nhà thờ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Sat, 03 Oct 2020 03:32:30 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png nhà thờ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Định viết vài tập sách cho người Mỹ “biết tay” rồi nghỉ! https://24hsongxanh.vn/dinh-viet-vai-tap-sach-cho-nguoi-biet-tay-roi-nghi/ Sat, 03 Oct 2020 03:32:30 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=48388 le-thi-diem-thuy

Mục đích ban đầu của nhà thơ lê thị diễm thúy (chị không bao giờ muốn viết hoa tên của mình) là viết vài tập sách cho độc giả Mỹ biết tâm sự của người Việt là như thế nào, rồi thôi. Nhưng nghiệp cầm bút, có dễ thôi là thôi, khi mà nữ sĩ […]

The post Định viết vài tập sách cho người Mỹ “biết tay” rồi nghỉ! appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
le-thi-diem-thuy

Mục đích ban đầu của nhà thơ lê thị diễm thúy (chị không bao giờ muốn viết hoa tên của mình) là viết vài tập sách cho độc giả Mỹ biết tâm sự của người Việt là như thế nào, rồi thôi. Nhưng nghiệp cầm bút, có dễ thôi là thôi, khi mà nữ sĩ này có thể viết ra những điều mới lạ, thu hút, ít giống ai, không chỉ nói nỗi lòng của người Việt, người Mỹ, mà còn là tiếng nói của bất kỳ ai, dân tộc nào đang bị vong hóa.

Tiểu thuyết The Gangster We Are All Looking For (tạm dịch: Gã du đãng mà tất cả chúng ta lùng kiếm) xuất bản năm 2001, bán khá chạy tại Mỹ, tạo nên những tranh luận, bản dịch sắp xuất bản tại Việt Nam. Trong rất nhiều giải thưởng và tài trợ mà lê thị diễm thúy đã nhận, có Guggenheim Fellowship (2004), USA Fellowship (2008)…

le-thi-diem-thuy
Nhà thơ lê thị diễm thúy không bao giờ muốn viết hoa tên của mình. Ảnh: Edward Judice

Đọc tiểu thuyết này và quan sát thái độ độc giả tại Mỹ, nhà nghiên cứu Trần Hữu Dũng từng nhận định: “Rất tiếc là nhiều độc giả ngoại quốc (nhất là Mỹ) đến với nhà văn (gốc) Việt hiện đại với đòi hỏi ở tác giả một thông điệp nào đó về chiến tranh, thậm chí về chế độ. Nhiều nhà phê bình Mỹ đã đọc qua lăng kính này, và cho rằng, so với các tác giả Mỹ, cái đặc sắc của diễm thúy là ở chỗ cô cho thấy người Mỹ là phụ thuộc trong đời sống của đông đảo người Việt. Tuy đó là lời khen, nhưng nó phản ảnh một cách đọc quá chủ quan dân tộc, quá kẻ cả. Không nên đọc và đánh giá đây như một tác phẩm về Việt Nam, càng không phải một tác phẩm về Mỹ và Việt Nam. Nó là tác phẩm về một nhóm người bị bứng rễ từ một văn hóa này sang một văn hóa khác, là một quyển tiểu thuyết chiến tranh phi chiến tranh”.

Một tự sự về vong hóa

Tác phẩm không hề chú tâm đến ký ức Việt, càng không là một diễn ngôn cho thực tại mới tại Mỹ, dù hiện thực trong nó dễ làm người đọc có thể suy diễn chệch như vậy. Về cốt truyện, nó đơn giản là câu chuyện cha và các con đến Mỹ trước, chờ mẹ và các con đến sau. Nhưng nó là một hiện thực phi hiện thực, để chỉ tập trung viết về sự vong hóa, khi bất kỳ ai phải sống xa nơi chôn nhau cắt rốn, sống xa quê hương của mình. Đề cập về tác phẩm của mình, lê thị diễm thúy nói: “Tôi chỉ tập trung vào các nhân vật. Đối với tôi, cái gì xảy ra không hệ trọng bằng nó xảy ra với ai và như thế nào. Nếu không như vậy, tôi cho rằng hiện thực khổ đau của con người có nguy cơ trở thành trừu tượng”.

Điều quan trọng là phải xem tầm mức và giá trị của con người trong các sự kiện lịch sử và biến cố/ hiện tượng (chiến tranh, hoàn cảnh của người tị nạn, lưu vong…). Nếu không có đủ quy mô nhân lực, các cách thức liên lạc giữa con người và các biến cố ấy, chúng ta không thể hiểu lịch sử đã diễn ra với những người cụ thể, ở những nơi cụ thể và trong từng thời điểm cụ thể là như thế nào. Ngay cả người thờ ơ, với đại tự sự của lịch sử thì dễ nhận ra, còn các tiểu tự sự lịch sử, dù chú tâm, cũng dễ bị lướt qua, bị thất lạc.

le-thi-diem-thuy
Nhà thơ lê thị diễm thúy trình diễn tại Sàn Art (TP.HCM) ngày 15/5/2010. Ảnh: Sàn Art cung cấp

Nhà văn Vincent K. nhận định đây là tác phẩm “khám phá tác hại của việc thiếu giao tiếp khi đối mặt với chấn thương. Khi ba và – ở một mức độ thấp hơn – mẹ của người kể chuyện từ chối nói trực tiếp về những sự kiện đau buồn trong quá khứ của họ, lê thị diễm thúy nhấn mạnh những thiệt hại mà họ đang gây ra đối với các giác quan của người kể chuyện về danh tính và địa điểm bằng cách làm nổi bật sự im lặng xung quanh người kể chuyện”. Mà lịch sử loài người, nói một cách hình tượng, là cuộc lùng kiếm gã du đãng bị bật ra khỏi gốc rễ, lịch sử là ký ức của vong hóa.

Còn với cây bút Maggie Gee của tờ Independent thì: “Nếu bạn không thường xuyên đọc những cuốn tiểu thuyết đầu tay, hãy dành một ngoại lệ cho tác phẩm ngắn gọn, đặc sắc này, vì nó tái hiện trong một bức tranh ghép được tạo hình khéo léo về cuộc sống của một gia đình Việt Nam với tư cách là thuyền nhân đến Mỹ. Nó phân chia, giống như cuộc sống của chính gia đình họ, thành hai nửa, mỗi nửa bao gồm các mảnh vỡ sinh động, mỗi phần kể một chuyện khác nhau, với hình ảnh là nước chảy xuyên suốt”.

Tác giả đã thành công trong việc đại diện cho bản sắc không ổn định của mình, với sự dịch chuyển và bất ổn. Trên thực tế, trong thế giới đó, cô ấy cũng có thể là chính mình, mà cô ấy cũng có thể là bất kỳ ai còn muốn ở với tất cả những ký ức ám ảnh và những xung đột nội tâm vĩnh viễn.

Một câu chuyện về biểu tượng nước

Paul Baumann của tờ The New York Times nhận định: “Một câu chuyện quen thuộc về sự ngược đãi, bi kịch và quyết tâm gan góc tạo thành bộ xương của cuốn tiểu thuyết này, nhưng bản thân câu chuyện lại bộc lộ một cảm giác đặc biệt, đậm chất thơ, gần như thanh tao. Trong tiếng Việt, ”chúng ta được báo cho biết ngay trong sách, từ chỉ nước và từ chỉ dân tộc, đất nước, quê hương là giống nhau, đều có thể gọi là nước. Và nước có nghĩa đen và nghĩa bóng ở khắp mọi nơi trong câu chuyện được lắp ráp rất tỉ mỉ này. Nó vừa là dấu hiệu vừa là biểu tượng: về quá khứ, về bản sắc, về những gì hợp nhất và phân tách nhân loại, về khởi đầu và kết thúc của cuộc sống, của ý thức hệ”.

le-thi-diem-thuy
Tiểu thuyết The Gangster We Are All Looking For (tạm dịch: Gã du đãng mà tất cả chúng ta lùng kiếm) đã được tái bản nhiều lần, bán chạy và nhận được nhiều giải thưởng.

Paul Baumann viết thêm: “Nhìn bề ngoài, đây là một sự cố hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, cách sử dụng ngôn ngữ khéo léo của lê thị diễm thúy cảnh báo cho chúng ta một ẩn ý mạnh mẽ. Hơn cả sự bạc bẽo của người chủ nhà, người mẹ đang than thở cho sự thất thường của số phận mình. Chính việc nhập cư đến Mỹ đã lấy đi tầm nhìn của bà ấy về nước, bao trùm lên quá khứ của bà ấy, cắt đứt mối liên hệ của bà ấy với gia đình, cộng đồng, quê hương – với các thiết thân khác. Chúng ta cũng không được phép quên rằng hai đại dương lân cận đã tách bà ra khỏi kết nối với hàng ngàn ngôi làng ven biển, nơi bà lớn lên và lập gia đình, nơi đứa con của bà đã được sinh ra và cha mẹ nay vẫn còn đó”.

Tiểu thuyết này được cấu thành khá tình cờ, vì lê thị diễm thúy là một nhà thơ, lúc ấy chưa có suy nghĩ sẽ viết một tiểu thuyết. Chị cho biết: “Đầu tiên, tôi đã viết truyện ngắn Gã du đãng mà tất cả chúng ta lùng kiếm, sau đó, tôi thích câu chuyện này thành một phần của hiệu ứng gọi là Mùa Hè đỏ lửa. Việc thực hiện này lấy sự tường thuật là chính, nó kể về sự lạc mất hình ảnh của một gia đình, mà khi cất nhắc và hình tượng nó lên, nó đã cho ta những tiếng nói không xác định, gián tiếp phản ánh về cuộc chiến của Việt Nam và Mỹ, cùng những hậu quả của nó. Sau đó thì tôi lại viết một cuốn tiểu thuyết, bao gồm năm chương, mà chương ba có tên là Gã du đãng mà tất cả chúng ta lùng kiếm. Bạn thấy không: ấy là một vòng tròn”.

Khi được hỏi điều gì quyết định trở thành nhà văn? “Chưa bao giờ tôi muốn trở thành một nhà văn. Những gì tôi muốn, kể từ khi tôi còn là một đứa trẻ và lần đầu tiên học đọc, là được sử dụng các từ. Đọc vừa là một thử thách vừa là một niềm an ủi, những câu chuyện là thế giới mà tôi có thể bước vào, và từ khi còn nhỏ, tôi đã hiểu rằng bằng cách nào đó, từ ngữ đã triệu tập các thế giới. Lúc đầu, tôi chỉ muốn là một độc giả thuần túy. Có lẽ tôi đã trở thành một nhà văn khi tôi nhận ra rằng tôi cũng mang những thế giới bên trong mình, và lời nói là chìa khóa để mở ra những thế giới đó, để giải phóng con người, địa điểm, khoảnh khắc, các câu hỏi, sự mong muốn. Nhưng tôi cũng chỉ định viết vài tập sách cho người Mỹ “biết tay” rồi nghỉ luôn” – lê thị diễm thúy cho biết.

Sinh năm 1972 tại Phan Thiết, lớn lên tại Linda Vista (San Diego), đã nhiều lần về Việt Nam thăm quê hương và giao lưu với độc giả. Chị đang ôm ấp một tiểu thuyết có chiều kích rộng hơn, giàu chất thơ, nơi có thể diễn đạt được tâm hồn thơ và ca dao, tục ngữ cửa miệng của người Việt trong tiếng Mỹ, nơi vốn khá thiếu vắng điều này.

Hiền Hòa

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Định viết vài tập sách cho người Mỹ “biết tay” rồi nghỉ! appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thánh lễ đáng nhớ của một gia đình giáo dân và những giáo đường đẹp trong vắng lặng https://24hsongxanh.vn/thanh-le-dang-nho-cua-mot-gia-dinh-giao-dan-va-nhung-giao-duong-dep-trong-vang-lang/ Mon, 30 Mar 2020 04:34:36 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=33707

Anh Nguyễn Khoa và mẹ của mình, đang sống ở chung cư Đại Thế Giới, quận 5, Sài Gòn đã có một ngày đáng nhớ. Thay vì đi dự thánh lễ ở nhà thờ Đức Bà như thường lệ, hai mẹ con anh cùng ở nhà, mở laptop lên, vào trang mạng của Tổng giáo […]

The post Thánh lễ đáng nhớ của một gia đình giáo dân và những giáo đường đẹp trong vắng lặng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Anh Nguyễn Khoa và mẹ của mình, đang sống ở chung cư Đại Thế Giới, quận 5, Sài Gòn đã có một ngày đáng nhớ. Thay vì đi dự thánh lễ ở nhà thờ Đức Bà như thường lệ, hai mẹ con anh cùng ở nhà, mở laptop lên, vào trang mạng của Tổng giáo phận để cùng dự thánh lễ trực tuyến.

Đây là buổi lễ trực tuyến đầu tiên mà gia đình anh Khoa tham dự kể từ khi Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn thông báo tạm ngưng các sinh hoạt cộng đoàn kể từ 16g00 ngày 26/3/2020.

Người dân ở chung cư Đại Thế Giới, quận 5, Sài Gòn đang dự thánh lễ trực tuyến trên trang YouTube của Tổng giáo phận Sài Gòn.

Anh Khoa chia sẻ: “Thánh lễ diễn ra cũng bình thường như mọi thánh lễ khác. Nhưng lần này, Đức Cha làm lễ ở nhà thờ Tân Phước và truyền trực tiếp trên YouTube của Tổng giáo phận. Cha vẫn giảng đạo thông qua bài Phúc Âm hôm nay và khuyên nhủ giáo dân hạn chế ra đường cũng như tuân thủ nghiêm túc những yêu cầu của cơ quan chức năng trong mùa dịch.

Tham dự lễ qua màn hình, nói rất thật lòng là tôi vẫn cảm thấy thiếu vắng làm sao đó. Giáo dân chỉ một vài người vừa đọc sách vừa hát trong lễ thôi. Bình thường, một thánh lễ luôn có cộng đoàn đông đảo, hàng mấy trăm người tham dự rất vui và ấm cúng, còn giờ thì vắng chỉ hai mẹ con. Mặc dù vẫn có tương tác với linh mục thông qua thưa – đáp, nhưng vẫn không thể như tham dự trực tiếp. Với lại ngồi trước màn hình, giống như đang xem phim hơn là trực tiếp tham dự. Nhưng đây là một thánh lễ khó quên đối với tôi. Dù chưa quen đi lễ như thế này lắm, mà tình hình dịch bệnh như thế này chắc cũng sẽ quen dần. Và cũng là lúc những người có tín ngưỡng tôn giáo như mình cần phải thích ứng, thấu hiểu. Tôi mong là đại dịch sớm tắt để có thể lại được đến nhà thờ Đức Bà dự thánh lễ.”

 Tâm sự của anh Nguyễn Khoa có lẽ cũng là của khá nhiều người trong mùa đại dịch Covid-19 này, khi toàn bộ các thánh lễ đã và chỉ diễn ra trực tuyến. Không chỉ những giáo dân như anh Khoa, mà từ lâu, nhà thờ Đức Bà đã không chỉ là một công trình kiến trúc tôn giáo có giá trị, mà đó còn là một trong những hình ảnh quen thuộc nhất của Sài Gòn.

Quang cảnh ngôi Vương cung thánh đường đẹp đẽ trong vắng lặng.

Không chỉ nhà thờ Đức Bà, những ngôi nhà thờ cổ nổi tiếng, luôn đông người đến dự lễ và tham quan như nhà thờ Tân Định, Huyện Sĩ… cũng vậy.

Có lẽ đây là quãng thời gian hiếm hoi từ trước đến nay các thánh đường cổ này đẹp trong tĩnh lặng đến vậy. Đây cũng là khung cảnh chung của các cơ sở, địa chỉ tôn giáo trên địa bàn Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung, khi đang là thời điểm vàng để cả nước chống dịch. Những vắng lặng của các nhà thờ danh tiếng là một trong những minh họa cụ thể nhất cho việc “ý thức ngồi yên tại gia”, hạn chế đi lại được nhắc nhở suốt thời gian qua quan trọng đến nhường nào.

Cùng nhìn lại một số hình ảnh đẹp mà vắng vẻ của các ngôi giáo đường cổ, trong đó có nhà thờ Đức Bà. Hiện tại, công trình trùng tu nhà thờ Đức Bà đã đi được đã gần nửa thời gian dự tính và hy vọng sẽ kịp tiến độ.

Nắng cuối tháng 3 trên những gạch ngói mới được trùng tu của nhà thờ Đức Bà. Đây có lẽ là quãng thời gian yên lặng nhất của ngôi giáo đường trong mùa dịch Covid-19.
Cổng nhà thờ Tân Định luôn được đóng kín, với bảng thông tin về việc dừng các hoạt động trên 20 người.
Nhà thờ Tân Định trong nắng chiều Chủ nhật và con đường Hai Bà Trưng vốn luôn sầm uất, đông đúc.
Nhà thờ Huyện Sĩ trong khung cảnh vắng vẻ nhất từ trước đến nay.
Người bán hoa trước nhà thờ Huyện Sĩ ngồi lướt net liên tục vì như chị cho hay, đây là thời điểm bán buôn chậm nhất của mình. Điều này cũng dễ hiểu thôi.

Sơn Trà

The post Thánh lễ đáng nhớ của một gia đình giáo dân và những giáo đường đẹp trong vắng lặng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những nhà thờ ở trung tâm Sài Gòn trước Giáng sinh https://24hsongxanh.vn/nhung-nha-tho-o-trung-tam-sai-gon-truoc-giang-sinh/ Mon, 23 Dec 2019 10:14:48 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=24890

Nhà thờ Tân Định và nhà thờ Kỳ Đồng có nhiều hạng mục trang trí ấn tượng, cho khách tham quan miễn phí đến hết ngày 1/1/2020.   Tâm Linh Theo VnExpress   Link nguồn: https://vnexpress.net/du-lich/nhung-nha-tho-o-trung-tam-sai-gon-truoc-giang-sinh-4030707.html

The post Những nhà thờ ở trung tâm Sài Gòn trước Giáng sinh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Nhà thờ Tân Định và nhà thờ Kỳ Đồng có nhiều hạng mục trang trí ấn tượng, cho khách tham quan miễn phí đến hết ngày 1/1/2020.

Nhà thờ Tân Định (đường Hai Bà Trưng, quận 3) hàng năm đều trang hoàng rực rỡ chào đón Giáng sinh.
Nhà thờ Tân Định (đường Hai Bà Trưng, quận 3) hàng năm đều trang hoàng rực rỡ chào đón Giáng sinh.
Dàn đèn nhiều màu sắc được giăng từ đỉnh tháp chuông xuống cổng chính, kết hợp với những cành cây trắng như phủ tuyết tạo nên khung cảnh huyền ảo, thu hút nhiều khách tham quan và chụp ảnh vào buổi tối.
Dàn đèn nhiều màu sắc được giăng từ đỉnh tháp chuông xuống cổng chính, kết hợp với những cành cây trắng như phủ tuyết tạo nên khung cảnh huyền ảo, thu hút nhiều khách tham quan và chụp ảnh vào buổi tối.
Trong sân nhà thờ gần 150 tuổi này, một sân khấu lớn được dàn dựng công phu là nơi sẽ diễn ra hoạt cảnh truyền thuyết Chúa giáng sinh vào 18h30 ngày 24/12 và cho khách chụp ảnh. Nhà thờ Tân Định sẽ cử hành nhiều buổi lễ từ nay đến hết ngày 25/12, trong thời gian lễ khách tham quan có thể không được vào cổng.
Trong sân nhà thờ gần 150 tuổi này, một sân khấu lớn được dàn dựng công phu là nơi sẽ diễn ra hoạt cảnh truyền thuyết Chúa giáng sinh vào 18h30 ngày 24/12 và cho khách chụp ảnh. Nhà thờ Tân Định sẽ cử hành nhiều buổi lễ từ nay đến hết ngày 25/12, trong thời gian lễ khách tham quan có thể không được vào cổng.
Bên cạnh nhà thờ chính còn có một khu vực bán đồ trang trí Noel.
Bên cạnh nhà thờ chính còn có một khu vực bán đồ trang trí Noel.
Nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp còn gọi là nhà thờ Kỳ Đồng (đường Kỳ Đồng, quận 3) cũng đã hoàn thiện phần trang trí cho lễ Giáng sinh.
Nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp còn gọi là nhà thờ Kỳ Đồng (đường Kỳ Đồng, quận 3) cũng đã hoàn thiện phần trang trí cho lễ Giáng sinh.
Không chỉ có hang đá, nhà thờ còn dựng mô hình lâu đài mang kiến trúc xứ Bethlehem (nay thuộc Palestine), nơi Đức mẹ Maria hạ sinh Đức Giêsu. Nhà thờ sẽ giữ công trình Noel đến tận ngày Tết Dương lịch, mở cửa đón khách từ 5h-21h. Riêng đêm lễ chính 24/12 nhà thờ có thể mở cửa đến 23h.
Không chỉ có hang đá, nhà thờ còn dựng mô hình lâu đài mang kiến trúc xứ Bethlehem (nay thuộc Palestine), nơi Đức mẹ Maria hạ sinh Đức Giêsu. Nhà thờ sẽ giữ công trình Noel đến tận ngày Tết Dương lịch, mở cửa đón khách từ 5h-21h. Riêng đêm lễ chính 24/12 nhà thờ có thể mở cửa đến 23h.
Ngoài nhà thờ, xung quanh thánh đường lớn và nhà sách Đức Mẹ cũng là nơi khách có thể tham quan tự do. Nhà sách này là một trong những khu mua sắm đồ trang trí Giáng sinh lớn ở thành phố.
Ngoài nhà thờ, xung quanh thánh đường lớn và nhà sách Đức Mẹ cũng là nơi khách có thể tham quan tự do. Nhà sách này là một trong những khu mua sắm đồ trang trí Giáng sinh lớn ở thành phố.
Ngoài các món đồ trang trí truyền thống như tượng, cây thông, vòng hoa, ngôi sao, quả châu..., hình nộm kích thước lớn dạng tĩnh hoặc động cũng có tại đây, hấp dẫn những vị khách nhí.
Ngoài các món đồ trang trí truyền thống như tượng, cây thông, vòng hoa, ngôi sao, quả châu…, hình nộm kích thước lớn dạng tĩnh hoặc động cũng có tại đây, hấp dẫn những vị khách nhí.
Nhà thờ Đức Bà (đường Công Xã Paris, quận 1), điểm du lịch nổi bật của thành phố, hiện không trang trí rực rỡ, chỉ có một mô hình hang đá và cây thông bằng đèn led cao hơn 3 mét trước cửa chính.
Nhà thờ Đức Bà (đường Công Xã Paris, quận 1), điểm du lịch nổi bật của thành phố, hiện không trang trí rực rỡ, chỉ có một mô hình hang đá và cây thông bằng đèn led cao hơn 3 mét trước cửa chính.
Do nhà thờ vẫn đang trong quá trình trùng tu nên du khách chỉ có thể tham quan và chụp hình từ bên ngoài trước ngày lễ. Buổi Thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh sẽ bắt đầu vào 20h30 ngày 24/12 và từ 17h30 ngày 25/12. Giáo dân từ nơi khác và du khách vẫn có thể tập trung ở phía trước nhà thờ để đón lễ.
Do nhà thờ vẫn đang trong quá trình trùng tu nên du khách chỉ có thể tham quan và chụp hình từ bên ngoài trước ngày lễ. Buổi Thánh lễ mừng Chúa Giáng sinh sẽ bắt đầu vào 20h30 ngày 24/12 và từ 17h30 ngày 25/12. Giáo dân từ nơi khác và du khách vẫn có thể tập trung ở phía trước nhà thờ để đón lễ.

 

Tâm Linh

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/du-lich/nhung-nha-tho-o-trung-tam-sai-gon-truoc-giang-sinh-4030707.html

The post Những nhà thờ ở trung tâm Sài Gòn trước Giáng sinh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nhà thờ gỗ Kon Tum, giáo đường tuyệt đẹp miền cao nguyên https://24hsongxanh.vn/nha-tho-go-kontum-giao-duong-tuyet-dep-mien-cao-nguyen/ Sat, 21 Dec 2019 04:23:59 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=24604

Nếu đi du lịch Kon Tum, chắc chắn có một địa chỉ bạn không thể bỏ qua, đó là công trình kiến trúc độc đáo nhất xứ này: nhà thờ gỗ Kon Tum. Sang năm mới 2020, cũng là lúc ngôi nhà thờ gỗ trứ danh nhất vùng Tây Nguyên kỷ niệm tròn 107 năm […]

The post Nhà thờ gỗ Kon Tum, giáo đường tuyệt đẹp miền cao nguyên appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Nếu đi du lịch Kon Tum, chắc chắn có một địa chỉ bạn không thể bỏ qua, đó là công trình kiến trúc độc đáo nhất xứ này: nhà thờ gỗ Kon Tum.

Toàn cảnh nhà thờ gỗ hay nhà thờ Chính tòa Kon Tum.

Sang năm mới 2020, cũng là lúc ngôi nhà thờ gỗ trứ danh nhất vùng Tây Nguyên kỷ niệm tròn 107 năm tuổi. Nhưng thời gian đằng đẵng cả thế kỷ biển dâu với bao đổi dời vẫn chưa kịp làm phai đi vẻ đẹp của ngôi giáo đường xưa này.

 Sự kết hợp tuyệt đẹp của kiến trúc gỗ 

Gác chuông và mái của nhà thờ, nhìn từ phía sau.

Đến thành phố Kon Tum, hỏi bất cứ người dân nào, bạn cũng sẽ được chỉ dẫn tận tình đến Nhà thờ gỗ Kon Tum nằm ngay trung tâm thành phố, trên con đường Nguyễn Huệ. Nhà thờ này do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, có kiến trúc kết hợp giữa phong cách Roman với kiểu nhà sàn đặc trưng của người Ba Na. Cũng dễ hiểu khi nhà thờ được xây dựng theo phong cách này, bởi Kon Tum là nơi người dân tộc Ba Na sinh sống tập trung rất nhiều. Theo tài liệu lưu lại và các sơ ở nhà thờ cho hay thì nhà thờ được hình thành từ những bàn tay tài hoa của nghệ nhân Quảng Nam, Bình Định… và được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.

Các ô cửa lấy sáng và hành lang bên hông nhà thờ.

Các nghệ nhân này đã mất ròng rã 5 năm mới hoàn thành ngôi thánh đường có diện tích sử dụng hơn 700m2 này. Khi xây dựng nhà thờ, các vị linh mục thời đó đã khéo léo đưa kiến trúc Roman hòa vào kiến trúc nhà sàn Ba Na để tạo ra một không gian tôn giáo thân thiện, gần gũi với người dân bản địa.

Kiến trúc gỗ mang phong cách Basilica được cho là còn tồn tại duy nhất trên thế giới.

Điểm độc đáo của ngôi giáo đường không bê tông cốt thép, không một chút vôi vữa này, khiến nó khác biệt với tất cả các ngôi giáo đường khác trên cả nước, là chất liệu để xây cất nhà thờ hoàn toàn bằng gỗ tốt nhất thời bấy giờ, trong đó chủ yếu là loại gỗ cà chít.

Không gian bên trong giáo đường gây ấn tượng với những đường nét kiến trúc gỗ.

Bạn có thể thấy rõ loại gỗ quý hiếm này ở những hàng cột đen tròn, thẳng tắp chạy dọc bên trong và hai bên hành lang giáo đường. Từ cột kèo đến nóc nhọn của giáo đường, mái vòm cong, cửa, ghế, hay cả tháp chuông cao cao đều làm bằng gỗ. Gỗ được đục đẽo, gắn kết nhau bằng mộng, không có sự hiện diện của đinh hay vật dụng hỗ trợ đóng ghép gì khác nên khối kiến trúc này càng thêm đặc biệt.

Ít ai ngờ rằng nhà thờ được xây dựng hoàn toàn bằng thủ công.
Cột gỗ cà chít sau một thế kỷ chống đỡ mái cho nhà thờ vẫn không có gì thay đổi.
Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng kiểu đất trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống ở miền Trung Việt Nam.
Dấu ấn Ba Na được nhắc nhớ thông qua các đồ vật trang trí.
Trong khuôn viên nhà thờ đặt để khá nhiều bức tượng minh họa nhiều sự kiện trong Kinh Thánh.

Những khác biệt độc đáo khác

Một điều đáng nói khác, như là sự tương phản và nổi bật lên trên gam nhu trầm của gỗ trăm năm, là các tấm kính màu, vẽ hình ảnh các tích trong Kinh Thánh và cũng là chỗ lấy ánh sáng bên trong nhà thờ. Nắng soi qua kính tạo những màu sắc đẹp như bức tranh được đóng khung gỗ quý treo trên trần nhà, gợi cảm giác vừa quen vừa lạ. Quen vì các hàng cột đặc trưng của kiến trúc Roman, và kính màu rất hay được sử dụng ở các nhà thờ trong giai đoạn này, lạ vì nó nằm giữa không gian gỗ đậm nét vùng dân tộc thiểu số, không chỏi, vênh mà lại rất hài hòa.

Một ô cửa lấy sáng làm bằng kính màu với tranh kính được minh họa từ một điển tích trong Kinh Thánh.

Các bức tường của nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm, một kiểu làm nhà truyền thống của người miền Trung, điều này cũng dễ hiểu khi nghệ nhân xây dựng đều chủ yếu đến từ miền này. Đất trộn rơm bện lại thành khối và đắp lên nhau tạo nên bức tường vững chắc, gắn kết với cột kèo gỗ tạo thành kiểu kiến trúc độc đáo.

Từ trong ô cửa lấy sáng nhìn ra mái nhà thờ. Những bức tranh kính luôn là điểm nhấn sống động giữa khung cảnh chủ yếu chỉ gam màu lạnh và nâu trầm của giáo đường.

Ngôi giáo đường được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng. Ngoài thánh đường chính, nhiều công trình khác trong khuôn viên nhà thờ cũng được xây dựng rất tinh tế mỹ thuật như nhà thờ, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc.

Giáo đường giờ cầu kinh gây ấn tượng với những tiếng đọc kinh của người dân tộc Ba Na.

Mùa này, bạn đến vào dịp lễ Giáng sinh, sẽ có dịp gặp tại đây cả nghìn giáo dân đủ tộc người thiểu số tìm đến nhà thờ, họ ở lại ngay bãi đất trống bên phải có khi cả tuần, để tham dự lễ. Những tiếng cầu kinh nghe trong ngôi giáo đường cổ này, bằng tiếng Ba Na, luôn gây ấn tượng mạnh với tôi.

Nhà thờ có nơi cung cấp nước miễn phí. Người dân tộc vẫn thường đến đây mỗi ngày lấy nước sạch để dùng.

Điểm đến của uyên ương và cả những tấm lòng từ thiện

Trong khuôn viên nhà thờ còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc để giáo dục, đào tạo và tạo việc làm cho nhiều mảnh đời không may. Không biết từ lúc nào, các đôi uyên ương của Kon Tum cũng như khá nhiều người từ nơi xa, thậm chí Sài Gòn cũng hay đến nhà thờ gỗ để lưu kỷ niệm hạnh phúc ngày cưới cho mình.

Công việc mỗi sáng của các cô cậu bé trong mái ấm Vinh Sơn 1.

Khi đến đây, bạn đừng quên tranh thủ thăm các trẻ em mồ côi người dân tộc được nuôi dạy ở các căn nhà phía sau nhà thờ mang tên mái ấm Vinh Sơn. Hiện mái ấm của nhà thờ đã phát triển ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Kon Tum, cũng mang tên Vinh Sơn và tại nhà thờ gỗ là nơi đầu tiên nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng được gọi tên là Vinh Sơn 1 cho dễ phân biệt. Những đứa trẻ tuy mồ côi nhưng được các sơ bảo ban, dạy dỗ rất ngoan.

Những chiếc bánh mì có kiểu dáng ngộ nghĩnh không giống ai.
Các em người dân tộc đang chuẩn bị vào giờ học Giáo lý.
Cảnh tượng dễ thương của các em mái ấm Vinh Sơn 1 đi lễ chiều.

Có dịp đến nơi này, bạn hãy thử mua ủng hộ những chiếc bánh mì tự làm của chúng. Chúng mềm, thơm và deo dẻo không giòn như bánh mì thường thấy ở Sài Gòn, màu trắng của bột mì khi nướng chín ươm vàng lớp vỏ được phết bằng đường thắng quẹo lại theo phương pháp thủ công. Cầm và ăn không thôi cũng thấy ngon ngon thơm mùi đường cháy đầy thú vị. Những đứa trẻ tranh thủ trước khi đi ngủ tối hay sáng sớm trước giờ đọc kinh để làm bánh, nên đôi khi bạn sẽ được thưởng thức một số ổ bánh mì trong những hình dạng… không giống ai, vì dăm đứa nào đó trong lũ trẻ làm bánh mì khi đang ngủ gục.

Khung cảnh vào Đông của nhà gỗ Kon Tum.

Và như thế, bạn sẽ thấy hành trình khám phá những nơi xa có thêm những dấu lặng dễ thương, để hành trình của mình, bên cạnh việc thưởng lãm phong cảnh, còn có những trải nghiệm gợi nhắc niềm yêu thương.

Bài & ảnh: Lê Minh Hạ

The post Nhà thờ gỗ Kon Tum, giáo đường tuyệt đẹp miền cao nguyên appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Mường Mán mang ý thơ vào hội họa https://24hsongxanh.vn/muong-man-mang-y-tho-vao-hoi-hoa/ Thu, 01 Aug 2019 03:04:50 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=9530 Nguyệt cầm trắng - Tranh: Mường Mán.

Trong triển lãm “Tuần trăng mê hoặc”, tác giả 72 tuổi tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ, hoài niệm về một xứ Huế mộng mơ. Mường Mán trưng bày 50 bức tranh theo trường phái biểu hiện – huyền ảo tại gallery Ruốc (quận Phú Nhuận, TP. HCM) từ giữa tháng 7. Ông cho biết […]

The post Mường Mán mang ý thơ vào hội họa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nguyệt cầm trắng - Tranh: Mường Mán.

Trong triển lãm “Tuần trăng mê hoặc”, tác giả 72 tuổi tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ, hoài niệm về một xứ Huế mộng mơ.

Mường Mán trưng bày 50 bức tranh theo trường phái biểu hiện – huyền ảo tại gallery Ruốc (quận Phú Nhuận, TP. HCM) từ giữa tháng 7. Ông cho biết phải qua hơn một thập kỷ cầm cọ mới thấy “đủ” để mang tranh trưng bày.

Thời trẻ, Mường Mán từng làm biên tập, sau đó tự vẽ bìa cho sách của mình. Ông nghỉ hưu non, khởi nghiệp cầm cọ từ 300 tờ phác thảo, tranh minh họa bằng mực tàu và màu nước. Nguồn tư liệu ấy được ông phát triển ý tưởng và mang lên tranh sơn dầu. Vì tính kỹ lưỡng, có khi phải mất vài tháng ông mới hoàn thành một bức tranh. “Nếu ý tưởng nào chưa ưng, tôi cất đi, hôm sau lại lấy ra để suy nghĩ và tiếp tục hoàn thiện“, tác giả cho biết.

Mường Mán bên những bức tranh ông tâm đắc tại triển lãm "Tuần trăng mê hoặc". Ảnh: Ngân Phạm.
Mường Mán bên những bức tranh ông tâm đắc tại triển lãm “Tuần trăng mê hoặc”. Ảnh: Ngân Phạm.

Là người con xứ Huế, Mường Mán mang những nét đẹp của quê hương vào tranh vẽ như nón lá bài thơ, tà áo dài trắng, đàn nguyệt, Văn Miếu Huế, sông Hương, núi Ngự… Xanh ngọc và tím là hai gam màu chủ đạo trong các bức tranh gợi nét lãng đãng, nhiều suy tư. Khi được hỏi về hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm,  ông cho biết đó là mẹ và vợ – hai người ông yêu nhất. Mường Mán trân quý vẻ đẹp tinh khôi và phẩm chất của phụ nữ. Vì thế, ông tôn vinh họ qua nhiều họa phẩm.

Nón lá và hoa - Tranh: Mường Mán.
Nón lá và hoa – Tranh: Mường Mán.

Phía sau những gam màu bình yên còn là những ý tưởng táo bạo không kém phần “dậy sóng “của Mường Mán. Sự rung cảm hay những trăn trở, suy ngẫm về nhân tình thế thái, triết lý cuộc sống được ông chuyển tải lên tranh. Nhiều bức ông lấy văn thơ làm cảm hứng sáng tác. Đấy là đồng cảm, xót thương cho phận người con gái trong Bèo nước long đong, sự rung cảm cho vẻ đẹp của Tuần trăng mê hoặc.

Khác với sáng tác thơ, văn về tuổi học trò ngày trước, Mường Mán xuất hiện trong hội họa có sức quyến rũ và gợi cảm riêng. Đôi khi là nét lãng mạn của đôi lứa trong Ký ức mùa đông, một chút chông chênh trong tác phẩm Cõng rượu lên non, nét huyền ảo trong Nghe sen. Xem tranh của Mường Mán, khán giả có thể mường tượng về người con gái tuổi học trò thời “qua mấy ngõ hoa”, nhưng nay đã hóa thân thành thiếu nữ trong Nón lá và hoa, Trên đồi thu, Nguyệt cầm trắng, Sang thu… Tranh tái hiện lại những hình ảnh đẹp trong ký ức của ông bằng ngôn ngữ hội họa vừa chân phương pha nét huyền hoặc.

Nguyệt cầm trắng - Tranh: Mường Mán.
Nguyệt cầm trắng – Tranh: Mường Mán.

Mường Mán tên thật là Trần Văn Quảng, sinh năm 1947. Ông từng là cựu phóng viên chiến trường ở miền Nam. Sau đó, ông trở thành nhà văn, nhà thơ chuyên viết về tuổi mới lớn. Mường Mán có trên ba mươi tác phẩm được phổ biến như Lá tương tư, Một chút mưa thơm, Ngon hơn trái cấm… Một số bài thơ nổi tiếng của ông như: Qua mấy ngõ hoa, Chăn vịt ở phương Nam, Con gái, Về bến xuân xưa, tập thơ Dịu khúc…

Ngoài ra, ông còn viết kịch bản phim Tiếng đàn kìm, Trăng không mùa, Gió qua miền tối sáng (viết chung, nhiều tác giả), Duyên phận. Năm 2008, ông quyết định gác bút và chuyển hướng sang hội họa – ước mơ của ông từ thời trẻ.

Ngân Phạm

Theo VnExpress

The post Mường Mán mang ý thơ vào hội họa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ở nhà cổ, thăm loạt nhà thờ đẹp như châu Âu ở Nam Định https://24hsongxanh.vn/o-nha-co-tham-loat-nha-tho-dep-nhu-chau-au-o-nam-dinh/ Fri, 21 Jun 2019 06:48:23 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=6050 Cách Hà Nội khoảng 130 km, huyện Hải Hậu, Xuân Trường (Nam Định) sở hữu nhiều cảnh đẹp, làng nghề thú vị, đặc biệt là những nhà thờ cổ kính. Số lượng công trình tôn giáo nhiều tới nỗi bạn chỉ cần đi một vài km là lại thấy thấp thoáng những chiếc thánh giá, tháp chuông cao vút vươn lên trời cao. Giáo xứ Đền Thánh Quần Phương là một trong những công trình đồ sộ bậc nhất ở đây.

Những bức hình check-in tại các nhà thờ ở Nam Định sẽ khiến nhiều người ngỡ bạn đang đi du lịch nước ngoài.  Ban Mai Theo ngoisao.net

The post Ở nhà cổ, thăm loạt nhà thờ đẹp như châu Âu ở Nam Định appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cách Hà Nội khoảng 130 km, huyện Hải Hậu, Xuân Trường (Nam Định) sở hữu nhiều cảnh đẹp, làng nghề thú vị, đặc biệt là những nhà thờ cổ kính. Số lượng công trình tôn giáo nhiều tới nỗi bạn chỉ cần đi một vài km là lại thấy thấp thoáng những chiếc thánh giá, tháp chuông cao vút vươn lên trời cao. Giáo xứ Đền Thánh Quần Phương là một trong những công trình đồ sộ bậc nhất ở đây.

Những bức hình check-in tại các nhà thờ ở Nam Định sẽ khiến nhiều người ngỡ bạn đang đi du lịch nước ngoài. 

Cách Hà Nội khoảng 130 km, huyện Hải Hậu, Xuân Trường (Nam Định) sở hữu nhiều cảnh đẹp, làng nghề thú vị, đặc biệt là những nhà thờ cổ kính. Số lượng công trình tôn giáo nhiều tới nỗi bạn chỉ cần đi một vài km là lại thấy thấp thoáng những chiếc thánh giá, tháp chuông cao vút vươn lên trời cao. Giáo xứ Đền Thánh Quần Phương là một trong những công trình đồ sộ bậc nhất ở đây.
Cách Hà Nội khoảng 130 km, huyện Hải Hậu, Xuân Trường (Nam Định) sở hữu nhiều cảnh đẹp, làng nghề thú vị, đặc biệt là những nhà thờ cổ kính. Số lượng công trình tôn giáo nhiều tới nỗi bạn chỉ cần đi một vài km là lại thấy thấp thoáng những chiếc thánh giá, tháp chuông cao vút vươn lên trời cao. Giáo xứ Đền Thánh Quần Phương là một trong những công trình đồ sộ bậc nhất ở đây.
Công trình được giữ gìn và bảo tồn với màu sơn vàng xen với các chi tiết trang trí màu đỏ. Khuôn viên và không gian bên trong thánh đường rộng rãi đủ cho hàng nghìn giáo dân tham gia làm lễ.
Công trình được giữ gìn và bảo tồn với màu sơn vàng xen với các chi tiết trang trí màu đỏ. Khuôn viên và không gian bên trong thánh đường rộng rãi đủ cho hàng nghìn giáo dân tham gia làm lễ.
Nhà thờ chính tòa Bùi Chu được giám mục người Tây Ban Nha Wenceslao Onate Thuận chủ trì xây dựng vào năm 1884. Trải qua hơn 100 năm, công trình đã qua hai lần trùng tu vào năm 1974 và 2000. Tuy nhiên, nhà thờ vẫn bị xuống cấp nặng nề khiến các giáo dân lo lắng.
Nhà thờ chính tòa Bùi Chu được giám mục người Tây Ban Nha Wenceslao Onate Thuận chủ trì xây dựng vào năm 1884. Trải qua hơn 100 năm, công trình đã qua hai lần trùng tu vào năm 1974 và 2000. Tuy nhiên, nhà thờ vẫn bị xuống cấp nặng nề khiến các giáo dân lo lắng.
Không gian bên trong nhà thờ thoáng rộng với mái làm từ vôi trộn rơm, tạo vòm cong thoáng nhẹ. Hàng chục cột gỗ dựng trên bệ đá chống đỡ nhà thờ.
Không gian bên trong nhà thờ thoáng rộng với mái làm từ vôi trộn rơm, tạo vòm cong thoáng nhẹ. Hàng chục cột gỗ dựng trên bệ đá chống đỡ nhà thờ.
Nằm ngay bên cạnh nhà thờ chính tòa Bùi Chu là Đại chủng viện Bùi Chu với kiến trúc hiện đại hơn. Được khởi công xây dựng cách đây 10 năm, không gian của Đại chủng viện dịu mát với rất nhiều cây xanh.
Nằm ngay bên cạnh nhà thờ chính tòa Bùi Chu là Đại chủng viện Bùi Chu với kiến trúc hiện đại hơn. Được khởi công xây dựng cách đây 10 năm, không gian của Đại chủng viện dịu mát với rất nhiều cây xanh.
Nếu có thời gian, bạn hãy thong thả dạo bước chiêm ngưỡng những bức tượng, tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ ở nơi đây. Mỗi khu vực đều thể hiện một triết lý, tích riêng trong Kinh thánh.
Nếu có thời gian, bạn hãy thong thả dạo bước chiêm ngưỡng những bức tượng, tác phẩm điêu khắc tỉ mỉ ở nơi đây. Mỗi khu vực đều thể hiện một triết lý, tích riêng trong Kinh thánh.
Do các nhà thờ ở khá gần nhau, bạn có thể thuê xe đạp hoặc xe máy để khám phá các nhà thờ trong vùng. Một công trình nhà thờ với màu sơn khác biệt ở làng Phạm Pháo.
Do các nhà thờ ở khá gần nhau, bạn có thể thuê xe đạp hoặc xe máy để khám phá các nhà thờ trong vùng. Một công trình nhà thờ với màu sơn khác biệt ở làng Phạm Pháo.
Làng Phạm Pháo cũng nổi tiếng với nghề làm và sửa chữa kèn đồng. Du khách có thể ghé gia đình làm kèn trong làng, ngắm nhìn hàng trăm nhạc cụ được bày bán ở đây. Bạn có thể trổ tài với một chiếc kèn khổng lồ có giá lên tới hàng chục triệu đồng.
Làng Phạm Pháo cũng nổi tiếng với nghề làm và sửa chữa kèn đồng. Du khách có thể ghé gia đình làm kèn trong làng, ngắm nhìn hàng trăm nhạc cụ được bày bán ở đây. Bạn có thể trổ tài với một chiếc kèn khổng lồ có giá lên tới hàng chục triệu đồng.
Nhà thờ đổ Hải Lý dù không còn nguyên vẹn nhưng thu hút rất đông du khách vào ban ngày. Nếu tới đây vào buổi sớm mai, bạn sẽ cảm nhận được không gian bình yên giữa những tia nắng ban mai và làn gió mát từ biển thổi vào.
Nhà thờ đổ Hải Lý dù không còn nguyên vẹn nhưng thu hút rất đông du khách vào ban ngày. Nếu tới đây vào buổi sớm mai, bạn sẽ cảm nhận được không gian bình yên giữa những tia nắng ban mai và làn gió mát từ biển thổi vào.
Nếu muốn khám phá được nhiều công trình, thư thái chụp ảnh, hóng gió biển, bạn nên đặt phòng trọ qua đêm ở Hải Hậu. Phòng khách sạn thông thường như Công Đoàn, Hải Âu có giá khoảng 500.000 đồng một đêm. Nếu thích hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa, bạn có thể lựa chọn ở trong homestay được dựng từ nhà cổ như Ecohost Hải Hậu với mức giá khoảng 2 triệu đồng cho phòng có 6 người.
Nếu muốn khám phá được nhiều công trình, thư thái chụp ảnh, hóng gió biển, bạn nên đặt phòng trọ qua đêm ở Hải Hậu. Phòng khách sạn thông thường như Công Đoàn, Hải Âu có giá khoảng 500.000 đồng một đêm. Nếu thích hòa mình vào cuộc sống của người dân bản địa, bạn có thể lựa chọn ở trong homestay được dựng từ nhà cổ như Ecohost Hải Hậu với mức giá khoảng 2 triệu đồng cho phòng có 6 người.
Các homestay bản địa có dịch vụ ăn sáng, tour đưa khách du lịch đi tham quan các nhà thờ, nơi làm kèn đồng, xem múa rối nước, đan lưới. Bạn cũng có thể mượn xe đạp, trò chuyện với chủ nhà để tìm hiểu về phong tục địa phương, các món đồ cổ trong ngôi nhà.
Các homestay bản địa có dịch vụ ăn sáng, tour đưa khách du lịch đi tham quan các nhà thờ, nơi làm kèn đồng, xem múa rối nước, đan lưới. Bạn cũng có thể mượn xe đạp, trò chuyện với chủ nhà để tìm hiểu về phong tục địa phương, các món đồ cổ trong ngôi nhà.

Ban Mai
Theo ngoisao.net

The post Ở nhà cổ, thăm loạt nhà thờ đẹp như châu Âu ở Nam Định appeared first on 24h Sống xanh.

]]>