kỹ thuật nhiếp ảnh – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Fri, 25 Sep 2020 05:01:01 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png kỹ thuật nhiếp ảnh – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Chọn nhiếp ảnh ý niệm https://24hsongxanh.vn/chon-nhiep-anh-y-niem-2/ Fri, 25 Sep 2020 05:01:01 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=47649 ky-thuat-nhiep-anh

Với tiêu chí “ý niệm tiên khởi”, người ta xác lập giá trị thông điệp trước, rồi mới tiến hành các bước tiếp theo để hình thành tiến trình hình ảnh hóa… Một số bước cơ bản đầu tiên của trường phái Ý niệm (conceptual photography): Chọn chủ đề tư tưởng (chọn niềm vui, nỗi […]

The post Chọn nhiếp ảnh ý niệm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ky-thuat-nhiep-anh

Với tiêu chí “ý niệm tiên khởi”, người ta xác lập giá trị thông điệp trước, rồi mới tiến hành các bước tiếp theo để hình thành tiến trình hình ảnh hóa…

Một số bước cơ bản đầu tiên của trường phái Ý niệm (conceptual photography):

  1. Chọn chủ đề tư tưởng (chọn niềm vui, nỗi buồn, cô đơn, trống vắng, nhiệt tình, hạnh phúc, khổ đau…)
  2. Chọn chất liệu để thể hiện ý tưởng này (bàn tay, dép rách, nón mê, vai trần, chân đất, dòng nước, lúa mùa…)
  3. Chọn thủ pháp để thể hiện (chọn khẩu độ mở lớn hay khép nhỏ, tốc độ chậm hay mau, ánh sáng dịu hay gắt, tập trung hay dàn trải, nhiệt độ màu nóng hay lạnh, đường nét thẳng hay cong hay khúc khuỷu gập ghềnh…)
  4. Chọn trang thiết bị tương thích (ống kính tiêu cự ngắn hay dài, khẩu độ mở lớn nhất nhằm xóa phông, flying-cam để có góc nhìn phù hợp, chân máy để xác lập các giá trị ước lệ động – tĩnh…)
  5. Chọn giải pháp xử lý như thế nào để tối ưu hóa chủ đề tư tưởng đó (phòng tối hay phòng sáng, các phần mềm tương quan…)
ky-thuat-nhiep-anh
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Cả năm yếu tố trên cần được hình thành một cách rõ ràng trước khi bấm máy, sẽ ít để lại lỗi trên tiến trình hình ảnh hóa… Ở một hướng cao hơn, người ta cần bổ sung thêm:

  1. Đối tượng thưởng thức là ai (để chọn ngôn ngữ hình ảnh phổ thông hay sâu lắng, ngôn ngữ bình dân hay bác học…)
  2. Không gian trình diễn nơi nào (trong phòng triển lãm, nơi phòng trưng bày để bán – gallery, in sách, đưa lên các phương tiện truyền thông hoặc đơn giản chỉ là các trang mạng xã hội…)
  3. Muốn người ta nhìn mình như thế nào (xuyên qua các chất liệu hình thành tác phẩm, người xem sẽ hình dung tác giả là ai…)
  4. Tương tác ngược giữa “người xem – tác phẩm – tác giả”, trong một mối liên hệ tổng hòa…

Đây là dòng ảnh có nguồn sinh lực mạnh mẽ, khả năng tồn tại thật cao, xuyên qua hầu hết các cấu trúc không thời gian, và có lẽ sẽ còn tồn tại lầu dài về sau nữa…

NAG Trung Thu

The post Chọn nhiếp ảnh ý niệm appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ảnh chân dung https://24hsongxanh.vn/anh-chan-dung/ Thu, 17 Sep 2020 09:48:57 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=46932 ky-thuat-nhiep-anh

Thật khó tìm được định nghĩa hoàn hảo nhất, đành chọn định nghĩa phổ thông vậy. Được hiểu là những miêu tả tập trung nơi khuôn mặt con người, nhằm thể hiện đặc điểm nhận dạng (đó là ai) hoặc phức tạp hơn (nhân vật nghĩ gì, cảm xúc ra sao…) Một số khái niệm […]

The post Ảnh chân dung appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ky-thuat-nhiep-anh

Thật khó tìm được định nghĩa hoàn hảo nhất, đành chọn định nghĩa phổ thông vậy. Được hiểu là những miêu tả tập trung nơi khuôn mặt con người, nhằm thể hiện đặc điểm nhận dạng (đó là ai) hoặc phức tạp hơn (nhân vật nghĩ gì, cảm xúc ra sao…)

Một số khái niệm mở rộng như “chân dung nguyên người”, “chân dung thú cưng”, “đặc tả đôi mắt, bàn tay hay một phần của con người”… sẽ không được nhắc đến ở đây. Chúng ta sẽ hướng đến hai khái niệm đầu tiên: “chân dung khách quan” và “chân dung chủ quan”. Vì còn những dạng khác nữa, như “chân dung vô danh”, “chân dung hữu danh”, “chân dung đại diện”, “chân dung điển hình”, “chân dung tự chụp”, “chân dung khắc tạc”… Gọi là khách quan, khi việc miêu tả khuôn mặt nhân vật được thực hiện gần như hoàn hảo các chi tiết nhận dạng, để có thể biết được đó là ai, trên ngữ nghĩa đơn giản nhất của từ này. Đây còn được gọi là dạng ảnh chứng minh thư. Ngoài nghĩa chân mộc nhất ra, người ta vẫn có thể bổ sung một số phụ liệu vào, mà vẫn không làm mất đi giá trị nhận diện, như thêm mũ nón, khăn quàng, mắt kính trong, bông tai (nữ, đôi khi nam), lại có thể bổ sung thêm trang điểm, thêm bàn tay, thêm vài phụ liệu gắn trên bàn tay, hoặc cầm nắm… đây là dạng chân dung phổ thông, cũng mang giá trị nhận diện, nhưng lại hàm cảm giác tôn vinh “nét đẹp cá nhân” theo yêu cầu của nhân vật.

ky-thuat-nhiep-anh
Ảnh minh họa: NAG Trung Thu

Trong dòng ảnh này vẫn có hai phân biệt. Ở dòng ảnh “công chứng”, nhân vật không được bất kỳ tùy chọn nào, hầu như đều do đơn vị tạo tác quy định và thực hiện. Nhưng trong dòng chân dung phổ thông, chúng ta sẽ xác lập khái niệm “chụp theo nhu cầu nhân vật”, vậy thì việc chọn khẩu độ mở lớn với tiêu cự dài nhằm xóa phông triệt để, hay cần khép nhỏ khẩu độ để rõ một phần hay toàn bộ bối cảnh, sẽ đều xuất phát từ yêu cầu của nhân vật trong ảnh. Mặc dù người bấm máy cũng có thể can thiệp phần nào, như chọn ánh sáng, chụp thiếu – dư, góc thấp – cao, xác lập góc nhìn nơi hậu cảnh, chọn giải pháp xử lý… nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn phải lấy “thỏa mãn yêu cầu của khách hàng” làm tiêu chí (nếu muốn hoàn thành công việc). Một số chi tiết cần chú ý trong việc thực hiện dòng ảnh này. “Tốt khoe, xấu che”, nên việc trang điểm (làm đẹp, sửa lỗi trên dung diện) là cần, rồi lại cần chọn góc độ để che lấp bớt khuyết điểm cho nhân vật (dùng tóc, tay, phụ liệu… bổ sung thêm), lại có thể chọn ánh sáng để tôn vinh nét đẹp, đồng thời dìm bớt chỗ yếu kém cho nhân vật, và trong quá trình xử lý, cũng có thể khắc phục khá nhiều những lỗi, mà trong quá trình chụp chưa ổn đáng.

Tiêu cự dài sẽ khiến nhân vật dường như “mập thêm ra”, “đầy đặn hơn”, nếu kết hợp với ánh sáng dịu, phẳng, hiệu quả sẽ càng tốt hơn. Tiêu cự ngắn có thể sẽ khiến khuôn mặt hơi biến dạng, nếu xử lý tốt, có thể sẽ khiến hơi gầy đi một xíu, nếu phụ trợ thêm sáng gắt, hiệu quả sẽ cao hơn. Không phải khi nào “làm mịn” trong xử lý cũng tốt, dù đa phần tốt, có khi thêm chút hạt (nhiễu monochrome) lại gây ấn tượng khác thường. Hoặc cố tình làm cân bằng trắng “sai” đi, cũng có thể tạo ấn tượng thú vị cho nhân vật được chụp. Nụ cười tươi, và “đốm trắng trong con ngươi mắt” (catch-light) luôn đem lại thú vị cho người xem. Dùng thêm đèn flash hoặc hắt sáng để bổ sung đốm sáng thú vị này.

Bên cạnh dạng miêu tả thực tại đơn thuần, còn một dạng kế tiếp, là chân dung chủ quan, là dòng ảnh được xuất hiện dựa theo cảm tính của tác giả, hơn là từ nhân vật xuất hiện trong ảnh (dù đôi lúc vẫn được hiểu là có sự phối hợp tương thích cả hai). Khi chất liệu hình thành chỉ là khuôn mặt và các thuộc tính kế cận của nó, người nghệ sỹ sẽ nhào nặn, chuyển hóa những “biến ảo của chất liệu” thành “món ăn thuần khiết”, “cảm xúc hoàn mỹ”, “… Khuôn mặt chỉ đóng vai trò “chất liệu”, và tác giả chính là người nhào nặn những mảnh mún này theo những chiều hướng nào đó dựa theo cấu trúc mỹ học, theo ngôn ngữ nhiếp ảnh, theo thủ thuật xử lý (bao gồm từ trong máy chụp đến máy tính), nhằm chuyển tải một thông điệp, diễn giải một tiến trình hay hàm ẩn chút ẩn tình hoài niệm… Dạng chân dung chủ quan này, có thể độc lập phát triển mà “bất chấp sự hợp tác của nhân vật trong ảnh”, nó được hình thành trên nền nguyên nghĩa của “thực tại hóa sinh”. Nhân vật có thể được biết hay không được biết về việc “bị hay được ghi hình”… Và “cái ghi được” chỉ đóng vai tròng một dạng chất liệu nguyên sơ trước khi xuyên qua tiến trình chế biến, đổi thay…

Bên cạnh đó, vẫn có một dạng “tổng hợp giữa chân dung khách quan và chủ quan” (các nhân vật có tên tuổi, người của công chúng thường được chọn thể hiện theo dạng này). Bên cạnh “cái tôi của nhân vật” sẽ xuất hiện “cái tôi của tác giả”, và cả hai sẽ hòa quyện để tạo thành một chỉnh thể. Ngoài yếu tố chính là “khuôn mặt con người”, thì bối cảnh chung quanh cũng là một yếu tố mang ý nghĩa rất lớn đối với nội dung chuyển tải. Nó có thể hàm ẩn cảm giác về “môi trường nhân vật đang sinh sống” hay “chút gợi mở về tâm trạng nhân vật đang trải qua”, hoặc “những gợi mở về một thời quá khứ” (khi nó nằm phía sau hướng nhìn của nhân vật) cũng như “thoảng hoài vọng về tương lai” (nơi phía trước hướng nhìn của nhân vật). Rồi “khoảng thở của nhân vật” (khoảng không gian chứa hướng nhìn của nhân vật, hoặc phía trên đầu của nhân vật), nếu rộng rãi, sẽ hàm chứa cảm giác của không gian sống tràn đầy, con đường đang rộng mở, phía trước vẫn còn nhiều những biến số của không gian sống… Nếu khoảng thở này bị thu hẹp, nhân vật dường bị bức bách đến cuối con đường, là khoảng lặng cuối trời, áp bách tận cùng… Những sắc độ sáng biểu trưng cho sự tươi hồng, hạnh phúc, lạc quan… còn sắc độ nặng trầm u ám hầu như khiến người xem liên tưởng đến những bất hạnh, nghiệt ngã, đau thương, mất mát, nặng nề… Chỉ là chút tổng hợp, khó đầy đủ, về một dòng ảnh gắn liền với đời sống quanh ta…

NAG Trung Thu

The post Ảnh chân dung appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cách dùng khẩu độ https://24hsongxanh.vn/cach-dung-khau/ Wed, 09 Sep 2020 10:27:25 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=46153 anh-nghe-thuat

Đơn giản, nhưng nếu đi sâu một chút cũng là điều thú vị… Dùng khẩu độ như một cơ chế điều sáng, nghĩa là điều tiết lượng ánh sáng đi vào phim hay cảm biến theo cấu trúc không gian – mở lớn thì sáng vào nhiều, khép nhỏ thì sáng vào ít. Đây là […]

The post Cách dùng khẩu độ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
anh-nghe-thuat

Đơn giản, nhưng nếu đi sâu một chút cũng là điều thú vị…

Dùng khẩu độ như một cơ chế điều sáng, nghĩa là điều tiết lượng ánh sáng đi vào phim hay cảm biến theo cấu trúc không gian – mở lớn thì sáng vào nhiều, khép nhỏ thì sáng vào ít. Đây là định nghĩa cơ bản nhất, tuy nhiên vẫn có ít chuyện cần nói ở đây: Đúng sáng theo chuẩn của nhà sản xuất (nghĩa là chuẩn theo histogram), khi đặt các tham số hiệu chỉnh về vị trí giữa, hoặc theo mặc định ban đầu của nhà sản xuất. Đúng sáng theo cảm giác cá nhân, nghĩa là “có thể tối hay sáng” tùy theo sở thích của mỗi người. Khi tôi thích tối, thì tối chính là đúng sáng của tôi, ngược lại cũng thế. Chuẩn này có thể thay đổi tùy theo những giai đoạn cảm xúc khác nhau của cá nhân, thậm chí có thể bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng của ai đó. Có một chuẩn thứ ba, chính là của người đặt hàng. Nếu khách hàng thích “sáng sáng”, mà ta chụp “tối tối” thì hỏng rồi. Khi đó khách hàng chính là người đặt chuẩn.

anh-nghe-thuat
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Dùng khẩu độ như một yếu tố xác lập “chất lượng hình ảnh”: Bình thường thì vị trí khẩu độ trung tâm sẽ là khẩu độ tối ưu (the best aperture), nơi đó sẽ cho độ vi tương phản (micro contrast) của hình ảnh đạt ngưỡng cao nhất, độ sắc sảo của hình ảnh sẽ rõ ràng nhất. Giả như tôi thích dùng khẩu độ f/4 cho hình ảnh của mình, thì f/4 chính là khẩu độ tối ưu của tôi (mà bất chấp biểu đồ MTF). Vậy ta bắt gặp khái niệm “khẩu độ tối ưu theo sở thích cá nhân”. Và một dạng nữa, chính là “khẩu độ tối ưu theo nhu cầu khách hàng”. Nếu người ta thích chụp “chân dung xóa phông”, mà mình không đáp ứng được, thì công việc khó mà hoàn thành.

Dùng khẩu độ như một yếu tố “tạo tương tác giữa chủ thể và bối cảnh”. Đây là vấn đề liên quan đến “vùng ảnh rõ” (depth of field – DOF). Việc điều khiển hậu cảnh rõ hay mờ, mờ đến ngưỡng nào, chính là khả năng điều khiển của khẩu độ, Những ống kính có khẩu độ mở rất lớn, nhằm đáp ứng yêu cầu này, hơn là để “nhận thêm nhiều sáng hơn”. Một ống kính chỉ cần tăng thêm nửa khẩu độ, giá thành có thể đã tăng lên từ gấp đôi đến gấp chục lần hơn. Khi khép nhỏ khẩu độ (hầu đạt được độ rõ nét từ chủ thể đến bối cảnh), người ta sẽ hiểu rằng chủ thể và bối cảnh đồng hiện hữu. Khi khẩu độ mở lớn dần ra, khiến bối cảnh mờ dần đi (nhưng vẫn còn nhận diện được các chi tiết), người ta sẽ cảm nhận được bối cảnh chỉ còn mang giá trị hoài niệm, một chút gì đó còn lưu giữ trong ký ức hoặc hàm chứa cảm giác của quá khứ. Nếu vận dụng khẩu độ mở thật lớn đến mức hậu cảnh mờ nhòe hầu hết (chỉ còn là những mảng sắc độ đậm nhạt, hoặc bokeh mờ ảo), sẽ gửi đến người xem về một cảm giác của hư vô mờ mịt, mông lung huyễn ảo, như mộng như mơ, thực tại vô nghĩa…

Khi khép đến những khẩu độ thật nhỏ (giả như ống kính cho phép) như f/128, f/256, hiện tượng diffraction khiến độ vi tương phản của hình ảnh không còn, và khi đó việc “có thấu kính với không có thấu kính sẽ gần như nhau”. Đây chính là khuynh hướng thể hiện của dòng máy ảnh pin hole camera. Người ta chủ yếu phô diễn những mảng màu hay sắc độ, hơn là đường nét, các chi tiết hầu như không còn rõ nét nữa… Không biết đã đủ chưa, đó là những gì mình tích cóp từ mấy mươi năm cầm máy, hy vọng thỏa mãn phần nào nhu cầu tìm hiểu của chư quân.

NAG Trung Thu

The post Cách dùng khẩu độ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bố cục và không bố cục https://24hsongxanh.vn/bo-cuc-va-khong-bo-cuc/ Tue, 19 May 2020 03:01:45 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=37788

Nhiếp ảnh là một ngành nghệ thuật tạo hình, về cơ bản có những mối tương đồng và tương dị với các ngành nghệ thuật khác. Chúng ta sẽ hiểu rằng, việc mượn cấu trúc bố cục của hội họa hay kiến trúc vào nhiếp ảnh, chỉ là mối duyên hờ, vì nhiếp ảnh vốn […]

The post Bố cục và không bố cục appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Nhiếp ảnh là một ngành nghệ thuật tạo hình, về cơ bản có những mối tương đồng và tương dị với các ngành nghệ thuật khác.
Chúng ta sẽ hiểu rằng, việc mượn cấu trúc bố cục của hội họa hay kiến trúc vào nhiếp ảnh, chỉ là mối duyên hờ, vì nhiếp ảnh vốn sinh sau đẻ muộn. Nhưng tự thân nhiếp ảnh vẫn có những ngôn ngữ riêng của mình, và cấu trúc ngôn ngữ cũng không hoàn toàn giống với các ngành nghệ thuật tương cận. Trong khi các ngành nghệ thuật khác luôn đề cao “tính hài hòa”, “sự cân bằng”, “các quy tắc vàng, tỷ lệ vàng”… thì với nhiếp ảnh, người ta lại luôn đề cao khuynh hướng “phá bố cục”, “bố cục là không bố cục”, “bố cục là sự tự nhiên”. Và nếu xem kỹ những bài viết về bố cục, ta sẽ thấy sự khiên cưỡng hết sức, khi họ cố gắng lồng ghép các chi tiết vào những cái khuôn mà họ xem là “chuẩn”, “vàng”, trong khi nội dung chẳng nói được gì.

Ảnh minh họa: NAG Trung Thu

Bên cạnh đó, các giám khảo ở những cuộc thi “lại chỉ biết dựa vào những khuôn thước này” để chấm, để thẩm định. Vì nếu không dựa vào những tiêu chí này, có khi họ sẽ chẳng biết “lấy tiêu chuẩn ở đâu để định sự hơn kém”. Giả như khi chúng ta muốn diễn tả “một nhân vật vừa bước vào khung ảnh”, việc đặt nhân vật ở vị trí “1/3” (còn gọi là đường – điểm mạnh) với việc cho nhân vật nằm ngay nét cắt nửa mặt (trong tư thế vừa xuất hiện), thì cách nào sẽ “đắc thế hơn”, “dễ hiểu hơn”.
Tương tự thế, khi cho nhân vật “sắp giã từ cuộc chơi”, “chuẩn bị rời đi”, “sắp qua đời”… mà đặt nhân vật ở vị trí 1/3 với sát rìa khung ảnh, thì cách nào rõ nghĩa hơn. Hoặc giả, nếu muốn thể hiện “vị trí độc tôn”, “sự trân trọng tuyệt đối”, “lãnh tụ” thì người ta sẽ không ngại ngần gì đặt nhân vật vào ngay chính giữa khung ảnh, nhằm tạo sự tôn vinh, trang trọng nhất, mạnh mẽ nhất.
Thật hết sức khiên cưỡng và kỳ quái, một mặt thì “khuyến khích sự sáng tạo, mặt khác, khi thẩm định lại dựa theo những cái khuôn xưa cũ vốn như những định kiến, phép tắc cổ điển, để “xem xét”. Và hầu như 90% các tình huống chấm ảnh, các giám khảo sẽ loại ngay vòng đầu những tác phẩm ảnh “không đáp ứng luật cơ bản của bố cục cổ điển”… mà bất chấp nội dung thể hiện ra sao.
Nếu như có thể lý giải được “lý do tồn tại của các chất liệu”, “tại sao chúng ở đây mà không ở kia”, “cảm giác muốn chuyển tải đến người xem là gì” thì có lẽ thuật ngữ “bố cục” không còn lý do tồn tại, hoặc ít nhất nó được tồn tại dưới một nghĩa mới “bố cục là không bố cục”.

Nhiếp ảnh gia Trung Thu

The post Bố cục và không bố cục appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chọn đóng khung hay cắt cúp https://24hsongxanh.vn/chon-dong-khung-hay-cat-cup/ Fri, 01 Nov 2019 03:03:28 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=19164 Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Đây là vấn đề liên quan đến “góc nhìn” của hình ảnh (xuyên qua ống kính quang học tác động lên bề mặt phim hay cảm biến). Khi thay đổi tiêu cự, ta đã thay đổi góc nhìn nơi chủ thể, đồng thời cả nơi hậu cảnh. Còn khi ta chọn di chuyển (zoom chân), […]

The post Chọn đóng khung hay cắt cúp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Đây là vấn đề liên quan đến “góc nhìn” của hình ảnh (xuyên qua ống kính quang học tác động lên bề mặt phim hay cảm biến).

Khi thay đổi tiêu cự, ta đã thay đổi góc nhìn nơi chủ thể, đồng thời cả nơi hậu cảnh. Còn khi ta chọn di chuyển (zoom chân), thì góc nhìn chủ thể thay đổi, còn góc nhìn nơi hậu cảnh lại thay đổi không nhiều. Trừ khi thay vì tiến tới hay lui lại, mà chọn di chuyển tạt ngang, sẽ chỉ thay đổi hậu cảnh (góc nhìn vẫn không đổi).

Tự thân “cắt cúp” được hiểu là “trên nền khung đã có sẵn, mình sẽ xén bớt đi, để mong hình mạnh hơn, tập trung hơn, súc tích hơn“. Và nếu hiểu “không gian trước mặt như là cái có sẵn“, và mình đang “cắt cúp lại thực tại trước mặt“. Và việc “đưa gì vào khung hình” và “loại bỏ gì ra khỏi khung ảnh” là chuyện liên quan đến kiến giải cá nhân đối với thực tại. Không chắc đã “ai giống ai” (trừ khi họ đều xuất phát từ những cái khuôn có sẵn).

Ảnh minh họa. NAG Trung Thu
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Và bởi vì “mỗi một chất liệu” khi xuất hiện trong không gian hình ảnh đều góp phần trong mối tương tác chuyển tải ngôn ngữ hình ảnh. Thế nên, việc giữ gì hay loại gì là chuyện đã được tính trước từ ngay thời điểm bấm máy. Điều này liên quan đến “cảm xúc tức thời” xuất hiện ngay lúc quyết định lưu giữ hình ảnh. Khi xem động tác “cắt cúp trên ảnh” như một dạng sáng tác lần thứ hai, đôi khi cũng có thể xuất hiện, và nó giúp cho nhà nhiếp ảnh có được “hai tác phẩm độc lập về cảm xúc” (vì sẽ chuyển tải ngôn ngữ không giống nhau nữa).

Chúng ta hãy nhớ, “cắt cúp nhằm chuyển tải ngôn ngữ tốt hơn“, chứ không nên chỉ nhằm phù hợp đường điểm mạnh, hay để thuận mắt hơn, cân bố cục hơn (một cách hết sức đơn sơ). Khi tôi còn giữ chất liệu này trong khung ảnh, nghĩa là nó vẫn có mối tương tác ý nghĩa đối với chủ thể, còn khi ta quyết định loại bỏ chất liệu đó, nghĩa là ta muốn tạo ra một cảm giác “không còn giống trước nữa” (vì đã không còn mối tương tác này). Chúng ta hãy luôn “tạo đóng khung ngay trước khi bấm máy“, hơn là cứ bấm vội vã, để rồi kỳ vọng vào việc cắt cúp sau đó.

Nhiếp ảnh gia Trung Thu

The post Chọn đóng khung hay cắt cúp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nhiếp ảnh ấn tượng https://24hsongxanh.vn/chon-nhiep-anh-tuong/ Mon, 21 Oct 2019 08:41:55 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=17901 Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Khi người ta nhìn dòng chảy cuộc đời như sự phối trộn giữa không gian và thời gian, trường phái ấn tượng (impresionism) đã ra đời như thế. Ở đây, chúng ta sẽ tiếp cận những “khái niệm” nhiều hơn là bản thân thực tại. Những phạm trù vừa mở rộng lại vừa thu hẹp, […]

The post Nhiếp ảnh ấn tượng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Khi người ta nhìn dòng chảy cuộc đời như sự phối trộn giữa không gian và thời gian, trường phái ấn tượng (impresionism) đã ra đời như thế.

Ở đây, chúng ta sẽ tiếp cận những “khái niệm” nhiều hơn là bản thân thực tại. Những phạm trù vừa mở rộng lại vừa thu hẹp, vừa rõ nghĩa lại rất mơ hồ tạo thành những biến điệu của không – thời gian. Đầu tiên là “tính ước lệ về không gian”. Chúng ta sẽ giả lập “vùng trung tâm” được xem là nơi mạnh mẽ nhất, hoàn hảo nhất, tuyệt vời nhất, thu hút nhất, tập trung nhất và “mức độ” sẽ giảm dần ra tới các vùng rìa, cũng từa tựa như cảm giác của gốc rễ và cành lá. Nghĩa là khi muốn tạo điểm nhấn mạnh nhất cho hình ảnh, thì hãy cứ đặt ngay vào giữa, vào trung tâm ảnh. Chúng ta cần quên đi cái “luật nhàm chán – quy tắc phần ba, hay đường mạnh điểm mạnh”, vốn chỉ dành cho mấy em nhỏ mới bước chân chập chững vào con đường này.
Và khi chúng ta muốn diễn tả cảm giác về “sự kém quan trọng của chủ thể“, hãy đưa nó dần tiến ra vùng rìa, sát biên, thậm chí cắt xén luôn. Cảm giác tiến về “gần”, sẽ là vùng không gian bên dưới khung ảnh, và ngược lại, sẽ dần “xa” khi tiếp cận vùng biên phía trên. Một chút xíu cảm giác liên quan đến “hướng nhìn văn tự thông thường“, người ta sẽ có khuynh hướng đọc từ trái sang phải (trừ vài cá biệt), như thế, khi chủ thể quay mặt về bên trái khung hình sẽ hình thành ra cảm giác “quay về”, “chốn xưa”, “hoài niệm”… và ngược lại, phía bên phải sẽ dễ gợi mở hướng nhìn về tương lại hơn (ra đồng, đi làm, phát triển…). Kể ra thì những “ước lệ về không gian” này cũng được áp vào hầu hết những khuynh hướng, trường phái thể hiện khác nữa.

Khái niệm vế không gian liên quan đến “vị trí”, đến to – nhỏ, đến gần – xa, đến màu nóng – màu lạnh, đến sáng – tối, cụ thể là trên những gì có thể “thấy được”. Còn với “tính ước lệ về thời gian” sẽ là một dạng “khái niệm chồng lên khái niệm“, “cấu trúc hòa vào cấu trúc” và thế là chúng ta hầu như sẽ đi vào ma trận, dường như thấy lối ra, mà sao đi hoài không đến.
Một cấu trúc đơn giản mà chúng ta có thể thấy được là “nhịp điệu”, khi có sự lặp lại của các chất liệu theo một tần suất nào đó, sẽ gợi mở một sự “dịch chuyển của không gian”, trong đó hàm ẩn cảm giác của sự biến huyễn của thời gian. Nếu tiết tấu ít, rời rạc có thể gợi mở một ít cảm giác về dòng chảy chậm của thời gian, nếu cạnh đó lại là tương phản gắt giữa các vùng sáng tối hay đối chọi màu dữ dội, dường như gợi mở về “một thời oanh liệt”, “đấu tranh sinh tồn”, “ngụp lặn nơi cuối nẻo dòng đời“.

Ảnh minh họa. NAG Trung Thu
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu.

Việc chọn tốc độ chậm để tạo ra các vệt mờ nhòe, hàm ẩn cảm giác động cho hình ảnh, thì đây là cấu trúc đơn sơ nhất mà hầu hết các tác phẩm của trường phái này thừa nhận. Những vệt mờ nhòe chính mượn sự biến đổi cấu trúc bình thường của các chất liệu trong hiện thực, để chuyển nó sang một dạng thức khác của cảm giác, vừa mang tính che lấp “nguyên mẫu hiện thực”, lại tạo ra một hướng nhìn khác đi về hiện thực.
Cái được chúng ta gọi là hiện thực kia, có thực sự “chính là những gì chúng ta nhìn thấy hay không“, hay cái ta thấy lại nằm nơi “cái ta cảm” nhiều hơn. Cái ta thấy hầu như chỉ bám trụ nơi “thị giác”, nhưng cái ta cảm lại phủ trùm lên những gì thấy, nó có thể đến từ vị giác, khứu giác, xúc giác, hay từ ý thức, từ hoài niệm, từ tâm linh, tín ngưỡng. Và nếu đã như thế, khuynh hướng của trường phái này, hầu như chính là “biến huyễn các chất liệu của thực tại” thành dòng cảm xúc sâu lắng hơn, thăm thẳm hơn, có thể lui về quá khứ xa xăm hay trôi nổi về tương lai huyền nhiệm.

Trong mối liên kết hài hòa giữa không – thời gian, phối với dòng cảm xúc giữa con người với thực tại, chúng ta hãy xem dòng ảnh này như những khoảng lặng “chợt dừng” của tâm thức để hình dung “cái vốn được gọi là thực tại” này. Khi chúng ta cảm nhận thực tại, mọi thứ chung quanh ta đều “luôn chuyển mình thay đổi trong từng khoảnh khắc“, đôi khi những thay đổi này xuất phát điểm lại nằm trong chính tâm thức của ta (tâm viên ý mã). Vừa nhìn cái này, ta lại chợt nghĩ đến cái khác, rồi chợt trầm tư vào mảnh mún hoài niệm nào kia nữa.
Thế thì hà cớ gì chúng ta “bắt thực tại phải dừng” ở từng cú bấm máy một cách khiên cưỡng, mà không xem đó chỉ là những “khớp nối chuyển mình” nhằm liên kết các mảnh mún thực tại (xuyên qua những bất chợt xuất hiện trên dòng tư tưởng của ta). Những chất liệu biến thành những dòng chảy, liên kết giữa “các lớp không gian” và “những khoảng lặng thời gian”. Dường như ta chính là một điểm dừng trong đó, lại như ta đang cùng biến đổi, hòa quyện trong mối tương tác cùng huyễn thực chung quanh.
Trong việc vận dụng những thao tác kỹ thuật, cùng phối với các yếu tố mang tính ước lệ của “mỹ học truyền thống” và “mỹ học đương đại” nhằm tạo lập dòng ngôn ngữ cảm xúc, hơn là chỉ đơn giản “lát cắt lạnh lùng vô cảm của thực tại.

Nhiếp ảnh gia Trung Thu

The post Nhiếp ảnh ấn tượng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chọn ống kính https://24hsongxanh.vn/chon-ong-kinh/ Fri, 04 Oct 2019 14:01:06 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=15630 Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Đối với ống kính ảnh, có một số vấn đề được đặt ra: tiêu cự (góc nhìn), chất lượng hệ thống thấu kính (độ phân giải) và tính tiện dụng (fix hay zoom…)  Về chất lượng ống kính, một tiêu chí quan trọng là “giá tiền”, tiền càng cao thường sẽ cho chất lượng ống […]

The post Chọn ống kính appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Đối với ống kính ảnh, có một số vấn đề được đặt ra: tiêu cự (góc nhìn), chất lượng hệ thống thấu kính (độ phân giải) và tính tiện dụng (fix hay zoom…)

 Về chất lượng ống kính, một tiêu chí quan trọng là “giá tiền”, tiền càng cao thường sẽ cho chất lượng ống kính càng cao, chỉ với một ít loại trừ về thương hiệu. Có vài thương hiệu, khiến giá tiền lên rất cao, trong khi chất lượng ống kính không thật cao.

Hầu hết những ống kính chất lượng cao, đều có chứa các thành phần thấu kính phẩm chất cao như: aspherical, ED, LD, SLD, FLD… nhằm tăng cường sửa sai lỗi quang học (biến dạng rìa, mất nét rìa…), cũng như độ vi tương phản của hình ảnh (biểu đồ MTF). Thời kỳ đầu, việc chế tạo thấu kính phi cầu (aspherical lens) có chút khó khăn, họ đã chọn giải pháp dùng vật liệu “phi thủy tinh” (không bền với thời gian), sau đó, với công nghệ mài CNC phát triển tốt, họ đã tạo ra được những thấu kính dạng này cực tốt, nhằm sửa lỗi biến dạng vùng rìa (lồi hoặc lõm) đồng thời cũng cải thiện độ nét của vùng rìa này (bằng cách hiệu chỉnh khiến cho các tia RGB hội tụ ngay mặt cảm biến). Hiện giờ, cấu trúc này được xem như mặc nhiên có trong hầu hết các ống kính (kể cả dòng rẻ tiền), nên họ không hề đưa ra thông báo về sự xuất hiện của thấu kính này trong ống kính nữa.

Việc dùng những thấu kính có độ tán xạ thấp (LD) hay cực thấp (ED, ELD, SLD…) nhằm giúp tách bạch hơn các vùng chi tiết giao giới tương phản cực mạnh (tạm gọi là chức năng chống phà, lóe), có tác dụng tích cực trong sửa lỗi lé màu (viền tím – apochromatic) và trong chừng mực nào đó, nó sẽ khiến cho hình ảnh trong trẻo hơn, vì chống được hiện tượng phản xạ nội trong các lớp thấu kính. Các lớp tráng phủ (multi coated layers) cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc giữ trong hình ảnh, chống lóe, chống phản xạ nội… và chỉ tiêu quan trọng nhất đó là nó cho phép tăng hiệu suất truyền sáng lên đến tiếp cận ngưỡng 100%. Nguyên tắc lớp tráng phủ, là độ dày sẽ nhỏ hơn nửa bước sóng ánh sáng, nghĩa là ngay từ lớp tráng phủ đầu tiên đã là “nano” (vào khoảng 100 – 200nm).

Ảnh minh họa. NAG Trung Thu
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Ngay từ thời Pentax đưa ra cấu trúc “multi-coated” đã cho phép đưa ngưỡng truyền sáng lên đến 99,5%, và trải qua một số thập kỷ, hiệu suất này không ngừng tăng lên. Ngày nay, Nikon đưa ra lớp tráng phủ Nano hay Canon chọn SWC (sub-wave coated), đều là ở độ dày vào khoảng 30nm. Thuật ngữ nano mà Nikon dùng hoàn toàn mang tính thổi phồng thương mại, vì mọi lớp tráng phủ từ xưa đến giờ đều là nano cả. Chút khác biệt là cristal nano (cấu trúc chóp tinh thể nano) nhằm đẩy hiệu suất truyền sáng lên tiếp cận ngưỡng 100% (theo lý thuyết).

Hồi xưa, các hãng sản xuất ống kính của Đức có được mỏ thủy tinh Schauss, cho độ tinh khiết cực cao, và họ tạo ra được thương hiệu đỉnh của mình trong một thời gian dài (Carl Zeiss, Rodenstock, Schneider…). Nhưng ngày nay, việc “tinh chế thủy tinh” đạt ngưỡng tinh khiết như thế, không còn là vấn đề ghê gớm lắm. Các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc cũng đều có thể làm được, Nhật là mặc nhiên rồi. Và đây là một thực tế, chính là “chất lượng quang học trên thị trường tổng thể của thế giới hầu như không cách biệt nhiều nữa“, trừ một số người cố tình đi tìm giá trị thương hiệu mà thôi.

Chọn ống kính fix hay zoom

Đây cũng là một vấn đề khiến khá nhiều bạn trẻ phân vân, và có thể sẽ phải đánh đổi nhiều trước khi có được cảm giác phù hợp với nhu cầu của mình. Ống kính fix hoặc prime lens là dạng ống kính với cấu trúc khoảng mươi thấu kính trở lại, hiếm khi vượt hơn, thậm chí chỉ cần khoảng 5 – 7 thấu kính đã có thể tạo thành một cấu trúc hoàn hảo. Những cấu trúc phức tạp, chủ yếu là vận dụng cấu trúc ghép nhằm khử lỗi APO hoặc đưa cấu trúc thành “floating element” (để phát huy chức năng chống rung). Và đương nhiên, khi càng nhiều thấu kính, sẽ khiến giá thành càng cao.

Trong khoảng hơn 20 năm, các hãng đã không ngừng đầu tư gần như toàn bộ công sức vào việc hoàn thiện cấu trúc ống kính đa tiêu cự (zoom lens). Những ống kính zoom thời kỳ đầu không tốt lắm, vừa “khẩu độ mở lớn” kém, lại chất lượng quang học không cao, đã khiến hình thành cảm giác “ống kính fix chất lượng luôn cao hơn ống zoom“. Nhưng do sự đầu tư cao của các hãng trong một thời gian rất dài, khiến chất lượng ống kính zoom tăng cường rất nhanh và rất cao. Khẩu độ mở lớn nhất được tăng cường, đồng thời chất lượng quang học không hề thua kém những ống kính fix trước đó (gần như suốt khoảng thời gian này, không hề có một ống kính fix nào được cải tiến).

Những ống kính zoom có hai trị số khẩu độ mở lớn nhất, thường sẽ nằm ở ngưỡng giá trung bình, còn dòng ống kính chỉ có một trị số khẩu độ mở lớn nhất sẽ có giá tiền cao hơn, thậm chí rất cao. Ngưỡng ống kính zoom chất lượng cao hiện thời hầu như đều nằm ở f/2.8 (một “khẩu độ mở lớn nhất”). Vài đột phá của zoom trong việc mở lớn khẩu độ hơn nữa, có thể trong vài năm nữa, ngưỡng f/2 (hay f/1.8) sẽ trở thành phổ thông hơn…

Có một số nhà nhiếp ảnh đã tạo những bảng test công phu để chứng tỏ rằng “không hề có sự cách biệt chất lượng quang học giữa hai dòng ống kính này” (đương nhiên là ở ngưỡng “giá tiền tương thích”). Thậm chí ở khẩu độ mở lớn nhất, hiện tượng tối góc và giảm nét ở rìa, thì ống kính zoom dường như “tốt hơn” (trong một số trường hợp).

Xét theo nhu cầu thì khi công việc cần thay đổi tiêu cự nhiều, nhanh trong những cú bấm máy kế tiếp, người ta sẽ chọn dùng ống kính zoom vì tính tiện nghi này. Hoặc xuất phát từ “cảm giác gọn” (không phải thay đổi nhiều lần), người ta cũng chọn zoom. Thậm chí khái niệm “ống kính normal” ngày hôm nay, sẽ là một ống kính zoom (trải từ wide đến tele gần), là dạng ống kính kit được bán kèm theo máy ảnh.

Người ta sẽ chọn ống kính fix theo hướng “khẩu độ mở lớn nhất” rộng hơn ống kính zoom, nhằm phục vụ trường hợp phải xử lý trong tình huống ánh sáng yếu (như chụp trong nhà, hay hoạt cảnh ban đêm trong điều kiện ánh sáng tự nhiên). Hoặc giả khi muốn chọn giải pháp “gọn, nhẹ” khi chụp ảnh đường phố hay du lịch (nghĩa là nếu chụp được thì tốt, còn nếu không chụp được thì bỏ). Không nên để cảm giác “chọn fix để có chất lượng cao hơn zoom” nữa… Những ống kính fix cải tiến thế hệ mới, chất lượng cải tiến không nhiều, vì hầu như đã hoàn thiện trong quá khứ, có chăng sẽ là “độ mài chuẩn xác hơn chút ít”, “lớp tráng phủ tốt hơn một xíu” và có thể “gắn thêm chức năng chống rung” (dù không thực sự cần thiết lắm ở tiêu cự ngắn). Dù sao thì chúng ta hãy suy nghĩ đến “nhu cầu thực” của mình, hơn là chạy theo những đề nghị nọ kia…

Nhiếp ảnh gia Trung Thu

The post Chọn ống kính appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chọn lấy nét https://24hsongxanh.vn/chon-lay-net/ Tue, 24 Sep 2019 00:32:44 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=14029 Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Là một động tác nhằm đặt mặt phim hay cảm biến vào đúng vị trí mà “kích thước vòng mờ” (confusion circle) nhỏ nhất, nghĩa là hình sẽ nét nhất. Khái niệm “vòng mờ” (confusion circle) được hình thành trên nền vật lý quang học. Với một hệ thống thấu kính, luôn sẽ có một […]

The post Chọn lấy nét appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Là một động tác nhằm đặt mặt phim hay cảm biến vào đúng vị trí mà “kích thước vòng mờ” (confusion circle) nhỏ nhất, nghĩa là hình sẽ nét nhất.

Khái niệm “vòng mờ” (confusion circle) được hình thành trên nền vật lý quang học. Với một hệ thống thấu kính, luôn sẽ có một vị trí mà vòng mờ này hầu như “biến thành điểm”, và người ta chọn nơi đó làm nơi đặt cảm biến hay film. Ở thời film, do kích thước hạt muối bạc không hẳn đồng nhất, và những thiết bị kiểm tra chưa được tốt lắm (đồng bộ là chất lượng ống kính cũng không cao), nên việc xác lập “vùng nét” này cũng chỉ hàm nghĩa tương đối. Nhất là khi có sự “sai số giữa vật kính ngắm và mặt phim”, nên khả năng có thể xuất hiện “trúng trật cầu may” (lúc nét trước, khi nét sau) vẫn thường xảy ra.
Với những ống kính zoom, khả năng đúng nét ở tiêu cự này, và không đúng nét ở tiêu cự khác vẫn thường xảy ra (đôi khi rất khó khắc phục), đành chọn giải pháp “ưu tiên cho tele”, còn với tiêu cự ngắn hơn, sẽ tìm giải pháp áng chừng. Những ống kính thời này có vòng lấy nét với khoảng dịch chuyển thật dài, kết hợp với những kính ngắm fresnel (và cả mặt cắt phóng đại nơi giữa khung ngắm) nhằm giúp mắt người có thể tìm được “điểm nét tối ưu” dễ hơn.

Ảnh minh họa. NAG Trung Thu
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Khoảng hơn 20 năm trở lại đây, khi mà những ống kính được “thiết kế từ máy vi tính” (computer design) với những sửa sai gần như hoàn hảo (bao gồm từ hình dáng mặt thoáng thấu kính (như aspherical) đến chất lượng thủy tinh quang học (ED, LD, Flourid…), để rồi hình thành một cấu trúc “hệ thống thấu kính”, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất), thì đồng thời cũng giúp cơ chế lấy nét tự động (auto focus) đạt được những tính năng ưu việt khả năng mắt người có thể. Đến đây, người ta có thể tính được kích thước vòng mờ theo ‘kích thước điểm ảnh” (vài micro mét), khoảng mờ phía trước và phía sau để xác lập ảnh trường.
Những ống kính thế hệ cũ, khả năng nhận diện chi tiết hình ảnh nằm ở ngưỡng “phần trăm mm”, sẽ rất khó khăn để thấy được những điểm ảnh cỡ 4 – 6 phần ngàn mm của cảm biến. Và bởi vì “ưu tiên kích hoạt chức năng AF”, nên những vòng lấy nét thế hệ này, đều có khoảng dịch chuyển cực ngắn, và đây chính là yếu tố quan trọng khiến mắt người khó theo kịp những cảm biến AF. Những vật liệu “phi kim” (một số phi kim còn bền hơn cả kim loại luôn) cũng được đưa vào, khiến độ ma sát giảm cực thấp, trọng lượng ống kính nhẹ hơn và quan trọng nhất, độ chính xác gia công cơ học cũng chuẩn xác hơn những ống kính xưa rất nhiều. Khả năng của mắt người nhận diện độ chính xác có khi khoảng vài phân (centimet), trong khi độ chính xác do cảm biến AF (auto focus) có thể tiếp cận ngưỡng vài ly (milimet) hoặc thấp hơn nữa.
Còn trong tình huống thực tế, có khi mải lo chỉnh nét, mà người mẫu đi mất tiêu, vẫn thường xảy ra. Xét ngược lại vấn đề, hệ thống lấy nét tự động rất đắt tiền, và khi mua thiết bị, mình đã trả phí cho nó rồi. Vấn đề còn lại, có muốn dùng hay không chỉ là ở bản thân mình mà thôi.

Nhiếp ảnh gia Trung Thu

 

The post Chọn lấy nét appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chọn chống rung https://24hsongxanh.vn/chon-chong-rung/ Sun, 15 Sep 2019 00:21:57 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=13625 Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Vốn là khái niệm cổ xưa, “tốc độ an toàn tối thiểu”, không là quy tắc tuyệt đối, nhưng là một gợi mở nhằm ít bị lỗi nhất, khi cầm máy trên tay để bấm (không thông qua chân một hay chân ba). Người ta gọi là “tốc độ an toàn tối thiểu”, sẽ là […]

The post Chọn chống rung appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Vốn là khái niệm cổ xưa, “tốc độ an toàn tối thiểu”, không là quy tắc tuyệt đối, nhưng là một gợi mở nhằm ít bị lỗi nhất, khi cầm máy trên tay để bấm (không thông qua chân một hay chân ba).

Người ta gọi là “tốc độ an toàn tối thiểu”, sẽ là chọn “tốc độ thấp nhất” bằng với nghịch đảo của trị số tiêu cự nhân với hệ số crop của cảm biến (đây là gợi mở mà không phải công thức, vì khác đơn vị). Ví như khi dùng ống kính tiêu cự 200mm trên máy film hay full frame, thì tốc độ an toàn tối thiểu sẽ là khoảng 1/200s. Nếu với máy crop x1,5, thì tốc độ an toàn tối thiểu này lại thêm một lần quy đổi thành 1/200×1,5 = 1/300s.

Ảnh minh họa. NAG Trung Thu
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Khoảng hơn 10 năm trước, các hãng Nikon, Canon rồi Sigma lần lượt tiên phong đưa cơ chế chống rung vào ống kính 80 – 400mm (hay 100 – 400mm), lúc đó, khả năng chỉ chống rung được 2 nấc tốc độ (2 stops) mà thôi. Nghĩa là nếu khi đang dùng tiêu cự 400mm, thì tốc độ an toàn tối thiểu cho full frame sẽ là 1/400s (khi không dùng chức năng chống rung), và khi bật chức năng chống rung lên, nó cho phép người chụp hạ xuống 1/200s, 1/100s, mà hình ảnh hầu như vẫn sẽ nét giống như khi dùng tốc độ 1/400s (không chống rung). Họ vận dụng con lắc hồi chuyển (gyro system), với một “phần tử nổi” (floating element) là một khối thấu kính treo, hồi đầu là treo bằng lò xo, sau đó được treo bằng nam châm điện, độ chuẩn xác ổn định hơn. Khi ấn nhẹ nút bấm máy nửa vời, để lấy nét tự động hay đo sáng, thì đồng thời sẽ kích hoạt chức năng chống rung này. Và đây là một lưu ý quan trọng. Khi đặt máy lên chân (một hay ba) thì nhất thiết phải tắt chức năng chống rung. Nếu không tắt, khối phần tử nổi sẽ “không được treo” (sẽ bị xệ xuống do trọng lượng, vì không nhận diện được sự chuyển động của thân máy hay ống kính), và sẽ khiến “lệch quang trục của ống kính”, và hình ảnh sẽ lờ nhờ, không nét nữa.

Công nghệ ngày càng phát triển, hầu hết các hãng đều đưa chức năng chống rung này vào trong ống kính hay thân máy. VR (vibration reduce – Nikon), IS (image stabilization Canon), OS (optical stabilization – Sigma), VC (vibration compensation – Tamron), OIS (optical image stabilization – Leica, Panasonic), SR (shake reduce – Pentax),… Một thông số quan trọng là “khả năng chống rung” bao nhiêu stop (tính trên nền tốc độ giảm xuống so với tốc độ an toàn tối thiểu). Và hầu hết các hãng đều đạt hoặc vượt ngưỡng 4 stop. Chúng ta hình dung thử nhe. Nếu chúng ta bấm tốt ở 1/250s, vậy thì 4 stop sẽ là: 1/125, 1/60, 1/30, 1/15. Mình không tin con số 1/15s này, đã từng thử vài lần, đều cực khó đạt nét. Đó là chưa kể khi đó, chỉ cần nhân vật trong ảnh hơi cử động, hình sẽ liền nhòe. Vậy thì liệu chúng ta có tin được không, khi các hãng đưa ra “chống rung 5 nấc” hay hơn nữa…

Một khái niệm này nữa, là với cơ chế chống rung trên thân máy, sẽ có chút vấn đề, đó là độ chống rung giữa wide (tiêu cự ngắn) và tele (tiêu cự dài) sẽ là không giống nhau, nên nếu họ ghi chống rung 5 nấc, được hiểu là dành cho wide, và khi chuyển qua tele, có khi chỉ cỏn 2 – 3 nấc mà thôi. Ống kính 100mm IS macro của Canon chống rung 4 nấc, và họ có ghi rõ, khi tiến đến ngưỡng 1:2 độ chống rung còn 3 nấc, còn khi tiếp cận ngưỡng 1:1, độ chống rung chỉ còn 2 nấc. Là họ trung thực đàng hoàng. Một số ống kính có hai chức năng chống rung, thì mode 1 sẽ chống rung hai chiều (chiều đứng và chiều ngang), là chức năng thường dùng, còn mode 2 sẽ tắt chống rung theo chiều ngang, chủ yếu để phục vụ “lia máy”. Một số thông tin tổng quan về cơ chế chống rung của các hãng trên thị trường.

Nhiếp ảnh gia Trung Thu

The post Chọn chống rung appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chọn đo sáng https://24hsongxanh.vn/chon-do-sang/ Thu, 12 Sep 2019 00:39:16 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=13450 Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Thời kỳ đầu của nhiếp ảnh, quang kế được sản xuất rời, và người ta dựa theo “mặt phẳng xám 18% phản chiếu” (18% reflective gray card) do hãng Kodak sản xuất, và xem đây như là “chuẩn để ra được ngưỡng đúng sáng” cho phim nhựa. Góc đo thường nằm ở ngưỡng trung bình, […]

The post Chọn đo sáng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Thời kỳ đầu của nhiếp ảnh, quang kế được sản xuất rời, và người ta dựa theo “mặt phẳng xám 18% phản chiếu” (18% reflective gray card) do hãng Kodak sản xuất, và xem đây như là “chuẩn để ra được ngưỡng đúng sáng” cho phim nhựa.

Góc đo thường nằm ở ngưỡng trung bình, khoảng 30 – 50 độ (độ góc), thường sẽ có hai giải pháp đo: “Đo khách quan” sẽ hướng quang kế về nguồn sáng chính (thường sẽ xuyên qua một lồi cầu trắng đục), trị số đo được sẽ là ngưỡng xám 18% xám, bất kể độ đậm của chủ thể ra sao. “Đo chủ quan” chính là hướng quang kế trực tiếp vào chủ thể, khi đó sẽ có được thông số đo sáng thay đổi tùy theo độ đậm của chủ thể.

Những quang kế gắn trực tiếp vào máy chụp trong thời kỳ đầu, hầu hết đều là dạng này, và có thể xem đó như là tiền thân của “centre weighted metering” (đo sáng hướng tâm – với 70% năng lực đo tập trung vùng giữa, 30% được phối ra các vùng rìa). Chính khi thu hẹp được góc nhìn đo sáng (xuyên qua hệ thống thấu kính), người ta tạo ra chức năng đo sáng điểm (spot metering), và đây chính là “tiền đề” cho hệ thống phân vùng ánh sáng (zone system) của ngài Ansel Adams ra đời. Chỉ là 48 trang trong quyển The Negative, thế mà mình đã phải dùng khoảng một tháng để nghiền ngẫm, mới tàm tạm hiểu được chân ý của cổ nhân.

Ảnh minh họa. NAG Trung Thu
Ảnh minh họa. NAG Trung Thu

Anticipation of the final result before making the exposure is known as visualization. (Nhận thức được hình ảnh cuối cùng sẽ như thế nào trước khi bấm máy), có thể được xem như slogan của hệ thống Zone này. Chức năng đo sáng điểm này, hầu như dùng để kiểm tra xác lập mối tương quan giữa các vùng sáng tối, hơn là dùng nó làm trị số thời chụp (exposured value). Tuy nhiên không gồm sở thích cá nhân hay thói quen. Một chức năng đo sáng có giá trị không cao ở ngày xưa, là đo sáng toàn cảnh (scene metering) rất dễ bị ảnh hưởng mạnh bởi các vùng quá sáng hoặc quá tối xuất hiện trong khung ảnh ở diện rộng. Sau đó được phát triển lên thành dạng “đo sáng cân bằng năm vùng” (5 zone balanced metering) khá chuẩn xác, sửa được khá nhiều lỗi của chức năng đo sáng cũ.

Đến thời Nikon F5 (chụp phim), hãng Nikon đã phát triển dùng cảm biến RGB nhận diện đủ các màu của hiện thực, và đưa ra cấu trúc đo sáng ma trận (Matrix Metering), rồi Canon cũng có chức năng này, và đặt tên là Evaluative Metering, chức năng tương tự. Đặc trưng của chức năng này, họ thu thập từ rất nhiều tình huống ánh sáng cá biệt được những nhiếp ảnh gia thực hiện thành công, và họ tích lũy thành kho dữ liệu (tạm gọi là ngân hàng dữ liệu), để rồi khi người dùng đưa máy lên “đo sáng”, nó sẽ “truy xuất” ra một tình huống tương tự với trị số thời chụp tương ứng. Chức năng này gần như hoàn hảo (ít nhất là cho đến hiện tại), đương nhiên là theo chuẩn của nhà sản xuất.

Và nhà sản xuất vẫn mở thêm một cánh cửa dành cho những nhà chuyên nghiệp, có những nhu cầu đặc thù, đó là chức năng bù trừ sáng (EV compensation), là +/- EV. Đó chính là “đo sáng theo cảm giác cá nhân”, bên cạnh đó có thể còn có “đo sáng theo cảm giác khách hàng” nữa. Và việc chọn gì, chính là xuất phát từ tâm cảm của nhà nhiếp ảnh.

Nhiếp ảnh gia Trung Thu

The post Chọn đo sáng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>