mảng xanh – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Sat, 03 Jul 2021 03:28:42 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png mảng xanh – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Cây xanh đô thị https://24hsongxanh.vn/cay-xanh-thi/ Sat, 03 Jul 2021 03:28:42 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=63127 cay-xanh-do-thi

Cây xanh là đặc trưng bản sắc gắn liền với văn hóa địa phương và dấu ấn vùng miền của từng khu vực. Không phải con người, mà chính tự nhiên – hệ thực vật/cây xanh là điều gây dựng nên sự sống. Con người ngày càng phát triển, như một điều tất yếu, các […]

The post Cây xanh đô thị appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
cay-xanh-do-thi

Cây xanh là đặc trưng bản sắc gắn liền với văn hóa địa phương và dấu ấn vùng miền của từng khu vực. Không phải con người, mà chính tự nhiên – hệ thực vật/cây xanh là điều gây dựng nên sự sống.

Con người ngày càng phát triển, như một điều tất yếu, các đô thị lần lượt hình thành, mở rộng về quy mô và hình thức. Bên cạnh các tiêu chuẩn về cơ sở hạ tầng, kiến trúc, cảnh quan đô thị là một phần quan trọng trong việc xây dựng đô thị.

cay-xanh-do-thi
Đại lộ rợp bóng cây cổ thụ ở Paris, Pháp

Cây xanh là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thiết kế cảnh quan. Việc thiết kế, phân loại cây xanh trong đô thị dựa trên mục đích và tính chất sử dụng, bao gồm các nhóm chính: cây xanh công cộng, cây xanh hạn chế, cây xanh chuyên dụng; ở đây chúng ta tập trung vào tìm hiểu về cây xanh trong công cộng – được sử dụng có tính chất chung cho mọi người, phục vụ cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, thể thao…

Cây xanh đường phố – được trồng trong đường giao thông đô thị, đóng vai trò định hình hành lang xây dựng, đồng thời có chức năng tạo bóng mát, giảm thiểu gió bụi, duy trì nền nhiệt ổn định.

Để đáp ứng được các tiêu chí quy hoạch, cây xanh đường phố là các loài cây lâu năm, thân thẳng, sở hữu tán lá rộng, khả năng phủ xanh cao.

Cây xanh công viên/công trình- được trồng thành một quần thể, tạo thành mảng xanh lớn, kết hợp với các tiện ích công cộng, đóng vai trò như lá phổi chính của toàn đô thị.

Cây xanh đặc biệt: cây xanh trong khu vực mang tính chất đặc trưng, bảo tồn, cây xanh cách ly, phòng hộ.

cay-xanh-do-thi
Ngoài giảm tiếng ồn, giảm khói bụi thì những con đường rợp bóng cây xanh hay ngập tràn sắc hoa vàng, hồng hay tím đều mang đến cảm giác dễ chịu, thư thái, thậm chí một chút mơ mộng cho người đi đường

Ngoài ra, đối với sự phát triển đô thị những năm gần đây, cảnh quan là một làn gió mới phủ xanh lên các công trình đô thị, chung cư cao tầng. Việc ứng dụng cây xanh trong các hộ gia đình/căn hộ cho thuê trở thành một “gia vị mới”, nhu cầu lớn nhưng chưa và ít được định hướng, nghiên cứu bài bản.

Lợi ích của cây xanh trong hệ sinh thái không hề nhỏ, đặc biệt đối với môi trường đô thị.

Cây xanh hạn chế mức độ nhiễm độc không khí, lọc bụi và các chất độc hại: một hécta cây xanh có thể lọc từ không khí 50-70 tấn bụi/năm. Ngoài ra, một số loại cây xanh còn có khả năng khử mùi hôi thối bằng mùi khác do cây tiết ra như thông, long não, bạch đàn, ngũ gia bì.

Cây xanh có thể cản bớt tiếng ồn: Nhiều nghiên cứu cho thấy vỏ cây, tán cây, thảm cỏ đều có tác dụng như vật liệu xốp, lá cây và thân cây chia cắt nhỏ sóng âm thanh từ đó làm giảm được khoảng 30% tiếng ồn. Đường phố có cây sẽ làm giảm tiếng ồn 5-6 lần. Bên cạnh đó, cây xanh cản bớt tốc độ gió và chắn giữ lượng mưa, ngăn chống xói mòn hạn chế thiệt hại do thiên tai, gió bão, đồng thời bảo vệ các công trình kiến trúc, hạ tầng.

Nhờ đặc tính phong phú, các công viên cây xanh là nơi tập hợp tăng đa dạng sinh học góp phần bảo tồn, tái tạo tự nhiên cho khu vực.

cay-xanh-do-thi
Hòn đảo bảo tồn nằm giữa hồ Bán Nguyệt ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, TP.HCM

Hiện trạng cây xanh đô thị ở Việt Nam

Việc hiện trạng quy hoạch chưa đồng bộ, thống nhất, và quan điểm tôn trọng tự nhiên trong thiết kế còn hạn chế, dẫn đến hàng loạt bài toán khó đặt ra cho hiện trạng cây xanh trong đô thị ở Việt Nam hiện nay. Hệ thống cây xanh phải chịu nhiều sức ép, tác động do tập quán của con người lên quá trình sinh trưởng và phát triển.

Các vỉa hè bị thu hẹp, không đồng đều khiến cây xanh đường phố ngã đổ ảnh hưởng không gian sinh sống.

Các loài cây có đặc tính không phù hợp được trồng nhiều tại nơi công cộng: giòn, dễ gãy đổ, rễ nổi phát triển mạnh, mùi quá nồng…

Quá trình công nghiệp hóa diễn ra quá nhanh khiến con người phá hủy mất kiểm soát, lãng phí rất nhiều những mảng xanh đô thị đắt giá.

Bài học từ góc nhìn thế giới

Năm 2015, tranh cãi dữ dội tại Pháp khi chính phủ muốn đốn hạ hàng ngàn cây nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho người đi đường với lý do đưa ra dựa trên thống kê rằng, có 10% tai nạn xe do đâm trúng cây, và một số nhận định cho rằng các cây này được trồng sát đường gây cản trở tầm nhìn.

May mắn thay khi ý định này vấp phải sự phản đối kịch liệt của người dân, hàng ngàn người đồng ý ký vào đơn yêu cầu chính phủ từ bỏ kế hoạch.

Ở các thành phố khác trên thế giới như Sydney, Melbourne (Australia), Seoul (Hàn Quốc), Berlin (Đức) hay quốc đảo Sigapore, diện tích cây xanh luôn đạt từ 30m2/người.

cay-xanh-do-thi
Cây phong đỏ trở thành biểu tượng của thành phố Toronto, Canada.
cay-xanh-do-thi
Gardens by the Bay của Singapore

Các thành phố có thành tựu phủ xanh đô thị đáng ngưỡng mộ luôn được mệnh danh và trở thành hình mẫu cho các khu vực khác học tập. Tuy nhiên, việc trồng cây ồ ạt, không hiểu rõ về đặc tính sinh trưởng, tỉ lệ mắc bệnh của cây là yếu tố cần được lưu tâm.

Sau thế chiến thứ II, 80% số lượng cây du bản địa của Toronto (Canada) bị chết do lây lan dịch bệnh từ cây du Hà Lan. Nhiều năm sau chiến dịch cứu cây du mới thành công, nhưng không thể phục hồi được hiện trạng như trước. Điều này trở thành bài học lớn, không chỉ cho Toronto mà cả các đô thị khác trên thế giới, về việc ưu tiên trồng cây bản địa, phát triển đặc tính tự nhiên khu vực trong thành phố.

Việc trồng cây xanh trong đô thị đã được thực hiện từ các nền văn minh cổ xưa, và nở rộ từ thế kỷ XIX đến nay. Con người ngày càng nhận biết được sức ảnh hưởng thầm lặng to lớn của lớp áo tự nhiên và chú trọng hơn vào việc tạo dựng lớp cây xanh – cảnh quan đô thị. Tuy nhiên, làm thế nào cho đúng, và phát triển một cách bền vững, phù hợp với sinh thái tự nhiên luôn là một cầu hỏi lớn và quan trọng cần được lưu tâm, nghiên cứu cẩn thận.

KTS Nguyễn Bảo Tiên Hoàng

Theo moitruongvadothi.vn/ Tạp chí Kiến trúc & Đời sống

 

Link nguồn: https://www.moitruongvadothi.vn/do-thi/cay-xanh-do-thi-a84538.html

The post Cây xanh đô thị appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM sẽ có thêm 7 công viên mới trong năm 2021 https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-se-co-7-cong-vien-moi-trong-nam-2021/ Tue, 22 Jun 2021 14:11:55 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=62276 tp-ho-chi-minh-se-co-them-7-cong-vien-moi-trong-nam-2021

TP.HCM sẽ xây dựng, hoàn thành 7 công viên, phát triển thêm 2 ha mảng xanh và trồng mới 6.000 cây xanh, với tổng diện tích hơn 122.000 m2 trong năm 2021. UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn […]

The post TP.HCM sẽ có thêm 7 công viên mới trong năm 2021 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tp-ho-chi-minh-se-co-them-7-cong-vien-moi-trong-nam-2021

TP.HCM sẽ xây dựng, hoàn thành 7 công viên, phát triển thêm 2 ha mảng xanh và trồng mới 6.000 cây xanh, với tổng diện tích hơn 122.000 m2 trong năm 2021.

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch thực hiện chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng trên địa bàn thành phố năm 2021.

Theo đó, có 7 công viên được xây dựng, hoàn thành trong năm nay, gồm: công viên Phú Hữu (Thành phố Thủ Đức); Cây Sộp (quận 12); Rạch Tra (huyện Hóc Môn); Cả Cấm (quận 7); công viên nằm dọc đường Trần Xuân Soạn (quận 7), công viên ở dự án hạ tầng giao thông cụm Đại học Quốc gia (quận Tân Bình) và công viên tại đường Bùi Thị Điệt (huyện Củ Chi). Tổng diện tích của 7 công viên này là hơn 122.000 m2.

Cũng trong năm nay, TP.HCM sẽ phát triển thêm 2 ha mảng xanh tại nhiều khu đất trống như khu đất giao lộ Trần Văn Giàu – Võ Trần Chí (quận Bình Tân); khu đất trước bệnh viện Nhi Đồng (huyện Bình Chánh); khu đất trống dưới gầm cầu Phú Mỹ (quận 7),…

Ngoài ra, 6.000 cây xanh sẽ được trồng tại nhiều nơi ở TP.HCM trong năm nay nhằm từng bước nâng cao chất lượng sống, cải thiện môi trường.

tp-ho-chi-minh-se-co-them-7-cong-vien-moi-trong-nam-2021
Công viên Tao Đàn (quận 1, TP.HCM). Ảnh: Chân Phúc

Theo kế hoạch, 5 năm tới, TP tăng tối thiểu 150 ha đất công viên. Diện tích công viên tăng 0,65 m2/người. Những tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3m trở lên được trồng cây xanh. Thành phố sẽ trồng mới và cải tạo hơn 30.000 cây xanh, trồng thêm 20 loại cây phù hợp điều kiện thổ nhưỡng. Đến năm 2030, đất công viên ở thành phố đạt 1m2/ người, tăng 450 ha so với năm 2020….

Để đạt được mục tiêu này, thành phố sẽ rà soát các khu đất được quy hoạch công viêncông viên trong các đồ án 1/5000, 1/2000. Tùy tính chất từng khu đất, chính quyền sẽ lập dự án xây dựng hoặc kêu gọi đầu tư.

Ngoài ra, các khu đất được quy hoạch công viên đang được cho thuê, sử dụng không đúng mục đích sẽ bị thu hồi để làm công trình công cộng phục vụ người dân. Những nhà xưởng trong khu dân cư sẽ được di dời để dành quỹ đất cho công viên cây xanh.

Theo các đồ án quy hoạch của TP.HCM, diện tích công viên công cộng sẽ lên tới 11.400 ha với chỉ tiêu bình quân 7m2/người dân. Tuy nhiên, diện tích công viên trên thực tế chỉ khoảng 500 ha, tỉ lệ 0,55m2/người.

Trong khi đó, mảng xanh nhiều công viên tại TP.HCM bị cắt xén, nhường chỗ cho thuê mặt bằng, buôn bán. Điển hình như Công viên 23 tháng 9 (quận 1) thời gian dài bị các công trình xây dựng, quán cà phê, mua sắm… bủa vây. Giữa năm 2019, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị liên quan phải trả mặt bằng để công viên này chỉnh trang.

Thủy Tiên

Theo moitruong.net.vn

 

Link nguồn: https://moitruong.net.vn/tp-ho-chi-minh-se-co-them-7-cong-vien-moi-trong-nam-2021/

The post TP.HCM sẽ có thêm 7 công viên mới trong năm 2021 appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM dự kiến có thêm 7 công viên https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-du-kien-co-7-cong-vien/ Fri, 29 Jan 2021 01:45:04 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54768 tp-hcm-du-kien-co-them-7-cong-vien

Công viên Phú Hữu (TP Thủ Đức), Cây Sộp (quận 12), Rạch Tra (huyện Hóc Môn), Cả Cấm (quận 7)… được xây dựng, hoàn thành trong năm nay, tổng diện tích hơn 122.000 m2. Nội dung này nêu trong Đề án phát triển công viên và cây xanh công công giai đoạn 2020-2030 vừa được UBND thành […]

The post TP.HCM dự kiến có thêm 7 công viên appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tp-hcm-du-kien-co-them-7-cong-vien

Công viên Phú Hữu (TP Thủ Đức), Cây Sộp (quận 12), Rạch Tra (huyện Hóc Môn), Cả Cấm (quận 7)… được xây dựng, hoàn thành trong năm nay, tổng diện tích hơn 122.000 m2.

Nội dung này nêu trong Đề án phát triển công viên và cây xanh công công giai đoạn 2020-2030 vừa được UBND thành phố thông qua. Ba công viên còn lại nằm dọc đường Trần Xuân Soạn (quận 7); ở dự án hạ tầng giao thông cụm Đại học Quốc gia (quận Tân Bình); đường Bùi Thị Điệt (huyện Củ Chi). Năm nay, TP HCM sẽ xây mới 10 ha công viên, 2 ha mảng xanh, trồng mới 6.000 cây xanh.

tp-hcm-du-kien-co-them-7-cong-vien
Người dân nghỉ ngơi tại công viên Tao Đàn, quận 1, hồi tháng 4/2020. Ảnh: Quỳnh Trần

Theo kế hoạch, 5 năm tới TP HCM tăng tối thiểu 150 ha đất công viên. Diện tích công viên tăng 0,65 m2/người. Những tuyến đường có vỉa hè rộng từ 3 m trở lên được trồng cây xanh. Thành phố sẽ trồng mới và cải tạo hơn 30.000 cây xanh, trồng thêm 20 loại cây phù hợp điều kiện thổ nhưỡng. Đến năm 2030, đất công viên ở thành phố đạt 1 m2/ người, tăng 450 ha so với năm 2020….

Để đạt được mục tiêu này, thành phố sẽ rà soát các khu đất được quy hoạch công viên trong các đồ án 1/5000, 1/2000. Tùy tính chất từng khu đất, chính quyền sẽ lập dự án xây dựng hoặc kêu gọi đầu tư. Ngoài ra, các khu đất được quy hoạch công viên đang được cho thuê, sử dụng không đúng mục đích sẽ bị thu hồi để làm công trình công cộng phục vụ người dân. Những nhà xưởng trong khu dân cư sẽ được di dời để dành quỹ đất cho công viên cây xanh.

tp-hcm-du-kien-co-them-7-cong-vien
Công viên Lê Văn Tám, quận 1. Ảnh: Quỳnh Trần

Tổng diện tích đất quy hoạch cho công viên cây xanh toàn TP HCM hơn 11.400 ha, tương ứng 7m2/người. Tuy nhiên diện tích công viên trên thực tế chỉ khoảng 500 ha, tỷ lệ 0,55 m2/người. Thành phố có 405 công viên, bao gồm công viên công cộng và trong khuôn viên khu ở, hơn 235.000 cây xanh.

Hiện, các quận nội thành có diện tích công viên lớn hơn các quận, huyện ngoại thành. TP Thủ Đức, quận 12, Bình Tân, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh không có công viên diện tích lớn.

Hà An

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/tp-hcm-du-kien-co-them-7-cong-vien-4228087.html

The post TP.HCM dự kiến có thêm 7 công viên appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng https://24hsongxanh.vn/nha-sai-gon-tro-10-manh-vuon-lo-lung/ Fri, 13 Dec 2019 10:46:33 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=24132

10 bồn cây trắng muốt nhô ra ngoài, từ xa như những tiểu cảnh nhỏ lơ lửng, là nơi trú ngụ của giáng hương, hoa chuông, cau vàng… Bài: Minh Trang Ảnh: Oki Hiroyuki, Triệu Chiến, Hoàng Lê Theo VnExpress   Link nguồn: https://vnexpress.net/doi-song/nha-sai-gon-tro-10-manh-vuon-lo-lung-4021547.html

The post Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

10 bồn cây trắng muốt nhô ra ngoài, từ xa như những tiểu cảnh nhỏ lơ lửng, là nơi trú ngụ của giáng hương, hoa chuông, cau vàng…

Trên mảnh đất 12 x 20 m ở Sài Gòn, gia đình bốn thành viên mong muốn có không gian sống tĩnh lặng, tránh xa tiếng ồn và bụi bặm, vừa kết nối với nhau vừa gần gũi với thiên nhiên.
Trên mảnh đất 12×20 m ở Sài Gòn, gia đình bốn thành viên mong muốn có không gian sống tĩnh lặng, tránh xa tiếng ồn và bụi bặm, vừa kết nối với nhau vừa gần gũi với thiên nhiên.
Vì mảnh đất lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng san sát, các kiến trúc sư đề xuất thiết kế có hệ thống vườn theo cả phương ngang lẫn phương đứng.
Vì mảnh đất lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng san sát, các kiến trúc sư đề xuất thiết kế có hệ thống vườn theo cả phương ngang lẫn phương đứng.
Nhìn từ ngoài, những mảnh vườn trồng giáng hương, hoa chuông, cau vàng và cây ăn trái như lơ lửng trên không.
Nhìn từ ngoài, những mảnh vườn trồng giáng hương, hoa chuông, cau vàng và cây ăn trái như lơ lửng trên không.
Nhìn từ cao xuống, cả ngôi nhà xanh um nhờ hệ thống vườn trên mái và vườn lơ lửng này. Nhờ hệ thống tưới cây tự động, gia chủ không mất công chăm sóc vườn.
Nhìn từ cao xuống, cả ngôi nhà xanh um nhờ hệ thống vườn trên mái và vườn lơ lửng này. Nhờ hệ thống tưới cây tự động, gia chủ không mất công chăm sóc vườn.
Nhìn từ cao xuống, cả ngôi nhà xanh um nhờ hệ thống vườn trên mái và vườn lơ lửng này. Nhờ hệ thống tưới cây tự động, gia chủ không mất công chăm sóc vườn.
Bên trong, các kiến trúc sư “cắt đôi” ngôi nhà, dành một nửa cho nắng, gió, nước, cây xanh và những khoảng trống.
Nửa còn lại cho sinh hoạt gia đình với các tiện ích vừa đủ, nội thất tối giản. Những chiếc ghế làm bằng nhựa trong suốt, inox đem tới điểm nhấn ấn tượng và tạo sự xuyên suốt cho không gian.
Nửa còn lại cho sinh hoạt gia đình với các tiện ích vừa đủ, nội thất tối giản. Những chiếc ghế làm bằng nhựa trong suốt, inox đem tới điểm nhấn ấn tượng và tạo sự xuyên suốt cho không gian.
Căn nhà có tổng cộng 23 cửa sổ.
Căn nhà có tổng cộng 23 cửa sổ.
Nhờ đó, ánh sáng và gió trời đi sâu vào bên trong, gia chủ có thể cảm nhận rõ sự thay đổi của thời gian và thời tiết. Công trình như trở thành một vật thể sống.
Nhờ đó, ánh sáng và gió trời đi sâu vào bên trong, gia chủ có thể cảm nhận rõ sự thay đổi của thời gian và thời tiết. Công trình như trở thành một vật thể sống.
Thông qua các ô cửa này, cha mẹ và con cái còn nhìn thấy nhau ở mọi ngóc ngách, tăng tính kết nối giữa các thành viên.
Thông qua các ô cửa này, cha mẹ và con cái còn nhìn thấy nhau ở mọi ngóc ngách, tăng tính kết nối giữa các thành viên.
Ngôi nhà đóng vai trò như lớp lọc, chỉ giữ lại những điều quý giá của thiên nhiên. Dù ở phòng nào, gia chủ cũng có thể nhìn ra không gian xanh.
Ngôi nhà đóng vai trò như lớp lọc, chỉ giữ lại những điều quý giá của thiên nhiên. Dù ở phòng nào, gia chủ cũng có thể nhìn ra không gian xanh.
Ngoài ra, công trình có tác dụng giảm áp lực về thị giác cho dân cư xung quanh. Từ những tòa nhà cao tầng nhìn xuống, họ sẽ không thấy một khối bê tông mà thay vào đó là một mảng xanh mát.
Ngoài ra, công trình có tác dụng giảm áp lực về thị giác cho dân cư xung quanh. Từ những tòa nhà cao tầng nhìn xuống, họ sẽ không thấy một khối bê tông mà thay vào đó là một mảng xanh mát.
Bản vẽ mặt bằng của MIA Design Studio.
Bản vẽ mặt bằng của MIA Design Studio.

Bài: Minh Trang

Ảnh: Oki Hiroyuki, Triệu Chiến, Hoàng Lê

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/doi-song/nha-sai-gon-tro-10-manh-vuon-lo-lung-4021547.html

The post Nhà Sài Gòn trổ 10 mảnh vườn lơ lửng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Trả lại mảng xanh cho đô thị https://24hsongxanh.vn/tra-lai-mang-xanh-cho-thi/ Thu, 11 Jul 2019 02:11:16 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7521 Các chủ đầu tư cần hiểu một điều đơn giản là giá trị công trình sẽ tăng hơn lên khi có mảng xanh hiện hữu. Ảnh minh họa: Uyên Viễn

Tháng 6/2019, các đơn vị thi công đang tháo dỡ các công trình thương mại, đập bỏ các tường vây, lật các vuông gạch nền nhằm trả lại cho Công viên 23/9 chức năng là lá phổi xanh giữa trung tâm TPHCM. Điều này không chỉ tạo cảnh quan đẹp mà còn làm cho người […]

The post Trả lại mảng xanh cho đô thị appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Các chủ đầu tư cần hiểu một điều đơn giản là giá trị công trình sẽ tăng hơn lên khi có mảng xanh hiện hữu. Ảnh minh họa: Uyên Viễn

Tháng 6/2019, các đơn vị thi công đang tháo dỡ các công trình thương mại, đập bỏ các tường vây, lật các vuông gạch nền nhằm trả lại cho Công viên 23/9 chức năng là lá phổi xanh giữa trung tâm TPHCM.

Điều này không chỉ tạo cảnh quan đẹp mà còn làm cho người dân thành phố nức lòng, tin rằng từ nay không còn ai nhòm ngó rắp tâm “xẻ thịt” khoảng xanh hiếm hoi này thêm một lần nào nữa.

Các đơn vị thi công đang tháo dỡ các công trình thương mại, đập bỏ các tường vây, lật các vuông gạch nền nhằm trả lại cho Công viên 23-9 chức năng là lá phổi xanh giữa trung tâm TPHCM. Ảnh: Thành Hoa
Các đơn vị thi công đang tháo dỡ các công trình thương mại, đập bỏ các tường vây, lật các vuông gạch nền nhằm trả lại cho Công viên 23-9 chức năng là lá phổi xanh giữa trung tâm TPHCM. Ảnh: Thành Hoa

Giá trị của mảng xanh

Công viên, cây xanh là một yếu tố chính cấu thành nên diện mạo và đời sống đô thị. Trong nhiều trường hợp, niềm tự hào của công dân về thành phố không phải là tăng trưởng kinh tế, công trình cao tầng mà lại là cây xanh. Bạch dương làm cho người thương nhớ khôn nguôi về các thành phố của nước Nga, cây phong đỏ gợi nhớ về các thành phố của Canada, hoa anh đào tô điểm cho các thành phố của Nhật Bản cực kỳ quyến rũ.

Nhưng giá trị thật của cây xanh không chỉ về thẩm mỹ. Càng ngày người ta càng khám phá ra các giá trị khác của cây xanh trên tất cả các phương diện sinh học, kỹ thuật, kinh tế và văn hóa xã hội. Một trong số các giá trị đó là về khía cạnh văn hóa – xã hội:

– Cây xanh làm giảm tội phạm. Các nhà xã hội học Mỹ nghiên cứu thấy rằng các tệ nạn xã hội giảm đi rất nhiều sau khi các công viên cây xanh thay thế cho các bãi đất trống chứa đồ phế thải ở các khu vực sống của người da đen, người Mexico. Chính các công viên cây xanh này làm cho đời sống tinh thần tốt hơn lên, thanh niên có chỗ chơi tử tế hơn, và tăng mức độ giao tiếp.

– Công viên cây xanh làm cho quan hệ cộng đồng gắn bó hơn. Ở các khu phố có nhiều tộc người khác nhau, do đặc tính văn hóa khác nhau mà người ta có xu hướng co cụm lại trong cộng đồng của riêng mình. Làm thế nào để cho con người gặp gỡ nhau nhiều hơn trong một môi trường đa văn hóa? Các nhà nghiên cứu nhận thấy các công viên cây xanh chính là một môi trường mở, tạo điều kiện cho dân cư khác nhau về dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp gặp gỡ, trò chuyện, chia sẻ và thấu hiểu nhau hơn. Có thể người lớn còn ngần ngại gặp nhau, nhưng chính công viên cây xanh là nơi gặp gỡ trước hết cho con trẻ và sau nữa từ trẻ con là cầu nối đến người lớn.

– Cây xanh làm giảm đi đáng kể các loại bệnh tật, đặc biệt là các bệnh tật do sức ép căng thẳng của đời sống xã hội công nghiệp. Trong xã hội đô thị, con người ta luôn sống thường trực trong tình trạng bị “căng kéo” và “dồn nén” và tất cả cộng hưởng lại làm cho con người đô thị rơi vào tình trạng dễ nổi loạn và phát khùng. Trong môi trường đầy biến động và áp lực như thế, người ta cần phải tìm ra các cách thức để giải tỏa. Một trong các số đó là cây xanh, công viên, không gian công cộng. Chính vì vậy mà người ta coi mảng xanh đô thị (gồm có cây xanh, công viên, thảm cỏ, mặt nước tự nhiên và nhân tạo) là phần “mềm” của đô thị để đối trọng lại với phần “cứng” là các tòa nhà cấu tạo bởi bê tông, kính, inox với các khối lớn nén lại trong một khu vực với một mật độ “đông đặc”.

– Màu xanh là gam màu lạnh, các mảng cây xanh, thảm cỏ mặt nước sẽ giúp làm cho tâm lý trở về trạng thái thăng bằng. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nếu những người ở chung cư cao tầng nhìn xuống đất thấy thảm cỏ xanh thì họ sẽ bớt cảm giác sợ độ cao hơn là khi nhìn xuống chỉ thấy bê tông xám xịt hay màu đất đỏ quạch.

Trong thực tế người ta có thể chấp nhận một thành phố không có khách sạn 5 sao, không có các casino, nhưng quả thật không thể chấp nhận một thành phố trần trụi không có cây xanh. Một thành phố không (hay ít) cây xanh, công viên, vườn hoa, vườn dạo bị coi là thành phố thiếu sức sống, không có “hồn” và hơn cả là thiếu không gian văn hóa. Kiến trúc sư Trương, Giáo sư trường Đại học Vũ Hán, đã viết một thành phố không cây xanh còn tệ hơn cả sa mạc.

Thái độ đối với mảng xanh

Các chủ đầu tư cần hiểu một điều đơn giản là giá trị công trình sẽ tăng hơn lên khi có mảng xanh hiện hữu. Ảnh minh họa: Uyên Viễn
Các chủ đầu tư cần hiểu một điều đơn giản là giá trị công trình sẽ tăng hơn lên khi có mảng xanh hiện hữu. Ảnh minh họa: Uyên Viễn

Ai cũng thấy được giá trị của mảng xanh (có thể ít hay nhiều), nhưng có được nhận thức, thái độ ứng xử và hành động đúng thì không phải ai cũng thấy. Kịch bản thường thấy nhất của các nước mới đô thị hóa diễn ra như sau:

– Giai đoạn đầu khi công nghiệp hóa và đô thị hóa, các thành phố thiếu nhà ở trầm trọng do lực lượng lao động đổ dồn về các thành phố lớn, nên chính quyền tập trung phát triển nhà ở và các công trình xây dựng khác càng nhiều, càng nhanh càng tốt.

Lúc này cây xanh, công viên chỉ là một phần phụ không quan trọng. Họ cho rằng cái quan trọng nhất là có chỗ chui ra chui vào đã, mọi chuyện sau này hãy tính. Chính tư duy này của người lãnh đạo và của các nhà đầu tư đã sản sinh ra rất nhiều khu phố, khu nhà không có cây xanh, không có đất dành cho công viên. 15-20 năm sau, khi đời sống kinh tế khá lên, người ta mới thấy hành động đó là sai lầm nghiêm trọng và việc sửa chữa vô cùng tốn kém.

– Các thành phố được hình thành hàng trăm năm trước, nó là sản phẩm của xã hội nông nghiệp và tiền công nghiệp cho nên có nhiều khiếm khuyết, đặc biệt là thiếu hẳn cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại tương thích cũng như hệ thống dịch vụ tiện ích.

Do vậy, khi chuyển từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp đô thị hiện đại, hầu như tất cả các thành phố này đều có một giai đoạn quan trọng là nâng cấp chỉnh trang mà giới chuyên môn gọi là “giai đoạn quá độ đô thị”. Quá trình này mang lại cho trung tâm thành phố một bộ mặt mới hiện đại hơn, hoành tráng hơn. Nhưng điều trớ trêu là diện tích dành cho cây xanh cũng bị giảm đi rất nhiều.

– Việc buông lỏng quản lý quy hoạch, kiến trúc và xây dựng để cho các mảng xanh bị triệt tiêu. Trong bản vẽ quy hoạch, phần cây xanh làm công viên, vườn dạo được hiển thị một cách rõ ràng bằng những màu xanh và chiếm tỷ lệ không dưới 30% diện tích xây dựng, nhưng do công tác quản lý không tốt cho nên trên thực tế các nhà thầu khi xây dựng đều cố tình quên mất những khoảng xanh này.

Cây xanh ở TP HCM

Khi xếp hạng một thành phố thì cây xanh được coi là một trong số các tiêu chí xếp trong nhóm hàng đầu. So sánh với tiêu chí mảng xanh của các thành phố châu Á thì TPHCM nằm ở nhóm cuối cùng. Tiêu chuẩn cây xanh ở đô thị châu Âu là 12-15 mét vuông/người, ở đô thị châu Á là 8-10 mét vuông/người, trong khi đó ở TPHCM chỉ có là 0,5-0,7 mét vuông/người (trong báo cáo của Cục Thống kê thành phố, con số 1,3 mét vuông/người là tính cả rừng ngập mặn Cần Giờ). Kịch bản thiếu hụt cây xanh như trình bày ở phần trên đang diễn ra và lặp lại ở TPHCM.

Để khôi phục lại mảng xanh cho TPHCM nói riêng và các đô thị ở Việt Nam nói chung, trước hết phải tư duy lại về giá trị cây xanh và mảng xanh đô thị. Việc dành đất cho công viên, cây xanh ở các dự án phải được luật hóa và chế tài nghiêm minh, không nên kêu gọi lòng từ tâm của các nhà đầu tư.

Tăng cường kiểm soát và chế tài để đảm bảo các chỉ tiêu cây xanh, công viên được đảm bảo thực hiện đúng luật. Đặc biệt là khi phát triển các khu dân cư mới ở khu vực ngoại thành, không có lý do gì lại bỏ qua việc đầu tư cho cây xanh, công viên. Các chủ đầu tư cần hiểu một điều đơn giản là giá trị công trình sẽ tăng hơn lên khi có mảng xanh hiện hữu.

Tiếp đến, trong khái niệm về mảng xanh đô thị, nên hiểu nó trong một ý nghĩa rộng hơn, không chỉ là cây xanh, thảm cỏ mà còn là mặt nước. Các ao, hồ, kênh rạch không chỉ có giá trị trong việc thoát nước chống ngập mà nó có giá trị trong điều tiết vi khí hậu.

Chú trọng phát triển cây xanh tập trung hơn là cây xanh phân tán. Khi nhiều cây xanh tập trung sẽ tạo ra công viên, rừng cây và như thế có lợi về kinh tế, văn hóa – xã hội và môi trường hơn là cây xanh phân tán trồng trên vỉa hè vừa phá vỉa hè, vừa vướng tầm nhìn, cản người đi bộ.

Ở các quận trung tâm, kiên quyết giữ lại các công viên, các dải cây xanh, nếu phải bỏ đi để làm công trình công cộng thì phải thực hiện nguyên tắc “bù”, có nghĩa là lấy đi bao nhiêu phải bù lại bấy nhiêu (không được ít hơn), nguyên tắc bù này cũng áp dụng đối với các ao hồ, kênh rạch.

Do đất chật, người đông, đất không còn nhiều nên cần và phải đưa màu xanh lên cao theo chiều thẳng đứng. Cần tạo dựng các mảng xanh trên nóc nhà, sân thượng…, các hình thái cây xanh mới như công viên trên cao, tức là các công viên được thiết lập trên các cầu không gian nối giữa hai tòa nhà gần nhau, các tòa nhà cao tầng (từ 20 tầng trở lên) thì cứ cách một số tầng nhất định (5-7 tầng) sẽ để ra một tầng trống không có người ở làm công viên và nơi sinh hoạt cộng đồng. Các công viên trên cao được sử dụng khá thành công ở Nhật Bản và một số nước Trung Cận Đông.

Sau cùng là cần thiết phải phục hồi lại vành đai xanh đã có trước năm 1990, nhưng sau khi đô thị hóa nhanh thì vành đai xanh này không còn nữa. Do đất bị mất, nếu việc lập lại vành đai xanh khó thì phải tạo ra các vùng xanh, rừng sinh thái để bù vào phần bị mất.

Cây xanh là một phần của cơ thể đô thị, trong xã hội hiện đại vai trò của nó ngày càng trở nên quan trọng. Nhận thức đúng và hành động đúng là một đòi hỏi đặt ra trước hết cho các nhà quản lý lý đô thị, sau đó là đến giới chuyên môn và cho tất cả mọi người dân ý thức chung tay xây dựng một thành phố đẹp hơn và lãng mạn hơn.

Để khôi phục lại mảng xanh cho TPHCM nói riêng và các đô thị ở Việt Nam nói chung, trước hết phải tư duy lại về giá trị cây xanh và mảng xanh đô thị. Việc dành đất cho công viên, cây xanh ở các dự án phải được luật hóa và chế tài nghiêm minh, không nên kêu gọi lòng từ tâm của các nhà đầu tư.

Nguyễn Minh Hòa
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

The post Trả lại mảng xanh cho đô thị appeared first on 24h Sống xanh.

]]>