người già – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Thu, 15 Apr 2021 14:14:25 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png người già – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Hơn 60% người già Việt Nam không có lương hưu https://24hsongxanh.vn/hon-60-nguoi-gia-viet-nam-khong-co-luong-huu/ Thu, 15 Apr 2021 14:14:25 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58444 hon-60-nguoi-gia-viet-nam-khong-co-luong-huu

Trong số 13,4 triệu người già, khoảng 64,4% không có lương hưu và trợ cấp, phải sống dựa vào con cháu, người thân hoặc tiếp tục lao động mưu sinh. Sáng 15/4, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội phối hợp với Đại học Justus Liebig Giessen (Đức) công bố báo […]

The post Hơn 60% người già Việt Nam không có lương hưu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
hon-60-nguoi-gia-viet-nam-khong-co-luong-huu

Trong số 13,4 triệu người già, khoảng 64,4% không có lương hưu và trợ cấp, phải sống dựa vào con cháu, người thân hoặc tiếp tục lao động mưu sinh.

Sáng 15/4, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội phối hợp với Đại học Justus Liebig Giessen (Đức) công bố báo cáo quốc gia Việt Nam “một xã hội đang già hóa”.

Theo PGS Nguyễn Tuấn Anh, Phó khoa Xã hội học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, vấn đề đáng lo ngại nhất với tình trạng già hóa dân số ở Việt Nam là hiện phần lớn người cao tuổi đang phải làm việc để tạo thu nhập.

“Gần 46% người từ 60 đến 64 tuổi, gần 30% người từ 70 đến 79 tuổi và 10% người hơn 80 tuổi vẫn phải lao động để kiếm sống”, ông nói.

Nếu dựa trên chuẩn nghèo quốc gia (thu nhập dưới một triệu đồng mỗi người một tháng ở nông thôn và dưới 1,3 triệu đồng ở thành thị), hiện Việt Nam có 16% người trên 60 tuổi thuộc diện nghèo.

Năm 2019, trong số 13,4 triệu người cao tuổi thì chỉ có 23,5% được hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng từ nguồn ngân sách Nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, 64,4% người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp. “Nghĩa là những người này phải sống dựa vào con cháu, gia đình, họ hàng hoặc phải tiếp tục lao động để mưu sinh”, ông Tuấn Anh phân tích.

hon-60-nguoi-gia-viet-nam-khong-co-luong-huu
Bà Nguyễn Thị Me (77 tuổi) làm nghề nhặt rác trên phố Hà Nội, tháng 2/2018. Ảnh: Ngọc Thành

GS.TS Phạm Quang Minh, Trưởng bộ môn Nghiên cứu phát triển quốc tế, đề cập đến tình trạng Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, nhưng bắt đầu già hóa dân số từ năm 2019 với 10,4 triệu người hơn 65 tuổi, chiếm 7,7% dân số.

“Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Khoảng thời gian để tăng tỷ trọng người già từ 7% lên 14%, dự báo chỉ trong hai thập kỷ (2015-2035)”, TS Minh nói và cho hay các nước trên thế giới thường có tốc độ già hóa dân số chậm hơn, như Thụy Điển (85 năm); Australia (73 năm); Ba Lan (74 năm); Trung Quốc (27 năm)…

“Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thời kỳ dân số vàng chưa qua, dân số già đã ập tới. Tuy nhiên, khác với nhiều nước, chúng ta già hóa dân số trước khi giàu. Đây là thách thức rất lớn”, TS Minh nhận xét.

Thách thức khác với các nhà làm chính sách ở Việt Nam là nhiều người già đang mắc các bệnh không lây nhiễm như tiểu đường, cao huyết áp… Vì vậy, báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần xây dựng các chính sách để thích ứng với thời kỳ dân số già, qua đó giúp người già có thể tự lo được cuộc sống.

PGS.TS Nguyễn Đức Vinh, Viện trưởng Xã hội học, nêu dự báo, giai đoạn đến năm 2035, cứ hai người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam sẽ phải “gánh” không quá một người ngoài tuổi lao động. Nhưng sau năm 2035, dự báo cứ 4 người trong độ tuổi lao động phải “gánh” 3 người.

Trong 10 năm qua, dân số Việt Nam tăng 11 triệu, đồng thời số người già tăng gần 4 triệu. Đây là mức tăng dân số già rất cao so với các nước trong khu vực. Cả nước hiện có 11,4 triệu người hơn 60 tuổi, chiếm gần 12% dân số. Chỉ số già hóa tăng từ 36% năm 2009 lên gần 49% năm 2019.

Từ năm 2026, tỷ trọng người trên 65 tuổi sẽ chiếm hơn 10% và Việt Nam chấm dứt cơ cấu dân số vàng tồn tại từ năm 2007, bước vào thời kỳ dân số già.

Nhật Linh

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/hon-60-nguoi-gia-viet-nam-khong-co-luong-huu-4263414.html

The post Hơn 60% người già Việt Nam không có lương hưu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Xế chiều hiu quạnh https://24hsongxanh.vn/xe-chieu-hiu-quanh/ Wed, 04 Mar 2020 02:15:19 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=31423

Sinh cả bầy con, nhưng có những người lúc về già phải sống trong cảnh… xế chiều hiu quạnh. Cha mẹ tủi thân khóc thầm, còn con cái cũng lắm nỗi niềm! Sau Tết, căn nhà của bà Phan Thị Nga (76 tuổi, H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) vắng tanh. Qua mấy ngày sum họp, […]

The post Xế chiều hiu quạnh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Sinh cả bầy con, nhưng có những người lúc về già phải sống trong cảnh… xế chiều hiu quạnh. Cha mẹ tủi thân khóc thầm, còn con cái cũng lắm nỗi niềm!

Bà Nga che thêm lớp vải bên trên chiếc mùng, để “nghi binh” bà không đơn độc.

Sau Tết, căn nhà của bà Phan Thị Nga (76 tuổi, H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận) vắng tanh. Qua mấy ngày sum họp, đám con cháu của bà lại kéo nhau đi hết. Bà Nga lôi trong tủ ra cái gối ôm dài, cười như mếu: “Đêm đêm tui ngủ cùng đứa con này đây”.

Thèm tiếng người!

Bà Nga có bảy người con và hơn chục đứa cháu, nhưng không ai sống chung với bà. Hằng ngày, bà tự đi chợ nấu ăn rồi lui cui quét dọn nhà cửa. Cách đây ba tháng, bà bị ngộ độc thực phẩm, phải lết qua nhà hàng xóm cầu cứu. Từ đó, bà lo sợ bị đột quỵ trong đêm, không ai phát hiện kịp thời. Bà Nga kể: “Trong huyện này từng xảy ra vụ người cha ở một mình chết thúi trong nhà mấy ngày. Hai người con của ông sống gần đó cũng không hay biết”.

Hôm nào không có con hoặc cháu ngủ lại, bà Nga trải nệm giữa nhà, che thêm lớp vải bên trên chiếc mùng. Cái gối ôm to và dài được đắp chăn trông như một người nằm cạnh bà. Trên võng, bà đặt chiếc ghế rồi phủ mền lên. Bà giải thích làm vậy để lỡ kẻ gian nhìn vô, họ tưởng nhà này không chỉ có mình bà. Vốn chỗ thân quen, tôi tò mò: “Sao bác không ngủ trong buồng cho kín đáo?”. Bà Nga nói ngay: “Bác nằm ngoài này còn nghe tiếng xe máy chạy qua chạy lại, đỡ buồn. Già yếu rồi, tự dưng cái chi bác cũng sợ hết. Sợ trộm cướp đột nhập, sợ trúng gió chết không ai biết”. Buổi tối, bà thường mở tivi xem các bộ phim dài tập, cho đến khi giấc ngủ chập chờn kéo đến.

Bà Lan cố gắng “sống khỏe, sống vui” để con cháu đỡ lo lắng.

Tôi chợt hiểu vì sao từ một người rất ghét tiếng ồn, bà Nga bỗng mong hàng xóm hát karaoke xuyên đêm. Hóa ra, bà “thèm” tiếng người cho bớt cô đơn!

Cùng thôn bà Nga, bà Nguyễn Mỹ Lan, 78 tuổi, cũng không thích sống một mình khi tuổi già sức yếu, nhưng không muốn tá túc nhà con cái. Bà từ chối khi vợ chồng người con gái đầu mời bà lên TP.HCM sống cùng. Con trai ngụ bên thị trấn gần đó cũng mời mẹ qua ở, nhưng bà lắc đầu. Bà đã quen cảnh sống ở quê có vườn tược rộng rãi, có láng giềng gần gũi. Đặc biệt, bà thấy mình không thể để bàn thờ người chồng quá cố và tổ tiên trong cảnh nhang tàn khói lạnh.

Có người hỏi sao không bảo con cái dọn về phụng dưỡng, bà Lan ra chiều thông cảm: Tụi nó còn việc làm, có tổ ấm và cuộc đời riêng. Cha mẹ không nên ép buộc các con quẩn quanh bên cạnh.

Bà Lan cố gắng “sống khỏe, sống vui” để con cháu đỡ lo lắng. Buổi tối, bà đi dọc dài trong xóm để tập thể dục. Bà dặn cô bé nhà đối diện: “Thỉnh thoảng ban đêm cháu gọi điện cho bà với nghe. Nếu gọi lâu mà bà không bắt máy, cháu báo giùm cho con của bà“.

“Thấy mình bất hiếu quá…”

Vợ mất hai năm nay, ông Trần Hà (80 tuổi, H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai) sống một mình ở quê. Tất cả năm đứa con của ông Hà đều lập nghiệp xa. Năm ngoái, họ thống nhất để Thủy – cô em út đưa con nhỏ về quê sống vài năm cho cha đỡ buồn. Chưa được hai tháng sau, ông Hà ném áo quần mẹ con Thủy và đuổi đi: “Ra khỏi nhà tao mau! Tao không cần đứa nào hết!”. Lý do khiến ông Hà nổi giận: Thủy lo đôi mắt cha mình dạo này không còn tinh tường như trước, nên khuyên ông từ bỏ công việc châm cứu lâu nay của ông.

Những người già cô quạnh.

Lần khác, ông Hà đổ nguyên nồi thịt gà người con trai giữa cất công kho nấu cho cha. Chỉ hàm răng còn vài cái của mình, ông phân trần: “Bây giờ tui không nhai được thịt gà ta. Tui dặn nó mua gà công nghiệp ăn cho đỡ dai, nó đâu nghe lời”. Ông chia sẻ với tôi: “Chú đâu ngờ cô chết trước, bỏ chú bơ vơ. Con chăm cha không bằng bà chăm ông, thiệt đúng!”.

Trước Tết Nguyên Đán 2020, ông Hà khăn gói hăm hở vô TP.HCM sống cùng người con cả. Nhưng mới ngày đầu tiên, ông đã đòi về. Ông nhăn nhó: “Tui thích ở dưới trệt mà tụi nó bắt lên lầu. Mỗi lần ngó xuống, chóng mặt muốn chết“. Người con hết lời giãi bày rằng anh chỉ thuê tầng 1, còn bên dưới là không gian của chủ nhà. Chịu đựng tới ngày thứ ba, ông Hà hậm hực về quê.

Thấy cha khó chịu, vài người con của ông Hà có ý xa cách. Chỉ có con trai giữa dù bận rộn cỡ nào cũng vẫn đều đặn một tháng về thăm cha một lần. Anh đi chợ, nấu ăn cho cha và làm những việc nội trợ mà trước đây anh chưa từng đụng tay.

Khi ai đó phàn nàn về ông Hà, anh này cười xòa: “Biết đâu lúc về già, tụi mình còn khó tính hơn ổng!”. Có hôm anh ngồi trầm ngâm, cô em út gặng hỏi mãi, anh cho hay: “Anh mới đọc báo mạng thấy rằng người già thường trở nên cáu bẳn, đãng trí là để khi họ chết đi, con cháu không quá tiếc nuối. Cha mình đổi tính khí, trước dễ bao nhiêu giờ khó bấy nhiêu, phải chăng cũng sắp ra đi?”. Mỗi lần về nhà, anh nhói lòng nhìn căn bếp vĩnh viễn vắng bóng người mẹ. Thay vì bực bội như trước đây, anh ao ước được nghe tiếng mẹ càm ràm sao không chịu lấy vợ, có phải bị ế hay pê đê không. Từ ngày mẹ mất, anh nghĩ đến sự vô thường và tự nhủ: “Hãy chăm sóc đấng sinh thành lúc họ còn sống. Đừng để khi cha mẹ không còn, mới bày cúng mâm cao cỗ đầy và khóc lóc vì hối hận”.

Ấm lòng khi được chăm sóc, quây quần bên con cháu.

Trên mạng xã hội, không ít người con bày tỏ xót xa bởi không thể cận kề chăm sóc cha mẹ. Gần đây, tôi đọc được những dòng tâm sự: “Nếu có sự lựa chọn trở lại, con sẽ không bao giờ bước chân ra khỏi mảnh đất thân yêu này”; “Đường về thăm mẹ có xa lắm đâu mà con không thể về thường xuyên được? Con thấy mình bất hiếu quá…”.

Già hóa với tốc độ nhanh chưa từng có

Hội nghị công bố kết quả – tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 (diễn ra tại Hà Nội ngày 19.12.2019) cho thấy: VN có tổng số dân 96,2 triệu người, là quốc gia đông dân thứ ba ở Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới. VN vẫn trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, cứ 1 người phụ thuộc thì có 2 người đi làm, nhưng cũng đang già hóa với tốc độ nhanh chưa từng có. Chỉ số già hóa 48,8%, tăng 2 lần so với năm 1999. Tuổi thọ trung bình là 73,6 tuổi, trong đó tuổi thọ của nam giới là 71 và nữ giới là 76,3 tuổi.

Ai sướng hơn?

 Bà Lê Thị Mười (73 tuổi, H.Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận) có con định cư ở Mỹ, Úc và TP.HCM. Nhà bà đầy đủ tiện nghi, trang bị webcam trò chuyện với con cái, lắp camera phòng trộm cắp và thuê người giúp việc ngủ lại ban đêm. Nhiều người bảo bà Mười “sướng như tiên”, muốn du lịch nước nào cũng được, muốn ăn cao lương mỹ vị gì cũng có.

Một ngày bà Mười ngã bệnh, phải nằm điều trị tại bệnh viện. Con cái ở xa chưa về, chị giúp việc lăng xăng lo mọi thứ. Thi thoảng, bà Mười lén nhìn sang giường bên cạnh, mắt đượm buồn. Bên đó, một bà cụ vẻ lam lũ trạc tuổi bà Mười, luôn có con cháu vây quanh, kẻ bóp chân tay, người đút trái cây.

Khuya, chị giúp việc bỗng nghe tiếng bà Mười nửa tỉnh nửa mê: “Tui mà sướng chi? Bà kia mới sướng chớ!”.

Bài & ảnh: Như Lịch

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/xe-chieu-hiu-quanh-1190534.html

The post Xế chiều hiu quạnh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ngày càng nhiều người già Hàn Quốc sống và chết trong cô đơn https://24hsongxanh.vn/ngay-cang-nhieu-nguoi-gia-han-quoc-song-va-chet-trong-co-don/ Fri, 09 Aug 2019 03:11:46 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=10263 Bà Cho Hye-do (86 tuổi, Hàn Quốc) gặp chị gái người Bắc Triều Tiên Cho Sun-do, 89 tuổi, trong một cuộc họp mặt gia đình liên Triều năm 2018. Ảnh: EPA-EFE.

Nhiều người già ở Hàn Quốc chết nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí lâu hơn nhưng không ai biết. Ko Myung-hee, quản lý tại trung tâm chăm sóc người cao niên cao cấp (52 tuổi, Hàn Quốc) đặt một túi đựng đầy rau tươi hái trong vườn và hai chai nước gạo ngọt lên xe […]

The post Ngày càng nhiều người già Hàn Quốc sống và chết trong cô đơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bà Cho Hye-do (86 tuổi, Hàn Quốc) gặp chị gái người Bắc Triều Tiên Cho Sun-do, 89 tuổi, trong một cuộc họp mặt gia đình liên Triều năm 2018. Ảnh: EPA-EFE.

Nhiều người già ở Hàn Quốc chết nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí lâu hơn nhưng không ai biết.

Ko Myung-hee, quản lý tại trung tâm chăm sóc người cao niên cao cấp (52 tuổi, Hàn Quốc) đặt một túi đựng đầy rau tươi hái trong vườn và hai chai nước gạo ngọt lên xe thể thao của mình rồi nổ máy. Cô tất tả mang theo những thứ đó vì không muốn tay không đến thăm những người già đơn côi.

Ở Hàn Quốc, hiện có 740.000 người cao tuổi đang sống một mình. Theo một nghiên cứu của Bộ phúc lợi nước này, con số này tăng thêm trung bình 50.000 mỗi năm. Ở Paju có khoảng 14.000 người cao tuổi phải sống một mình, tuy nhiên, trung tâm cộng đồng cao cấp Paju – nơi Ko làm việc, chỉ có chỗ cho 1.100 người cần nhất.

Hàn Quốc đã bị già hóa dân số. Năm 2017, những người trên 65 tuổi ở nước này chiếm đến 14% dân số, nhưng người trong độ tuổi lao động (15 – 64 tuổi) lại giảm tới 116.000 người. Năm 2018, tỷ lệ sinh ở Hàn Quốc đạt mức thấp nhất mọi thời đại là 357.771 người.

Bà Cho Hye-do (86 tuổi, Hàn Quốc) gặp chị gái người Bắc Triều Tiên Cho Sun-do, 89 tuổi, trong một cuộc họp mặt gia đình liên Triều năm 2018. Ảnh: EPA-EFE.
Bà Cho Hye-do (86 tuổi, Hàn Quốc) gặp chị gái người Bắc Triều Tiên Cho Sun-do, 89 tuổi, trong một cuộc họp mặt gia đình liên Triều năm 2018. Ảnh: EPA-EFE.

Các cụ cả ngày quanh quẩn trong nhà và chỉ có một tha thiết là lâu lâu lại được nhìn, thậm chí là nghe thôi, tiếng con cái của họ một lần“, Ko nói.

Tuy nhiên, xứ sở Kim Chi không phải là nước duy nhất ở châu Á phải đối mặt với thách thức già hóa dân số. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), vào năm 2060, hơn 30% dân số ở Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Triều Tiên sẽ từ 65 tuổi trở lên.

Tại Hong Kong, tình hình có thể còn nghiêm trọng hơn. Chính quyền thành phố dự kiến số người từ 65 tuổi trở lên sẽ đạt 2,58 triệu vào năm 2064, chiếm gần 40% dân số nước này.

Trong xã hội ngày nay, tuổi thọ của con người ngày càng kéo dài, trong khi đó, tỷ lệ kết hôn lại giảm và tỷ lệ ly hôn thì ngày càng tăng. Như vậy, người cao tuổi phải sống một mình sẽ là chuyện đương nhiên xảy ra trong tương lai gần.

Về phần mình, Ko từng sống cùng hai người con trai đang học đại học. Nhưng hai năm nay, cô chuyển đến sống với người mẹ 92 tuổi của mình. “Tôi không muốn gửi mẹ vào viện dưỡng lão. Vì tôi muốn các con noi gương mẹ, biết cách chăm sóc đấng sinh thành. Tôi rồi cũng sẽ già đi, nên mong các con cũng sẽ quan tâm đến mẹ của chúng như cách tôi đang làm với mẹ mình“, cô nói.

Sống trong cô đơn, chết trong cô đơn

Người phụ nữ 52 tuổi lái xe đi qua cánh đồng lúa đến thị trấn Papyeong – myeon, nơi chỉ có gần 4.000 người, nằm cách biên giới Bắc Triều Tiên khoảng 20km. “Sẽ phải mất khoảng nửa giờ trên xe buýt những người già ở đây mới có thể đến siêu thị, vì trong thị trấn chỉ có các cửa hàng tiện lợi thôi“, Ko chia sẻ.

Bà Lee Doo-nam đã 83 tuổi, không có con cái. Ngôi nhà sắt lạnh lẽo của bà nằm ngay mặt đường. Nhà chẳng có gì ngoài một nhà bếp nằm sát phòng sinh hoạt chật chội, sàn lởm chởm vết nứt, một nhà tắm và một cái kho. Người bạn đồng hành trong suốt quãng đời người phụ nữ này chỉ là một con chó.

Đôi khi, tôi như phát điên vì cảm thấy trống rỗng trong đêm vắng“, bà thốt lên trong âu sầu.

Cựu tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bón thức ăn cho một người phụ nữ lớn tuổi tại một cơ sở phúc lợi xã hội ở Eumseong, Hàn Quốc. Ảnh: Reuter.
Cựu tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon bón thức ăn cho một người phụ nữ lớn tuổi tại một cơ sở phúc lợi xã hội ở Eumseong, Hàn Quốc. Ảnh: Reuter.

Vì sống một mình nên nhiều người đã chết trong nhà mình mà nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí lâu hơn, không ai biết

Năm 2018, lính cứu hỏa tìm thấy một cụ già 74 tuổi ở Gwangju (Hàn Quốc) nằm sõng soài trên sàn phòng khách giữa một đống rác. Xem xét thi thể, người lính nhận thấy ông cụ đã chết vài tuần trước đó. Nạn nhân không có con và đã bị loại khỏi danh sách thăm viếng của địa phương sau khi tuyên bố có thể đi bộ mà không cần người hỗ trợ.

Chính quyền tỉnh Paju đã chi ngân sách 2,2 tỷ won để chi phí cho dịch vụ thăm viếng ở địa phương. Với số tiền này, trung tâm của Ko có thể cung cấp cho những người già hơn 300.000 won mỗi tháng, tủ lạnh, hộp khoai tây và quạt.

Ko dành khoảng 30 phút để hỏi thăm sức khỏe của bà Lee và trò chuyện với bà. Sau đó, người phụ nữ 83 tuổi sẽ ra vườn, hái rau diếp và hành lá cho Ko mang về. Mỗi tháng, bà chỉ ra ngoài một lần duy nhất để mua hàng ở cửa hàng tạp hóa. Bà Lee làm rượu gạo và thịt bò hầm để đưa đến trung tâm người cao tuổi ở thị trấn, nằm ngay sau nhà mình.

Dù có đến trung tâm, tôi cũng lại phải bỏ về vì kiểu gì tôi cũng sẽ cãi nhau với một ai đó“, bà lão nói. Dù không nói ra, nhưng có vẻ, bà lão thấy chạnh lòng khi nghe những người già khác kể về con cháu của họ.

Không có ngày mai

Choi Jin-gu 82 tuổi sống cách nhà bà Lee khoảng 15 phút. Trong nhà của ông lão này, những bức tường và trần nhà phủ đầy những mảnh giấy bị xé nham nhở. Những chiếc hộp, quần áo nằm rải rác khắp phòng khách và nhà bếp. Ông mặc một cái áo phông nhăn nheo, nhuộm vàng, bộ râu trắng lòa xòa, có vẻ đã lâu rồi không cắt. Vợ ông Choi chết cách đây đã 30 năm, nên ông sống một mình từ đó đến giờ.

Tôi chẳng biết lúc nào sẽ chết nên không thể chăm chút cho ngôi nhà của mình hay lập kế hoạch gì cả. Dù tôi biết con gái mình vẫn đang sống ở Seoul nhưng chẳng đứa nào gọi cho tôi cả“, ông già não nuột.

Choi làm công nhân từ năm 15 tuổi, sau đó, ông mua đất ở Paju. Nhưng sau đó, để có tiền cho các con ăn học và xây dựng gia đình, ông đã bán mảnh đất đó. “Tôi chẳng muốn nhắc đến chúng nó nữa, vì bây giờ tôi không có tiền. Chúng nó quá bận rộn để lo cho các con đi học đại học“, Choi nói.

Nói vậy, nhưng Choi lại cáu kỉnh khi Ko gọi cho ông. Ông lão hy vọng người gọi cho mình là các con và đã tỏ ra khá thất vọng khi nghe giọng của người khác.

Dù không còn liên lạc với các con, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận, ông Choi có gia đình. Điều đó có nghĩa ông không đủ điều kiện hưởng thêm bất kỳ lợi ích nào khác ngoài trợ cấp người già của chính phủ.

Ông lão 82 tuổi từng trải qua một số ca phẫu thuật ở chân trái nên khả năng vận động bị giảm và không thể nấu ăn. Một trung tâm cộng đồng địa phương đã tặng những món ăn phụ của Hàn Quốc cho ông, nhưng đa phần, Choi nấu mì ăn liền ăn cho qua bữa.

Trung tâm phòng chống tự tử Hàn Quốc cho hay, năm 2017, tỷ lệ tự tử của người ở độ tuổi 70 là 48,8/100.000 người, độ tuổi 80 là 118,7 người, còn  người trong độ tuổi 15 – 65 tự tử chỉ chiếm 21,3.

Ông Choi từng có con trai tự tử nên không muốn lặp lại hành động này.

Ngôi nhà từng tràn ngập niềm vui và tiếng cười giờ chỉ còn lại mình tôi và tiếng ca sĩ hát trên ti vi. Tôi chẳng còn tha thiết sống nữa, nhưng tôi không muốn gia đình mình mang tiếng xấu“, Choi nói.

Không bao giờ là quá muộn

Không chỉ là nước già hóa dân số nhanh, tỷ lệ người nghèo trong độ tuổi 66 – 75 ở Hàn Quốc vào năm 2015 so với các quốc gia thuộc OECD chiếm tới 39%, trong khi đó, ở Nhật Bản là 17%.

Tuy nhiên, chi tiêu phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc lại xếp thứ 34 trong 35 nước thuộc OECD, chỉ chiếm 10,4% GDP, so với mức trung bình của OECD là 21%.

Rất dễ để sắp xếp vận mệnh của những người già thông qua những con số được báo cáo trên giấy tờ. Tuy nhiên, hãy quan sát thực tế để thấy rằng, rất nhiều người cần được giúp đỡ vẫn chưa nhận được chút gì”, Ko nói.

Trung tâm cộng đồng cao cấp Paju, nơi người phụ nữ này làm việc đang tạo rất nhiều cơ hội việc làm cho người già.

Tôi kiếm được khoảng 310.000 won mỗi tháng khi làm pha chế tại đây. Ngày trẻ, tôi luôn muốn mở một quán cà phê của riêng mình nhưng không thành. Bây giờ, tôi lại được sống với một phần ước mơ tại trung tâm, nên luôn biết ơn cơ hội muộn màng này đã đến trong đời mình“, Lee Suk-ja (70 tuổi) nói.

Bà Lee Ho-sun, giáo sư nghiên cứu phúc lợi tại Đại học Cyber Soongshil Hàn Quốc, đề nghị các bậc cha mẹ nên mạnh dạn từ bỏ những quan niệm cũ của Hàn Quốc, là cho con mọi thứ mình có.

Tài sản là thứ mà dù về già, chúng ta vẫn phải tiếp tục đầu tư“, giáo sư nói.

Bà Lee cho rằng, đất nước đang cố bắt nhịp với phần còn lại của thế giới. Vì vậy thay vì chỉ có viện dưỡng lão hay các trung tâm cộng đồng cao cấp, nên đầu tư xây dựng các phương án hỗ trợ người cao tuổi ngay tại nơi họ sống.

Nhật Minh

Theo VnExpress/ SCMP

 

The post Ngày càng nhiều người già Hàn Quốc sống và chết trong cô đơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đừng trách người già https://24hsongxanh.vn/dung-trach-nguoi-gia/ Thu, 01 Aug 2019 10:40:14 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=9653

Mẹ 61. Đứng gần mẹ đôi khi thấy mình như đứng trước một mùa thu: xào xạc, đôi khi lạnh giá, có lúc mơ hồ sợ mùa đông sẽ tới. Vì mẹ già rồi mẹ ơi. Sáng nay con lúi cúi tìm cái túi vải hôm trước đựng đồ đem về, để soạn đồ đi […]

The post Đừng trách người già appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Mẹ 61. Đứng gần mẹ đôi khi thấy mình như đứng trước một mùa thu: xào xạc, đôi khi lạnh giá, có lúc mơ hồ sợ mùa đông sẽ tới. Vì mẹ già rồi mẹ ơi.

Sáng nay con lúi cúi tìm cái túi vải hôm trước đựng đồ đem về, để soạn đồ đi tiếp. Mẹ đi chợ rồi, con tự “bới” trong đống linh tinh gần thùng đựng gạo. Một mớ hộp giấy, túi… được mẹ vùi, xếp chèn đầy tủ bếp. “Mấy cái đó xài rồi thì quăng, mẹ giữ làm chi chật nhà”, nhớ có lần anh trai nhắc.

Chẳng thấy cái túi, tới khi mẹ đi chợ về rồi ngẩng ra một lúc mới nhớ là nhét trong tủ quần áo. Ngăn nào cũng có một vài cái túi, tờ lịch ghi chép, cái hóa đơn từ đời nảo đời nao, thậm chí là bọc nylon. Gia tài của mẹ, sự đãng trí của mẹ làm con vừa buồn cười vừa thương.

Lại nhớ hôm trước nghe một cô kể rằng thăm viện dưỡng lão đúng dịp Tết nên ai cũng lì xì cho các cụ. “Người già thiệt thà lắm, cầm bao lì xì lấy tờ năm chục ngàn ra rồi trả lại cái bao, nói là tui không cần bao đâu, giữ lại mà xài”, cô kể. Rồi các cụ xếp từng bịch bánh hộp trà được tặng lên mặt giường, để cất giữ và để tự hào, nói cách nào cũng không dẹp đi chỗ khác. Phải tới lúc khuyên các cụ để chỗ mà ngồi, mớ quà ấy mới được xếp gọn lại.

Người già hay giữ của, con chẳng biết có đúng không khi mẹ kể chuyện một bà cụ bảy mươi mấy tuổi dưới quê lận vàng trong lưng quần, may thành một cái túi kín đáo, một lần đi vệ sinh làm rớt mà không biết. Bà ấy khóc giãy, rồi tới khi con cái tìm được, bà lại hờn bỏ ăn vì bây giờ ai cũng biết bà có vàng. Bà nói bà cất vàng để mua hòm.

Ông hàng xóm ngoài tám mươi cũng mất cách đây một tháng. Bệnh già. Người con trai của ông kể rằng ông nằm một tuần không ăn uống gì rồi đi. Ông chỉ “đem theo” với ông mấy bộ đồ có in số điện thoại tìm người thân, lỡ đâu ở cõi khác ông cụ – vốn đã lẫn – sẽ không tìm được đường về. Trong đám tang, để xua bớt nỗi buồn, các con của ông kể dăm ba câu chuyện về sự lẩn thẩn của ông, vừa thương nhớ vừa là những sự cảm thán quen thuộc khi ta nói về người thân.

Những câu chuyện cứ miên man trong đầu con mỗi khi đứng trước mùa thu đời mẹ. Lại nhớ một lần lên chùa cùng đám bạn, con cứ nhìn hoài cô gái tuổi đôi mươi đang đứng khóc lặng lẽ trước nén nhang mùa Vu Lan. Cô mất mẹ rồi, còn gì đau hơn khi mẹ bỏ ta đi. Con nhớ đọc đâu đó một bài viết, rằng tuổi nào mất mẹ mà không đau?

Vậy nhưng con vẫn làm mẹ buồn khi mải miết đi tìm giấc mơ đời mình, vẫn “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” vì đôi khi mẹ cứ luôn dặn dò, cứ tận tâm hoài, cứ quên trước quên sau. Người ta nói lòng mẹ bao la cho nên con cái cứ tắm mãi trong đó, trong dòng nước luôn ngọt ngào chẳng khi nào đắng cay hay nổi sóng. Thỏa thuê rồi nếu biết nhìn lại sẽ nhận ra đó là nước mắt mẹ tích tụ mà thành.

Người mẹ nào cũng can đảm khi mang bào thai chín tháng mười ngày, đau đớn khi sinh con ra, vui sướng hay tàn úa theo con cho tới ngày mẹ nhắm mắt. Cả cuộc đời mẹ xoay quanh con, con đường mẹ đi dài nhất là con đường cùng con. Nhưng mấy ai hiểu, dù mẹ không cần con hiểu. Con cũng chẳng biết thế hệ tụi con hay hời hợt, chẳng thích ở yên một chỗ, liệu rằng khi già đi phải vào viện dưỡng lão hoặc khi chỉ còn một mình bên bậu cửa sổ, có “yên thân” mà sống như người già bây giờ được hay không.

Chị gái hay lắc đầu ngán ngẩm mỗi khi thấy mẹ sắm đồ bộ. Cả cái tủ chật cứng những bộ đồ vải bông màu mè, có mặc đi đâu được đâu, mua nhiều làm chi. Nhưng mà con nghĩ, giờ mẹ già rồi, thui thủi ở nhà, mặc bộ đồ mới để có chút niềm vui, để mà sống. Vậy nên mỗi lần khen “mặc bộ này nhìn trẻ quá mẹ”, con thấy gương mặt mẹ tươi còn hơn khi được tiền quà. Thời còn con gái mẹ có những thứ này đâu. Qua dốc bên kia rồi, đâu ai biết ngày nào là ngày trời sẽ gọi mình.

Lại nói cái túi vải. Lên lại thành phố, con lục soạn mới thấy trong đó có chừng chục củ hành, củ tỏi, mấy trái ổi, hũ thịt gà kho gừng, cái khăn tắm mới. Không biết mẹ bỏ vô hồi nào. Con bây giờ thừa sức lo cho mình, ôi mẹ lại lẩn thẩn. Sự lẩn thẩn nào của mẹ bây giờ cũng làm mắt con cay, nói theo ngôn ngữ “sửu nhi” là cũng kích thích tuyến lệ hoạt động mạnh. Ghét cái cảm giác này thật.

Thế nên đừng trách người già.

Ngọc Khánh

Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn Online

The post Đừng trách người già appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sống với người già https://24hsongxanh.vn/song-voi-nguoi-gia/ Mon, 22 Jul 2019 04:23:29 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8650

Đám thanh niên bây giờ ghét nhất là đi với “các cụ”. Đã nói đi du lịch, mọi thứ có dịch vụ sẵn, đi đứng cho nhẹ nhàng văn minh lịch sự. Thời buổi cái túi du lịch cũng chọn đồ đẹp, ra vào khách sạn, resort đẹp đẽ bóng loáng, đi đứng, mở cái […]

The post Sống với người già appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Đám thanh niên bây giờ ghét nhất là đi với “các cụ”. Đã nói đi du lịch, mọi thứ có dịch vụ sẵn, đi đứng cho nhẹ nhàng văn minh lịch sự.

Thời buổi cái túi du lịch cũng chọn đồ đẹp, ra vào khách sạn, resort đẹp đẽ bóng loáng, đi đứng, mở cái cửa ra vào, đi bằng cửa xoay, vậy mà cha mẹ vẫn cứ đùm đùm gói gói. Đi lên xe xịn mà nào là cái giỏ đi chợ bằng nhựa đỏ choét, trong nhét nào chuối, măng cụt, có cả con dao thò ra. Không biết lỉnh kỉnh những gì, có cả lọ muối mè, chà bông, chanh ớt. Thì ra là cái thuở đói khổ cái gì cũng thiếu thốn đã ám ảnh.

Bà mẹ nói: sảy nhà ra thất nghiệp. Rồi có lúc cái tăm không có mà xài. Muốn gọt củ quả không có con dao. Đi quá bữa trưa của lũ con nít, cô con dâu nói đã có sữa tươi Vinamilk. Lũ trẻ chỉ việc hút là xong bữa. Bà mẹ tiếc hùi hụi: tao mà biết đi trưa trời trưa trật thế này thì đã làm cơm nắm, cắt ra ăn với thịt rim mặn, cứ là ngon… quắt tai!

Nhưng các con của bà nói: “Thời buổi này ghé đâu chẳng có quán ăn. Gọi hải sản lại không ngon hơn cơm nắm muối mè hay sao”. Bà mẹ xót ruột: “Một ký ghẹ nó chém cả mấy trăm ngàn”…

Những người trẻ tuổi thành đạt, làm ra tiền, đang có lối sống khác. Hằng năm phải đi nghỉ biển, tiêu tiền thoải mái, vì đây là lúc đồng tiền nó hầu lại ta.Sau nữa, xã hội hiện đại, dịch vụ, người ta hầu mình tới chân răng cũng phải cho người ta sống với chứ. Cứ xem các tiệm ăn, nhà hàng sang họ đãi tiệc thì biết. Đến nơi, bàn đã đặt trước, có ghi tên, riêng một phòng có người túc trực phục vụ. Hết đá, hết bia là tự động họ giải quyết, đâu phải kêu ời ời như quán bình dân nhộn nhạo. Còn giá cả ư? Có cả tô phở gần triệu đồng cơ mà. Xã hội đủ các loại hàng, loại người tiêu xài, đừng có thắc mắc. Hãy chọn cái “phân khúc thị trường” hợp với mình. Thế thôi.

Người già thì bị lối sống của quá khứ ảnh hưởng nặng nề. Bây giờ đỡ rồi, chứ ngày trước cái túi cái hộp đựng hàng, ông bà cũng tích trữ, không vứt đi vì nó đẹp quá, nhựa cứng dầy dặn để dùng cũng tốt. Sau rồi nhiều quá mà không dùng hết, phải vứt bỏ. Người già nghĩ: thế gian này vung phí của trời. Mà xưa ông bà đã dạy: phí của trời mười đời không có. Bà mẹ nghĩ: mọi thứ ta có đều là của trời đất đem lại cả. Vung phí là phí của trời. Loay hoay thế nào lại đâm ra đúng mới chết chứ. Các nhà khoa học nói loài người đang lấy cạn kiệt của trái đất.

Khoáng sản, tài nguyên đào lên, rừng chặt đi, sông ngòi chết hết, động vật tuyệt chủng. Để phục vụ cho thói tiêu xài của loài người. Cho nên cái lý của người già vẫn đúng. Người già đi với người trẻ lắm cái không phù hợp. Ông bố sáng sớm đã dậy (có đem theo chai nước trà pha sẵn) nhâm nhi xong, đem sách ra đọc, con cháu vẫn chưa dậy. Đọc sách chán, ông đem cái bàn cờ bé xíu, chơi một mình. Mấy lần định gõ cửa phòng các con rồi lại không dám. Đã hơn 8 giờ sáng chúng vẫn ngủ im thim thít. Giờ giấc sinh hoạt của ông đảo lộn.

Sáng sớm là ông phải ăn sáng, đọc báo, tưới cây. Đằng này ngồi chóc ngóc trong phòng máy lạnh của khách sạn chẳng biết làm gì, bụng đói meo. Lũ con ngủ dậy, có đi ăn sáng cũng phải 9 giờ. Đến trưa, ông đói thì chúng vẫn còn no. Ngồi vào bàn ăn, mấy đứa cháu chỉ đòi cơm chiên Dương Châu. Mà mỗi đĩa cơm có chút xíu làm ông nhớ cái nồi cơm điện thoải mái ở nhà. Người già, nói thật, cho đi chơi chỉ… phí của giời.

Bà mẹ nói chẳng đâu sung sướng như ở nhà. Bà còn lấy làm lạ sao thấy nhiều khách nước ngoài, đàn ông bụng phệ, đàn bà tóc bạc, Âu có, Mỹ có, nhiều nhất là người già Nhật, mặc quần lửng, áo thun, bụng đeo cái dây mề gà túi đựng tiền, cứ thế là đi. Bây giờ Tây balô trẻ đi đâu cũng cầm chai nước suối đã thấy ít xuất hiện trên phố, mà đông người già. Muốn thấy Tây trẻ thì phải ra những con tàu đi câu, đi lặn biển… đứa cháu 9, 10 tuổi hỏi những câu bà không nhớ: bà có biết ông Darwin không?

Ông nghĩ ra thuyết tiến hóa, ban đầu mọi người cười ông, sau đúng y boong. Bà có biết biển chết không? Nó mặn gấp năm lần biển thường. Nó còn không đồng ý bà cứ ờ, ừ, nhìn bâng quơ chỗ khác. Mà phải nhìn vào cái hình vòi rồng xoáy hoặc hình cô gái nổi trên mặt biển chết, vì không bị chìm. Con người ngày càng thông minh, các thế hệ sau không biết còn tiến tới đâu. Rồi cũng đến lượt chúng già đi và tụt hậu. Chẳng biết lúc ấy của trời có còn không để nuôi loài người. Nhưng nỗi quan tâm của đám trẻ tất nhiên về việc khác. Họ thương cha mẹ nhưng cũng dễ nổi nóng khi trong sinh hoạt quá khác nhau.

Nề nếp của họ bây giờ phải là cái nhà gọn gàng sạch sẽ, sống nhẹ nhàng thanh lịch, không quá nặng nề về ý nghĩa làng quê. Cha mẹ thì chịu sống trong căn nhà cũ, đủ các đồ tạp nham không chịu vứt đi cái gì.Đầu giường một tủ thuốc, nhiều thứ quá hạn cũng không biết vì uống làm sao kịp. Nhiều thứ quá. Buổi sớm là lúc ngủ ngon thì ông bà dậy, gây hàng loạt âm thanh khó chịu: ho, khạc, mở máy nước, dập cửa ầm ầm, mở tủ kêu ken két… Thế mà khi hỏi thằng cháu có cần người già ở trong nhà không, mới lên 10 nó đã biết nói thế này: “Có người già để ta biết mình có thể sống lâu đến đâu”.

“Nếu tính người già khó chịu thì làm sao?”. “Thì ta tha thứ!”. Cha mẹ nó nói: “Như ngày xưa cha mẹ cũng tha thứ cho con cái bao nhiêu tội lỗi đó”…

Quảng Yên
Theo Doanh Nhân Plus

The post Sống với người già appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Robot động vật hỗ trợ cảm xúc giúp con người giảm stress https://24hsongxanh.vn/robot-dong-vat-ho-tro-cam-xuc-giup-con-nguoi-giam-stress/ Thu, 27 Jun 2019 03:53:29 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=6368 Tombot được thiết kế để trông và hành động giống như một con chó

Tombot được tạo ra nhằm đồng hành với những người khuyết tật hoặc người già, có thể giúp họ giảm mức độ lo lắng, u buồn. Tombot được thiết kế để trông và hành động giống như một con chó con thực sự. Thú cưng robot này sẽ phản ứng khác nhau với nơi nó […]

The post Robot động vật hỗ trợ cảm xúc giúp con người giảm stress appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tombot được thiết kế để trông và hành động giống như một con chó

Tombot được tạo ra nhằm đồng hành với những người khuyết tật hoặc người già, có thể giúp họ giảm mức độ lo lắng, u buồn.

Tombot được thiết kế để trông và hành động giống như một con chó con thực sự. Thú cưng robot này sẽ phản ứng khác nhau với nơi nó được chạm vào, ví dụ một cái vỗ nhẹ vào đầu sẽ khiến nó phản ứng khác với xoa vào bụng. Nó cũng sẽ làm theo và trả lời các lệnh thoại khác nhau. Pin của Tombot có thể kéo dài khoảng một ngày sử dụng và nó có thể “tự đi sạc pin” vào ban đêm. Trong khi vẫn đang trong quá trình phát triển, Tombot đã nhận được rất nhiều tiếng vang. Dự án trên Kickstarter đã hoàn thành giao đoạn gọi vốn và sẽ được xuất xưởng vào tháng 8/2020.

Tombot được thiết kế để trông và hành động giống như một con chó
Tombot được thiết kế để trông và hành động giống như một con chó

Không giống như các “robot vật nuôi” khác, Tombot có thể phát triển theo thời gian vì phần mềm sẽ liên tục được nâng cấp, bao gồm việc mở rộng các hành vi và nhiều tính năng hơn. Một ứng dụng đồng hành trên điện thoại thông minh sẽ cho phép người dùng theo dõi và định cấu hình cho Tombot. Robot hiện nặng khoảng 7 pounds (khoảng 3kg), các nhà phát triển đang cố gắng giảm trọng lượng nó xuống còn khoảng 2kg. Lông của nó được tạo ra để không gây dị ứng và chống vi khuẩn. Các nhà phát triển đang làm việc để giúp Tombot dễ dàng để làm sạch nhất có thể.

Tombot được ra mắt vào năm 2017 bởi Tom Stevens, người đã lấy cảm hứng từ “trận chiến” của mẹ mình với chứng mất trí nhớ và sự tương tác của cô với một chú chó lông vàng. Con vật là một người bạn đồng hành quan trọng, nhưng khi căn bệnh tiến triển, việc chăm sóc đúng cách càng trở nên khó khăn hơn. Stevens bắt đầu tìm kiếm một giải pháp.

Ông đã nghiên cứu rất nhiều về khoa học gắn kết tình cảm và hình thành mối quan hệ với thú cưng. Nhìn thấy sự đồng hành này quan trọng như thế nào đối với mẹ và những người khác mắc chứng mất trí nhớ, anh cảm thấy một thứ như Tombot thực sự có thể tạo ra sự khác biệt và cải thiện chất lượng cuộc sống. Mặc dù nhắm vào người cao niên sống với chứng mất trí nhớ, Tombot cũng có thể có giá trị đối với trẻ em không thích động vật sống hoặc nhiều trường hợp khác nữa.

An Nhiên
Theo Vietnamnet/Kickstarter

The post Robot động vật hỗ trợ cảm xúc giúp con người giảm stress appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bình yên tuổi già https://24hsongxanh.vn/binh-yen-tuoi-gia/ Fri, 15 Mar 2019 06:56:20 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=3175

Khoảnh khắc thường ngày của những người đã đi gần hết cuộc đời được nhiếp ảnh gia Hải Sơn ghi lại trên những hành trình suốt chiều dài đất nước đầy xúc cảm. Ở đó có tình chị em như thuở còn thơ, có hạnh phúc bên người bạn đời, có niềm vui với con […]

The post Bình yên tuổi già appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Khoảnh khắc thường ngày của những người đã đi gần hết cuộc đời được nhiếp ảnh gia Hải Sơn ghi lại trên những hành trình suốt chiều dài đất nước đầy xúc cảm. Ở đó có tình chị em như thuở còn thơ, có hạnh phúc bên người bạn đời, có niềm vui với con cháu, có đam mê chưa từng nguội lạnh…

Niềm hạnh phúc của người em là được chị gái yêu thương và chăm sóc mỗi ngày.
Một cặp vợ chồng đã hơn 90 tuổi, vợ bị mù hơn 20 năm trước và người chồng vẫn hàng ngày mang lại tiếng cười cho vợ bằng cách chăm sóc và cùng nhau trải qua tuổi già. Bức ảnh được chọn vào Top ảnh đẹp nhất trong ngày – Daily Dozen
Không những cùng nhau trải qua thời chiến gian khổ, ở thời bình họ còn dành nhiều thời gian cho nhau để nói chuyện và nhâm nhi tách trà mỗi buổi sáng
Bệnh tăng nhãn áp cướp đi đôi mắt của cụ bà, nhưng sự ấm áp của cụ ông cũng đủ khiến cụ bà mỉm cười mỗi ngày
Được trông nom các cháu khi các con đi làm và vui chơi với chúng dường như trở thành một niềm vui trong ngày của những người già.
Khoảnh khắc lao động khi về già của một cựu chiến binh được ghi lại để sau này con cháu có thể hồi tưởng về công việc của ông cha mình. Bức ảnh được lọt vào Top ảnh đẹp nhất trong ngày – Daily Dozen
Dù tuổi đã cao, nhưng ông cụ vẫn cố gắng làm việc chăm chỉ. Với ông, chỉ cần yêu thích việc mình làm sẽ tìm được niềm vui trong cuộc sống.
92 tuổi vẫn không làm cụ ông này quên đi niềm đam mê với đàn nguyệt – “người bạn” của mình.

 

Ảnh: Trương Hải Sơn

Hà Anh

 

 

 

 

The post Bình yên tuổi già appeared first on 24h Sống xanh.

]]>