kẹt xe – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Tue, 25 May 2021 23:56:08 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png kẹt xe – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Gần 1.500 tỷ mở rộng quốc lộ 50 qua TP.HCM https://24hsongxanh.vn/gan-1-500-ty-mo-rong-quoc-lo-50-qua-tp-hcm/ Tue, 25 May 2021 23:56:08 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=60771 mo-rong-quoc-lo-50-qua-tphcm

Bề rộng quốc lộ 50 qua huyện Bình Chánh sẽ được mở rộng lên 34 m với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng. Nội dung trên được Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoà Bình nêu trong văn bản gửi các sở, ngành liên quan. Theo đó, dự án xây dựng, mở rộng […]

The post Gần 1.500 tỷ mở rộng quốc lộ 50 qua TP.HCM appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
mo-rong-quoc-lo-50-qua-tphcm

Bề rộng quốc lộ 50 qua huyện Bình Chánh sẽ được mở rộng lên 34 m với tổng mức đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.

Nội dung trên được Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoà Bình nêu trong văn bản gửi các sở, ngành liên quan.

Theo đó, dự án xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 đoạn qua huyện Bình Chánh đến giáp ranh tỉnh Long An được thực hiện trong giai đoạn 2021-2025.

Văn bản của lãnh đạo UBND TP nêu rõ Sở GTVT có trách nhiệm lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, chủ trì các đơn vị liên quan hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư và các bước tiếp theo. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND TP bố trí vốn để triển khai dự án.

mo-rong-quoc-lo-50-qua-tphcm
Quốc lộ 50 thường ách tắc giao thông vào các giờ cao điểm hoặc kỳ nghỉ lễ. Ảnh: Lê Quân

Việc mở rộng quốc lộ 50 được kỳ vọng sớm giải quyết các vấn đề khó khăn trong vận chuyển hàng hoá, áp lực giao thông và thúc đẩy kinh tế của khu vực phía Nam.

Quốc lộ 50 có tổng chiều dài 88 km bắt đầu từ cầu Nhị Thiên đường (quận 8), nối trung tâm thị trấn Cần Giuộc, đi qua huyện Cần Đước và kết thúc tại tỉnh Tiền Giang.

Tuyến đường có vai trò huyết mạch kết nối TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khi cắt ngang cao tốc Bến Lức – Long Thành và tuyến vành đai 4.

Thư Trần

Theo Zing

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/gan-1500-ty-mo-rong-quoc-lo-50-qua-tphcm-post1219436.html

The post Gần 1.500 tỷ mở rộng quốc lộ 50 qua TP.HCM appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Người dân ùn ùn rời Hà Nội và Sài Gòn nghỉ lễ https://24hsongxanh.vn/nguoi-dan-un-un-roi-ha-noi-va-sai-gon-nghi-le/ Thu, 29 Apr 2021 14:54:51 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=59269 nguoi-dan-un-un-roi-ha-noi-va-sai-gon-nghi-le

Người dân đổ về quê nghỉ lễ 4 ngày khiến nhiều đường ở Hà Nội ùn tắc kéo dài; cửa ngõ TP HCM đông nghẹt người, một số nhà xe “cháy vé”, chiều 29/4. Từ 15h, khu vực chờ xe đi của Bến xe Giáp Bát đông nghịt người. Các chuyến về Thanh Hoá, Nghệ […]

The post Người dân ùn ùn rời Hà Nội và Sài Gòn nghỉ lễ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nguoi-dan-un-un-roi-ha-noi-va-sai-gon-nghi-le

Người dân đổ về quê nghỉ lễ 4 ngày khiến nhiều đường ở Hà Nội ùn tắc kéo dài; cửa ngõ TP HCM đông nghẹt người, một số nhà xe “cháy vé”, chiều 29/4.

Từ 15h, khu vực chờ xe đi của Bến xe Giáp Bát đông nghịt người. Các chuyến về Thanh Hoá, Nghệ An hành khách đứng quây trước đầu xe dù tài xế chưa mở cửa. Mỗi khi có xe trống vào bãi đỗ, nhiều người xách theo đồ đạc bám theo.

Anh Trần Xuân Toản cho biết từ hôm qua đã liên hệ đặt vé về quê Nghệ An vào cuối giờ chiều nhưng nhiều hãng báo hết vé. “Tôi buộc phải nghỉ ca làm buổi chiều thì mới có vé nhưng cũng không nghĩ giờ này đã đông như vậy”, anh nói.

nguoi-dan-un-un-roi-ha-noi-va-sai-gon-nghi-le
Hành khách chen chân về quê. Ảnh: Gia Chính

Tại khu bán vé, các điểm chờ bến xe này đều dán thông báo yêu cầu hành khách đeo khẩu trang, thực hiện “thông điệp 5K” (khẩu trang – khử khuẩn – khoảng cách – không tụ tập – khai báo y tế), hệ thống loa liên tục phát cảnh báo dịch bệnh.

Để việc đeo khẩu trang được triệt để, một số nhân viên bến xe mang theo loa nhắc nhở từng hành khách. Những người không mang khẩu trang không được bán vé. Hành khách khi lên xe sẽ được phụ lái hỗ trợ khai báo y tế vào danh sách có sẵn. “Đề nghị tài xế nộp tờ khai báo y tế cho ban quản lý, xe sẽ không được rời bến nếu chưa thực hiện khai báo”, loa phát thanh tại cổng yêu cầu.

Tương tự, tại Bến xe Mỹ Đình tuy lượng khách không đông nhưng công tác phòng dịch vẫn được đề cao. Nhân viên bến ngoài hướng dẫn mua vé còn giám sát việc đeo khẩu trang của hành khách. Ông Nguyễn Anh Toàn, Giám đốc Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội cho hay, hành khách qua các bến Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm tăng từ 120 % đến 250 % so với ngày thường, đơn vị tăng cường 500 lượt xe.

Trong khi đó, các đường cửa ngõ Hà Nội ùn tắc nghiêm trọng. Trên đường Nguyễn Trãi ôtô nối đuôi nhau dài hơn 7 km từ Ngã Tư Sở đến Quang Trung (Hà Đông). Đường Phạm Hùng cũng tương tự, cảnh sát giao thông đứng ở các nút giao hướng dẫn ôtô nhích từng chút một giữa hàng nghìn xe máy len lỏi. Đường Vành đai ba từ cầu vượt Mai Dịch đến cầu Thanh Trì ùn tắc từ 16h.

TP HCM, từ 16h30, tại Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh), một số tuyến đường xung quanh như Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Xí, cầu Bình Triệu… đông đúc, nối đuôi nhau. Trong bến, khách cũng tập trung đông, ước tính hết ngày đạt khoảng 21.000 người, tăng hơn 150% so với năm ngoái.

Cách đó 15 km, tại ba cổng chính Bến xe miền Tây (quận Bình Tân), từ 15h, ôtô, xe máy chở hành lý, đồ đạc nối đuôi nhau ra vào. Tại cổng số 2, gần chục bảo vệ thổi còi, liên tục điều tiết xe qua lại và giữ trật tự do khách đông. Phía trong, nhiều quầy vé bán từ TP HCM đi Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh… tấp nập khách. Không ít người hớt hải mang túi xách, balô chen vào đám đông vì sợ hết vé, khiến bảo vệ phải nhắc nhở xếp hàng chờ lượt. Chiều tối, một số nhà xe thông báo hết vé.

nguoi-dan-un-un-roi-ha-noi-va-sai-gon-nghi-le
Một nhà xe bán vé ở Bến xe Miền Tây về Cà Mau thông báo hết vé, tối 29/4. Ảnh: Hà An

Chị Vân Ly, 40 tuổi, ở quận 6, nói mình xin công ty nghỉ buổi chiều ra bến mua vé về Cà Mau. Tuy nhiên sau khi xếp hàng chị phải quay ra do nhà xe không còn vé. “Nghĩ tình hình dịch bệnh đang phức tạp, lượng người về quê ít, nhưng không ngờ đông đến vậy”, chị Ly nói và cho biết sẽ chờ mua nhà xe khác.

19h, một số hãng xe lớn ra thông báo hết vé bán trực tiếp tại bến, song nhiều người vẫn tới hỏi mua. Trước nhiều quầy, khách đeo khẩu trang lỉnh kỉnh đồ đạc, xếp hàng dài hơn 20 m. Chờ đợi mệt mỏi, nhiều người ngồi bệt xuống đất. Một số nhà xe hiện dán thông báo tới 21h mới có xe tăng cường.

Phó giám đốc Bến xe Miền Tây Trần Văn Phương cho biết hôm nay là ngày cao điểm, ước đạt khoảng 45.000 người, hơn gấp đôi ngày thường và tập trung vào chiều tối. Việc một số hãng hết vé mang tính cục bộ. Đây chủ yếu là các nhà xe có thương hiệu nên khách nhu cầu nhiều ở cùng một thời điểm, dẫn đến tạm thời không đủ đáp ứng. Bến đã chuẩn bị kế hoạch điều động xe buýt, ôtô từ chặng ít khách qua chặng nhiều để giải toả khách.

Để phòng dịch, tại các bến xe liên tục phát loa thông báo yêu cầu khách tuân thủ quy định “5K” cùng các video phòng dịch trên màn hình điện tử. Bảo vệ bến đứng kiểm soát khách, yêu cầu đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông… Các bình dung dịch sát khuẩn được bố trí các lối ra vào, khu vực dễ thấy ở sảnh đợi…

Người dân ùn ùn về miền Tây nghỉ lễ 4 ngày khiến khu vực cầu Rạch Miễu ùn tắc. 16h, Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu phải xả trạm lần lượt mỗi làn đường từ Tiền Giang đi Bến Tre và chiều ngược lại, mỗi làn từ 10 đến 20 phút.

nguoi-dan-un-un-roi-ha-noi-va-sai-gon-nghi-le
Dòng xe máy, ôtô chờ qua cầu Rạch Miễu phía bờ Tiền Giang, chiều tối 29/4. Ảnh: Hoàng Nam

Đến 19h, do xe tiếp tục tăng, cảnh sát giao thông hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre đã phối hợp chốt chặn một chiều, ưu tiên một chiều còn lại qua cầu. Mỗi lần chốt chặn kéo dài 20 – 30 phút. Dòng xe máy hàng nghìn chiếc vì vậy phải xếp hàng chờ dài hơn một km. Nhiều người mệt mỏi phải tấp vào các quán nước dọc đường tạm nghỉ. Một số xe chạy cả trên vỉa hè.

Tại phà Rạch Miễu, xe qua phà đông hơn ngày thường nhưng vẫn thông thoáng. Nhiều tài xế cho biết họ chấp nhận chờ qua cầu, ngại chạy vòng lên phà vì xa.

Gia Chính – Tất Định – Hà An – Gia Minh – Hoàng Nam

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/nguoi-dan-un-un-roi-ha-noi-va-sai-gon-nghi-le-4270651.html

The post Người dân ùn ùn rời Hà Nội và Sài Gòn nghỉ lễ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM có thoát ‘mùa nước nổi’ năm nay? https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-co-thoat-mua-nuoc-noi-nam-nay/ Thu, 29 Apr 2021 05:10:48 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=59242 tphcm-co-thoat-mua-nuoc-noi-nam-nay

Nhiều dự án chống ngập trọng điểm đang rục rịch hoàn thành, kỳ vọng giảm bớt tình trạng ngập nước bủa vây tại TP.HCM trong mùa mưa năm nay. Ngập từ chợ tới sân bay Từ khoảng giữa tháng 4 đến nay, TP.HCM và các tỉnh miền Nam thường xuyên xuất hiện những cơn mưa […]

The post TP.HCM có thoát ‘mùa nước nổi’ năm nay? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tphcm-co-thoat-mua-nuoc-noi-nam-nay

Nhiều dự án chống ngập trọng điểm đang rục rịch hoàn thành, kỳ vọng giảm bớt tình trạng ngập nước bủa vây tại TP.HCM trong mùa mưa năm nay.

tphcm-co-thoat-mua-nuoc-noi-nam-nay
TP.HCM mới vào mùa mưa đã ngập. ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Ngập từ chợ tới sân bay

Từ khoảng giữa tháng 4 đến nay, TP.HCM và các tỉnh miền Nam thường xuyên xuất hiện những cơn mưa tầm chiều muộn hoặc đêm kéo dài tới sáng, kèm theo giông, sét, gây ngập một số khu vực.

Đêm 15/4, một vùng mây giông sau khi gây mưa cho 3 tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã tiếp tục phát triển mạnh hơn và di chuyển đến TP.HCM gây ra mưa giông trên toàn TP, kéo dài tới sáng sớm 16/4. Cao điểm sáng, người dân di chuyển qua loạt tuyến đường tại TP.Thủ Đức như Kha Vạn Cân, Hiệp Bình, Linh Đông, Tô Ngọc Vân; đường Bình Lợi (Q.Bình Thạnh); Nguyễn Văn Khối, Phạm Văn Chiêu (Q.Gò Vấp)… phải bì bõm dắt xe trên đường.

Trong đó, nghiêm trọng nhất phải kể đến đường Nguyễn Văn Khối. Chỉ gần 1 giờ đồng hồ sau khi cơn mưa trút xuống, cả tuyến đường đã biến thành sông, nước dâng quá bánh xe khiến hàng loạt phương tiện bị chết máy phải dẫn bộ. Nhiều hộ gia đình nhà mặt đường phải dáo dác dọn đồ vì nước mưa trộn nước cống hôi thối tràn vào nhà. Không chỉ mưa lớn, gió giật mạnh còn quật ngã nhiều cây lớn tại khu vực Q.Tân Phú, Q.12 gây cản trở giao thông và nguy hiểm cho người dân.

Liên tiếp những ngày sau đó, mưa rải rác từ chiều khiến ngập lan ra nhiều khu vực, Sở GTVT TP.HCM cũng phải lên tiếng cảnh báo tình trạng ùn tắc giao thông đang có dấu hiệu tăng, một phần do ảnh hưởng của những cơn mưa vào giờ tan tầm.

Chị Hoàng Nga (ngụ Q.11) cho biết sáng 16/4, chị chạy xe đến khu chợ Ông Hoàng (P.9, Q.Tân Bình) để mua gà chỗ hàng quen nhưng không thể vào được chợ do ngập nước. Chợ Ông Hoàng tiếp giáp với đường Lý Thường Kiệt, Lạc Long Quân, lọt trong khu dân cư nên muốn vào trong phải đi qua vài con hẻm. “8 giờ sáng tôi đến, nước ngập lênh láng, chạy vòng vòng hơn 30 phút sau quay lại nước vẫn chưa rút, đành lủi thủi đi về”, chị Nga kể.

Trong khi đó, đáp chuyến bay về tới sân bay Tân Sơn Nhất đúng cơn mưa chiều cùng ngày, anh Mẫn Nguyễn khá bất ngờ khi lần đầu tiên chứng kiến cảnh máy bay hạ cánh trong “biển nước”.

“Máy bay hôm đó cũng phải bay vài vòng trên trời mới đáp được. Lúc hạ cánh nước còn tung tóe lên 2 bên cửa sổ, ai cũng phải ồ lên. Đến sân bay nhộn nhịp nhất cả nước mà còn ngập thì ngoài đường, ngoài phố chạy đâu cho thoát”, anh Mẫn Nguyễn lắc đầu ngao ngán.

Gần đây nhất, cơn mưa rất to chiều 24/4 đã kéo ít nhất 7 điểm chìm trong nước, theo ghi nhận của Công ty TNHH MTV thoát nước đô thị TP. Trong đó, có một điểm ngập hơn 3 tiếng, kéo dài từ 14 giờ 15 – 17 giờ 35 là đường Quốc Hương (khu Thảo Điền) ngập 0,16 m và 6 điểm ngập trong mưa khác là đường: Tô Ngọc Vân, Đặng Thị Rành, Dương Văn Cam, Kha Vạn Cân, Hồ Văn Tư, Phạm Văn Đồng.

Loạt dự án trọng điểm chạy nước rút

Mới đây, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) vừa phát đi thông báo sẽ tiến hành thông xe, đưa tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh vào khai thác phục vụ người dân TP vào lúc 8 giờ ngày 30/4.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, cho biết dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh là công trình trọng điểm, được Sở GTVT phê duyệt dự án đầu tư ngày 16/1/2018, khởi công ngày 5/10/2019 và sau gần 18 tháng thi công sẽ chính thức đưa vào khai thác phục vụ người dân vào ngày 30/4 tới.

“Việc đưa tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh vào khai thác phục vụ người dân TP sẽ góp phần khắc phục tình trạng kẹt xe, ngập nước đã diễn ra hơn 10 năm qua trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, góp phần tạo sự thông thoáng trong giao thông khu vực cửa ngõ phía đông”, ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.

Cũng theo vị này, Ban Giao thông đang gấp rút hoàn thiện đường Huỳnh Tấn Phát dự án xây dựng hệ thống thoát nước và cải tạo mặt đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn từ cầu Phú Xuân đến phà Bình Khánh, H.Nhà Bè) với tổng vốn gần 300 tỉ đồng đã hoàn thành. Công trình làm hệ thống cống tròn dọc tuyến, bề rộng từ 0,8 – 2 m và xây cửa xả tăng khả năng thoát nước ra kênh rạch. Ngoài ra, cao độ mặt đường được hoàn thiện cùng với quy mô tuyến cống dọc thoát nước D800 – D2000 sẽ đảm bảo giải quyết hiệu quả thoát nước mặt đường khi mưa và thoát nước sinh hoạt cho lưu vực tuyến đường.

Từ nay đến cuối năm, dự án nâng cấp, cải tạo đường và kênh Nước Đen (đoạn từ giáp cống hộp hiện hữu đến kênh Tham Lương, Q.Bình Tân) sẽ về đích, giúp thông thoáng dòng chảy, chắc chắn giảm ngập cho người dân sinh sống dọc kênh, đồng thời có thêm tuyến đường mới để người dân đi lại thuận tiện hơn. Các dự án sử dụng vốn ODA như làm cống bao thu gom các tuyến nước thải khu vực Q.4, Q.8, hạng mục gói thầu K các tuyến kênh Hàng Bàng, cải thiện khả năng thoát nước khu vực Q.5, Q.6, Q.11 thuộc lưu vực tuyến kênh này cũng đang đẩy nhanh thi công, hoàn thành trong khoảng quý 3, quý 4 năm nay. “Có khoảng 10 dự án, gói thầu sẽ hoàn thành, vừa giải quyết giao thông và góp phần giảm ngập cho nhiều khu vực trên địa bàn TP”, vị này thông tin.

Từ đầu năm, UBND TP.HCM đã phê duyệt Đề án chống ngập và xử lý nước thải TP.HCM giai đoạn 2020 – 2025 và Kế hoạch chống ngập, xử lý nước thải giai đoạn 2020 – 2030. Đề án của TP.HCM đặt mục tiêu trong giai đoạn 2020 – 2025 sẽ cố gắng giữ vững kết quả đạt được, không để tái ngập tại các vị trí đã được giải quyết trong phạm vi 550 km2 thuộc giai đoạn 2016 – 2020; Tập trung giải quyết ngập bền vững cho vùng trung tâm rộng 106,41 km và cơ bản giải quyết thoát nước cho các vùng còn lại của TP.

Hà Mai

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tphcm-co-thoat-mua-nuoc-noi-nam-nay-1375720.html

The post TP.HCM có thoát ‘mùa nước nổi’ năm nay? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những con đường kẹt xe quanh sân bay Tân Sơn Nhất đang chờ ‘giải cứu’ https://24hsongxanh.vn/nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu/ Thu, 22 Apr 2021 00:22:42 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58714 nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, Cộng Hòa, Tân Kỳ – Tân Quý dự kiến được khởi công cuối năm 2021. Quỳnh Danh Theo Zing   Link nguồn: https://zingnews.vn/nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu-post1198114.html

The post Những con đường kẹt xe quanh sân bay Tân Sơn Nhất đang chờ ‘giải cứu’ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu

Dự án đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám, Cộng Hòa, Tân Kỳ – Tân Quý dự kiến được khởi công cuối năm 2021.

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Tuyến đường mới nối Trần Quốc Hoàn với Cộng Hòa được xem là cửa ngõ thứ hai của sân bay Tân Sơn Nhất tương lai. Đây là một trong những dự án được kỳ vọng giảm tải lưu lượng xe cộ qua đường Trường Sơn.
nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Tuyến đường mới có chiều dài khoảng 4,4 km với lộ trình: Trần Quốc Hoàn – Thăng Long – trạm gác quân đội (Phan Thúc Duyện) – đường 18E – đường C2 – Hoàng Hoa Thám – đường C12 – Cộng Hòa. Trong ảnh, khu vực dự kiến được xây dựng hầm chui tại nút giao Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện dài 42 m, rộng 9 m (2 làn xe).
nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, dự kiến khởi công tháng 12/2021 và hoàn thành tháng 7/2023. Trong ảnh, đường C12 (quận Tân Bình, TP.HCM) đoạn gần nút giao Cộng Hòa là điểm đầu tiên tuyến đường mới này sẽ đi qua.

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Dự án mở rộng đoạn đường Cộng Hòa, từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long cũng được dự kiến khởi quý IV/2021 và hoàn thành trong 6 tháng.
nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Dự án mở rộng thêm 14-19 m bên phải đường Cộng Hoà và có chiều dài 134 m
nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Khi cải tạo xong, dự án sẽ giúp xóa điểm kẹt xe nhiều năm ở nút giao Lăng Cha Cả (quận Tân Bình, TP.HCM).

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Ngoài ra, dự án mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình, TP.HCM) từ cổng doanh trại quân đội đến đường Cộng Hòa dài gần 800 m, rộng 22 m, tổng vốn đầu tư 257 tỷ đồng, cũng sẽ được khởi công cuối năm nay.
nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Nhiều năm qua, người dân sống xung quanh khu vực nút giao Hoàng Hoa Thám – Cộng Hòa (quận Tân Bình, TP.HCM) thường xuyên chịu tình trạng ùn tắc xe nghiêm trọng giờ cao điểm.
nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Học sinh chen trong dòng xe do nhiều đoạn trên con đường này không có vỉa hè.

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Dự án giải quyết kẹt xe khu vực phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất là mở rộng đường Tân Kỳ – Tân Quý cũng được dự kiến khởi công cuối năm 2021.
nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Dự án mở rộng đường Tân Kỳ – Tân Quý đoạn từ đường Lê Trọng Tấn đến đường Cộng Hòa dài 644,5 m, mở rộng lên thành 30 m với 6 làn xe, tổng vốn đầu tư 742,1 tỷ đồng. Trong ảnh là giao lộ Tân Kỳ – Tân Quý với đường Trường Chinh, nơi thường xuyên xảy ra ùn tắc kéo dài vào giờ cao điểm.

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Trường Chinh đoạn từ đường Cộng Hòa đến Âu Cơ dài 904 m vẫn chưa thể thi công do vướng giải phóng mặt bằng.
nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu
Khu vực này thường xuyên xảy ra ùn tắc, giao thông lộn xộn, hàng dài xe cộ nối đuôi nhau chen chúc, di chuyển chậm từ sáng sớm đến tối muộn.

nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu

Quỳnh Danh

Theo Zing

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/nhung-con-duong-ket-xe-quanh-san-bay-tan-son-nhat-dang-cho-giai-cuu-post1198114.html

The post Những con đường kẹt xe quanh sân bay Tân Sơn Nhất đang chờ ‘giải cứu’ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM: ùn tắc giao thông tăng trở lại https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-un-tac-giao-thong-tang-tro-lai/ Tue, 20 Apr 2021 06:21:42 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58650 un-tac-giao-thong-tang-tro-lai

Sáng 20/4, Sở Giao thông vận tải TP.HCM có buổi trao đổi thông tin báo chí lĩnh vực giao thông quý II-2021. Sở này cũng lên kế hoạch giảm ùn tắc các điểm nóng, đảm bảo trật tự an giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5. Tại buổi họp báo trên, ông Ngô Hải Đường […]

The post TP.HCM: ùn tắc giao thông tăng trở lại appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
un-tac-giao-thong-tang-tro-lai

Sáng 20/4, Sở Giao thông vận tải TP.HCM có buổi trao đổi thông tin báo chí lĩnh vực giao thông quý II-2021. Sở này cũng lên kế hoạch giảm ùn tắc các điểm nóng, đảm bảo trật tự an giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5.

un-tac-giao-thong-tang-tro-lai
Ông Trần Quang Lâm – giám đốc Sở GTVT TP. Ảnh: THU DUNG

Tại buổi họp báo trên, ông Ngô Hải Đường – Trưởng phòng Quản lý khai thác hạ tầng đường bộ thông tin TP hiện còn 18 điểm nguy cơ ùn tắc giao thông, 6 điểm đen tai nạn giao thông.

Qua theo dõi đến cuối quý I-2021, trong số 18 điểm ùn tắc chỉ có 4 điểm chuyển biến tốt, 8 điểm có chuyển biến nhưng tình hình giao thông còn phức tạp, 6 điểm không có chuyển biến so với trước đó.

Sở nhận định ùn tắc giao thông có chiều hướng gia tăng trở lại như trước khi xảy ra dịch Covid-19. Cụ thể, nhiều tuyến đường cửa ngõ rơi vào mức độ F(ùn tắc) ở khung giờ cao điểm.

Một số khu vực nổi lên về ùn ứ giao thông trong quý này là đường Cộng Hòa, đường Trường Chinh (quận Tân Bình), đường Nguyễn Tất Thành, cầu Kênh Tẻ (quận 4), ngã tư Thủ Đức, ngã tư Bình Thái (TP Thủ Đức)…

Về nguyên nhân, theo ông Ngô Hải Đường, do số lượng xe tiếp tục tăng nhanh, chỉ tính riêng trong quý I-2021, tổng số xe đăng ký mới là hơn 76,7 nghìn xe (gồm ô tô và mô tô).

Ngoài ra học sinh sinh viên nhập học trở lại, mùa mưa bắt đầu cũng gây ùn ứ, nhất là vào giờ cao điểm hoặc có sự cố ngã cây xanh…

Trước thực trạng trên, Sở cùng các đơn vị liên quan có kế hoạch khắc phục vấn đề  giao thông, sự cố có thể xảy ra bằng giải pháp công trình và phi công trình.

“Công tác tổ chức giao thông, khai thác hạ tầng hiệu quả, xử phạt vi phạm hành chính qua camera, phát triển vận tải hành khách công cộng… được tăng cường”, ông Đường nói.

Ông Trần Quang Lâm – giám đốc Sở – ũng cho biết sở đang cùng Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP, UBND quận, huyện triển khai nhiều dự án, tập trung đầu tư tuyến đường vành đai, kết nối vùng, cảng biển để phát triển hạ tầng giao thông TP.

Đồng thời làm việc với các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh… về xây dựng các tuyến cao tốc TP.HCM – Chơn Thành, TP.HCM – Mộc Bài… góp phần giải quyết các vấn đề về giao thông.

Dịp lễ 30/4, 1/5 dự báo nhu cầu đi lại của người dân từ TP.HCM về các tỉnh miền Trung, miền Tây, Tây Nguyên… tăng cao sau thời gian bị ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19. Do đó, ông Trần Quang Lâm – giám đốc Sở Giao thông vận tải yêu cầu tất cả phòng, ban, thanh tra giao thông… lên kế hoạch xử lý ở các điểm thường xuyên quá tải để dân đi lại thuận tiện.

Thu Dung

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-un-tac-giao-thong-tang-tro-lai-20210420111316987.htm

The post TP.HCM: ùn tắc giao thông tăng trở lại appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Kế sách tháo kẹt xe cho Đà Lạt: đã có từ lâu! https://24hsongxanh.vn/ke-sach-thao-ket-xe-cho-da-lat-da-co-tu-lau/ Mon, 19 Apr 2021 07:59:05 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58608 ke-sach-thao-ket-xe-cho-da-lat-da-co-tu-lau

Giờ thì Đà Lạt đã quá đông vui, ồn ào, và cái thứ “đặc sản” của Sài Gòn là kẹt xe, đã thi thoảng hiện ra ở thành phố thanh cảnh này. Người Đà Lạt bắt đầu nhìn thấy các bốt cảnh sát giao thông di động đặt ở ngã tư, ngã năm. Chính quyền […]

The post Kế sách tháo kẹt xe cho Đà Lạt: đã có từ lâu! appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ke-sach-thao-ket-xe-cho-da-lat-da-co-tu-lau

Giờ thì Đà Lạt đã quá đông vui, ồn ào, và cái thứ “đặc sản” của Sài Gòn là kẹt xe, đã thi thoảng hiện ra ở thành phố thanh cảnh này. Người Đà Lạt bắt đầu nhìn thấy các bốt cảnh sát giao thông di động đặt ở ngã tư, ngã năm. Chính quyền đang làm điều chưa từng phải làm: kêu gọi hiến kế tháo gỡ ùn tắc giao thông, và treo cả giải thưởng bằng hiện kim.

Đà Lạt rơi vào hiện trạng vô lý đó là “quả” của những “nhân” vung ra trong suốt hai mươi năm qua ở một thành phố cao nguyên không đầy ba trăm ngàn dân và sở hữu xe cộ ít nhất nước. Tất nhiên xã hội nay dồi dào vật chất thì xe cộ nhiều lên, thêm phần từ các nơi đổ đến Đà Lạt chơi, nghỉ vào những cuối tuần, dịp lễ, mùa du lịch. “Nhân” đó là gì?

Đầu tiên là vai trò dẫn dắt phát triển đô thị của chính quyền. Định hướng của Chính phủ (trong nhiều bản phê duyệt quy hoạch chiến lược tổng thể cho Đà Lạt) mà mấu chốt là hạn chế tối đa xây dựng ở khu vực trung tâm và kéo giãn đô thị ra ngoại vi, đã không được tuân thủ. Hai mươi năm qua, mọi hoạt động xây dựng cốt yếu đều đổ dồn vào khu vực trung tâm.

Khu vực quanh chợ Đà Lạt vốn đã định dạng bằng những hàng phố hài hòa mấy năm nay bỗng mọc lên các khách sạn cùng khu mua sắm đồ sộ với khối tích khổng lồ, xáo động. Con đường Ba Tháng Hai cửa ngõ vào thành phố với dãy biệt thự Pháp cổ thanh nhã hai bên ào ào biến mất thay bằng những khách sạn ken dày, đông đen. Không hạ cốt (san bạt núi đồi), và nhà cửa luôn có khoảng lùi so với mặt đường là nét đặc trưng tinh tế vốn có của đô thị Đà Lạt đã biến mất, và nay khắp các hàng phố, con đường mọi công trình xây dựng lớn nhỏ đều áp sát ra mặt tiền – lòng đường.

ke-sach-thao-ket-xe-cho-da-lat-da-co-tu-lau
Cảnh kẹt xe vào những mùa vụ du lịch ngay cả ở con đường Hùng Vương rộng dài.

Ở ngay đầu đèo Prenn, bến xe liên tỉnh chợt hóa thành bến xe tư nhân mang tên Phương Trang với lưu lượng xe đông đúc hơn theo xu thế phát triển vận tải. Những nhà hàng, showroom xe hơi, siêu thị, gara, điểm kinh doanh vật liệu xây dựng… trồi lên như nấm, kéo lượng người tụ lại, thế là bóp nghẹt con đường vào-ra phố núi.

Ở bùng binh Trần Phú – Lê Hồng Phong – Hoàng Văn Thụ… vốn dĩ đã báo động kẹt xe từ lâu bỗng đập bỏ công trình xây dựng trọng điểm với tầm nhìn dài lâu của địa phương thời bao cấp là Cung Thiếu nhi – để cho mọc lên tổ hợp khu hành chính tập trung mười mấy sở ngành (trong khi đó hệ thống biệt thự Pháp xa hoa vốn là trụ sở của mỗi sở ngành thì bỏ hoang hoặc “gả” cho doanh nghiệp tư nhân).

Ở khu ngã tư Phan Chu Trinh – Quang Trung – Lữ Gia dễ xảy ra kẹt xe bỗng cho phép nhà xe lớn nhất Tây Nguyên: Thành Bưởi đặt bến xe… Những khu du lịch lớn của tư nhân còn lù lù xuất hiện ở giữa đoạn cửa ngõ vào thành phố như đèo Mimôsa, dù ai cũng biết chỗ nào hình thành điểm du lịch là chỗ đó “dồn” xe cộ. Đường phố nội đô nào giờ nhìn cũng giống… Sài Gòn. Những khu vực được xem là giữ linh hồn cho thành phố, như tầm nhìn về hướng núi Langbian, núi Hòn Bồ, cùng những ngọn đồi ở dinh II, dinh III, dinh Tỉnh trưởng, Đa Thiện, Vạn Thành, Sầm Sơn, Tùng Lâm, Dã Chiến, Trại Mát… cũng chật nêm bê tông. Nó cũng quái lạ, như bản quy chế xây dựng đưa ra cho mỗi con đường từng được lập định để đô thị phát triển bài bản nhưng khi nó hoàn tất thì không hiểu vì sao bị “chặn” lại, không triển khai thực hiện.

Chưa hết, hệ thống cơ sở lưu trú từ vài trăm tăng lên mấy ngàn khách sạn – nhà nghỉ đã khiến Đà Lạt “ngộp thở”. Và hệ thống đón khách du lịch ấy, phần lớn đều không có bãi đỗ xe của du khách. Ở thành phố này, mọi nhà dân đều trở thành khách sạn! Loạn khách sạn, loạn homestay, loạn nhà nghỉ, và xe cộ cứ tràn ra lòng đường, đỗ đậu bất cứ đâu. Kẹt xe cũng chính từ đây chứ đâu. Du lịch “chuyên nghiệp” kiểu gì mà khách sạn, nhà nghỉ ra đời chỉ nhắm đến cái lợi cho chủ nhân – còn muôn mặt hệ lụy khác thì toàn xã hội gánh chịu, đầu tiên là hệ thống giao thông nội đô. Có một sự bất công giữa thành phần dân cư làm du lịch – dịch vụ với các thành phần dân cư không “dính” gì đến du lịch (chiếm ba phần tư dân số).

Thế đó, khắp các phường, đường phố, hệ thống khách sạn, nhà xe, siêu thị, ngân hàng thương mại, dịch vụ kinh doanh vận tải, cửa hàng, quán nhậu… cứ thả ga mọc lên, tràn ra mặt tiền, lòng đường. “Mọc lên” mà không có điều kiện, không đánh giá tác động môi trường, tác động văn hóa, tác động chất lượng tăng trưởng, mà trước hết là không nghĩ đến hệ lụy lên cấu trúc giao thông nội đô, chứ chưa nói đến tương lai sau này của thành phố, dù Thủ tướng Võ Văn Kiệt từng nhắc nhớ và chỉ đạo địa phương Lâm Đồng rằng: “Đà Lạt là thành phố đặc biệt, độc đáo, nên tầm nhìn và cách dẫn dắt vận hành nó phải đặc biệt, sâu sắc, nhìn xa, khác biệt, khác với hệ thống đô thị thông thường trong cả nước”.

ke-sach-thao-ket-xe-cho-da-lat-da-co-tu-lau
Những công trình có khối tích “khủng” trước đây không hề cho phép mọc lên ở khu vực phường trung tâm (phường 1), thì nay đã nhỡn tiền.

Đà Lạt hai mươi năm qua là thế, ở khu vực trung tâm, cứ chỗ nào còn trống là người ta nhồi công trình vào. “Tư duy địa ốc” làm mờ tương lai nền nã và xa hoa (một thời) của Đà Lạt. Với Đà Lạt, định nghĩa về sự phát triển phải nằm ở sự thanh nhã tăng thêm trên mỗi con đường hay khu phố chứ không phải số lượng căn nhà, công trình được xây lên. Nếu xem thành phố Đà Lạt như một “khối tài nguyên đô thị” đặc biệt thì tài nguyên đó đang bị khai thác ẩu tả, vỡ vụn, nếu không thể dùng đến chữ “lạc lối”. Ngay cả những người bình thường cũng nhận xét: “Giờ không còn nhận ra Đà Lạt nữa!”. Ấy là cái “Đà Lạt” mà người ta hay quảng bá, rao chào, tự hào, và réo gọi du khách đến.

*

Vậy rõ rồi nhé, vấn đề gốc rễ giao thông bế tắc ở Đà Lạt không phải do lưu lượng xe mà do tổ chức đô thị bừa, phản khoa học, thiên về địa ốc, không tính đến hệ lụy từ các công trình xây dựng lớn bé mọc lên.

Hệ quả của đô thị Đà Lạt hiện nay bắt đầu từ ba, bốn nhiệm kỳ lãnh đạo địa phương trước, mà những người lãnh đạo của nhiệm kỳ mới giờ đây phải hứng lấy “quả” đắng. Hãy chờ xem tài năng, tâm huyết, và trái tim của họ đối với “Thành phố hòa bình”, “Thành phố của hiền hòa – thanh lịch – mến khách”, hay như slogan mới: “Đà Lạt, kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Câu hỏi tại sao người ta không kéo giãn các hoạt động dịch vụ, mà cụ thể là khách sạn, siêu thị, nhà hàng, công sở… ra khỏi khu trung tâm, vẫn treo lơ lửng trên đầu “thiên đường du lịch” này. Chỉ cần “giải quyết” những tồn tại vô lý trên là giải quyết được vấn đề tắc nghẽn giao thông ở phố núi, chứ chả cần phát kiến siêu phàm nào.

Tắc nghẽn giao thông ở Đà Lạt hiện nay mới chỉ là khởi đầu cho toàn bộ những vấn đề tích hợp từ kinh tế – xã hội – khoa học đô thị – sinh thái môi trường với tương lai Đà Lạt. Không phải là đi hớt ngọn, “chữa cháy” thông thoáng những lúc kẹt xe, mà với Đà Lạt là chấp hành nghiêm chỉnh định hướng của Chính phủ xưa nay đối với thành phố này: đầu tiên là buộc các khách sạn – nhà hàng – điểm tham quan du lịch – quán cà phê lớn phải có bãi đỗ xe; di dời các bến xe lớn nhỏ tách xa nội đô; thứ đến, không cho nhồi nhét xây dựng mới và phân lô ở khu trung tâm và các giao lộ; cùng lúc kéo giãn đô thị ra bên ngoài, và trên hết là thực hiện quy hoạch chi tiết toàn thành phố trên cái nền của bản định hướng quy hoạch tổng thể của Chính phủ (đã có bốn lần quy hoạch tổng thể kể từ 1975 nhưng chưa lần nào triển khai hoàn thành quy hoạch chi tiết và vận hành đúng như quy hoạch).

*

Không phải ngẫu nhiên mà khi còn đương chức Thủ tướng Chính phủ, mỗi khi đến làm việc ở Đà Lạt, ông Võ Văn Kiệt đều gợi ý đây phải là một trong bốn đô thị (cùng với Hà Nội, Huế, TP.HCM) lập cơ quan chuyên môn gọi là “văn phòng kiến trúc sư trưởng” để giúp chính quyền lèo lái thành phố, cũng như bóp còi cho những gì thô bạo, nguy hiểm diễn ra với nó. V

Và nữa, 5 lần hội thảo khoa học về phát triển và tương lai cho Đà Lạt đã diễn ra trong suốt hai mươi năm qua, các trí tuệ đều xoáy vào việc gìn giữ những giá trị đặc trưng của Đà Lạt, nhưng có vấn đề mấu chốt nào được triển khai và cho ra “sản phẩm” thấy được bằng mắt đâu! Cần bắt đầu bằng sự thành tâm thông thoáng của ý thức trách nhiệm quản trị một thành phố đặc biệt và tình yêu xứ sở ở những người có bổn phận dẫn dắt nó, bởi với Đà Lạt “gìn giữ” tức là “phát triển”, vì lâu nay nó “sống” được là nhờ giá trị của chính nó, bằng con đường của nó, còn không nó chỉ là một thứ “Sài Gòn” ở trên cao nguyên Langbian nay mai.

Đà Lạt sẽ lắp đặt đèn giao thông tại 6 giao lộ 

Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng đang lập đề án lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại 6 điểm có mật độ giao thông cao, thường xuyên xảy ra ách tắc cục bộ vào giờ cao điểm, dịp cuối tuần và mùa du lịch gồm: ngã ba Trần Phú – Ba Tháng Hai, ngã ba nhà máy nước, ngã  tư Bà Triệu – Trần Phú, ngã tư Phan Chu Trinh, ngã năm Đại học, vòng xoay Ba Tháng Hai.Riêng vòng xoay Kim Cúc (trước Đài phát thanh và truyền hình Lâm Đồng), có địa hình dốc phức tạp, Sở đang nghiên cứu phương án làm hầm chui từ đường Ba Tháng Tư qua đường Hồ Tùng Mậu xuyên qua đường Trần Hưng Đạo.

Cũng theo Sở Giao thông Vận tải Lâm Đồng, nếu hệ thống đèn xanh đèn đỏ phát huy hiệu quả, sẽ nghiên cứu lắp đặt đại trà tại các nút giao thông trên địa bàn thành phố Đà Lạt.

Bài & ảnh: Đỗ Bá Chương

Theo nguoidothi.net.vn

 

Link nguồn: https://nguoidothi.net.vn/ke-sach-thao-ket-xe-cho-da-lat-da-co-tu-lau-27976.html

The post Kế sách tháo kẹt xe cho Đà Lạt: đã có từ lâu! appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM kiến nghị thu hồi hơn 8.800m2 đất quốc phòng làm 3 tuyến đường ở Q.Gò Vấp https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-kien-nghi-thu-hoi-hon-8-800m2-dat-quoc-phong-lam-3-tuyen-duong-o-q-go-vap/ Fri, 16 Apr 2021 10:00:04 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=58517 tp-hcm-kien-nghi-thu-hoi-hon-8-800m2-dat-quoc-phong

UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Quốc phòng chuyển giao 3 khu đất để thực hiện 3 dự án làm đường nhằm giảm ùn tắc cho một số khu vực trên địa bàn Q.Gò Vấp. UBND TP.HCM vừa gửi văn bản cho Bộ Quốc phòng về việc kiến nghị thu hồi các khu đất quốc phòng […]

The post TP.HCM kiến nghị thu hồi hơn 8.800m2 đất quốc phòng làm 3 tuyến đường ở Q.Gò Vấp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tp-hcm-kien-nghi-thu-hoi-hon-8-800m2-dat-quoc-phong

UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Quốc phòng chuyển giao 3 khu đất để thực hiện 3 dự án làm đường nhằm giảm ùn tắc cho một số khu vực trên địa bàn Q.Gò Vấp.

tp-hcm-kien-nghi-thu-hoi-hon-8-800m2-dat-quoc-phong
Phối cảnh dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm – Ảnh: Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Gò Vấp

UBND TP.HCM vừa gửi văn bản cho Bộ Quốc phòng về việc kiến nghị thu hồi các khu đất quốc phòng để thực hiện 3 dự án gồm: nâng cấp đường Dương Quảng Hàm (đoạn từ quận Bình Thạnh đến công viên văn hóa quận Gò Vấp), mở đường D3 (phường 10, quận Gò Vấp), kết nối giao thông đường Quang Trung – Nguyễn Văn Công – Nguyễn Kiệm (phường 3, quận Gò Vấp).

Theo đó, diện tích đất cần thu hồi như: dự án đường D3 (đoạn từ Phan Văn Trị đến đường Quang Trung) cần thu hồi 3.666,3m2 do Cục Quân nhu quản lý. Dự án này hoàn thành nhằm giảm ùn tắc cho đường Quang Trung và Phan Văn Trị, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực.

Dự án án nâng cấp đường Dương Quảng Hàm (quận Gò Vấp) cần thu hồi 3.800mđất thuộc quyền quản lý của 8 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng. Công trình dài 2,4km, rộng 32m, vốn đầu tư hơn 380,1 tỉ đồng theo tiêu chuẩn đường đô thị. Dự án có mục tiêu kéo giảm ùn tắc, ngập nước, chỉnh trang đô thị dọc tuyến và khu vực lân cận.

Còn dự án kết nối giao thông đường Quang Trung – Nguyễn Văn Công – Nguyễn Kiệm cần thu hồi 1.400m2 do Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng quản lý.

Thời gian qua, TP.HCM cũng đang tiến hành thủ tục thu hồi đất quốc phòng để thực hiện một số dự án giao thông, góp phần giảm ùn tắc. Trong đó phải kể đến dự án đường nối Trần Quốc Hoàn được coi là cửa ngõ thứ 2 vào sân bay Tân Sơn Nhất với tổng mức đầu tư 4.800 tỉ đồng.

Với dự án trên, tháng 11/2020, Bộ Quốc phòng đã đồng ý chủ trương bàn giao khoảng 11,8ha đất quốc phòng cho địa phương quản lý, sử dụng để thực hiện dự án. Hiện TP.HCM và Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc rà soát, thực hiện thủ tục bàn giao đất quốc phòng để tiến hành các bước tiếp theo.

Còn dự án mở rộng đường Tân Sơn, UBND TP đã thống nhất bổ sung vào dự án nâng cấp, mở rộng đường Phạm Văn Bạch với quy mô dài 650m, rộng 20m với chi phí khoảng 20 tỉ đồng. Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP đang hoàn thiện bản vẽ thi công. Sở Tài nguyên – môi trường và Sở Tài chính đang tham mưu TP thực hiện các thủ tục để thu hồi đất quốc phòng…

Đức Phú
Theo Tuổi Trẻ Online
Link nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-kien-nghi-thu-hoi-hon-8-800m2-dat-quoc-phong-lam-3-tuyen-duong-o-quan-go-vap-20210416135223686.htm

The post TP.HCM kiến nghị thu hồi hơn 8.800m2 đất quốc phòng làm 3 tuyến đường ở Q.Gò Vấp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Quy hoạch chung TP.HCM và những điều 10 năm chưa làm được https://24hsongxanh.vn/quy-hoach-chung-tp-hcm-va-nhung-dieu-10-nam-chua-lam-duoc/ Wed, 17 Mar 2021 04:41:41 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=56812 quy-hoach-chung-tphcm-va-nhung-dieu-10-nam-chua-lam-duoc

Chưa hình thành được các cực hút theo quy hoạch, giãn dân nội thành chưa hiệu quả, hệ thống giao thông phát triển chậm… là những hạn chế trong quy hoạch TP.HCM. 11 năm kể từ khi quy hoạch chung TP.HCM năm 2010 được phê duyệt, quỹ đất dành cho giao thông của thành phố […]

The post Quy hoạch chung TP.HCM và những điều 10 năm chưa làm được appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
quy-hoach-chung-tphcm-va-nhung-dieu-10-nam-chua-lam-duoc

Chưa hình thành được các cực hút theo quy hoạch, giãn dân nội thành chưa hiệu quả, hệ thống giao thông phát triển chậm… là những hạn chế trong quy hoạch TP.HCM.

11 năm kể từ khi quy hoạch chung TP.HCM năm 2010 được phê duyệt, quỹ đất dành cho giao thông của thành phố hiện nay chỉ đạt gần 36% theo quy hoạch (7.841/21.835 ha). Các đường vành đai đều chưa được khép kín.

Trong 8 tuyến metro, chưa tuyến nào được đưa vào sử dụng. Xe buýt chỉ chiếm khoảng 9,3% nhu cầu giao thông, trong khi quy hoạch đến năm 2020 là 20-25%. Đặc biệt, diện tích bến bãi hiện hữu chỉ đạt 6,2% so với quy hoạch (71,62/1.141 ha).

Những con số khiêm tốn này lộ ra hạn chế trong việc thực thi quy hoạch chung tại TP.HCM cũng như năng lực dự báo trong chính bản quy hoạch năm 2010. Trong giai đoạn điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, việc xem xét lại những “lỗ hổng” trong bản quy hoạch chung năm 2010 sẽ giúp TP.HCM xây dựng một quy hoạch hoàn chỉnh và khả thi hơn.

“4 chưa”

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch chung TP.HCM năm 2010, Phó ban Đô thị HĐND TP.HCM Nguyễn Tấn Tuyến cho rằng đồ án này mới thực hiện được hạ tầng khung. Tuy nhiên, so với quy hoạch dự kiến, khối lượng thực hiện còn chậm, chưa đạt như kỳ vọng.

“Tình trạng ngập nước, kẹt xe, ô nhiễm môi trường vẫn còn. Thiếu diện tích công viên cây xanh. Trường học, bệnh viện còn tình trạng quá tải. Điều này cho thấy thành phố đã đặt ra chỉ tiêu phát triển cao nhưng mang lại kết quả khiêm tốn”, ông Tuyến thẳng thắn nhìn nhận.

Ông Tuyến nêu thực tế người dân vẫn còn bức xúc khi có nhà đất bị vướng quy hoạch liên quan đến đất hỗn hợp và đất dân cư xây dựng mới. Các dự án phải thu hồi đất của người dân để phát triển chưa đảm bảo thời gian triển khai. Vi phạm trật tự xây dựng vẫn diễn ra.

quy-hoach-chung-tphcm-va-nhung-dieu-10-nam-chua-lam-duoc
Kẹt xe vẫn là vấn đề đô thị kéo dài tại TP.HCM.

Từ những dẫn chứng trên, ông Tuyến chỉ ra “4 chưa” trong quy hoạch chung của TP.HCM.

Về công tác quản lý Nhà nước, thành phố chưa có nhiều chính sách đồng bộ khuyến khích kêu gọi thu hút đầu tư phát triển đô thị, còn khó khăn, vướng mắc do thủ tục pháp lý, quy trình thực hiện. Thực tế, phát triển đô thị vẫn tập trung ở khu vực trung tâm hiện hữu và lan rộng ra. Bốn hướng phát triển chưa được đầu tư để hình thành các cực hút theo quy hoạch, chưa phát huy hiệu quả giãn dân nội thành.

Thứ hai, liên kết quy hoạch ngành, vùng liên quan chưa cao, chưa có khả năng phát triển tương trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Quy hoạch giao thông, hệ thống thoát nước, sử dụng đất, xử lý chất thải… còn có độ vênh, chưa đồng bộ với quy hoạch chung.

Thứ ba, TP.HCM chưa có chương trình phát triển đô thị được phê duyệt căn cứ vào đồ án quy hoạch chung thành phố nên chưa xác định rõ các khu vực phát triển đô thị và kế hoạch phát triển đô thị.

Thứ tư, nguồn lực vừa thiếu, vừa bị phân bổ dàn trải, không đủ lực nên không tập trung giải quyết được các dự án có tính chất trọng điểm, cấp bách đặt ra.

“Việc quy hoạch không khả thi hoặc không được thực thi sẽ ‘treo’ quyền lợi của người dân”, ông Tuyến khuyến cáo.

TP.HCM chưa có quy hoạch chung mang tính chiến lược

Có quan điểm tương tự ông Tuyến, trong buổi thảo luận mới đây của HĐND TP.HCM về quy hoạch chung, ThS KTS Ngô Anh Vũ, Phó giám đốc phụ trách Viện Quy hoạch xây dựng, thống kê trong 11 năm, TP.HCM đã phủ kín khoảng 600 đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 – 1/5.000 để quản lý, mời gọi đầu tư. Tuy nhiên, thành tựu còn khiêm tốn do thiếu nguồn lực.

“Đồ án trước đây chưa tính toán kỹ nguồn lực và phương thức huy động nguồn lực nên đã dự kiến phát triển khối lượng lớn hơn nhiều lần nguồn lực có được”, ông Vũ đánh giá.

Chuyên gia cho biết đồ án được duyệt gồm phần vẽ và phần viết. Ông đánh giá phần vẽ quá chi tiết so với yêu cầu làm mất đi tính linh hoạt và khả năng điều chỉnh theo biến động của thị trường. Còn phần viết chưa đề cập sâu hoặc xây dựng một chương trình – kế hoạch thực thi quy hoạch thật cụ thể theo hình thức phân kỳ đầu tư, ai đầu tư.

quy-hoach-chung-tphcm-va-nhung-dieu-10-nam-chua-lam-duoc
Kẹt xe vẫn là vấn đề đô thị kéo dài tại TP.HCM.

Trong khi đó, Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM Nguyễn Thanh Nhã cũng thừa nhận TP.HCM vẫn chưa thực sự có một quy hoạch chung mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài về phát triển vùng đô thị TP.HCM.

“Thực trạng bức tranh quy hoạch nhiều khu vực thiếu khả thi, không phản ánh rõ những mô hình phát triển kinh tế – xã hội, thiếu nguồn lực Nhà nước và còn khoảng cách giữa bản vẽ quy hoạch và năng lực, nguồn lực thực tế”, ông Nhã rút ra bài học.

Vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ mới chỉ là tên gọi

Đánh giá đồ án quy hoạch chung năm 2010 còn nhiều hạng mục chưa được thực hiện, KTS Khương Văn Mười, nguyên Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP.HCM, cho rằng nguyên nhân là tầm nhìn, tri thức và bối cảnh của 11 năm trước hoàn toàn khác với hiện tại.

“Đồ án quy hoạch kiến trúc năm 2010 bị giới hạn bởi tầm nhìn với tri thức nên chỉ hình dung trong phạm vi đó thôi. Nhưng càng ngày, kinh tế càng phát triển, cấu trúc thành phố thay đổi, sự dịch chuyển của cư dân đều tác động lên quy hoạch”, KTS Mười nêu quan điểm.

Chuyên gia chỉ ra rằng TP.HCM hiện có nhiều khu chức năng nhưng chưa đồng bộ, chưa hỗ trợ lẫn nhau. Cùng với đó, vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ đã được Thủ tướng cho phép nhưng mới chỉ là tên gọi, kết nối giữa các tỉnh vẫn chưa có và chỉ phát triển cục bộ.

Do đó, ông cho rằng lần điều chỉnh quy hoạch chung này cần đề cao nhiệm vụ kết nối trong chính TP.HCM và cả vùng Nam Bộ. Trong đó, thành phố cần đặc biệt chú trọng phát triển giao thông.

quy-hoach-chung-tphcm-va-nhung-dieu-10-nam-chua-lam-duoc
Nhiều chuyên gia cho rằng bất động sản khu đô thị Tây Bắc đang tắc nghẽn vì giao thông.

Nói về giải pháp, chuyên gia cho rằng với điều kiện có hạn, ngân sách Nhà nước không thể lo toan hết mọi vấn đề mà cần một cơ chế xã hội hóa để thu hút tư nhân đầu tư. Đồng thời, trong thời gian tập trung đẩy mạnh một khu vực theo quy hoạch, thành phố cũng cần chuẩn bị cho việc đầu tư những khu vực khác.

Ví dụ, trong khi tập trung xây dựng TP Thủ Đức, thành phố cũng cần đẩy các thủ tục pháp lý, quy hoạch… cho khu đô thị Tây Bắc. Khi TP Thủ Đức đã tương đối ổn định, TP.HCM cần quay lại làm những khu vực chưa phát triển như Tây Bắc – Củ Chi.

“Đẩy mạnh một khu vực, rồi từ từ làm công tác chuẩn bị cho khu vực khác, chứ không phải đổ tiền ào ra đầu tư một lần, không cách nào mà đủ hết, mà đợi cái này làm xong rồi mới làm cái khác cũng không đúng”, ông Mười nhận định.

Theo kế hoạch, trong quý I/2021, UBND TP.HCM sẽ hoàn tất hồ sơ Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060, gửi Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt. Trong lần điều chỉnh quy hoạch này, thành phố tiếp tục định hướng phát triển không gian TP theo mô hình tập trung – đa cực, khu vực trung tâm là nội thành cùng 4 cực phát triển.

Bài: Thu Hằng – Ảnh: Quỳnh Danh

Theo Zing.vn

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/quy-hoach-chung-tphcm-va-nhung-dieu-10-nam-chua-lam-duoc-post1193202.html

The post Quy hoạch chung TP.HCM và những điều 10 năm chưa làm được appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đà Lạt lần đầu tiên có đèn xanh đèn đỏ: 6 nơi kẹt xe nặng nhất sẽ được lắp https://24hsongxanh.vn/da-lat-lan-dau-tien-co-den-xanh-den-6-noi-ket-xe-nang-nhat-se-duoc-lap/ Thu, 11 Mar 2021 08:52:50 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=56571 da-lat-lan-dau-tien-co-den-xanh-den-do

Sở GT-VT Lâm Đồng đề xuất lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại 6 vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, dịp cuối tuần và mùa du lịch. Ngày 11/3, ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GT-VT Lâm Đồng cho biết đơn vị này đang lập đề án […]

The post Đà Lạt lần đầu tiên có đèn xanh đèn đỏ: 6 nơi kẹt xe nặng nhất sẽ được lắp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
da-lat-lan-dau-tien-co-den-xanh-den-do

Sở GT-VT Lâm Đồng đề xuất lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại 6 vị trí thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm, dịp cuối tuần và mùa du lịch.

da-lat-lan-dau-tien-co-den-xanh-den-do
Vào mùa du lịch Đà Lạt thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông.

Ngày 11/3, ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GT-VT Lâm Đồng cho biết đơn vị này đang lập đề án để thông qua MTTQVN tỉnh lấy ý kiến của các tổ chức, đoàn thể và người dân TP. Đà Lạt về việc lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại 6 điểm có mật độ giao thông cao,  thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông cục bộ tại phố núi Đà Lạt.

da-lat-lan-dau-tien-co-den-xanh-den-do
Ùn tắc giao thông là nỗi ám ảnh của người dân Đà Lạt trong mùa du lịch cao điểm.

Theo ông Hiệp, trước mắt bước đầu Sở GT-VT đề xuất 6 điểm thường xuyên xảy ra ách tắc giao thông cục bộ vào giờ cao điểm, dịp cuối tuần và mùa du lịch khiến người dân và du khách bức xúc. Sau này nếu phát huy hiệu quả sẽ lắp đặt đèn xanh đèn đỏ đại trà tại các nút giao thông trên địa bàn TP. Đà Lạt.

Với vòng xoay Kim Cúc (trước Đài PTTH Lâm Đồng), có địa hình dốc phức tạp, Sở GT-VT đang nghiên cứu phương án làm hầm chui từ đường 3 tháng 4 qua đường Hồ Tùng Mậu xuyên qua đường Trần Hưng Đạo.

da-lat-lan-dau-tien-co-den-xanh-den-do
Vòng xoay Kim Cúc được nghiên cứu làm hầm chui từ đường 3 tháng 4 qua đường Hồ Tùng Mậu để hạn chế ùn tắc giao thông.

Thực tế hiện nay trên điạ bàn TP.Đà Lạt có những “điểm nóng” kẹt xe  như: Ngã tư Phan Chu Trinh, Ngã năm Đại học,  vòng xoay 3 tháng 2, ngã  tư Bà Triệu- Trần Phú, vòng xoay cầu Ông Đạo…

Trước đó, ngày 9/3, Chủ tỉnh UBND tỉnh Lâm Đồng có thông báo số 61/TB-UBND chỉ đạo Sở GT-VT nghiên cứu việc lắp đặt đèn xanh đèn đỏ ở một số điểm có mật độ giao thông cao tại TP.Đà Lạt, báo cáo UBND tỉnh trong tháng 3.2021. Theo đó, việc lắp đèn tín hiệu giao thông phải gắn với xây dựng phát triển đô thị thông minh, hiện đại, đảm bảo đồng bộ hóa và phù hợp với phương án mở rộng, cải tạo các nút giao thông, phần luồng và các giải pháp khác để hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn TP. Đà Lạt.

da-lat-lan-dau-tien-co-den-xanh-den-do
Ngã tư Phan Chu Trinh “điểm nóng” ùn tắc giao thông tại TP. Đà Lạt.

Như Thanh Niên đã phản ánh, đầu năm 2021, ông Trần Văn Hiệp, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở GTVT Lâm Đồng chủ trì tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.Đà Lạt đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục đích cuộc thi nhằm chọn ra đề xuất nổi trội, tầm nhìn xa cho giao thông TP.Đà Lạt; trong đó đề ra các nhóm giải pháp chống ùn tắc giao thông, khai thác giá trị hiệu quả quỹ đất dành cho hạ tầng kỹ thuật của thành phố.

da-lat-lan-dau-tien-co-den-xanh-den-do
Nút giao thông 3 tháng 2 – Hải Thượng được đề xuất lắp đèn xanh đèn đỏ để điều tiết giao thông.

Theo ông Trương Hữu Hiệp, Đà Lạt là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Lâm Đồng, là thành phố du lịch có lượng du khách tăng khoảng 10%/năm; năm 2019 Đà Lạt đón trên 6,3 triệu du khách. Mỗi dịp hè, lễ, tết và những ngày cuối tuần, du khách đến Đà Lạt tăng đột biến. Mặt khác, kinh tế ngày càng phát triển nên phương tiện giao thông trên địa bàn gia tăng từng năm. Thế nhưng cơ sở hạ tầng giao thông chưa được đầu tư đồng bộ, khoa học dẫn đến việc thường xuyên ùn tắc giao thông tại các nút giao thông, cũng như các tuyến đường chính trong khu vực trung tâm.

Do đó, Đà Lạt cần một giải pháp lâu dài để từng bước cải thiện, giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông; trước mắt Sở GT-VT lập đề án lắp đặt đèn xanh đèn đỏ tại 6 vị trí thường xuyên ùn tắc để điều tiết giao thông.

Bài & ảnh: Lâm Viên

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/doi-song/da-lat-lan-dau-tien-co-den-xanh-den-do-6-noi-ket-xe-nang-nhat-se-duoc-lap-1352594.html

The post Đà Lạt lần đầu tiên có đèn xanh đèn đỏ: 6 nơi kẹt xe nặng nhất sẽ được lắp appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Kiến nghị sớm mở đường ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất https://24hsongxanh.vn/kien-nghi-som-mo-duong-o-cua-ngo-tan-son-nhat/ Tue, 02 Mar 2021 01:31:07 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=56100 kien-nghi-som-mo-duong-o-cua-ngo-tan-son-nhat

Chủ đầu tư kiến nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để khởi công dự án mở đường tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất cuối năm nay, đồng bộ khai thác ga T3 năm 2023. Đây là tuyến xây mới kết nối từ đường Trần Quốc Hoàn đến Cộng Hòa (quận Tân Bình), dài hơn […]

The post Kiến nghị sớm mở đường ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
kien-nghi-som-mo-duong-o-cua-ngo-tan-son-nhat

Chủ đầu tư kiến nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng để khởi công dự án mở đường tại cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất cuối năm nay, đồng bộ khai thác ga T3 năm 2023.

Đây là tuyến xây mới kết nối từ đường Trần Quốc Hoàn đến Cộng Hòa (quận Tân Bình), dài hơn 4 km. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỷ đồng, trong đó chi phí xây lắp 1.735 tỷ đồng, còn lại là phần bồi thường, giải phóng mặt bằng.

kien-nghi-som-mo-duong-o-cua-ngo-tan-son-nhat
Xe chạy trên đường Trần Quốc Hoàn, đoạn qua vòng xoay Lăng Cha Cả – cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất, tháng 10/2020.

Trong báo cáo vừa gửi UBND TP HCM, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông (chủ đầu tư), cho biết theo kế hoạch, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến hoàn thành năm 2023. Do đó để đồng bộ với khai thác nhà ga này, đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hoà cần khởi công tháng 12 năm nay, hoàn thành sau 18 tháng.

Công trình làm đường rộng từ 29-48 m cho 6 làn xe. Đồng thời xây 2 hầm chui tại giao lộ Phan Thúc Duyện – Trần Quốc Hoàn (dài 42 m, rộng 9 m, 2 làn xe) và nút giao Trường Chinh – Tân Kỳ Tân Quý (dài 65 m, rộng 22 m, 5 làn xe). Dự án còn làm một cầu vượt trước ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất, dài 1,2 km, rộng 17 m cho 4 làn xe. Tuyến đường khi hoàn thành tạo thêm hướng tiếp cận sân bay, phá thế độc đạo của đường Trường Sơn và giảm kẹt xe cho các đường khác như Cộng Hoà, Hoàng Hoa Thám, Phan Thúc Duyện…

Để kịp tiến độ, chủ đầu tư kiến nghị từ nay đến cuối năm cần đẩy nhanh hoàn tất nhiều đầu việc như điều chỉnh quy hoạch cục bộ tại khu vực; thẩm định, duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi; giao đất quốc phòng; chọn nhà thầu thi công… Theo chủ đầu tư, tiến độ dự án phần lớn phụ thuộc vào việc thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tại dự án này, Bộ Quốc phòng hồi tháng 11 năm ngoái thống nhất phương án ranh xây dựng do phạm vi đi qua đất do Bộ quản lý, song đề nghị TP HCM phối hợp các bên hoàn tất thủ tục liên quan. Hiện, UBND thành phố đã chỉ đạo quận Tân Bình cùng các sở, ngành đẩy nhanh để sớm bàn giao đất cho dự án.

kien-nghi-som-mo-duong-o-cua-ngo-tan-son-nhat
Kẹt xe trên đường Trường Sơn trước cổng sân bay Tân Sơn Nhất, tháng 1/2020.

Đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hoà được Sở Giao thông Vận tải đề xuất xây dựng từ năm 2016, nhằm giảm ùn tắc quanh sân bay Tân Sơn Nhất nhưng đến nay chưa thể triển khai. Trong khi ga T3 của sân bay khi hoàn thành nâng công suất khai thác mỗi năm lên 50 triệu lượt khách nên công trình được đánh giá rất cấp bách để giảm áp lực giao thông ở khu vực.

Ngoài dự án nói trên, để giải tỏa kẹt xe cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất còn 3 công trình khác dự kiến khởi công năm nay, gồm: mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng doanh trại quân đội (giáp sân bay) đến đường Cộng Hòa (dài gần 800 m, rộng 22 m, vốn đầu tư 257 tỷ đồng); mở rộng một đoạn đường Cộng Hòa, đoạn qua vòng xoay Lăng Cha Cả (dài 134 m, tổng vốn đầu tư 141 tỷ đồng; nâng cấp, mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý, đoạn từ đường Lê Trọng Tấn đến Cộng Hòa (dài hơn 630 m, mở rộng lên 30 m, kinh phí xây dựng gần 110 tỷ đồng).

Bài & ảnh: Gia Minh

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/kien-nghi-som-mo-duong-o-cua-ngo-tan-son-nhat-4242013.html

The post Kiến nghị sớm mở đường ở cửa ngõ Tân Sơn Nhất appeared first on 24h Sống xanh.

]]>