Mỹ – Trung – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Fri, 19 Jul 2019 07:18:31 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Mỹ – Trung – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gây sức ép lên xuất khẩu của Việt Nam https://24hsongxanh.vn/cang-thang-thuong-mai-trung-gay-suc-ep-len-xuat-khau-cua-viet-nam/ Fri, 19 Jul 2019 07:18:31 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8343 Dệt may chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các động thái thương mại của Trung Quốc. Ảnh: Maika Elan

Mỹ là thị trường thặng dư xuất khẩu của Việt Nam trong khi nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chịu chi phối từ Trung Quốc. Sự dịch chuyển thương mại và đầu tư trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng khiến nỗi lo lớn về khả năng hấp thụ cũng như […]

The post Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gây sức ép lên xuất khẩu của Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Dệt may chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các động thái thương mại của Trung Quốc. Ảnh: Maika Elan

Mỹ là thị trường thặng dư xuất khẩu của Việt Nam trong khi nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chịu chi phối từ Trung Quốc. Sự dịch chuyển thương mại và đầu tư trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung căng thẳng khiến nỗi lo lớn về khả năng hấp thụ cũng như mức độ hưởng lợi thực sự của doanh nghiệp Việt Nam.

Tại diễn đàn Đối đầu thương mại Mỹ – Trung và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU ngày 18/7, các chuyên gia cho rằng căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã và đang tác động đến tăng trưởng kinh tế cũng như thương mại của Việt Nam.

Theo ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng, giám đốc viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tăng trưởng toàn cầu đang chậm lại. Năm 2019 dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức 2,8% – giảm so với 3,2% của năm 2018.

Dệt may chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các động thái thương mại của Trung Quốc. Ảnh: Maika Elan
Dệt may chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các động thái thương mại của Trung Quốc. Ảnh: Maika Elan

“Lý do chính là hoạt động thương mại dự báo chậm lại. Năm ngoái tăng trưởng thương mại toàn cầu 4,2-4,4%, năm nay dự báo chỉ khoảng 3%. Trong khi đó thương mại giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Lực cho hay.

Tại Việt Nam, số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy trong nửa đầu năm, tổng giá trị xuất khẩu Việt Nam chỉ tăng 7% – thấp hơn nhiều so với mức 16% của cùng kỳ năm ngoái. Lý giải cho sự giảm tốc này, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng có ba nguyên nhân chính. Đó là nhu cầu của Trung Quốc bắt đầu giảm. Năm nay kinh tế Trung Quốc dự báo tăng trưởng chậm lại, ở mức thấp nhất trong nhiều năm, kéo nhu cầu xuất nhập khẩu giảm. Cùng với đó, Trung Quốc cũng bắt đầu dùng một số công cụ bảo vệ, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước như siết chặt hơn hàng rào thuế quan và thương mại tiểu ngạch ở khu vực biên giới. Điều này lâu nay họ vẫn làm nhưng lần này làm chặt hơn.

“Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng có một số gói kích thích để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và người dân khi khó khăn xảy ra. Điều đó khiến nhu cầu nhập khẩu của họ giảm”, ông Lực phân tích thêm.

Theo đánh giá của nhiều tổ chức kinh tế, Việt Nam cùng với Malaysia và Ấn Độ là ba quốc gia đứng đầu trong danh sách được cho là hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Tuy nhiên mức độ hưởng lợi của Việt Nam còn khá hạn chế.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, đại diện phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định, Việt Nam hầu như không có khả năng thay thế hàng Mỹ xuất vào Trung Quốc. Trong khi đó hàng hóa Việt Nam đang phải cạnh tranh cao hơn khi Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu đến các thị trường ngoài Mỹ. Số liệu cho thấy, trừ thị trường Mỹ, xuất khẩu Việt Nam đi các nước khác đều giảm tốc trong sáu tháng đầu năm nay.

Ông Lực phân tích, trong tổng gói 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc mà Mỹ đánh thuế, thực tế hàng hóa Việt Nam không tranh thủ được nhiều. “Hàng Việt Nam chủ yếu tranh thủ được ở nhóm tiêu dùng, ước có giá trị khoảng 65 tỉ USD, chúng tôi dự tính có thể tận dụng được khoảng 25%, tương đương 16 tỉ USD đã là tốt. Tuy nhiên để tranh thủ được thì cần có năng lực hấp thụ và doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chuẩn nhất định”, vị này nói.

Số liệu cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu sang Mỹ tăng 27,4%, tiếp tục thúc đẩy thặng dư thương mại với Mỹ. Các mặt hàng chủ yếu là điện thoại và linh kiện, máy vi tính; còn hàng tiêu dùng, thực phẩm tăng thấp. Trong khi đó, cũng trong sáu tháng đồng VND mất giá so với USD khoảng 0,11%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc chỉ tăng 1% nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 36,8 tỉ USD trong sáu tháng đầu năm, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm trước. “Trung Quốc đang có một xu hướng bảo hộ các doanh nghiệp trong nước. Họ bắt đầu nâng rào cản lên và xuất khẩu của chúng ta sang Trung Quốc càng khó khăn hơn”, ông Lực nói.

Đơn cử với ngành dệt may – ngành được cho là hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại, ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết, ngành dệt may mà cụ thể là ngành sợi đang gặp thách thức lớn.

Ông cho biết, trước đây, ngành sợi xuất khẩu mỗi năm hơn 3 tỉ USD, hơn 80% vào thị trường Trung Quốc, đến năm nay không xuất vào Trung Quốc được nữa, hoặc tỷ lệ cũng rất nhỏ. Quốc gia này còn đang có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu sợi ngược lại Việt Nam.

Việt Nam không xuất được bởi thuế VAT đầu vào Trung Quốc hiện 17% trong khi Việt Nam là 10% khiến doanh nghiệp Việt Nam kém cạnh tranh hơn. Hơn nữa, việc Mỹ đánh thuế 25% lên sản phẩm dệt may khiến doanh nghiệp Trung Quốc chịu áp lực và yêu cầu nhà cung ứng Việt Nam giảm giá cho họ ít nhất 15%. “Do đó ngành sợi Việt Nam hiện giờ gần như không thể bán sang Trung Quốc.” ông Giang nói.

Còn với Mỹ, thị trường chiếm 42% giá trị xuất khẩu ngành nhưng vấn đề thanh toán cực kỳ áp lực. Trước đây họ cho phép thanh toán LC bây giờ doanh nghiệp phải thanh toán theo hình thức BT trong vòng 30 ngày, 60 ngày thậm chí 120 ngày. Doanh nghiệp hiện đang nhập khẩu vải từ Trung Quốc và phải thanh toán LC mới được xuất hàng.

Đại diện ngành dệt may còn cảnh báo về vấn đề kiểm soát các hành vi chuyển hàng bất hợp pháp. Hiện nhiều doanh nghiệp Việt bắt tay với doanh nghiệp Trung Quốc để chuyển sản phẩm từ Trung Quốc sang, chỉ còn công đoạn cuối cùng đóng gói thì đưa vào Việt Nam. “Đây là thách thức rất lớn mà Chính phủ khó kiểm soát được đối với hoạt động của ngành dệt may,” ông Giang nói.

Các chuyên gia tại diễn đàn khuyến cáo để tranh thủ các cơ hội thị trường, doanh nghiệp chỉ có cách gia tăng năng lực. Trong bối cảnh các rào cản thương mại gia tăng, cần sớm đa dạng hóa thị trường để không phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc. “Phải chủ động củng cố nội lực, chủ động liên kết trong nước để tạo ra chuỗi giá trị nội địa, chỉ như vậy mới có thể tận dụng được lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết”, ông Lực nói.

Nhi Phạm
Theo forbesvietnam.com.vn

The post Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung gây sức ép lên xuất khẩu của Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>