ngập lụt – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 29 Dec 2020 13:31:56 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png ngập lụt – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 10 sự kiện tiêu điểm về lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2020 https://24hsongxanh.vn/10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong-nam-2020/ Tue, 29 Dec 2020 13:31:56 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=53320 10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong

Năm 2020 được giới chuyên gia đánh giá là năm thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong lịch sử ở cả 3 miền… Mời độc giả cùng điểm lại 10 sự kiện ngành tài nguyên-môi trường do VietnamPlus lựa chọn. Thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong lịch sử xảy ra ở trên […]

The post 10 sự kiện tiêu điểm về lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2020 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong

Năm 2020 được giới chuyên gia đánh giá là năm thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong lịch sử ở cả 3 miền… Mời độc giả cùng điểm lại 10 sự kiện ngành tài nguyên-môi trường do VietnamPlus lựa chọn.

Thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong lịch sử xảy ra ở trên cả 3 miền; Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường với nhiều điểm mới mang tính đột phá – là hai trong số 10 sự kiện tiêu điểm về lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong năm 2020.

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

1. Quốc hội khóa XIV thông qua Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi

Theo đó, Luật gồm 16 chương, 171 Điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022.

Với Luật này, lần đầu tiên, cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác bảo vệ môi trường; luật quy định tăng cường tham vấn và phát huy vai trò giám sát, phản biện của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, Luật cũng đã có những quy định quan trọng như kiểm toán môi trường, thay đổi phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư theo các tiêu chí môi trường; kiểm sóa dự án có tác động xấu đến môi trường mức độ cao; giải pháp bảo vệ các thành phần môi trường, đặc biệt là môi trường không khí…

2. Năm thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong lịch sử ở cả 3 miền

Ngay từ ngày đầu Tết Nguyên đán 2020, mưa đá, dông lốc đã trút xuống dữ dội ở nhiều tỉnh thành miền Bắc. Mùa khô thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn xảy ra sớm, lấn sâu và kéo dài nhiều ngày đã vượt năm hạn mặn được coi là khốc liệt kỷ lục đã ghi nhận năm 2016.

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Năm 2020 được xem là một năm thiên tai bất thường, cực đoan, gây ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: TTXVN phát

Trong khi mùa mưa, khúc ruột miền Trung phải hứng chịu chuỗi đa thiên tai liên tiếp và dồn dập. Trong vòng 42 ngày, khu vực này đã chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 6 cơn bão và 1 cơn áp thấp nhiệt đới. Trong đó, bão số 9 là một trong hai cơn bão có cường độ mạnh nhất trong vòng 20 năm trở lại đây; bão kéo theo mưa lớn với tổng lượng mưa phổ biến cao gấp 3-5,5 lần so với trung bình nhiều năm, nhiều điểm vượt giá trị lịch sử; lũ lớn xảy ra hầu khắp các sông trên toàn quốc.

Đáng chú ý, ngập lụt sâu diện rộng và kéo dài nhiều ngày và gây sạt lở ở miền Trung đã làm 249 người chết, mất tích; khoảng 50.000ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; hơn 4,5 triệu con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 149.000ha rừng bị ảnh hưởng; nhiều cơ sở hạ tầng và công trình dân sinh bị hư hỏng nặng.

3. Ô nhiễm không khí tiếp tục xấu với hàng loạt “cảnh báo đỏ”

Trong năm 2020, ô nhiễm không khí trên cả nước vẫn tiếp tục gia tăng cả về không gian và thời gian, đặc biệt là các tháng mùa mùa Đông.

Qua theo dõi kết quả quan trắc tại các trạm quan trắc không khí tự động, cho thấy từ nửa cuối tháng 10 trở về đây, chất lượng không khí có diễn biến xấu hơn so với những tháng trước đó, đặc biệt trong đầu tháng 11 và đầu tháng 12 đã xuất hiện một số đợt ô nhiễm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số đô thị phía Bắc.

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Ô nhiễm không khí tiếp tục diễn biến “xấu.” Ảnh: Hùng Võ/Vietnam+

Đánh giá chất lượng không khí theo chỉ số AQI ngày tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho thấy có khá nhiều ngày ô nhiễm không khí phổ biến ở ngưỡng “cảnh báo đỏ” – chất lượng không khí xấu; thậm chí một số thời điểm còn hiển thị ngưỡng màu nâu, cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe; giá trị thông số bụi mịn PM2.5 thường cao nhất vào buổi đêm vào sáng sớm.

4. Hoàn thành vượt mốc “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam”

Năm 2020 đã hoàn thành vượt mốc Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” và khởi động Chương trình phát triển 1 tỷ cây xanh cho Việt Nam giai đoạn mới.

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Mảng xanh đang dần hình thành từ những hàng đước non do Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và Vinamilk trồng tại ven sông Chà Và, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nguồn: Vietnam+

Đến nay, cây xanh đã được tăng cường phù hợp tại 20 địa phương với hơn 1,1 triệu được trồng, hướng đến việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc; tăng cường không gian xanh khu vực công cộng, trường học, khu văn hóa lịch sử, du lịch, đô thị lớn…

5. Hoàn thành Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật

Thực hiện Quyết định của Hội nghị COP21, từ năm 2017, Việt Nam đã chủ động, tích cực thực hiện đầu tư các nguồn lực, mở rộng hoạt động quốc tế để hoàn thành cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định gửi Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. Nguồn: Norton Rose Fulbright

Theo đó, năm 2020, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đệ trình NDC cập nhật, được Ban Ban Thư ký Công ước và các tổ chức, đối tác quốc tế đánh giá cao. Đặc biệt, trong bối cảnh phức tạp, đầy thách thức do đại dịch COVID-19 và các hoạt động phát triển, Việt Nam là một trong số ít các nước cam kết thực thi tăng mức đóng góp về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Trong năm nay, cộng đồng quốc tế cũng đánh giá cao Việt Nam tham gia khởi xướng về quản lý các chất fluorocacbon và làm mát hiệu quả nhằm bảo vệ tầng ozone và NDC cập nhật.

6. Nhà khoa học nữ ngành tài nguyên và môi trường được quốc tế vinh danh

Phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân, công tác tại Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh được xếp hạng thứ 23/100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á năm 2020 do Tạp chí Asian Scientist bình chọn với nhiều công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu, xuất sắc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, phát triển bền vững.

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân tại Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: Phương Anh

Phó giáo sư, tiến sĩ Hồ Thị Thanh Vân cũng là một trong 10 nhà khoa học của nước ta được Asian Scientist bình chọn đến thời điểm hiện nay.

7. Bàn giao xong giai đoạn I mặt bằng Cảng hàng không Long Thành

Qua 2 năm phối hợp tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm đếm, đo đạc, xác định nguồn gốc đất, tiến hành thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cơ bản đã hoàn thành 5.000 hécta đất cho Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại tỉnh Đồng Nai.

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: ACV cung cấp

Đến cuối tháng 10/2020, tỉnh Đồng Nai đã thực hiện đúng cam kết với Chính phủ bàn giao gần 2.600ha diện tích mặt bằng; trong đó có 1.810ha thuộc giai đoạn 1 để tiến hành thi công xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, vượt gần 800ha, tương đương 43% kế hoạch Chính phủ; Quốc hội giao…

8. Công bố thành lập 2 Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước

Trong năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang-Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Đây là 2 khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước cấp tỉnh đầu tiên được thành lập theo quy định Luật Đa dạng sinh học năm 2008; khẳng định cam kết và trách nhiệm của Việt Nam tham gia quốc gia thành viên Công ước về bảo tồn các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế Công ước Ramsar…

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Quang cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy. Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN

Trong đó, vùng đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai với hệ đầm phá bán khép kín lớn nhất khu vực Đông Nam Á với diện tích gần 22.000 hécta, là thủy vực nước lợ điển hình, đa dạng cao về hệ sinh thái và thành phần loài gồm: 1.296 loài sinh vật, trong đó có 41 loài quý hiếm, có loài thuộc sách đỏ Việt Nam.

9. Hoàn thành giai đoạn I dự án trọng điểm tìm kiếm nguồn nước

Trong bối cảnh mùa khô thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng, xâm nhập mặn xảy ra sớm, lấn sâu và kéo dài vượt năm hạn mặn khốc liệt kỷ lục năm 2016, ngành tài nguyên và môi trường đã điều tra, tìm kiếm được nguồn nước lớn dưới đất, với trữ lượng ổn định tại 189 vùng của 36 tỉnh; góp phần cung cấp nước sinh hoạt, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện hiệu quả Chương trình giảm nghèo bền vững…

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Đã tìm kiếm được nguồn nước lớn dưới đất, với trữ lượng ổn định tại 189 vùng của 36 tỉnh. Ảnh: TTXVN

Như vậy, ngành tài nguyên và môi trường đã hoàn thành giai đoạn I Dự án trọng điểm quốc gia “Điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước” thuộc Chương trình Chính phủ.

Cũng trong năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kịp thời bàn giao 13 cụm công trình đảm bảo tiêu chuẩn, cấp nước sinh hoạt miễn phí tại 9 tỉnh thuộc khu vực trọng điểm dồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, qua đó góp phần giúp các địa phương ứng phó tốt tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán.

10. Dịch Covid-19: Rác thải được xử lý an toàn “từ gốc tới ngọn”

Đại dịch Covid-19 đã khiến những sản phẩm, vật dụng phục vụ công tác phòng chống, xét nghiệm và chữa bệnh tại các bệnh viện và các khu vực cách ly như khẩu trang, ống dây chuyền, kim tiêm tăng vọt so với năm trước. Sự gia tăng về số lượng bệnh nhân và số người phải cách ly trong giai đoạn đầu xuất hiện dịch cũng đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải y tế, nhất là rác nguy hại.

10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong
Công tác phun xịt khử khuẩn các thùng chứa chất thải đảm bảo được làm thường xuyên và liên tục. Ảnh: VH/Vietnam+

Để bảo đảm an toàn, nhiều khu cách ly, bệnh viện, các đơn vị thu gom, khu xử lý chất thải đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình giao nhận, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại bằng biện pháp đốt, đảm bảo rác thải được xử lý an toàn từ gốc tới ngọn.

Hùng Võ

Theo Vietnam+

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/10-su-kien-tieu-diem-ve-linh-vuc-tai-nguyen-va-moi-truong-nam-2020/686797.vnp

The post 10 sự kiện tiêu điểm về lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2020 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hơn 1,3 triệu dân miền Tây di cư https://24hsongxanh.vn/hon-13-trieu-dan-mien-tay-di-cu/ Tue, 15 Dec 2020 02:15:13 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52611 dan-mien-tay-di-cu

Số dân miền Tây đến TP HCM, Đông Nam Bộ… trong 10 năm qua hơn 1,3 triệu người, lớn hơn dân số một tỉnh trong vùng. Thực trạng đáng báo động này là một trong những nội dung Báo cáo Kinh tế thường niên đầu tiên về Đồng bằng sông Cửu Long, dài 350 trang, […]

The post Hơn 1,3 triệu dân miền Tây di cư appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
dan-mien-tay-di-cu

Số dân miền Tây đến TP HCM, Đông Nam Bộ… trong 10 năm qua hơn 1,3 triệu người, lớn hơn dân số một tỉnh trong vùng.

Thực trạng đáng báo động này là một trong những nội dung Báo cáo Kinh tế thường niên đầu tiên về Đồng bằng sông Cửu Long, dài 350 trang, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp Trường chính sách công và quản lý Fulbright thực hiện, công bố ngày 14/12, tại Cần Thơ.

dan-mien-tay-di-cu
Hạn hán hồi tháng 4 khiến ruộng của anh Nguyễn Văn Minh, ở xã An Phú Trung (Ba Tri, Bến Tre) nứt nẻ, khô hạn. Ảnh: Hoàng Nam

Theo báo cáo, Đồng bằng sông Cửu Long có 17,3 triệu dân, là nơi có tỷ lệ nhập cư thấp nhất nhưng xuất cư cao nhất. Giai đoạn 2009-2019, tỷ lệ tăng dân số toàn vùng là 0%, so với cả nước 1,14%. Hai năm qua dân số cả vùng giảm 0,3%.

Người dân miền Tây di cư nhiều do những năm qua nơi đây đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu như hạn mặn, sạt lở, ngập lụt và ô nhiễm môi trường… Cấu trúc kinh tế chưa ổn định, nhân lực hạn chế, năng suất lao động thấp, hạ tầng giao thông rời rạc, thiếu kết nối khiến vùng đất này chưa phát triển như mong muốn.

“Cơ hội kinh tế nơi đây không có hoặc kém hấp dẫn buộc người ta phải di dân tới các vùng khác”, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường chính sách công và quản lý Fulbright, nói.

Các chuyên gia cho rằng nếu không có những yếu tố đột biến, khả năng dân số miền Tây tiếp tục giảm, đến năm 2030 cả vùng chưa đầy 17 triệu người. Điều này có nghĩa một lượng người tương đương dân số một tỉnh tiếp tục rời nơi đây.

Báo cáo cũng cho thấy vai trò kinh tế của miền Tây giảm dần so với các vùng khác; đóng góp vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong ba thập kỷ qua giảm mạnh. Năm 1990, GDP của TP HCM chỉ bằng 2/3 so với miền Tây thì 20 năm sau, tỷ lệ này hoàn toàn đảo ngược và duy trì cho đến nay.

dan-mien-tay-di-cu
Chế biến thuỷ sản xuất khẩu là ngành công nghiệp chủ lực của miền Tây gặp nhiều khó khăn trong năm 2020. Ảnh: Cửu Long

Thành tích nổi bật của Đồng bằng sông Cửu Long hai thập niên qua là kết quả giảm nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực giảm từ mức gần 37% năm 1998 giảm còn hơn 12% năm 2010, 5,2% năm 2016 và tiếp tục giảm trong giai đoạn 2016-2019. Dù vậy nơi đây vẫn chưa đem lại sự thịnh vượng cho phần lớn người dân.

Theo các chuyên gia, định hướng chiến lược phát triển của Đồng bằng sông Cửu Long cần chú trọng bền vững lâu dài thay vì lợi ích trước mắt, chú trọng thị trường thay vì thuần tuý sản xuất, linh hoạt thay vì cứng nhắc, áp đặt, xuất khẩu gạo không đồng nghĩa với an ninh lương thực, kết nối với TP HCM và Đông Nam Bộ, cơ chế liên kết hợp tác điều phối vùng…

Đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn 3,9 triệu ha, gồm 13 tỉnh thành. Đây là vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam, góp 17,7% GDP của cả nước. Toàn vùng có hơn 55.000 doanh nghiệp hoạt động. Năm 2019, vùng này đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 60% lượng trái cây cả nước.

Cửu Long

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/hon-1-3-trieu-dan-mien-tay-di-cu-4206243.html

The post Hơn 1,3 triệu dân miền Tây di cư appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tuyến Nha Trang – Đà Lạt bị tê liệt do sạt lở https://24hsongxanh.vn/tuyen-nha-trang-da-lat-bi-te-liet-sat-lo/ Mon, 30 Nov 2020 01:25:15 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=51843 tuyen-nha-trang-da-lat-te-liet

Mưa lớn kéo dài làm gần 2.000 m3 đất đá trên đèo Khánh Lê sạt lở xuống đường khiến giao thông chia cắt, nhiều nơi bị ngập lụt, chiều 29/11. Tài xế Võ Văn Lâm, 46 tuổi, lái ôtô 45 chỗ chở hơn 30 hành khách từ Nha Trang đi Đà Lạt, xuất bến hơn […]

The post Tuyến Nha Trang – Đà Lạt bị tê liệt do sạt lở appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tuyen-nha-trang-da-lat-te-liet

Mưa lớn kéo dài làm gần 2.000 m3 đất đá trên đèo Khánh Lê sạt lở xuống đường khiến giao thông chia cắt, nhiều nơi bị ngập lụt, chiều 29/11.

Tài xế Võ Văn Lâm, 46 tuổi, lái ôtô 45 chỗ chở hơn 30 hành khách từ Nha Trang đi Đà Lạt, xuất bến hơn 14h. Lúc xe chạy trên quốc lộ 27C, trời mưa lớn, nước từ trên đèo Khánh Lê chảy xuống “như thác”.

Khi đến xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh, đất đá trên núi đổ xuống chắn hết lối đi, ông phải lùi ôtô chừng 50 m để đảm bảo an toàn. “Chúng tôi dừng xe ở đây hơn 5 giờ vẫn chưa đi được, nhiều ôtô cũng rơi vào cảnh tương tự”, ông Lâm nói.

tuyen-nha-trang-da-lat-te-liet
Đèo Khánh Lê trên quốc lộ 27C qua Khánh Hòa bị sạt lở, giao thông bị tê liệt. Ảnh: Thế An

Ông Tạ Thanh Tình, Trưởng Chi cục Quản lý Đường bộ 3 cho biết, trên đèo đang có mưa, tầm nhìn bị hạn chế. Nhiều ôtô phải quay đầu vì không thể qua điểm sạt lở. Lực lượng chức năng đã đặt biển cảnh báo hai đầu đường đèo, cử người chốt chặn để thông báo tuyến đường Nha Trang – Đà Lạt không thể đi được.

Trong khi đó, mưa lớn, nước chảy xiết đã cuốn sập mố cầu bêtông bắc qua sông Trang nối xã Liên Sang với xã Khánh Thượng, Giang Ly (huyện Khánh Vĩnh). Người dân phải đi bằng cầu treo cách đó 50 m, còn ôtô chạy vòng hơn một km.

tuyen-nha-trang-da-lat-te-liet
Nước lũ cuốn trôi mố cầu bắc qua sông Trang ở huyện Khánh Vĩnh. Ảnh: Thế An

Tối nay, một số xã vùng trũng ở TP Nha Trang như xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc, xã Phước Đồng… bị ngập. Người dân kê đồ đạc lên cao, tát nước ra ngoài. Đường 23 Tháng 10 nối trung tâm thành phố đi huyện Diên Khánh bị ngập sâu khoảng 50 cm. Nhiều xe đi qua bị chết máy, dắt bộ.

Để tránh mưa lũ, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cho hơn 286.000 học sinh từ mầm non đến THPT nghỉ học từ ngay mai.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Khánh Hòa, tỉnh có 31 hồ chứa nước, tổng dung tích 225 triệu m3. Các hồ chứa đang xả lũ. Tỉnh đã sơ tán hơn 1.700 người ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.

Những ngày qua, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn kéo dài. Phú Yên, gần 20 ngày sau trận lũ, tại xã Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Mỹ Thịnh (huyện Tây Hòa), nước dâng cao gây ngập cầu, có nơi khoảng một mét. Chính quyền dựng barie, biển cảnh báo và cử lực lượng ngăn người dân qua lại. Nhiều cánh đồng ở xã An Định, An Nghiệp (huyện Tuy An) mênh mông nước.

Ông Trần Hữu Thế, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết mưa kéo dài cùng việc ảnh hưởng của lũ đợt trước đã làm nhiều vị trí của tuyến đường Phú Yên – Gia Lai bị sạt lở. Huyện Đồng Xuân đã cử lượng túc trực tại các điểm nguy hiểm, không cho người dân hay xe qua lại để đảm bảo an toàn.

tuyen-nha-trang-da-lat-te-liet
Khu vực xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa (Phú Yên) ngập nước, chiều 29/11. Ảnh: Phước An

Nhiều nơi ở Ninh Thuận cũng bị ngập cục bộ. Tỉnh này đã cho hơn 140.000 học sinh trên toàn tỉnh nghỉ học ngày 30/11. Trong khi đó, lũ xuất hiện bất ngờ đã cuốn trôi 4 du khách đi qua cầu treo tham quan Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng), làm hai người mất tích.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao, từ 29/11 đến 1/12, các tỉnh Trung và Nam Trung Bộ có mưa to, lượng mưa 140-280 mm, có nơi 300 mm. Lượng mưa ở Tây Nguyên 80-120 mm, có nơi trên 150 mm. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở.

Xuân Ngọc

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/tuyen-nha-trang-da-lat-bi-te-liet-do-sat-lo-4198876.html

The post Tuyến Nha Trang – Đà Lạt bị tê liệt do sạt lở appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bắc bộ rét dưới 10 độ C, Trung bộ đối mặt nguy cơ lũ quét và sạt lở đất https://24hsongxanh.vn/bac-bo-ret-duoi-10-c-trung-bo-doi-mat-nguy-co-lu-quet-va-sat-lo-dat/ Mon, 30 Nov 2020 01:16:45 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=51840 trung-bo-nguy-co-xay-ra-lu-quet

Hôm nay, các tỉnh miền Bắc trời rét, có nơi dưới 10 độ C, trong khi đó khu vực Trung và Nam Trung bộ có mưa rất to, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất nhiều nơi. Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hiện nay (30/11), ảnh hưởng của không khí lạnh tăng […]

The post Bắc bộ rét dưới 10 độ C, Trung bộ đối mặt nguy cơ lũ quét và sạt lở đất appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
trung-bo-nguy-co-xay-ra-lu-quet

Hôm nay, các tỉnh miền Bắc trời rét, có nơi dưới 10 độ C, trong khi đó khu vực Trung và Nam Trung bộ có mưa rất to, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất nhiều nơi.

Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, hiện nay (30/11), ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông.

Dự báo ngày và đêm nay, ảnh hưởng của không khí lạnh, ở Bắc bộ và Bắc Trung Bộ trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-17 độ, vùng núi 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ C.  b

trung-bo-nguy-co-xay-ra-lu-quet
Các tỉnh Trung và Nam Trung bộ có mưa rất to, nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất nhiều nơi.

Ở vịnh Bắc bộ và vùng biển ngoài khơi các tỉnh Trung Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh.

Khu vực Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng, trời rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-17 độ C.

Không khí lạnh kết hợp với nhiễu động gió Đông trên cao nên từ nay đến ngày 1/12, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm; Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên và Khánh Hòa có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 150-250mm.

Ngày và đêm nay (30/11), ở Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 80-150mm.

Lũ trên một số sông từ Quảng Nam đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên đã đạt đỉnh, một số sông tiếp tục đạt đỉnh trong vài giờ tới.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi và ngập lụt ở vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: cấp 1.

Trương Huyền

Theo vtc.vn

 

Link nguồn: https://vtc.vn/bac-bo-ret-duoi-10-do-c-trung-bo-doi-mat-nguy-co-lu-quet-va-sat-lo-dat-ar582899.html

The post Bắc bộ rét dưới 10 độ C, Trung bộ đối mặt nguy cơ lũ quét và sạt lở đất appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sài Gòn có thể ngập nặng vì triều cường 1,76 m https://24hsongxanh.vn/sai-gon-co-ngap-nang-vi-trieu-cuong-176-m/ Fri, 13 Nov 2020 11:23:17 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50984 sai-gon-co-the-co-trieu-cuong

Trong hai ngày 15 và 16/11 dự báo triều cường đạt 1,74 – 1,76 m, cao nhất từ đầu năm gây ngập lụt cho vùng trũng thấp, ven sông rạch ở TP.HCM. Ngày 13/11, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ dự báo, triều cao nhất tại trạm Nhà Bè ngày 16/11 đạt […]

The post Sài Gòn có thể ngập nặng vì triều cường 1,76 m appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
sai-gon-co-the-co-trieu-cuong

Trong hai ngày 15 và 16/11 dự báo triều cường đạt 1,74 – 1,76 m, cao nhất từ đầu năm gây ngập lụt cho vùng trũng thấp, ven sông rạch ở TP.HCM.

Ngày 13/11, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ dự báo, triều cao nhất tại trạm Nhà Bè ngày 16/11 đạt 1,76 m, lúc 17h và 1,74 m lúc 5h. Trong năm ngày từ 13 đến 17/11 triều cường duy trì vượt mức báo động 3, trên 1,6 m.

Mực nước dâng cao có thể gây ngập các tuyến đường trũng thấp như: Trần Xuân Soạn (quận 7), Lê Văn Lương, Huỳnh Tấn Phát (huyện Nhà Bè), Nguyễn Văn Hưởng, Quốc Hương (quận 2), quốc lộ 50, Phạm Hùng (huyện Bình Chánh), Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Tất Thành (quận 4)…

sai-gon-co-the-co-trieu-cuong
Triều cường gây ngập đường Trần Xuận Soạn (quận 7, TP HCM) hôm 18/10. Ảnh: Quỳnh Trần

Ông Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Bộ nhận định, TP HCM không bị ảnh hưởng gây mưa từ bão Vamco. Mưa chỉ xảy ra một vài nơi, lượng nhỏ, thời tiết mát mẻ. Những nơi có khả năng ngập do triều cường, người dân cần kê cao đồ đạc, máy móc và kiểm tra ổ cắm điện trong nhà, không để bị ngập nước gây rò rỉ, dẫn đến điện giật.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP HCM đã thông báo khẩn yêu cầu các quận huyện, sở ngành kiểm tra bờ bao, cống, van ngăn triều. Cơ quan chức năng chuẩn bị cừ tràm, bao cát, lưới sắt, vải bạt… sẵn sàng đắp bờ bao ở những nơi xung yếu, không để tình trạng vỡ, tràn bờ bao gây ngập, ảnh hưởng người dân. Cảnh sát PCCC và Cứu hộ cứu nạn chuẩn bị máy bơm nước di động, kịp thời ứng phó với các nơi ngập úng.

Đợt triều cường hôm 18/10 đạt đỉnh 1,7 m đã khiến nhiều tuyến đường ngập nặng, nước tràn vào nhà dân trong nhiều giờ vào buổi sáng và chiều tối.

Hơn 10 năm qua, triều cường tại TP HCM năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009, mức triều 1,57 m vào tháng 11, cao nhất trong 50 năm. Năm 2013, triều cường lập kỷ lục mới với mức 1,68 m, năm 2014 là 1,7 m, năm 2017 mức 1,72 m. Đợt triều cường cuối tháng 9 năm ngoái đạt đỉnh 1,8 m.

Chuyên gia khí tượng Lê Thị Xuân Lan nhận định, nguyên nhân dẫn đến việc trên có cả thiên nhiên và con người. Biến đổi khí hậu tác động làm nước biển dâng, chu kỳ 5 năm thêm vài cm. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng là việc bêtông hóa của thành phố và sụt lún do khai thác nước ngầm.

Theo bà Lan, trước kia TP HCM có những nơi điền trũng như khu Văn Thánh (quận Bình Thạnh), Thảo Điền (quận 2), khi triều dâng nước thẩm thấu vào đất. Nhưng do đô thị hóa, những nơi đó bị san lấp khiến nước không có chỗ thoát, gây ngập. Việc khai thác nước ngầm quá mức khiến các túi nước dưới lớp đất đá bị mất đi. Túi nước không được bổ sung từ nước trên mặt do bêtông hóa làm các lớp đất sụt xuống gây lún, cũng là lý do khiến triều cường ngày càng nghiêm trọng.

“90% các đợt triều cường lớn nhất năm xảy ra vào tháng 10, 11 do lực hấp dẫn của mặt trăng và trái đất thay đổi. Khoảng cách mặt trăng tới trái đất gần nhất, tạo lực hút lớn nên triều cường cao”, bà Lan nói và cho biết triều cường sẽ giảm dần vào những tháng đầu năm sau, thấp nhất tháng 7.

Hà An

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/sai-gon-co-the-ngap-nang-vi-trieu-cuong-1-76-m-4191333.html

The post Sài Gòn có thể ngập nặng vì triều cường 1,76 m appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bão số 12 khiến 2 người tử vong, nhiều thiệt hại tại các địa phương https://24hsongxanh.vn/bao-12-khien-2-nguoi-tu-vong-nhieu-thiet-hai-tai-cac-dia-phuong/ Wed, 11 Nov 2020 02:57:36 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50812 thiet-hai-do-bao-so-12

Tàu SE2 Bắc-Nam tạm dừng tại K1233+650 (tỉnh Khánh Hòa) do đường sắt bị ngập; lũ trên các sông ở Phú Yên đang lên rất nhanh, tiếp tục gây ngập lụt chia cắt nhiều khu dân cư trên địa bàn tỉnh. Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên […]

The post Bão số 12 khiến 2 người tử vong, nhiều thiệt hại tại các địa phương appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
thiet-hai-do-bao-so-12

Tàu SE2 Bắc-Nam tạm dừng tại K1233+650 (tỉnh Khánh Hòa) do đường sắt bị ngập; lũ trên các sông ở Phú Yên đang lên rất nhanh, tiếp tục gây ngập lụt chia cắt nhiều khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ ngày 10/11, bão số 12 đã làm 2 người tử vong (Quảng Nam 1; Bình Định 1); 31 nhà tốc mái, hư hỏng (Bình Định 7, Phú Yên 8, Khánh Hòa 16); 2 trụ sở cơ quan bị tốc mái, hư hỏng (Khánh Hòa); 1 chiếc tàu cá bị chìm khi neo đậu (tỉnh Khánh Hòa)…

Cùng với đó, tàu SE2 Bắc – Nam tạm dừng tại K1233+650 (tỉnh Khánh Hòa) do đường sắt bị ngập; Quốc lộ 19C đoạn qua xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, Phú Yên ngập 0,8m gây ách tắc giao thông.

thiet-hai-do-bao-so-12
Cây xanh bị gãy tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa do ảnh hưởng trực tiếp của bão. Ảnh: Phan Sáu

Tỉnh Khánh Hòa mất điện trên địa bàn các xã Vạn Khánh, Vạn Long, Vạn Phước, Vạn Thọ và Đại Lãnh (huyện Vạn Ninh); toàn huyện Khánh Vĩnh; các xã Ninh Vân, Ninh Phước (thị xã Ninh Hòa). Tỉnh Phú Yên có 68/110 xã bị mất điện.

Để tiếp tục ứng phó với bão số 12, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các địa phương chịu ảnh hưởng của bão thực hiện nghiêm việc quản lý chặt chẽ tàu thuyền tại nơi neo đậu, không để người ở lại trên các phương tiện, chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản khi bão số 12 đổ bộ.

Các địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; đồng thời theo dõi chặt diễn biến của bão VAMCO, thông tin kịp thời đến thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển để chủ động biện pháp phòng tránh.

Đối với khu vực đất liền, các tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát khu dân cư ven sông, suối, hạ lưu hồ, đập có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt sâu; tổ chức sơ tán người dân đến nơi an toàn.

Các địa phương triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, bến đò, khu vực đường bị ngập, đã, đang và có nguy cơ xảy ra sạt lở; có phương án đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm, nhất là đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi, tập trung tại khác khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt.

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương cần tổ chức vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện theo quy trình đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du; kiểm tra việc cung cấp thông tin cho chính quyền, người dân khu vực hạ du trước khi xả lũ theo quy định; tổ chức các đoàn kiểm tra, bố trí lực lượng thường trực tại các trọng điểm đê điều, hồ đập, công trình phòng chống thiên tai ven biển, đặc biệt vị trí bị hư hỏng, do mưa lũ vừa qua để kịp thời phát hiện và xử lý khi có sự cố.

thiet-hai-do-bao-so-12
Trung tâm thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, Phú Yên nước lũ ngập phổ biến từ 1-2,5m. Ảnh: Xuân Triệu

Các đơn vị chức năng chuẩn bị sẵn sàng vận hành công trình tiêu thoát nước khi có mưa lớn để bảo vệ sản xuất, đề phòng ngập úng khu vực đô thị; hướng dẫn triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản, nhất là khu vực chăn nuôi tập trung; đồng thời, khẩn trương khắc phục hậu quả mưa, bão; khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống, nhất là tại khu vực bị lũ quét, sạt lở đất và nơi trũng, thấp còn bị ngập lụt, chia cắt.

Tại Phú Yên, hoàn lưu bão số 12 đã gây mưa lớn trên diện rộng trên địa bàn tỉnh với lưu lượng phổ biến từ 157,6-341,8mm, khiến lũ trên các sông đang lên rất nhanh và dự báo sẽ tiếp tục gây ngập lụt chia cắt nhiều khu dân cư trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay, lũ trên sông Kỳ Lộ đang lên nhanh, với mực nước tại trạm Xuân Quang lúc 15 giờ là 30,8m, tại trạm Hà Bằng là 9,41m dưới báo động 3 là 0,09m.

Nước lũ trên sông Bàn Thạch tại trạm Hòa Mỹ Tây là 13,2m dưới báo động 3 là 0,3m. Trên Sông Ba, mực nước tại trạm Củng Sơn là 31,61m dưới báo động hai là 0,39m; tại trạm Phú Lâm là 1,62m dưới báo động một là 0,08m.

Dự báo, trong 6 đến 12 giờ tới, lũ tiếp tục lên nhanh, đỉnh lũ lại trạm Hà Bằng (sông Kỳ Lộ) có khả năng đạt 10,5m, trên báo động 3 là 1m.

Nước lũ trên sông Kỳ Lộ có khả năng gây ngập lụt sâu phổ biến từ 1,5-2,5m. Cảnh báo mức độ rủi ro thiên tai là cấp 2.

Tại mực nước ở trạm Củng Sơn (Sông Ba) đạt 32,5m trên cấp báo động 2 là 0,5m, tại trạm Phú Lâm đạt mức 2,7m, ở mức báo động 2. Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ cũng đã chạy máy và xả qua đập với tổng lượng về hạ lưu là 2.500m3/s.

Tỉnh Phú Yên đang tập trung di dời người dân và tài sản tại các vùng xung yếu, trũng thấp đến nơi an toàn, tổ chức cắm biển cấm, cảnh báo, cắt cử lực lượng hướng dẫn người dân qua khu vực ngập nước an toàn, nhằm giảm xuống mức thấp nhất thiệt hại do mưa, lũ gây ra.

Huyện miền núi Đồng Xuân của Phú Yên đã bị cô lập hoàn toàn do các tuyến đường vào huyện đang bị ngập sâu.

Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, vào 18 giờ ngày 10.11, các tuyến đường đi vào huyện đều bị ngập từ 1m trở lên. Ở vùng trũng thấp, có nơi ngập sâu 3m. Nước vẫn đang lên rất nhanh.

thiet-hai-do-bao-so-12
Nước lũ lên nhanh, chảy xiết gây ngập các tuyến đường giao thông đi về huyện miền núi Đồng Xuân. Ảnh: Xuân Triệu

Tại khu vực đầu nguồn sông Kỳ Lộ, xã Phú Mỡ, nước vẫn đổ về xối xả. Hồ thủy điện La Hiêng và hồ thủy lợi Phú Xuân đang xả lũ về hạ du. Cùng với việc bị lũ chia cắt, toàn huyện Đồng Xuân đang bị mất điện.

Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính quyền địa phương đã di dời hơn 2.000 hộ dân từ các vùng trũng thấp, có nguy cơ bị chia cắt, cô lập do mưa lũ, đến nơi an toàn và dự kiến sẽ tiếp tục di dời thêm người dân do nước lũ vẫn lên cao.

Trực tiếp kiểm tra tình hình lũ tại huyện Đồng Xuân, ông Trần Hữu Thế-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên yêu cầu chính quyền các cấp huyện Đồng Xuân phải chủ động phương án di dời theo kịch bản đã chuẩn bị, đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân.

Tại tuyến đường bị ngập, các đơn vị chức năng phải lập rào chắn cảnh báo và không cho người dân, phương tiện qua lại; đồng thời, tuyệt đối nghiêm cấm việc thả lưới đánh bắt cá hoặc vớt củi trên sông suối.

Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu lực lượng quân đội và công an hỗ trợ huyện Đồng Xuân và các địa phương khác ứng phó và khắc phục hậu quả của mưa lũ.

Tương tự, tại một số địa phương ở thị xã Sông Cầu, huyện Tuy An và Tây Hòa, nước lũ dâng cao cũng bị ngập lụt cục bộ.

Thắng Trung – Phạm Cường – Xuân Triệu

Theo Vietnam+/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/bao-so-12-khien-2-nguoi-tu-vong-nhieu-thiet-hai-tai-cac-dia-phuong/676164.vnp

The post Bão số 12 khiến 2 người tử vong, nhiều thiệt hại tại các địa phương appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chi hàng tỉ đô, ngập vẫn ngập https://24hsongxanh.vn/chi-hang-ti-ngap-van-ngap/ Thu, 22 Oct 2020 01:44:45 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=49760 chi-hang-ti-do-ngap-van-ngap

Loạt dự án dang dở, đề án “thuốc chữa ngập” nằm trên giấy… sai lầm từ quy hoạch đến tư duy chống ngập khiến TP.HCM loay hoay gần 2 thập niên, chi hàng tỉ USD vẫn chưa thoát ngập. Triều cường, ngập cứ năm nay phá kỷ lục năm trước Từ khoảng giữa tháng 9 đến nay, […]

The post Chi hàng tỉ đô, ngập vẫn ngập appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
chi-hang-ti-do-ngap-van-ngap

Loạt dự án dang dở, đề án “thuốc chữa ngập” nằm trên giấy… sai lầm từ quy hoạch đến tư duy chống ngập khiến TP.HCM loay hoay gần 2 thập niên, chi hàng tỉ USD vẫn chưa thoát ngập.

Triều cường, ngập cứ năm nay phá kỷ lục năm trước

Từ khoảng giữa tháng 9 đến nay, TP.HCM liên tục đón những cơn mưa dai dẳng, rải rác từ sáng đến đêm. Ngập nước cũng xảy ra thường xuyên khắp các tuyến đường ở TP.HCM. Không chỉ Nguyễn Hữu Cảnh, Huỳnh Tấn Phát, Ung Văn Khiêm, Thảo Điền (ở Q.Bình Thạnh, Q.2)… là những “rốn ngập”, ngay cả những nơi địa hình cao như Q.9, Thủ Đức cũng đã trở thành những “con đường đen tối”, hễ mưa là ngập.

chi-hang-ti-do-ngap-van-ngap
TP.HCM còn ngập đến bao giờ? Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Trên một trang web tổng hợp những tuyến đường hễ mưa là ngập tại TP.HCM – nơi người dân thường xuyên chia sẻ hình ảnh, lộ trình để cùng tránh ngập – ước tính toàn TP hiện có tới 66 điểm ngập. Trong khoảng 2 tuần vừa qua, cơn bão số 7 đổ bộ vào miền Trung cũng khiến miền Nam ảnh hưởng không nhỏ với nhiều trận mưa liên tiếp, kết hợp cùng triều cường khiến tình trạng ngập lụt càng trở nên nghiêm trọng.

Theo bản tin dự báo ngày 18/10 của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, ngày 19/10, triều cường giảm theo chu kỳ, đạt mức 1,66 m tại trạm đo Nhà Bè và Phú An. Tuy nhiên, số liệu đo thực tại trạm đo Nhà Bè chiều 19/10, lại bất ngờ lên 1,67 m và trạm Phú An là 1,68 m, vượt mức báo động 3. Không chỉ ngập gây tắc nghẽn giao thông, hàng trăm hộ dân sinh sống gần cầu Thanh Đa (Bình Thạnh) và khu vực đường Trần Xuân Soạn (Q.7), Huỳnh Tấn Phát (H.Nhà Bè)… khốn khổ vì phải bì bõm tát nước ra khỏi nhà, đúng bữa cơm chiều.

Bà Lê Thị Xuân Lan, nguyên Phó phòng Dự báo và phục vụ Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, cho biết tại TP.HCM, triều cường sẽ dâng cao nhất vào các đợt tháng 10, 11, 12. Từ nay đến cuối năm, mỗi tháng sẽ có 2 đợt triều cường, có khả năng mực nước sẽ tương đương hoặc cao hơn đợt dâng ngày 19/10 vừa qua, nghĩa là người dân TP sẽ còn hứng chịu với khoảng 6 – 7 ngày ngập do triều. Cùng với đó, do ảnh hưởng của cơn bão số 7 cùng cơn bão số 8 dự báo vào tới Biển Đông ngày 26 – 27/10 tới, mùa mưa của TP sẽ kéo dài đến hết tháng 11. Mưa kết hợp với triều cường, dự báo gây ngập dữ dội.

“Không chỉ biến đổi khí hậu, các hiện tượng thiên tai dị thường xuất hiện ngày càng nhiều mà tình trạng bê tông hóa, sụt lún do khai thác nước ngầm vô tội vạ sẽ khiến TP.HCM ngày càng ngập nặng. Suốt 100 năm qua, TP đã trải qua nhiều trận mưa lịch sử, còn kinh khủng hơn nhiều nhưng không ngập nặng như hiện nay. Nhiều khu vực như ngã tư Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh), trước đây, lượng mưa 70 – 80 mm nước mới mấp mé vào đến hẻm, nay chỉ cần 30 – 40 mm là cả hẻm đã ngập. Về mặt tự nhiên, tình trạng ngập sẽ ngày càng nghiêm trọng. Triều cường năm sau đè năm trước, ngập năm sau phá kỷ lục của năm trước”, bà Lan nhận định.

chi-hang-ti-do-ngap-van-ngap
Mưa ngập trên đường Nguyễn Siêu, Q.1 sau Nhà hát Thành phố. Ảnh: KHẢ HÒA

Ai chịu trách nhiệm?

Mưa ngập triền miên, tiền đổ vào chống ngập cũng tỷ lệ thuận. Giai đoạn 5 năm qua, từ 2016 – 2020, tổng chi phí TP đầu tư cho chống ngập là 25.998 tỉ đồng (hơn 1 tỉ USD), nhưng ngập vẫn hoàn ngập.

Đầu năm 2019, công tác chống ngập ở TP.HCM chính thức được “gộp” về một đầu mối là Sở Xây dựng với kỳ vọng sẽ giúp các dự án chống ngập “chạy” nhanh hơn. Bởi trước đó, Trung tâm chống ngập, đơn vị được giao phụ trách, xử lý ngập nước trên địa bàn TP nhưng lại không có chức năng quản lý nhà nước, không được chủ động xét duyệt các dự án. Điều này khiến việc xét duyệt dự án chậm trễ, mất thời gian.

Thế nhưng, công tác quản lý chống ngập hiện vẫn vô cùng rắc rối. Cụ thể, Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng) được giao thay mặt UBND TP làm chủ sở hữu, tổ chức quản lý vận hành, bảo trì toàn bộ hệ thống thoát nước, kiểm soát triều, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, xử lý bùn thải trên địa bàn TP… Tuy nhiên, khi liên hệ hỏi thông tin các dự án chống ngập, đại diện cơ quan này lại nói các dự án thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP, trung tâm không nắm thông tin. Giải pháp một nơi, dự án một nẻo, việc chống ngập vẫn “chạy” nhiều cửa không kém gì trước đây.

Trong bối cảnh đó, rất nhiều dự án quan trọng lại đang ì ạch hoặc bị “bỏ quên”. Đơn cử, dự án chống ngập 10.000 tỉ do Trung Nam Group làm chủ đầu tư dự kiến hoàn thành vào ngày 30/4/2018, nhưng sau nhiều lần trễ hẹn, đến giờ này vẫn chưa thể về đích. Cũng trong năm 2018, sau đề xuất của 1 doanh nghiệp, TP đã khảo sát, dự tính xây dựng 7 hồ điều tiết ngầm tại nhiều vị trí rải rác khắp TP. Hồ điều tiết được hầu hết các chuyên gia đánh giá là “thuốc chữa ngập”, giải pháp căn cơ khi mà diện tích thoát nước, thấm nước của TP ngày càng bị thu hẹp.

Thế nhưng, sau 2 năm, vẫn chưa có hồ điều tiết nào được triển khai xây dựng. Trả lời Thanh Niên, đại diện đơn vị đề xuất ngán ngẩm chia sẻ: “Ý tưởng này được nhiều chuyên gia cùng lãnh đạo TP thời đó phụ trách mảng đô thị ủng hộ. Tuy nhiên từ khi vị này chuyển sang phụ trách mảng khác, các sở, ngành phía dưới cũng ngưng luôn, hồ sơ bị ngâm đến bây giờ vẫn chẳng có động tĩnh gì”.

PGS-TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Hội đồng tư vấn khoa học – kỹ thuật – môi trường thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN TP.HCM, đánh giá tất cả những bất cập trên là do sự thiếu trách nhiệm từ sách lược, chiến lược cho đến quá trình triển khai thực thi của các cấp quản lý. Tình trạng ngập hiện nay phần lớn là do lỗi quy hoạch thiếu tầm nhìn, phát triển chỉ nghĩ lợi ích trước mắt mà không tính toán được hệ lụy lâu dài. Trong quá trình loay hoay khắc phục sai lầm, toàn bộ cơ cấu điều hành của khối lãnh đạo lại không thống nhất, thiếu trách nhiệm, đời lãnh đạo này ưu tiên giải pháp này, đến đời lãnh đạo sau lại bỏ bê, tập trung làm giải pháp khác.

Hà Mai

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/chi-hang-ti-do-ngap-van-ngap-1294869.html

The post Chi hàng tỉ đô, ngập vẫn ngập appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Xe vẫn phải bơi trên đường sau trận mưa lịch sử ở TP.HCM https://24hsongxanh.vn/xe-van-phai-boi-tren-duong-sau-tran-mua-lich-su-o-tp-hcm/ Fri, 07 Aug 2020 09:59:04 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=43741 ngap-duong-sau-tran-mua-to

Dù đã qua một đêm, một ngày sau trận mưa tối qua (6/8) nhưng nước vẫn không kịp rút, xe cộ đi lại ở nhiều tuyến đường Quận 2 hôm nay vẫn phải “bơi” trong nước. Minh Huy – Kiều Trinh – Tường Vy Theo vtc.vn   Link nguồn: https://vtc.vn/xe-van-phai-boi-tren-duong-sau-tran-mua-lich-su-o-tphcm-ar562322.html

The post Xe vẫn phải bơi trên đường sau trận mưa lịch sử ở TP.HCM appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ngap-duong-sau-tran-mua-to

Dù đã qua một đêm, một ngày sau trận mưa tối qua (6/8) nhưng nước vẫn không kịp rút, xe cộ đi lại ở nhiều tuyến đường Quận 2 hôm nay vẫn phải “bơi” trong nước.

ngap-duong-sau-tran-mua-to
Nhiều con đường ngập nặng do cơn mưa lớn kéo dài đêm qua đã kịp rút nước, tuy nhiên có những đoạn đường đến sáng nay vẫn bị ngập nặng.
ngap-duong-sau-tran-mua-to
Ghi nhận của PV VTC News trưa 7/8, trên đoạn đường Lương Định Của (Quận 2), người dân vẫn phải xuống xe dẫn bộ vì đường ngập sâu.
ngap-duong-sau-tran-mua-to
Người đàn ông phải tắt máy, “chèo” bằng chân qua những đoạn nước ngập để chiếc xe không bị chết máy.
ngap-duong-sau-tran-mua-to
Hơn nửa ngày sau trận mưa lịch sử, đường Lương Định Của, Quận 2 vẫn ngập nặng, có nơi ngập quá nửa bánh xe ô tô.
ngap-duong-sau-tran-mua-to
Nhiều xe chết máy, người và xe đều chật vật di chuyển qua đoạn đường ngập.
ngap-duong-sau-tran-mua-to
Một số người dân sống gần khu vựa này cho biết, đoạn đường này khá trũng, thấp, hệ thống thoát nước không đảm bảo, cứ mưa là ngập, nước rút rất chậm.
ngap-duong-sau-tran-mua-to
Nhiều xe chết máy khiến lái xe phải xuống đẩy qua đoạn ngập sâu.
ngap-duong-sau-tran-mua-to
Hai ngừi đàn ông loay hoay với chiếc xe chết máy khi đi vào đoạn ngập sâu ở đường Lương Định Của.
ngap-duong-sau-tran-mua-to
Theo dự báo, TP.HCM sẽ có mưa dông liên tiếp từ nay đến hết 15/8 với lượng mưa giảm dần qua từng ngày. Đợt mưa cao điểm chỉ kéo dài trong các ngày 6-8/8.

Minh Huy – Kiều Trinh – Tường Vy

Theo vtc.vn

 

Link nguồn: https://vtc.vn/xe-van-phai-boi-tren-duong-sau-tran-mua-lich-su-o-tphcm-ar562322.html

The post Xe vẫn phải bơi trên đường sau trận mưa lịch sử ở TP.HCM appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM sẽ sống chung với nước? https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-se-song-chung-voi-nuoc/ Fri, 22 May 2020 00:16:23 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=38112

Sụt lún, nước biển dâng, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng và theo các chuyên gia, ngay từ bây giờ TP.HCM phải lên kịch bản sống chung với nước. Ẩn số 2050 Hãng tin Bloomberg ngày 17/5 dẫn báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey công bố ngày […]

The post TP.HCM sẽ sống chung với nước? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Sụt lún, nước biển dâng, ngập lụt ngày càng nghiêm trọng và theo các chuyên gia, ngay từ bây giờ TP.HCM phải lên kịch bản sống chung với nước.

Mưa ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh. Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Ẩn số 2050

Hãng tin Bloomberg ngày 17/5 dẫn báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ McKinsey công bố ngày 4/4 cho biết: TP.HCM – đô thị lớn nhất của Việt Nam – sẽ phải đối mặt nguy cơ thảm họa lũ lụt ngày càng tăng do sự mở rộng cơ sở hạ tầng nhanh chóng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Theo báo cáo, nguy cơ xảy ra thảm họa này có thể tăng gấp 5 – 10 lần vào năm 2050, dẫn đến thiệt hại về kinh tế và cơ sở hạ tầng lên tới hàng tỉ USD. Phân tích của McKinsey dựa trên các mô phỏng thủy văn, bản đồ sử dụng đất, cơ sở dữ liệu cơ sở hạ tầng và các đường cong thiệt hại.

Công ty tư vấn này giới thiệu TP.HCM, đóng góp khoảng 1/4 GDP của Việt Nam, là một khu vực lũ lụt “kinh niên”. Trong khi đô thị này có thể đối phó với các rủi ro lũ lụt ảnh hưởng tới khoảng 23% diện tích thì quá trình đô thị hóa tiếp theo đang làm nguy cơ sụt lún đất và mực nước biển dâng tăng lên nhiều thêm nữa. Những điều này có thể gây thiệt hại lên tới 8,4 tỉ USD đối với ngành bất động sản vào năm 2050, gấp 6 lần tác động ước tính hiện tại. “Dù vậy, TP.HCM vẫn có đủ thời gian để thích ứng, tránh những rủi ro như vậy bằng cách lên kế hoạch tốt hơn, bao gồm phương án di dời nhà cửa và tài sản cơ sở hạ tầng khỏi các khu vực dễ bị lũ lụt. Bên cạnh đó, đầu tư và gây quỹ cũng là điều cần làm để giảm thiểu nguy cơ với đường sá và các công trình tiện ích quan trọng khác”, báo cáo nêu rõ.

Đây không phải lần đầu tiên TP.HCM bị “dọa” chìm dưới nước biển vào năm 2050. Hồi cuối tháng 10 năm ngoái, tờ The New York Times dẫn nghiên cứu do Tổ chức khoa học Climate Central thực hiện và công bố trên tạp chí Nature cho biết hiện tượng nước biển dâng sẽ xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển vào năm 2050. Climate Central cảnh báo phần lớn ĐBSCL có thể bị ngập do tác động của triều cường vào năm 2050, so với các dự báo trước đó về việc chỉ ngập một phần. Khu vực sinh sống của hơn 20 triệu người, tương đương gần 1/4 dân số cả nước, sẽ bị ngập do ảnh hưởng của nước biển dâng. Phần lớn diện tích TP.HCM cũng sẽ chìm dưới nước.

TP.HCM cần có kịch bản cho nguy cơ chìm dưới mực nước biển trong vài chục năm tới. Ảnh: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Trước đó, năm 2015, kết quả tính toán của Liên doanh tư vấn quốc tế Deltares – Royal Haskoning chỉ ra rằng với mức độ khai thác nước ngầm như hiện nay thì đến năm 2050 có nhiều nơi tại TP.HCM mặt đất sẽ bị lún thêm từ 0,5 m đến hơn 1m. Điều này khiến tình trạng ngập lụt thời gian tới sẽ ngày càng nghiêm trọng. Đó là chưa kể đến tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng và triều cường.

Cần xây dựng kịch bản đối phó

Chưa biết 30 – 50 năm nữa miền Nam Việt Nam có “chìm” thật hay không, nhưng thực tế tình trạng ngập lụt tại TP.HCM đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Chỉ một vài cơn mưa đầu mùa cũng khiến nhiều khu vực trên các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, Nguyễn Xí (Q.Bình Thạnh) ngập tới hơn 30 cm. Đến mùa khô, người dân TP cũng không thoát khỏi cảnh khốn khổ lội nước vì triều cường. Trong 1 thập niên qua, thủy triều tại TP.HCM đang có xu hướng ngày càng lên cao, năm sau “đè” năm trước.

Chưa tính đến nước biển dâng, quá trình đô thị hóa và các hoạt động khai thác nước ngầm không kiểm soát diễn ra ồ ạt thời gian qua cũng đang nhấn chìm TP.HCM. Kết quả đo đạc của Bộ TN-MT tại 347 mốc đo từ năm 2005 – 2017 ở TP.HCM cho thấy thành phố đang lún biến đổi từ 1,1 – 81,4 cm, trung bình 23,27 cm, tốc độ lún từ 0,09 – 6,78 cm/năm (trung bình 1,99 cm/năm). Với những “con số biết nói” trên, rõ ràng ngập lụt hay thậm chí một số khu vực có thể biến mất trong tương lai hoàn toàn không chỉ còn là nguy cơ.

TS Dương Văn Ni, Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – trường Đại học Cần Thơ, đánh giá xu hướng chống ngập tại TP.HCM hiện nay vẫn là đắp đê ngăn nước, làm các biện pháp công trình với mục tiêu “hong khô” các điểm ngập. Thực tế, tất cả biện pháp công trình đều không còn hiệu quả nữa, và vô cùng tốn kém.

TS Ni dẫn chứng trước đây Mỹ đã nhiều năm nghiên cứu các thành tựu kỹ thuật với niềm tin con người có thể chế ngự được thiên nhiên. Cho đến năm 2005, khi bão Katrina phá hủy hàng loạt hệ thống đê đập ngăn lũ tại New Orleans và khu vực ngoại ô thành phố khiến hơn 1.800 người thiệt mạng, họ đã phải chấp nhận chịu thua ông trời. Chính quyền Mỹ sau đó đã phải chính thức tuyên bố đây là “khu vực ngập”, không cấm nhưng sẽ không bán bảo hiểm ngập cho bất cứ người dân nào mua nhà và sinh sống tại đây. “Nói vậy để thấy, đã đến lúc TP.HCM cần có nghiên cứu bài bản, cho ra những con số chính thức và tính đến chuyện quy hoạch sống chung với nước. Trong đó, chỉ rõ những vùng chấp nhận chịu ngập để người dân có kế hoạch thích nghi, thích ứng. Những khu vực trọng yếu có thể giữ sẽ được tập trung kinh phí, bao đê quyết liệt, bảo đảm 100% không ngập. Cần thiết xây dựng kịch bản cho những thảm họa đã được cảnh báo”, ông Ni đề xuất.

Theo TS Dương Văn Ni, những dự báo về tình trạng sụt lún, nước biển dâng sẽ nhấn chìm TP.HCM hay ĐBSCL trong vài chục năm tới thật sự đáng lo ngại. Đây là lời cảnh báo mà các nhà lãnh đạo cần đặc biệt quan tâm trong quá trình xây dựng các phương án quy hoạch.

Hà Mai

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tphcm-se-song-chung-voi-nuoc-1227363.html

The post TP.HCM sẽ sống chung với nước? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Venice ngập lụt chưa từng có, Trung Quốc bùng phát dịch hạch: Tác động đáng sợ của biến đổi khí hậu https://24hsongxanh.vn/tac-dong-dang-cua-bien-doi-khi-hau/ Fri, 20 Dec 2019 09:00:43 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=24557 Cháy rừng hoành hành ở nhiều khu vực tại Australia. (Ảnh: Reuters)

Ngập lụt nghiêm trọng ở Venice, hỏa hoạn ở Australia, dịch hạch bùng phát ở Trung Quốc cho thấy thế giới đang bị tổn thương nhiều thế nào vì biến đổi khí hậu. Hồi giữa tháng 11, Venice tuyên bố trình trạng khẩn cấp sau trận lụt nghiêm trọng nhất trong hơn 5 thập kỷ […]

The post Venice ngập lụt chưa từng có, Trung Quốc bùng phát dịch hạch: Tác động đáng sợ của biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cháy rừng hoành hành ở nhiều khu vực tại Australia. (Ảnh: Reuters)

Ngập lụt nghiêm trọng ở Venice, hỏa hoạn ở Australia, dịch hạch bùng phát ở Trung Quốc cho thấy thế giới đang bị tổn thương nhiều thế nào vì biến đổi khí hậu.

Hồi giữa tháng 11, Venice tuyên bố trình trạng khẩn cấp sau trận lụt nghiêm trọng nhất trong hơn 5 thập kỷ qua. Chỉ trong vòng 2 tuần, 2 đợt thủy triều dâng liên tiếp nhấn chìm Venice với đỉnh điểm là triều cường dâng lên mức 1,87 m kỷ lục hôm 12/11. Khoảng 80% diện tích thành phố chìm trong nước, 2 người thiệt mạng và hàng loạt các công trình văn hóa cổ kính bị hư hại nặng nề sau đợt ngập lụt lịch sử.

“Đây là kết quả của biến đổi khí hậu”, Thị trưởng Venice Luigi Brugnaro viết trên Twitter.

Ở Nam Bán cầu, một phần của Australia bị tàn phá nặng nề bởi các vụ cháy rừng.

Venice chìm trong biển nước. (Ảnh: CBC)
Venice chìm trong biển nước. Ảnh: CBC

Giới chức Australia hôm 19/12 phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại bang New South Wales do nắng nóng kỷ lục làm bùng phát nhiều đám cháy rừng trên khắp địa phương này. Đây là lần thứ 2 chính quyền bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy rừng kể từ tháng 9, thời điểm mùa khô nóng dễ xảy ra cháy rừng bắt đầu.

Kể từ năm 2016, một phần của New South Wales cùng khu vực nam Queensland phải đối mặt với tình trạng hạn hán kéo dài. Cục Khí tượng Australia cho biết nguyên nhân hạn hán một phần là do nhiệt độ mặt nước biển ấm hơn ảnh hưởng đến các hình thái mưa.

Nhiệt độ không khí ấm lên cũng trở thành tác nhân thúc đẩy hạn hán và hỏa hoạn.

Bất chấp thực tế nhãn tiền, giới chức Australia vẫn tranh cãi kịch liệt về biến đổi khí hậu.

Nhiều nhà hoạt động môi trường, các nhà lập pháp kêu gọi Thủ tướng Morrison – người vẫn luôn khẳng định cháy rừng và biến đổi khí hậu không hề liên quan đến nhau – cần thay đổi quan điểm và làm nhiều hơn để chống lại tác động biến đổi khí hậu.

Đáp lại, ông Morrison – người ủng hộ ngành than đá khẳng định chính phủ của ông đã cân bằng hiệu quả giữa nhu cầu của nền kinh tế và hành động chống lại sự biến đổi khí hậu. Nhiều người đồng quan điểm với nhà lãnh đạo Australia khi cho rằng kìm hãm sự phát triển công nghiệp sẽ làm tê liệt nền kinh tế đất nước.

Cháy rừng hoành hành ở nhiều khu vực tại Australia. (Ảnh: Reuters)
Cháy rừng hoành hành ở nhiều khu vực tại Australia. Ảnh: Reuters

Không chỉ ở Australia, các chính trị gia toàn cầu cũng có những tranh cãi tương tự. Nhiều người kêu gọi cần phải có các hành động hiệu quả chống biến đổi khí hậu trong khi không ít ý kiến cho rằng không thể vin vào lý do này để kìm hãm sự phát triển.

Trong khi các chính trị gia đang mải tranh luận, sức khỏe của con người đang ngày càng bị ảnh hưởng trong một thế giới đang ngày càng ấm lên.

Các cơn bão tới nhiều hơn, với độ tàn phá khủng khiếp và cũng làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Tại Trung Quốc, giới chức nước này hồi tháng 11 ghi nhận 2 trường hợp được chuẩn đoán mắc bệnh dịch hạch thể phổi.

Cả 2 bệnh nhân đều bị nhiễm bệnh tại Nội Mông, nơi một số loài gặm nhấm đang gia tăng đáng kể về số lượng sau những đợt hạn hán dai dẳng vì biến đổi khí hậu.

Một khu vực rộng lớn ở Hà Lan cũng bị nạn dịch hạch tấn công vào mùa hè năm 2018.

Một thế giới ấm hơn đang mang tới nhiều rủi ro về các loại bệnh truyền nhiễm, lũ lụt, tình trạng thiếu lương thực, làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm môi trường.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo nếu không có bất cứ biện pháp nào ngăn chặn, biến đổi khí hậu sẽ đặt gánh nặng bệnh tật và dịch bệnh lên vai các thế hệ sau.

Song Hy

Theo vtc.vn/ Reuters

 

Link nguồn: https://vtc.vn/venice-ngap-lut-chua-tung-co-trung-quoc-bung-phat-dich-hach-tac-dong-dang-so-cua-bien-doi-khi-hau-d517296.html

The post Venice ngập lụt chưa từng có, Trung Quốc bùng phát dịch hạch: Tác động đáng sợ của biến đổi khí hậu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>