hồ Linh Đàm – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 17 Jul 2019 02:55:53 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png hồ Linh Đàm – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Không gian công cộng Hà Nội: hàng quán tấp nập bủa vây hồ https://24hsongxanh.vn/khong-gian-cong-cong-ha-noi-hang-quan-tap-nap-bua-vay-ho/ Wed, 17 Jul 2019 02:55:53 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8074 Ghế đá bị một số quán trà đá "trưng dụng". Ảnh: Lao Động Thủ Đô

Thời gian qua chính quyền Hà Nội đã đầu tư nhiều vào việc kè bờ, cải thiện tình trạng ô nhiễm nước hồ… Tuy nhiên, không gian công cộng xung quanh hồ lại đang bị chiếm dụng công khai. Các đường ven hồ đều bị chiếm Tuyến đường Mai Anh Tuấn, quận Đống Đa luôn […]

The post Không gian công cộng Hà Nội: hàng quán tấp nập bủa vây hồ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ghế đá bị một số quán trà đá "trưng dụng". Ảnh: Lao Động Thủ Đô

Thời gian qua chính quyền Hà Nội đã đầu tư nhiều vào việc kè bờ, cải thiện tình trạng ô nhiễm nước hồ… Tuy nhiên, không gian công cộng xung quanh hồ lại đang bị chiếm dụng công khai.

Các đường ven hồ đều bị chiếm

Tuyến đường Mai Anh Tuấn, quận Đống Đa luôn tấp nập xe cô đi lại nhưng vỉa hè phía bên hồ Hoàng Cầu bị biến thành chỗ để xe, là nơi hoạt động của các quán trà đá, giải khát và thậm chí là cả quán bia hơi, quán nhậu đông đúc. Ngay cả không gian nằm sát hồ, cũng bị một số người xếp bàn ghế nhựa cho khách uống bia.

“Xe máy đỗ cả ngày, từ sáng đến chiều, ô tô đỗ ở vệ đường, chẳng có chỗ nào cho người đi bộ, trẻ em vui chơi”, một người dân sống tại khu vực này bức xúc thay cho nỗi niềm chung của nhiều người.

Ghế đá bị một số quán trà đá "trưng dụng". Ảnh: Lao Động Thủ Đô
Ghế đá bị một số quán trà đá “trưng dụng”. Ảnh: Lao Động Thủ Đô

Theo quan sát của chúng tôi tình trạng lấn chiếm không gian xung quanh hồ xảy ra tại rất nhiều nơi, như: đường ven hồ Văn Quán (quận Hà Đông), đường Nguyễn Văn Ngọc (đoạn qua công viên Thủ Lệ, quận Ba Đình), đường ven hồ Linh Đàm (quận Hoàng Mai)… Hàng ngày vào chiều tối, các cửa hàng bán trà đá, nước giải khát xếp ghế nhựa chật kín lối đi.

Hồ Tây vốn được coi là “viên ngọc” của Hà Nội cả về giá trị tự nhiên và giá trị xã hội. Hồ Tây là hồ lớn nhất của thành phố, điều hòa nhiệt độ cho thành phố, hàng ngày thu hút một lượng lớn người dân, du khách từ các nơi đổ về tham quan, hóng mát, tập thể dục… Nhưng cũng nó cũng bị nhiều tiểu thương không ngần ngại chiếm dụng, bày bán quần áo, giầy dép, thực phẩm… ở khu vực đường Thanh Tiên từ 5-7h sáng và bán trà đá giải khát vào lúc chiều tối.

Ở khu vực đường Trích Sài buổi chiều tối muộn, một số cửa hàng kinh doanh ăn uống thường mang bàn ghế sang khu vực phía đối diện sát hồ để bày bán. Không dám ngồi xuống ghế đá đặt ngay cạnh hồ, bác Hoàng Thị Mai, trú tại quận Tây Hồ, cau có: “Tôi đi bộ qua đấy, định ngồi nghỉ tý mà không thể. Trên các ghế đá họ bày đầy cốc chén, chai lọ… xung quanh xếp đầy ghế nhựa. Họ chiếm cả rồi, mình sao dám ngồi”.

Lấn chiếm vỉa hè đường ven hồ làm chỗ để xe.
Lấn chiếm vỉa hè đường ven hồ làm chỗ để xe.

Tình trạng lấn chiếm không gian ven hồ phổ biến vào những ngày nắng nóng, thời điểm mà người dân có nhu cầu cao được đến ngồi nghỉ bóng mát ven hồ. Ông Nguyễn Văn H. thường xuyên đi bộ qua khu vực này, bức xúc: “Làn đường ngay sát hồ, thuộc địa phận bên phường Thành Công (quận Đống Đa) chiều nào cũng bị các hộ kinh doanh bày hai dãy bàn, họ còn dùng bàn kê chặn chắn hết lối đi, người đi tập thể dục phải đi xuống dưới bờ kè rất trơn trượt, rất nguy hiểm.”

Mặc dù ghế đá là của chung và không gian ven hồ là không gian công cộng, nhưng bị nhiều người buôn bán “giữ chỗ” và đánh dấu “lãnh địa” của họ bằng cách các vật dụng lên ghế đá hoặc bày các đồ bán lên. Anh Nguyễn Văn N. ở Đội Cấn, phán nàn: “Họ bảo đấy là ghế của họ kinh doanh. Nếu mình uống nước của họ thì cho ngồi. Nếu không họ đuổi đi ngay”. Vô phép hơn, như nhiều người dân cho biết, thì ghế gỗ được nhà nước bố trí dọc ven hồ Trúc Bạch nhưng mấy người bán hàng nước mang hết sang bên kia (bên phía hồ Tây – đường Thanh Niên). May ra chỉ những ghế có khoá khóa lại nên vẫn còn.

Trách nhiệm thuộc ai?

PGS. TS Trương Mạnh Tiến- Chủ tịch Câu lạc bộ Hồ Hà Nội, thừa nhận thực trạng nhức nhối lấn chiếm không gian ven hồ làm nơi bán hàng rong, kinh doanh buôn bán đang diễn ra tại nhiều hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Bên cạnh đó, tình trạng vứt rác, xả thải trực tiếp xuống hồ làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nước hồ, gây tốn kém về kinh tế để xử lý ô nhiễm.

Cùng quan điểm, bà Bùi Thị An – Viện trưởng Viện tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng và nguyên là đại biểu Quốc hội, khẳng định: Không gian xung quanh hồ là không gian công cộng dành cho người dân thư giãn, thể dục… Tình trạng lấn chiếm bởi hàng quán ảnh hưởng xấu đến giao thông của người dân, gây bức xúc trong xã hội.

Một số người dân cho rằng, chính quyền phường là nơi nắm bắt rõ nhất tình trạng lấn chiếm không gian ven hồ, tuy nhiên lực lượng này lại chưa làm đúng vai trò và trách nhiệm trong việc thực thi nhiệm vụ. “Ở khu vực ven hồ Hoàng Cầu, lực lượng công an phường Ô Chợ Dừa thường xuyên thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp lấn chiếm không gian hồ hơn khu vực thuộc địa phận phường Thành Công”- ông Nguyễn Văn M., một người dân sống tại khu vực này nhận xét chỉ khi công an mạnh tay thì không gian công cộng được bảo đảm.

Bàn ghế của cửa hàng bán bia hơi được bày bán sát hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội)
Bàn ghế của cửa hàng bán bia hơi được bày bán sát hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa, Hà Nội)

Theo đại diện Ban quản lý hồ Tây, lực lượng công an các phường trên địa bàn quận Tây Hồ đã thực hiện công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp bán hàng rong. Tuy nhiên, do nguồn nhân lực mỏng, không thể thực hiện giám sát thường xuyên nên xảy ra tình trạng, khi vắng bóng lực lượng chức năng xảy ra tình trạng tái lấn chiếm. Các đối tượng vi phạm chủ yếu là các hộ dân sống gần đó, chính quyền phường Yên Phụ và Thụy Khê đã lên danh sách và mời các đối tượng này lên ký cam kết không tái phạm.

KTS Trần Huy Ánh – Hội Kiến trúc sư Hà Nội, cho rằng không gian ven hồ vốn là tài sản công, để xảy ra tình trạng lấn chiếm như vậy có ba đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ: chính quyền địa phường, ngành xây dựng và ngành tài nguyên môi trường. “ Công tác quản lý hiện nay được thực hiện bằng những công cụ hành chính quan liêu, không chính xác, không hiệu quả” – ông Ánh nhận định.

Nói đi thì cũng phải nói lại, một trong những nguyên nhân khiến tình trạng lấn chiếm không gian xung quanh hồ tồn tại lâu dài thời gian qua không thể không nhắc đến ý thức, thói quen mua bán của người dân. Bản thân người dân, những người du khách, những người tập thể dục ven hồ đã “tiếp tay” cho hoạt động này thông qua việc thường xuyên mua bán, sử dụng dịch vụ ở khu vực này. Nếu người dân thẳng thắn, mạnh mẽ phản kháng lại những hành vi lấn chiếm và báo cáo với lực lượng chức năng đã có thể giảm bớt các trường hợp vi phạm.

Giải pháp nào?

Theo ông Tiến, để quản lý tốt không gian ven hồ nói chung và chất lượng môi trường của các hồ của Hà Nội, tất cả các hồ đều phải có chủ và có người để giao trách nhiệm chỉ đạo giải quyết, và nhắc nhở khi có những sai phạm. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần phải có giải pháp nhanh chóng quy hoạch không gian thành các khu vực riêng rẽ, khu vực dành cho người dân hóng mát, tập thể dục, khu vực dành cho bán hàng rong để hài hòa lợi ích của người dân và sử dụng hiệu quả những không gian xung quanh hồ hiện nay.

Tình trạng lấn chiến vỉa hè tại khu vực hồ Hoàng Cầu diễn ra nhiều năm nay. Ảnh: Pháp luật VN
Tình trạng lấn chiến vỉa hè tại khu vực hồ Hoàng Cầu diễn ra nhiều năm nay. Ảnh: Pháp luật VN

Theo ông Ánh, bộ máy yếu kém tại địa phương và bộ máy tham mưu không đưa ra được giải pháp hiệu quả thì có thể thay thế. Những công cụ hành chính không phát huy hiệu quả thì thay bằng công cụ tài chính. Quản lý không gian đó cần được quy ra tiền bạc, đóng góp cho ngân sách nhiều hơn, người quản lý phải chịu trách nhiệm về mặt thiệt hại, tiền bạc thì việc đó sẽ được quản lý tốt hơn và đem lại hiệu quả hơn

Chính quyền quận Tây Hồ thời gian qua đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để giải quyết tình trạng lấn chiếm không gian ven hồ. Trong đó có việc lắp đặt thiết bị thể dục thể thao, vui chơi trẻ em để thu hút người dân tham gia các hoạt động công cộng. Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.

Theo đại diện Ban quản lý khu vực hồ Tây, trong 6 tháng đầu năm, riêng khu vực hồ Tây đã xử lý 62 trường hợp lấn chiếm vỉa hè, 31 trường hợp đỗ xe sai quy định và 35 trường hợp câu cá… Một số cụm dân cư như cụm dân cư số 4 phường Yên Phụ đã cùng nhau xây dựng khu vực hồ văn minh, không bị hàng quán lấn chiếm

Kinh nghiệm có được trong thời gian làm đại biểu Quốc hội, bà Bùi Thị An đề nghị cần phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát. Đối với những trường hợp tái vi phạm nhiều lần, kiến nghị tăng chế tài xử lý vi phạm để giải quyết triệt để.

Chính quyền các địa phương cũng nên xem xét ứng dụng những tiến bộ của khoa học kĩ thuật như lắp đặt camera giám sát, công bố đường dây nóng để người dân kịp thời phản ánh những trường hợp vi phạm. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi thói quen mua bán, không sử dụng các sản phẩm dịch vụ của các hộ kinh doanh lấn chiếm không gian hồ, cùng nhau đoàn kết để bảo vệ không gian công cộng xung quanh hồ…

Minh Hân
Theo Người Đô Thị

The post Không gian công cộng Hà Nội: hàng quán tấp nập bủa vây hồ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>