà ở có khả năng chống chịu cao với gió bão.

Năm, nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn các cấp về quản lý, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Và sáu, hợp tác nghiên cứu khoa học – công nghệ, thí điểm phát triển đô thị xanh, thông minh, ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; phát triển vật liệu thân thiện với môi trường…

Sơn Hà

Theo Zing

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/thu-tuong-phe-duyet-de-an-ung-pho-bien-doi-khi-hau-cho-10-nam-toi-post1197600.html

The post Thủ tướng phê duyệt đề án ứng phó biến đổi khí hậu cho 10 năm tới appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
‘Phải kiểm soát được chất lượng không khí vào năm 2025’ https://24hsongxanh.vn/phai-kiem-soat-duoc-chat-luong-khong-khi-vao-nam-2025/ Thu, 18 Mar 2021 12:34:34 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=56923 kiem-soat-chat-luong-khong-khi

Bộ TNMT yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường năng lực quan trắc, đảm bảo đến năm 2025 phải kiểm soát, dự báo được diễn biến chất lượng không khí của đô thị, vùng miền cả nước. Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa ban hành kế hoạch thực hiện chỉ thị […]

The post ‘Phải kiểm soát được chất lượng không khí vào năm 2025’ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
kiem-soat-chat-luong-khong-khi

Bộ TNMT yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường năng lực quan trắc, đảm bảo đến năm 2025 phải kiểm soát, dự báo được diễn biến chất lượng không khí của đô thị, vùng miền cả nước.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa ban hành kế hoạch thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Trong kế hoạch này, Bộ yêu cầu các đơn vị trực thuộc đề xuất kế hoạch quản lý chất lượng không khí trong giai đoạn 2021-2025.

Cụ thể, Bộ TNMT yêu cầu công tác quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí phải đảm bảo hiệu quả. Các đơn vị thực hiện kiểm soát chặt chẽ về chất lượng trong quan trắc môi trường không khí, công bố kết quả quan trắc và kịp thời cảnh báo ô nhiễm không khí cho cộng đồng.

Đáng lưu ý, Bộ yêu cầu khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện việc đầu tư, tăng cường năng lực quan trắc chất lượng môi trường không khí phù hợp với quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia.

“Đảm bảo đến năm 2025 phải kiểm soát, cảnh báo, dự báo được diễn biến chất lượng không khí tại các đô thị, vùng miền trên phạm vi cả nước”, văn bản của Bộ TNMT ghi rõ.

kiem-soat-chat-luong-khong-khi
Vào thời điểm giao mùa trong nhiều năm gần đây, các đô thị như Hà Nội và TP.HCM thường xuyên ghi nhận chất lượng không khí kém. Ảnh: Việt Hùng

Ngoài ra, các đơn vị trực thuộc Bộ cần rà soát, hoàn chỉnh hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về môi trường đối với khí thải công nghiệp, khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam, chất lượng không khí xung quanh tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới.

Bộ TNMT cũng cho biết sẽ rà soát, báo cáo Thủ tướng về việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam.

Các đơn vị cũng cần xây dựng, ban hành tiêu chí và chứng nhận nhãn sinh thái đối với các sản phẩm, phương tiện và dịch vụ giao thông vận tải thân thiện môi trường. Đồng thời, Bộ TNMT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính rà soát, hướng dẫn thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Bộ giao Tổng cục Môi trường là đơn vị chuyên môn, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành địa phương liên quan và các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức thực hiện các nội dung trong kế hoạch.

Bộ TNMT cũng cho biết sẽ có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tải cử đầu mối phối hợp để rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Các lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải phương tiện giao thông cơ giới đã ban hành cũng sẽ được rà soát lại để đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Mỹ Hà

Theo Zing.vn

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/phai-kiem-soat-duoc-chat-luong-khong-khi-vao-nam-2025-post1194483.html

The post ‘Phải kiểm soát được chất lượng không khí vào năm 2025’ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Kiểm soát khí thải phương tiện cải thiện chất lượng không khí https://24hsongxanh.vn/kiem-soat-khi-thai-phuong-tien-cai-thien-chat-luong-khong-khi/ Fri, 26 Feb 2021 09:32:55 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=56013 kiem-soat-khi-thai-phuong-tien

Theo Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, trong thời gian qua Bộ triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát phát thải chất gây ô nhiễm môi trường không khí từ phương tiện giao thông cơ giới. Liên quan đến nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ […]

The post Kiểm soát khí thải phương tiện cải thiện chất lượng không khí appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
kiem-soat-khi-thai-phuong-tien

Theo Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải, trong thời gian qua Bộ triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát phát thải chất gây ô nhiễm môi trường không khí từ phương tiện giao thông cơ giới.

Liên quan đến nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 03/CT-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Trần Ánh Dương, Vụ trưởng Vụ Môi trường, Bộ Giao thông Vận tải cho biết trong thời gian vừa qua Bộ Giao thông Vận tải đã triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát phát thải chất gây ô nhiễm môi trường không khí từ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải xác định, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mà chủ yếu là xe ôtô, xe môtô, xe gắn máy là một trong những nguồn chính phát thải khí như ôxit cácbon (CO), hyđrô cácbon (HC), ôxít nitơ NOx, bụi thải (PM) và các độc tố có trong nhiên liệu như benzen … gây ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiễm không khí đô thị, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân.

kiem-soat-khi-thai-phuong-tien
Khu vực thành phố Hà Nội luôn trong tình trang sương mù dầy đặc, tầm nhìn hạn chế, chỉ số ô nhiễm không khí ở mức cao. Ảnh: Danh Lam/TTXVN

Vì vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng các chính sách, thực hiện việc kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đồng bộ từ khâu sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới, đến kiểm soát khí thải phương tiện đang lưu hành, góp phần đáng kể trong việc cải thiện chất lượng không khí.

Trong đó, việc kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới được thực hiện từ năm 2007 theo Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Theo đó, xe ôtô, xe môtô, xe gắn máy sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới áp dụng tiêu chuẩn khí thải tương đương mức Euro 2 kể từ 1/1/2007.

Quá trình thực hiện, việc kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã dần đi vào nền nếp; cơ bản đã thực hiện được mục tiêu tạo hàng rào kỹ thuật ngăn ngừa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lạc hậu, có mức phát thải cao, gây ô nhiễm môi trường đưa vào nước ta.

Từ 1/1/2017, xe môtô hai bánh đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 3; xe ôtô chạy bằng nhiên liệu xăng và các loại nhiên liệu khác ngoài diezel (NG, LPG…) đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 4; Từ 1/1/2018, xe ôtô chạy bằng nhiên liệu diezel đã áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 4; Từ 1/1/2022, ôtô sản xuất lắp ráp và nhập khẩu mới sẽ áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 (Tiêu chuẩn khí thải mức 3, 4, 5 là các mức tiêu chuẩn tương đương với mức tiêu chuẩn khí thải Euro 3, Euro 4 và Euro 5 của châu Âu).

“Như vậy, so sánh với các nước trong khối ASEAN, chỉ có Singapore đã áp dụng mức Euro 6 từ năm 2017; Thái Lan trước đây đưa ra lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 5 từ năm 2022, Indonesia từ năm 2023, tuy nhiên trong các báo cáo đưa ra tại Hội nghị hài hòa tiêu chuẩn khu vực mới đây, Thái Lan và Indonesia đã lùi lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 và chưa công bố thời điểm sẽ xem xét áp dụng lại.

Việc Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức 5 từ ngày 1/1/2022 chứng tỏ quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm phát thải chất gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân,” ông Trần Ánh Dương thông tin.

kiem-soat-khi-thai-phuong-tien
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Về nội dung kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tham gia giao thông, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã qua sử dụng nhập khẩu, Vụ trưởng Vụ Môi trường Trần Ánh Dương cho hay việc kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ tham gia giao thông, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã qua sử dụng nhập khẩu ở nước ta được thực hiện đối với xe ôtô kể từ năm 2006 theo Quyết định số 249/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Quá trình thực hiện, cơ bản đã nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ sở hữu phương tiện trong việc bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật giảm phát thải chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác sử dụng.

Triển khai Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải của xe ôtô tham gia giao thông và xe ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu, Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các quy định về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ôtô tham gia giao thông; nâng cao năng lực trình độ, trang thiết bị của các đơn vị đăng kiểm; cập nhật các mức tiêu khí thải và lộ trình áp dụng vào quy trình kiểm tra; tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp nhập khẩu, chủ xe ôtô, người lái xe ôtô về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn; tổ chức, huy động các nguồn lực để nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng công nghệ xử lý khí thải nhằm xây dựng cơ chế, chính sách, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và nâng cao hiệu quả quản lý phát thải chất gây ô nhiễm từ xe cơ giới tham gia giao thông.

Thời điểm hiện tại, việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông, xe ôtô đã qua sử dụng nhập khẩu đã được Bộ Giao thông Vận tải thực hiện theo đúng quy định.

Về kiểm soát khí thải xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông, ông Trần Ánh Dương cho biết xe môtô, xe gắn máy là loại phương tiện có tốc độ tăng trưởng nhanh, số lượng lớn; do đặc thù sử dụng, xe môtô, xe gắn máy đã trở thành một trong những tác nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là các đô thị lớn; việc kiểm soát hoạt động cũng như kiểm soát khí thải của xe môtô, xe gắn máy đã, đang trở thành mối quan tâm của chính quyền các thành phố đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Để giải quyết vấn đề này, năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ quy định về việc kiểm soát khí thải đối với xe môtô tham gia giao thông tại các thành phố lớn. Tuy nhiên việc kiểm soát khí thải xe môtô, xe gắn máy tham gia giao thông cần gắn với quy định về kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy; nội dung này chưa được quy định trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Do vậy, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa nội dung này vào dự thảo Luật sửa đổi Luật Giao thông đường bộ. Trên cơ sở quy định của Luật, Bộ Giao thông Vận tải sẽ xây dựng lộ trình kiểm định khí thải đối với xe môtô, xe gắn máy để triển khai đồng bộ trên phạm vi cả nước.

Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết nhu cầu có một hệ thống giao thông vận tải văn minh, thuận tiện, an toàn với chi phí thấp luôn là mong muốn của các quốc gia. Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt tại các đô thị ở nước ta đã đặt ra yêu cầu cấp bách về kiểm soát khí thải phương tiện giao thong cơ giới đường bộ góp, phần giảm thiểu ô nhiễm không khí.

“Tuy nhiên, để hài hòa các mặt lợi ích xã hội, việc đặt ra lộ kiểm soát khí thải trong giao thông vận tải còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế, tập quán, thói quen của người tham gia giao thông. Chúng ta mong muốn ngày càng có nhiều những con đường Xanh, an toàn, sạch đẹp; những tuyến phố văn minh, thanh bình không có ô nhiễm không khí thì cần có sự nỗ lực vượt bậc, sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các ngành, các địa phương, đặc biệt là sự ủng hộ của cộng đồng trong việc kiểm soát khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ,” đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam chia sẻ.

Theo Chỉ thị 03/CT-TTg ngày 18/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát môi trường không khí; trong đó yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải khẩn trương xây dựng chương trình, đề án quốc gia phát triển phương tiện giao thông vận tải, hệ thống giao thông vận tải công cộng thân thiện với môi trường.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, phương tiện giao thông vận tải thân thiện với môi trường; tổ chức thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện giao thông vận tải….

Quang Toàn

Theo Vietnam+/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/kiem-soat-khi-thai-phuong-tien-cai-thien-chat-luong-khong-khi/696869.vnp

The post Kiểm soát khí thải phương tiện cải thiện chất lượng không khí appeared first on 24h Sống xanh.

]]>