hiến tạng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 24 Mar 2021 14:34:17 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png hiến tạng – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Nỗi lòng người mẹ hiến tạng con, cứu 6 người https://24hsongxanh.vn/noi-long-nguoi-hien-tang-con-cuu-6-nguoi/ Wed, 24 Mar 2021 14:34:17 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=57245 noi-long-nguoi-me-hien-tang-con-cuu-6-nguoi

Khi đồng ý hiến tạng con trai, bà Trương Thị Nhường có hai tâm nguyện: được biết danh tính những người nhận và dành một quả thận cho cháu dâu của mình. “Tôi đã mất con nên chỉ muốn được biết phần còn lại của cơ thể con ở trên đời có được ổn không […]

The post Nỗi lòng người mẹ hiến tạng con, cứu 6 người appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
noi-long-nguoi-me-hien-tang-con-cuu-6-nguoi

Khi đồng ý hiến tạng con trai, bà Trương Thị Nhường có hai tâm nguyện: được biết danh tính những người nhận và dành một quả thận cho cháu dâu của mình.

“Tôi đã mất con nên chỉ muốn được biết phần còn lại của cơ thể con ở trên đời có được ổn không chứ không có ý đòi hỏi gì”, bà Nhường giải thích.

Tròn nửa năm kể từ ngày một phần cơ thể con tiếp tục sống cùng những người khác, bà Nhường đã biết danh tính năm trong số sáu người nhận được tạng của con mình, duy nhất chưa biết người nhận trái tim là ai. Bà đành viết lên mạng nhờ tìm thông tin: “Nếu ai biết hoặc người nào nhận trái tim vào trưa ngày 16 hoặc 17/9/2020 mong mọi người nhắn giúp tôi”.

noi-long-nguoi-me-hien-tang-con-cuu-6-nguoi
Bà Nhường và người con trai đã khuất. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Chiều 22/3, trong căn nhà hai tầng tại Phố Đông (Thanh Tùng, Thanh Miện), bà Nhường thay ga giường và phủi bụi tủ quần áo của người con trai tên Thắng đã mất. Từ ngày anh đi, chẳng có ai vào phòng nhưng cứ vài ngày bà lại dọn dẹp, vì tin con đang ở bên mình.

Thắng là tình yêu, hy vọng và cả chỗ dựa của bà Nhường, kể từ khi chồng và con gái thứ hai qua đời hai chục năm trước. “Hồi ông nhà tôi mất, thằng bé mới 11 tuổi. Có lần nó còn dặn tôi, trưa nắng mẹ đừng về cho vất vả, con tự làm cơm cúng bố được”, người phụ nữ từng là hộ sinh tại Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện huyện Thanh Miện, chia sẻ.

Anh tốt nghiệp Đại học Thủy lợi và công tác tại Công ty thủy lợi 1 (Bắc Ninh). Mỗi lúc mẹ giục lấy vợ, anh hứa hẹn: “Bố con mất sớm, mẹ lại vất vả với con bao năm nay. Lấy vợ rồi con sợ không chăm sóc tốt được cho mẹ nên 32 tuổi con mới lấy”. Bà Nhường đinh ninh cuối năm 2020 con sẽ lấy vợ.

Sáng ngày 11/9/2020, người phụ nữ thất thập đang ngồi chơi với mấy bạn già trong xóm, lòng dự tính chiều sẽ nấu canh cua và xay nước rau má để tối con về. Bỗng nhiên, cú điện thoại từ người họ hàng khiến bà loạng choạng, vỡ vụn nỗi háo hức chờ con mỗi cuối tuần: “Đêm qua Thắng bị tai nạn, đang cấp cứu ở bệnh viện tỉnh”.

Anh Thắng bị tai nạn giao thông lúc gần 11 giờ đêm hôm trước. Bốn ngày sau, chàng trai 32 tuổi không qua khỏi.

Lúc đó con gái cả của bà Nhường, chị Nguyễn Thanh Chung và họ hàng có nguyện vọng hiến tạng. Ban đầu bà không đồng ý nhưng chị cố thuyết phục: “Mẹ nghĩ lại đi vì sau này có muốn hiến tạng cũng không còn cơ hội nữa đâu. Hiến bao nhiêu tạng là ‘thêm bấy nhiêu em Thắng’. Em sẽ vẫn bên mẹ”.

Lý lẽ này của người con gái lớn khiến bà Nhường xuôi lòng vì tin con mình có thể tái sinh trong nhiều cuộc đời khác. “Trước khi ký vào hồ sơ tôi đưa ra một nguyện vọng: Những tạng nào, người nào nhận hãy cho tôi biết cụ thể về họ tên và địa chỉ”, bà chia sẻ.

Sáng ngày 16/9, gia đình được gặp mặt con lần cuối. Ngay sau đó, các bác sĩ đã thực hiện ca lấy tạng từ người cho chết não để ghép cho năm bệnh nhân khác nhau tại Bệnh viện trung ương quân đội 108, bao gồm: ghép hai lá phổi cho một bệnh nhân bị xơ phổi; ghép gan cho một bệnh nhân suy gan; ghép hai quả thận cho hai bệnh nhân bị suy thận mạn tính giai đoạn cuối; ghép đồng thời hai cẳng bàn tay cho một bệnh nhân bị tai nạn chất nổ.

Riêng tim của người đã mất được ghép cho một bệnh nhân ở Bệnh viện Việt Đức.

noi-long-nguoi-me-hien-tang-con-cuu-6-nguoi
Các bác sĩ cúi đầu mặc niệm, tri ân con trai bà Nhường: Ảnh: Bệnh viện 108

Tang lễ của anh Thắng được tổ chức trong chiều hôm đó, có đại diện Bệnh viện Phổi, Bệnh viện 108, cùng một số người thân của các gia đình bệnh nhân được ghép tạng tiễn đưa. Câu chuyện chàng thanh niên chết não hiến tạng cứu sáu người được đăng tải nhiều trên báo đài.

Kể từ ngày mất con, bà Nhường suy sụp. Hơn một tháng đầu các cháu và em dâu phải thay nhau tới chăm. Bà xa lánh hàng xóm, bạn bè vì thấy cảnh gia đình họ đủ đầy lại càng đau khổ.

Lòng bà thêm nặng trĩu khi vào lễ 49 ngày của con, nhân viên bệnh viện và năm gia đình nhận tạng về nhà thắp hương, người không về được thì gọi điện. Gia đình người nhận tim không thấy liên lạc. Xóm giềng đến thắp hương thường hỏi thăm “ai đã đến, ai không đến”. Dần dần một số người rỉ tai nhau: “Quả tim 2 tỷ đồng đấy. Chắc là mua bán sòng phẳng rồi nên không đến nữa”.

noi-long-nguoi-me-hien-tang-con-cuu-6-nguoi
Từ ngày con mất bà Nhường sống một mình trong căn nhà rộng lớn tại Thanh Miện, Hải Dương. Ảnh: Phan Dương

Những lời đồn đến tai gia đình bà Nhường khiến ai cũng xót xa và bức xúc. Anh Trương Ngọc Phúc (cháu họ bà Nhường), giáo viên một trường tiểu học ở Thanh Miện chia sẻ: “Gia đình tôi tự nguyện hiến tạng, chỉ có mong muốn cứu người, không màng báo đáp. Tôi vừa là cháu, vừa là người nhận tạng, giờ thông tin bị sai lệch vô cùng khó chịu”. Vợ anh Phúc từng 8 năm chạy thận, từ khi được nhận một quả thận của anh Thắng, chị đã khỏe hơn trước nhiều.

Ông Trần Đăng Khoa, hàng xóm của bà Nhường, nói thêm: “Số bà ấy đã vất vả chồng con. Hiến tạng con tưởng là nghĩa cử cao đẹp cho đời thì lại bị hiểu nhầm là bán tim con”.

Trung tướng Mai Hồng Bàng, giám đốc bệnh viện 108 cho biết: “Tháng 11/2020, bệnh viện nhận được đề nghị cung cấp thông tin về người nhận tạng của con bà Nhường nhưng theo quy định của pháp luật, thông tin về người cho, nhận trong quá trình hiến, lấy, ghép tạng phải được bảo mật. Đại diện bệnh viện đã gặp gỡ, động viên và giải thích với gia đình. Ngày 24/11/2020, gia đình đã xin rút đơn”.

Đang điều trị tại Bệnh viện 108 sau khi nhận hai tay, Nam, 18 tuổi (quê Thái Nguyên), xem bà Nhường như bà nội mình. Tai nạn chất nổ ba năm trước khiến cậu thiếu niên bị mất hai cẳng bàn tay nên gia đình đăng ký chờ được hiến tạng. Gần 1.000 ngày qua, cậu thiếu niên nuôi hy vọng mong manh một ngày nào đó phép màu đến với mình.

noi-long-nguoi-me-hien-tang-con-cuu-6-nguoi
Bà Nhường lầu đầu tiên gặp Nam – cậu bé nhận hai tay của con trai mình. Ảnh: Gia đình cung cấp

Hai bàn tay của con bà Nhường giờ nằm trên cơ thể Nam, bước đầu cậu đã có thể cầm nắm, có cảm giác nóng lạnh. Bàn tay này cũng đã nắm đôi bàn tay nhăn nheo của bà Nhường, đã vòng sau lưng ôm bà như đứa cháu quấn quýt nội mình.

“Lần đầu bà đến thăm, mặt bà nhìn em thì vui, nhưng ánh mắt thoáng buồn. Có lẽ bà nghĩ đến anh. Những lần sau tới bà vui hơn. Bà không còn kể chuyện về anh nữa mà hỏi em đã bình phục thế nào”, Nam chia sẻ. Bà Nhường từng lên bệnh viện thăm Nam nhiều lần, có lần còn ở lại chăm sóc cậu vài ngày.

Bà Nhường cảm thấy được an ủi rất nhiều khi biết đôi tay của con ngày một tương thích với cơ thể cậu bé Nam, được mang ruốc tới thăm người đang mang thận của con, thi thoảng hỏi thăm bác nhận phổi, người mẹ già cũng mong được nói cảm ơn người đang ôm ấp trái tim của con mình…

Sáng 24/3, bà Nhường bất ngờ nhận được một cuộc gọi từ gia đình người nhận trái tim của con trai. Họ cho biết mong gặp gia đình hiến tặng từ lâu nhưng bệnh viện có quy định nên không cách nào tìm ra được.

Ngay đêm qua, khi biết thông tin trên mạng, gia đình đã tìm được liên lạc và sáng sớm nay gọi cảm ơn. “Lẽ ra quả tim của con trai bác được ghép cho cháu, nhưng vừa hay dịp đó mẹ cháu tới viện tái khám, quả tim tương thích với mẹ cháu nên được ghép luôn”, người đàn ông này chia sẻ. Gia đình anh có tiền sử suy tim, hiện sức khỏe của mẹ anh đang hồi phục.

Họ cảm ơn và động viên bà Nhường giữ sức khỏe, chờ ngày tái ngộ. Bà Nhường gửi lời cảm ơn tất cả những ai đã theo dõi câu chuyện và chia sẻ giúp bà đạt được tâm nguyện. “Từ nay tôi sẽ bớt u uất hơn”, bà nói.

Phan Dương

Theo VnExpress

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/noi-long-nguoi-me-hien-tang-con-cuu-6-nguoi-4252350.html

The post Nỗi lòng người mẹ hiến tạng con, cứu 6 người appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Mẹ hiến tạng con trai bị tai nạn: “Con mình sống đẹp, chết phải để lại cái gì đó cho đời” https://24hsongxanh.vn/hien-tang-con-trai-bi-tai-nan-con-minh-song-dep-chet-phai-de-lai-cai-gi-cho-doi/ Fri, 20 Dec 2019 23:51:06 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=24612 "Con có biết con vừa cứu được nhiều người lắm không?" - chị Hương nói với con trai - Ảnh: P. HOÀNG

Người mẹ nói câu nói ấy là Nguyễn Thị Hương, 39 tuổi, sống ở Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Chị vừa tiễn đưa cậu con trai 19 tuổi Nguyễn Tiến Mạnh, qua đời vì tai nạn giao thông, và chị quyết định hiến tạng con. Các cán bộ của Trung tâm Điều phối hiến […]

The post Mẹ hiến tạng con trai bị tai nạn: “Con mình sống đẹp, chết phải để lại cái gì đó cho đời” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
"Con có biết con vừa cứu được nhiều người lắm không?" - chị Hương nói với con trai - Ảnh: P. HOÀNG

Người mẹ nói câu nói ấy là Nguyễn Thị Hương, 39 tuổi, sống ở Lương Phong, Hiệp Hòa, Bắc Giang. Chị vừa tiễn đưa cậu con trai 19 tuổi Nguyễn Tiến Mạnh, qua đời vì tai nạn giao thông, và chị quyết định hiến tạng con.

Chàng trai trẻ Tiến Mạnh - Ảnh gia đình cung cấp
Chàng trai trẻ Tiến Mạnh – Ảnh gia đình cung cấp

Các cán bộ của Trung tâm Điều phối hiến ghép tạng quốc gia nói cuộc gặp gỡ cuối cùng của mẹ con Mạnh là cuộc hạnh ngộ. Cuộc gặp ấy vừa mới diễn ra trong những ngày tháng 12 này. Chúng tôi gặp mẹ Mạnh ôm bó hoa cúc trắng đi đón con trai. Chị bảo sẽ trải những bông hoa trắng quanh con, để con mình luôn đẹp nhất.

Chị bước về căn phòng con trai chị vừa hiến toàn bộ mô tạng. Nhìn thấy con, chị ôm chầm lấy, vừa hôn lên má, trán con, vừa nức nở trò chuyện: “Con ơi, con về với bố mẹ và các em con nhé.

Con đừng oán trách ai, con đừng giận gì cả. Con có biết con vừa cứu được nhiều người lắm không? Người ta toàn bệnh nặng, rồi người ta sẽ được về với gia đình con ạ. Bố mẹ tự hào về con lắm...”. Chị cứ trò chuyện với con trai như thế hàng giờ.

"Con có biết con vừa cứu được nhiều người lắm không?" - chị Hương nói với con trai - Ảnh: P. HOÀNG
“Con có biết con vừa cứu được nhiều người lắm không?” – chị Hương nói với con trai. Ảnh: P. HOÀNG

Mạnh là con trai đầu trong gia đình có 3 con trai của vợ chồng chị Hương. Mạnh học hết lớp 9 thì nghỉ học đi làm thợ mộc, vì mẹ yếu không lao động được, bố làm thợ xây. Ngày định mệnh ấy, Mạnh chở em trai 9 tuổi và gặp tai nạn giao thông. Cả hai anh em đều chấn thương sọ não nhưng em trai Mạnh may mắn hơn, em đã được phẫu thuật và đã hồi tỉnh, còn Mạnh chết não.

Trung tâm Điều phối hiến ghép tạng quốc gia nhận được điện thoại báo tin của gia đình Mạnh lúc 3h. Đến 6h, Mạnh được đưa đến khu vực hồi sức đặc biệt nhất của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội). Các bác sĩ cũng đã cố tìm hi vọng mong manh nhất cho chàng trai trẻ nhưng không thể.

Mẹ cậu với bó hoa cúc trắng trên tay. Chị vừa tiễn con trai - Ảnh: P. HOÀNG
Mẹ cậu với bó hoa cúc trắng trên tay. Chị vừa tiễn con trai. Ảnh: P. HOÀNG

Khi biết con trai bị chết não, chị Hương nói với chồng về ý nguyện hiến tặng mô tạng con khi Mạnh đang được cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang. “Con mình từ bé đến giờ không có lỗi với ai cả, nó đẹp từ thể xác đến tâm hồn. Con mình sống đẹp thế, chết nó cũng phải đẹp, con mình phải để lại thứ gì đó cho đời“, chị nói.

Chị nhận được sự đồng tình của chồng và hai bên họ hàng. Đêm hôm đó, chị nói ý nguyện trước sự xúc động của các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang, trước khi con trai được chuyển về Bệnh viện Việt Đức.

Đến hôm nay, khi mà những người được ghép thận, tim, gan, phổi, giác mạc (sắp tới là gân, mô) của chàng trai trẻ đã bắt đầu hồi tỉnh, gia đình Mạnh đang trong những ngày đau buồn nhất. Họ vừa tiễn con trai lớn và đang phải chăm sóc con trai nhỏ mới tỉnh sau chấn thương sọ não.

Mạnh là người hiến nhiều mô, tạng nhất trong số những người chết não đã hiến tạng từ trước đến nay. Cậu để lại hết những gì quý nhất của đời mình, để lại cha mẹ, các em, trái tim trẻ trung, và chào cuộc đời ở tuổi 19.

P.Hoàng – L.Anh

Theo Tuổi Trẻ Online

 

Link nguồn: https://tuoitre.vn/me-hien-tang-con-trai-bi-tai-nan-con-minh-song-dep-chet-phai-de-lai-cai-gi-do-cho-doi-2019122017231784.htm

The post Mẹ hiến tạng con trai bị tai nạn: “Con mình sống đẹp, chết phải để lại cái gì đó cho đời” appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cuộc chạy trốn của người mẹ sau đám ma con trai https://24hsongxanh.vn/cuoc-chay-tron-cua-nguoi-sau-dam-ma-con-trai/ Fri, 11 Oct 2019 02:21:44 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=16640 Bà Son suy sụp trước tai nạn của con trai. Ảnh: Phan Nhơn.

Suốt nhiều năm, miệng đời xầm xì, những lời ác tâm dồn về phía người mẹ, cho rằng bà bán tạng con để lấy tiền. Năm 2018, ngành y tế tự hào khi đã thành công vang dội với những ca ghép thận, tim xuyên Việt như câu chuyện cảm động của bé Hải An, […]

The post Cuộc chạy trốn của người mẹ sau đám ma con trai appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bà Son suy sụp trước tai nạn của con trai. Ảnh: Phan Nhơn.

Suốt nhiều năm, miệng đời xầm xì, những lời ác tâm dồn về phía người mẹ, cho rằng bà bán tạng con để lấy tiền.

Năm 2018, ngành y tế tự hào khi đã thành công vang dội với những ca ghép thận, tim xuyên Việt như câu chuyện cảm động của bé Hải An, Vân Nhi. Đã có 20.000 người đăng ký hiến mô tạng sau khi qua đời… Quả là con số hết sức diệu kỳ. Song mấy ai nhớ đến những con người đặt viên gạch đầu tiên, những món quà “sự sống” quý giá được trao tặng ấy đã bị hồ nghi, bị bao tiếng ác của người đời…

Cuộc trò chuyện định mệnh của người mẹ và cô lao công

Năm 2012, đứa con trai Võ Quốc Tiến (lúc đó 36 tuổi) của bà Nguyễn Hồng Son bị người ta đánh trọng thương rơi vào trạng thái hôn mê sâu phải cấp cứu. Người mẹ đau thắt ruột gan, vay mượn đủ 60 triệu để đưa con lên Chợ Rẫy với hỳ vọng còn nước còn tát.

Điều kỳ diệu đã không xảy ra, bác sĩ thông báo trái tim anh Tiến vẫn còn đập nhưng chỉ thêm 2 – 3 ngày nữa sẽ vô vọng, anh đã bị chết não. Nhận hung tin người mẹ thẫn thờ ngồi trước hành lang, những khổ đau bật ra bằng tiếng khóc nức nở.

Một cô lao công đang quét dọn, thấy người phụ nữ nước mắt không ngừng tuôn rơi liền hỏi: Vì sao bà lại ngồi đây khóc?

Bà mẹ đáp: Con trai tôi bị người ta đánh, giờ bác sĩ bảo nó chết não rồi không còn khả năng cứu sống nữa!

Cô lao công an ủi: Sống chết có số mệnh hết do ông trời định, bà đừng buồn nữa. Vậy bà có muốn làm việc thiện cứu người không?

Bà mẹ quệt nước mắt: Tôi ở cơ sự thế này làm được gì, mà cứu ai. Việc thiện ở đời ai mà chả muốn làm hả cô.

Cô lao công mới bảo: Bà nên tìm gặp bác sĩ Thu đi, bà có thể hiến tạng con trai mình cho khoa học để cứu sống người khác.

Đoạn hội thoại đó nào ngờ là định mệnh, song cũng đưa bà đến một quyết định có phần nghiệt ngã.

Người con trai cả của bà Son, an ủi mẹ thôi đưa em về quê lo hậu sự. Bà mẹ mới tâm sự với con về cuộc nói chuyện với cô lao công. Người con đã đi tìm bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối, ghép bộ phận cơ thể người Bệnh viện Chợ Rẫy, tìm hiểu chuyện hiến tạng cho khoa học cứu người.

Sau cuộc gặp gỡ với bác sĩ, người con khuyên mẹ hiến tặng tạng cho y học. Bà mẹ ngập ngừng phân vân: “Con ơi, em con bị vậy rồi mẹ đau muốn đứt ruột, gan giờ đem mổ xẻ lấy tạng, mẹ sợ mẹ chịu không nổi, thôi hay là dừng đi con”. Lúc này, người con mới an ủi mẹ: “Thì giờ em đằng nào nó mất rồi, cũng về đem thiêu cũng hóa thành cát bụi thôi mẹ. Cả đời nó thích làm việc tốt, thôi cho em nó cơ hội đi mẹ. Mình hiến cho khoa học cứu người làm phước đáng mà mẹ”. Bà mẹ sau này thổ lộ do anh con trai làm trong ngành y nên mới tin tưởng ký vào đơn hiến tạng.

Bà Son suy sụp trước tai nạn của con trai. Ảnh: Phan Nhơn.
Bà Son suy sụp trước tai nạn của con trai.

Bi kịch làm ơn phải tội!

Sau khi hiến tặng sự sống, người mẹ đưa con về Vũng Liêm, Vĩnh Long lo an táng. Nào ngờ, bắt đầu từ ngoài ngõ những tiếng xầm xì: “Bà già ác nhơn bán tạng con mình kiếm tiền”, “Nghèo thế kia, bán thận con để kiếm chút tiền trả nợ là phải rồi”… những lời cay nghiệt cứ dội vào gia đình bà Son.

Hôm sau, Bệnh viện Chợ Rẫy gửi đến gia đình vòng hoa tri ân người mất đã có những đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, đã vô tình nhân thêm những lời đồn đoán cay nghiệt. Lần này, họ trực diện hơn: “Gia đình bà phải có gì, mổ xẻ ra sao, có buôn bán người ta mới thấy áy náy gửi vòng hoa chứ”, “Làm gì có chuyện hiến tạng cứu người, đời này làm gì có chuyện cho không ai cái gì”. Người con trai bà Son phải đập bàn đuổi những người viếng, bà Son tự trọng không chịu nhận tiền phúng điếu. Người mẹ đưa con trai ra quãng đồng trong đêm tối dựng lá dừa, thuê thầy tụng kinh làm đám cho con.

Chính người mẹ không ngờ lựa chọn ký vào lá đơn hiến tạng phải chịu những cay đắng đến nghiệt ngã thế này. Sau đám tang con trai, không chịu nỗi những lời đồn cay nghiệt bà phải bỏ đến nhà người con khác để chạy trốn những lời thị phi. Đến mức, bà Son bán ngôi nhà của mình để đến một nơi khác sống.

Tôi được gọi bác sĩ sao bác sĩ?

Bà Son đã âm thầm chịu đựng những điều tiếng, hồ nghi của người đời suốt 3 năm. Một ngày nọ, cuộc gọi từ phía đầu dây bên kia: “Chị Son phải không? Tôi bác sĩ Thu đây, chị đi đâu mấy năm nay tôi tìm mãi không được, lâu nay chị sống sao rồi, có cần chúng tôi giúp gì không?”.

Khoảnh khắc ấy như vỡ òa, bà mẹ vui sướng thét lên: “Thiệt sao, thiệt sao bác sĩ? Tui được phép gọi bác sĩ sao? Lâu nay tui sợ nhiều người nói gọi bác sĩ đòi hỏi có ý đồ xấu nên tui không dám”. Tất cả nỗi niềm của bà Son được cởi trói từ đây.

Năm 2015, sau 3 năm người mẹ ký đơn đồng ý hiến tạng con trai, Tiến sĩ Dư Thị Ngọc Thu đi tìm bà Son để trao kỷ niệm chương vì sự nghiệp sức khỏe của nhân dân do Bộ Y tế ủy thác. Vị bác sĩ phải mất rất lâu để tìm lại người mẹ vì bà đã thay đổi chỗ ở, số điện thoại.

Sau khi gọi được chị tôi mừng lắm, song chị kể 3 năm nay chị chịu điều tiếng bán thận con hưởng tuổi già, chúng tôi day dứt vô cùng. Hồi đó, chúng tôi say mê quá cho cái đề tài nghiên cứu khoa học “Khảo sát tiêu chuẩn cho thận để ghép ở người chết não” mà quên mất ân nhân mình. Mọi thứ hồi đó chưa hình thành hệ thống, tôi cũng chưa được học về điều phối ghép tạng nên đã thiếu sót rất nhiều với việc tri ân, giữ liên lạc với gia đình người hiến”, bác sĩ Thu nhớ lại.

Minh oan!

Năm 2015, lần đầu Bộ Y tế tổ chức vinh danh những người đã hiến tạng cứu người từ năm 1990 – 2015. Bà Son được mời đến dự với vị trí trang trọng nhất.

Người mẹ ấy đã thức đêm để viết một bức tâm thư thật dài, kể về câu chuyện mình làm ơn phải tội chịu đựng suốt 3 năm. Bà mẹ chạy đến dúi lá thư vào tay bác sĩ và bảo: “Xíu chị lên trên bục phát biểu, đọc giúp em để minh oan cho em không phải bán thận con lấy tiền”. Vị bác sĩ động viên: “Chị sẽ lên trên bục kia để nhận kỷ niệm chương do chính Bộ trưởng trao, tấm kỉ niệm chương kia là bằng chứng để minh oan cho chị, vinh danh những gì chị đã hy sinh”.

Bà Son nâng niu kỉ niệm chương được ban tặng. Ảnh: Phan Nhơn.
Bà Son nâng niu kỉ niệm chương được ban tặng.

Buổi lễ hôm ấy, người mẹ được Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao kỷ niệm chương, chụp chung tấm hình. Ban tổ chức sau này tặng tấm hình trang trọng nhận kỷ niệm chương được bà cất giữ như một kỷ vật quý giá. Sau này ai xầm xì chuyện bà bán thận con, bà lấy hình làm minh chứng để đập tan lời đồn.

Kể từ khi con trai mất, bà tìm mãi không có lấy một tấm hình làm di ảnh. Bàn thờ con trai chỉ có mỗi bát hương, chén nước lạnh lẽo. Sau khi có kỷ niệm chương, người mẹ lấy đó làm di ảnh, bàn thờ con trai giờ cũng được làm lại trang trọng hơn.

Khi chúng tôi hỏi có bao giờ bà muốn gặp lại người được con trai bà hiến tặng quả thận được sứu sống. Bà Son hồn nhiên: “Tôi vẫn nghĩ một phần cơ thể con mình còn sống trên đời. Mong người nhận được sống tốt, gặp lại để làm gì, đã cho đi không hề cầu mong nhận lại. Nếu gặp lại sẽ khiến người nhận sẽ mang nợ mình, họ sẽ sống không được thanh thản. Phước đức này là tài sản vô hình, tôi để lại cho con cháu mình. Việc bây giờ tôi phải sống tốt, bao năm chịu ấm ức được giãi bày rồi nên cũng chẳng mong gì cả”.

Tiến sĩ Dư Thi Ngọc Thu, Trưởng đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người, BV Chợ rẫy chia sẻ: “Những năm từ 2008 – 2015, chúng tôi đã vận động gia đình thân nhân những người chết não hiến tặng tạng để ghép cho các bệnh nhân đang đứng trước lằn ranh cái chết có cơ hội tiếp nối sự sống. Thực tế có câu chuyện trao đổi, buôn bán tạng phủ nên những việc làm nhân văn mang tính tiên phòng của gia đình chị Son, chị Phụng… đã mang lại cho họ vô vàn điều tiếng. Chúng tôi đau lòng, cũng chỉ biết thăm hỏi động viên họ vượt qua. Hy vọng một ngày nào đó câu chuyện này được cộng đồng biết đến nhiều, nhiều người hiểu sẽ cảm thông và minh oan cho những hy sinh cao cả như chị Son“.

Bài & ảnh: Phan Nhơn

Theo vietnamnet.vn

 

The post Cuộc chạy trốn của người mẹ sau đám ma con trai appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ngân hàng đầu tiên lưu trữ hàng nghìn mô từ cơ thể người ở Việt Nam https://24hsongxanh.vn/ngan-hang-dau-tien-luu-tru-hang-nghin-mo-tu-co-nguoi-o-viet-nam/ Fri, 20 Sep 2019 11:19:53 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=14390

Hơn 2.000 mô được lấy từ cơ thể người trong đó nhiều nhất là van tim, mạch máu, gân, xương, da, giác mạc đang được lưu trữ tại Ngân hàng mô, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Hà Quyên – Hoàng Đông Theo Zing.vn

The post Ngân hàng đầu tiên lưu trữ hàng nghìn mô từ cơ thể người ở Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Hơn 2.000 mô được lấy từ cơ thể người trong đó nhiều nhất là van tim, mạch máu, gân, xương, da, giác mạc đang được lưu trữ tại Ngân hàng mô, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Sau gần một năm đi vào hoạt động, Ngân hàng mô - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là nơi bảo quản hơn 2.000 mô. Theo kỹ thuật viên trưởng Nguyễn Văn Chỉnh, đây là ngân hàng mô đầu tiên và duy nhất của Việt Nam ngân hàng mô duy nhất được thành lập theo quy định của pháp luật. Sự ra đời của ngân hàng đặc biệt này đã được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2018.
Sau gần một năm đi vào hoạt động, Ngân hàng mô – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là nơi bảo quản hơn 2.000 mô. Theo kỹ thuật viên trưởng Nguyễn Văn Chỉnh, đây là ngân hàng mô đầu tiên và duy nhất của Việt Nam ngân hàng mô duy nhất được thành lập theo quy định của pháp luật. Sự ra đời của ngân hàng đặc biệt này đã được bình chọn là 1 trong 10 sự kiện nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2018.
Những mô được bảo quản tại đây bao gồm xương sọ, tinh trùng... của bệnh nhân. Trong đó, mô của người hiến chết não vẫn chiếm nhiều nhất, gồm van tim, mạch máu, gân, xương, da, giác mạc. Với người hiến còn sống, đa phần là mô (gân, xương) của bộ phận chi bị tổn thương bắt buộc phải cắt cụt để bảo toàn tính mạng.
Những mô được bảo quản tại đây bao gồm xương sọ, tinh trùng… của bệnh nhân. Trong đó, mô của người hiến chết não vẫn chiếm nhiều nhất, gồm van tim, mạch máu, gân, xương, da, giác mạc. Với người hiến còn sống, đa phần là mô (gân, xương) của bộ phận chi bị tổn thương bắt buộc phải cắt cụt để bảo toàn tính mạng.
Đây là một mảnh xương sọ của một bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Kỹ thuật viên đang thực hiện công đoạn tách lọc máu tụ trong mảnh xương sọ trước khi mẫu xương này được đưa vào bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ - 80 độ C. Thao tác được thực hiện trong buồng vô trùng, ngay cả nước muối cũng được đưa vào qua dây dài để tránh nhiễm khuẩn cho mô.
Đây là một mảnh xương sọ của một bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Kỹ thuật viên đang thực hiện công đoạn tách lọc máu tụ trong mảnh xương sọ trước khi mẫu xương này được đưa vào bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ – 80 độ C. Thao tác được thực hiện trong buồng vô trùng, ngay cả nước muối cũng được đưa vào qua dây dài để tránh nhiễm khuẩn cho mô.
Thạc sĩ, bác sĩ Dương Công Nguyên cho biết trước đây khi chưa có kỹ thuật bảo quản lạnh, các mảnh xương này thường phải vùi dưới da bụng của bệnh nhân, chờ tới khi tình trạng sức khỏe cho phép, mảnh xương sẽ được lắp lại. Tuy nhiên, kỹ thuật này mang đến nhiều bất lợi cho cả bệnh nhân và bác sĩ vì phải thực hiện thêm hai ca mổ phụ. Mặt khác, mảnh xương nằm dưới da bụng có thể làm cho bệnh nhân khó chịu, vết mổ nhiễm trùng. Mảnh xương cũng có nguy cơ bị ăn mòn.
Thạc sĩ, bác sĩ Dương Công Nguyên cho biết trước đây khi chưa có kỹ thuật bảo quản lạnh, các mảnh xương này thường phải vùi dưới da bụng của bệnh nhân, chờ tới khi tình trạng sức khỏe cho phép, mảnh xương sẽ được lắp lại. Tuy nhiên, kỹ thuật này mang đến nhiều bất lợi cho cả bệnh nhân và bác sĩ vì phải thực hiện thêm hai ca mổ phụ. Mặt khác, mảnh xương nằm dưới da bụng có thể làm cho bệnh nhân khó chịu, vết mổ nhiễm trùng. Mảnh xương cũng có nguy cơ bị ăn mòn.
Việc bảo quản mỗi loại mô có quy trình khác nhau. Về cơ bản, các bác sĩ tại ngân hàng sẽ thu nhận mô sau khi tiến hành sàng lọc người hiến với các xét nghiệm bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai, viêm gan C... Công đoạn thu nhận phải ở phòng sạch sẽ, đảm bảo vô trùng ở các khâu. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ xử lý và bảo quản trong nhiệt độ âm sâu 86 độ C, -196 độ C.
Việc bảo quản mỗi loại mô có quy trình khác nhau. Về cơ bản, các bác sĩ tại ngân hàng sẽ thu nhận mô sau khi tiến hành sàng lọc người hiến với các xét nghiệm bệnh truyền nhiễm như HIV, giang mai, viêm gan C… Công đoạn thu nhận phải ở phòng sạch sẽ, đảm bảo vô trùng ở các khâu. Sau đó, các kỹ thuật viên sẽ xử lý và bảo quản trong nhiệt độ âm sâu 86 độ C, -196 độ C.
Các mẫu mô được đóng gói và dán nhãn cẩn thận trước khi được đem đi bảo quản. Việc bảo quản mô cứu được rất nhiều người khỏi tàn tật. Chẳng hạn với mẫu mô xương sọ này, người bệnh tránh được hội chứng khuyết sọ.
Các mẫu mô được đóng gói và dán nhãn cẩn thận trước khi được đem đi bảo quản. Việc bảo quản mô cứu được rất nhiều người khỏi tàn tật. Chẳng hạn với mẫu mô xương sọ này, người bệnh tránh được hội chứng khuyết sọ.
Máy hạ nhiệt độ là loại máy chuyên dụng trong quy trình bảo quản các mô sống như van tim, mạch máu, tinh trùng, giúp giữ nước trong các mẫu mô không đóng băng bằng việc hạ dần nhiệt độ theo chu trình đặc biệt. Chiếc máy này có giá lên tới 1,3 tỷ đồng.
Máy hạ nhiệt độ là loại máy chuyên dụng trong quy trình bảo quản các mô sống như van tim, mạch máu, tinh trùng, giúp giữ nước trong các mẫu mô không đóng băng bằng việc hạ dần nhiệt độ theo chu trình đặc biệt. Chiếc máy này có giá lên tới 1,3 tỷ đồng.
Các thông số trên tủ bảo quản mô sống luôn được kiểm tra và ghi chép chi tiết. Một ngày, các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ kiểm tra ít nhất 3 lần. Khi có sự thay đổi nhiệt độ, chuông cảnh báo sẽ lập tức phát tín hiệu.
Các thông số trên tủ bảo quản mô sống luôn được kiểm tra và ghi chép chi tiết. Một ngày, các bác sĩ và kỹ thuật viên sẽ kiểm tra ít nhất 3 lần. Khi có sự thay đổi nhiệt độ, chuông cảnh báo sẽ lập tức phát tín hiệu.
Ngân hàng cũng có 3 nguồn điện dự phòng, đảm bảo không để xảy ra bất kỳ sự cố nào trong việc bảo quản mô.
Ngân hàng cũng có 3 nguồn điện dự phòng, đảm bảo không để xảy ra bất kỳ sự cố nào trong việc bảo quản mô.
Trong hơn 2.000 mô, mẫu tự thân chiếm nhiều nhất với 1.900 mẫu đã được gửi, trong đó, mô xương sọ chiếm 60%. 60-70 mẫu tinh trùng đã được làm hỗ trợ sinh sản.
Trong hơn 2.000 mô, mẫu tự thân chiếm nhiều nhất với 1.900 mẫu đã được gửi, trong đó, mô xương sọ chiếm 60%. 60 – 70 mẫu tinh trùng đã được làm hỗ trợ sinh sản.
Đây là thiết bị chuyên dụng bảo quản tinh trùng. Các mẫu được bảo quản dưới nhiệt độ -196 độ C. Người gửi là thường những đối tượng thường xuyên tiếp xúc yếu tố nguy cơ, độc chất hoặc các trường hợp điều trị ung thư phải xạ trị hóa chất. Ngân hàng mô cũng tiếp nhận nhiều trường hợp chủ động tới gửi tinh trùng trước khi đi xa công tác.
Đây là thiết bị chuyên dụng bảo quản tinh trùng. Các mẫu được bảo quản dưới nhiệt độ -196 độ C. Người gửi là thường những đối tượng thường xuyên tiếp xúc yếu tố nguy cơ, độc chất hoặc các trường hợp điều trị ung thư phải xạ trị hóa chất. Ngân hàng mô cũng tiếp nhận nhiều trường hợp chủ động tới gửi tinh trùng trước khi đi xa công tác.
Ngân hàng mô đầu tiên của Việt Nam được kỳ vọng sẽ là trung tâm nghiên cứu, đào tạo thực hành hàng đầu về bảo quản mô, công nghệ mô ghép và tế bào gốc.
Ngân hàng mô đầu tiên của Việt Nam được kỳ vọng sẽ là trung tâm nghiên cứu, đào tạo thực hành hàng đầu về bảo quản mô, công nghệ mô ghép và tế bào gốc.
Đặc biệt, rất nhiều mô trên cơ thể người có thể sử dụng để chữa bệnh. Các bệnh nhân bị tai nạn phải cắt cụt chi, hay ung thư xương cột sống, chân tay,… nếu không có mảnh xương ghép thay thế, người đó sẽ bị tàn tật suốt đời. Vì vậy, khi có ngân hàng mô, các bộ phận của cơ thể người hiến tặng sẽ được lưu trữ và sử dụng trong các trường hợp này. Đây là cơ hội giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.
Đặc biệt, rất nhiều mô trên cơ thể người có thể sử dụng để chữa bệnh. Các bệnh nhân bị tai nạn phải cắt cụt chi, hay ung thư xương cột sống, chân tay,… nếu không có mảnh xương ghép thay thế, người đó sẽ bị tàn tật suốt đời. Vì vậy, khi có ngân hàng mô, các bộ phận của cơ thể người hiến tặng sẽ được lưu trữ và sử dụng trong các trường hợp này. Đây là cơ hội giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường.

Hà Quyên – Hoàng Đông

Theo Zing.vn

The post Ngân hàng đầu tiên lưu trữ hàng nghìn mô từ cơ thể người ở Việt Nam appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Á hậu Trương Thị May đi hiến tạng cùng mẹ https://24hsongxanh.vn/hau-truong-thi-may-di-hien-tang-cung/ Wed, 17 Jul 2019 07:10:06 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8094

 Vắng bóng khá lâu, hoạt động mới nhất mà á hậu Trương Thị May khiến người ta phải chú ý vì ý nghĩa của nó, là việc cô cùng với mẹ đi đăng ký hiến tạng. Mẹ con á hậu Trương Thị May cùng đăng ký hiến tạng một lúc. Như lời mẹ cô chia […]

The post Á hậu Trương Thị May đi hiến tạng cùng mẹ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

 Vắng bóng khá lâu, hoạt động mới nhất mà á hậu Trương Thị May khiến người ta phải chú ý vì ý nghĩa của nó, là việc cô cùng với mẹ đi đăng ký hiến tạng.

Mẹ con á hậu Trương Thị May cùng đăng ký hiến tạng một lúc. Như lời mẹ cô chia sẻ, hai mẹ con bà cũng đã suy nghĩ về việc này từ rất lâu rồi, nhưng vì nhiều bận bịu thường nhật nên chưa thể thực hiện. Đến nay thì á hậu đã có thể tự tin cùng mẹ làm một việc mà họ tin là tích cực, ý nghĩa cho cộng đồng nên không có gì phải đắn đo cả.

Như vậy là, danh sách những người nổi tiếng đăng ký hiến tạng lại tiếp tục được nối dài chỉ trong vòng một tuần. Trương Thị May là người đẹp thứ 2 sau hoa hậu Đỗ Mỹ Linh đăng ký hiến tạng và cho đến nay là nhan sắc duy nhất đăng ký hiến tạng cùng mẹ mình.

Đã khá lâu, Trương Thị May không xuất hiện trước công chúng, thời gian qua chủ yếu cô vui với cuộc sống gia đình. Lần xuất hiện mới nhất của Trương Thị May là khi cô xuất hiện ở liên hoan phim Cannes hồi tháng 5 vừa qua, tham dự buổi công chiếu Oh Mercy! và gây ấn tượng cho cộng đồng mạng với bộ áo dài thêu hình rồng.

Năm 2006, Trương Thị May gây chú ý khi tham gia và đoạt giải Á hậu 1 cuộc thi Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh. Sau đó một năm, cô tiếp tục tham gia cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam và sở hữu thêm một danh hiệu Á hậu. Khi gia nhập làng giải trí, Trương Thị May hoạt động chính ở lĩnh vực người mẫu. Đây là một nhan sắc khá khác biệt trong làng người đẹp. Cô xuất hiện trên truyền thông với hình ảnh một á hậu – người mẫu duy nhất trong làng thời trang Việt ăn chay trường, thường có những chuyến hành hương, hoạt động liên quan đến tín ngưỡng Phật giáo và đặc biệt là luôn có mẹ tháp tùng theo tất cả các sự kiện lớn nhỏ trong và ngoài nước của mình.

S.Trà

The post Á hậu Trương Thị May đi hiến tạng cùng mẹ appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Danh sách người của công chúng hiến tạng đã có thêm hoa hậu Đỗ Mỹ Linh https://24hsongxanh.vn/danh-sach-nguoi-cua-cong-chung-hien-tang-da-co-hoa-hau-linh/ Mon, 15 Jul 2019 22:40:10 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=7898

Hoa hậu Việt Nam 2018 là cái tên mới nhất trong danh sách khá dài các văn nghệ sĩ, người của công chúng quyết định hiến tạng cho khoa học sau khi qua đời. Đây có lẽ là việc làm ý nghĩa nhất của hoa hậu kể từ khi đăng quang và là tin tốt […]

The post Danh sách người của công chúng hiến tạng đã có thêm hoa hậu Đỗ Mỹ Linh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Hoa hậu Việt Nam 2018 là cái tên mới nhất trong danh sách khá dài các văn nghệ sĩ, người của công chúng quyết định hiến tạng cho khoa học sau khi qua đời. Đây có lẽ là việc làm ý nghĩa nhất của hoa hậu kể từ khi đăng quang và là tin tốt lành đáng quý nhất so với vài lùm xùm cô vướng phải thời gian qua, giúp phục hồi hình ảnh đẹp của một nhan sắc cấp quốc gia.

Trước hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, khá nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như ca sĩ Ngọc Sơn, Nguyễn Phi Hùng, Hari Won, MC Minh Hà, diễn viên Việt Trinh, Quyền Linh… cũng đăng ký hiến tạng sau khi qua đời. Người khởi xướng đầu tiên có lẽ là nam ca sĩ Ngọc Sơn, từ hơn 10 năm trước.

Đỗ Mỹ Linh đã có những tâm tình về việc cô và mẹ sẽ cùng đăng ký hiến tạng tại bệnh viện Chợ Rẫy vào ngày 16/7 trong dự án nhân ái “Cho đi là còn mãi” của Miss World Việt Nam và mong muốn mọi người cùng chia sẻ, đồng hành với cô trong dự án ý nghĩa này.

Mỗi chúng ta khi sinh ra, có được hình hài này là nhờ công ơn của cha mẹ. Linh biết ơn điều ấy và luôn trân quý bản thân mình. Hôm nay, Linh đã có một quyết định quan trọng: đăng ký hiến tạng tại bệnh viện Chợ Rẫy. Và trong quyết định này của Linh, Linh nhận được sự đồng hành và ủng hộ từ mẹ. Người đã cho Linh hình hài, cho Linh cuộc sống này cũng đã ký vào giấy hiến tạng thì không có lý do gì để Linh ngần ngại với quyết định của mình. Cảm ơn mẹ đã hiểu và luôn cho Linh nguồn động lực trong mỗi hoạt động ý nghĩa và những quyết định quan trọng.”

Với những dòng chia sẻ đầy cảm xúc mà Đỗ Mỹ Linh nhắn gửi trên trang cá nhân, cô mong muốn lan tỏa rộng rãi thông điệp đầy ý nghĩa của dự án cùng với bà Phạm Kim Dung và các thí sinh của Miss World Việt Nam.

Được biết, quyết định này của Đỗ Mỹ Linh và mẹ được truyền cảm hứng từ Chủ tịch Miss World Việt Nam, bà Phạm Kim Dung, người cũng vừa quyết định  ký hiến tạng cho bệnh viện Chợ Rẫy trong dự án Người đẹp nhân ái – Cho đi là còn mãi của cuộc thi Miss World Việt Nam 2019. Bà Dung cho biết: “Tôi từng nghĩ khi chúng ta chết đi là hết nhưng tôi thật sự muốn khi mình chết đi, mình vẫn còn để lại cho đời điều gì đó.”

Cho đi là còn mãi là thông điệp ý nghĩa mà Đỗ Mỹ Linh đang cùng với bà Phạm Kim Dung và các thí sinh của cuộc thi chung tay lan tỏa. Nằm trong chuỗi những dự án nhân ái đầy ý nghĩa của Miss World Việt Nam, Cho đi là còn mãi là một trong những dự án nhân ái kêu gọi mọi người đăng kí hiến tạng, trao cơ hội và sự sống cho những bệnh nhân cần được hiến tạng. Dự án hiện đang gây được sự chú ý bởi sức lan tỏa rộng lớn và ý nghĩa thiết thực mà dự án mang tới cho cộng đồng.

S.Trà.

 

The post Danh sách người của công chúng hiến tạng đã có thêm hoa hậu Đỗ Mỹ Linh appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hiến tạng con trai cho y học, người mẹ có thêm 4 người con https://24hsongxanh.vn/hien-tang-con-trai-cho-y-hoc-nguoi-me-co-them-4-nguoi-con/ Fri, 21 Jun 2019 06:42:24 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=6027 5 người được ghép tạng trở về đoàn tụ cùng bà Ngần.

Như để con trai mình vẫn tiếp tục ở lại với cuộc đời, bà Cấn Thị Ngần (xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã quyết định hiến tạng của con với suy nghĩ “con chỉ mất đi thể xác, còn sự sống vẫn tiếp tục tồn tại”. Ba năm trước, con trai út […]

The post Hiến tạng con trai cho y học, người mẹ có thêm 4 người con appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
5 người được ghép tạng trở về đoàn tụ cùng bà Ngần.

Như để con trai mình vẫn tiếp tục ở lại với cuộc đời, bà Cấn Thị Ngần (xã Tuyết Nghĩa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đã quyết định hiến tạng của con với suy nghĩ “con chỉ mất đi thể xác, còn sự sống vẫn tiếp tục tồn tại”.

Ba năm trước, con trai út của bà Cấn Thị Ngần là anh Trịnh Đình Vàng (SN 1986) bị tai nạn thương tâm. Bác sĩ kết luận anh Vàng bị chết não, cơ hội sống… gần như bằng không. Sau nhiều ngày điều trị, cuối cùng, “tử thần” đã mang anh đi. Và rồi nhiều người thân bất ngờ khi bà Ngần ký giấy hiến tạng của anh Vàng cho y học.

Nỗi đau của mẹ Ngần

Bà Ngần sinh được 3 người con (2 trai, 1 gái). Năm bà Ngần 30 tuổi, chồng bà mất do điện giật. Người phụ nữ chưa vào tuổi trung niên, lúc đó phải gồng gánh nuôi các con ăn học. Sau hơn chục năm cất được mái nhà tạm gọi là khang trang, hy vọng dựng vợ cho cậu út Trịnh Định Vàng nữa là xong. Nhưng cuộc sống của bà, chưa bao giờ… có được niềm vui trọn vẹn.

Hè năm 2016, khi đang ngủ trên lan can, anh Vàng bị ngã rơi từ tầng 2 xuống đất. Khi được phát hiện, đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Quân y 103, bác sĩ trực tiếp điều trị nhận định, anh Vàng bị chết não đến 99%, khả năng sống sót rất mong manh. Và rồi, sau đó, “tử thần” cũng mang anh đi. Thế rồi bà Cấn Thị Ngần ký giấy hiến tạng Vàng cho y học -một quyết định được cho “hiếm có” của người mẹ ở thời điểm đó.

Bà Ngần cho biết, sau khi nghe bác sĩ nói về việc những bộ phận của con trai bà sẽ được sống lại trong cơ thể người khác, khiến bà suy nghĩ nhiều. “Cứu được mạng người hơn xây bảy tòa tháp phù đồ”, bà nghĩ như thế, nên quyết định… làm phúc.

“Chưa bao giờ, tôi quên được hình ảnh của con trai. Chưa khi nào, tôi có suy nghĩ con trai tôi đã chết. Tôi chỉ nghĩ rằng, Vàng nó đi vắng. Trái tim của con vẫn tiếp tục đập từng giây, từng phút, đôi mắt con vẫn luôn dõi theo và tiếp tục sống cùng tôi”, người mẹ nghẹn ngào chia sẻ tiếp.

Bà Ngần tâm sự về câu chuyện hiến tạng của người con trai bị chết não.
Bà Ngần tâm sự về câu chuyện hiến tạng của người con trai bị chết não.

Ngay khi kí vào giấy quyết định, Bệnh viện Quân y 103 đã tiến hành phẫu thuật lấy tim, 2 quả thận của anh Vàng và nhanh chóng cứu sống được 3 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch. Hai giác mạc cũng nhanh chóng được trao cho 2 người may mắn, trong số hàng trăm nghìn bệnh nhân cần giác mạc ngoài kia.

“Tôi chưa bao giờ hối hận về việc làm của mình”

Khi quyết định hiến tạng con trai, mọi người không hiểu được hết nỗi lòng người mẹ. Thậm chí có người nhỏ to với nhau… về chuyện phải chăng bà Cấn Thị Ngần… bán tạng con(!).

“Họ nói tôi bán con. Họ bảo tôi không biết thương con, bảo tôi nhẫn tâm. Con mất rồi cũng không để cho nó toàn thây. Họ nói tôi nhẫn tâm, thất đức. Nỗi đau mất con đã khổ, mỗi câu nói của hàng xóm như hàng nghìn mũi dao đâm vào tim, uất ức đau khổ mà không biết chia sẻ cùng ai”, bà Cấn Thị Ngần nhớ lại.

Đến năm 2017, sau nhiều lần đi tìm, duyên số đã đưa anh Nguyễn Nam Tiến, người nhận được trái tim của anh Vàng đã gặp được “mẹ Ngần”. Sau đó, là những người tiếp theo. Đó là chị Trần Thị Hậu (Lạng Sơn) và anh Vương Xuân Cường (ở Sơn La) – 2 bệnh nhân được ghép thận; chị Đinh Thu Thủy và anh Nguyễn Xuân Hưng (đều ở Hà Nội) – những người được nhận giác mạc của anh Vàng.

5 người được ghép tạng trở về đoàn tụ cùng bà Ngần.
5 người được ghép tạng trở về đoàn tụ cùng bà Ngần.

Kể từ đó, hàng năm cứ vào ngày 27/7 – ngày giỗ của anh Vàng, tất cả 5 người, dù ở xa hay ở gần đều tụ họp về thắp nén nhang cho ân nhân của mình và cùng bà Ngần ăn bữa cơm đoàn viên.

“Tôi chưa bao giờ hối hận về việc làm của mình, tuy Vàng mất nhưng sự sống của con thì vẫn tiếp tục tồn tại, chỉ là nằm trong thân xác của người khác mà thôi. Chỉ cần nhìn thấy những khuôn mặt rạng ngời của những người nhận được sự giúp đỡ, tôi lại như được an ủi phần nào, dường như Vàng vẫn đang hiện hữu ngay đây”, bà Ngần xúc động.

Khuyên Lê
Theo laodong.vn

The post Hiến tạng con trai cho y học, người mẹ có thêm 4 người con appeared first on 24h Sống xanh.

]]>