nhà hát Hòa Bình – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 08 Dec 2020 02:23:36 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png nhà hát Hòa Bình – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Triết lý cho Đà Lạt https://24hsongxanh.vn/triet-ly-cho-da-lat/ Tue, 08 Dec 2020 02:23:36 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52243 dinh-tinh-truong-o-da-lat

Bước qua quán cà phê văng vẳng bài hát “Phố xa”, tôi đứng lại, nghe hết ca khúc rồi mới đi tiếp được. Lê Quốc Thắng viết “Phố xa” năm 1989 vì tình cờ gặp bóng dáng một cô gái trên dốc phố Đà Lạt. Đà Lạt có hai điều rất đặc biệt: hầu như […]

The post Triết lý cho Đà Lạt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
dinh-tinh-truong-o-da-lat

Bước qua quán cà phê văng vẳng bài hát “Phố xa”, tôi đứng lại, nghe hết ca khúc rồi mới đi tiếp được.

Lê Quốc Thắng viết “Phố xa” năm 1989 vì tình cờ gặp bóng dáng một cô gái trên dốc phố Đà Lạt. Đà Lạt có hai điều rất đặc biệt: hầu như không sử dụng điều hòa nhiệt độ và không đèn xanh, đèn đỏ. Đường phố không có dạng bàn cờ, lên xuống uốn lượn như đi xa mãi. Có lẽ vì thế, “phố xa, phố xa ngỡ như thật gần”, chỉ một thoáng ngẫu nhiên đã làm nên ca khúc tuyệt vời.

Đó là lần tôi ở Đà Lạt non một tháng làm nhiệm vụ nghiên cứu chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên cuối năm 2004. Nguồn lực đất đai rất lớn, nhưng sức mạnh đô thị hóa làm các nhóm nông dân vốn canh tác theo luật tục cộng đồng, sinh kế dựa vào rừng đều phải bán dần đất, lùi sâu vào rừng núi. Trải qua thời bao cấp khó khăn, nhiều kiến trúc giá trị bị xẻ làm chỗ ở, chỗ làm cho các cơ quan. Đà Lạt đã thành một không gian rất bề bộn, bươn bả với cơm áo.

dinh-tinh-truong-o-da-lat
Dinh Tỉnh trưởng Đà Lạt. Nguồn: nguoiduatin.vn

Tôi nhớ lại lần đầu tiên tới thành phố. Tết Bính thìn năm 1977, một năm rưỡi sau thống nhất đất nước với nhiệm vụ tiếp thu tư liệu địa lý đang lưu trữ tại Nhà địa dư Đà Lạt. Tòa nhà quý trước là Nha Địa dư Đông Dương – một trong những kiến trúc đầu tiên của Đà Lạt – giờ là xí nghiệp in bản đồ. Tôi đã ở đây 6 tháng, đi tới những hang cùng, ngõ hẻm, gặp nhiều trí thức ẩn mình.

Đà Lạt khi đó còn nguyên các kiến trúc xưa với cư dân không lớn. Cuộc sống chưa ồn ào. Một thành phố có không gian phát triển vừa phải trong thung lũng oval ở độ cao khoảng 1.400 mét. Ngoài kia là Tây Nguyên đại ngàn với tiếng nhạc cồng chiêng và tre nứa, ở đây là đô thị đầy chất thơ. Thiên nhiên đặc biệt, kiến trúc chứa văn hóa Pháp biến điệu vào văn hoá bản địa khiến Đà Lạt trở nên quyến rũ. Ngay địa danh “Đà Lạt”, tưởng bắt nguồn từ Pháp ngữ song lại do người dân tộc đặt tên. “Đa Lạch” – tức “nguồn nước của người Lạch” – một nhóm thuộc dân tộc Cơ Ho. Từ đây, một thành phố được định vị chuyên biệt về văn hoá, du lịch, nghỉ dưỡng cho toàn cõi Đông Dương hình thành.

Nhưng càng tới Đà Lạt, tôi cảm giác bản sắc cứ phai dần. Những lợi ích kinh tế trước mắt từ đầu tư hiện đại đang choán chỗ các di sản, các dự án gây tranh cãi vẫn tiếp tục ra đời. Hồn cốt, văn hóa thành phố dường như bị lép vế trước đồng tiền trong túi các đại gia. Tôi bắt đầu lo lắng. Làm sao bảo vệ sự khác biệt đã hơn một thế kỷ, sao cho phần hồn đô thị này còn mãi?

Trải qua thăng trầm lịch sử, nhiều kiến trúc quý đã xuống cấp, quy hoạch cũ gần như bị lãng quên. Quy hoạch thế nào cho Đà Lạt giai đoạn tới là câu hỏi đang đặt ra với chính quyền, người dân và những ai yêu mến Đà Lạt, coi đây là một di sản quốc gia. Đó là lý do tôi cho rằng, quy hoạch Đà Lạt đang cần một triết lý mạch lạc.

Thứ nhất, giữ nguyên được tư duy quy hoạch nguyên bản theo ba trục đô thị để tiếp tục tạo nên một thành phố khác biệt. Tôi xem lại, thấy quy hoạch ban đầu của người Pháp phù hợp đến mức khó thay đổi. Trục chính của Đà Lạt là suối Cam Ly nối qua nhiều hồ tới các thác nước tự nhiên ngoài xa. Đây là trục tự nhiên, không được xây dựng. Lấy tâm là hồ Xuân Hương, trục xoay về phía Đông là tuyến phát triển đô thị hạng sang cho người giàu. Trục về phía Bắc là tuyến phát triển đô thị bình dân.

Thứ hai, phục dựng những kiến trúc cổ xưa đã biến dạng hay mất mát, chỉ cấp phép xây dựng ở những nơi không làm tiêu hao giá trị di sản. Trong thăng trầm hơn 120 năm, đã có lúc người Pháp muốn biến Đà Lạt thành thủ đô của liên bang Đông Dương, rồi có lúc bị bỏ hoang, cư dân không đủ gạo ăn, các kiến trúc sang trọng kiểu Pháp bị sử dụng cho những mục tiêu bình dân nhất. Nhiều công trình tinh xảo bị đập bỏ chỉ vì không hợp với cuộc sống khó khăn. Giờ đây là thời điểm thích hợp để chữa lành đô thị.

Thứ ba, lấy hệ sinh thái đô thị – rừng – nông nghiệp – dịch vụ – du lịch bền vững làm nền tảng cho phát triển, tạo các liên kết cộng sinh kết nối Đà Lạt với các vùng khác. Đà Lạt khác biệt ở kinh tế nông nghiệp đặc thù. Đây là thành phố vườn với hoa, rau, cây ăn trái chất lượng cao. Công nghệ cao chính là động lực để thúc đẩy nông nghiệp, đưa hoa, rau và nông sản ra cả nước và xuất khẩu.

Đà Lạt đặc biệt không chỉ vì quy hoạch, kiến trúc kiểu Pháp, tôi muốn nhấn mạnh rằng đó là kiến trúc Pháp biến điệu theo bản địa, chính vì vậy tạo nên sự khác biệt hoàn toàn. Tại hội thảo chúng tôi bàn về quy hoạch Đà Lạt tuần trước, lãnh đạo thành phố cho rằng giữ di sản thì lấy tiền đâu mà giữ. Họ nói, hai khách sạn kiến trúc Pháp cổ và sang trọng nhất, mỗi khách sạn 30 tới 40 phòng, cho thuê giá năm sao vẫn lỗ. Tôi bảo, thay vì nhìn vào lát cắt vụn vặt, nếu biến Đà Lạt thành hệ sinh thái cộng sinh, các hoạt động sẽ bổ trợ cho nhau phát triển. Khi ấy, “tiền” sẽ rất bền vững.

Cảnh quan và kiến trúc, nông nghiệp công nghệ cao, văn hoá và du lịch hoàn toàn có thể tạo nên một hệ sinh thái: đô thị thân thiện – nông nghiệp – dịch vụ du lịch như một vòng khép kín của hình thái kinh tế tuần hoàn. Tôi tin đó là tương lai bền vững của thành phố cao nguyên này.

Nhìn trên cả thế giới và Việt Nam, chưa có đô thị nào giống Đà Lạt. Đó là lý do ta phải xua đuổi bằng được tư duy đánh đổi Đà Lạt vô giá để lấy một Đà Lạt hiện đại có thể hạch toán ngay bằng tiền.

Đặng Hùng Võ

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/triet-ly-cho-da-lat-4202887.html

The post Triết lý cho Đà Lạt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Khán giả không muốn mua vé xem ca nhạc? https://24hsongxanh.vn/khan-gia-khong-muon-mua-ve-xem-ca-nhac/ Thu, 24 Oct 2019 08:07:08 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=18447 Ca sĩ Tuấn Ngọc và Thanh Hà trình diễn trong Đêm song ca huyền thoại. Ảnh do chương trình cung cấp.

Khi khán giả có rất nhiều lựa chọn cho nhu cầu giải trí (hoàn toàn miễn phí) của mình như hiện nay, việc ai đó bỏ tiền mua vé để xem chương trình mà không phải quá đặc sắc đôi khi phải cân nhắc. Câu chuyện những sô diễn ở TP.HCM không bán được vé […]

The post Khán giả không muốn mua vé xem ca nhạc? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ca sĩ Tuấn Ngọc và Thanh Hà trình diễn trong Đêm song ca huyền thoại. Ảnh do chương trình cung cấp.

Khi khán giả có rất nhiều lựa chọn cho nhu cầu giải trí (hoàn toàn miễn phí) của mình như hiện nay, việc ai đó bỏ tiền mua vé để xem chương trình mà không phải quá đặc sắc đôi khi phải cân nhắc.

Câu chuyện những sô diễn ở TP.HCM không bán được vé chẳng phải mới, nhưng việc bầu sô phải bù lỗ gần trọn tiền đầu tư cho sô diễn như chương trình Đêm song ca huyền thoại mới diễn ra gần đây tại Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) càng khẳng định việc mua vé xem ca nhạc của khán giả ở nơi từng là thị trường ca nhạc nhộn nhịp nhất nước – TP.HCM – đang mất dần.

Xét về chất lượng, chương trình Đêm song ca huyền thoại không phải là thiếu sức hút đối với khán giả yêu nhạc hiện nay. Ê-kíp thực hiện đã xây dựng chương trình nhiều màu sắc, đáp ứng thị hiếu của nhiều đối tượng khán giả. Từ nhạc trẻ thịnh hành, có cặp đôi “trăm triệu view” trên YouTube – Jack và K-ICM; nhạc đỏ, có cặp đôi đắt sô Trọng Tấn – Anh Thơ; nhạc âm hưởng dân ca, có Mạnh Quỳnh – Phi Nhung; đến chất nhạc sang trọng, có Tuấn Ngọc – Thanh Hà. Nghĩa là chiều lòng đủ loại khán giả. Nhưng đêm nhạc không có doanh thu như mong muốn của nhà tổ chức, phải bù lỗ nặng.

Ca sĩ Tuấn Ngọc và Thanh Hà trình diễn trong Đêm song ca huyền thoại. Ảnh do chương trình cung cấp.
Ca sĩ Tuấn Ngọc và Thanh Hà trình diễn trong Đêm song ca huyền thoại. Ảnh do chương trình cung cấp.

Cách đây không lâu, chương trình In the spotlight – một trong những chương trình ca nhạc được đánh giá có đẳng cấp về mặt nghệ thuật – đã phải hủy lịch diễn ở TP.HCM vì không thấy cơ hội bán được vé, dù họ đã tốn không ít tiền mời danh ca thế giới về biểu diễn. Trước đó, một ê-kíp tên tuổi của showbiz Việt thế hệ trước (từ đạo diễn sân khấu đến đạo diễn âm nhạc, từ điều phối chương trình đến ca sĩ…) với tâm huyết tôn vinh nhạc Việt bằng đêm nhạc tử tế, đã bắt tay cùng nhau xây dựng nên chương trình Khoảnh khắc vàng. Chương trình quy tụ những giọng ca hàng đầu thời Làn sóng xanh thập niên 1990 – 2000 trong đó có những ca sĩ đang là giọng ca ngôi sao thời nay như Mỹ Tâm, Quang Dũng… tham gia trình diễn. Những tưởng đêm diễn sẽ ăn khách nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, chỉ bán được 1/3 số vé phát hành.

Khi đề cập hiện trạng ế khách này với chuyện “cháy vé” sau 5 phút rao bán của live show Truyện ngắn của ca sĩ Hà Anh Tuấn mới đây, nhiều câu hỏi được đặt ra là liệu có phải những sô diễn ca nhạc hiện nay ở TP.HCM không đủ sức thu hút khán giả, còn ca sĩ Hà Anh Tuấn quá ăn khách? Chưa kể, vé chương trình Truyện ngắn không hề rẻ. Thậm chí, có thông tin vé chợ đen chương trình này được bán đến 14 triệu đồng/cặp. Chuyện đầu nậu dám gom vé chương trình để bán 14 triệu đồng/cặp cũng khó tin. Lâu nay, thông tin “cháy vé” chương trình đều do nhà tổ chức đưa ra. Chương trình “cháy vé” cũng chỉ là cách tung “chiêu” để tăng độ nóng cho chương trình. Ngay chương trình Đêm song ca huyền thoại, dù vé bán không được nhiều nhưng khán phòng nhà hát vẫn đông chật người. Đây là thực tế khiến các chương trình ca nhạc có thương hiệu trước đây gần như biến mất hoàn toàn, vì thua lỗ.

Khi khán giả có rất nhiều lựa chọn cho nhu cầu giải trí (hoàn toàn miễn phí) của mình như hiện nay, việc ai đó bỏ tiền mua vé để xem chương trình mà không phải quá đặc sắc đôi khi phải cân nhắc. Ngày trước, khán giả đến nhà hát mua vé xem ca sĩ diễn để được nhìn tận mặt thần tượng nhưng nay, “ra đường là gặp ca sĩ”, chỉ cần đến phòng trà, tham gia chương trình quảng bá nhãn hàng, tổ chức dày đặc là khán giả nhẵn mặt thần tượng rồi nên việc đến nhà hát mua vé xem chương trình ca nhạc cũng mất dần từ đây.

Thùy Trang

Theo Báo Người Lao Động (www.ndl.com.vn)

The post Khán giả không muốn mua vé xem ca nhạc? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tiếc cho chương trình Âm nhạc Việt Nam https://24hsongxanh.vn/tiec-cho-chuong-trinh-nhac-viet-nam/ Mon, 15 Jul 2019 22:28:17 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7883

Chương trình mang cái tên rất lớn Âm nhạc Việt Nam khi xuất hiện đã gây không ít tò mò và kỳ vọng nhưng đáng tiếc, thực tế diễn ra không được như mong đợi. Khi thị trường biểu diễn ở TP.HCM rất trầm lắng thời gian qua, sự xuất hiện bất ngờ của chương […]

The post Tiếc cho chương trình Âm nhạc Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Chương trình mang cái tên rất lớn Âm nhạc Việt Nam khi xuất hiện đã gây không ít tò mò và kỳ vọng nhưng đáng tiếc, thực tế diễn ra không được như mong đợi.

Khi thị trường biểu diễn ở TP.HCM rất trầm lắng thời gian qua, sự xuất hiện bất ngờ của chương trình mang cái tên rất lớn Âm nhạc Việt Nam, với chủ đề Huyền thoại diễn ra ở nhà hát Hòa Bình cuối tuần qua, khiến không ít người tò mò quan tâm. Chương trình này có mặt rất nhiều nghệ sĩ, trong đó có những nghệ sĩ kỳ cựu mà không dễ để mời họ tái xuất trở lại như Bảo Yến, hay những ca sĩ nổi tiếng mà lâu nay họ khá hạn chế chạy show, hầu như chỉ biểu diễn cho phòng trà của mình như Cẩm Vân – Khắc Triệu. Bên cạnh đó là các giọng hát nổi tiếng hải ngoại như  Đức Huy, Bằng Kiều, Thanh Hà… Có cả hiện tượng đang nổi trên mạng như Jack, K-ICM…

Về tiết mục của hai ngôi sao kỳ cựu

Nữ ca sĩ Bảo Yến trình bày 2 ca khúc khá quen thuộc của chị trong những cuốn băng từ thập niên 80: Biển tím, Áo trắng thiên thần. Hai bài hát này trong cuốn băng cassette Gò Công và cũng là 2 bài hát có độ nổi tiếng rất khiêm tốn với những ca khúc khác trong cuốn băng, càng không thể so với hàng loạt ca khúc đã đánh dấu tên tuổi của chị suốt những năm 80, 90, cho dù Áo trắng thiên thần là một ca khúc có nội dung ý nghĩa đi nữa.

Có lẽ do người biên tập chương trình quá yêu thích mà đề nghị Bảo Yến hát lại bài hát mà rất hiếm khi chị biểu diễn trên sân khấu. Khán phòng vẫn giòn giã tiếng vỗ tay, kêu gọi tên chị đầy phấn khích, giọng hát Bảo Yến vẫn đầy phong độ, nếu không muốn nói là rất hay. Nhưng có lẽ  khán giả muốn và cần nghe những bài hát thực sự làm nên “huyền thoại âm nhạc” này hơn, như cách dùng từ của MC kiêm biên tập chương trình. Như vậy thì nó hợp với nội dung tôn vinh những giọng ca huyền thoại và những bài hát nổi tiếng của họ hơn.

Với một người nổi tiếng khác cùng thời với Bảo Yến, đặc biệt là những ca khúc nhạc đỏ, là Cẩm Vân. Hai ca khúc Cẩm Vân trình bày: Chiều một mình qua phố, cùng chồng song ca bài Thương nhau ngày mưa không hề dở, là những bài chị thường hát trên sân khấu nhiều năm qua nhưng trước hết, người ta mong nghe, nếu không là Bài ca không quên thì cũng Đêm thành phố đầy sao, Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, Ngôi sao cô đơn … Thật đáng tiếc , không hiểu vì lý do gì khi Cẩm Vân chỉ hát không nhạc đệm một vài câu trong bài Thành phố tình yêu và nỗi nhớ cho MC dẫn vào phần xuất hiện của chị!

Chương trình hơi tham khi muốn vẽ nên một bức tranh âm nhạc trong khuôn khổ một chủ đề mang tên Huyền thoại nhưng nội dung chương trình thì có sự khập khiễng giữa các tiết mục và cho thấy cả sự lúng túng của nhà tổ chức, người thực hiện khi làm sao để cân đối được chủ đề và sự xuất hiện của gà nhà trong đêm diễn.

Cái hay chen lẫn cái không hay

Khá tiếc khi Âm nhạc Việt Nam là một chương trình có ý tưởng tốt, có đầu tư kịch bản; dẫn dắt của MC khá sinh động. Trác Thúy Miêu không chỉ tỏ ra rất hợp với những chiếc áo dài được thay đổi liên tục cho mỗi tiết mục mà ăn khá ăn ý với những phần trình diễn kế tiếp mà cô giới thiệu. Tuy nhiên, phần dẫn dắt vì thế đôi lúc hơi mang đậm tính cá nhân về sở thích của mình với những nghệ sĩ tham gia chương trình.

Ca sĩ Hà Vân và Quang Hiếu trong phần trình diễn Dạ cổ hoài lang.

Ngoài phần chính, có lẽ cũng là thời gian trải nghiệm chính của MC – âm nhạc những thập niên 80, 90, còn lại thì phần dẫn nhập với Dạ cổ hoài lang, Đêm gành hào nghe điệu hoài lang, trích đoạn Hòn vọng phu không đầy đủ (chỉ thể hiện bài  1, 2) tuy hay nhưng khá sơ sài, chưa đủ để gánh cả một giai đoạn âm nhạc ở chương đầu của chương trình. Khi xem chủ đề kỳ này của Âm nhạc Việt Nam: Huyền thoại, người ta dễ hoang mang vì rốt cuộc là chương trình chọn thể loại huyền thoại nào, khi thì huyền thoại của tác phẩm được biểu diễn, khi thì huyền thoại chính là ca sĩ biểu diễn. Dù thể hiện rất khéo léo như chủ đề và tên gọi, nhưng không khó để nhận ra nhân vật chính của đêm Huyền thoại chính là ca sĩ trẻ của dòng bolero Quang Hiếu, được ưu ái xuất hiện nhiều lần trong chương trình, hơn bất cứ ngôi sao nào cùng tham gia. Sự nhất quán xuyên suốt không có nên khi diễn viên “đi hát là tay ngang” Minh Luân xuất hiện với Đêm buồn phố thị, hiện tượng mạng Jack và K-ICM hát Bạc phận, Hồng nhan đang hot trên mạng khiến chương trình có phần thập cẩm và phần cuối bị lạc lõng. Và những phần này thì dẫn dắt của MC cũng thực sự đuối luôn so với những tư liệu, ngôn từ phong phù ngồn ngộn ở những màn trình diễn của Bảo Yến, Cẩm Vân, Đức Huy…

Nữ ca sĩ hải ngoại Thanh Hà với các ca khúc nhạc ngoại lời Việt nổi tiếng một thuở Mưa trên biển vắng, Trời còn làm mưa mãi…

Sự xuất hiện của những giọng hát chuyên nghiệp có kinh nghiệm đứng trên sân khấu từ trên 20 năm trở lên với những ca sĩ trẻ như Hà Vân không có độ vênh là mấy, nhưng với những ca sĩ lần đầu bước lên sân khấu lớn như Thúy Hà, Mỹ Phượng… thì rõ là có. Những giọng ca không mới, được biết một cách vừa phải trên youtube của dòng nhạc trữ tình này hoàn toàn chưa đủ bản lĩnh xuất hiện trên sân khấu lớn. Vai chính chương trình là “hoàng tử bolero” Quang Hiếu hát khá tốt, nhưng biểu cảm, lối trình diễn chưa dày dạn sân khấu. Đáng tiếc, không hiểu sao phần trình diễn của Quang Hiếu lại có cả… hát nhép, với âm thanh cách biệt quá lộ so với các nghệ sĩ khác và với chính cả phần trình diễn của nam ca sĩ này trước đó. Màu của chương trình vì thế cũng không mượt mà khi sự sắp xếp những “huyền thoại” khác như Quang Hà, Minh Luân vào cùng các ca sĩ trẻ vừa mới nổi trên mạng khiến Âm nhạc Việt Nam mang hơi hướm một show đại nhạc hội được khoác lên một chiếc áo khá rộng so với nội dung nó đang bày ra cho khán giả.

Và thực tế là đúng như vậy thật!

Chỉ các chương trình phục vụ quay hình làm băng đĩa phát hành sau đó mới dài lê thê như vậy khi chương trình Âm nhạc Việt Nam kéo dài đến 12 khuya vẫn chưa dứt! Mà đúng là “đại nhạc hội thu hình” thật.  Không khó khi dù đã có ý chọn chương trình mang tên rất lớn, rốt cuộc thì đây là chương trình ca nhạc tổng hợp có pha hài. Có đủ nhạc thính phòng, nhạc bolero, nhạc trẻ và cả tiết mục tấu hài không liên quan gì đến chủ đề chương trình. Sân khấu Âm nhạc Việt Nam có quá nhiều thời gian chết mà không có một lời đỡ nào của MC để lấp khoảng trống này. Gần như luôn phải mất thêm vài phút giữa các tiết mục để chuẩn bị đổi phông cảnh. Nhân viên hậu đài cũng đi lại hồn nhiên thoải mái không cần né ánh nhìn khán giả, không cần phải mặc áo đen như thường lệ ở các chương trình như  thế này.

Tiết mục tấu hài duy nhất trong chương trình góp phần làm đêm Huyền thoại dài lê thê.

Đây là một chương trình khi xuất hiện hứa hẹn sẽ hoành tráng từ chủ đề rất lớn đến ý đồ thực hiện định kỳ ít nhất 2 số/ năm cho thấy tham vọng của nhà tổ chức. Quy tụ những ngôi sao kỳ cựu, giá  vé cao ngất ngưởng, những hàng chót – thí dụ vé hàng V, giá đến 2 triệu. Các vé víp, thí dụ vé hàng ghế C, có già 8 triệu đồng… cứ ngỡ những sự đắt đỏ này sẽ hút khách. Chương trình ghi trên vé là 18h30 nhưng mãi đến 21h kém mới mở màn trễ tràng mà không một lời cáo lỗi. Dù mở màn trễ để có thể gom khách, nhưng sau khi gom hết khách trên lầu và những dãy sau xuống, vẫn không đủ ½ không gian nhà hát. Dân bán vé chợ đen kêu trời vì lượng vé tồn quá nhiều! Giờ chót, các khán gỈả trên lầu được mời xuống dưới, dồn lại về những hàng đầu để xem nhưng lượng khán giả vẫn chỉ chừng non phân nửa khán phòng, kể cả ghế cho fans xuất hiện vào lúc chương trình đã khuya chỉ để ủng hộ ca sĩ mình yêu thích rồi về!

MC Trác Thúy Miêu dẫn dắt khá sinh động, nhưng vẫn không đủ cứu sự lê thê của chương trình.

TP.HCM đã vào mùa mưa, thị trường biểu diễn vốn dĩ đã trầm lắng lại còn trầm lắng hơn. Sự xuất hiện của một chương trình như Âm nhạc Việt Nam quả là đáng ghi nhận, nhưng cách thức thực hiện, hiệu quả từ chương trình thì quả là đáng tiếc. Nếu nhà tổ chức vẫn nuôi ý định duy trì chương trình làm định kỳ, cũng như vẫn phải tiếp tục lăng xê gà nhà, thì hẳn là phải tính toán lại!

Bài & ảnh: L.M.Hạ

The post Tiếc cho chương trình Âm nhạc Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bảo Yến tái xuất sân khấu trong chương trình Âm nhạc Việt Nam https://24hsongxanh.vn/bao-yen-tai-xuat-san-khau-trong-chuong-trinh-nhac-viet-nam/ Thu, 11 Jul 2019 14:41:52 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7647

Nữ ca sĩ kỳ cựu Bảo Yến nhiều năm nay hầu như vắng bóng trên sân khấu ca nhạc, nên công chúng mến mộ khá bất ngờ khi chị xuất hiện trong một chương trình ca nhạc mới mang tên Âm nhạc Việt Nam.  Kể từ sau live show năm 2015, thỉnh thoảng góp mặt […]

The post Bảo Yến tái xuất sân khấu trong chương trình Âm nhạc Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Nữ ca sĩ kỳ cựu Bảo Yến nhiều năm nay hầu như vắng bóng trên sân khấu ca nhạc, nên công chúng mến mộ khá bất ngờ khi chị xuất hiện trong một chương trình ca nhạc mới mang tên Âm nhạc Việt Nam.

 Kể từ sau live show năm 2015, thỉnh thoảng góp mặt vào một số chương trình ca nhạc trên truyền hình, lâu thật lâu mới có một hai show diễn ở phòng trà, có thể nói Bảo Yến gần như đã ở ẩn và hoạt động chủ yếu ở phòng thu tại gia.

Với Âm nhạc Việt Nam, Bảo Yến sẽ trình bày 2 ca khúc rất quen thuộc của chị trong những cuốn băng từ thập niên 80: Biển tím, Áo trắng thiên thần… Đây cũng là dịp hiếm hoi Bảo Yến đứng chung sân khấu lớn với ca sĩ Cẩm Vân. Hai ngôi sao kỳ cựu của các thập niên 80, 90 này từ lâu rồi, ít có dịp xuất hiện trong cùng trong một chương trình, một sân khấu. Âm nhạc Việt Nam là chương trình ca nhạc do nhạc sĩ Lê Quang đảm nhiệm vai trò Tổng đạo diễn. Lê Quang cho biết mình cùng ê-kíp sẽ dàn dựng một sân khấu được thiết kế hoành tráng, với dàn âm thanh ánh sáng mang về từ Mỹ. Nhạc sĩ nói: “Đây là một chương trình mà tôi đã muốn thực hiện từ lâu để kỷ niệm 100 năm Âm nhạc Việt Nam. Tôi muốn các ca sĩ huyền thoại âm nhạc một thời sẽ truyền lửa cho các thế hệ ca sĩ trẻ hiện nay để họ tiếp nối dòng chảy cho nền âm nhạc Việt Nam”.

Chương trình Âm nhạc Việt Nam dự kiến sẽ được tổ chức định kỳ mỗi năm từ 1 đến 2 lần tại TP.HCM và Hà Nội với khách mời là những danh ca hải ngoại và các ngôi sao ca nhạc đình đám trong nước thuộc nhiều thế hệ khác nhau.

Với số đầu tiên này, sẽ chính thức mắt vào tối thứ Bảy 13/7/2019  tại nhà hát Hòa Bình, TPHCM, ngoài những ca sĩ kỳ cựu trong nước như Bảo Yến, Cẩm Vân – Khắc Triệu, còn có những ca sĩ hải ngoại như Thanh Hà, Bằng Kiều, Thu Phương, Cam Thơ…, cùng các ca sĩ trẻ đang ăn khách thuộc các các thế hệ 8x, 9x như Quang Hà, Minh Luân, Hà Vân, Jack, K-ICM, Thúy Hà, Mỹ Phượng… và “Hoàng tử Bolero” Quang Hiếu. Nhạc sĩ Đức Huy sẽ đảm nhiệm vai trò MC của chương trình cùng Trác Thúy Miêu. Ngoài ra, chương trình còn có các nghệ sĩ hài quen thuộc như NSND Ngọc Giàu, danh hài Tấn Beo, Long Đẹp Trai, Lê Trang…

Nhạc sĩ Lê Quang và ca sĩ Cẩm Vân.

Theo đó, chương trình đầu tiên với chủ đề Huyền thoại sẽ gồm 3 chương, mở đầu với những bản nhạc về quê hương qua sự kết hợp giữa thế hệ nghệ sĩ kỳ cựu và các giọng ca trẻ. Chương 2 là các ca khúc gắn liền với tên tuổi Bảo Yến, Đức Huy, Thanh Hà… được phối đa dạng theo phong cách pop, rock, jazz, blues. Ở chương cuối, những huyền thoại âm nhạc sẽ đưa khán giả đến với không gian semi classic qua các ca khúc mà thế hệ 7x, 8x gần như nằm lòng. Bên cạnh đó là phần xuất hiện của các hiện tượng mạng Jack và K-ICM. Đặc biệt, lần đầu những giọng ca đình đám cùng hòa giọng trong một tiết mục đặc biệt, một dấu mốc trong sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Đức Huy.

S.Trà

 

The post Bảo Yến tái xuất sân khấu trong chương trình Âm nhạc Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>