họa sĩ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Fri, 19 Feb 2021 08:26:09 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png họa sĩ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Chuyện một tình yêu nàng họa sĩ https://24hsongxanh.vn/chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si/ Fri, 19 Feb 2021 08:26:09 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=55712 chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si

Một ngày đầu năm mới, nhìn thấy những bức tranh hoa hồng đẹp mê ly mà nàng họa sĩ vừa đem đi triển lãm, chợt nhớ đến tên một bài hát “Triệu đóa hoa hồng”. Câu chuyện người viết sắp kể ra đây, xin được biến tấu một chút thành “Chuyện một tình yêu nàng […]

The post Chuyện một tình yêu nàng họa sĩ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si

Một ngày đầu năm mới, nhìn thấy những bức tranh hoa hồng đẹp mê ly mà nàng họa sĩ vừa đem đi triển lãm, chợt nhớ đến tên một bài hát “Triệu đóa hoa hồng”. Câu chuyện người viết sắp kể ra đây, xin được biến tấu một chút thành “Chuyện một tình yêu nàng họa sĩ”.

Đúng là phải yêu hoa hồng lắm cô mới tự trồng hoa, và sau đó vẽ hoa do chính mình trồng lấy. Phải yêu hoa hồng lắm lắm cô mới vẽ nên được sắc thái những bông hoa hồng sống động đến vậy.

chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si
Nữ họa sĩ Phạm Long Thủy Trúc.

Nữ họa sĩ hiện sống tại Gò Vấp, tên họ là Phạm Long Thủy Trúc. Cô tốt nghiệp trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM, chuyên khoa Sơn dầu. Sau triển lãm ở TP.HCM vừa rồi, cô đã có những chia sẻ vì sao cô có một tình yêu với hoa hồng mãnh liệt đến thế.

Bàn tay tặng đóa hồng bao giờ cũng phảng phất mùi thơm!” – Tôi mong muốn lan tỏa đến mọi người năng lượng tích cực, sự yêu đời, và cảm giác an yên khi xem tranh.

Hoa hồng vốn đã đẹp, nên để đặc tả hoa hồng có bao nhiêu cánh, hay màu hoa phải giống như thực, trắng là trắng, hồng là hồng. Tôi không chọn cách vẽ ấy, vì chúng ta không thể qua được cái “sao chép” của máy ảnh, công nghệ hiện đại sẽ cho ra những bức ảnh vô cùng chân thực và sắc nét, thậm chí thấy cả gân hoa, gân lá…

Tôi không chọn cách vẽ “xác của hoa”, mà vẽ “cái tinh thần” của hoa, bắt khoảnh khắc, và truyền tải cái cảm xúc mà chúng mang lại mỗi khi tôi nhìn ngắm; có khi là phơi phới, có khi lung linh, khi dịu dàng, khi có chút thoáng buồn,…

Ánh sáng trong tranh cũng góp phần không nhỏ cho việc truyền tải cảm xúc. Một đóa hoa trong một không gian có nắng sẽ cho ra cảm xúc khác một bông hoa trong một buổi chiều mưa,…

Hoa hồng mang đến cho tôi niềm vui trong cuộc sống, những người bạn cùng sở thích, và những mối quan hệ mới vô cùng tốt đẹp. Hoa cũng cho tôi sự bình an và năng lượng tích cực…

Còn bạn… Bạn có cảm xúc gì khi nhìn ngắm hoa hồng…? Mời bạn cùng ngắm hoa hồng qua tranh của nữ họa sĩ Phạm Long Thủy Trúc nhé!

chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si chuyen-mot-tinh-yeu-nang-hoa-si

Bài: Đỗ Lộc –  Ảnh: NVCC

Theo Ấn phẩm 24h Sống Xanh

The post Chuyện một tình yêu nàng họa sĩ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tháo dỡ ‘trái tim lông’ bên hồ Gươm ngay trong đêm do gặp phản ứng mạnh https://24hsongxanh.vn/thao-trai-tim-long-ben-ho-guom-ngay-trong-dem-gap-phan-ung-manh/ Fri, 11 Dec 2020 06:43:10 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=52459 trai-tm-long-o-ha-noi

Một tạo hình trái tim bằng tre trúc, cây nhỏ tua tủa những ‘lông’ được dựng bên bờ hồ Gươm đã khiến nhiều người phản ứng mạnh mẽ. Sở Văn hóa – thể thao Hà Nội đã phải vội vã tháo dỡ ngay trong đêm qua. “Trái tim lông” là cách mà nhiều văn nghệ […]

The post Tháo dỡ ‘trái tim lông’ bên hồ Gươm ngay trong đêm do gặp phản ứng mạnh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
trai-tm-long-o-ha-noi

Một tạo hình trái tim bằng tre trúc, cây nhỏ tua tủa những ‘lông’ được dựng bên bờ hồ Gươm đã khiến nhiều người phản ứng mạnh mẽ. Sở Văn hóa – thể thao Hà Nội đã phải vội vã tháo dỡ ngay trong đêm qua.

“Trái tim lông” là cách mà nhiều văn nghệ sĩ, người dân và cư dân mạng gọi tạo hình trái tim “kỳ dị” này.

“Trái tim lông” được dựng trên vỉa hè bờ hồ Hoàn Kiếm phía đường Đinh Tiên Hoàng vài ngày trước và nhanh chóng gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của nhiều văn nghệ sĩ, họa sĩ, trở thành đề tài nóng trên mạng xã hội từ tối qua 10/12.

trai-tm-long-o-ha-noi
“Trái tim lông” bên bờ hồ Gươm gây phản ứng mạnh mẽ từ người dân, nghệ sĩ. Ảnh: LÊ ANH HOÀI

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều trên Facebook cá nhân sáng sớm nay viết ngay trên bờ hồ Gươm mà cho dựng lên một hình ảnh “quái dị” như thế là “bị làm sao ấy, không bình thường”.

Ông nhắc lại một nỗi thất vọng cũ về sự thiếu óc thẩm mỹ của những người có trách nhiệm khi mấy năm trước có ý định dựng bức tượng King Kong khổng lồ từ một bộ phim Mỹ được quay ở Việt Nam bên hồ Gươm nhưng lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam viết “thi thoảng họ lại cho hiện ra giữa thủ đô một hình thù quái dị”.

trai-tm-long-o-ha-noi
Một tác phẩm nghệ thuật dựng bên bờ hồ Gươm cũng từng phải vội vã tháo bỏ vì dân tưởng nhà vệ sinh.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn – chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam – cho biết dù hiểu rằng tạo hình này chỉ là một trang trí trong tổng thể trang trí bên bờ hồ Gươm, xung quanh tượng đài Lý Thái Tổ cho một lễ hội văn hóa dân gian diễn ra vào cuối tuần, nhưng ông vẫn khẳng định dù tạm bợ thì cũng không thể đặt một tạo hình “không ổn” về thị giác như vậy ở không gian hồ Gươm.

“Ở không gian thiêng hồ Gươm thì đừng đưa cái gì phản cảm về thẩm mỹ vào đó”, ông Đoàn nói và nhắc lại nhiều cái phản cảm mà Hà Nội đã cho dựng bên bờ hồ Gươm như quả cầu với bản đồ Việt Nam đỏ chót, hay tạo hình trang sách mở trên một bàn tay rất xấu xí đặt rất gần đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc hồi kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội và được giữ trong nhiều năm.

“Những cái đó đâu phải là điêu khắc, chúng kéo lùi thẩm mỹ đương đại”, ông Đoàn khẳng định.

Theo ông, những “tai nạn” này thuộc về trách nhiệm của những nhà quản lý đã không cẩn trọng khi duyệt đưa ra không gian công cộng những cái “được gọi là nghệ thuật nhưng không đạt được chất lượng nghệ thuật gây phản cảm về thẩm mỹ”.

Trả lời Tuổi Trẻ Online về “tai nạn” này, ông Tô Văn Động, giám đốc Sở Văn hóa – thể thao Hà Nội, giải thích đó là một sản phẩm thủ công của các nghệ nhân một làng nghề mây tre đan ở Hà Nội mang đến để giới thiệu về làng nghề mình trong Lễ hội văn hóa dân gian trong đời sống đương đại sẽ diễn ra từ tối nay đến hết ngày 13/12 ở khu vực tượng đài Lý Thái Tổ bên hồ Gươm.

Lễ hội này mời nghệ nhân của 16 làng nghề mang các sản phẩm sáng tạo nhất của mình đến để giới thiệu với công chúng. Tác phẩm đang trong quá trình thi công, sắp đặt đợi tổng duyệt lần cuối thì gặp phải phản ứng của dư luận nên ban tổ chức đã cho tháo dỡ ngay trong đêm qua 10/12.

Thiên Điểu
Theo Tuổi Trẻ Online
Link nguồn: https://tuoitre.vn/thao-do-trai-tim-long-ben-ho-guom-ngay-trong-dem-do-gap-phan-ung-manh-20201211114542561.htm

The post Tháo dỡ ‘trái tim lông’ bên hồ Gươm ngay trong đêm do gặp phản ứng mạnh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nẻo đường mới của tranh lụa Việt https://24hsongxanh.vn/neo-duong-moi-cua-tranh-lua-viet/ Mon, 09 Nov 2020 06:43:07 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=50744 neo-duong-moi-cua-tranh-lua-viet

Nhiều người nhận định tranh lụa Việt đang khởi sắc. Các tác giả cũng bứt phá về phong cách riêng trên những nẻo đường mới. Không còn là thiểu số Nữ họa sĩ chuyên tranh lụa – bà Mộng Bích, vừa có triển lãm cá nhân đầu tiên khi ở tuổi gần 90 với tên gọi Đi […]

The post Nẻo đường mới của tranh lụa Việt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
neo-duong-moi-cua-tranh-lua-viet

Nhiều người nhận định tranh lụa Việt đang khởi sắc. Các tác giả cũng bứt phá về phong cách riêng trên những nẻo đường mới.

Không còn là thiểu số

Nữ họa sĩ chuyên tranh lụa – bà Mộng Bích, vừa có triển lãm cá nhân đầu tiên khi ở tuổi gần 90 với tên gọi Đi giữa hai thế kỷ vào giữa tháng 10 qua. “Có những người một đời vẽ lụa như bà Mộng Bích, bà Kim Bạch, ông Nguyễn Thụ. Nhưng số người như thế không nhiều. Trước đây nếu xếp về số lượng người vẽ theo chất liệu, thì nhiều nhất là sơn dầu, sau đó đến sơn mài, rồi đến các loại tranh in khắc, lụa chỉ đứng thứ tư thôi”, ông Vi Kiến Thành, nguyên Cục trưởng Cục Mỹ thuật – Nhiếp ảnh – Triển lãm (Bộ VH-TT-DL), nhận định. Chính sự khó bảo quản của tranh lụa khiến ít họa sĩ gắn bó với chất liệu này.

neo-duong-moi-cua-tranh-lua-viet
Tác phẩm lụa Chuồn chuồn bay thấp của họa sĩ Trần Hoàng Sơn. Ảnh: TƯ LIỆU NGHỆ SĨ

Mặc dù vậy, ông Thành cho biết: “Gần đây, cũng có nhiều anh em vẽ lụa hơn do thấy được sự thú vị của chất liệu này”. Theo ông Thành, sở dĩ có xu hướng đó là vì các họa sĩ càng ngày càng thấy mình có thể học cách làm việc kỹ lưỡng để vẽ lụa, cũng như xử lý được độ bền chất liệu. Tuy tranh lụa dễ bị mốc hay bị nhện, rận cắn đứt thớ lụa, song gần đây hóa chất và chất liệu mới đã giúp khắc phục điều này.

Chính vì thế, theo họa sĩ chuyên vẽ lụa Vũ Đình Tuấn (giảng viên ĐH Mỹ thuật VN), số lượng người vẽ lụa hiện nay chỉ đứng sau sơn dầu, tương đương lượng người vẽ sơn mài và tranh in khắc. Còn ông Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật VN, đánh giá: “Chục năm nay tranh lụa tốt lên nhờ các họa sĩ thế hệ sau, thế hệ 7X. Họ vẽ nhiều và chất lượng cũng tốt”.

Cần hướng đi mới

Ông Lương Xuân Đoàn cho biết có lúc tranh lụa gần như bị gián đoạn vì ít người theo. Nhưng khi có nhiều người vẽ hơn thì đa số lại tiếp nối y nguyên cách vẽ của cụ Nguyễn Phan Chánh, bậc thầy của thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương. “Cụ Nguyễn Phan Chánh là bậc tiên chỉ rồi. Từ rất trẻ, cụ đã được gọi là tiên chỉ của tranh lụa VN. Kính cẩn với cụ nhưng phải đi theo con đường mới. Cứ nếu hiểu truyền thống là phải nối theo, cứ dùng đĩa màu của cụ thì không để làm gì cả. Chính vì thế, cần phải thay đổi. Như Vũ Đình Tuấn là người cách tân đấy, đột phá, thay đổi quan niệm về tranh lụa”, ông Đoàn nói.

neo-duong-moi-cua-tranh-lua-viet
Bức tranh lụa Em bé Hàn Quốc của nữ họa sĩ Mộng Bích. Ảnh: TƯ LIỆU GIA ĐÌNH

Ông Đoàn cũng cho hay để thay đổi quan điểm mỹ thuật Đông Dương làm chuẩn rất khó. Bản thân ông khi làm bài tốt nghiệp đã chọn một tác phẩm tranh lụa có nhiều tông màu đỏ khác nhau và chỉ được 7 điểm vì người chấm thấy khó chấp nhận. Mãi đến tận năm 1980, ông mới được giải A của triển lãm mỹ thuật toàn quốc với tác phẩm Chiều trên đảo Hòn Tre. “Chiều trên đảo Hòn Tre rất nhiều sắc màu đỏ. Quan điểm của tôi là lụa vẫn cứ là lụa, không mất đi chất thơ. Còn cảm nhận thị giác màu là sáng tạo của họa sĩ, nếu không thay đổi thì mãi mãi không thay đổi được”.

Theo họa sĩ Vũ Đình Tuấn, kỹ thuật vẽ lụa hiện nay vô cùng đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả thị giác rất cao, tôn vinh được mọi khả năng biểu cảm đặc trưng trong trẻo của nền lụa óng ả. “Tùy thuộc vào gu tạo hình, cá tính mà các tác giả dùng kỹ thuật vẽ truyền thống nhiều hay ít. Xu hướng hiện nay là tìm ra các lối, kỹ thuật vẽ cá nhân để thích ứng với lý tưởng tạo hình của nghệ sĩ”, ông Tuấn chia sẻ. Cũng theo ông Tuấn: “Lụa đang có sức sống mạnh mẽ. Các tác giả tìm tòi ra nhiều hướng biểu đạt mới cho lụa. Nói ngắn gọn là lụa đang được các họa sĩ khai thác đến tận cùng vẻ đẹp và khả năng biểu cảm vô cùng của nó”.

Ông Vi Kiến Thành đánh giá thị trường tranh lụa rất hứa hẹn, họa sĩ bán tranh tốt. “Bùi Tiến Tuấn ở TP.HCM, Vũ Đình Tuấn ở Hà Nội đều bán tranh tốt”, ông nói. Ông Thành cũng nhắc tới việc họa sĩ Vũ Đình Tuấn vừa góp mặt trong triển lãm Tác phẩm các họa sĩ đương đại hàng đầu trên thị trường mỹ thuật tại Bảo tàng Mỹ thuật VN (tháng 8.2020) và mới đây là triển lãm Ngày – Đêm tại Vietart (Hà Nội) của nhóm Lụa+ gồm các họa sĩ cũng là giảng viên ĐH Mỹ thuật VN như: Vũ Đình Tuấn, Trần Hoàng Sơn, Lưu Chí Hiếu…

Trong khi đó, theo ông Vũ Đình Tuấn: “Thị trường tranh lụa hiện nay rất tốt, khởi sắc. Người sưu tập quan tâm đến tranh lụa ngày càng nhiều. Thậm chí, có không ít nhà sưu tập bắt đầu chỉ tập trung vào chất liệu lụa. Những tác giả sáng tác lụa có sức hấp dẫn, độc đáo luôn được nhà sưu tập săn lùng, chờ đợi các tác phẩm mới tiếp theo của họ. Giá tranh lụa cũng cao tương đương, thậm chí có lúc còn cao hơn so với tranh các chất liệu khác”.

Trinh Nguyễn

Theo thanhnien.vn

 

Link nguồn: https://thanhnien.vn/van-hoa/neo-duong-moi-cua-tranh-lua-viet-1302276.html

The post Nẻo đường mới của tranh lụa Việt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Triển lãm tranh chân dung văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam https://24hsongxanh.vn/trien-lam-tranh-chan-dung-van-nghe-si-noi-tieng-viet-nam/ Mon, 19 Oct 2020 10:02:10 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=49495 trien-lam-tranh-chan-dung-ban-nghe-si-noi-tieng

Cuốn sách và triển lãm mang tên Vọng giới thiệu 51 bức tranh chân dung mà họa sĩ Trần Thế Vĩnh mất khoảng hai năm để thực hiện. Tiêu chí chọn chân dung văn nghệ sĩ để vẽ của họa sĩ Trần Thế Vĩnh cũng đơn giản, chỉ cần tác phẩm của họ tạo được […]

The post Triển lãm tranh chân dung văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
trien-lam-tranh-chan-dung-ban-nghe-si-noi-tieng

Cuốn sách và triển lãm mang tên Vọng giới thiệu 51 bức tranh chân dung mà họa sĩ Trần Thế Vĩnh mất khoảng hai năm để thực hiện.

Tiêu chí chọn chân dung văn nghệ sĩ để vẽ của họa sĩ Trần Thế Vĩnh cũng đơn giản, chỉ cần tác phẩm của họ tạo được cảm hứng cho Trần Thế Vĩnh vẽ, nên Vọng có thể thiếu nhiều người, nhưng anh vẽ ai thì đều xuất phát từ sự đồng điệu.

Đó là 51 chân dung của những gương mặt văn nghệ sĩ Việt kỳ cựu của thế kỷ 20 mà hầu hết, họ đã là người thiên cổ, hoặc còn sống thì cũng đã định cư hẳn ở hải ngoại từ sau 1975. Trừ họa sĩ Vĩnh Phối là thầy dạy ở đại học, còn lại Vĩnh chưa gặp bất kỳ ai trong 50 nhân vật, vài người đã qua đời trước khi cha mẹ của Vĩnh sinh ra. Nên ký ức của Vĩnh là những dư âm từ lịch sử, từ sách vở, từ tinh thần văn nghệ, từ sự ngưỡng mộ… được truyền lưu qua năm tháng. Bằng trí nhớ gián tiếp, sự tưởng tượng dạt dào, cũng như kiến thức tự thân, Vĩnh đã lột tả thần thái của những chân dung quen thuộc ấy theo cách của mình.

Có lẽ Trần Thế Vĩnh đã chia sẻ được quan niệm của Edgar Degas (1834 – 1917): “Sao chép lại những gì ta thấy cũng tốt, nhưng còn tốt hơn nhiều khi vẽ lại những gì giờ ta chỉ còn thấy trong ký ức. Đó là sự biến chuyển mà trí tưởng tượng kết hợp với trí nhớ”.

Trần Thế Vĩnh quan niệm: “Vẽ chân dung là một chủ đề cơ bản của bất cứ ai khi bước chân vào nghiệp họa sĩ. Nhưng cái khó nhất của vẽ chân dung là lấy được thần thái của nhân vật. Khi bạn nhìn thấy ánh mắt Bùi Giáng trông như mắt thật, ấy chính là linh hồn tranh. Phải nghiên cứu về họ, đọc về họ, thấu cảm với họ, tôi mới có thể vẽ họ sống động như thế theo cách riêng của mình.”

Trong 51 gương mặt nổi tiếng ấy, có thể kể đến các văn sĩ, thi sĩ, học giả như: Tuệ Sỹ, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên, Thanh Tâm Tuyền, Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Hiến Lê, Quang Dũng, Phan Khôi, Trần Dần, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Tất Nhiên, Du Tử Lê, Nguyên Sa, Minh Đức Hoài Trinh, Hàn Mặc Tử, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Vũ Trọng Phụng, Trần Vàng Sao… Các danh họa, nhạc sĩ Nguyễn Gia Trí, Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Phạm Đình Chương, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Xuân Tiên, Lê Uyên Phương, Cung Tiến, Lam Phương, Trầm Tử Thiêng, Nguyễn Ánh 9, Trúc Phương, Y Vân, Hoàng Thi Thơ, Trần Thiện Thanh…

Triển lãm Vọng sẽ khai mạc lúc 18h ngày 28/10/2020 tại Mai House Saigon Hotel. Cuốn sách mỹ thuật cùng tên của  Trần Thế Vĩnh cũng phát hành trong dịp này.

S.Trà

The post Triển lãm tranh chân dung văn nghệ sĩ nổi tiếng Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chàng trai cụt tay vẽ chân dung nghệ sĩ Việt bằng chân đẹp như ảnh https://24hsongxanh.vn/chang-trai-cut-tay-ve-chan-dung-nghe-si-viet-bang-chan-dep-nhu-anh/ Sat, 26 Oct 2019 02:27:50 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=18587 "Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga qua nét vẽ của anh Tây (tranh bên phải).

Bị tai nạn mất 2 tay, anh Nguyễn Văn Tây đã tập vẽ bằng chân trong 2 năm để cho ra những tranh chân dung có hồn. Trao đổi với VietNamNet, anh Tây vẫn nhớ rõ tai nạn xảy ra vào ngày 16/8/2017. Khi anh cùng bạn bè đang làm một công trình nhà ở […]

The post Chàng trai cụt tay vẽ chân dung nghệ sĩ Việt bằng chân đẹp như ảnh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
"Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga qua nét vẽ của anh Tây (tranh bên phải).

Bị tai nạn mất 2 tay, anh Nguyễn Văn Tây đã tập vẽ bằng chân trong 2 năm để cho ra những tranh chân dung có hồn.

Trao đổi với VietNamNet, anh Tây vẫn nhớ rõ tai nạn xảy ra vào ngày 16/8/2017. Khi anh cùng bạn bè đang làm một công trình nhà ở tại một vùng quê xa ở huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh thì chẳng may bị lưới điện 3 pha phóng trúng. Tai nạn bất ngờ khiến anh Tây bỏng nặng toàn thân, đặc biệt là đôi tay nên phải cắt bỏ.

Anh Nguyễn Văn Tây vẽ tranh bằng chân.
Anh Nguyễn Văn Tây vẽ tranh bằng chân.

Khi nhập viện, anh Tây biết mình không còn đôi tay thì cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, sợ hãi. Là lao động chính trong gia đình, anh hoang mang nghĩ về cuộc sống sau này khi không còn khả năng lao động, hoặc gần hơn là sinh hoạt hằng ngày sẽ ra sao.

Nhờ sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và người thân, anh mới dần lấy lại được tinh thần và sống lạc quan hơn.

Khi được phóng viên gọi bằng họa sĩ, anh Tây khiêm tốn nói: “Tôi chưa dám nhận mình là họa sĩ vì tôi còn yếu kém lắm. Tôi thích vẽ từ nhỏ nhưng vì gia đình còn khó khăn nên chỉ muốn tìm một công việc ổn định phụ giúp gia đình chứ không dám ước mơ theo nghề họa sĩ“.

Hồi phục sau tai nạn, anh Tây bắt đầu tập vẽ bằng chân. “Mọi thứ khó khăn hơn cả một đứa bé lần đầu tập viết“, anh nhớ lại. Nhờ gia đình động viên cũng như được xem những tấm gương giàu nghị lực của những người khuyết tật khác, anh có thêm động lực và cảm hứng để theo đuổi bước ngoặc mới trong đời.

"Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga qua nét vẽ của anh Tây (tranh bên phải).
“Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga qua nét vẽ của anh Tây (tranh bên phải).

Khoảng vài tháng sau, anh đã có thể viết và vẽ tranh bằng chân, kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Hỏi anh Tây làm sao để vẽ đôi mắt nhân vật có hồn? Anh thật thà cho hay: “Tôi chẳng có bí quyết gì cả. Có thể khi vẽ, tôi đã đặt tất cả tình yêu và lòng nhiệt huyết của mình vào tác phẩm nên mỗi bức tranh sẽ có hồn và sắc thái riêng. Hoặc tùy theo cách mỗi người cảm nhận khác nhau”.

Anh nói thêm mình cũng thường bị áp lực công việc hoặc đôi khi vì khi tinh thần không tốt mà ảnh hưởng đến tác phẩm. Lúc đó, anh thường nghe nhạc, đọc vài mẩu chuyện vui… để giảm áp lực.

Trước câu hỏi anh có lo vì vẽ tranh nghệ sĩ không đẹp có thể bị khán giả chê trách? Anh nói: “Tôi không nghĩ vậy. Nếu họ biết bức tranh do ai vẽ thì chắc họ không chê trách đâu“.

Hai năm qua, anh cũng có những kỷ niệm khi làm nghề vẽ tranh. Chàng trai 8X kể, anh nhớ nhất có một vị khách khó tính đặt tranh khiến anh phải vẽ đi vẽ lại đến 3 lần mới xong. Nhưng sau đó, vị khách ấy đã mua hết 3 bức. “Bài học tôi nhận được từ vị khách ấy là: một bức tranh đẹp cần có sự kiên trì, tâm huyết và mài giũa“, anh tâm sự.

Anh cũng không ngại nếu khách hàng đặt tranh vì thương hoàn cảnh cá nhân của mình. Tuy nhiên, anh nhấn mạnh mình nhận vẽ để trao lại khách hàng một bức tranh chất lượng, chứa đựng tình yêu và lòng nhiệt huyết của mình, không phụ tấm lòng và sự giúp đỡ của khách hàng.

Xem một số tranh của anh Nguyễn Văn Tây: 

Ca sĩ Phi Nhung.
Ca sĩ Phi Nhung.
Cố NSND Bảy Nam.
Cố NSND Bảy Nam.
Cố NSND Phùng Há.
Cố NSND Phùng Há.
Danh ca Khánh Ly.
Danh ca Khánh Ly.
Danh hài Kim Ngọc.
Danh hài Kim Ngọc.
NSND Ngọc Giàu.
NSND Ngọc Giàu.
NSND Kim Cương.
NSND Kim Cương.
NSND Lệ Thủy.
NSND Lệ Thủy.
NSƯT - đạo diễn Hoa Hạ.
NSƯT – đạo diễn Hoa Hạ.

Gia Bảo

Theo vietnamnet.vn 

The post Chàng trai cụt tay vẽ chân dung nghệ sĩ Việt bằng chân đẹp như ảnh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Triển lãm tranh của một họa sĩ thủ ấn họa https://24hsongxanh.vn/trien-lam-tranh-cua-mot-hoa-si-thu-hoa/ Wed, 21 Aug 2019 06:29:55 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=11433 Dạ khúc trăng non, thủ ấn họa.

Tranh Duy Ninh là cuộc triển lãm tranh của họa sĩ Duy Ninh, một họa sĩ thủ ấn họa quen thuộc của Đà Nẵng và là một cộng tác viên thân thiết của NXB Đà Nẵng khi thiết kế trên 200 bìa sách trong những năm qua. Triển lãm giới thiệu 52 tác phẩm của họa sĩ […]

The post Triển lãm tranh của một họa sĩ thủ ấn họa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Dạ khúc trăng non, thủ ấn họa.

Tranh Duy Ninh là cuộc triển lãm tranh của họa sĩ Duy Ninh, một họa sĩ thủ ấn họa quen thuộc của Đà Nẵng và là một cộng tác viên thân thiết của NXB Đà Nẵng khi thiết kế trên 200 bìa sách trong những năm qua.

Dạ khúc trăng non, thủ ấn họa.
Dạ khúc trăng non, thủ ấn họa.

Triển lãm giới thiệu 52 tác phẩm của họa sĩ Duy Ninh, như một cuộc trưng bày về sự đa dạng trong sáng tác của anh, từ chất liệu đến thể loại như thủ ấn họa, sơn dầu, acrylic, lụa…, với các chủ đề về thế giới tự nhiên, thân phận con người và tình yêu cuộc sống.

Khúc tráng ca về mẹ, 2018, thủ ấn họa.
Khúc tráng ca về mẹ, 2018, thủ ấn họa.

Họa sĩ Duy Ninh là Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam, Hội viên Hội Mỹ thuật Đà Nẵng. Ông sinh năm 1951 tại Phú Hòa, thành phố Huế, định cư và hoạt động nghệ thuật tại thành phố Đà Nẵng đã 51 năm. Duy Ninh là một trong những gương mặt điển hình, thuộc thế hệ đầu tiên của mỹ thuật Đà Nẵng sau 1975. Bên cạnh hai triển lãm cá nhân đầy ấn tượng được thực hiện tại Đà Nẵng (1989) và TP. Hồ Chí Minh (1991), tranh của Duy Ninh, đặc biệt là thể loại thủ ấn họa (monoprint), đã thu hút sự quan tâm của của giới mỹ thuật trong và ngoài nước tại các cuộc triển lãm như: Triển lãm nhóm họa sĩ Việt Nam tại Đan Mạch (1995), Triển lãm mỹ thuật đương đại Hoa Kỳ – Việt Nam tại Mỹ (1995 – 1996), Triển lãm mỹ thuật đương đại Bắc – Trung – Nam Việt Nam tại Hội An (2006)…

Dạ khúc trăng non, thủ ấn họa.
Dạ khúc trăng non, thủ ấn họa.

Tranh của Duy Ninh hiện có trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Không chỉ được biết đến là một họa sĩ thủ ấn họa tài hoa của Đà Nẵng, họa sĩ Duy Ninh còn là một cộng tác viên đắc lực của NXB Đà Nẵng trong việc thiết kế bìa sách với số lượng trên 200 bìa sách trong những năm qua.

Triển lãm khai mạc vào lúc 16h30, ngày 24/8/2019 và kéo dài đến hết ngày 04/9/2019 tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, số 78 Lê Duẩn, TP. Đà Nẵng.

S.Trà

Theo netquang.vn 

The post Triển lãm tranh của một họa sĩ thủ ấn họa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Mường Mán mang ý thơ vào hội họa https://24hsongxanh.vn/muong-man-mang-y-tho-vao-hoi-hoa/ Thu, 01 Aug 2019 03:04:50 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=9530 Nguyệt cầm trắng - Tranh: Mường Mán.

Trong triển lãm “Tuần trăng mê hoặc”, tác giả 72 tuổi tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ, hoài niệm về một xứ Huế mộng mơ. Mường Mán trưng bày 50 bức tranh theo trường phái biểu hiện – huyền ảo tại gallery Ruốc (quận Phú Nhuận, TP. HCM) từ giữa tháng 7. Ông cho biết […]

The post Mường Mán mang ý thơ vào hội họa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Nguyệt cầm trắng - Tranh: Mường Mán.

Trong triển lãm “Tuần trăng mê hoặc”, tác giả 72 tuổi tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ, hoài niệm về một xứ Huế mộng mơ.

Mường Mán trưng bày 50 bức tranh theo trường phái biểu hiện – huyền ảo tại gallery Ruốc (quận Phú Nhuận, TP. HCM) từ giữa tháng 7. Ông cho biết phải qua hơn một thập kỷ cầm cọ mới thấy “đủ” để mang tranh trưng bày.

Thời trẻ, Mường Mán từng làm biên tập, sau đó tự vẽ bìa cho sách của mình. Ông nghỉ hưu non, khởi nghiệp cầm cọ từ 300 tờ phác thảo, tranh minh họa bằng mực tàu và màu nước. Nguồn tư liệu ấy được ông phát triển ý tưởng và mang lên tranh sơn dầu. Vì tính kỹ lưỡng, có khi phải mất vài tháng ông mới hoàn thành một bức tranh. “Nếu ý tưởng nào chưa ưng, tôi cất đi, hôm sau lại lấy ra để suy nghĩ và tiếp tục hoàn thiện“, tác giả cho biết.

Mường Mán bên những bức tranh ông tâm đắc tại triển lãm "Tuần trăng mê hoặc". Ảnh: Ngân Phạm.
Mường Mán bên những bức tranh ông tâm đắc tại triển lãm “Tuần trăng mê hoặc”. Ảnh: Ngân Phạm.

Là người con xứ Huế, Mường Mán mang những nét đẹp của quê hương vào tranh vẽ như nón lá bài thơ, tà áo dài trắng, đàn nguyệt, Văn Miếu Huế, sông Hương, núi Ngự… Xanh ngọc và tím là hai gam màu chủ đạo trong các bức tranh gợi nét lãng đãng, nhiều suy tư. Khi được hỏi về hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm,  ông cho biết đó là mẹ và vợ – hai người ông yêu nhất. Mường Mán trân quý vẻ đẹp tinh khôi và phẩm chất của phụ nữ. Vì thế, ông tôn vinh họ qua nhiều họa phẩm.

Nón lá và hoa - Tranh: Mường Mán.
Nón lá và hoa – Tranh: Mường Mán.

Phía sau những gam màu bình yên còn là những ý tưởng táo bạo không kém phần “dậy sóng “của Mường Mán. Sự rung cảm hay những trăn trở, suy ngẫm về nhân tình thế thái, triết lý cuộc sống được ông chuyển tải lên tranh. Nhiều bức ông lấy văn thơ làm cảm hứng sáng tác. Đấy là đồng cảm, xót thương cho phận người con gái trong Bèo nước long đong, sự rung cảm cho vẻ đẹp của Tuần trăng mê hoặc.

Khác với sáng tác thơ, văn về tuổi học trò ngày trước, Mường Mán xuất hiện trong hội họa có sức quyến rũ và gợi cảm riêng. Đôi khi là nét lãng mạn của đôi lứa trong Ký ức mùa đông, một chút chông chênh trong tác phẩm Cõng rượu lên non, nét huyền ảo trong Nghe sen. Xem tranh của Mường Mán, khán giả có thể mường tượng về người con gái tuổi học trò thời “qua mấy ngõ hoa”, nhưng nay đã hóa thân thành thiếu nữ trong Nón lá và hoa, Trên đồi thu, Nguyệt cầm trắng, Sang thu… Tranh tái hiện lại những hình ảnh đẹp trong ký ức của ông bằng ngôn ngữ hội họa vừa chân phương pha nét huyền hoặc.

Nguyệt cầm trắng - Tranh: Mường Mán.
Nguyệt cầm trắng – Tranh: Mường Mán.

Mường Mán tên thật là Trần Văn Quảng, sinh năm 1947. Ông từng là cựu phóng viên chiến trường ở miền Nam. Sau đó, ông trở thành nhà văn, nhà thơ chuyên viết về tuổi mới lớn. Mường Mán có trên ba mươi tác phẩm được phổ biến như Lá tương tư, Một chút mưa thơm, Ngon hơn trái cấm… Một số bài thơ nổi tiếng của ông như: Qua mấy ngõ hoa, Chăn vịt ở phương Nam, Con gái, Về bến xuân xưa, tập thơ Dịu khúc…

Ngoài ra, ông còn viết kịch bản phim Tiếng đàn kìm, Trăng không mùa, Gió qua miền tối sáng (viết chung, nhiều tác giả), Duyên phận. Năm 2008, ông quyết định gác bút và chuyển hướng sang hội họa – ước mơ của ông từ thời trẻ.

Ngân Phạm

Theo VnExpress

The post Mường Mán mang ý thơ vào hội họa appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đấu giá online nghệ thuật gây quỹ cho trẻ mồ côi đến trường https://24hsongxanh.vn/dau-gia-online-nghe-thuat-gay-quy-cho-tre-mo-coi-den-truong/ Tue, 16 Jul 2019 15:14:33 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7938

Cuộc đấu giá ý nghĩa này đang diễn ra trên trang Chi Art Space với các tác phẩm tranh tượng của nhiều nghệ sĩ sáng tác trên cả nước gửi về. Đây là triển lãm online và đấu giá với nhiều chất liệu: sơn mài, sơn dầu, acrylic… Trong đó có hơn 30 tác phẩm […]

The post Đấu giá online nghệ thuật gây quỹ cho trẻ mồ côi đến trường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Cuộc đấu giá ý nghĩa này đang diễn ra trên trang Chi Art Space với các tác phẩm tranh tượng của nhiều nghệ sĩ sáng tác trên cả nước gửi về.

Đây là triển lãm online và đấu giá với nhiều chất liệu: sơn mài, sơn dầu, acrylic… Trong đó có hơn 30 tác phẩm tranh và tượng nghệ thuật của nhiều họa sĩ khắp cả nước tham gia với nhiều chủ đề: em bé, vẻ đẹp phụ nữ, tranh nude, tranh phong cảnh, tượng heo, gà, chó… Các họa sĩ có tác phẩm tham gia đấu giá gồm: Đặng Thị Thu An, Phan Linh Bảo Hạnh, Lê Anh Cẩn, Lê Võ Tuân, Lê Cù Thuần, Nguyễn Quang Hoan, Vũ Như Hải, Nguyễn Quý Tâm, Hồ Huy Hùng, Thái Văn An, Bùi Trọng Dư, Lê Anh Huy, Thủy Phan… và các nhà điêu khắc Đinh Công Đạt, Thái Nhật Minh…

Thời gian diễn ra đấu giá từ 15 – 21/7/2019 tại trang Chi Art Space. (https://www.facebook.com/chiartspace.vn/). Mục đích cuộc đấu giá online này là gây quỹ để mua sắm đồ dùng năm học mới cho các trẻ mồ côi thuộc khu vực địa bàn TP. HCM.

Trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số tác phẩm của các tác giả tham gia cuộc đấu giá này.

Nude, tranh sơn mài của họa sĩ: Bùi Trọng Dư (Hà Nội). Khổ: 46,5 x 63,5, sáng tác: 2017. Giá khởi điểm: 16.000.000 đồng; Giá bán: 20.000.000 đồng.

Em về kiêu sa, chất liệu: acrylic, họa sĩ: Đặng Thị Thu An (Huế). Khổ: 120 x 160, năm vẽ: 2018. Giá khởi điểm: 15.000.000 đồng.Giá bán: 18.000.000 đồng.

Em bé, tranh sơn mài, họa sĩ: Lê Anh Cẩn (Quảng Bình). Khổ:80×100, năm vẽ: 2018. Giá khởi điểm: 14.000.000 đồng, giá bán: 18.000.000 đồng.

Tranh: Tuổi thơ, sơn dầu, họa sĩ: Lê Võ Tuân (Quảng Bình), Khổ: 90x 130, năm vẽ: 2012. Giá khởi điểm: 30.000.000 đồng, Giá bán: 35.000.000 đồng.

Tượng chó của nhà điêu khắc Thái Nhật Minh

 

Tượng gà của nhà điêu khắc Thái Nhật Minh

 

Tượng heo của nhà điêu khắc Đinh Công Đạt

S.Trà

 

The post Đấu giá online nghệ thuật gây quỹ cho trẻ mồ côi đến trường appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cuộc dạo chơi sắc màu của họa sĩ và nhà thiết kế thời trang https://24hsongxanh.vn/cuoc-dao-choi-sac-mau-cua-hoa-si-va-nha-thiet-ke-thoi-trang/ Sun, 16 Jun 2019 02:04:33 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=5761

Về nước hoạt động thời trang gần 10 năm qua, lần đầu tiên nhà thiết kế Quỳnh Paris mới thử sức ở lĩnh vực hội họa, chính thức giới thiệu những bức tranh của mình cùng với 2 họa sĩ Diệu Hà, Thanh Lê trong cuộc triển lãm mang tên Springtime – Xuân thì 3. […]

The post Cuộc dạo chơi sắc màu của họa sĩ và nhà thiết kế thời trang appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Về nước hoạt động thời trang gần 10 năm qua, lần đầu tiên nhà thiết kế Quỳnh Paris mới thử sức ở lĩnh vực hội họa, chính thức giới thiệu những bức tranh của mình cùng với 2 họa sĩ Diệu Hà, Thanh Lê trong cuộc triển lãm mang tên Springtime – Xuân thì 3.

Các họa sĩ Thanh Lê, Quỳnh Paris, Diệu Hà tại cuộc triển lãm.

Springtime – Xuân thì 3 là cuộc triển lãm nằm trong chuỗi hoạt động triển lãm định kỳ hai năm một lần, do Spring Gallery tổ chức, diễn ra từ 15/6/2019 đến 25/6/2019 tại Bảo Tàng Mỹ Thuật TP HCM. Triển lãm năm nay giới thiệu 70 tác phẩm của 3 hoạ sĩ: Diệu Hà, Thanh Lê và Quỳnh Paris với các chất liệu sơn dầu, màu nước và tổng hợp. Mỗi hoạ sĩ kể một câu chuyện riêng được sắp đặt trong không gian chủ đề của mình, đem đến cho người xem những góc nhìn phong phú.

Tác phẩm Rose của họa sĩ Diệu Hà.

Hoạ sĩ Diệu Hà vốn nổi tiếng với dòng tranh vẽ hoa mẫu đơn đưa người xem vào một “Khu vườn cổ tích” đầy thơ mộng. Diệu Hà chia sẻ:“Khi vẽ một bông hoa, ta cũng sẽ hoá thành cây cỏ. Nếu trong cuộc sống này điều đó chỉ là ảo tưởng thì trong tranh chúng ta hoàn toàn có thể vẽ lại những giấc mơ..”

Tác phẩm Lá trường sinh của họa sĩ Thanh Lê

Với Thanh Lê, họa sĩ chuyên vẽ về hoa và phong cảnh làng quê miền Nam Việt Nam nên không lạ khi những bức tranh anh tham gia triển lãm lần này là những ký ức ngọt ngào về “Những mùa miên viễn” xa xưa với con đò, chái bếp, những dòng sông bát ngát phù sa. Đã từng gây chú ý với một không gian tranh hoa sen, đây là lần đầu tiên anh giới thiệu các tác phẩm màu nước cũng theo đề tài quê hương. Đặc biệt là bộ tranh thiếu nữ được vẽ theo những cách ăn mặc, bới tóc, phục sức của ông bà ngày trước, một bộ tranh với mong muốn gìn giữ những nét đẹp truyền thống qua hình ảnh người phụ nữ Việt .

Một trong bộ tranh 5 bức có chủ đề Nhìn về tương lai của Quỳnh Paris.

Còn Quỳnh Paris, chị giới thiệu đến công chúng bộ tranh “Nhìn về tương lai” lấy cảm hứng từ hoa sen và những triết lý mỹ học phương Đông. Những bức tranh mà không cần giới thiệu, người ta cũng có thể hình dung ra ngay tác giả là một nhà thiết kế khi những mẫu phục trang của chị thể hiện như sống lại trên tranh với hai tông màu chủ đạo đen trắng. Quỳnh Paris cho biết: “Tôi vẽ tranh, tham gia triển lãm không phải để khoe, mà vì sự cống hiến cho nghệ thuật của mình đến thời điểm cần thể hiện. Mỗi một giai đoạn trong một đời người, có những lúc sẽ dấn thân hoặc bước tiếp với những đam mê của một con người luôn sống đầy cảm xúc như mình.”

Tác giả Thanh Lê và vị khách mua bức tranh Một cơn gió thốc ngay trong ngày khai mạc.

Được biết, ngay trong ngày khai mạc, một số tranh của cuộc triển lãm đã có người đặt mua.

Sơn Trà

The post Cuộc dạo chơi sắc màu của họa sĩ và nhà thiết kế thời trang appeared first on 24h Sống xanh.

]]>