Nước biển dâng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 07 Jul 2021 07:13:49 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Nước biển dâng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Hàng triệu người ở Việt Nam và Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng https://24hsongxanh.vn/hang-trieu-nguoi-o-viet-nam-va-dong-nam-se-bi-anh-huong-boi-muc-nuoc-bien-dang/ Wed, 07 Jul 2021 07:13:49 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63258 hang-trieu-nguoi-viet-nam-va-dong-nam-a-bi-anh-huong

Theo Viện nghiên cứu biển Deltares (Hà Lan), Đông Nam Á sẽ đối mặt với những nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan khác do biến đổi khí hậu. Viện nghiên cứu biển Deltares cho biết các quốc gia vùng trũng dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng […]

The post Hàng triệu người ở Việt Nam và Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
hang-trieu-nguoi-viet-nam-va-dong-nam-a-bi-anh-huong

Theo Viện nghiên cứu biển Deltares (Hà Lan), Đông Nam Á sẽ đối mặt với những nguy cơ lũ lụt nghiêm trọng cùng các hiện tượng thời tiết cực đoan khác do biến đổi khí hậu.

Viện nghiên cứu biển Deltares cho biết các quốc gia vùng trũng dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng và đất dễ bị sụt lún như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines, hàng chục triệu người dân sẽ phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan hàng năm ngày càng trở nên tồi tệ hơn do khí hậu thay đổi.

Nghiên cứu ước tính 157 triệu người ở châu Á hiện đang sống ở những khu vực có độ cao dưới 2m so với mực nước biển, phạm vi mà các tác động biến đổi khí hậu được dự báo là nghiêm trọng. Số dân bị ảnh hưởng sẽ tăng lên đáng kể nếu mực nước biển dâng cao trong những thập kỷ tới.

hang-trieu-nguoi-viet-nam-va-dong-nam-a-bi-anh-huong
Một con phố ngập lụt ở Bangkok.

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu dự kiến vào năm 2100, mực nước biển sẽ dâng lên 0,8m kéo theo các trận lũ lụt cực đoan (xảy ra một lần trong 100 năm) có thể xảy ra hàng năm vào cuối thế kỷ này.

Trong trường hợp mực nước biển dâng 1m, các khu vực đông dân cư ở những vùng đồng bằng lớn sẽ chìm trong nước với khoảng 129 triệu người trên toàn cầu bị ảnh hưởng. Đáng chú ý, một nửa vấn đề ngập lụt ven biển toàn cầu diễn ra tại khu vực nhiệt đới châu Á. Trong đó, 38 triệu người ở Việt Nam, 28 triệu người ở Indonesia và 23 triệu người ở Thái Lan sẽ sống trong khu vực có nguy cơ cao về lũ lụt thường xuyên, tăng 21% so với hiện nay.

Tác động có thể nghiêm trọng hơn ở các thành phố lớn, các cộng đồng ven biển và vùng trung tâm nông nghiệp, tạo áp lực lên hệ thống lương thực, sự phát triển đô thị và hệ thống kinh tế.

Một báo cáo của Greenpeace được công bố vào tháng trước nhằm xác định những thiệt hại kinh tế mà 7 thành phố lớn châu Á đang phải đối mặt do mực nước biển dâng cao vào năm 2030.

Báo cáo ước tính thiệt hại tiềm năng – chỉ tính riêng ở các khu vực thành thị – là 724 tỷ USD ở Bangkok, Jakarta, Manila, Đài Bắc, Seoul, Tokyo và Hồng Kông. Theo đó, 96% GDP hàng năm của thủ đô Thái Lan có thể bị đe dọa và 10 triệu dân số nước này bị ảnh hưởng.

“Tác động của biến đổi khí hậu không chỉ là vấn đề môi trường. Nó tàn phá nền kinh tế và làm gia tăng các vấn đề xã hội trên toàn quốc. Hàng triệu người dễ bị tổn thương đang sống trong vùng lũ lụt, họ sẽ phải di dời và mất kế sinh nhai” – Tata Mustasya, chiến lược gia chiến dịch khí hậu và năng lượng tại Greenpeace Đông Nam Á cho biết.

Minh Hương

Theo phunuonline.com.vn/ CNA

 

Link nguồn: https://www.phunuonline.com.vn/hang-trieu-nguoi-viet-nam-va-dong-nam-a-bi-anh-huong-boi-muc-nuoc-bien-dang-a1439294.html

The post Hàng triệu người ở Việt Nam và Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Xây dựng cho các đô thị khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu https://24hsongxanh.vn/xay-dung-cho-cac-thi-kha-nang-chong-chiu-voi-bien-doi-khi-hau/ Thu, 22 Apr 2021 14:14:18 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58788 xay-dung-cho-cac-do-thi-kha-nang-chong-chiu-voi-bien-doi-khi-hau

Phát triển đô thị dựa trên các biện pháp bền vững, thích ứng với khí hậu sẽ mang lại môi trường an toàn và lành mạnh cho sự phát triển kinh tế và tăng cường khả năng chống chịu của cư dân thành phố. Khi dân số và cơ sở vật chất của các thành […]

The post Xây dựng cho các đô thị khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
xay-dung-cho-cac-do-thi-kha-nang-chong-chiu-voi-bien-doi-khi-hau

Phát triển đô thị dựa trên các biện pháp bền vững, thích ứng với khí hậu sẽ mang lại môi trường an toàn và lành mạnh cho sự phát triển kinh tế và tăng cường khả năng chống chịu của cư dân thành phố.

Khi dân số và cơ sở vật chất của các thành phố tiếp tục phát triển, con người phải đối mặt với những thách thức liên quan đến nhà ở, quản trị, di chuyển trong đô thị và đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu. Điều kiện khí hậu ngày càng có xu hướng thay đổi, tạo thêm áp lực và bất ổn cho các khu vực đô thị.

Thiệt hại của các thảm họa do khí hậu gây ra đang tăng lên nhanh chóng, gây ảnh hưởng ngày càng lớn tới cuộc sống, tài sản và sinh kế của con người cũng như các hệ thống sinh thái có giá trị.

Hợp tác tăng cường khả năng chống chịu

Phát triển đô thị dựa trên các biện pháp bền vững, thích ứng với khí hậu sẽ mang lại môi trường an toàn và lành mạnh cho sự phát triển kinh tế và tăng cường khả năng chống chịu của cư dân thành phố. Khả năng chống chịu của đô thị chính là việc giảm thiểu rủi ro và thiệt hại do thiên tai và cũng liên quan đến khả năng nhanh chóng trở lại trạng thái ổn định. Tuy nhiên, những biện pháp thích ứng với khí hậu và khả năng chống chịu không phải lúc nào cũng được lồng ghép chặt chẽ vào các quy trình lập kế hoạch và ngân sách cho đô thị.

xay-dung-cho-cac-do-thi-kha-nang-chong-chiu-voi-bien-doi-khi-hau
Nước ngập trên đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều. Ảnh: Thanh Liêm

Phó trưởng đại diện thường trú của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, bà Sitara Syed, cho rằng: “Các nỗ lực tổng thể nhằm giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu trên quy mô quốc gia cần phải kết hợp với việc giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là ở các khu vực đô thị.”

Bà Sitara Syed lưu ý rằng hầu hết các thành phố bị ảnh hưởng bởi thiên tai đều không được chuẩn bị để ứng phó với thiên tai hoặc để giảm các rủi ro liên quan.

“Là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Thành phố là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên của biến đổi khí hậu. Nếu không ưu tiên tăng cường khả năng chống chịu của các đô thị, chúng ta có nguy cơ đánh mất lợi ích phát triển của Việt Nam trước những thiên tai mà lẽ ra có thể tránh được.”

Theo các chuyên gia của Chương trình phát triển Liên hợp quốc, con người đang sống trong một thế giới đang ngày một đô thị hóa và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Các nghiên cứu cho thấy rằng hơn một nửa dân số thế giới đã sống ở các thành phố kể từ năm 2007 và đô thị hóa ước tính sẽ tăng lên 80% vào năm 2050.

Tại Việt Nam, 76 thành phố bao gồm 60% tổng dân số cả nước và đóng góp vào hơn 70% GDP.

Nhận định nhiều đô thị của Việt Nam vẫn đang bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng hiện nay, ông Fabrice Richy, Trưởng đại diện Cơ quan Phát triển Pháp mong muốn sẽ cùng với các tỉnh, thành Việt Nam thực hiện các dự án đã, đang và sẽ triển khai một cách hiệu quả.

Ông Fabrice Richy khẳng định Cơ quan Phát triển Pháp luôn đồng hành với tất cả chính sách, chiến lược của Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết cùng cộng đồng quốc tế triển khai các giải pháp nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính, ông Fabrice Richy cho biết những năm qua, Liên minh châu Âu và Cơ quan Phát triển Pháp đã triển khai các hoạt động hỗ trợ cho một số tỉnh, thành phố của Việt Nam thông qua việc tài trợ và chuẩn bị tài trợ cho các dự án tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi trước biến đổi khí hậu của các đô thị tại Việt Nam.

Thông qua Quỹ Biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của đô thị, trong 5 năm (2016-2021), Vương quốc Anh tài trợ 135 triệu USD để hỗ trợ các thành phố đang phát triển nhanh ở châu Á, trong đó có Việt Nam nhằm giảm thiểu rủi ro mà người nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương phải đối mặt do tác động của biến đổi khí hậu.

Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward cho biết: “Hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu lần thứ 26 mang đến cơ hội quan trọng để nâng cao tầm nhìn toàn cầu về tăng cường khả năng chống chịu của đô thị. Từ nay đến Hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu lần thứ 26, cùng với các đối tác phát triển khác, chúng tôi mong muốn được hợp tác hơn nữa với Chính phủ Việt Nam trong chương trình nghị sự quan trọng này.”

Thực hiện các giải pháp ứng phó

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 438/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030.” Đề án với mục tiêu chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong cải tạo nâng cấp và phát triển đô thị, góp phần kiểm soát và giảm mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất…

xay-dung-cho-cac-do-thi-kha-nang-chong-chiu-voi-bien-doi-khi-hau
Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Đề án thực hiện trên hệ thống đô thị phạm vi toàn quốc (63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), tập trung vào hệ thống đô thị ven biển, đồng bằng có nguy cơ ngập lụt và hệ thống các đô thị có nguy cơ cao chịu tác động của lũ quét, sạt lở đất tại các vùng miền núi phía Bắc, duyên hải ven biển miền Trung, Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

Cụ thể, giai đoạn 1 (từ 2021-2025), thực hiện tại 5 đô thị gồm TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng và các đô thị thuộc 7 tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ, duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long và 7 tỉnh vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Giai đoạn 2 (từ 2026-2030), thực hiện tại các đô thị ven biển, đồng bằng có nguy cơ ngập lụt; có nguy cơ cao chịu tác động của lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh thuộc vùng miền núi phía Bắc, duyên hải ven biển miền Trung, Đông Nam bộ, Tây Nguyên và các tỉnh có đô thị xuất hiện các tác động mới của biến đổi khí hậu. Giai đoạn sau năm 2030, mở rộng phạm vi áp dụng trên toàn quốc.

Đề án đề xuất tập trung thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm, điều tra, đánh giá mức độ tác động của biến đổi khí hậu đến phát triển hệ thống đô thị hiện có và đô thị dự kiến hình thành mới trong giai đoạn 2021-2030; khoanh vùng khu vực có nguy cơ chịu tác động cao của biến đổi khí hậu; tính toán khả năng và mức độ tự thích nghi, đề xuất giải pháp ứng phó; hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ cảnh báo rủi ro biến đổi khí hậu tại đô thị (gọi tắt là Atlas Đô thị và Khí hậu).

Đề án đề xuất tích hợp nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào quy hoạch và chương trình, kế hoạch phát triển đô thị; cảnh báo các rủi ro tại các khu vực phát triển đô thị có khả năng chịu tác động từ biến đổi khí hậu.

Các cơ quan chức năng rà soát, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định liên quan đến phân loại đô thị, quy hoạch, quản lý đầu tư phát triển đô thị, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật trong bối cảnh gia tăng nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu.

Các đô thị, hình thành hệ thống kiểm soát, hạn chế lũ, lụt, ngập úng, hình thành hồ chứa điều tiết ngập lụt, khai thông, nạo vét, cải tạo, gia cố, nắn dòng cho các đường thoát nước đô thị, xây dựng đê, kè, tường chắn lũ, phân dòng lũ, công trình chứa nước ngầm hiện đại quy mô lớn; khoanh vùng bảo vệ và có giải pháp tái định cư và di dời dân trong vùng cảnh báo rủi ro; phát triển nhà ở vượt lũ, nhà ở có khả năng chống chịu cao với gió bão.

Cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên môn các cấp cần nâng cao năng lực về quản lý, phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu; thông tin truyền thông về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới người dân, tăng cường phối hợp cộng đồng và các bên liên quan trong triển khai thực hiện.

Nhiều chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học-công nghệ, thực hiện các dự án thí điểm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, thông minh, kiến trúc xanh, sinh thái ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng công trình tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải; phát triển vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tái sử dụng, tái chế.

Nguyễn Hồng Điệp

Theo Vietnam+/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/xay-dung-cho-cac-do-thi-kha-nang-chong-chiu-voi-bien-doi-khi-hau/707161.vnp

The post Xây dựng cho các đô thị khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Suy thoái môi trường khiến loài người đối diện “tương lai kinh khủng của đại tuyệt chủng” https://24hsongxanh.vn/suy-thoai-moi-truong-khien-loai-nguoi-doi-dien-tuong-lai-kinh-khung-cua-dai-tuyet-chung/ Sat, 16 Jan 2021 02:02:15 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54037 suy-thoai-moi-truong

Một báo cáo khoa học khách quan mới xuất bản cho rằng thế giới hiện đang không hiểu hết được mức độ trầm trọng của những mối đe dọa do tình trạng mất mát về đa dạng sinh học và cuộc khủng khoảng khí hậu gây ra. Một nhóm các nhà khoa học quốc thế […]

The post Suy thoái môi trường khiến loài người đối diện “tương lai kinh khủng của đại tuyệt chủng” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
suy-thoai-moi-truong

Một báo cáo khoa học khách quan mới xuất bản cho rằng thế giới hiện đang không hiểu hết được mức độ trầm trọng của những mối đe dọa do tình trạng mất mát về đa dạng sinh học và cuộc khủng khoảng khí hậu gây ra.

Một nhóm các nhà khoa học quốc thế uy tín cho rằng hành tinh của chúng ta hiện đang phải đối mặt với một “tương lai khủng khiếp của cuộc đại tuyệt chủng, sức khỏe suy kiệt và những biến động đột ngột do sự đổ vỡ của nền khí hậu toàn cầu gây ra”. Sự tồn vong của loài người đang bị đe dọa do chính sự thiếu hiểu biết và không hành động của chính chúng ta khi chưa hiểu được đầy đủ mức độ cấp bách của cuộc khủng hoảng đối với đa dạng sinh học và khí hậu toàn cầu.

Nhóm 17 chuyên gia này, trong đó có Giáo sư Paul Ehrlich từ Đại học Stanford – tác giả cuốn Quả bom dân số (The Population Bomb), và các nhà khoa học từ Mexico, Australia và Mỹ, nói rằng hành tinh chúng ta đang trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với hầu hết mọi người, thậm chí cả các nhà khoa học, hình dung.

suy-thoai-moi-truong
Khói và lửa bốc lên từ một đám cháy do các hoạt động bất hợp pháp trong khu bảo tồn rừng nhiệt đới Amazon, phía nam Novo Progresso ở bang Para, Brazil. Ảnh: Carl de Souza/AFP/Getty

Trong báo cáo được tham khảo với hơn 150 nghiên cứu chi tiết các thách thức lớn về môi trường trên toàn thế giới đăng trên trang  Frontiers in Conservation Science này, các nhà khoa học viết “Quy mô của các mối đe dọa đối với sinh quyển và tất cả các dạng sống của nó – bao gồm con người – thực tế to lớn đến mức ngay cả những chuyên gia am hiểu nhất cũng khó mà nắm bắt được”.

Khoảng lùi giữa việc phá hủy thế giới tự nhiên và những tác động này khiến cho con người không nhận ra vấn đề đang nghiêm trọng đến thế nào, báo cáo này tranh luận. “Phần đông chúng ta đang gặp khó khăn trong việc nắm bắt mức độ của sự mất mát này, bất chấp sự xói mòn dần của cấu trúc văn minh nhân loại”

Báo cáo này cũng cảnh báo những cuộc di cư ồ ạt do khí hậu biến đổi, nhiều trận đại dịch, nhiều cuộc xung đột về tài nguyên sẽ không thể tránh khỏi trừ khi chúng ta có những hành động khẩn cấp.

“Báo cáo của chúng tôi không phải là một lời kêu gọi đầu hàng – mà nhằm cung cấp cho các nhà lãnh đạo một “trận mưa rào lạnh” thực tế nhất về tình trạng của hành tinh chúng ta – một điều cần thiết để lập kế hoạch tránh một tương lai đáng sợ” – báo cáo viết thêm.

Đối phó với mức độ khủng khiếp của vấn đề đòi hỏi những thay đổi sâu rộng đối với chủ nghĩa tư bản toàn cầu, giáo dục và bình đẳng. Các nhà nghiên cứu tiếp tục lập luận rằng điều này bao gồm xóa bỏ hẳn ý tưởng tăng trưởng kinh tế vĩnh viễn, định giá hợp lý các tác động về môi trường của nền sản xuất và tiêu thụ, ngừng hoàn toàn việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, kiềm chế hoạt động vận động hành lang của các doanh nghiệp và trao quyền cho phụ nữ…

Báo cáo này ra đời nhiều tháng sau khi thế giới không đạt được mục tiêu Aichi về da dạng sinh học duy nhất của Liên Hiệp Quốc, được đặt ra nhằm ngăn chặn sự tàn phá thế giới tự nhiên, lần thứ hai liên tiếp các chính phủ không đạt được các mục tiêu về đa dạng sinh học trong 10 năm. Tuần này, một liên minh gồm hơn 50 quốc gia đã cam kết bảo vệ gần 1/3 địa cầu vào năm 2030.

suy-thoai-moi-truong
Một rạn san hô bị tảo thống trị ở Seychelles … cuộc khủng hoảng khí hậu đang thay đổi thành phần của các hệ sinh thái. Ảnh: Nick Graham/Đại học Lancaster/PA

Theo một báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc, ước tính có khoảng 1 triệu loài đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, nhiều loài trong số đó trong vòng vài thập kỷ.

“Sự suy thoái về môi trường chắc chắn đe dọa nền văn minh nhân loại hơn chủ nghĩa Trump hay COVID-19” Giáo sư Ehrlich nói với The Guardian.

Trong cuốn Quả bom dân số, xuất bản năm 1968, Giáo sư Ehrlich đã cảnh báo về một cuộc bùng nổ dân số sắp sảy ra và hàng trăm triệu người chết đói. Mặc dù thừa nhận có một số mốc thời gian đã dự đoán sai, song ông vẫn luôn khẳng định thông điệp cơ bản của cuốn sách rằng, sự gia tăng dân số và mức độ tiêu dùng cao của các quốc gia giàu có đang dẫn đến sự hủy diệt.

Ông nói tiếp với The Guardian: “Cuồng tăng trưởng là căn bệnh chết người của nền văn minh. Nó phải được thay thế bằng các chiến dịch thực hiện các mục tiêu công bằng và hạnh phúc cho toàn xã hội, chứ không phải mục tiêu tiêu thụ nhiều thứ rác rưởi hơn”.

Bài báo cũng cảnh báo các quần thể dân cư lớn và sự phát triển liên tục đã dẫn đến sự suy thoái đất đai và mất đa dạng sinh học. “Nhiều người hơn đồng nghĩa với việc càng nhiều chất tổng hợp và rác thải nhựa nguy hại được sản xuất, mà nhiều trong số đó làm gia tăng độc tố cho trái đất. Điều đó cũng làm tăng khả năng xảy ra các đại dịch khiến những cuộc săn lùng ngày càng tuyệt vọng hơn các nguồn tài nguyên khan hiếm xảy ra.”

Tác động của tình trạng khẩn cấp về khí hậu rõ ràng hơn tình trạng mất mát về đa dạng sinh học, song xã hội vẫn đang thất bại trong các mục tiêu cắt giảm lượng khí thải, bài báo lập luận. Nếu con người hiểu được mức độ của các cuộc khủng hoảng, thì những thay đổi về chính trị và chính sách có thể đã phù hợp với mức độ nghiêm trọng của mối đe dọa này.

“Điều mà chúng tôi muốn nói chính ở đây là một khi bạn nhận ra quy mô và tình trạng khẩn cấp của vấn đề, rõ ràng là chúng ta cần nhiều hơn những hành động có tính cá nhân như sử dụng ít đồ nhựa hơn, ăn ít thịt hơn hay bay ít hơn. Quan điểm của chúng tôi là chúng ta cần những thay đổi có tính hệ thống lớn và được thực hiện nhanh chóng,” Giáo sư Daniel Blumstein từ Trường Đại học California Los Angeles, người tham gia viết báo cáo này, nói.

Bài báo trích dẫn một số báo cáo quan trọng được xuất bản trong những năm qua, bao gồm:

– Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2020, trong đó nêu đích danh sự mất mát đa dạng sinh học là một trong những mối đe dọa hàng đầu đối với nền kinh tế toàn cầu.

–  Báo cáo Đánh giá Toàn cầu IPBES năm 2019, của tổ chức IPBES (The Intergovernmental Science – Policy Platform on Biodiversity and Ecosystem Services – Diễn đàn Khoa học – Chính sách liên chính phủ về đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái), trong đó nói rằng 70% diện tích toàn bộ trái đất đã bị con người thay đổi.

– Báo cáo Hành tinh sống WWF năm 2020, của tổ chức WWF (The World Wide Fund for Nature – Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên), trong đó cho biết kích thước quần thể trung bình của các loài có xương sống đã suy giảm 68% trong 5 thập kỷ qua.

– Một báo cáo của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu năm 2018, nói rằng nhân loại đã bước qua ngưỡng nóng lên 1 độ C so với mức thời tiền công nghiệp và sẽ hướng đến mức tăng 1.5 độ C trong khoảng từ năm 2030 đến năm 2052.

suy-thoai-moi-truong
Úc đã chứng kiến một mùa cháy rừng tàn khốc vào năm 2020. Ảnh: Tracey Nearmy/Reuters

Báo cáo ra đời sau nhiều năm liên tiếp có những cảnh báo rõ ràng về tình trạng của trái đất từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, bao gồm tuyên bố của 11.000 nhà khoa học  vào năm 2019 rằng con người sẽ phải đối mặt với “nỗi đau khổ chưa bao giờ được kể do khủng khoảng khí hậu” trừ khi những thay đổi lớn lao được thực hiện.

Vào năm 2016, hơn 150 nhà khoa học về khí hậu Australia đã viết một bức thư ngỏ đến thủ tướng khi đó, ông Malcolm Turnbull, đòi hỏi có hành động khẩn cấp nhằm cắt giảm khí thải. Cùng năm đó, 375 nhà khoa học – trong đó có 30 nhà khoa học đã đoạt giải Nobel – cũng đã viết một bức thư ngỏ gửi toàn thế giới về những nỗi thất vọng của họ trước tình trạng không hành động của giới chính trị về biến đổi khí hậu.

Giáo sư Tom Oliver, một nhà sinh thái học từ Đại học Reading, người không tham gia vào báo cáo này, cũng nói rằng đó là một bản tóm tắt đáng sợ nhưng đáng tin cậy về những mối đe dọa nghiêm trọng và xã hội chúng ta đang đối mặt dưới lớp kịch bản “hiện trạng vẫn bình thường”.

“Các nhà khoa học giờ đây cần đi xa hơn việc chỉ đơn giản ghi lại tình trạng suy thoái môi trường, mà cần phải tìm những cách hiệu quả nhất để thúc đẩy hành động”.

Giáo sư Rob Brooker, trưởng Khoa khoa học sinh thái tại Học viện James Hutton, người không tham gia vào nghiên cứu này, cho biết bản báo cáo này rõ ràng nhấn mạnh vào bản chất cấp bách của những thách thức “Chắc chắn, chúng ta không nên hoài nghi chút nào về quy mô khủng khiếp của những thách thức mà chúng ta đang đối mặt và những thay đổi mà chúng ta sẽ cần phải tạo ra để đối phó với chúng”.

Ngọc Hân

Theo nguoidothi.net.vn/ The Guardian

 

Link nguồn: https://nguoidothi.net.vn/suy-thoai-moi-truong-khien-loai-nguoi-doi-dien-tuong-lai-kinh-khung-cua-dai-tuyet-chung-27160.html

The post Suy thoái môi trường khiến loài người đối diện “tương lai kinh khủng của đại tuyệt chủng” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
“Cơn lốc” ly hương ở miền Tây: Làng toàn người già và trẻ nhỏ https://24hsongxanh.vn/con-loc-ly-huong-o-mien-tay-lang-toan-nguoi-gia-va-tre-nho/ Tue, 12 Jan 2021 02:22:20 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=53862 con-loc-ly-huong

“Cơn lốc di dân đỉnh điểm là vào năm 2016, bình quân hàng năm có hơn 300 người đến xã xin chứng nhận vào hồ sơ xin việc, con số này nếu cộng dồn với số người đi từ các năm trước thì có gần 2.000 rời quê mỗi năm” – Phó Chủ tịch UBND […]

The post “Cơn lốc” ly hương ở miền Tây: Làng toàn người già và trẻ nhỏ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
con-loc-ly-huong

“Cơn lốc di dân đỉnh điểm là vào năm 2016, bình quân hàng năm có hơn 300 người đến xã xin chứng nhận vào hồ sơ xin việc, con số này nếu cộng dồn với số người đi từ các năm trước thì có gần 2.000 rời quê mỗi năm” – Phó Chủ tịch UBND xã Lịch Hội Thượng (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) cho biết.

Theo báo cáo kinh tế thường niên, Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2020, giai đoạn 2009 – 2019, vùng ĐBSCL có gần 1,1 triệu người di cư về TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ. Con số này lớn hơn dân số của một số tỉnh trong vùng và tương đương với số tăng dân số tự nhiên cả vùng giai đoạn trên. Phóng viên báo NTNN/Dân Việt đã đến từng vùng quê để tìm hiểu thực trạng trên.

Kiếm cơm xa xứ

Ông Hên dẫn đứa cháu ngoại Lý Thị Trâm (7 tuổi) đến góc nhà cho nó lột tờ lịch của ngày cũ vào một chiều cuối tháng 12.2020. Cô cháu gái mới học lớp 1 đưa tay xé tờ lịch, miệng hỏi: “Vậy là còn vài bữa nữa má con về quê ăn tết hả ngoại, vui quá, con sắp được gặp má rồi”.

Ông Hên nhìn nó với ánh mắt yêu thương rồi khẽ gật đầu ngụ ý như trả lời thay cho câu hỏi của cháu, nhưng ông không giấu được nỗi buồn đang dần lộ ra trên khuôn mặt đen sạm của mình.

“Con nít mà, đứa nào không muốn được ở bên má, rồi có đứa nào không muốn được má sắm sửa quần áo mới khi tết đến xuân về…”- ông nói như để an ủi cô cháu gái tội nghiệp, vì hoàn cảnh nghèo khó mà nó phải chịu xa má.

con-loc-ly-huong
Ấp Nam Chánh có gần 400 hộ dân, nhưng hiện tại phần lớn chỉ còn phụ nữ, trẻ em và người già ở lại quê. Ảnh: P.V

Ông Hên, tên đầy đủ là Lý Hên, năm nay đã 66 tuổi – là một nông dân chính gốc ở ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng. Hơn 40 năm trước, ông kết duyên với bà Thạch Thị Tuốt, rồi đẻ liên tiếp 6 người con. Sáu đứa con của ông cũng lần lượt khôn lớn, mà cái sinh kế duy nhất để ông nuôi chúng thời ấy là hơn 5.000m2 đất của ông bà khai phá khi đến xứ này lập nghiệp để lại. Cuộc sống tuy không mấy dư giả, nhưng chí ít, vợ chồng ông không phải bỏ lại con cái đi kiếm miếng cơm nơi xứ người như các con của ông hiện tại.

Bà Tuốt tiếp lời chồng khi ông bỏ lửng câu nói trong tiếng thở dài. Bà nói, hai vợ chồng già rồi mà ngày ngày còn phải thay nhau làm lụng kiếm tiền nuôi cháu, rồi thay nhau chăm sóc chúng, đôi khi cũng mệt lắm, nhưng làm sao bỏ con cháu mình cho đặng.

“Vì cuộc sống nên chúng nó mới dãn lòng gửi lại con cái cho nội ngoại hai bên nuôi dưỡng, chứ có cha mẹ nào muốn bỏ lại đứa con do mình đứt ruột đẻ ra mà đi đâu”- bà Tuốt nói.

Tám năm trước, con trai út của ông Hên là anh Lý Hùng rời quê khi mới 18 tuổi đến Đồng Nai làm ăn, lúc ấy người chị lớn của anh Hùng tên Lý Thị Hà mới mang bầu bé Trâm – đây như là mốc thời gian đánh dấu cho sự chia ly giữa ông Hên và các con của mình ở nhiều năm sau này. Ba năm sau, đầu năm 2015, khi dành dụm được một ít tiền anh trở lại quê hương cưới vợ, sinh con với ý định bám trụ lại quê sinh sống. Nhưng chỉ một năm sau đó, cơn hạn mặn lịch sử năm 2016 càn quét qua các tỉnh vùng ĐBSCL. Đứng nhìn mấy công đất nuôi tôm của gia đình khô nứt nẻ, anh Hùng lắc đầu ngao ngán rồi thưa chuyện với ông Hên, xin cho mình được rời quê thêm lần nữa đi tìm miếng ăn.

Ông Hên nhớ lại lúc nghe con nói bỏ làng đi, ông rơi nước mắt. Lần ly hương thứ hai không chỉ có anh Hùng, mà tất cả 6 người con của ông Hên đều đi.

Chỉ còn người già, trẻ nhỏ

Câu chuyện ly hương ở ấp Nam Chánh nói riêng, xã Lịch Hội Thượng nói chung theo lời ông Tạ Văn Long – Phó Chủ tịch UBND xã thì không phải là hiếm. Ông Long lật cuốn sổ tay ghi lại một cách cẩn thận nhân khẩu của xã. Ông bảo, xã chỉ có 3 ấp, trên 1.900 hộ, với hơn 7.000 nhân khẩu, nhưng số người trong độ tuổi lao động chiếm xấp xỉ gần 6.000 người, số còn lại là người già và trẻ em.

“Cơn lốc di dân ở địa phương đã bắt đầu từ năm 2010, nhưng đỉnh điểm là vào năm 2016, bình quân hàng năm có hơn 300 người đến xã xin chứng nhận vào hồ sơ xin việc, con số này nếu cộng dồn với số người đi từ các năm trước thì có gần 2.000 rời quê mỗi năm”- ông Long cho biết.

Xã Lịch Hội Thượng chỉ có hơn 2.800ha đất sản xuất tự nhiên, chủ yếu là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản. Hơn 10 năm trước, vùng này còn sản xuất nông nghiệp thô sơ nên cần một lượng lớn lao động chân tay; tuy nhiên sau năm 2010, khi địa phương bắt đầu cơ giới hóa nông nghiệp, người lao động trở nên thừa thãi. Trong khi cả xã chỉ có 26 cơ sở kinh doanh, và 7 công ty nuôi trồng thủy sản, nhưng cũng không đảm bảo được việc làm ổn định cho hơn 100 lao động; và để có cái ăn, buộc lòng họ phải rời quê.

Phó Chủ tịch xã Lịch Hội Thượng – Tạ Văn Long trải lòng rằng, cái lo lớn nhất khiến chính quyền xã đau đầu là tình trạng di dân tự do về lâu dài sẽ tạo thêm gánh nặng cho địa phương, khi mà ngày càng có nhiều người bị tai nạn trong lúc làm việc, họ mất khả năng lao động trở về quê với nhiều thương tật trên người, và họ sống chủ yếu nhờ vào nguồn tiền trợ cấp của địa phương.

Đáng quan ngại nhất là số trẻ được cha mẹ gửi lại cho ông bà ở quê bỏ học ngày càng nhiều. Quân bình có trên dưới 40 trẻ trong xã ở hai cấp tiểu học và trung học bỏ học giữa chừng qua các năm. Đó là chưa tính đến số trẻ chưa đến độ tuổi lao động cũng theo cha mẹ rời quê làm việc trong các công ty gỗ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, hay làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của chúng trong tương lai.

Báo cáo kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2020 nhận định, tình trạng dân ở ĐBSCL di cư về TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đáng báo động và là câu chuyện nhức nhối. Từ đó, làn sóng hồi hương của người dân đang lao động ở Đông Nam Bộ có thể trở thành gánh nặng của vùng trong thời gian tới.

Hoàng Hạnh

Theo danviet.vn

 

Link nguồn: https://danviet.vn/con-loc-ly-huong-o-mien-tay-bai-1-lang-toan-nguoi-gia-va-tre-nho-20210111114351939.htm

The post “Cơn lốc” ly hương ở miền Tây: Làng toàn người già và trẻ nhỏ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đồng bằng gần 20 triệu dân – Nguy cơ chìm vì bị ‘đe dọa’ nghiêm trọng https://24hsongxanh.vn/dong-bang-gan-20-trieu-dan-nguy-co-chim-vi-bi-de-doa-nghiem-trong/ Fri, 01 Jan 2021 14:56:31 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=53440 dong-bang-gan-20-trieu-dan

Nhiều nghiên cứu đã cảnh báo vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ cao 1-2m so với mực nước biển, đến năm 2100 nguy cơ vựa lúa số 1 của Việt Nam sẽ bị chìm nghỉm. Trong vòng 10 năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã liên tiếp phải hứng chịu hai […]

The post Đồng bằng gần 20 triệu dân – Nguy cơ chìm vì bị ‘đe dọa’ nghiêm trọng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
dong-bang-gan-20-trieu-dan

Nhiều nghiên cứu đã cảnh báo vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện chỉ cao 1-2m so với mực nước biển, đến năm 2100 nguy cơ vựa lúa số 1 của Việt Nam sẽ bị chìm nghỉm.

Trong vòng 10 năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã liên tiếp phải hứng chịu hai đợt hạn hán, xâm nhập mặn phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó, gây ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất và thiếu nước sinh hoạt trầm trọng; hơn 1,3 triệu người dân trong vùng đã rời quê hương, như là một trong những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, để có một cuộc sống ổn định hơn… đó là những con số đáng báo động đã xảy ra ở vùng đồng bằng của gần 20 triệu dân.

dong-bang-gan-20-trieu-dan
Cánh đồng lúa khô nứt nẻ do hạn hán tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ảnh: Thông Hải/Báo ảnh Việt Nam

Đáng nói là, thực tế đáng buồn trên được dự báo sẽ còn xảy ra, khi nhiều nghiên cứu công bố trong thời gian gần đây đã cảnh báo vùng đồng bằng này hiện chỉ cao 1-2m so với mực nước biển và nếu tiếp tục để khai thác cát và nước ngầm tự do như hiện nay thì đến năm 2100, nguy cơ vựa lúa số 1 của Việt Nam sẽ bị chìm.

Một trong 3 đồng bằng bị đe dọa nặng nhất thế giới

Trao đổi với phóng viên VietnamPlus, ông Tăng Thế Cường – Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và môi trường), cho rằng ĐBSCL được đánh giá là một trong ba đồng bằng châu thổ lớn của thế giới bị đe dọa nghiêm trọng nhất bởi biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp và khó dự báo.

Trong đó, tài nguyên nước của vùng bị tác động mạnh nhất và trực tiếp nhất trước diễn biến của biến đổi khí hậu và từ việc khai thác sử dụng nước phía thượng nguồn. Hệ quả của nó là dòng chảy trên sông Mekong suy giảm nghiêm trọng, đạt mức thấp kỷ lục dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt… kéo theo các vấn đề về dân sinh, kinh tế và môi trường đã xảy ra những năm gần đây.

dong-bang-gan-20-trieu-dan
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, xâm nhập mặn đang ở mức độ gay gắt và sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian còn lại của mùa khô. Xâm nhập mặn làm thiệt hại khoảng gần 39.000ha diện tích sản xuất lúa. Ảnh: Thông Hải/Báo ảnh Việt Nam

Các nghiên cứu, đánh giá của Việt Nam và quốc tế cũng cho thấy các thay đổi của hạn hán, xâm nhập mặn tại ĐBSCL bị tác động bởi các lý do như: xâm nhập mặn vào sâu nội địa xảy ra sớm, ranh mặn đã sâu hơn trung bình từ 5-15km; kỷ lục năm 2019-2020, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 10-25km và kéo dài, được đánh giá là nghiêm trọng. Độ mặn cũng cao hơn. Theo số liệu đo tại các trạm mùa khô 2019-2020, độ mặn cao hơn từ 1-7g/l so với trung bình nhiều năm.

Bên cạnh đó, chế độ dòng chảy trên dòng chính sông Mekong chịu ảnh hưởng lớn của việc vận hành tích nước từ các hồ chứa thượng nguồn và khai thác sử dụng nước của các quốc gia ven sông, đã ảnh hưởng và làm trầm trọng hóa tình trạng hạn hán, thiếu nước ở hạ du.

Theo ước tính sơ bộ, tổng lượng nước sử dụng gia tăng thêm trong mùa khô 2019-2020 ở các quốc gia thượng nguồn hạ lưu vực sông Mekong tăng khoảng 3,6 tỷ m3 so với trung bình nhiều năm (tăng khoảng 25%).

Theo thống kê từ các địa phương, mức độ thiếu nước sinh hoạt lúc cao nhất (từ 6-24/3/2020) tổng cộng có khoảng 96.000 hộ gia đình với khoảng 430.000 người dân.

Trong khi đó, các cửa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long bị bào xói sâu hơn do những năm gần đây lũ thấp, lượng phù sa ít, tạo điều kiện thuận lợi cho mặn lên cao; đặc điểm địa hình vùng đồng bằng này bằng phẳng và thấp ngang mực nước mặt biển, không có nhiều hồ chứa, hồ điều hoà, nên khả năng giữ nước kém và phụ thuộc rất lớn từ nguồn nước được cung cấp từ thượng nguồn sông Mekong.

Ngoài ra, tình trạng hạn hán, thiếu nước kéo dài làm mực nước trên các kênh trục xuống thấp, nhiều tuyến kênh rạch khô cạn, cũng đã dẫn đến tình trạng sạt lở bờ kênh, đường giao thông và nhà dân sống ven kênh ngày càng trầm trọng hơn.

Có chung đánh giá, giáo sư tiến sỹ Trần Thục, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, cũng cho rằng ĐBSCL đang đứng trước những nguy cơ, thách thức lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu với việc phát triển ở phía thượng lưu.

Về biến đổi khí hậu và thiên tai, theo giáo sư tiến sỹ Trần Thục, ĐBSCL có đặc điểm địa chất, thổ nhưỡng ven bờ có lớp sét, cát pha xen kẽ; những lớp hạt cát do không có lực dính liên kết cùng với các hoạt động sử dụng đất làm tăng tải trọng lên bờ, sẽ tạo ra hình dạng như hàm ếch… Điển hình như hiện tượng sạt lở phức tạp đã xảy ra tại khu vực An Giang trong năm 2016…

Số liệu thống kê của các địa phương cũng cho thấy từ năm 2005 đến nay bờ biển vùng ĐBSCL bị xói lở với tốc độ khoảng 300 ha/năm, xảy ra chủ yếu dọc bờ biển Kiên Giang và Cà Mau. Tốc độ sạt lở trung bình 26-30m/năm trong đó đoạn bị xói lở cao nhất 50-67m/năm ở khu vực cửa sông Bồ Đề. Biến đổi khí hậu có thể làm gia tăng nguy cơ xói lở bờ biển tại khu vực Mũi Cà Mau.

Đáng chú ý là việc thiếu nước ngọt vào mùa khô dẫn đến tăng sử dụng nước ngầm lấy từ các tầng chứa nước sâu. Việc sử dụng nước ngầm hiện nay cho sinh hoạt và cho các hoạt động sản xuất tại ĐBSCL đang làm cạn kiệt các tầng nước ngầm đặc biệt tại bán đảo Cà Mau và khu vực TP.HCM.

Nguy cơ chìm vì ‘đói’ phù sa, lún nặng

Theo kết quả ban đầu của nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam với Viện Địa kỹ thuật Na Uy cho tỉnh Cà Mau, tốc độ sụt lún địa chất do khai thác nước ngầm ở Cà Mau là 1,9-2,8 cm/năm, tốc độ lún lớn nhất có thể lên tới 3,3 cm/năm.

Bên cạnh đó, việc thay đổi chế độ dòng chảy đến đồng bằng, đặc biệt là suy giảm dòng chảy mùa cạn; suy giảm lượng phù sa đến đồng bằng; gia tăng các điều kiện khí hậu cực đoan và thiên tai; nước biển dâng do biến đổi khí hậu; sụt lún đất do khai thác nước ngầm quá mức và do thiếu phù sa bù đắp; gia tăng xâm nhập mặn cũng là những tác động lớn đối với ĐBSCL. Trong đó, sụt lún đồng bằng do thiếu phù sa bù đắp là nguy cơ lâu dài và nghiêm trọng nhất…

Đáng chú ý, theo nghiên cứu của một số tổ chức quốc tế, trong vòng 25 năm qua, ĐBSCL từ vùng đất ổn định đã rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm tích, “đói” phù sa, gia tăng biên độ thủy triều, xâm nhập mặn, gây khan hiếm nguồn nước ngọt, sụt lún và xói lở đất nghiêm trọng. Tiến sỹ Philip Minderhoud (Đại học Utrecht – Hà Lan), cho rằng nếu khai thác cát, nước ngầm “tự do” vẫn diễn ra như hiện nay thì đến năm 2100, nguy cơ vựa lúa số 1 của Việt Nam sẽ bị chìm.

dong-bang-gan-20-trieu-dan
Xâm thực biển, sạt lở sông đe dọa nghiêm trọng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Các chứng cứ khoa học do Đại sứ quán Hà Lan cung cấp cho báo chí trong thời gian qua cũng chứng minh rằng so với mực nước biển dâng 3-5mm/năm do biến đổi khí hậu, nhiều khu vực ven biển tốc độ sụt lún sẽ lên 20-30 mm/năm do khai thác nước ngầm, tải trọng hạ tầng đô thị và sự thoát nước của tầng ngập nước.

Những năm gần đây, sự gia tăng tốc độ sụt lún đất ở ĐBSCL đã làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn, lũ lụt và sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng. Minh chứng là trong 10 năm qua, biên độ thủy triểu ở đồng bằng sông Cửu Long đã tăng tới 40% do các lòng sông sâu hơn trung bình 2-3m vì thiếu hụt trầm tích.

Nguyên nhân gây thiếu hụt trầm tích ở ĐBSCL, được tiến sỹ Minderhoud đưa ra trước tiên là do hoạt động xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong, cùng với hoạt động khai thác cát quy mô lớn ở hạ lưu đã làm tăng độ sâu của lòng sông do “đói” phù sa cũng như gây xói mòn hai bên bờ sông.

Bên cạnh đó, việc khai thác nước quá mức và xây dựng các công trình tại các vị trí xung yếu đã gây ra hiện tượng sụt lún. Hai nguyên nhân này cũng góp phần làm gia tăng triều cường. Chưa kể, sự thay đổi của thủy triều và độ sâu của các con sông cũng làm tăng thêm mức độ xâm nhập mặn ĐBSCL.

“Nghiên cứu cho thấy trước những năm 1990, ĐBSCL dường như không có sự sụt lún, nhưng những năm gần đây tốc độ sụt lún đã tăng lên rõ rệt. Khi đứng bên bờ biển, chúng ta cứ ngỡ như nước biển đang dâng lên, nhưng thực ra là do nền đất của chúng ta đang thấp xuống,” tiến sỹ Minderhoud nói.

Vị chuyên gia đến từ Đại học Utrecht – Hà Lan cũng lưu ý rằng trong vòng 10 năm qua, nguồn nước tại các dòng sông đã bị suy giảm đáng kể, lòng sông ở ĐBSCL thấp xuống đã khiến thủy triều thay đổi nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân được nhận định là do biến đổi khí hậu, băng tan. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm gần đây, từ năm 2008 đến năm 2018, việc thủy triều tăng lên rõ rệt hơn, chắc chắn không thể đổ cho biến đối khí hậu, mà do các tác động của con người.

Phân tích sâu hơn, chuyên gia Hà Lan cho biết nếu hoạt động khai thác nước ngầm ở ĐBSCL vẫn duy trì mức tăng 2% qua từng năm (ví dụ năm 2018 là 100m3, năm 2019 là 102m3), thì đến năm 2100, ĐBSCL sẽ bị chìm gần hết. “Con số 2% trên chỉ là nhận định khiêm tốn thôi, thực chất mỗi năm nguồn nước ngầm khai thác ở ĐBSCL đã tăng lên 2,5%. Nếu cứ hút như hiện nay, tương lai chính người dân vùng đồng bằng này sẽ phải trả giá đắt cho chi phí xử lý nguồn nước,” tiến sỹ Minderhoud nhấn mạnh.

Hùng Võ

Theo Vietnam+

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dong-bang-gan-20-trieu-dan-nguy-co-chim-vi-bi-de-doa-nghiem-trong/687124.vnp

The post Đồng bằng gần 20 triệu dân – Nguy cơ chìm vì bị ‘đe dọa’ nghiêm trọng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những phận người đặc biệt dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ https://24hsongxanh.vn/nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio/ Wed, 30 Dec 2020 07:03:29 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=53355 nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio

Hơn mười triệu dân TP.HCM được che chắn bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Để bảo vệ “tấm khiên xanh” này, có những người phụ nữ đã gắn bó gần cả cuộc đời với khu rừng ngập mặn này… Chân trần trong rừng thẳm Cách trung tâm TP.HCM 40km về hướng Đông […]

The post Những phận người đặc biệt dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio

Hơn mười triệu dân TP.HCM được che chắn bởi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Để bảo vệ “tấm khiên xanh” này, có những người phụ nữ đã gắn bó gần cả cuộc đời với khu rừng ngập mặn này…

Chân trần trong rừng thẳm

Cách trung tâm TP.HCM 40km về hướng Đông Nam, trên bậc thang bắc lên gian nhà sàn nhỏ nằm trơ trọi bên rìa rừng ngập mặn Cần Giờ, Sang xỏ đôi ủng cao su vào. Đó là lần hiếm hoi Sang không đi chân trần.

“Ở nhà đi qua đi lại vài bước chân là hết đất. Mình chỉ mang dép khi về đất liền”,  Sang nói. “Nhà” trong lời cô cũng chính là chốt giữ rừng được xây trên vài mét đất đắp cao, sát mép sông chảy qua Cần Giờ. Sang là người giữ khu rừng ấy. Bùn phèn khô bám lên hai bàn chân cô. Ở đây khan hiếm nước ngọt, cũng hiếm khi có khách nên Sang chẳng mấy khi để ý. Nước mưa trữ trong thùng không đủ cho hai vợ chồng cô sinh hoạt. Họ tắm giặt bằng nước sông, sau đó tráng lại vài gáo nước ngọt.

nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio
Như bao lần khác, một mình Sang ngồi đợi… Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên

Sang ra ghe neo trước nhà chờ điện thoại. Chiếc điện thoại Nokia đời cũ treo tòn ten ở cửa ghe, phải treo đúng nơi ấy mới bắt được sóng. Như bao lần khác, một mình Sang ngồi đợi. Trước mặt là khoảng sông mênh mông nối đôi bờ với những vạt đước, mắm, bần. Buổi sáng tháng Mười khuất gió, rừng nước lặng thinh. Vài chiếc ghe đánh cá thi thoảng chạy ngang qua rồi xa dần, mất hút sau những lùm cây. Nhiều ngày dài không có khách cập bến, cô chỉ nhìn thấy mặt chồng.

8 giờ sáng, vẫn chưa ai gọi đến, nghĩa là mọi việc vẫn như lịch hẹn. Tiếng vỏ lãi quen thuộc to dần, từ xa Sang nhìn thấy chiếc nón lá màu hồng của Lan rực rỡ giữa dòng nước bạc. Lan và Sang sẽ cùng đón thêm một đồng đội nữ. Lớn lên bên dòng sông, nhưng cả ba đều không biết bơi, họ cẩn thận mặc áo phao vào. Con nước đã ngập rễ cây, đây là thời điểm thích hợp để ba người phụ nữ, ba chủ hộ giữ rừng Cần Giờ bắt đầu phiên tuần tra. Một trong số đó chớm bước vào tuổi mãn kinh. Họ lái vỏ lãi chạy dọc bìa rừng, lách vào từng kênh rạch nhỏ, đi qua trưa, sang chiều. Neo ghe lại, đeo đèn pin lên đầu, bùn lún sắp qua đầu gối, những người phụ nữ lội vào rừng sâu.

“Đi tuần rừng một mình sợ nên ba bà rủ nhau đi cùng”, Sang giải thích, “Đàn ông khỏe đi nhanh. Bọn mình thì hôm nay không xong, về ngày mai đi tiếp. Thăm không sót mảng nào.”

nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio
Lan và Sang trong một chuyến đi tuần. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên

Khu rừng rộng hơn 30 ngàn hecta được ví như “lá phổi xanh” của thành phố, là tấm khiên che chắn cho hàng triệu người dân TP.HCM trước bão gió đến từ Biển Đông, là “quả thận” lọc nước thải từ đất liền đổ ra. Vai trò của Cần Giờ càng cần thiết hơn bao giờ hết khi TP.HCM đứng trước viễn cảnh đen tối rằng thành phố có thể sẽ chìm dưới mực nước biển trong vài ba thập niên tới, như một nghiên cứu của Climate Central năm 2019.

Trương Thị Lan (42 tuổi), Phùng Thị Sang (39 tuổi) là thế hệ giữ rừng thứ hai ở đây. Vì nhiều lý do, họ tiếp nối công việc của cha mẹ, gắn mình bên những tán đước, thân bần. Theo một báo cáo vào năm 2015 của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc, nam giới là lực lượng nòng cốt giữ rừng ở Việt Nam. Nhưng Lan và Sang không phải là hai gương mặt nữ giới hiếm hoi ở Cần Giờ. Lịch sử của khu rừng này được viết nên bởi rất nhiều người mẹ, người vợ, người con gái.

“Tình yêu có mùi gì?”

Tô lại màu son đỏ, tỉ mỉ dặm lớp phấn nền, Lan đội chiếc nón lá được lồng thêm vải hoa trước khi bắt đầu chuyến tuần tra rừng.

“Dù cả ngày chỉ nhìn thấy cây với cây, thì cũng phải đẹp. Mà ở đây, ngoài trang điểm ra, còn biết tìm thú vui nào khác cho mình”, cô nói, tay nắm chặt cần lái. Chiếc vỏ lãi tăng tốc dần trên mặt sông. Lan là tổ trưởng của một tổ tự quản giữ rừng Cần Giờ.

Năm Lan 19 tuổi, ba mẹ hỏi “có thằng hiền lắm, mày chịu không?”. “Ba mẹ đặt đâu thì con cái ngồi đấy”. Lan kể về cuộc hôn nhân với người đàn ông cô chỉ biết mặt vào ngày ăn hỏi. Một tháng sau đó, gia đình hai bên tổ chức lễ cưới.

nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio
Lan cũng như những thanh niên giữ rừng khác, theo cha mẹ vào rừng khi còn tấm bé… Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên

Nhưng Lan cho rằng cuộc mai mối sắp đặt này đã giúp cô thoát ế. Ở lâu trong rừng, hiếm khi gặp người lạ, không quen ăn nói, cô sợ lời lẽ mình nói ra cục mịch “như dùi đục”, khó ai yêu. Có vài người giữ rừng trạc tuổi cô đến giờ vẫn chưa lập gia đình. “Nhỏ tới lớn theo cha mẹ ở rừng, không bạn bè thì quen ai mà lấy”, cô lý giải.

Lan cũng như những thanh niên giữ rừng khác, theo cha mẹ vào rừng khi còn tấm bé. Cha mẹ cô là thế hệ đầu tiên tham gia giữ rừng Cần Giờ. Họ mang theo con cái, chấp nhận cuộc sống tách biệt thành phố bên ngoài. Rồi những đứa con trai lớn lên về đất liền tìm cuộc sống mới. Chỉ còn Lan ở lại với rừng.

Vợ chồng Lan nối nghiệp cha mẹ sau ngày cưới. Họ sống hoà thuận, có với nhau bốn đứa con. Những đứa lớn không chịu được cái buồn của rừng đã vào đất liền làm công nhân. “Làm sao níu chân được bọn trẻ khi ở đây phải chắt chiu từng giọt nước ngọt; ngày mưa gió không có nắng sạc pin, phía thành phố vẫn lấp lánh đèn, còn ở đây, đèn dầu thắp phập phồng”, cô biết nghề giữ rừng đến đời cô là hết.

Hồi tuổi đôi mươi, người giữ rừng ấy từng nhiều lần định bỏ nghề. Cô tự hỏi “sao cũng bằng tuổi, mà người ở đất liền được vui vẻ hơn mình. Họ có bạn bè rủ rê đi cà phê, có điện xem phim. Còn ở đây, cả ngày chỉ có mình với rừng”.

nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio
Sang, Lan đã dành cả thanh xuân để bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên

Lan chèo ghe vô đất liền, xỏ dép lên bờ. Cô dạo chợ, đi trên đường đổ bê tông có tiếng còi xe, nằm trong nhà ba mẹ nghe văng vẳng tiếng người cười nói, bài cải lương ai đó đang ca. Được nửa ngày, Lan lại xuống ghe quay về. “Quen ở rừng rồi. Đi xa một chút là không chịu được”, Lan giải thích. Cô muốn ở đây cho đến ngày già, về hưu, trả lại rừng cho thành phố.

“Hệt như lấy chồng vậy. Sống với rừng lâu nên nặng tình cảm với nó. Giờ nó bị gì thì xót lắm”, cô giải thích. “Cả đời cha mẹ rồi đến lượt mình, chôn vùi tuổi xuân coi sóc, bảo vệ nó. Cuộc đời mình đã ở đó”.

Bây giờ Lan không thấy buồn, “vì ở đây buồn quen rồi”. Nhưng đôi khi người phụ nữ hơn 40 tuổi ấy, giữa cánh rừng mênh mang tự hỏi  “tình yêu có mùi gì?”, “người ta sẽ tâm sự như thế nào khi yêu nhau?”.

Nỗi buồn hai thế hệ

Mùa mưa năm 1978, trên vùng bùn lầy trống hoác “nhìn mút tầm mắt mới thấy bụi cây mắm” của Cần Giờ, bà Nguyễn Thị Dởn  (68 tuổi), mẹ Sang cắm những trái giống đầu tiên được ghe chở từ Cà Mau về.

Như nhiều cánh rừng khác ở Việt Nam, gần 40.000 ha rừng nơi đây bị xóa sổ bởi hàng triệu lít chất khai quang mà Quân đội Hoa Kỳ đã rải xuống suốt những năm 1964-1970. Rừng chết. Độ mặn từ biển lấn sâu vào phía Nam thành phố, một số khu vực bị sạt lở, tài liệu của Hội Khoa học Kỹ thuật lâm nghiệp TP.HCM ghi chép lại. Ba năm sau ngày tiếp quản Sài Gòn, mùa hè năm 1978, Chính quyền TP.HCM đứng đầu bấy giờ là ông Võ Văn Kiệt đã ra quyết định khẩn trương khôi phục hệ sinh thái ngập mặn Cần Giờ.

Một cuộc huy động lực lượng lao động trồng rừng diễn ra: người dân địa phương, thanh niên xung phong, học viên cải tạo. 500 người dân huyện Cần Giờ, phần đông là phụ nữ và trẻ em đăng ký tham gia trồng lại rừng. Cha mẹ Sang và Lan thuộc thế hệ tiên phong này.

nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio
Sang và chồng ở chốt canh bảo vệ rừng. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên

Trong tâm thức của các lãnh đạo thành phố lúc ấy, đó là một trong những việc cấp thiết cần làm ngay trong công cuộc phục hồi đất nước sau chiến tranh. Còn với nhiều phụ nữ Cần Giờ, đây còn là một cơ hội việc làm, giúp họ kiếm tiền nuôi con ở thời kỳ mà bà Dỡn mô tả “ai cũng nghèo khó, không đủ gạo ăn”.

Họ bắt đầu trồng rừng bằng lý do kinh tế và 20 năm sau, đã phủ xanh gần 30.000ha rừng. Kết quả này được xem như một kỳ tích bởi đầu thập niên 1970, các nhà sinh thái học người Mỹ ước tính “cần khoảng 100 năm mới phục hồi lại hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ”, như lời kể của Cựu Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM – Nguyễn Đình Cương.

“Không thể trồng nhanh như vậy nếu thiếu phụ nữ huyện Cần Giờ. 3-4 ông đàn ông làm một ngày có khi không bằng một chị phụ nữ”, ông quả quyết.

Nguyên Giám đốc Lâm trường Duyên Hải (nay là Ban Quản lý rừng ngập mặn Cần Giờ), Nguyễn Minh Hải vẫn nhớ hình ảnh hàng nón trắng của các chị, các cô đang khom lưng cắm trái giống xuống vùng sình lầy. Ông kể, sau mấy tuần đầu triển khai, lãnh đạo lâm trường nhận ra, các chị em có thân hình nhỏ nên lội bùn nhanh nhẹn, linh hoạt hơn cánh đàn ông nên trồng năng suất hơn. Nhiều người sau đó được phân công làm tổ trưởng quản lý lao động, giám sát việc gieo trồng.

Thời gian của những người trồng rừng lúc bấy giờ tính theo con nước lên xuống, bất kể ngày đêm, mưa nắng. Nước lên, các tổ chèo ghe đưa trái giống vào; nước ròng, rút xuống, lại tranh thủ găm giống. Họ ăn gạo trộn bo bo, lội bùn qua đầu gối, cây gai đâm chảy máu và hồi sinh cả một vùng đất chết.

Cây rừng trưởng thành, nhiều người trong số đó ở lại trông coi, bảo vệ trước nạn đốn trộm hoành hoành. Năm 2000, khu rừng được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Còn Hiệp hội Hệ sinh thái rừng ngập mặn Quốc tế (ISME) đánh giá đây là “một trong những khu rừng ngập mặn được cải tạo rộng và đẹp nhất trên thế giới”.

nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio
Bà Dỡn đến nay vẫn mang nỗi buồn day dứt của người canh giữ rừng. Ảnh: Thành Nguyễn

Nhưng bây giờ, bà Dỡn không muốn nhắc đến niềm tự hào ấy. Dưới vòm rừng đã xanh trở lại, bà có một nỗi day dứt khác mà theo lời bà, “buồn ở rừng làm sao buồn bằng chuyện này”. Đứa con gái duy nhất của bà mù chữ.

“PHÙNG THỊ SANG –  nó chỉ biết ba chữ ấy, tên của nó. Bây giờ nó vẫn hận tôi vì hồi nhỏ không cho nó đi học. Vì nghèo, mình đi giữ rừng mà con cái mình dốt”, đôi mắt ngấn nước, bà tự trách mình.

Sau khi cây được phủ dày, vợ chồng bà tiếp tục xin giữ rừng. Cũng như nhiều hộ giữ rừng khác, họ cùng sáu đứa con sống cách biệt với đất liền, cách đó gần một giờ chèo xuồng. Bà đưa Sang theo khi cô vừa đầy tháng tuổi. Năm đứa con trai đến tuổi đi học đều được cha mẹ gửi về đất liền. Nhưng riêng Sang, cô chưa một ngày đến trường. Cha mẹ để tuổi thơ cô ở mãi trong rừng.

“Có mỗi mình nó là con gái nên cưng nó. Mấy đứa con trai, mình không lo nhưng với con gái, tôi sợ về đất liền đi học, không ai trông coi thì hư”, bà Dỡn kể lại ngày ấy.

“Mình không biết chữ nên thua thiệt người ta. Tại sao hồi đó cha mẹ chỉ cho các anh em trai đi học?”. Đến giờ, dù biết lý do nhưng Sang vẫn còn trách cha mẹ. Quyết định đó đã khiến lựa chọn sinh kế của cô đã bị tước mất khi chưa kịp trưởng thành.

“Mù chữ, không nghề nghiệp. Vô đất liền cạnh tranh sao lại người ta”, đó là lý do Sang gật đầu nối nghiệp giữ rừng. Còn lý do để cha mẹ cô giao rừng lại cho con gái là vì cô là lựa chọn duy nhất của họ.

“Ban đầu, cha mẹ có ý trao rừng lại cho các anh, vì mình là con gái. Không anh nào chịu, mới tới lượt mình”, cô kể. “Chốt giữ rừng này cách chốt giữ rừng kia cả mấy chục phút chạy ghe. Cả ngày chỉ có hai vợ chồng nhìn mặt nhau. Nhiều người không trụ được.”

nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio
Hình ảnh về rừng ngập mặn Cần Giờ. Ảnh: Thành Nguyễn

Ngoài cái buồn ra, còn một lý do khác khiến rừng không níu chân được nhiều người. Lương giữ rừng gần 1,2 triệu đồng/ha/năm, một tháng hộ nhà Sang nhận được khoảng 7 triệu đồng. Từ góc nhìn của người làm công tác quản lý, số tiền này cao hơn gấp đôi, thậm chí gấp ba so với nhiều địa phương khác trên cả nước, nhờ TP.HCM rót thêm ngân sách, tăng lương cho người giữ rừng. Nhưng nó “vẫn thấp hơn đi vào xưởng làm công nhân trên thành phố”, Sang tính toán. Vợ chồng cô còn phải lo cha mẹ già, còn hai đứa con đã gửi về đất liền cho ông bà ngoại. Ban đêm chồng cô không ngủ, anh đi soi ba khía, bắt cá. Có hôm anh kiếm được đôi ba trăm ngàn, cũng có những ngày đi về tay không. Cuộc mưu sinh của họ càng vất vả khi mấy năm gần đây, lượng cá tôm ngày càng giảm.

Đứa con trai lớn 17 tuổi của Sang đã bỏ học, đi làm công nhân. Cô phân tích, “nó đi làm xưởng, có lương tháng, tan ca thì được đi chơi, ở rừng chỉ có muỗi”. Sang không muốn gắn đời con vào rừng như bố mẹ nó.

nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio
Với Sang thì “phát triển cái gì cũng được, miễn đừng đụng tới rừng, miễn không làm giảm tôm cá. Đời sống của hộ giữ rừng chỉ có bấy nhiêu đó thôi”. Ảnh: Võ Kiều Bảo Uyên

Cách đó hơn nửa tiếng xuồng máy, trên đất liền, bà Dỡn cũng không nhìn thấy tương lai nào cho con mình từ những tán rừng ngập mặn, dù bây giờ rừng không hay xảy ra chặt trộm, những chuyến tuần tra không còn nguy hiểm như thời bà.

“Vì tôi mà giờ nó mới bị kẹt trong ấy”, bà muốn con bỏ rừng. “Nó cần một công việc trong thành phố để gần con cái, lương đủ phòng thân lúc về già.”

Nhiều hộ khác đã trả lại rừng do lương thấp, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. Nhưng với Sang, cô không suy nghĩ về hay ở. Bởi sau gần 20 năm nhận rừng từ cha mẹ, cô vẫn không có lựa chọn nào khác.

“Ở đất liền, mình không có gì cả. Không đất, không nhà, không nghề nghiệp, không vốn liếng”, cô nói.

Nhiều dự án xây dựng đô thị, kinh tế du lịch ở huyện Cần Giờ được chính quyền TP.HCM thông qua. Thành phố cho rằng, điều này sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển cho Cần Giờ, nhiều việc làm cho người dân địa phương. Còn với Sang, “phát triển cái gì cũng được, miễn đừng đụng tới rừng, miễn không làm giảm tôm cá. Đời sống của hộ giữ rừng chỉ có bấy nhiêu đó thôi”, cô chỉ tay vào những rặng đước sau nhà.

“Nhưng có dự án sao? Bọn tôi trong này không hay biết gì cả”, cô hỏi ngược lại.

Có nhiều sự kiện bên ngoài tán rừng diễn ra và trôi qua mà Sang, Lan, bà Dỡn… những người phụ nữ trồng rừng, những người phụ nữ giữ rừng không được biết đến.

Võ Kiều Bảo Uyên

Theo nguoidothi.net.vn

 

Link nguồn: https://nguoidothi.net.vn/nhung-phan-nguoi-dac-biet-duoi-tan-rung-ngap-man-can-gio-26933.html

______________

Bài viết nhận được hỗ trợ từ chương trình xây dựng năng lực truyền thông của Viện môi trường Stockholm (Stockholm Envrioment Institue – SEI). SEI không có bất kỳ can thiệp nào vào nội dung bài.

The post Những phận người đặc biệt dưới tán rừng ngập mặn Cần Giờ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những tác động lo ngại nhất của biến đổi khí hậu đối với Đông Nam Á https://24hsongxanh.vn/nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-dong-nam/ Thu, 17 Dec 2020 12:16:41 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52771 nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau

Người dân các nước khu vực Đông Nam Á cho rằng lũ lụt, mất đa dạng sinh học và nước biển dâng là những tác động đáng lo ngại nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đối với khu vực. Theo kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) […]

The post Những tác động lo ngại nhất của biến đổi khí hậu đối với Đông Nam Á appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau

Người dân các nước khu vực Đông Nam Á cho rằng lũ lụt, mất đa dạng sinh học và nước biển dâng là những tác động đáng lo ngại nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đối với khu vực.

Theo kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore, người dân các nước khu vực Đông Nam Á cho rằng lũ lụt, mất đa dạng sinh học và nước biển dâng là những tác động đáng lo ngại nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đối với khu vực.

nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt do bão Vamco tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn Báo cáo “Khảo sát Triển vọng Khí hậu Đông Nam Á 2020” của ISEAS-Yusof Ishak, công bố ngày 17/12, cho biết trong ba tác động nghiêm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu nói trên, lũ lụt là mối quan tâm lớn đối với hầu hết các quốc gia trong khu vực, ngoại trừ Campuchia và Singapore.

Về mất đa dạng sinh học, các nước Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines và Việt Nam lo ngại hơn các nước ASEAN còn lại.

Trong khi đó, các nước lo ngại về tình trạng mực nước biển dâng ở nhiều mức khác nhau.

Chỉ có 20% hoặc dưới 20% những người được hỏi ở các nước Campuchia, Myanmar và Lào (không giáp biển) bày tỏ lo ngại về vấn đề này.

Trong khi đó, một tỷ lệ cao hơn những người được hỏi từ các quốc gia ven biển như Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam cảm thấy điều này là nghiêm trọng.

Cũng theo báo cáo khảo sát, ngoài các tác động hàng đầu nói trên, người dân Đông Nam Á cũng đặc biệt lo ngại về tình trạng hạn hán, các đợt nắng nóng và sạt lở đất do mưa lớn kéo dài.

Họ cũng lo ngại rằng ASEAN chưa phải tổ chức khu vực hiệu quả trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Chỉ có 31,3% số người được hỏi nhất trí rằng ASEAN đã đối phó hiệu quả.

Nhận xét về kết quả khảo sát, ông Choi Shing Kwok, Giám đốc ISEAS- Yusof Ishak, cho rằng cuộc khảo sát này cung cấp nhận thức của khu vực về tình trạng biến đổi khí hậu mà các nhà hoạch định chính sách cần biết và trên cơ sở đó có hành động phù hợp.

Kết quả cho thấy trong khi các cuộc tranh luận có thể vẫn diễn ra ở đâu đó, người dân Đông Nam Á đã nhận thức rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu là do con người đã và đang tác động tới cuộc sống của họ.

Cuộc khảo sát nói trên lần đầu tiên được thực hiện nhằm cung cấp những hiểu biết về quan điểm của người dân trong khu vực về biến đổi khí hậu với sự tham gia của hơn 500 người từ ngày 3/8-18/9.

Lê Dương

Theo Vietnam+/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-dong-nam-a/682730.vnp

The post Những tác động lo ngại nhất của biến đổi khí hậu đối với Đông Nam Á appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Biến đổi khí hậu: Một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạ thấp đến 2,5 cm/năm https://24hsongxanh.vn/bien-doi-khi-hau-mot-noi-o-dong-bang-song-cuu-long-dang-bi-ha-thap-den-25-cm-nam/ Mon, 23 Nov 2020 02:01:40 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=51421 bien-doi-khi-hau-anh-huong-dong-bang-song-cuu-long

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạ thấp, nhất là vùng ven biển, tỷ lệ hạ thấp một số nơi từ 1,5 – 2,5cm/năm. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp 1/5 GDP của cả nước trên diện tích chỉ 1/8 cả nước, cung cấp […]

The post Biến đổi khí hậu: Một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạ thấp đến 2,5 cm/năm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
bien-doi-khi-hau-anh-huong-dong-bang-song-cuu-long

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạ thấp, nhất là vùng ven biển, tỷ lệ hạ thấp một số nơi từ 1,5 – 2,5cm/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đóng góp 1/5 GDP của cả nước trên diện tích chỉ 1/8 cả nước, cung cấp gần 60% sản lượng lúa và 40% lượng thuỷ sản. Nhưng tại hội thảo tham vấn về “Định hướng phát triển vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050″, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Trần Quốc Phương nhận định: “ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức, bao gồm cả các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và những thảm họa thiên tai khác gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng bằng sinh thái, sụp lún, sạt lở bờ sông, bờ biển, ngập lụt tại các đô thị, tuyến dân cư, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế – xã hội của toàn vùng”.

bien-doi-khi-hau-anh-huong-dong-bang-song-cuu-long
Nhiều nơi ở ĐBSCL bị sạt lở nghiêm trọng. Ảnh: Internet

Khu vực này đang chịu nhiều tác động nghiêm trọng do phát triển ở thượng nguồn sông Mekong làm suy giảm phù sa, thay đổi quy luật dòng chảy; không còn lũ lớn, xâm nhập mặn vùng ven biển diễn ra sớm hơn 1 – 1,5 tháng và biến động khó lường. Đồng bằng đang bị hạ thấp, nhất là vùng ven biển, tỷ lệ hạ thấp một số nơi từ 1,5 – 2,5cm/năm.

Nước biển dâng và triều cường sẽ là nguy cơ biến đổi khí hậu lớn nhất ở ĐBSCL. Nước biển dâng gây hiện tượng nhiễm mặn trên diện rộng. Triều cường làm ngập lụt đô thị là một thực tại mới mà mọi người đang dần chấp nhận. Các cơn bão xuất hiện thường xuyên hơn, với cường độ mạnh hơn sẽ là mối đe dọa mới với ĐBSCL.

Tại hội thảo, các nhà khoa học và lãnh đạo các tỉnh, thành đã được nghe trình bày những định hướng phát triển của vùng trong giai đoạn mới. Theo đó, mục tiêu nổi lên là bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng và bảo vệ môi trường.

ĐBSCL tập trung thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lấy chất lượng, thu nhập, lợi nhuận, ổn định làm những chỉ tiêu chính thay vì chạy theo số lượng. Về sản xuất lúa gạo, giữ ở mức cần thiết tối thiểu, tăng giá trị sản phẩm, tập trung vào vùng có lợi nhất những khu vực khác cho phép chuyển đổi, giảm và tiến tới bỏ lúa vụ 3. Xác định nuôi trồng thủy sản là lĩnh vực mũi nhọn để tăng thu nhập đi đôi với đầu tư hạ tầng thuận lợi.

Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, ĐBSCL đã và đang là vùng trọng điểm nông nghiệp của cả nước. Song đang chịu nhiều tác động nghiêm trọng do phát triển ở thượng nguồn sông Mê Kông làm suy giảm phù sa, thay đổi quy luật dòng chảy; không còn lũ lớn, xâm nhập mặn vùng ven biển diễn ra sớm hơn 1 – 1,5 tháng và biến động khó lường. Đồng bằng đang bị hạ thấp, nhất là vùng ven biển, tỉ lệ hạ thấp một số nơi từ 1,5 – 2,5cm/năm.

Các nhà khoa học cho rằng, cần phát triển ĐBSCL theo hướng thích nghi có kiểm soát, chủ động tạo ra chế độ nước hợp lý trên nền chế độ tự nhiên để giảm mức độ rủi ro, bấp bênh trong phát triển kinh tế, nhất là ngành nông nghiệp. Cần hoàn thiện các hệ thống thủy lợi ven biển, tăng cường hạ tầng chuyển nước ngọt cho các vùng khan hiếm ven biển có tiềm năng kinh tế.

Lãnh đạo các địa phương như: An Giang, Trà Vinh, Cà Mau, Cần Thơ… đã đóng góp nhiều ý kiến, trong đó lưu ý: Định hướng quy hoạch cần quan tâm đến phát triển kinh tế biển và ven biển, xây dựng và phát triển một vùng kinh tế biển phát triển năng động gắn với khai thác luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu. Cần định hướng ban hành chính sách liên kết vùng để tạo ra sản phẩm hàng hóa chủ lợi vốn là lợi thế của ĐBSCL trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đề xuất Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hoài Thương

Theo moitruong.net.vn

 

Link nguồn: https://moitruong.net.vn/bien-doi-khi-hau-mot-so-noi-o-dong-bang-song-cuu-long-dang-bi-ha-thap-den-25-cm-nam/

The post Biến đổi khí hậu: Một số nơi ở đồng bằng sông Cửu Long đang bị hạ thấp đến 2,5 cm/năm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lượng băng tan tại Greenland đang ở mức tồi tệ nhất trong 12.000 năm https://24hsongxanh.vn/luong-bang-tan-tai-greenland-dang-o-muc-toi-te-nhat-trong-12-000-nam/ Sat, 03 Oct 2020 01:48:27 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=48355 bang-tan-tai-greenland

Lượng băng khổng lồ “bốc hơi” khỏi Greenland trong thế kỷ này sẽ khiến mực nước biển dâng cao nhất trong suốt 12.000 năm qua. Đây là kết luận trong một nghiên cứu về sự tan băng ở Greenland đăng tải trên tạp chí Nature số ra ngày 30/9. Nghiên cứu, dựa trên dữ liệu […]

The post Lượng băng tan tại Greenland đang ở mức tồi tệ nhất trong 12.000 năm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
bang-tan-tai-greenland

Lượng băng khổng lồ “bốc hơi” khỏi Greenland trong thế kỷ này sẽ khiến mực nước biển dâng cao nhất trong suốt 12.000 năm qua.

Đây là kết luận trong một nghiên cứu về sự tan băng ở Greenland đăng tải trên tạp chí Nature số ra ngày 30/9.

Nghiên cứu, dựa trên dữ liệu và các mẫu lõi băng, là công trình khoa học đầu tiên khôi phục lại số liệu về lượng băng tan trong cả kỷ Holocene. Theo các nhà nghiên cứu, nếu lượng khí thải nhà kính không được kiểm soát, khối băng dày hàng km sẽ mất đi 36.000 tỷ tấn băng trong thời gian từ năm 2000-2100, khiến mực nước biển toàn cầu dâng lên 10 cm.

Greenland đã mất nhiều băng hơn trong năm 2019 so với lượng băng tan được ghi nhận trong bất kỳ năm nào và quá trình tan băng đã tăng nhanh kể từ những năm 1990.

Trong hai thập kỷ qua, các tảng băng ở Greenland đã tan chảy với tốc độ khoảng 6.100 tỷ tấn mỗi thế kỷ, tốc độ chỉ đạt trong thời kỳ ấm áp xảy ra từ 7.000 đến 10.000 năm trước.

bang-tan-tai-greenland
Băng tan tại Greenland hiện là nguyên nhân gây ra sự gia tăng mực nước biển lớn nhất thế giới. Ảnh: AP

Theo người đứng đầu trưởng nhóm nghiên cứu, Jason Briner, thuộc Đại học Buffalo tại New York, tình trạng tan băng như hiện nay có thể trở thành tình trạng “bình thường mới”. Ông nói rõ dù lượng carbon phát thải ở mức nào đi chăng nữa, lượng băng mất đi tại Greenland sẽ nhiều hơn cả lượng băng “bốc hơi” trong thời kỳ ấm nhất trong suốt 12.000 năm qua.

Theo nghiên cứu này, cho đến năm 2010, tác nhân chính dẫn tới mực nước biển tăng là do tình trạng sông băng tan chảy và sự mở rộng của các đại dương vì nhiệt độ ấm lên. Tuy nhiên, trong 20 năm gần đây, các dải băng ở Greenland và Nam Cực lại là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Cho đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước, việc tái tạo băng tại Greenland vẫn ổn định bởi dải băng tại đây vẫn có thể tích tụ lượng lớn tuyết rơi đủ để bù đắp cho lượng băng tan trong mùa Hè, song tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra nhanh chóng đã phá hủy quy luật này. Theo các nhà khoa học, dải băng duy nhất tại bắc bán cầu chứa lượng nước băng đủ để làm mực nước biển dâng thêm 7 m.

Việc nghiên cứu tình trạng băng tan trong khoảng thời gian 12.000 năm giúp các nhà khoa học nhận thấy sự khác biệt về sự thay đổi tự nhiên trong các khối băng lớn với sự thay đổi xuất phát từ tình trạng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người.

Nghiên cứu trên cũng phát hiện ra rằng nỗ lực kiềm chế sự tăng nhiệt toàn cầu dưới ngưỡng 2 độ C theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 sẽ ngăn tình trạng băng tan tại Greenland làm nước biển dâng thêm 2 cm trong thế kỷ 21. Tuy nhiên, trong bất kỳ kịch bản nào, mực nước đại dương sẽ vẫn tiếp tục tăng trong thế kỷ 22 và trong tương lai.

Ông Briner cảnh báo nếu không có hành động đúng đắn, tình trạng nước biển tăng vào thế kỷ tới sẽ gây ra tác động đủ mạnh để thay đổi cuộc sống nhiều người trên toàn cầu.

Minh Trang

Theo moitruong.net.vn/ Nature

 

Link nguồn: https://moitruong.net.vn/luong-bang-tan-tai-greenland-dang-o-muc-toi-te-nhat-trong-12-000-nam/

The post Lượng băng tan tại Greenland đang ở mức tồi tệ nhất trong 12.000 năm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM sẽ sống chung với nước? https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-se-song-chung-voi-nuoc/ Fri, 22 May 2020 00:16:23 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=38112

Sụt lún, nước biển dâng, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng và theo các chuyên gia, ngay từ bây giờ TP.HCM phải lên kịch bản sống chung với nước. Ẩn số 2050 Hãng tin Bloomberg ngày 17/5 dẫn báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey công bố ngày […]

The post TP.HCM sẽ sống chung với nước? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Sụt lún, nước biển dâng, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng và theo các chuyên gia, ngay từ bây giờ TP.HCM phải lên kịch bản sống chung với nước.

Mưa ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Ẩn số 2050

Hãng tin Bloomberg ngày 17/5 dẫn báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey công bố ngày 4/4 cho biết: TP.HCM – đô thị lớn nhất của Việt Nam – sẽ phải đối mặt nguy cơ thảm họa lũ lụt ngày càng tăng do sự mở rộng cơ sở hạ tầng nhanh chóng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo, nguy cơ xảy ra thảm họa này có thể tăng gấp 5 – 10 lần vào năm 2050, dẫn đến thiệt hại về kinh tế và cơ sở hạ tầng lên tới hàng tỉ USD. Phân tích của McKinsey dựa trên các mô phỏng thủy văn, bản đồ sử dụng đất, cơ sở dữ liệu cơ sở hạ tầng và các đường cong thiệt hại.

Công ty tư vấn này giới thiệu TP.HCM, đóng góp khoảng 1/4 GDP của Việt Nam, là một khu vực lũ lụt “kinh niên”. Trong khi đô thị này có thể đối phó với các rủi ro lũ lụt ảnh hưởng tới khoảng 23% diện tích thì quá trình đô thị hóa tiếp theo đang làm nguy cơ sụt lún đất và mực nước biển dâng tăng lên nhiều thêm nữa. Những điều này có thể gây thiệt hại lên tới 8,4 tỉ USD đối với ngành bất động sản vào năm 2050, gấp 6 lần tác động ước tính hiện tại. “Dù vậy, TP.HCM vẫn có đủ thời gian để thích ứng, tránh những rủi ro như vậy bằng cách lên kế hoạch tốt hơn, bao gồm phương án di dời nhà cửa và tài sản cơ sở hạ tầng khỏi các khu vực dễ bị lũ lụt. Bên cạnh đó, đầu tư và gây quỹ cũng là điều cần làm để giảm thiểu nguy cơ với đường sá và các công trình tiện ích quan trọng khác”, báo cáo nêu rõ.

Đây không phải lần đầu tiên TP.HCM bị “dọa” chìm dưới nước biển vào năm 2050. Hồi cuối tháng 10 năm ngoái, tờ The New York Times dẫn nghiên cứu do Tổ chức khoa học Climate Central thực hiện và công bố trên tạp chí Nature cho biết hiện tượng nước biển dâng sẽ xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển vào năm 2050. Climate Central cảnh báo phần lớn ĐBSCL có thể bị ngập do tác động của triều cường vào năm 2050, so với các dự báo trước đó về việc chỉ ngập một phần. Khu vực sinh sống của hơn 20 triệu người, tương đương gần 1/4 dân số cả nước, sẽ bị ngập do ảnh hưởng của nước biển dâng. Phần lớn diện tích TP.HCM cũng sẽ chìm dưới nước.

TP.HCM cần có kịch bản cho nguy cơ chìm dưới mực nước biển trong vài chục năm tới. Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Trước đó, năm 2015, kết quả tính toán của Liên doanh tư vấn quốc tế Deltares – Royal Haskoning chỉ ra rằng với mức độ khai thác nước ngầm như hiện nay thì đến năm 2050 có nhiều nơi tại TP.HCM mặt đất sẽ bị lún thêm từ 0,5 m đến hơn 1m. Điều này khiến tình trạng ngập lụt thời gian tới sẽ ngày càng nghiêm trọng. Đó là chưa kể đến tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và triều cường.

Cần xây dựng kịch bản đối phó

Chưa biết 30 – 50 năm nữa miền Nam Việt Nam có “chìm” thật hay không, nhưng thực tế tình trạng ngập lụt tại TP.HCM đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Chỉ một vài cơn mưa đầu mùa cũng khiến nhiều khu vực trên các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, Nguyễn Xí (Q.Bình Thạnh) ngập tới hơn 30 cm. Đến mùa khô, người dân TP cũng không thoát khỏi cảnh khốn khổ lội nước vì triều cường. Trong 1 thập niên qua, thủy triều tại TP.HCM đang có xu hướng ngày càng lên cao, năm sau “đè” năm trước.

Chưa tính đến nước biển dâng, quá trình đô thị hóa và các hoạt động khai thác nước ngầm không kiểm soát diễn ra ồ ạt thời gian qua cũng đang nhấn chìm TP.HCM. Kết quả đo đạc của Bộ TN-MT tại 347 mốc đo từ năm 2005 – 2017 ở TP.HCM cho thấy thành phố đang lún biến đổi từ 1,1 – 81,4 cm, trung bình 23,27 cm, tốc độ lún từ 0,09 – 6,78 cm/năm (trung bình 1,99 cm/năm). Với những “con số biết nói” trên, rõ ràng ngập lụt hay thậm chí một số khu vực có thể biến mất trong tương lai hoàn toàn không chỉ còn là nguy cơ.

TS Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – trường Đại học Cần Thơ, đánh giá xu hướng chống ngập tại TP.HCM hiện nay vẫn là đắp đê ngăn nước, làm các biện pháp công trình với mục tiêu “hong khô” các điểm ngập. Thực tế, tất cả biện pháp công trình đều không còn hiệu quả nữa, và vô cùng tốn kém.

TS Ni dẫn chứng trước đây Mỹ đã nhiều năm nghiên cứu các thành tựu kỹ thuật với niềm tin con người có thể chế ngự được thiên nhiên. Cho đến năm 2005, khi bão Katrina phá hủy hàng loạt hệ thống đê đập ngăn lũ tại New Orleans và khu vực ngoại ô thành phố khiến hơn 1.800 người thiệt mạng, họ đã phải chấp nhận chịu thua ông trời. Chính quyền Mỹ sau đó đã phải chính thức tuyên bố đây là “khu vực ngập”, không cấm nhưng sẽ không bán bảo hiểm ngập cho bất cứ người dân nào mua nhà và sinh sống tại đây. “Nói vậy để thấy, đã đến lúc TP.HCM cần có nghiên cứu bài bản, cho ra những con số chính thức và tính đến chuyện quy hoạch sống chung với nước. Trong đó, chỉ rõ những vùng chấp nhận chịu ngập để người dân có kế hoạch thích nghi, thích ứng. Những khu vực trọng yếu có thể giữ sẽ được tập trung kinh phí, bao đê quyết liệt, bảo đảm 100% không ngập. Cần thiết xây dựng kịch bản cho những thảm họa đã được cảnh báo”, ông Ni đề xuất.

Theo TS Dương Văn Ni, những dự báo về tình trạng sụt lún, nước biển dâng sẽ nhấn chìm TP.HCM hay ĐBSCL trong vài chục năm tới thật sự đáng lo ngại. Đây là lời cảnh báo mà các nhà lãnh đạo cần đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng các phương án quy hoạch.

Hà Mai

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tphcm-se-song-chung-voi-nuoc-1227363.html

The post TP.HCM sẽ sống chung với nước? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>