mía đường – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 10 Sep 2019 02:58:25 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png mía đường – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Nghĩ khác, làm khác để thành… tỉ phú https://24hsongxanh.vn/nghi-khac-lam-khac-de-thanh-ti-phu/ Tue, 10 Sep 2019 02:57:15 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=13231 Ông Huỳnh Khắc Vũ lái máy cày đi làm trang trại Ảnh: Bích Đào

Ông Huỳnh Khắc Vũ (43 tuổi, ở xã Hòa Hội, H. Phú Hòa, Phú Yên) đang nổi tiếng là người “nghĩ khác, làm khác” với những nông dân trong vùng và thành công. Giữa vùng núi rừng Nhất Sơn (Hòa Hội) heo hút, ngôi nhà của ông Vũ rộng thoáng, râm mát dưới bóng cây […]

The post Nghĩ khác, làm khác để thành… tỉ phú appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ông Huỳnh Khắc Vũ lái máy cày đi làm trang trại Ảnh: Bích Đào

Ông Huỳnh Khắc Vũ (43 tuổi, ở xã Hòa Hội, H. Phú Hòa, Phú Yên) đang nổi tiếng là người “nghĩ khác, làm khác” với những nông dân trong vùng và thành công.

Giữa vùng núi rừng Nhất Sơn (Hòa Hội) heo hút, ngôi nhà của ông Vũ rộng thoáng, râm mát dưới bóng cây ăn trái. Bên hông nhà là cơ xưởng với hàng loạt máy cày, máy trồng mía, máy bơm nước, xe tải và cả chiếc xe con đời mới. Đã 20 năm rồi, gia đình ông Vũ sống ở nơi “thâm sơn” này.
Ông Huỳnh Khắc Vũ lái máy cày đi làm trang trại Ảnh: Bích Đào
Ông Huỳnh Khắc Vũ lái máy cày đi làm trang trại.
Ông Vũ cho biết, gia đình đông anh em, học đến lớp 10 ông phải nghỉ giữa chừng vì cha bệnh nặng. Từ 15 – 20 tuổi là quãng đời ông phải làm thuê cơ cực để kiếm tiền phụ giúp gia đình, nuôi các em ăn học. Sau đó, ông theo một số người đi buôn bán vật tư nông nghiệp, nông sản. Lập gia đình, vợ chồng ông mở dịch vụ máy gạo, làm đất thuê.
Làm đủ thứ nhưng cuộc sống chỉ đắp đổi. Gần 30 tuổi, tôi quyết đưa cả nhà lên vùng núi rừng Nhất Sơn để “đóng đô”. Vợ chồng tôi dốc vốn mua đất, bởi thấy nơi đây có nhiều tiềm năng phát triển cây mía. Hồi đó, bà con trồng mía chủ yếu “giao phó ông trời” nên năng suất bấp bênh. Qua tìm hiểu nhiều nơi, tôi quyết chú trọng vào khâu làm đất, rồi mua cả máy trồng mía, chủ động tìm giống tốt, đưa nước tưới mía. Tiếp đó, tôi tìm cách ký hợp đồng bán sản phẩm cho Công ty mía đường KCP Sơn Hòa (Phú Yên) để nắm chắc đầu ra sản phẩm”, ông Vũ nói.
Vụ mía năm 2003, gia đình ông Vũ đạt lợi nhuận gần 29 triệu đồng. Cầm cục tiền lớn lúc đó, vợ chồng ông quyết định đổ hết vào mua thêm đất rẫy, máy cày để mở rộng diện tích mía. “Đất đẻ ra đất”, cứ thế diện tích mía nhà ông có lúc đã đạt gần 100 ha, liên tục nhiều năm được Công ty mía đường KCP Sơn Hòa công nhận là đối tác bán mía nhiều nhất, người có diện tích mía cao nhất Phú Yên. Không dừng lại ở cây mía, ông Vũ tiếp tục mua thêm đất, chuyển một số diện tích sang trồng sắn, trồng rừng nguyên liệu gỗ.
Điều quan trọng là nắm bắt cơ hội kinh doanh và phải ký kết cho được đầu ra rồi mới tiến hành làm. Tôi không muốn thấy nông sản mình làm ra phải bị thất thế như ép giá, ế ẩm… Lúc này, tôi thấy không thể “dốc hết” cho cây mía nên đã linh hoạt chuyển sang một số cây trồng khác, nhất là đầu tư trồng rừng để… dưỡng già. Ngoài ra, gần 10 xe tải, máy cày làm dịch vụ cũng đang đem lại nguồn thu khá ổn định. Vợ tôi hiện vẫn làm ở Trạm y tế Hòa Hội. Vợ chồng có hai con nhỏ, cứ cuối tuần là tôi lái xe đưa cả nhà vi vu đi chơi… Cuộc sống nơi vùng xa nhưng rất đủ đầy, thoải mái”, ông Vũ vui vẻ chia sẻ.
Nói về ông Vũ, ông Nguyễn Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND xã Hòa Hội, nhìn nhận: “Ông Vũ là người quyết đoán, đi đầu trong việc đầu tư máy cơ giới vào làm nông nghiệp, thâm canh tưới mía. Ông Vũ rất chịu khó học hỏi các mô hình sản xuất hiệu quả, luôn tìm cách ký kết đầu ra sản phẩm nên hạn chế được rủi ro. Những năm gần đây, công việc làm ăn kinh doanh của gia đình ông Vũ luôn đạt lợi nhuận 1,5 – 2 tỉ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động tại địa phương; được nhiều cấp công nhận là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi”.
Bài & ảnh: Bích Đào
Theo thanhnien.vn

 

The post Nghĩ khác, làm khác để thành… tỉ phú appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ngọt ngào mạch nha đất Quảng https://24hsongxanh.vn/ngot-ngao-mach-nha-dat-quang/ Wed, 17 Jul 2019 02:47:29 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8070 Nấu mạch nha . Ảnh: Ngọc Đường

Chỉ cần nghe: mạch nha, đường phèn, đường phổi…, người sành ẩm thực miền Trung nhận ra ngay đây là “bộ ba” đặc sản của vùng đất mía đường Quảng Ngãi. Có lẽ do đặc điểm này mà phần lớn các bài hát về Quảng Ngãi đều có hình ảnh bạt ngàn đồng mía và […]

The post Ngọt ngào mạch nha đất Quảng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nấu mạch nha . Ảnh: Ngọc Đường

Chỉ cần nghe: mạch nha, đường phèn, đường phổi…, người sành ẩm thực miền Trung nhận ra ngay đây là “bộ ba” đặc sản của vùng đất mía đường Quảng Ngãi.

Nấu mạch nha . Ảnh: Ngọc Đường
Nấu mạch nha. Ảnh: Ngọc Đường

Có lẽ do đặc điểm này mà phần lớn các bài hát về Quảng Ngãi đều có hình ảnh bạt ngàn đồng mía và “vị ngọt” lắng trong mỗi ca từ. Có câu hát “độ chế” rất vui như vầy: “Ôi quê ta mênh mông đồng mía. Mía ngọt ngào xin một khúc không cho!”.

Phải chăng vì quá gần Quảng Nam nên người Quảng Ngãi cũng… hay cãi! Đi làm ăn xa, bị ăn hiếp, bị chèn ép, dù tứ cố vô thân vẫn cứ cãi, cãi “tới bến” rồi đường ai nấy đi. Mà lạ! Dân Quảng Ngãi khi cãi thì hay “tranh thủ” đưa các loại đặc sản của quê mình ra… khoe. Chẳng hạn, “Phải hổng phải về Quảng Ngãi bán don!”. Tùy mức độ yêu thích một sản vật nào đó mà người nói có thể thay từ “don” thành cá bống, kẹo gương, đường phèn, đường phổi… Riêng tôi, tôi thích nhất câu “Phải hổng phải về Quảng Ngãi bán mạch nha”.

Mạch nha được tinh chế từ mộng lúa. Đường phổi được “chiết xuất” từ đường mật mía, lúc kết tinh có hình lá phổi nên gọi là đường phổi. Còn đường phèn được “luyện” từ đường cát trắng, có hình tảng băng. Cả hai khi nấu đều cần dầu phụng, trứng gà, một ít nước vôi để khử tạp chất và giảm bớt độ ngọt.

Mạch nha, đường phèn, đường phổi đều ngọt thanh, thơm dịu, nhiều chất bổ dưỡng. Trước đây, người thị xã (nay là thành phố) có cách tiếp khách khá thanh lịch là mời dùng đường phổi, đường phèn cùng với ly trà nóng. Riêng mạch nha từ lâu đã là món “cộng đồng” bởi nam phụ lão ấu đều khoái ăn món này kèm với bánh tráng giòn. Đặc biệt, quý bà nội trợ gốc phố rất thích dùng các sản phẩm trên trong nấu nướng, nêm nếm, pha chế, làm các loại bánh để dâng cúng trong những ngày giỗ, lễ, tết.

Nay thì những tiện nghi từ công nghệ thực phẩm mang lại khiến những đặc sản trên dần vắng bóng trong đời sống ẩm thực của mỗi gia đình phố. May mà có chợ. Chính văn hóa chợ vẫn đang giữ nhịp độ mua bán các sản vật một thời nổi tiếng này, dù phải thừa nhận là có phần thưa vắng.

Có lần đưa nhóm bạn xa dạo chơi một vòng thành phố bằng xe máy. Bạn nhận xét, thành phố Quảng Ngãi to mà… nhỏ. To ở diện tích, ở nhà hàng, quán nhậu… Đi hết phố nhà thì gặp phố… đất. Đất thẳng cánh cò bay. Đấy là nói về cái to. Còn cái nhỏ thì nhiều: phố nhỏ, nhà nhỏ, cây nhỏ, những con đường nhỏ và ngắn như… một bài tứ tuyệt.

Nhóm bạn ghé chợ mua quà cho vợ. Mùi hương ngọt ngào dẫn cả bọn vào đúng gian hàng đường phổi, đường phèn, kẹo gương, mạch nha… Anh chàng nhà thơ đọc câu ca dao địa phương: “Ở đây mía ngọt đường nhiều/Tìm em xứ Quảng mà yêu cho rồi”. Cả bọn điếng hồn với câu trả lời vừa tinh nghịch vừa gai góc của cô chủ hàng: “Tìm đâu cho xa. Em nè! Chưa chồng. Đang muốn có gông đeo cổ đây. Nhưng mấy anh mua đi. Đường… phèn, đường… phổi, đường… tim em đều có hết”.

Người buôn bán ở chợ Quảng Ngãi không chèo kéo, tranh khách. Chị bán mạch nha, có vẻ lớn tuổi nhất, cười thành tiếng, bảo chú phải lòng cô nào thì nói ra chớ thương thầm ai mà biết. Dân Quảng tui có câu: “Nước mía trong cũng chẳng thành đường/Anh thương em thì anh nói chớ nhún nhường em đâu hay!”.

Trần Cao Duyên
Theo Thanh Niên Online

The post Ngọt ngào mạch nha đất Quảng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>