Lào – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Sun, 17 Jan 2021 14:20:00 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Lào – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Hàng nghìn lao động về nước sớm để cách ly đón Tết https://24hsongxanh.vn/hang-nghin-lao-dong-ve-nuoc-som-de-cach-ly-don-tet/ Sun, 17 Jan 2021 14:20:00 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=54058 hang-nghin-lao-dong-ve-nuoc-som-de-cach-ly-don-tet

Hàng nghìn lao động Việt Nam làm việc tại Lào, Thái Lan trở về nước sớm hơn so với mọi năm để cách ly phòng Covid-19, kịp thời gian đón Tết. Chiều 16/1, tại luồng nhập cảnh của Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) […]

The post Hàng nghìn lao động về nước sớm để cách ly đón Tết appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
hang-nghin-lao-dong-ve-nuoc-som-de-cach-ly-don-tet

Hàng nghìn lao động Việt Nam làm việc tại Lào, Thái Lan trở về nước sớm hơn so với mọi năm để cách ly phòng Covid-19, kịp thời gian đón Tết.

Chiều 16/1, tại luồng nhập cảnh của Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) đóng tại xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, hàng trăm lao động Việt Nam vừa trở về từ Lào, Thái Lan tập trung theo nhóm tại các lán đón tiếp. Các lao động đều đeo khẩu trang, đứng xếp hàng nghe nhà chức trách phổ biến quy định; hành lý xếp lại một chỗ giữa khu đất trống để phun khử trùng.

Họ được nhà chức trách kiểm tra y tế, sau đó lên xe buýt về khu cách ly tập trung của tỉnh. Người về nước đợt này chủ yếu là đàn ông trung niên và thanh niên, ngoài ra còn có một số cụ già cùng hàng chục phục nữ bồng theo con nhỏ.

hang-nghin-lao-dong-ve-nuoc-som-de-cach-ly-don-tet
Lao động Việt trở về từ Lào chờ làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu Cầu Treo, chiều 16/1. Ảnh: Đức Hùng

Trong lúc chờ đến lượt gọi tên làm thủ tục kiểm tra y tế, ông Trần Văn Bé (56 tuổi, trú Nghệ An) tranh thủ gọi điện tâm sự với người thân. Ông Bé làm thợ xây tại Lào được bảy năm. Khi Covid-19 chưa bùng phát, hàng năm ông về quê thăm vợ con khoảng ba lần. Đầu năm 2020 đến nay, ông Bé sang lại Lào làm việc và “mắc kẹt” tại đây, nay mới có dịp về lại.

Theo ông Bé, các năm trước thường “tranh thủ ở lại làm cật lực trong dịp cuối năm để kiếm thêm tiền đưa về cho vợ sắm Tết, song thời gian gần đây lao động thời vụ ở Lào thu nhập bấp bênh, không ổn định” nên ông quyết định về nước đón Tết sớm.

Trước khi về, lao động báo qua Đại sứ quán Việt Nam tại Lào để được sắp xếp. “Có hai hình thức là đăng ký trực tiếp hoặc qua mạng, sau 3 đến 4 ngày sẽ nhận được thông báo lịch về”, ông Bé cho hay.

Sáng 16/1, ông Bé cùng hàng chục đồng hương Nghệ An, Hà Tĩnh bắt xe khách từ Vientiane (Lào) về đến cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, huyện Hương Sơn. Theo ông, trước kia giá vé chỉ hơn 500.000 đồng một người, nay tăng lên gần 2 triệu đồng. “Dù giá vé cao nhưng tôi vẫn quyết về. Sau khi hết hạn cách ly thì còn thời gian nghỉ ngơi khoảng 10 ngày để cùng với gia đình chuẩn bị Tết”, ông Bé nói rồi bước lên xe buýt đi cách ly tập trung.

hang-nghin-lao-dong-ve-nuoc-som-de-cach-ly-don-tet
Người dân xếp hàng nghe cán bộ biên phòng phổ biến quy định cách ly. Ảnh: Đức Hùng

Thực hiện cách ly tập trung cùng hơn 300 người khác tại tòa nhà cổng B, cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn) được bảy ngày, anh Phan Thành Nhân (25 tuổi, trú xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn) nói hôm về nước đến nay được cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV một lần, kết quả âm tính. Lúc hết hạn phải lấy mẫu thêm một lần nữa để được công nhận đạt yêu cầu.

Một tuần sau khi trở về Việt Nam, anh Nhân chia sẻ tâm lý thoải mái, nhưng rất nóng lòng muốn được gặp bố mẹ, vì đã bảy tháng nay chỉ được trò chuyện với họ qua mạng xã hội chứ không thể tiếp xúc trực tiếp. Lương mỗi tháng 8 triệu đồng, nếu dịp cuối năm làm tăng ca có thể thu về hơn 10 triệu đồng, song anh Nhân bảo “nếu cố gắng ở lại thì mất Tết, làm ăn cả năm rồi, giờ là lúc để trở về để cùng cha mẹ dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đón năm mới cho chu tất”.

“Từ nước ngoài về Việt Nam vào đầu tháng 12 âm lịch là hợp lý nhất, khi hết hạn cách ly chỉ còn cách Tết khoảng hai tuần. Nếu trở về từ ngày 20-25/12 âm lịch, tính cả thời gian hai tuần cách ly nữa thì đã qua Tết”, anh Nhân nói.

Theo anh Nhân, đa phần lao động đều có tâm lý hồi hương sớm, song vẫn có một số người vì thu nhập bấp bênh nên chỉ gửi ít tiền về cho người thân rồi ở lại Lào làm tăng ca.

hang-nghin-lao-dong-ve-nuoc-som-de-cach-ly-don-tet
Nhà chức trách phun khử trùng hành lý của người dân. Ảnh: Đức Hùng

Thiếu tá Trần Văn Sông, Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh), cho biết từ đầu tháng một, mỗi ngày có hơn 200 người nhập cảnh qua cửa khẩu Cầu Treo, tất cả được kiểm tra y tế và đưa về cách khu cách ly tập trung của tỉnh theo dõi sức khỏe 14 ngày.

“Đơn vị lập 8 điểm chốt (mỗi chốt 10 người) tại khu vực biên giới và hai bên cánh gà cửa khẩu Cầu Treo nhằm ngăn chặn, xử lý các trường hợp vượt biên trốn cách ly”, thiếu tá Sông nói và cho hay thời điểm này chưa phát hiện lao động nào từ nước ngoài về qua cửa khẩu Cầu Treo có triệu chứng nhiễm nCoV.

hang-nghin-lao-dong-ve-nuoc-som-de-cach-ly-don-tet
Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh tổ chức tuần tra kiểm soát ngăn chặn người trốn cách ly. Ảnh: Đức Hùng

Từ ngày 1-16/1, Bộ đội biên phòng Hà Tĩnh đã tiếp nhận và cách ly gần 1.600 người nhập cảnh qua cửa khẩu Cầu Treo.

Đức Hùng

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/hang-nghin-lao-dong-ve-nuoc-som-de-cach-ly-don-tet-4222203.html

The post Hàng nghìn lao động về nước sớm để cách ly đón Tết appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những tác động lo ngại nhất của biến đổi khí hậu đối với Đông Nam Á https://24hsongxanh.vn/nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-dong-nam/ Thu, 17 Dec 2020 12:16:41 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52771 nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau

Người dân các nước khu vực Đông Nam Á cho rằng lũ lụt, mất đa dạng sinh học và nước biển dâng là những tác động đáng lo ngại nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đối với khu vực. Theo kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) […]

The post Những tác động lo ngại nhất của biến đổi khí hậu đối với Đông Nam Á appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau

Người dân các nước khu vực Đông Nam Á cho rằng lũ lụt, mất đa dạng sinh học và nước biển dâng là những tác động đáng lo ngại nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đối với khu vực.

Theo kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore, người dân các nước khu vực Đông Nam Á cho rằng lũ lụt, mất đa dạng sinh học và nước biển dâng là những tác động đáng lo ngại nhất của tình trạng biến đổi khí hậu đối với khu vực.

nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau
Lực lượng cứu hộ sơ tán người dân khỏi vùng ngập lụt do bão Vamco tại Manila, Philippines. Ảnh: THX/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn Báo cáo “Khảo sát Triển vọng Khí hậu Đông Nam Á 2020” của ISEAS-Yusof Ishak, công bố ngày 17/12, cho biết trong ba tác động nghiêm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu nói trên, lũ lụt là mối quan tâm lớn đối với hầu hết các quốc gia trong khu vực, ngoại trừ Campuchia và Singapore.

Về mất đa dạng sinh học, các nước Indonesia, Lào, Malaysia, Philippines và Việt Nam lo ngại hơn các nước ASEAN còn lại.

Trong khi đó, các nước lo ngại về tình trạng mực nước biển dâng ở nhiều mức khác nhau.

Chỉ có 20% hoặc dưới 20% những người được hỏi ở các nước Campuchia, Myanmar và Lào (không giáp biển) bày tỏ lo ngại về vấn đề này.

Trong khi đó, một tỷ lệ cao hơn những người được hỏi từ các quốc gia ven biển như Indonesia, Philippines, Singapore và Việt Nam cảm thấy điều này là nghiêm trọng.

Cũng theo báo cáo khảo sát, ngoài các tác động hàng đầu nói trên, người dân Đông Nam Á cũng đặc biệt lo ngại về tình trạng hạn hán, các đợt nắng nóng và sạt lở đất do mưa lớn kéo dài.

Họ cũng lo ngại rằng ASEAN chưa phải tổ chức khu vực hiệu quả trong việc đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu. Chỉ có 31,3% số người được hỏi nhất trí rằng ASEAN đã đối phó hiệu quả.

Nhận xét về kết quả khảo sát, ông Choi Shing Kwok, Giám đốc ISEAS- Yusof Ishak, cho rằng cuộc khảo sát này cung cấp nhận thức của khu vực về tình trạng biến đổi khí hậu mà các nhà hoạch định chính sách cần biết và trên cơ sở đó có hành động phù hợp.

Kết quả cho thấy trong khi các cuộc tranh luận có thể vẫn diễn ra ở đâu đó, người dân Đông Nam Á đã nhận thức rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu là do con người đã và đang tác động tới cuộc sống của họ.

Cuộc khảo sát nói trên lần đầu tiên được thực hiện nhằm cung cấp những hiểu biết về quan điểm của người dân trong khu vực về biến đổi khí hậu với sự tham gia của hơn 500 người từ ngày 3/8-18/9.

Lê Dương

Theo Vietnam+/ TTXVN

 

Link nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nhung-tac-dong-lo-ngai-nhat-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-dong-nam-a/682730.vnp

The post Những tác động lo ngại nhất của biến đổi khí hậu đối với Đông Nam Á appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đứng ngẫm ở ngã ba Đông Dương – Hoài vọng một tiếng gà trưa https://24hsongxanh.vn/dung-ngam-o-nga-ba-dong-duong-hoai-vong-mot-tieng-ga-trua/ Fri, 25 Sep 2020 07:42:19 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=47678 nga-ba-dong-duong

Từ nhỏ tôi đã được nghe những câu chuyện kể như thể là giai thoại, khi nước Việt mình có cái ngã ba độc đáo gọi là ngã ba Đông Dương. Đây là nơi tiếp giáp biên giới của ba nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương: Việt Nam – Lào- Campuchia. Đây cũng […]

The post Đứng ngẫm ở ngã ba Đông Dương – Hoài vọng một tiếng gà trưa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nga-ba-dong-duong

Từ nhỏ tôi đã được nghe những câu chuyện kể như thể là giai thoại, khi nước Việt mình có cái ngã ba độc đáo gọi là ngã ba Đông Dương. Đây là nơi tiếp giáp biên giới của ba nước láng giềng trên bán đảo Đông Dương: Việt Nam – Lào- Campuchia.

Đây cũng là nơi được truyền tụng xưa nay, rằng khi con gà cất tiếng gáy, cả ba nước đều nghe. Chi tiết thú vị ấy càng góp thêm sự hấp dẫn cho tôi cũng như nhiều du khách tìm đến miền biên ải xa xôi này, bất chấp cái nắng cháy da rải suốt chặng đường dài.

nga-ba-dong-duong

Một vòng đến ngã ba biên giới

Ngã ba biên giới, hay còn gọi là ngã ba tam biên, cách thành phố Kon Tum chừng 70 cây số. Từ thành phố Kon Tum, đi huyện Ngọc Hồi theo hướng quốc lộ 40, đến thị trấn Plei Kần, vẫn đi theo quốc lộ 40 về phía biên giới đến cửa khẩu Bờ Y. Ngay khi đến ngã ba trước trạm thu phí cũ, có bảng chỉ hai hướng đi, một qua Lào và một qua Campuchia, bạn đi hướng nào cũng được, yên tâm là không xộc thẳng vào nước láng giềng đâu, vì rẽ trái hay phải rồi đường đi sẽ thành một vòng tròn đến “cột mốc ba biên”.

Tôi muốn đi giáp vòng nên rẽ trái, qua hướng Campuchia theo quốc lộ 40 mỗi lúc một nhỏ dần như đường làng. Đây là con đường ít ai chọn vì đi lại cực cho tay lái hơn. Khi quốc lộ 40 kết thúc cũng là lúc con đường xuyên rừng hiện ra những con dốc cao thử thách tay lái, lắm lúc lại đổ dốc như muốn thử thách liên khả năng cầm lái và thắng xe của mình. Vượt thêm một con suối ngập nước chắn ngang đường như thử thách lần nữa tay lái lụa, rồi cứ men theo đường tuần tra biên giới ấy, thì sẽ tới. Dọc đường đi, thi thoảng có khá nhiều chim rừng màu sắc lạ mắt bay qua hay hót vang khiến đường đi thêm hấp dẫn và là phần thưởng cho kẻ thích phiêu lưu vì đã chọn con đường mà tay không lúc nào rảnh ra để có thể chụp hình. Khi từ cột mốc về, tôi rẽ trái đi tiếp một vòng ra tận chốt đường biên ở cửa khẩu Bờ Y để về lại Kon Tum, thành một vòng tròn khép kín đủ cho mình trải nghiệm đường rừng, đường tuần tra biên giới giữa cái nắng đại ngàn như muốn thử thách sức khỏe người từ đô thị.

nga-ba-dong-duong
Ngã ba Đông Dương

Cột mốc hiếm gặp và ý nghĩa

Thường thì các cột mốc biên giới đều chỉ có hai mặt, nhưng cột mốc nơi đây đặc biệt hơn. Nó có ba mặt, mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn quốc huy, năm cắm mốc, tên quốc gia. Cột mốc ngã ba Đông Dương nặng 900 kg, làm bằng đá hoa cương hình trụ tam giác, cao 2 mét, được dựng trên đỉnh núi cao 1086 mét so với mực nước biển.

Quanh cột mốc là vòng tròn được lát đá tỏa ra ba hướng ứng với đường biên của ba nước. Từ ngã ba Đông Dương đi chênh chếch về hướng Tây Nam thì sang tỉnh Ratanakiri – Campuchia, thẳng hướng Tây thì sang tỉnh Attapeu – Lào, mỗi hướng chừng trên dưới 7, 8 cây số là đến đường ranh biên giới.

Đây là cột mốc thứ hai cùng ghi danh cả ba quốc gia được cắm trên mảnh đất Việt Nam. Cột mốc thứ nhất được xây dựng ở A Pa Chải (Điện Biên), là ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Trung Quốc.

nga-ba-dong-duong

Cột mốc này khởi công xây dựng hơn một năm hai tháng thì hoàn thành vào đầu năm 2009, và từ đó, nó trở thành điểm đến mới ở vùng biên ải được khá nhiều người tìm tới. Không hẳn là vì cảnh đẹp ở đây, bởi Kon Tum còn rất nhiều điểm đến đẹp hơn nhiều, mà chủ yếu vì sự thú vị của đường biên và câu chuyện dân gian lưu truyền về tiếng gà.

Tìm một tiếng gà trưa…

Miền biên giới núi đồi trùng điệp, thưa vắng người và cư dân thường gặp là dân đi rừng, các chiến sĩ biên phòng và thi thoảng là dân du lịch bụi từ xa đến. Đường tuần tra biên giới lấp ló dưới những bụi lau cao quá đầu người.

Cột mốc nằm trên đỉnh đồi cao, giữa bao nhiêu là đồi núi nhấp nhô chập chùng gần xa của vùng này. Để lên đến nơi tôi phải leo qua hơn một trăm bậc thang nữa.

Tôi có ý lùng sục, đi cho hết ba lối tam cấp từ hướng ba nước lên cột mốc mà hết hai lối là phủ đầy lau lách, có ý rình đợi để thấy được một bóng con gà rừng nào đó. Tiếc là tôi không tìm được con gà rừng nào! Nên chẳng thể nghe được tiếng gà trưa gáy khan bên đồi núi như giai thoại.

nga-ba-dong-duong

nga-ba-dong-duong
Nhiều bạn trẻ đến tham quan cột mốc biên giới Việt Nam – Campuchia – Lào

Có lẽ chúng chỉ còn là quá vãng? Có lẽ bầy gà rừng cũng đã trốn đâu mất rồi khi đồi núi chập chùng bây giờ thiếu bóng cây xanh vì bị chặt hạ quá nhiều? Có lẽ đó là một cách nói tượng thanh tượng hình, nhưng cũng có thể chúng trốn nắng ngủ trưa hay chạy đâu mất khi nghe tiếng chân người? Có lẽ tôi không gặp may. Nhưng tôi cũng đã cho phép mình được rồ một tí như thời mới lớn, tự hét lên một tiếng thật to giữa núi đồi thanh vắng, để về khoe với bạn bè rằng mình đã hét một cách khoái trá cho cả 3 nước nghe!

Ai có may mắn đến nơi này đều bâng khuâng khôn tả khi nghe được những chú gà trống của ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia cùng cất tiếng gáy đón chào bình minh… Là cán bộ quân sự, không riêng gì tôi, mà ai cũng phải lưu tâm về vị thế chiến lược của vùng đất ấy. Và thực tế, khu vực ba biên giới từ lâu đã trở thành căn cứ chiến lược chung của các chiến trường Nam Đông Dương”. Trong hồi ký Trọn một con đường, trung tướng Đồng Sĩ Nguyên đã viết như thế.

Cột mốc nằm trên đỉnh đồi luôn lộng gió. Tôi níu bạn đồng hành ở lâu hơn một chút. Bạn hỏi tôi vẫn muốn tìm nghe cho được tiếng gà trưa chăng? Tôi lắc đầu.

Đứng ở nơi đỉnh núi ngã ba Đông Dương, tôi tha hồ phóng tầm mắt ngắm 360 độ toàn bộ cảnh sắc miền biên ải. Những dải đất biên cương luôn khiến cho tôi nhiều cảm xúc, huống hồ là được nhìn vùng đất biên cương của các nước bạn bè trong màu nắng thanh bình. Đặt chân lên cột mốc biên giới thiêng liêng của Tổ quốc, nơi giao nhau của ba nước láng giềng anh em, thấy thú vị mà thân quen của một người từng qua lại các nước Lào, Campuchia bằng đường bộ khá nhiều lần. Cảm giác gần gũi như sang nhà bạn bè hàng xóm chơi chứ không như ở một vài miền biên ải khác, khi cũng là vùng phên dậu của đất nước, nhưng lại cho tôi nhiều cảm xúc lẫn lộn và ít bình yên hơn!

Niềm tiếc nuối trên đỉnh đồi

Tiếng là đứng giữa núi rừng của dãy Trường Sơn nhưng tìm bóng cây khó quá. Quanh cột mốc có khá nhiều cây con do nhiều lãnh đạo, quan chức của tỉnh Kon Tum và các nước bạn trồng. Hy vọng vài năm nữa quay lại nơi này sẽ rợp bóng cây. Nhưng nó cũng không thể làm thay đổi cục diện mảng xanh nơi này!

Cột mốc ngã ba biên giới chang chang nắng đã đành, hàng trăm bậc tam cấp dẫn lên cột mốc chang chang nắng cũng đành, con đường tuần tra biên giới dẫn lên cột mốc cũng chang chang nắng. Chung quanh là trùng điệp núi đồi. Mà màu xanh không dày và thẳm nữa. Nhiều ngọn núi, đỉnh đồi đã bị san gốc, trơ trọi. Thậm chí có nơi còn vương vãi hàng loạt cây ngã đổ theo triền núi, những cây rừng còn sót mọc lẻ loi như thể đang co cụm lại đầy sợ hãi trước sự tấn công của con người.

Rừng đã và đang bị mất đi vẫn là một thực tế không hay lâu nay ở Tây Nguyên, mà cả khu vực biên giới xa xôi hẻo lánh này cũng không ngoại lệ. Đã có khá nhiều nỗ lực trồng rừng nhưng xem ra không thể kịp “tốc độ trọc” của rừng của núi.

Câu nói của một thanh niên người địa phương này nói khiến tôi không thể không chạnh lòng: “Ở đây, anh cứ ngắm chỗ nào còn rừng xanh mướt, đầy cây rừng nguyên sinh là của Lào. Khu nào mà núi đồi trơ trọc như dọn dẹp hết làm rẫy, còn lại vài cây cao lẻ bóng chơ vơ, là bên Việt Nam”.

Bài & ảnh: L.M.Hạ

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Đứng ngẫm ở ngã ba Đông Dương – Hoài vọng một tiếng gà trưa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lào tính xây đập trên sông Mekong, chuyên gia nói gì? https://24hsongxanh.vn/lao-tinh-xay-dap-tren-song-mekong-chuyen-gia-noi-gi/ Mon, 18 May 2020 03:02:13 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=37783

Các chuyên gia quốc tế phân tích rằng việc Lào xúc tiến dự án xây đập thủy điện thứ 6 trên dòng chính sông Mekong là không cần thiết. Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), chính phủ Lào đang tiến hành quá trình tham vấn trước cho đập thủy điện Sanakham, dự án đề xuất […]

The post Lào tính xây đập trên sông Mekong, chuyên gia nói gì? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Các chuyên gia quốc tế phân tích rằng việc Lào xúc tiến dự án xây đập thủy điện thứ 6 trên dòng chính sông Mekong là không cần thiết.

Thiết kế đập Sanakham trên dòng chính sông Mekong tại Lào. MRC

Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), chính phủ Lào đang tiến hành quá trình tham vấn trước cho đập thủy điện Sanakham, dự án đề xuất thứ 6 trong kế hoạch xây 11 con đập trên dòng chính sông Mekong tại nước này. Dự án dự kiến khởi công ngay trong năm nay và đi vào vận hành năm 2028, chủ yếu bán điện sang Thái Lan. Theo thiết kế, dự án có vốn đầu tư 2,073 tỉ USD này dài 350 m, cao 58 m, có 12 tổ máy hoạt động quanh năm với tổng công suất 684 MW, được xây tại huyện Sanakham thuộc tỉnh Vientiane.

Thiệt hại quá lớn

Trả lời Thanh Niên, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Tổ chức Sông ngòi thế giới (International Rivers) Gary Lee cho biết đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam đã và đang hứng chịu tác động kép từ biến đổi khí hậu và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, làm cản trở dòng chảy và các chất trầm tích quan trọng cho nền kinh tế đồng bằng và đời sống người dân. Nếu được xây dựng, đập Sanakham sẽ làm trầm trọng thêm các tác động môi trường, xã hội của các đập thủy điện hiện có. “Nghiên cứu của hội đồng MRC tái khẳng định tác động kết hợp của đập Sanakham và các đập khác đang hoạt động hoặc trong quy hoạch sẽ đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái, kinh tế, an ninh lương thực ở lưu vực sông Mekong, với những gia đình nghèo hơn sẽ chịu tác động lớn nhất”, ông chỉ rõ.

Sông Mekong đoạn chảy qua Lào.

Mặt khác, ông Lee cho rằng không nên xây đập Sanakham vì Thái Lan không cần mua thêm điện. Cùng với tác động kinh tế từ đại dịch Covid-19, Bộ Năng lượng Thái Lan tháng trước dự báo hệ số dự phòng cho năm 2020 có thể lên đến 40%, tương đương 18.000 MW. “Công suất này tương đương 25 con đập Sanakham. Rõ ràng điện năng từ đập Sanakham là không cần thiết. Thiệt hại là quá lớn nếu tiếp tục với một dự án không cần thiết và có nhiều tác động như đập Sanakham”, ông nhấn mạnh.

4 nước chịu ảnh hưởng

Về tác động đối với dòng chảy và môi trường, ông Marc Goichot, Trưởng chương trình nước ngọt châu Á – Thái Bình Dương của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (WWF), cho rằng 2 yếu tố gây quan ngại và có tác động lâu dài nhất từ dự án đập thủy điện Sanakham là sự di cư của các loài thủy sản và các chất trầm tích. “Một số người nói rằng hệ thống đập thủy điện của Trung Quốc và đập Xayaburi (Lào) hiện đang vận hành, việc thêm một con đập nữa cũng chỉ có tác động nhỏ. Tôi cho rằng ngược lại vì các tuyến di cư của thủy sản đã bị thay đổi lớn và chỉ chưa đến 1/4 các chất trầm tích chảy xuống hạ du và ra biển nên từng con cá, từng tấn cát giờ đây mang yếu tố sống còn đối với ĐBSCL và cư dân tại đây”, ông chia sẻ nhận định với Thanh Niên.

Đập Xayaburi nằm trong quy hoạch 11 đập trên dòng chính sông Mê Kông tại Lào. ẢNH: AFP

Theo chuyên gia này, khoa học chứng minh rõ rằng ĐBSCL đang sụt lún và thu hẹp nhanh chóng khiến hàng triệu người phải hứng chịu hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt. Thêm một con đập ở Sanakham sẽ khiến tình hình thêm nghiêm trọng, bên cạnh việc gia tăng sạt lở ven sông tại 4 nước hạ nguồn là Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. “Công tác giảm bớt tác động xã hội và môi trường sẽ tốn kém hơn so với tiền bán điện. Vậy tại sao lại đầu tư dự án khi chúng ta đã có đủ đập thủy điện ở khu vực Mekong nhằm ổn định lưới điện các nước”, ông nhấn mạnh.

Ngày 20/10/2010, MRC bắt đầu tiến trình tham vấn về dự án thủy điện Xayaburi. Đến cuối năm 2010, Lào bắt đầu xây dựng dự án Xayaburi dù đến ngày 22/4/2011 mới kết thúc tham vấn. Đến tháng 7/2012, Việt Nam và Campuchia đề nghị dừng xây dựng dự án để chờ nghiên cứu thêm. Quốc hội Lào phê duyệt dự án vào tháng 12/2012 và đập chính thức hoạt động vào ngày 29/10/2019.

Về dự án Don Sahong, MRC bắt đầu tiến trình tham vấn dự án vào ngày 25/12/2014. Quá trình tham vấn kết thúc vào ngày 24/1/2015. Mặc dù có yêu cầu cần nghiên cứu thêm nhưng các bên không đạt thỏa thuận. Dự án bắt đầu xây dựng vào tháng 1/2016 và bắt đầu tích nước để phát điện từ tháng 5/2019.

MRC bắt đầu tiến trình tham vấn đối với Pak Beng vào ngày 20/12/2016, dự án Pak Lay vào ngày 8.8.2018 và dự án Luang Prabang vào ngày 8/10/2019.

Nguồn: MRC

Khánh An

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/the-gioi/lao-tinh-xay-dap-tren-song-me-kong-chuyen-gia-noi-gi-1224220.html

The post Lào tính xây đập trên sông Mekong, chuyên gia nói gì? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đập Trung Quốc “giữ lượng nước lớn khi sông Mekong hạn hán nặng” https://24hsongxanh.vn/dap-trung-quoc-giu-luong-nuoc-lon-khi-song-mekong-han-han-nang/ Wed, 15 Apr 2020 02:56:36 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=35157

Hệ thống đập của Trung Quốc trên sông Mekong đã giữ một lượng nước lớn khiến cho lưu vực chịu hạn hán nặng vào năm ngoái, dù mực nước ở thượng nguồn cao hơn trung bình. Eyes on Earth Inc, một công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước, đã công bố nghiên […]

The post Đập Trung Quốc “giữ lượng nước lớn khi sông Mekong hạn hán nặng” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Hệ thống đập của Trung Quốc trên sông Mekong đã giữ một lượng nước lớn khiến cho lưu vực chịu hạn hán nặng vào năm ngoái, dù mực nước ở thượng nguồn cao hơn trung bình.

Eyes on Earth Inc, một công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn về nước, đã công bố nghiên cứu do chính phủ Mỹ tài trợ, có thể làm phức tạp thêm cuộc thảo luận khó khăn giữa Trung Quốc và các nước sông Mekong về cách quản lý dòng sông vốn là sinh kế của 60 triệu người, chảy qua các nước Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Nghiên cứu của công ty này cho thấy hệ thống đập nước của Trung Quốc ở thượng lưu sông Mekong đã giữ lại một lượng nước lớn, gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng ở khu vực hạ lưu, dù mực nước ở thượng nguồn cao hơn trung bình hàng năm.

Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã phản bác nghiên cứu, nói rằng lượng mưa thấp trong đợt gió mùa năm ngoái khiến lượng nước giảm chứ không phải do hệ thống đập của họ.

Năm 2019, vùng hạ lưu sông Mekong đã ghi nhận đợt hạn hán kỷ lục trong vòng 50 năm. Ảnh: AFP.

Trong đợt hạn hán năm ngoái, đã chứng kiến mực nước hạ lưu sông Mekong ở mức thấp nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, gây thiệt hại nặng cho nông dân và ngư dân các nước Đông Nam Á vốn sống dựa vào nguồn nước của dòng sông này, Reuters cho biết.

Nếu Trung Quốc nói rằng họ không góp phần vào đợt hạn hán năm ngoái, dữ liệu nghiên cứu đã không hỗ trợ cho tuyên bố đó”, Alan Basist, nhà khí tượng học, chủ tịch Eyes on Earth Inc nói, người đã thực hiện nghiên cứu với sự tài trợ của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phép đo vệ tinh dựa trên độ ẩm trên bề mặt đất liền ở tỉnh Vân Nam, đến thượng nguồn sông Mekong ở khu vực Tây Tạng, cho thấy, trong năm 2019, khu vực này có mưa và tuyết với lượng cao hơn trung bình trong mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10/2019.

Nhưng mực nước ở hạ lưu vào năm ngoái tính từ biên giới giữa Trung Quốc với Thái Lan và Lào có lúc thấp hơn tới 3m so với mức cần thiết, nhóm nghiên cứu cho biết.

Điều đó cho thấy Trung Quốc đã không cho nước chảy về hạ lựu trong mùa mưa. Hạn chế nước từ Trung Quốc đã tác động nghiêm trọng đến hạn hán ở khu vực hạ lưu”, ông Basist nói.

Trung Quốc giữ 47 tỷ m3 nước

Tác động tiêu cực của 11 đập do Trung Quốc xây dựng ở thượng nguồn sông Mekong đã được tranh luận từ lâu, nhưng dữ liệu vẫn còn khan hiếm, vì Trung Quốc không công bố hồ sơ chi tiết về lượng nước trong mỗi hồ chứa do đập tạo ra.

Eyes on Earth Inc cho biết hệ thống đập đang tích trữ hơn 47 tỷ m3 nước. Trung Quốc không có hiệp ước chính thức với các nước khu vực hạ lưu sông Mekong, nhưng hứa sẽ hợp tác quản lý dòng sông, cũng như điều tra nguyên nhân của đợt hạn hán kỷ lục vào năm ngoái.

Tuy vậy, Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc, rằng Bắc Kinh đang kiểm soát dòng sông. Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đổ lỗi cho Trung Quốc trong việc gây ra hạn hán ở hạ lưu sông Mekong.

Lưu lượng nước thay đổi từ năm 2012

Nhóm nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh được chụp bằng công nghệ cảm biến vi sóng âm đặc biệt để phát hiện nước trên bề mặt từ mưa và tuyết trên lưu vực sông Mekong đoạn chảy qua Trung Quốc từ năm 1992 – 2019.

Sau đó họ so sánh với dữ liệu mực nước sông Mekong tại trạm thủy văn Chiang Saen của Thái Lan, trạm gần nhất với Trung Quốc, để tạo ra mô hình dự đoán về mức độ tự nhiên của dòng sông với lượng mưa và tuyết nhất định.

Đập thủy điện Đại Triều Sơn được xây dựng trên sông Mekong đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Trong những năm đầu của dữ liệu từ năm 1992, lưu lượng nước hàng năm không có nhiều thay đổi. Nhưng kể từ năm 2012, khi các đập thủy điện lớn được Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong, mô hình và mực nước bắt đầu thay đổi.

Điều này trùng hợp với quá trình tích nước trong mùa mưa và xả nước vào mùa khô của các hồ chứa ở Trung Quốc. “Sự khác biệt rõ rệt diễn ra vào năm 2019”, ông Basist nói.

Nghiên cứu chỉ tập trung vào lượng nước chảy ra từ Trung Quốc và không tính xa hơn về hạ lưu, nơi Lào đã xây dựng 2 đập thủy điện mới trên sông Mekong vào cuối năm 2019.

Trung Quốc đã bác bỏ những phát hiện này. “Những giải thích về việc xây đập của Trung Quốc trên sông Lan Thương (tên gọi sông Mekong đoạn chảy qua Trung Quốc) đang gây ra hạn hán ở hạ lưu là không hợp lý”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói trong một tuyên bố với Reuters.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng tỉnh Vân Nam đã ghi nhận đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm ngoái và khối lượng nước tại các hồ chứa trên sông Mekong đã giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử. Trung Quốc tiếp tục làm việc hết sức mình để đảm bảo khối lượng xả hợp lý cho các nước ở hạ lưu.

Khẳng định của Trung Quốc không phù hợp với dữ liệu từ nhóm nghiên cứu. Một trong hai bên ở Bắc Kinh đang nói dối, hoặc những người điều hành các đập nước đã nói dối. Ở đâu đó, một người nào đó không nói sự thật”, Brian Eyler, giám đốc chương trình khu vực Đông Nam Á, Trung tâm Stimson, có trụ sở ở Washington nói.

Trung Hiếu

Theo Zing.vn

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/dap-trung-quoc-giu-luong-nuoc-lon-khi-song-mekong-han-han-nang-post1072638.html

The post Đập Trung Quốc “giữ lượng nước lớn khi sông Mekong hạn hán nặng” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hạ lưu sông Mekong có thể hạn hán nghiêm trọng cuối năm nay https://24hsongxanh.vn/ha-luu-song-mekong-co-han-han-nghiem-trong-cuoi-nam-nay/ Tue, 19 Nov 2019 10:44:21 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=21396 Cảnh khô hạn tại đoạn sông Mekong qua tỉnh Chiang Rai, phía bắc Thái Lan vào ngày 21/7. Ảnh: Bangkok Post.

Hạn hán nghiêm trọng đến cực đoan có thể xảy ra tại hạ lưu sông Mekong từ nay tới tháng 1/2020. Thái Lan, Campuchia có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, theo Ủy hội sông Mekong. “Năm nay, điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài có thể tác động tiêu cực tới sản […]

The post Hạ lưu sông Mekong có thể hạn hán nghiêm trọng cuối năm nay appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cảnh khô hạn tại đoạn sông Mekong qua tỉnh Chiang Rai, phía bắc Thái Lan vào ngày 21/7. Ảnh: Bangkok Post.

Hạn hán nghiêm trọng đến cực đoan có thể xảy ra tại hạ lưu sông Mekong từ nay tới tháng 1/2020. Thái Lan, Campuchia có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, theo Ủy hội sông Mekong.

“Năm nay, điều kiện thời tiết khô hạn kéo dài có thể tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp và mùa vụ. Nếu hạn hán tiếp tục, tình trạng thiếu nước tiêu dùng có thể xảy ra”, theo tiến sĩ Lâm Hùng Sơn, giám đốc Trung tâm Quản lý Lũ lụt và Hạn hán Khu vực của ban thư ký Ủy hội sông Mekong.

Ủy hội sông Mekong là cơ quan liên chính phủ thúc đẩy, điều phối việc quản lý tài nguyên nước trên sông Mekong một cách bền vững. Thành viên của tổ chức này bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia.

Cảnh khô hạn tại đoạn sông Mekong qua tỉnh Chiang Rai, phía bắc Thái Lan vào ngày 21/7. Ảnh: Bangkok Post.
Cảnh khô hạn tại đoạn sông Mekong qua tỉnh Chiang Rai, phía Bắc Thái Lan vào ngày 21/7. Ảnh: Bangkok Post.

Nguyên nhân được cho là lượng mưa thấp trong mùa mưa, do mưa gió mùa bắt đầu muộn và kết thúc sớm, và do hiện tượng El Nino làm nhiệt độ cao bất thường, nước bốc hơn với lượng lớn.

Hạn hán dự kiến xấu đi từ cuối tháng 11, sang tháng 12, đến đầu tháng 1/2020. Hầu hết lưu vực sông Mekong “đều có ít hoặc không có mưa”, theo thông cáo ngày 19/11 của Ủy hội sông Mekong.

Tuy nhiên, điều kiện được dự báo sẽ dần tốt lên từ tuần thứ hai của tháng 1, khi dự kiến tình hình mưa sẽ được cải thiện hơn một chút”, thông cáo viết.

Trong năm nay, mức nước sông Mekong đã xuống thấp nhất trong gần 60 năm qua. Hầu hết lưu vực đã ghi nhận lượng dòng chảy “cực kỳ thấp” kể từ tháng 6.

Trọng Thuấn

Theo Zing.vn

 

Link nguồn: https://news.zing.vn/ha-luu-song-mekong-co-the-han-han-nghiem-trong-cuoi-nam-nay-post1014988.html

The post Hạ lưu sông Mekong có thể hạn hán nghiêm trọng cuối năm nay appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ĐBSCL “lâm nguy” vì thủy điện https://24hsongxanh.vn/dbscl-lam-nguy-vi-thuy-dien/ Sat, 12 Oct 2019 00:41:38 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=16822 Đập thủy điện chặn lại phù sa, cát là một trong những nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL Ảnh: Đình Tuyển

Nếu dự án thủy điện Luang Prabang của Lào được thông qua, vùng ĐBSCL sẽ sớm suy thoái, tan rã và “chìm” nhanh hơn tốc độ đã được dự báo. Nếu dự án thủy điện Luang Prabang của Lào được thông qua, vùng ĐBSCL sẽ sớm suy thoái, tan rã và “chìm” nhanh hơn tốc độ đã được dự báo. […]

The post ĐBSCL “lâm nguy” vì thủy điện appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đập thủy điện chặn lại phù sa, cát là một trong những nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL Ảnh: Đình Tuyển

Nếu dự án thủy điện Luang Prabang của Lào được thông qua, vùng ĐBSCL sẽ sớm suy thoái, tan rã và “chìm” nhanh hơn tốc độ đã được dự báo.

Đập thủy điện chặn lại phù sa, cát là một trong những nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL Ảnh: Đình Tuyển
Đập thủy điện chặn lại phù sa, cát là một trong những nguyên nhân gây sạt lở nghiêm trọng ở ĐBSCL. Ảnh: Đình Tuyển

Nếu dự án thủy điện Luang Prabang của Lào được thông qua, vùng ĐBSCL sẽ sớm suy thoái, tan rã và “chìm” nhanh hơn tốc độ đã được dự báo.

Sau khi chính phủ Lào chính thức báo cáo về kế hoạch xây dựng đập thủy điện mới ở Luang Prabang trên sông Mê Kông, Ủy hội Sông Mê Kông (MRC) đã lập tức thông báo cho các quốc gia thành viên khác gồm Campuchia, Thái Lan và VN để chuẩn bị cho quá trình tham vấn kéo dài tối thiểu 6 tháng.

Thời gian tham vấn bắt đầu từ ngày 8/10. Trong giai đoạn này, các thành viên của MRC có thể xem xét dự án, đánh giá các vấn đề xuyên biên giới và đề xuất thay đổi.

Tình trạng khô hạn khu vực sông Mê Kông sẽ tồi tệ hơn khi các đập thủy điện trữ nước để vận hành Ảnh: Hoàng Thiện
Tình trạng khô hạn khu vực sông Mê Kông sẽ tồi tệ hơn khi các đập thủy điện trữ nước để vận hành. Ảnh: Hoàng Thiện

“Cục pin” hút hết năng lượng sông Mê Kông

Kết quả nghiên cứu năm 2018 của Ủy hội Sông Mê Kông cho biết, có đến 97% trầm tích sẽ bị giữ lại nếu các con đập trên dòng chính và các chi lưu của con sông này được xây dựng. Đây là nguyên nhân khách quan, nhưng không kém phần quan trọng làm cho ĐBSCL đang dần “biến mất”.

Thủy điện Luang Prabang được coi là một phần trong kế hoạch của Lào để trở thành “cục pin của Đông Nam Á” nhằm cải thiện kinh tế. Dự án này vốn được khởi động từ năm 2007 với sự tham gia góp vốn đầu tư của Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power). Ước tính vốn đầu tư xây dựng cơ bản ban đầu của dự án vào khoảng 2 tỉ USD, dự kiến hoạt động thương mại năm 2014.

Tuy nhiên, dự án khi đó vấp phải sự phản đối từ rất nhiều tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ do lo ngại về tác động đối với môi trường. Cùng với cơ chế tính giá bán điện cho nhà máy này còn chưa rõ ràng, kế hoạch xây dựng thủy điện Luang Prabang đã bị trì hoãn.

Không từ bỏ ý định, giữa tháng 2/2019, đoàn công tác của Bộ Năng lượng và Mỏ nước của Lào đã làm việc với PV Power bàn bạc, thảo luận các vấn đề liên quan để khởi động lại dự án thủy điện Luang Prabang. Đến tháng 6/2019, PV Power đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp để xây dựng cơ chế chính sách đầu tư dự án thủy điện Luang Prabang. Sau đó, chính phủ Lào đã chính thức báo cáo về kế hoạch xây dựng đập thủy điện mới ở Luang Prabang với Ủy ban Sông Mê Kông để chuẩn bị cho quá trình tham vấn.

Ngay lập tức, Liên minh Cứu sông Mê Kông đã kêu gọi hủy bỏ dự án này vì cho rằng đập thủy điện có thể gây thiệt hại to lớn cho dòng sông. Liên minh này nhận định, việc khởi xướng tham vấn trước cho đập Luang Prabang đã bỏ qua các bằng chứng khoa học về các tác động tiêu cực.

Người dân hạ nguồn ĐBSCL sẽ gặp nhiều rủi ro lũ lụt và hạn hán hơn khi các đập thủy điện được hoàn thành trên dòng chính sông Mê Kông Ảnh: Đình Tuyển
Người dân hạ nguồn ĐBSCL sẽ gặp nhiều rủi ro lũ lụt và hạn hán hơn khi các đập thủy điện được hoàn thành trên dòng chính sông Mê Kông. Ảnh: Đình Tuyển

Nếu được xây dựng, đập Luang Prabang, kết hợp với các đập Pak Beng, Xayaburi và Pak Lay hiện nay sẽ hoàn thành việc chuyển đổi sông Mê Kông ở toàn bộ vùng bắc Lào thành một chuỗi hồ nước theo bậc, dẫn đến thiệt hại lớn và không thể đảo ngược đối với sức khỏe, năng suất của dòng sông. Điều này có nghĩa là nhiều lợi ích kinh tế và xã hội mà dòng sông mang lại sẽ bị mất và dòng sông sẽ trở thành kênh nước để phát điện, chủ yếu mang lại lợi ích cho các công ty thủy điện.

Đồng tình, trong thông cáo báo chí mới phát đi ngày 10/10, Tổ chức Mạng lưới sông ngòi VN (VRN) khẳng định việc có thêm một đập thủy điện phía trên thượng nguồn sẽ tạo ra một cơn khát năng lượng trên dòng chính sông Mê Kông, đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sinh kế của hàng triệu người dân đang sống dựa vào con sông này.

ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nề nhất

Theo Tổ chức Sông ngòi quốc tế (International Rivers), Lào có kế hoạch cho 9 đập dọc theo dòng chính sông Mê Kông, trong khi Campuchia đã đề xuất thêm 2. Nếu những con đập đề xuất còn lại được xây dựng, sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tương lai của sông Mê Kông trong việc duy trì sự cân bằng sinh thái, sinh kế của cư dân lưu vực. Các đập thủy điện trên dòng chính Mê Kông có thể gây ra hậu quả tai hại về môi trường – đặc biệt là ở Tonle Sap (Biển Hồ), Campuchia, một ngư trường nước ngọt chính được điều tiết nước bởi sông Mê Kông.

Trong một vài thập niên gần đây, việc Trung Quốc xây dựng các đập thủy điện khiến lượng phù sa sụt giảm đã làm giảm đáng kể sự bù lún tự nhiên, làm cho quá trình sụt lún diễn ra nhanh hơn. Tình hình càng trở nên trầm trọng hơn khi nhiều con đập ở dòng chính sông Mê Kông trên đất Lào cũng đang được xây dựng và gấp rút hoàn thành.

Kết quả nghiên cứu năm 2018 của Ủy hội Sông Mê Kông cho biết, có đến 97% trầm tích sẽ bị giữ lại nếu các con đập trên dòng chính và các chi lưu của con sông này được xây dựng. Đây là nguyên nhân khách quan, nhưng không kém phần quan trọng làm cho ĐBSCL đang dần “biến mất”.

Một nghiên cứu của Đại học Utrecht (Hà Lan) mới đây còn dự báo hiện tượng sụt lún mặt đất, mất phù sa, nước biển dâng… sẽ khiến gần như toàn bộ ĐBSCL chìm dưới mặt nước biển vào năm 2100. Thêm một công trình thủy điện được xây dựng là thời gian cho ĐBSCL tồn tại sẽ càng bị rút ngắn.

Thực tế, tình trạng ĐBSCL đang bị kéo chìm ngày càng biểu hiện rõ, điển hình là trận ngập lịch sử hồi đầu tháng 10 vừa qua. Đợt triều dâng sáng 30/9, mực nước trên sông Hậu tại Cần Thơ đã lên đến mức 2,25m, tức là vượt kỷ lục 2,23m của năm 2018 và là mức triều cường cao nhất trong vài chục năm qua. Chưa bao giờ người dân TP.Cần Thơ chứng kiến cảnh ngập lụt trên diện rộng như vậy. Các đô thị khác ở vùng giữa của ĐBSCL như TP.Long Xuyên (An Giang), Vĩnh Long, Sóc Trăng, TP. Vị Thanh (Hậu Giang) cũng ngập trong triều. Không chỉ ngập lụt, những thay đổi từ mực nước sông Mê Kông đang tác động rất lớn đến đời sống của người dân vùng ĐBSCL.

Giữa tháng 7, khi Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế xác nhận rằng mực nước đầu mùa lũ tháng 6 – 7 năm nay trên dòng Mê Kông đang ở mức thấp nhất trong vòng 100 năm, thì cũng là lúc mực nước ở ĐBSCL rút xuống mức rất thấp so với cùng kỳ. Lũ không về, đồng ruộng cằn cỗi, sâu bệnh, chuột bùng phát; nắng hạn, xâm nhập mặn khốc liệt hơn.

Theo đánh giá của VRN, nguồn nước sông Mê Kông trong những năm gần đây đã có biến động bất lợi đặc biệt đối với vùng ĐBSCL. Đây chính là hậu quả của ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu và việc xây dựng những con đập trên dòng chính.

Dự án thủy điện Luang Prabang sẽ làm trầm trọng hơn những tác động môi trường mà ĐBSCL đang phải đối mặt. Trong đó, suy giảm trầm tích khiến cho đồng bằng không được kiến tạo, xâm nhập mặn diễn ra sớm hơn, mùa lũ về muộn, thiếu nước, người dân phải khai thác nước ngầm để sử dụng. Việc khai thác nước ngầm quá mức dẫn đến sụt lún, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đe dọa đến sinh kế, đẩy nhanh quá trình di cư và khiến cho toàn vùng trở nên suy thoái, tan rã trước cơn khát năng lượng trên dòng chính sông Mê Kông”, VRN nhấn mạnh.

Hậu quả nặng nề từ nguy cơ vỡ đập

Nhận xét về các đập thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông, Ths. Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Mê Kông, cho rằng tác động lớn nhất của thủy điện lên ĐBSCL là phù sa, cát bồi đắp cho khu vực này.

Theo Đánh giá môi trường chiến lược do Ủy hội Sông Mê Kông thực hiện năm 2009, lượng phù sa đã giảm từ 160 triệu tấn/năm hiện xuống còn 80 triệu tấn và dự báo không lâu nữa sẽ chỉ còn 42 triệu tấn, tức còn 25%. Bên cạnh đó, nguồn nước và sinh kế của người dân hạ nguồn cũng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Theo ông Thiện, khi nhìn tác hại của thủy điện Mê Kông với dòng chính sông Mê Kông thì không thể nhìn từng đập riêng rẽ mà phải nhìn tổng thể. Mặc dù đập thủy điện không làm thay đổi tổng lượng nước nhưng nó sẽ làm dòng chảy bị xáo trộn hoàn toàn. Dẫn kết quả nghiên cứu từ MRC, ông Thiện nhận xét, trong những năm khô hạn, các đập sẽ phải gia tăng tích nước để chạy tuabin và mỗi 1 đập có khả năng làm chậm quá trình nước chảy từ 1,5 – 18 ngày. Cụ thể, mỗi đập đều tích đủ chiều sâu mực nước là 22m, sau đó mới xả vận hành. Nghĩa là sau khi trữ đủ nước, đập thứ nhất xả vận hành, đập thứ hai chờ nước, đập thứ hai xả vận hành, đập thứ ba phải chờ… cứ nối tiếp như vậy qua một chuỗi đập, dòng chảy gần như bị đảo lộn hoàn toàn. Từ đây, vào những năm khô hạn, nước sẽ mất 1 – 2 tháng mới về tới ĐBSCL.

Ngược lại, những năm lũ lớn, nước quá nhiều, các đập phải xả lũ để đảm bảo an toàn. Điều này sẽ gây ra lũ chồng lũ. “Trường hợp tồi tệ là nếu xảy ra vỡ đập sẽ có nguy cơ gây vỡ đập dây chuyền và thảm họa cho người dân, trước hết là người dân Lào và sau đó là Campuchia, VN”, ông Thiện nói và cho biết thêm, các nhà khoa học trong khu vực đã từng cảnh báo đập thủy điện Xayaburi của Lào được xây dựng nằm trên đường đứt gãy chạy qua, một khu vực có rủi ro động đất không nhỏ.

Đình Tuyển – Hà Mai
Theo thanhnien.vn

The post ĐBSCL “lâm nguy” vì thủy điện appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Dậy sớm cùng Luang Prabang https://24hsongxanh.vn/day-som-cung-luang-prabang/ Mon, 23 Sep 2019 07:35:33 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=14745

Những ngày ở Luang Prabang (Lào) dù mệt cách mấy tôi cũng luôn cố dậy sớm, bởi mục đích lớn nhất khi đến cố đô này là muốn tận mắt chiêm ngưỡng cảnh các nhà sư đi khất thực khi bình minh ló dạng… Đây là một đặc trưng của Luang Prabang, là một trong […]

The post Dậy sớm cùng Luang Prabang appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Những ngày ở Luang Prabang (Lào) dù mệt cách mấy tôi cũng luôn cố dậy sớm, bởi mục đích lớn nhất khi đến cố đô này là muốn tận mắt chiêm ngưỡng cảnh các nhà sư đi khất thực khi bình minh ló dạng…

Đây là một đặc trưng của Luang Prabang, là một trong những điều thú vị, hấp dẫn nhất của cố đô, không chỉ với những người hành hương, tín đồ đạo Phật, mà cả với các du khách Âu – Mỹ.

Ra phố khi cố đô còn say ngủ

Người Lào đa phần đều ngủ sớm và thức dậy muộn, cố đô cũng không ngoại lệ. Buổi sớm cố đô vắng vẻ lắm, thi thoảng vài chiếc tut tut phành phạch tiếng máy xe chở hàng chạy qua, rồi tất cả lại im lìm chìm trong giấc ngủ say. Thức sớm lúc này, hầu như chỉ có những vị sư ở các ngôi chùa. Nhờ vậy mà tôi được nhìn hình ảnh thú vị khi các vị sư trẻ dậy sớm ngồi bên hàng hiên chùa, dưới ánh điện lờ mờ, người đang quét sân, kẻ đang tranh thủ học lại những bài kinh. Chùa Wat Xieng Thong nằm ngay trên ngọn đồi trông ra sông Mê Kông. Bậc tam cấp ở bến thuyền trước chùa trong ánh sáng chưa tỏ mặt người đã thấy nổi lên sắc vàng quen thuộc của những bậc tu hành. Các nhà sư xuống bến thuyền phía trước chùa để sửa soạn y, bát chỉnh tề chuẩn bị cho buổi khất thực đầu ngày.

Đến chừng 6h, các nhà sư bắt đầu hành trình khất thực của mình, nối nhau thành hàng vàng của màu áo cà sa dài tưởng như không dứt. Từng đoàn người đi dài trên những con phố chính, trước khi quẹo vào các con đường nhỏ và trở về chùa của mình. Trên hành trình của những bước chân trần đó, họ được chờ đón bởi những người cúng dường khất thực. Đó là người dân nơi này, cũng có thể là người Lào những vùng khác đến, hoặc những phật tử Phật giáo của cả hệ phái Nam tông, Bắc tông từ nhiều nơi trên thế giới đến – có cả người Á lẫn người Âu. Những chiếc váy Lào, khăn rằn quen thuộc vắt chéo cổ truyền bên cạnh những mái tóc vàng hoe mắt xanh đang lúng túng học nhìn chung quanh để làm sao có thể thực hiện đúng nhất việc bố thí như người bản địa. Tôi nhìn thấy một cô du khách người Âu lúng túng theo hỏi anh hướng dẫn làm sao cho phải phép khi dâng đồ bố thí, khi cô bị gãy một tay và đang phải đeo băng. Trừ những người già có thể được ngồi trên các ghế nhỏ và những chiếc ghế này cũng không được cao quá tầm các nhà sư, còn lại những người dâng đồ khất thực đều quỳ, ngồi trên đất.

Những đôi chân trần cho và nhận

Các nhà sư đi qua, thong  thả, tuần tự, những chiếc y bát – dụng cụ đựng đồ khất thực, có quai đeo được chìa ra để phật tử gửi vào đó với tất cả lòng kính trọng. Mọi thứ đều diễn ra trong lặng lẽ, yên bình như tất cả những sớm mai khác hàng trăm năm qua. Sự tĩnh lặng được giữ qua những bước chân nhẹ nhàng của các nhà sư, những đôi chân trần của chính những người đi cúng dường, bố thí. Họ, phần lớn là người già, đi chân trần từ nhà mình ra phố ngồi đợi, hoặc nếu có đi giày dép thì đến nơi ngồi bố thí, đều bỏ hết ra. Kẻ cho và người nhận đều chân trần. Hòa trong những hàng người khất thực ấy, có những đôi chân trần khác. Những đôi chân nhỏ lam lũ của bầy trẻ. Chúng ngồi hay quỳ, chắp tay thành tâm bên cạnh những cái giỏ mây tre to cũ kỹ. Từng bước chân trần của nhà sư đi qua chúng, khẽ dừng lại, có tiếng động nhẹ vang lên, có thể là gói bánh lá, cục xôi… rơi vào giỏ từ các chiếc y bát của nhà sư. Những đứa trẻ thiếu thốn chờ đồ bố thí của các nhà sư đang đi khất thực, vừa mới nhận từ tay các tín đồ.  Thường thì các sư đi khất thực chỉ lấy đồ ăn đủ dùng trong một ngày, những thức ăn nào cảm thấy dư sẽ được đem chia lại cho một số vị sư sãi khác trong chùa, để dâng cúng Phật và bố thí lại cho những kẻ thiếu thốn khác –  ở đây là những đứa trẻ đang khoanh đôi chân trần nhỏ đợi những bước chân trần của kẻ xuất gia. Những đôi chân trần của sự sẻ chia. Tôi lặng người nhìn để thấy từ đó những nét đẹp khác của cho và nhận – triết lý đơn giản trong đời sống mà không phải lúc nào mình cũng nhìn thấy rõ.

Nhà sư đi khất thực bạn có thể hay gặp ở các nước theo Phật giáo nguyên thủy, nhưng chỉ ở Luang Prabang mới thực sự gây ấn tượng mạnh với tôi, với những sớm mai đẹp như cổ tích vậy. Khi sớm mai chưa kịp rải nắng trên phố phường Luang Prabang, màu vàng, nâu đậm nhạt của sắc áo cà sa, màu xanh của cây lá hoa, màu xám ngái của những ngôi nhà cổ đã tạo nên một bức tranh sinh động và đẹp đẽ mà tôi hằng mong được thấy. Mà cũng từ khung cảnh này, nơi lưu giữ trọn vẹn việc khất thực của Phật giáo nguyên thủy khiến những hình ảnh này của cố đô nổi tiếng với cả thế giới. Nơi là di sản văn hóa thế giới từ 24 năm trước này luôn đông khách viếng thăm, luôn là nỗi háo hức tìm đến cho những người như tôi…

Những lưu ý dành cho du khách

Cả nước Lào, chỉ ở đây mới có thể thấy được các nhà sư đi khất thực từng đoàn đẹp như những câu chuyện kể thời đức Phật vậy. Có những quy định trong thời điểm các nhà sư đi khất thực đã được loan báo từ lâu, nhưng không phải du khách nào cũng để ý. Văn bản qui định của chính quyền thành phố này rất cụ thể về việc cúng dường. Chính quyền coi việc các nhà sư đi khất thực là một nét đẹp của thành phố. Vật cúng dường phải được mua từ chợ mang về, hoặc được chế biến tại nhà, nhất thiết không được vội vàng mua ở hàng quán ngay tại chỗ các nhà sư đi ngang. (Dù điều này thật khó thực thi đối với những du khách muốn trải nghiệm tại chỗ mà các gánh hàng rong thì luôn kề cận sẵn bên!)

Đồ bố thí bình thường thôi, là xôi – món ăn quen thuộc ưa thích của người Lào, bánh kẹo, trái cây… nói chung là các món ăn thường nhật ở Lào, cá biệt có người còn cúng dường cả tiền.

Du khách có thể chụp ảnh, nhưng không được để đèn flash hoặc chạy qua lại cắt ngang lối đi của nhà sư. Như vậy là không phải phép và thiếu tôn kính với người tu hành. Người ta không thể ngồi trên ô-tô buýt đuổi theo đoàn nhà sư mà chụp ảnh, chính vì thế chính quyền đã không cho phép ô-tô buýt hoạt động trong thành phố. Cũng như vậy, không ai được nhìn xuống các nhà sư từ một độ cao như ban công các tầng lầu…

Có lẽ du khách nào khi đọc qui định này cũng thầm cảm ơn chính quyền Luang Prabang. Nhờ vậy mà cố đô đã bảo tồn nguyên vẹn một tập tục tưởng đã thất truyền gần ba thiên niên kỷ.

Chỉ hơi âu lo, liệu là cố đô có giữ được cho mình vẻ đẹp này không, khi khách du lịch tìm đến ngày một nhiều, mang theo sự đông đúc, ồn ào và cả những phức tạp. Đặc biệt là du khách Trung Quốc. Mà điều này đâu chỉ là nỗi lo của mỗi Luang Prabang!

Luang Prabang nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển từng là cố đô của Vương quốc Lan Xang trong suốt khoảng thời gian từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 16. Vào năm 1995, nó được UNESCO xếp hạng Di sản Thế giới về kiến trúc, tôn giáo và văn hóa. Thành phố có sự pha trộn giữa kiến trúc nông thôn và thành thị trong nhiều thế kỷ, trong đó có ảnh hưởng bởi kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc vào thế kỷ 19 và thế kỷ 20.

Ngoài những điểm đến tôn giáo, Luang Prabang còn nổi tiếng với những kỳ quan thiên nhiên của mình. Thành phố nhỏ nhắn được bao quanh bởi các ngọn núi là điểm đến du lịch hàng đầu ở Lào. Những ai yêu thám hiểm chắc chắn sẽ không thể bỏ qua những thác nước, hang động, du thuyền qua sông Mê Kông và khám phá những ngọn núi xanh tươi xung quanh thành phố.

Cách thủ đô Vientiane hơn 340km, giao thông đến cố đô Luang Prabang khá thuận tiện. Bạn có thể đi xe tự lái, đi xe bus hoặc máy bay đến cố đô. Nếu đi xe tự lái, bạn đi đường cao tốc số 13 (highway 13), đến Vang Vieng thì nên dừng lại ở đây một đêm. Đây là thị trấn rất đẹp của Lào, sáng hôm sau hãy lên đường đến Luang Prabang. Google map khu vực này rất rõ ràng cho bạn tiện sử dụng.

Nếu đi bus, vé xe bus từ Vientiane tới Luang Prabang khoảng 120.000 – 180.000 kip một chiều tùy hãng. Bạn nên thử đi chuyến xe VIP Bus ở bến xe phía Bắc của Vientiane (cách trung tâm thủ đô 10km) lúc 19h và 20h hàng ngày. Giá vé khoảng 180.000 kip/lượt. (1 kip Lào tương đương khoảng 2,45 VNĐ)

Bạn cũng có thể liên hệ hãng xe Viettrans để mua vé xe bus. Hãng xe này một ngày có khá nhiều chuyến chạy từ Vientiane tới Luang Prabang và ngược lại.

Luang Prabang có sân bay quốc tế cùng tên. Chuyến bay từ Vientiane tới Luang Prabang chủ yếu của Lao Airlines và thỉnh thoảng có chuyến bay của Vietnam Airlines. Giá vé máy bay của Lao Airlines sẽ rẻ hơn Vietnam Airlines. Từ Vientiane tới Luang Prabang tùy vào thời điểm, rẻ nhất khoảng 100 kip, mà có khi lên tới 400 kip. Vé máy bay của Vietnam Airlines từ Hà Nội đến Luang Prabang có giá dao động khoảng trên dưới 5 triệu đồng/ vé.

 

Bài & ảnh: Lê Minh Hạ

Theo ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Dậy sớm cùng Luang Prabang appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ô nhiễm không khí và những thực tế đáng sợ https://24hsongxanh.vn/o-nhiem-khong-khi-va-nhung-thuc-te-dang/ Thu, 04 Jul 2019 05:05:18 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=6902 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, không ai có thể an toàn trước ô nhiễm không khí. Cứ 10 người thì có 9 người trên hành tinh đang hít thở bầu không khí bị ô nhiễm. Điều này dẫn tới cuộc khủng hoảng sức khỏe trên toàn cầu, vốn đã khiến 7 triệu người chết mỗi năm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng sức khỏe trên toàn cầu và khiến 7 triệu người chết mỗi năm. Hoàng Phạm biên dịch Theo VOV/Reuters

The post Ô nhiễm không khí và những thực tế đáng sợ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, không ai có thể an toàn trước ô nhiễm không khí. Cứ 10 người thì có 9 người trên hành tinh đang hít thở bầu không khí bị ô nhiễm. Điều này dẫn tới cuộc khủng hoảng sức khỏe trên toàn cầu, vốn đã khiến 7 triệu người chết mỗi năm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ô nhiễm không khí đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng sức khỏe trên toàn cầu và khiến 7 triệu người chết mỗi năm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, không ai có thể an toàn trước ô nhiễm không khí. Cứ 10 người thì có 9 người trên hành tinh đang hít thở bầu không khí bị ô nhiễm. Điều này dẫn tới cuộc khủng hoảng sức khỏe trên toàn cầu, vốn đã khiến 7 triệu người chết mỗi năm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, không ai có thể an toàn trước ô nhiễm không khí. Cứ 10 người thì có 9 người trên hành tinh đang hít thở bầu không khí bị ô nhiễm. Điều này dẫn tới cuộc khủng hoảng sức khỏe trên toàn cầu, vốn đã khiến 7 triệu người chết mỗi năm
Ô nhiễm không khí gây ra cái chết cho 800 người mỗi giờ, hay 13 người mỗi phút, gấp 3 lần số người chết vì sốt rét, lao và AIDS cộng lại mỗi năm.
Ô nhiễm không khí gây ra cái chết cho 800 người mỗi giờ, hay 13 người mỗi phút, gấp 3 lần số người chết vì sốt rét, lao và AIDS cộng lại mỗi năm.
Việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch để chế tạo điện là một trong những yếu tố chính gây ô nhiễm không khí.
Việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch để chế tạo điện là một trong những yếu tố chính gây ô nhiễm không khí.
Bên cạnh đó, giao thông vận tải và công nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm không khí và cũng là nguồn chính phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
Bên cạnh đó, giao thông vận tải và công nghiệp cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm không khí và cũng là nguồn chính phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính.
93% trẻ em trên thế giới sống ở các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí vượt mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Năm 2016, có 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi mức các bệnh về đường hô hấp.
93% trẻ em trên thế giới sống ở các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí vượt mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Năm 2016, có 600.000 trẻ em dưới 15 tuổi mắc các bệnh về đường hô hấp.
Ô nhiễm không khí chịu trách nhiệm về 26% số ca tử vong do các bệnh về tim mạch, 24% số ca tử vong do đột quỵ, 43% các bệnh do nghẽn mạch phổi mạn tính và 29% số ca tử vong do ung thư phổi. Ở trẻ em, ô nhiễm không khí có liên quan tới nhẹ cân ở trẻ sơ sinh, hen suyễn, ung thư ở trẻ em, phổi phát triển kém, béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Ô nhiễm không khí chịu trách nhiệm về 26% số ca tử vong do các bệnh về tim mạch, 24% số ca tử vong do đột quỵ, 43% các bệnh do nghẽn mạch phổi mạn tính và 29% số ca tử vong do ung thư phổi. Ở trẻ em, ô nhiễm không khí có liên quan tới nhẹ cân ở trẻ sơ sinh, hen suyễn, ung thư ở trẻ em, phổi phát triển kém, béo phì và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
97% số thành phố với dân số hơn 100,000 người ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng không khí tối thiểu của WHO. Tỷ lệ này ở các nước có thu nhập cao là 29%.
97% số thành phố với dân số hơn 100,000 người ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không đáp ứng đủ tiêu chuẩn chất lượng không khí tối thiểu của WHO. Tỷ lệ này ở các nước có thu nhập cao là 29%.
Khoảng 25% ô nhiễm không khí ở đô thị là do giao thông gây ra, 20% là do các chất đốt trong nhà và 15% là do các hoạt động công nghiệp trong đó có cả sản xuất điện.
Khoảng 25% ô nhiễm không khí ở đô thị là do giao thông gây ra, 20% là do các chất đốt trong nhà và 15% là do các hoạt động công nghiệp trong đó có cả sản xuất điện.
Nếu có thể giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở dưới 2 độ C như các nước đã cam kết trong Thỏa thuận Paris 2015, thì tới năm 2050, chỉ riêng việc giảm ô nhiễm không khí cũng có thể cứu sống hàng triệu người mỗi năm.
Nếu có thể giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở dưới 2 độ C như các nước đã cam kết trong Thỏa thuận Paris 2015, thì tới năm 2050, chỉ riêng việc giảm ô nhiễm không khí cũng có thể cứu sống hàng triệu người mỗi năm.
Trong số 15 nước phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, chi phí điều trị y tế do ô nhiễn không khí ước tính chiếm hơn 4% GDP. Trong khi đó, để giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu như đã cam kết trong Thỏa thuận Paris 2015, cần đầu tư 1% GDP.
Trong số 15 nước phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất thế giới, chi phí điều trị y tế do ô nhiễn không khí ước tính chiếm hơn 4% GDP. Trong khi đó, để giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu như đã cam kết trong Thỏa thuận Paris 2015, cần đầu tư 1% GDP.

Hoàng Phạm biên dịch
Theo VOV/Reuters

The post Ô nhiễm không khí và những thực tế đáng sợ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hỗ trợ người dân bản địa bảo vệ 242.000 ha rừng tự nhiên xuyên biên giới Trung Trường Sơn https://24hsongxanh.vn/ho-tro-nguoi-dan-ban-dia-bao-ve-242-000-ha-rung-tu-nhien-xuyen-bien-gioi-trung-truong-son/ Fri, 31 May 2019 08:24:51 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=4745 Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), còn được gọi là "Kỳ lân châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào; được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao La có chiều dài khoảng từ 1,3 đến 1,5 m; cao 0,9 m và nặng khoảng 100 kg. Nó có bộ lông màu nâu sẫm, sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: WWF

Dự án Dự trữ Carbon và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (CarBi) giai đoạn 2 sẽ hỗ trợ người dân bản địa bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng tự nhiên xuyên biên giới Trung Trường Sơn, trải dài 242.000 ha. Ngày 30/5, Dự án Dự trữ Carbon và Bảo […]

The post Hỗ trợ người dân bản địa bảo vệ 242.000 ha rừng tự nhiên xuyên biên giới Trung Trường Sơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), còn được gọi là "Kỳ lân châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào; được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao La có chiều dài khoảng từ 1,3 đến 1,5 m; cao 0,9 m và nặng khoảng 100 kg. Nó có bộ lông màu nâu sẫm, sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: WWF

Dự án Dự trữ Carbon và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (CarBi) giai đoạn 2 sẽ hỗ trợ người dân bản địa bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng tự nhiên xuyên biên giới Trung Trường Sơn, trải dài 242.000 ha.

Ngày 30/5, Dự án Dự trữ Carbon và Bảo tồn Đa dạng Sinh học 2 vừa được chính thức khởi động. Theo đó, hàng ngàn người dân trong khu vực Trung Trường Sơn sẽ cùng dự án bảo vệ và tăng cường sinh kế của mình trong 5 năm tới (2019 – 2024).

Dự án sẽ đóng góp vào việc bảo vệ, phục hồi và thúc đẩy sử dụng bền vững các hệ sinh thái, đồng thời bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực Trung Trường Sơn; khu vực rừng tự nhiên xuyên biên giới, trải dài 242.000 ha tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam (Việt Nam) và hai tỉnh Sekong và Salavan (Lào).

Dự án được thực hiện bởi Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) và các đối tác tại bốn tỉnh trên.

Hỗ trợ sinh kế thông qua quỹ do chính người dân quản lý

Thông cáo từ WWF, một trong những hoạt động chủ đạo của dự án trong giai đoạn 2 này là tăng cường sự tham gia của người dân địa phương, những người phần lớn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên cho kế sinh nhai, nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích họ thay đổi hành vi vì bảo tồn, bảo vệ các loài hoang dã.

Việc này được thực hiện bởi những chương trình hỗ trợ sinh kế thông qua Quỹ Phát triển Thôn – được quản lý bởi chính người dân. Người dân sẽ có điều kiện gia tăng thu nhập từ các hoạt động nông lâm kết hợp hoặc sinh kế khác, nhằm giảm động cơ khai thác tài nguyên thiên nhiên bất hợp pháp. Ít nhất 50 thôn, trong đó có 30 thôn tại hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, sẽ được hưởng lợi từ hoạt động này.

Bảo vệ và kiểm lâm đặt bẫy camera, giám sát đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Saola. Ảnh: WWF
Bảo vệ và kiểm lâm đặt bẫy camera, giám sát đa dạng sinh học ở Khu bảo tồn thiên nhiên Saola. Ảnh: WWF

Dự án cũng sẽ thực hiện mô hình đầu tiên tại Việt Nam: thí điểm xây dựng cơ chế Bồi hoàn Đa dạng sinh học – một cơ chế tài chính bền vững hiện đã được thực thi thành công tại một số quốc gia. Cơ chế này sẽ yêu cầu các bên sử dụng dịch vụ môi trường/hệ sinh thái không những trả tiền cho loại dịch vụ họ sử dụng, mà còn phải bồi hoàn những mất mát về đa dạng sinh học do việc sử dụng đó gây ra.

Cùng với đó, một số mô hình khác đã được dự án áp dụng thành công trong giai đoạn 1 sẽ vẫn được tiếp tục triển khai, như: Quản lý rừng dựa vào cộng đồng và Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Những mô hình này đều góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời cho thấy tính hiệu quả của việc bảo tồn dựa vào cộng đồng.

Dự án cũng sẽ xác định những điểm nóng chợ buôn bán và nhà hàng phục vụ thịt động vật hoang dã; hợp tác với chính quyền địa phương để tăng cường thực thi pháp luật với sự kết hợp của nhiều ban ngành; và thúc đẩy hợp tác giữa Lào – Việt Nam trong cuộc chiến này. Điều tra đa dạng sinh học bằng những phương pháp đổi mới; giới thiệu và áp dụng các công cụ quản lý tiên tiến trong các Khu bảo tồn,…

Thực tế hiện nay cho thấy đang có nhiều hạn chế trong thực thi pháp luật; sự phụ thuộc của người dân địa phương vào nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng, cũng như hiểu biết ít về mối liên hệ giữa gìn giữ hệ sinh thái và sự thịnh vượng của cuộc sống con người.

Mối đe doạ lớn nhất: buôn bán, tiêu thụ thịt động vật hoang dã

Khu vực Trung Trường Sơn là một trong những nơi có những cánh rừng tự nhiên liền mạch rộng lớn nhất châu Á. Nơi đây có tính đa dạng sinh học cao với 134 loài động vật có vú và hơn 500 loài chim. Đặc biệt, một số loài động vật quý hiếm và đặc hữu trong khu vực mới chỉ được khoa học biết tới trong mấy thập kỷ gần đây như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) và Mang lớn (Muntiacus vuquanghensis).

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), còn được gọi là "Kỳ lân châu Á" là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào; được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao La có chiều dài khoảng từ 1,3 đến 1,5 m; cao 0,9 m và nặng khoảng 100 kg. Nó có bộ lông màu nâu sẫm, sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: WWF
Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), còn được gọi là “Kỳ lân châu Á” là một trong những loài thú hiếm nhất trên thế giới chỉ sinh sống tại vùng rừng núi hẻo lánh thuộc Trung Trường Sơn Việt Nam và Nam Lào; được các nhà khoa học phát hiện vào năm 1992. Sao La có chiều dài khoảng từ 1,3 đến 1,5 m; cao 0,9 m và nặng khoảng 100 kg. Nó có bộ lông màu nâu sẫm, sừng sao la dài và mảnh dẻ, hướng thẳng về phía sau và có thể dài đến 51 cm. Sao la được xếp hạng ở mức Nguy cấp (có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thế giới (IUCN) và trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh: WWF

Tuy nhiên, cũng như hầu hết các khu vực có thiên nhiên trù phú khác tại châu lục, sinh cảnh nơi đây đang bị đe doạ bởi nhiều hoạt động phát triển của con người như chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hợp pháp và bất hợp pháp trên diện rộng; khai thác gỗ bất hợp pháp; và săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Hiện nay, mối đe doạ lớn nhất đối với các loài hoang dã trong khu vực là nạn đặt bẫy nhằm phục vụ nhu cầu buôn bán, tiêu thụ thịt động vật hoang dã ngày càng cao, đặc biệt tại các đô thị lớn.

Ông Nguyễn Đại Anh Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết Dự án CarBi giai đoạn 1 trước đó đã hình thành được mô hình tuần tra cộng đồng, thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của người dân địa phương vào công tác quản lý và bảo tồn tài nguyên rừng. Sự hỗ trợ về kỹ thuật trong giai đoạn 1 cũng đã tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm và bảo vệ rừng của Khu bảo tồn Sao la và các ban quản lý rừng phòng hộ. Đây là những “bước đệm” quan trọng để tiếp tục các mục tiêu trong giai đoạn 2 của dự án.

Dự án CarBi giai đoạn 2 sẽ được triển khai bởi WWF – Việt Nam với nguồn tài trợ từ Bộ Môi trường, Bảo tồn và An toàn Hạt nhân của Liên bang Đức, tài trợ thông qua WWF và KfW – Ngân hàng Tái thiết Đức.

Đối tác chính của dự án tại hai tỉnh của Việt Nam là: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Chi Cục Kiểm lâm; Khu Bảo tồn Sao la; Vườn Quốc gia Bạch Mã và chính quyền các huyện và xã quản lý khoảng hơn100 thôn, bản của hai tỉnh.

L.Quỳnh
Theo Người Đô Thị

The post Hỗ trợ người dân bản địa bảo vệ 242.000 ha rừng tự nhiên xuyên biên giới Trung Trường Sơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>