nhựa sinh học – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Mon, 18 Jan 2021 12:44:02 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png nhựa sinh học – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 ‘Hóa phép’ vỏ tôm, cua thành nhựa sạch https://24hsongxanh.vn/hoa-phep-vo-tom-cua-thanh-nhua-sach/ Mon, 18 Jan 2021 12:44:02 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54116 hoa-phep-vo-tom-cua-thanh-nhua-sach

‘Nhựa sinh học sản xuất từ vỏ tôm, cua tạo ra vật liệu thân thiện sức khỏe người tiêu dùng, dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên’ – Nguyễn Phương Khánh, sinh viên năm cuối ngành công nghệ kỹ thuật hóa học (Đại học Trà Vinh), chia sẻ. Hiện Khánh cùng nhóm bạn […]

The post ‘Hóa phép’ vỏ tôm, cua thành nhựa sạch appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
hoa-phep-vo-tom-cua-thanh-nhua-sach

‘Nhựa sinh học sản xuất từ vỏ tôm, cua tạo ra vật liệu thân thiện sức khỏe người tiêu dùng, dễ dàng phân hủy trong môi trường tự nhiên’ – Nguyễn Phương Khánh, sinh viên năm cuối ngành công nghệ kỹ thuật hóa học (Đại học Trà Vinh), chia sẻ.

hoa-phep-vo-tom-cua-thanh-nhua-sach
Khánh thu gom vỏ tôm, cua phế thải để sản xuất nhựa sinh học. Ảnh: NVCC

Hiện Khánh cùng nhóm bạn gồm Huỳnh Hoàng Khang (ngành quản trị kinh doanh) và Chung Mỹ Phúc (ngành ngôn ngữ Anh – Đại học Trà Vinh) đang nỗ lực kêu gọi nhà đầu tư rót vốn vào dự án trên, từng bước tiến tới sản xuất nhựa sinh học đại trà phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Khởi nghiệp từ trăn trở ô nhiễm

Sinh ra và lớn lên ở Duyên Hải, vùng nuôi tôm, cua lớn nhất tỉnh Trà Vinh, nên từ nhỏ Khánh đã chứng kiến cảnh mỗi lần người dân loại bỏ chất thải khỏi ao nuôi thì một lượng lớn vỏ tôm, cua bị thải ra môi trường.

Chất thải hôi thối kéo theo ruồi nhặng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân sinh sống quanh vùng cũng như gây ô nhiễm môi trường.

“Do công việc bận rộn nên chủ ao nuôi thường không ủ làm phân bón cây trồng mà tìm cách quăng vỏ tôm, cua xuống sông, từ đó càng ô nhiễm nguồn nước” – Khánh chia sẻ.

Từ thực tế trên, Khánh quyết định tìm giải pháp tận dụng phế phẩm ao nuôi để sản xuất thành những sản phẩm hữu ích cho đời sống.

Đầu tiên, Khánh lên mạng tìm hiểu thì biết được vỏ tôm, cua được sử dụng trong rất nhiều sản phẩm thông dụng như vỏ bọc bên ngoài viên thuốc con nhộng, băng cá nhân, mỹ phẩm…

Khánh đặc biệt hào hứng khi biết chúng có thể được dùng để sản xuất nhựa sinh học, vừa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường vừa hướng đến cộng đồng.

“Tôi dịch thuật lại các tài liệu nước ngoài, mày mò nghiên cứu cách sản xuất nhựa sinh học. Ý tưởng lóe lên, bắt tay vào thực hiện là cả một hành trình khó khăn vì mọi thứ quá mới mẻ với tôi” – Khánh nhớ lại.

Đều đặn hằng tuần, Khánh về quê lân la đi xin vỏ tôm, cua. Thấy chàng trai trẻ đến xin loại phế phẩm thủy sản, nhiều chủ ao mừng húm vì đỡ phải chở đi vứt.

Rồi nhìn cậu sinh viên khệ nệ chở bao phế phẩm lên TP Trà Vinh nghiên cứu, nhiều người lắc đầu ngao ngán cho rằng Khánh bị “chập mạch”, làm cái việc chẳng ra sao!

Khánh chia sẻ phải trải qua nhiều công đoạn như lọc tạp chất, xay, xử lý hóa chất khử mùi, chiết xuất, gia nhiệt… thì mới có thể “hóa phép” vỏ tôm, cua thành nhựa sinh học.

Trong quá trình nghiên cứu, Khánh thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau để tối ưu hóa sản phẩm làm ra. Một trong những vấn đề nan giải khiến Khánh đau đầu nhất là sản phẩm làm ra có mùi hôi đặc trưng của hải sản.

“Thay đổi nhiều phương pháp khác nhau nhưng thành phẩm làm ra vẫn còn phảng phất mùi. Cuối cùng phải kết hợp cùng trà xanh và vài loại nguyên liệu khác để đánh bay mùi hôi” – Khánh hào hứng kể.

Quá trình sản xuất nhựa sinh học tưởng phải dừng giữa chừng bởi thiếu tinh bột và phụ gia chuyên biệt sử dụng trong ngành nhựa. Khánh lại phải tìm cách kết nối với doanh nghiệp sản xuất nhựa để cầu cứu.

“Trong thời gian thực tập tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng, tôi được đồng nghiệp giới thiệu cho mối quen, từ đó mới đủ nguyên liệu cho sản xuất” – Khánh chia sẻ.

Tuy nhiên, hiện tại do thiếu máy móc nên Khánh không thể trực tiếp sản xuất mà chỉ có thể gửi nhờ các cơ sở sản xuất nhựa “gia công” giúp. Chi phí không hề rẻ, 2 triệu cho khoảng 10kg nhựa sinh học nguyên liệu ban đầu.

“Nhà trường hỗ trợ hết mình trong nghiên cứu, còn quá trình sản xuất đòi hỏi phải có máy móc đắt tiền” – Khánh bộc bạch.

hoa-phep-vo-tom-cua-thanh-nhua-sach
Sản phẩm nhựa sinh học do Khánh và các bạn sản xuất gồm khay, ly và ống hút. Ảnh: NVCC

Mơ xuất ra thế giới

Tháng 7/2020, sản phẩm nhựa sinh học từ vỏ tôm, cua đầu tiên chính thức trình làng sau thời gian Khánh nghiên cứu. Hiện các dòng sản phẩm Khánh đã sản xuất thử nghiệm thành công gồm ống hút, khay nhựa, ly nhựa và đang thử nghiệm các dòng sản phẩm mới.

“Vừa rồi, tôi có xem tivi, thấy thông tin bình sữa thông thường của trẻ em có rất nhiều hạt vi nhựa, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe các bé. Tôi dự định sẽ sản xuất bình sữa bằng nhựa sinh học nếu khả năng cho phép” – Khánh tiết lộ.

Theo Khánh, nếu vận dụng máy móc vào sản xuất đại trà thì giá của sản phẩm nhựa sinh học từ vỏ, tôm cua chỉ đắt hơn sản phẩm nhựa thông thường khoảng 1,5 lần.

“Các dòng sản phẩm nhựa sinh học ngoài thị trường đang đắt gấp 3, 4 lần so với nhựa thường, nên tôi thấy nếu có thể sản xuất quy mô lớn với giá thành phải chăng thì người tiêu dùng sẽ dễ dàng đón nhận” – Khánh hào hứng chia sẻ.

Nói về tính khả thi của dự án, vì sao người tiêu dùng phải chọn nhựa sinh học thay vì nhựa thông thường, Khánh chia sẻ: “Nhựa sinh học có thể tự hủy trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng trong môi trường ủ công nghiệp, bên ngoài thì có thể lâu hơn một chút.

Trong khi đó, nhựa thông thường phải mất đến hàng trăm năm. Người quan tâm các vấn đề môi trường và sức khỏe sẽ không ngần ngại lựa chọn sản phẩm trên”.

Hiện Khánh cùng nhóm bạn đang năng nổ tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, các phiên chợ kết nối dự án của sinh viên với các doanh nghiệp, nhà đầu tư để có thể triển khai sản xuất nhựa sinh học quy mô lớn.

Vừa qua, dự án này đoạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức, giải nhì cuộc thi Hult Prize, giải thưởng khởi nghiệp cho sinh viên tại ĐH Trà Vinh.

“Gần đây cũng có công ty liên hệ tôi đặt vấn đề xuất khẩu sang Úc, Pháp. Họ yêu cầu sản phẩm cần phải đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm tra các chỉ số hóa sinh của sản phẩm để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của đối tác nước ngoài. Vấn đề hiện tại tôi còn thiếu để sản xuất lớn là vốn” – Khánh bộc bạch.

Hiện Khánh đang nhờ một người bạn cơ khí bên ngoài “chế” một chiếc máy đùn kích cỡ nhỏ để thỏa ước mơ trực tiếp làm ra sản phẩm.

“Tôi thử hỏi ngoài thị trường thì máy đùn để sản xuất nhựa rẻ nhất đến cả tỉ đồng, quá khả năng của tôi. Tôi nhờ bạn chế máy chừng 10 triệu đồng, làm đến đâu cân chỉnh, hoàn thiện đến đó. Mong rằng dự án có thể bay xa trong thời gian tới” – Khánh thật thà chia sẻ.

Thầy Nguyễn Văn Vũ An – giám đốc Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Trường ĐH Trà Vinh – trực tiếp đồng hành với Khánh từ ý tưởng ban đầu đến lúc ra mắt sản phẩm mẫu.

Thầy đánh giá dự án có tính khả thi cao khi nhiều doanh nghiệp thông qua nhà trường đã bắt đầu kết nối triển khai.

“Trường đang hỗ trợ Khánh bảo vệ bản quyền, đăng ký sở hữu trí tuệ. Nhiều đơn vị đặt vấn đề liên kết sản xuất, xuất khẩu sang nước ngoài” – thầy An nhấn mạnh.

hoa-phep-vo-tom-cua-thanh-nhua-sach
Khánh và các bạn nghiên cứu sản xuất nhựa sinh học. Ảnh: NVCC

Chế phẩm diệt trừ sâu từ hạt bình bát

Ngoài dự án sản xuất nhựa sinh học từ vỏ tôm, cua, Khánh cũng là một trong các thành viên góp mặt trong đề tài nghiên cứu “Sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ sâu từ hạt bình bát”.

Sản phẩm phun xịt ứng dụng công nghệ nano giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, hạn chế ô nhiễm môi trường. Chiết xuất từ hạt bình bát thôn quê và nano kẽm, sản phẩm tiết kiệm chi phí với tính khả thi cao khi áp dụng vào thực tế.

 Thành Nhơn

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/hoa-phep-vo-tom-cua-thanh-nhua-sach-20210118105152601.htm

The post ‘Hóa phép’ vỏ tôm, cua thành nhựa sạch appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Phát hiện mới: Nhựa sinh học cũng độc hại như nhựa thông thường https://24hsongxanh.vn/nhua-sinh-hoc-cung-doc-hai-nhu-nhua-thong-thuong/ Thu, 29 Oct 2020 09:26:24 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50259 nhua-sinh-hoc

Một nghiên cứu của Lisa Zimmermann từ Đại học Goethe ở Frankfurt (Đức) cho thấy, nhựa sinh học và nhựa phân hủy sinh học không an toàn hơn các loại nhựa khác. Gần đây, nhựa sinh học đã xuất hiện trên thị trường như một chất thay thế cho nhựa thông thường. Nhựa sinh học có một […]

The post Phát hiện mới: Nhựa sinh học cũng độc hại như nhựa thông thường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nhua-sinh-hoc

Một nghiên cứu của Lisa Zimmermann từ Đại học Goethe ở Frankfurt (Đức) cho thấy, nhựa sinh học và nhựa phân hủy sinh học không an toàn hơn các loại nhựa khác.

Gần đây, nhựa sinh học đã xuất hiện trên thị trường như một chất thay thế cho nhựa thông thường. Nhựa sinh học có một số ưu điểm: Thường được làm từ vật liệu tái chế hoặc xenlulo thực vật và có thể phân hủy sinh học.

nhua-sinh-hoc
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Lisa Zimmermann từ Đại học Goethe ở Frankfurt (Đức) cho thấy, nhựa sinh học và nhựa phân hủy sinh học không an toàn hơn các loại nhựa khác. Trong đó, các sản phẩm làm từ xenlulo và tinh bột chứa nhiều hóa chất nhất nên cũng gây ra các phản ứng độc hại mạnh hơn trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Martin Wagner, PGS tại Khoa Sinh học của Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy, cũng tiến hành một cuộc khảo sát lớn về hóa chất trong nhựa sinh học và chất dẻo làm từ vật liệu gốc thực vật. Kết quả cho thấy, 80% các sản phẩm chứa hơn 1.000 hóa chất khác nhau. Một số còn có tới 20.000 hóa chất. Các chất này có thể gây độc trực tiếp cho các tế bào hoặc có thể hoạt động như các hormon làm rối loạn cân bằng của cơ thể.

An Khuê

Theo khoahocdoisong.vn/ Scitechdaily

 

Link nguồn: https://khoahocdoisong.vn/phat-hien-moi-nhua-sinh-hoc-cung-doc-hai-nhu-nhua-thong-thuong-154451.html

The post Phát hiện mới: Nhựa sinh học cũng độc hại như nhựa thông thường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất https://24hsongxanh.vn/nghe-nhan-han-quoc-ung-dung-nhua-sinh-hoc-de-san-xuat-noi/ Mon, 20 Apr 2020 10:12:35 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=35498

Nghệ nhân 40 tuổi Ryu Jong-dae đã chuyển sang sử dụng chất liệu nhựa sinh học từ bột bắp để giảm chất thải nhựa trong quá trình sáng tác và sản xuất của mình. Đối với nghệ nhân chế tác đồ nội thất người Hàn Quốc Ryu Jong-dae, mục tiêu tiên quyết trong các tác phẩm […]

The post Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Nghệ nhân 40 tuổi Ryu Jong-dae đã chuyển sang sử dụng chất liệu nhựa sinh học từ bột bắp để giảm chất thải nhựa trong quá trình sáng tác và sản xuất của mình.

Đối với nghệ nhân chế tác đồ nội thất người Hàn Quốc Ryu Jong-dae, mục tiêu tiên quyết trong các tác phẩm của anh không chỉ là giới thiệu tới khách hàng các mẫu thiết kế theo phong cách hiện đại, mà còn hướng họ tới những sự lựa chọn thân thiện với môi trường.

Một tác phẩm của nghệ nhân Ryu Jong-dae. Nguồn: ryujongdae.com

Nghệ nhân 40 tuổi Ryu Jong-dae vốn nổi tiếng với các sản phẩm đồ nội thất bằng gỗ, nhưng trong những năm gần đây, anh đã chuyển sang sử dụng chất liệu nhựa sinh học từ bột bắp để giảm chất thải nhựa trong quá trình sáng tác và sản xuất của mình.

Chia sẻ với báo giới, anh Ryu Jong-dae cho biết: “Những tài nguyên mà chúng ta sử dụng hiện nay là hữu hạn, do đó tôi nghĩ các nghệ sĩ nên quan tâm đến các biện pháp giảm thiểu chất thải ra môi trường khi họ thiết kế và sản xuất sản phẩm cho công chúng.

Lời kêu gọi của nghệ nhân Ryu Jong-dae được đưa ra trong bối cảnh trong tuần này cộng đồng thế giới sẽ kỷ niệm 50 năm Ngày Trái Đất – một cột mốc quan trọng trong sự xuất hiện của những phong trào vì môi trường, đồng thời cũng là dịp để nhắc nhở nhân loại về các thách thức môi trường mà thế giới đang phải đối mặt, bao gồm cả vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa – hay còn gọi là “ô nhiễm trắng.”

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), trong năm 2016, con người tạo ra 242 triệu tấn chất thải nhựa. Trong khi đó, số liệu của Tập đoàn Môi trường Hàn Quốc cho biết hơn 8,2 triệu tấn chất thải nhựa đã được nước này sinh ra trong quá trình sản xuất vào năm 2018. Nghệ nhân Ryu nhấn mạnh nhựa sinh học là một biện pháp hữu hiệu giúp giảm những chất thải nhựa nêu trên.

Trong dự án mang tên Craft Digital Craft, anh đã sử dụng Polylactic Acid (PLA), một loại nhựa sinh học được làm từ các vật liệu tái tạo, bao gồm bột bắp hoặc mía. Khi không còn sử dụng, những vật liệu này có thể phân hủy sau một vài năm trong các môi trường cụ thể. Ngược lại, chất liệu nhựa thông thường được làm từ các sản phẩm hóa dầu, không bị phân hủy sinh học và có thể mất hàng trăm năm để phân hủy hết.

Nghệ nhân Ryu đã kết hợp PLA với công nghệ in 3D để tạo ra các chi tiết tinh tế trên đồ nội thất. Anh cho biết: “Với tư cách là nhà thiết kế, tôi muốn giới thiệu những khả năng mới trong việc ứng dụng các vật liệu thân thiện với môi trường để thiết kế và tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Nghề thủ công kỹ thuật số mang rất nhiều ý nghĩa, bởi nó có thể mở rộng phạm vi tác phẩm so với các nghề thủ công hiện có bằng cách sử dụng những chất liệu mới, như nhựa sinh học. Điều này cũng giúp giảm tối đa rác thải trong quá trình sáng tạo nghệ thuật và sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, giúp ích cho toàn cầu”.

Thanh Phương

Theo Vietnam/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nghe-nhan-han-quoc-ung-dung-nhua-sinh-hoc-de-san-xuat-do-noi-that/635696.vnp

The post Nghệ nhân Hàn Quốc ứng dụng nhựa sinh học để sản xuất đồ nội thất appeared first on 24h Sống xanh.

]]>