Nơi đầu tiên lưu dấu người Việt khi hình thành Đà Lạt
Cùng với ấp Ánh Sáng, khu Hòa Bình và chợ Đà Lạt là nơi đầu tiên được người Pháp bố trí dành cho người Việt. Nhưng hiện nay, ấp Ánh Sáng đã bị giải tỏa, khu chợ Đà Lạt mạng dấu ấn rất Việt Nam mặt dù thành phố được mệnh danh là Paris thu nhỏ cũng bị xô lệch bởi xây dựng cao ốc xen cài.
Khu Hòa Bình, mặt dù không có nét nổi trội bởi các công trình kiến trúc mang hơi hướng người Âu như khu Lê Hồng Phong, Trần Phú, Trần Hưng Đạo hay Hùng Vương… nhưng có những căn nhà thấp, nhỏ (thể hiện rất rõ trong đồ án quy hoạch 1923) mang sắc thái rất riêng, chứa đựng bề dày đấu tranh lịch sử của người Việt trên mảnh đất Đà Lạt.
Kế hoạch của ông Paul Champoudry (Thị trưởng Đà Lạt 1905) đã đưa ra thảo luận những câu hỏi hóc búa về chính sách đất ở cho người bản xứ. Ông ta giải thích trong phần ghi chú thêm của bản kế hoạch rằng: “Chúng ta chỉ cần chỉ ra một vị trí dành cho dân bản xứ. Chúng ta nghĩ rằng những vị trí này sẽ được phân bố cho người bản xứ vì sự phát triển tốt nhất cho thành phố, thông qua việc phân chia những vùng đất có sẵn cho họ”.
“Vấn đề người bản xứ” và một vấn đề nữa từ sự triển vọng phát triển thành phố của người Pháp đã bị hoãn lại đến thời gian sau. Vậy những người bản xứ này là ai.
Chính phủ Pháp nhận thấy bản sắc dân tộc Việt và những đồng bào dân tộc thiểu số cao nguyên đều là những nguồn thiết yếu trong suốt quá trình xây dựng Đà Lạt và cũng chính là vẻ đẹp không thể thiếu của Đà Lạt. Trong bài báo cáo của mình năm 1919, Jean O’Neil cũng đã nhận thấy sự thật này: “Thành phố cần có người bản xứ cư trú và cung cấp nguồn nhân lực cần thiết”.
Theo Jean O’Neil thì đây là một thành phố yên bình, còn với Louis Georges Pineau thì lại là một ville hôtel (thành phố nghỉ dưỡng), và Đà Lạt sẽ cần bàn tay của người dân ở đây để xây dựng và điều hành nó.
Theo số liệu Louis – Georges cung cấp, vào năm 1927 dân số người Việt ở Đà Lạt sẽ vượt qua người châu Âu. Louis Georgls Pineau ước lượng khoảng 800 người Việt và 350 người châu Âu định cư ở Đà Lạt trước năm 1932. Đối với du khách và những người chủ sở hữu những cottage và dân bản xứ thì Louis Georgls Pineau nghĩ con số sẽ lên tới 4.000 người châu Á và 1.900 người châu Âu.
Vì vậy, dù cho những nhà phê bình người Pháp được cho là đúng trong việc xem xét tỉ lệ giữa người châu Âu và Đông Dương thích hợp ở Đà Lạt hơn bất kỳ nơi đâu, thì Đà Lạt cũng không chắc chắn là khu nghỉ dưỡng của người Pháp như những người thực dân đã từng mô tả.
Khu vực người Việt nằm gần cuối những hồ nhân tạo và những gian hàng chợ về phía Đông đã được biết đến từ rất sớm, vị trí đó là xuôi dòng từ hồ chứa nước (hồ Xuân Hương), chạy dọc theo suối Camly. Quyết định này gây ra một hậu quả nặng nề khi có lũ, nguyên nhân làm cho nước trong hồ vỡ đập vào năm 1932, kết quả là 17 người Việt Nam thiệt mạng. Những tài liệu của người Pháp vẫn còn đổ lỗi cho nhau vì sự cố vỡ đập hồ Xuân Hương năm 1932.
Kế hoạch xuất sắc của kiến trúc sư E.Hébrard năm 1923 quy hoạch Đà Lạt là sẽ phân ranh giới cho khu vực Annamite (người Việt) xa với khu dân cư người Âu và khu hành chính, thậm chí còn mở rộng khu Annamite như được nói về phía Bắc.
Tất cả những người Pháp trong hội đồng Đà Lạt có vẻ như đều tán thành với sự cần thiết phải xác định như vậy, nhưng sau đó lại phản đối khu người Việt.
Thêm vào đó vào tháng 3/1924, thị trưởng được ủy quyền – ông Leon Garnier – đã gợi lên sự cần thiết dựng lên một cái chợ nhanh (bằng cây lá) cho người Việt mua bán theo phong tục, nhưng rồi họ cảm thấy phiền toái bởi sự mất vệ sinh lan sang các vùng lân cận của người Âu, sẽ đối mặt với những nguy hiểm lớn nhất cho sức khỏe cộng đồng do thiếu sự chuẩn bị.
Leon Garnier đã trình bày: “Trong thời gian ở lại thăm Đà Lạt gần đây của bạn, trong công ty kiến trúc E.Hébrard, trên vị trí quan sát, những căn nhà bản xứ rất cần để xây dựng”.
Năm 1925, E.Hébrard giám sát cuộc cải cách của trung tâm thành phố A xung quanh chợ. E.Hébrard đã cân nhắc những đường kéo mới, bao gồm những lô đất hẹp. Tuy nhiên, những chú ý trong cuộc dàn xếp của ông ta có vẻ như vẫn còn rất mong manh. Ông đã quan sát kỹ đến độ mà không thể xê dịch dù chỉ là vài centimet, nhưng ông đã khẳng định rằng toàn bộ sự phân chia này cũng nên được tôn trọng.
Một vài tuần sau, Leon Garnier viết lại hàng loạt những vấn đề được nhấn mạnh. Một cấu trúc ki ốt với mặt sàn đơn giản được lát bằng gạch với khoảng 2,5m đã không được vẽ ra vì sự nổi giận của Leon Garnier do vậy mà vẫn còn giữ lại những cửa hàng nhỏ bằng gỗ gần chợ, cái mà ủy ban vệ sinh của Đà Lạt đã ra lệnh phá hủy vào năm trước.
Những công trình xây dựng theo phong cách của người bản xứ mà Leon Garnier khẳng định đã bị từ chối. Lại một lần nữa, những người cầm quyền ở địa phương công bố rằng những kiến trúc sư theo chủ nghĩa duy tâm bỏ mặc quyền ưu tiên cho người dân địa phương trong trường hợp này là dải đất của khu chợ và những nơi cư ngụ bằng gỗ gần đó. Đối với những lời không đồng tình của họ thì thị trưởng của Đà Lạt và những người lập ra kế hoạch đó đã chia nhau tầm ảnh hưởng chung của thành phố hiện đại.
Năm 1926, Đà Lạt đã có được uy thế của mình. Hội đồng hành chính được bầu mới gồm thị trưởng mới, 2 thành viên châu Âu Ancel và Desanti, 2 thành viên Việt Nam là Hồ Văn Lê và Nguyễn Ngọc Chúc.
Hai nhân nhân vật Hồ Văn Lê và Nguyễn Ngọc Chúc nổi lên như là những nhà phê bình lỗi lạc về những đổi thay của khu vực người Việt do bản kế hoạch của E.Hébrard. Sự thay đổi này rất đáng lưu tâm, thậm chí số người chết cũng dần không còn, khu nghĩa địa cũng được chuyển đến phía Bắc ra khu vực mới (nghĩa trang thánh Mẫu ngày nay).
Vào ngày 27/11/1926, tại hội nghị của hội đồng hành chính Đà Lạt, ông Hồ Văn Lê đã đòi hỏi cho quyền cư trú của người Việt. Ông khẳng định rằng người Việt Nam nên được có một vị trí để định cư và ổn định cuộc sống, từ này trở đi họ sẽ không rời bỏ khỏi những khu đất mà kế hoạch đô thị đã tiến hành quy hoạch.
Thị trưởng và chủ tịch hội đồng không gặp lúng túng với sự ổn định mà Hồ Văn Lê đưa ra. Khu A mới sẽ được xác định một cách nghiêm túc, hàng trăm hecta giữa đường Dankia và khu nghĩa địa mới về phía Bắc, dòng sông Camly và chợ mới về phía Nam, sở chỉ huy về phía Đông và giữa bệnh viện và ngọn đồi về phía Tây.
Một thành phố thứ hai tọa lạc trên mép của thành phố này về phía Tây gần nhà ga tương lai. L’Helgoualc’h lấn chiếm với các thành viên của hội đồng nhà nước Việt Nam về vấn đề: sẽ dựng lại cho những người Việt bị dời đi những ngôi nhà lớn như cách mà họ đã từng ở và họ buộc phải dọn đi.
Nguyễn Ngọc Chúc cai quản chính nơi mà hội đồng người Việt đã dọn đi, kéo theo sự chú ý của hội đồng vào mảnh đất hẹp của người Việt. “Nếu chúng ta áp dụng theo bản kế hoạch của E.Hébrard đến từng chi tiết thì những ngôi nhà này sẽ rất gần với nhau. Chúng sẽ chiếm rất nhiều diện tích và sẽ không còn chỗ cho vườn tược và những lán trại. Tôi đã yêu cầu tất cả lô đất là 50x20m, bằng cách này chúng ta sẽ thu hút nhiều chủ sở hữu và nhà xây dựng những căn nhà cho những người Việt đến Đà Lạt.”
Năm 1929 dời chợ từ khu ấp Ánh Sáng lên khu Hòa Bình, chợ lợp bằng cây nên gọi là chợ cây, đánh dấu một sự phát triển và mở rộng của cộng đồng người Việt. Năm 1937 chợ cây bị cháy và được xây lại bằng gạch. Năm 1939 khánh thành chợ Đà Lạt tại khu Hòa Bình ngày nay. Năm 1958 khởi công xây dựng chợ mới, đến 1960 thì hoàn thành như ngày nay.
Về sau kiến trúc sư Ngô Viết Thụ chỉ chỉnh trang mặt tiền chợ, làm cầu thang và các bậc tam cấp dẫn lên khu Hòa Bình, bởi lẽ ông đánh giá khu này không thể xây chen thêm được. Năm 1993 xây dựng thêm khu B do kiến trúc sư Lê Văn Rọt thiết kế.
Kiến trúc sư Cao Thanh Nghiệp
Theo Theleader.vn