Nghị Quyết 120 – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 18 Jun 2019 08:56:48 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Nghị Quyết 120 – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 ĐBSCL sụt lún nhanh gấp nhiều lần nước biển dâng https://24hsongxanh.vn/dbscl-sut-lun-nhanh-gap-nhieu-lan-nuoc-bien-dang/ Tue, 18 Jun 2019 08:56:48 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=5868 Người dân miền Tây khốn khổ chống chọi với triều cường hằng năm

Vấn đề cấp bách đáng lo ngại nhất lúc này không phải là nguy cơ từ nước biển dâng mà chính là việc ĐBSCL đang bị sụt lún nhanh gấp nhiều lần so với nước biển dâng Bên lề Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của […]

The post ĐBSCL sụt lún nhanh gấp nhiều lần nước biển dâng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Người dân miền Tây khốn khổ chống chọi với triều cường hằng năm

Vấn đề cấp bách đáng lo ngại nhất lúc này không phải là nguy cơ từ nước biển dâng mà chính là việc ĐBSCL đang bị sụt lún nhanh gấp nhiều lần so với nước biển dâng

Biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức cho ĐBSCL
Biến đổi khí hậu đang đặt ra nhiều thách thức cho ĐBSCL

Bên lề Hội nghị đánh giá kết quả 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, diễn ra sáng 18/6, Thanh Niên đã có cuộc trao đổi nhanh với Th.s Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Mê Kông xung quanh việc triển khai Nghị quyết trên.

Ông đánh giá thế nào về tầm quan trọng của Nghị quyết 120 đối với ĐBSCL?

Để hiểu tầm quan trọng của Nghị quyết 120 đối với ĐBSCL, phải nắm tinh thần Nghị quyết toát lên những nét cô đọng lớn gồm: phát triển “thuận thiên”, tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên; chuyển tư duy nông nghiệp từ thuần túy sản xuất sang làm kinh tế nông nghiệp; xem nước mặn, nước lợ, nước ngọt đều là tài nguyên; quy hoạch tích hợp, tổng thể ĐBSCL, quy hoạch phát triển ĐBSCL có tính đến vùng nước biển ven bờ.

Hiện nay ĐBSCL đang phải đối diện với ba thách thức lớn. Đó là tác động của biến đổi khí hậu, kèm theo nước biển dâng; tác động của thủy điện Mê Kông và những vấn đề nội tại của đồng bằng. Vấn đề cấp bách đáng lo ngại nhất lúc này không phải là nguy cơ từ nước biển dâng mà chính là việc ĐBSCL đang bị sụt lún nhanh gấp nhiều lần so với nước biển dâng. Lưu ý, sụt lún là do chính chúng ta gây ra. Chính cái cách mà chúng ta đối xử thô bạo với thiên nhiên dẫn đến việc này. Bên cạnh đó, cách mà ĐBSCL phát triển nông nghiệp vẫn là ưu tiên cây lúa và hệ thống canh tác nước ngọt, đi đôi với đó là dùng nhiều biện pháp công trình lớn, can thiệp thô bạo vào quy luật tự nhiên để chống lũ, ngăn mặn. Mỗi năm ĐBSCL sản xuất khoảng 25 triệu tấn lúa, nhưng đất đai, sông ngòi phải gánh 2-3 triệu tấn phân bón, nửa triệu tấn nông dược. Dòng chảy bị nhiều công trình cản trở nên mất khả năng tự làm sạch, tích tụ ô nhiễm…

Nếu đổi mới theo hướng Nghị quyết 120, ĐBSCL vừa có thể giải quyết được nhiều vấn đề nội tại nêu trên, vừa tăng “sức khỏe”, khả năng chống chọi với ba thách thức lớn để phát triển bền vững và hướng tới một trình độ phát triển cao hơn.

Th.s Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái vùng Mê Kông
Th.s Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái vùng Mê Kông
Sụt lún gây ngập lụt ngày càng nghiêm trọng hơn ở ĐBSCL
Sụt lún gây ngập lụt ngày càng nghiêm trọng hơn ở ĐBSCL
Người dân miền Tây khốn khổ chống chọi với triều cường hằng năm
Người dân miền Tây khốn khổ chống chọi với triều cường hằng năm

Sau 2 năm triển khai Nghị quyết 120, những chuyển biến ở các địa phương ĐBSCL chưa nhiều, thậm chí nhiều nơi vẫn đang “lúng túng” thực hiện Nghị quyết này, theo ông vì sao?

Đúng là vừa qua có sự “lúng túng” nhưng cần phải hiểu rằng với một Nghị quyết ở tầm chiến lược thì chưa thể kỳ vọng có những kết quả cụ thể trong thời gian ngắn được. Trước khi thực hiện những hành động cụ thể ở thực địa, cần có những bước đệm để chuẩn bị. Trong hai năm qua, theo chúng tôi quan sát thấy, Chính phủ đã có những bước đi tích cực tiến tới triển khai Nghị quyết này. Nhìn chung, mặc dù là chậm nhưng tôi cho rằng sự chuẩn bị mà các bộ, ngành đã và đang làm là rất tích cực, tạo tiền đề cho các bước cụ thể sắp tới.

Nước biển dâng đánh bật những rừng dương hơn 10 năm tuổi ở huyện Duyên Hải, Trà Vinh
Nước biển dâng đánh bật những rừng dương hơn 10 năm tuổi ở huyện Duyên Hải, Trà Vinh

Vậy theo ông, thời gian tới việc triển khai thực hiện Nghị quyết 120 sẽ đối diện với những thách thức nào?

Dù rất quan trọng nhưng hiện độ lan tỏa của Nghị quyết chưa cao, kể cả trong giới lãnh đạo các địa phương và công chúng. Nhiều người chưa nghe đến hoặc chỉ nghe loáng thoáng mơ hồ về một Nghị quyết về đồng bằng nhưng không biết những định hướng là gì. Ở tầm tư duy, những quan niệm và cách làm y như cũ, đặc biệt là trong nông nghiệp sẽ làm chậm việc thực hiện những định hướng của Nghị quyết.

Thứ nhất tư duy về an ninh lương thực. Lâu nay cách nghĩ của chúng ta là lương thực đồng nghĩa với tự cung tự cấp và sản lượng càng nhiều càng tốt và đơn thuần là lúa gạo. Thực tế mỗi năm đồng bằng sản xuất ra 25 triệu tấn lúa nhưng xuất khẩu đi hơn một nửa. Do thâm canh liên tục trong đê bao, đất đai bị bạc màu, cạn kiệt nhanh. Tiếp tục cách này, sau khoảng 20-25 năm sức sản xuất của đất suy giảm, an ninh lương thực sẽ bị đe dọa. Hơn nữa, ngày nay khái niệm an ninh lương thực cần đi kèm với an ninh dinh dưỡng, tức là các thành phần thực phẩm khác chứ không chỉ có gạo. Nếu vẫn giữ tư duy an ninh lương thực bằng số lượng thì việc chuyển sang chất lượng nông nghiệp và làm kinh tế nông nghiệp như Nghị quyết 120 sẽ không khả thi.

Sản xuất của người dân ĐBSCL ngày càng gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn chưa có những mô hình chuyển đổi thực sự mang lại hiệu quả ở tầm quy mô lớn. Người nông dân vẫn phụ thuộc rất nhiều vào cây lúa
Sản xuất của người dân ĐBSCL ngày càng gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn chưa có những mô hình chuyển đổi thực sự mang lại hiệu quả ở tầm quy mô lớn. Người nông dân vẫn phụ thuộc rất nhiều vào cây lúa

Thứ hai, tư duy “liên hoàn kế” của nghị quyết để đạt được mục tiêu bền vững liên hoàn cả 3 mặt kinh tế, xã hội, môi trường vẫn chưa được thấm và dễ bị hiểu đơn giản như lâu nay là “chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi” tức là chỉ chuyển từ cây nọ sang cây kia, từ nuôi con nọ sang con kia, sản lượng cao hơn là được mà không tính đến chất lượng, thị trường, môi trường bị ảnh hưởng như thế nào và tác động xã hội, người nông dân bỏ xứ đi thành phố tìm việc làm như thế nào. Theo tinh thần Nghị quyết 120, đối với nông nghiệp, “liên hoàn kế” nên được hiểu là giảm thâm canh, tăng chất lượng, tăng giá trị thông qua chế biến và chuỗi giá trị, vươn tới thị trường giá trị cao. Song song đó xem nước mặn, nước lợ cũng là tài nguyên thì nên hạn chế ngăn mặn, cản trở dòng chảy để phục hồi thủy sản biển, phục hồi sông ngòi để giảm sử dụng nước ngầm, giảm sụt lún.

Thứ ba là tư duy thuận thiên, tôn trọng quy luật tự nhiên cũng sẽ gặp khó khăn. Lâu nay tư duy quy hoạch phát triển ĐBSCL chỉ chú trọng 3 điều: đất liền, nước ngọt và sản xuất nông nghiệp thâm canh, chủ yếu là lúa, chạy theo sản lượng là chính, bỏ qua môi trường nước sông ngòi và sự liên thông với biển; từ đó không ngại can thiệp thô bạo, trái quy luật tự nhiên bằng những công trình lớn ngăn dòng chảy, ngăn cách sông ngòi nội địa với biển, tách đồng ruộng ra khỏi nước lũ hằng năm.

Thứ tư là chuyện loạn quy hoạch. Từng ngành và từng địa phương vẫn sẽ mong muốn theo đuổi mục đích thành tích riêng của mình, bỏ quên tổng thể của cả đồng bằng. Ngoài ra còn những khó khăn trên thực địa, như hệ thống đê bao đã xây dựng ở khắp nơi ở đồng bằng, làm nước dâng cao hơn trong sông, nhưng không trao đổi được với ruộng vườn và gây thiếu nước trong mùa khô nhưng khó xả lũ vào trở lại được vì nhà cửa, vườn, ao bên trong các ô đê bao khép kín được xây dựng thấp, sẽ bị thiệt hại nếu xả lũ vào. Đối với vùng ngọt hóa đang canh tác ba vụ lúa, việc phục hồi lại chế độ 6 tháng ngọt – 6 tháng mặn luân phiên như trước đây sẽ gây xáo trộn một lần nữa.

Vậy làm thế nào để khắc phục những tồn tại và hạn chế ông vừa chỉ ra?

Tôi cho rằng cần có thêm nhiều cuộc thảo luận, hội thảo, tranh luận để làm rõ nội hàm của Nghị quyết và những quan niệm về an ninh lương thực, phát triển bền vững, những quy luật tự nhiên của một vùng đồng bằng châu thổ như ĐBSCL cần được hiểu và tôn trọng. Như thế nào là tư duy quy hoạch tích hợp, thế nào là kinh tế nông nghiệp để tránh việc diễn dịch khác nhau làm sai lệch đi ý nghĩa của Nghị quyết 120.

Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL mà Bộ KH-ĐT đang lập có thể nói lần đầu tiên ĐBSCL có một quy hoạch tầm cỡ như thế và mang tính chất lồng ghép, tích hợp cao. Do đó, Chính phủ cần thực sự xem trọng, đặt trọng tâm vào quy hoạch này và tạo điều kiện để biến việc lập quy hoạch này thành một cơ hội để các cấp chính quyền, người dân, giới chuyên gia được tham gia rộng rãi và có ý nghĩa, tạo động lực hưng phấn mới cho sự phát triển ĐBSCL. Sự đồng thuận của xã hội là yếu tố quyết định sự thành công. Theo luật Quy hoạch mới, Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL do Bộ KH-ĐT lập sẽ là quy hoạch cấp vùng bao trùm tất cả. Do đó, tạm thời không nên có bất cứ quy hoạch nào khác ở cấp vùng được lập một cách riêng rẽ, có thể dẫn đến mâu thuẫn, chồng chéo.

Ngoài ra, trong bối cảnh tương lai rất nhiều điều chưa chắc chắn mà không có bất cứ dự báo nào có thể chính xác được, thì cách thông minh nhất để ứng xử là áp dụng “nguyên tắc không hối tiếc”, là một nguyên tắc được áp dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến để ứng phó với bối cảnh nhiều thay đổi. Tức là ưu tiên thực hiện những hành động, dự án nào ít rủi ro sai lầm nhất và có độ uyển chuyển có thể thay đổi khi tương lai thay đổi.

Đình Tuyển
Theo Thanh Niên Online

The post ĐBSCL sụt lún nhanh gấp nhiều lần nước biển dâng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>