Gương mặt trẻ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Wed, 27 Mar 2019 03:40:43 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png Gương mặt trẻ – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 9X miền Tây khởi nghiệp từ tăm tre https://24hsongxanh.vn/9x-mien-tay-khoi-nghiep-tu-tam-tre/ Wed, 27 Mar 2019 03:40:17 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=4103 Mô hình Khuê Văn Các được anh Linh chế tác thu nhỏ bằng tăm tre

Anh Nguyễn Vũ Linh (26 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh Trung, H.Châu Phú, An Giang) quyết định khởi nghiệp từ tăm tre với việc tạo ra các mô hình sống động như thật, được khách hàng ưa chuộng. Cơ duyên với nghề Nói về niềm đam mê bất tận với tăm tre, […]

The post 9X miền Tây khởi nghiệp từ tăm tre appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Mô hình Khuê Văn Các được anh Linh chế tác thu nhỏ bằng tăm tre

Anh Nguyễn Vũ Linh (26 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh Trung, H.Châu Phú, An Giang) quyết định khởi nghiệp từ tăm tre với việc tạo ra các mô hình sống động như thật, được khách hàng ưa chuộng.

Mô hình Khuê Văn Các được anh Linh chế tác thu nhỏ bằng tăm tre
Mô hình Khuê Văn Các được anh Linh chế tác thu nhỏ bằng tăm tre

Cơ duyên với nghề

Nói về niềm đam mê bất tận với tăm tre, anh Linh cho biết năm 2013, anh tham gia lực lượng dân quân tự vệ và quen thân với người bạn làm chung đơn vị. Những lúc rảnh rỗi, người bạn này thường làm các mô hình bằng tăm tre khiến anh thích thú và tập tành làm theo. Sản phẩm đầu tay là những căn nhà nhỏ xinh, đơn giản, không có chi tiết cầu kỳ.

Những sản phẩm tăm tre đủ hình dáng được làm tại cơ sở của anh Linh
Những sản phẩm tăm tre đủ hình dáng được làm tại cơ sở của anh Linh

Dần dà, để nâng cao tay nghề, anh Linh thử sức làm mô hình tháp Eiffel nhưng trong quá trình làm liên tục bị lỗi. Không nản chí, anh tiếp tục làm lại tháp khác. Xuyên suốt hơn 5 tháng, anh cặm cụi tạo hình sản phẩm thành công và được nhiều bạn bè khen ngợi, đặt mua sản phẩm. Từ đó, anh có thêm động lực tiếp tục làm ra những sản phẩm mới từ tăm tre. Năm 2018, anh Linh quyết định thuê 3 phòng trọ để chứa nguyên liệu, làm nơi sản xuất và trưng bày sản phẩm.

Mô hình khách sạn làm từ tăm tre
Mô hình khách sạn làm từ tăm tre

Để tạo ra một sản phẩm đúng từng chi tiết với nguyên bản, trước tiên anh Linh dùng miếng gạch hoặc kiếng để tạo mặt phẳng dựng mô hình. Sau đó bắt đầu lên ý tưởng, phác họa hình ảnh ra giấy và đo đạc để lấy số liệu và dựng sản phẩm. “Đối với các sản phẩm nhà bằng tăm tre, tôi đo đạc và phân chia kích thước sao cho thu nhỏ lại giống như nguyên bản nhất có thể. Bên trong làm tivi, đèn, bàn, ghế, cầu thang,… đầy đủ. Có thể sử dụng các nguyên liệu khác để tạo hình các chi tiết trong nhà, không bắt buộc phải sử dụng tăm” anh Linh cho biết.

Những vật dụng từ bàn, ghế, tivi được mô phỏng giống như trong ngôi nhà thật
Những vật dụng từ bàn, ghế, tivi được mô phỏng giống như trong ngôi nhà thật

Tỉ mỉ đến từng chi tiết

Đặc biệt, anh Linh có thể lắp đường điện, gắn đèn từng phòng trong nhà, hoặc đưa nước vào nhà. Các sản phẩm có kích thước nhỏ, anh Linh có thể làm trong 1 ngày. Đối với những sản phẩm cần độ tỉ mỉ, đầy đủ chi tiết và có kích thước to, anh phải mất thời gian hơn 1 tuần để hoàn thành. Ngoài nguyên liệu chính là tăm tre, que kem…, còn có các dụng cụ: máy khắc chữ, cưa, keo, keo sữa, keo silicone, bìa cứng, sơn chống mốc… Một số nguyên liệu làm phụ kiện trang trí như: sỏi, bột cỏ, vải nỉ màu, giấy lụa,… Tùy ý tưởng thiết kế, anh sẽ sử dụng các loại nguyên phụ liệu khác nhau.

Bàn ghế trong mô hình khách sạn bằng tăm tre vô cùng đẹp mắt
Bàn ghế trong mô hình khách sạn bằng tăm tre vô cùng đẹp mắt

Để tạo ra các sản phẩm làm từ tăm tre đòi hỏi tính tỉ mỉ, kiên trì…, vì thế nhìn có vẻ đơn giản nhưng ít người đam mê và gắn bó. “Cũng có nhiều bạn trẻ đến đây xin học nghề, nhưng do công việc suốt ngày ngồi một chỗ, cặm cụi dán ghép tỉ mỉ đến từng chi tiết, bụi bặm nhiều nên những ai không có niềm đam mê với tăm tre sẽ khó theo nghề được. Hiện, cơ sở chỉ có tôi và đứa em đồng hành vừa học nghề được 4 tháng”, anh Linh chia sẻ.

Các sản phẩm làm ra tùy theo mẫu mã, kích thước có giá bán dao động từ vài chục ngàn đến vài triệu đồng. Hiện, anh Linh đã sáng tạo các sản phẩm, mô hình như: các loại nhà, Văn Miếu, tháp Eiffel, cầu, móc khóa… Các sản phẩm cũng được anh giới thiệu thông qua các trang mạng xã hội và nhiều người đặt hàng, tìm mua.

Được Tỉnh đoàn An Giang hỗ trợ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, các hội chợ, nên sản phẩm do anh Linh làm ra đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Sắp tới, anh muốn phát triển cơ sở và tạo dựng thương hiệu để có đầu ra ổn định. Bên cạnh đó, anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật, dạy nghề cho thanh niên địa phương có việc làm…

Duy Tân
Theo Thanh Niên Online

The post 9X miền Tây khởi nghiệp từ tăm tre appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những người trẻ thách thức để thay đổi https://24hsongxanh.vn/nhung-nguoi-tre-thach-thuc-de-thay-doi/ Tue, 26 Mar 2019 02:40:03 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=3994 Đoàn viên sáng tạo bứt phá các mô hình khởi nghiệp hướng về biển đảo

Cuộc sống thay đổi đến chóng mặt, mọi thứ có thể thay đổi chỉ bằng một cái chạm màn hình… Trò chuyện cùng những thanh niên, đoàn viên thành công trong công việc, đa phần họ đều đúc kết một nguyên tắc ‘bất di bất dịch’: ‘Là người trẻ thời nay phải chịu thách thức […]

The post Những người trẻ thách thức để thay đổi appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đoàn viên sáng tạo bứt phá các mô hình khởi nghiệp hướng về biển đảo

Cuộc sống thay đổi đến chóng mặt, mọi thứ có thể thay đổi chỉ bằng một cái chạm màn hình… Trò chuyện cùng những thanh niên, đoàn viên thành công trong công việc, đa phần họ đều đúc kết một nguyên tắc ‘bất di bất dịch’: ‘Là người trẻ thời nay phải chịu thách thức bản thân, phải đổi mới, phải bứt phá’.

Đoàn viên sáng tạo bứt phá các mô hình khởi nghiệp hướng về biển đảo
Đoàn viên sáng tạo bứt phá các mô hình khởi nghiệp hướng về biển đảo

Hãy thôi chỉ nói những câu khẳng định

Sinh ra trong một gia đình khó khăn, từ nhỏ tự mày mò học tập, ước mơ lớn nhất của ba mẹ Đào Xuân Lộc (du học sinh tại Trường ĐH Griffith, Úc) là con được vào đại học, thế nhưng, Lộc quyết định bỏ ngang đại học giữa chừng để thử thách mình ở một chân trời mới, đi du học.

Từ đó Lộc làm thêm, tự mày mò học tiếng Anh và giành học bổng toàn phần để đi du học bên Úc.
“Mình nghỉ học, ba mẹ phản đối quá chừng, nhưng mình thấy nếu thiếu tiếng Anh thì không làm được gì hết, và chân trời ngoài kia có quá nhiều điều để một thằng bé tỉnh lẻ như mình trải nghiệm và học hỏi. Thế là mình quyết tâm bứt phá và thay đổi bản thân. Và cũng đơn giản là mình thích thử thách bản thân, thích những điều mới mẻ”, Lộc nói.

Cũng từ đó, Lộc nhận ra thế giới đang ngày càng thay đổi, robot lao động chân tay giỏi hơn cả con người. Mỗi người trẻ cần phải chủ động sáng tạo, bứt phá bản thân.

“Các bạn hãy vượt qua vùng an toàn, vì “vùng đất” này hạn hẹp lắm, lúc nào chúng ta cũng được bao bọc bởi gia đình, người thân, bạn bè. Hãy nghĩ những điều mà mình chưa dám nghĩ, và hãy làm những điều mình chưa từng dám làm. Các bạn hãy thôi chỉ nói những câu khẳng định, như là mình sẽ không làm được, tuyệt đối không làm được, là ba mẹ ngăn cấm không cho mình làm. Những bạn chịu thử thách bản thân, chịu bước ra khỏi vùng an toàn thì luôn đặt những câu hỏi và kết thúc với dấu chấm hỏi. Câu hỏi sẽ giúp các bạn đi tìm câu trả lời và sẽ tự bứt phá chính bản thân mình”, Lộc chia sẻ.

Đào Xuân Lộc - Lê Yên Thanh - Trần Hoàng Hải Yến. Ảnh: Nvcc
Đào Xuân Lộc – Lê Yên Thanh – Trần Hoàng Hải Yến. Ảnh: Nvcc

Giới hạn chỉ là nhất thời

Thời đại công nghệ thay đổi nhanh như chớp mắt, thế nhưng cũng có những bạn trẻ lại thờ ơ với công nghệ, sợ và ngại những công nghệ mới. Tại sao?

“Các bạn không thay đổi, không bứt phá để đón đầu công nghệ thì không phải là các bạn đang giậm chân tại chỗ mà vô tình khiến mình đi thụt lùi”, Lê Yên Thanh (24 tuổi, Nhân tài đất Việt 2015, Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc 2015, chủ nhân của nhiều ứng dụng công nghệ vì cộng đồng).

“Mình chọn Blockchain là công nghệ mới và vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, việc nghiên cứu công nghệ này là một điều khó khăn và mạo hiểm vì không có nhiều người đi trước cũng như tương lai của công nghệ này vẫn còn phải được củng cố, do đó khi là một trong những người nghiên cứu Blockchain sớm, mình phải tự nói với bản thân rằng đây thực sự là thách thức lớn và rất dễ gặp thất bại. Nhưng khi càng nghiên cứu thì càng thấy được tiềm năng phát triển của công nghệ này. Điều đáng mừng là những thành công bước đầu đã được công nhận và góp phần giải quyết những vấn đề nhức nhối của xã hội”, Thanh chia sẻ.

Yên Thanh khẳng định: “Ai cũng có giới hạn của mình nhưng giới hạn chỉ là nhất thời và có khả năng cải thiện được. Ít người biết được giới hạn thực sự của bản thân cho đến khi gặp khó khăn, và khi đó mới có cơ hội để vượt qua giới hạn của mình. Do đó, mình đồng ý với việc cứ bắt tay vào làm thật nhiều và không sợ thất bại thì mình sẽ càng tốt hơn. Mình chọn con đường nguy hiểm vì mình chấp nhận thử thách và biết mình vẫn có thể sửa chữa nếu thất bại, đó là lý do mình chọn khởi nghiệp và làm những công nghệ mới mà chưa ai nghiên cứu. Chịu bứt phá là cơ hội để mình đi trước, dẫn đầu và phát triển bản thân”.

Hãy dám hành động

Là một cô gái, chọn đi du học ngành nano tại xứ người, Trần Hoàng Hải Yến (du học sinh tại Trường ĐH Paris Sud, Paris Saclay, Pháp) cho rằng đấy là một thử thách rất lớn của bản thân.

“Ở nước mình chưa có những công nghệ máy móc tiên tiến để nghiên cứu và học ngành này tốt được. Qua đây mọi thứ đều phải làm lại từ đầu, tiếng Pháp không biết mấy chữ, tiếng Anh chuyên ngành thì khác xa tiếng Anh giao tiếp, khó khăn càng nhiều thì càng phải thách thức bản thân để vượt qua vùng giới hạn”, Yến nói.

Theo Yến, bản thân có thể chịu được những thách thức một phần vì gia đình nghèo khó: “Vì nhà mình nghèo nên mới nỗ lực hết mình để săn học bổng, và nỗ lực để bứt phá vượt qua mọi thử thách, đạt được những điều mình mong muốn”.

Yến cho rằng mỗi bạn trẻ đừng nên đặt mình vào những nơi, công việc mà có quá ít thử thách hay quá viên mãn. Như thế, chúng ta sẽ không còn động lực để bứt phá bản thân mình.

“Trong thời buổi hiện nay, công nghệ, cuộc sống thay đổi trong nháy mắt. Nếu ta chỉ là ta, chỉ bình bình mỗi ngày như vậy thì ta tự đi tụt lùi rồi. Mình thấy người trẻ bây giờ không chỉ dám ước mơ nữa mà hãy dám hành động. Mọi thứ đừng để chỉ nằm trong suy nghĩ, trong dự tính, vì biết đâu những gì chúng ta mới nghĩ là người khác đã làm và đã trở thành lạc hậu với thế giới này rồi”, Yến nói.

Yến cho rằng nếu bản thân không dám thử thách, không dám bứt phá mình thì giờ Yến đã không vượt qua được hình ảnh một cô gái yếu đuối, hoàn cảnh gia đình khó khăn mà đến được chân trời mới với nhiều kiến thức và trải nghiệm mới.

“Và để tương lai mình về nước, cống hiến những gì mới mẻ nhất, hiện đại nhất cho quê nhà, như dự định mà mình luôn ấp ủ”, Yến quyết tâm.

Nữ Vương
Theo Thanh Niên Online

The post Những người trẻ thách thức để thay đổi appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cú sốc đêm đầu đặt chân đến Mỹ thay đổi cuộc đời chàng bác sĩ Việt https://24hsongxanh.vn/cu-soc-dem-dau-dat-chan-den-my-thay-doi-cuoc-doi-chang-bac-si-viet/ Fri, 22 Mar 2019 02:15:20 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=3718 Huỳnh Wynn Trần từ một sinh viên Kiến trúc ở Việt Nam, sau nhiều năm học tập đã trở thành một bác sĩ ở Mỹ. Ảnh: NVCC

‘Nếu bạn dành cả tuổi thanh xuân của mình để đi học mà học xong không kiếm đủ tiền để sống thì đó là một thất bại’, bác sĩ Huỳnh Trần nói. Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần, hiện làm chủ một phòng khám tư, bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, đồng thời […]

The post Cú sốc đêm đầu đặt chân đến Mỹ thay đổi cuộc đời chàng bác sĩ Việt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Huỳnh Wynn Trần từ một sinh viên Kiến trúc ở Việt Nam, sau nhiều năm học tập đã trở thành một bác sĩ ở Mỹ. Ảnh: NVCC

‘Nếu bạn dành cả tuổi thanh xuân của mình để đi học mà học xong không kiếm đủ tiền để sống thì đó là một thất bại’, bác sĩ Huỳnh Trần nói.

Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần, hiện làm chủ một phòng khám tư, bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, đồng thời giảng dạy Y khoa tại một trường đại học của Mỹ.

Huỳnh Wynn Trần từ một sinh viên Kiến trúc ở Việt Nam, sau nhiều năm học tập đã trở thành một bác sĩ ở Mỹ. Ảnh: NVCC
Huỳnh Wynn Trần từ một sinh viên Kiến trúc ở Việt Nam, sau nhiều năm học tập đã trở thành một bác sĩ ở Mỹ.

Từ sinh viên Kiến trúc thành bác sĩ

Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần sinh ra và lớn lên ở tỉnh Bạc Liêu. Năm 1999 – khi đang là sinh viên năm tư Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, anh sang Mỹ định cư cùng gia đình. Từ một sinh viên Kiến trúc ở Việt Nam, sau hơn chục năm học hành miệt mài, anh trở thành một bác sĩ ít nhiều có tiếng tăm trong cộng đồng người Việt ở Mỹ.

Bỏ dở ngành học Kiến trúc ở Việt Nam, sau rất nhiều nỗ lực không mệt mỏi – từ việc học tiếng Anh vỡ lòng cho tới việc hòa nhập với văn hóa Mỹ, Huỳnh Trần được nhận vào trường Kiến trúc của ĐH Michigan – một trong những trường đại học công lập tốt nhất nước Mỹ với suất học bổng toàn phần.

Tốt nghiệp trường Kiến trúc, anh có 2 năm làm việc như một kiến trúc sư trước khi xin nghỉ việc và quyết định chuyển hướng học về Y khoa.

Một trong những lý do tác động tới anh nhiều nhất khi chọn trở thành bác sĩ là hình ảnh bố anh lên cơn đau ngực vào đêm đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ. Khi trả lời câu hỏi “Vì sao em muốn làm bác sĩ?” trong cuộc phỏng vấn vào trường Y, Huỳnh Trần đã nói: “Tôi muốn làm bác sĩ vì tôi muốn mình tạo ra ảnh hưởng đến cuộc sống của một ai đó theo hướng tốt đẹp hơn”.

“Chính các bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện Holland đã ảnh hưởng đến tôi. Và giờ đây, tôi muốn tạo ra sự ảnh hưởng tích cực như vậy đến người khác”.

Để được nhận vào một trường Y của Mỹ không hề dễ dàng. Trước khi được nhận vào ngành Y của ĐH Buffalo, Huỳnh Trần đã từng bị 29/30 trường khác từ chối khi chưa thực sự xuất sắc ở điểm MCAT (kỳ thi đầu vào các trường Y) và chưa có thành tích nghiên cứu khoa học. Sau khi cải thiện những điểm yếu trong hồ sơ của mình, anh đã được mời đi phỏng vấn ở 9 trong số 40 trường Y đã nộp đơn.

Năm 2007, chàng sinh viên Kiến trúc năm nào được nhận vào chương trình Tiến sĩ Y khoa tại trường ĐH State University of New York. “Ba má tôi không bao giờ nghĩ rằng đứa con trai từng học kiến trúc của ông bà, sau 7 năm qua Mỹ có thể bước chân vào ngành học được xem là khó nhất và tốt nhất tại Mỹ”.

Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần và những giây phút đời thường. Ảnh: NVCC
Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần và những giây phút đời thường.

Nhưng đổi lại cho những thành quả này, anh đã phải học ngày học đêm, đi làm thêm miệt mài để giảm bớt tiền nợ học phí. Trong khi đó, anh vẫn phải làm tốt các công việc khác: tình nguyện tại bệnh viện và nghiên cứu khoa học.

Suốt những năm học đại học, anh đã trải qua đủ các nghề tay trái, từ làm “nail” cho tới bồi bàn, phiên dịch viên cho bệnh viện. Đó là những ngày tháng cơ cực nhất với một thanh niên Việt chân ướt chân ráo lập nghiệp ở Mỹ, là thời điểm mà đã có lúc anh muốn vứt bỏ hết để quay về Việt Nam. “Nhưng nếu bỏ cuộc ở đó, tôi đã không học được cách vượt qua khó khăn trong cuộc đời mình”.

‘Muốn bệnh nhân Việt Nam được chăm sóc tốt như bệnh nhân Mỹ’

Dày kín lịch học, làm thêm, làm thiện nguyện, nhưng cũng trong năm nhất trường Y, anh thành lập tổ chức phi lợi nhuận VietMD một cách tình cờ.

“Lúc ấy, bác sĩ hướng dẫn tôi đi lâm sàng là người Ấn Độ. Tôi hỏi anh học y khoa ở đâu. Anh trả lời: ‘Tôi học ở Ấn Độ. Nhưng tôi đã nhắm vào nội trú Mỹ từ những năm đầu tiên đi học”.

Ngay lập tức, bác sĩ Huỳnh đặt câu hỏi: “Nếu bác sĩ Ấn Độ làm được thì tại sao bác sĩ Việt Nam không làm được?”.

Về nhà, anh tìm hiểu chương trình nội trú Mỹ, cách học USMLE, cách nộp đơn xin vào nội trú chuyên khoa và cách phỏng vấn vào nội trú. VietMD được thành lập nhằm hỗ trợ bác sĩ và sinh viên Y khoa Việt Nam tìm hiểu về nội trú Mỹ.

Về sau, VietMD phát triển thành một tổ chức phi lợi nhuận của tiểu bang và liên bang, có phòng khám miễn phí với trên 3.000 thành viên khắp thế giới. Nhận ra tiếng Anh chuyên ngành là điểm yếu của sinh viên Y khoa Việt Nam, VietMD đã giúp các sinh viên y khoa và bác sĩ Việt Nam nâng cao kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành, kỹ năng mềm, đồng thời tư vấn cho họ các cơ hội vào nội trú Mỹ.

“Trong suốt quá trình thành lập cho tới nay, VietMD đã hỗ trợ được hơn 20 bác sĩ Việt Nam xin được làm bác sĩ nội trú ở Mỹ. Ngoài ra, hầu hết các bệnh viện lớn ở Việt Nam đều có các thành viên của VietMD”.

“Mục đích cuối cùng của chúng tôi không phải là đưa bác sĩ Việt Nam sang Mỹ làm nội trú, mà là giúp nâng cao khả năng tiếng Anh chuyên ngành, kiến thức chuyên ngành. Từ đó, họ sẽ có được những cơ hội học tập, bồi dưỡng chuyên môn tốt hơn, sẽ trở thành bác sĩ quốc tế và người được hưởng lợi cuối cùng chính là bệnh nhân Việt Nam”.

“Ước mơ lớn nhất của tôi là bệnh nhân Việt Nam được chăm sóc tốt hơn, giống như bệnh nhân ở Mỹ. Đó là mục đích cuối cùng mà chúng tôi nhắm tới”.

Bác sĩ Huỳnh là người thành lập VietMD - một tổ chức tư vấn, hỗ trợ các bác sĩ, sinh viên Y khoa Việt Nam kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành, các kiến thức y khoa để họ có cơ hội học tập, làm việc tốt hơn. Ảnh: NVCC
Bác sĩ Huỳnh là người thành lập VietMD – một tổ chức tư vấn, hỗ trợ các bác sĩ, sinh viên Y khoa Việt Nam kỹ năng tiếng Anh chuyên ngành, các kiến thức y khoa để họ có cơ hội học tập, làm việc tốt hơn.

Bác sĩ Huỳnh chia sẻ, hiện tại khó khăn lớn nhất của VietMD là các thành viên cốt cán đều là những người rất bận rộn và điều hành VietMD hoàn toàn thiện nguyện. Vì thế, anh rất mong muốn nhận được sự đóng góp thời gian, công sức của tất cả các đồng nghiệp, sinh viên Y khoa người Việt trên khắp thế giới để cộng đồng VietMD phát triển mạnh mẽ hơn.

Mua nhà tặng mẹ sau nhiều năm lăn lộn

Bác sĩ Huỳnh Trần thừa nhận, dù là bác sĩ nhưng anh có năng khiếu kinh doanh và khá nhạy cảm với những thứ liên quan tới tiền bạc.

Theo anh, làm bác sĩ cũng cần chút kỹ năng kinh doanh. Bởi vì bác sĩ ở Mỹ không chỉ đòi hỏi chuyên môn tốt, mà còn cần kỹ năng “tính bill” đúng. Và việc “tính bill” cho bệnh nhân phụ thuộc vào rất nhiều thứ. Kỹ năng này đặc biệt quan trọng khi anh lại là quản lý một phòng khám tư.

Khi được hỏi “anh có nhìn vào mức thu nhập rất cao của nghề này khi quyết định chuyển hướng sự nghiệp”, bác sĩ Huỳnh thẳng thắn thừa nhận: “Có chứ!”.

Anh chia sẻ, khi còn làm kiến trúc, anh đã từng suy nghĩ xem 5-10 năm sau, mình sẽ ở vị trí nào, nhận được mức thu nhập bao nhiêu. Anh cho rằng, ngành kiến trúc ở Mỹ là một ngành rất cạnh tranh và có mức thu nhập trung bình thấp so với các ngành nghề khác. “Nếu làm kiến trúc, tôi sẽ khó mua được một căn nhà ở Mỹ”.

“Tôi nghĩ thu nhập là một trong ba yếu tố cần nghĩ tới khi chọn nghề. Hai yếu tố kia là sở thích và nhu cầu việc làm của ngành nghề đó”.

“Không nghĩ tới thu nhập là thiếu thực tế. Bởi vì bạn dành cả tuổi thanh xuân của mình để đi học mà học xong không kiếm đủ tiền để sống thì đó là một thất bại. Một ngày nào đó bạn sẽ có gia đình, nếu bạn không có tiền mua sữa cho con hay đáp ứng những nhu cầu thực tế khác thì đó là điều không nên. Mục tiêu đầu tiên của tôi là mua cho mẹ một căn nhà và tôi đã làm được” – anh chia sẻ.

Bác sĩ Huỳnh tiết lộ, anh cũng nhận được nhiều lời mời về nước làm việc từ các bệnh viện và trường đại học tốp đầu trong nước với mức lương cao, nhưng anh còn cân nhắc.

Ngoài việc là chủ phòng khám tư ở một khu người Việt phía đông Los Angeles, Huỳnh Trần hiện còn là bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Methodist Hospital, chuyên nhận bác sĩ nội trú đến phòng khám của mình để giảng dạy. Anh cũng đang giảng dạy tại trường Y của ĐH California Northstate University.

Với anh, Việt Nam vẫn là quê hương và nếu có cơ hội, anh luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ chuyên môn với các đồng nghiệp, sinh viên y khoa trong nước.

Nguyễn Thảo

Ảnh: NVCC

Theo Vietnamnet

The post Cú sốc đêm đầu đặt chân đến Mỹ thay đổi cuộc đời chàng bác sĩ Việt appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Kỹ sư điện khởi nghiệp nuôi heo rừng lai https://24hsongxanh.vn/ky-su-dien-khoi-nghiep-nuoi-heo-rung-lai/ Tue, 19 Mar 2019 02:36:24 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=3523 Đàn heo rừng lai của anh Vinh

Từ bỏ công việc ổn định, kỹ sư chuyên ngành điện công nghiệp Nguyễn Văn Vinh (32 tuổi) khởi nghiệp bằng nghề chăn nuôi heo rừng lai thương phẩm sạch. Tốt nghiệp chuyên ngành điện công nghiệp vào năm 2010, có công việc ổn định ở TP.HCM với mức lương 7 triệu đồng/tháng nhưng Vinh […]

The post Kỹ sư điện khởi nghiệp nuôi heo rừng lai appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Đàn heo rừng lai của anh Vinh

Từ bỏ công việc ổn định, kỹ sư chuyên ngành điện công nghiệp Nguyễn Văn Vinh (32 tuổi) khởi nghiệp bằng nghề chăn nuôi heo rừng lai thương phẩm sạch.

Đàn heo rừng lai của anh Vinh
Đàn heo rừng lai của anh Vinh

Tốt nghiệp chuyên ngành điện công nghiệp vào năm 2010, có công việc ổn định ở TP.HCM với mức lương 7 triệu đồng/tháng nhưng Vinh vẫn nuôi ý chí khởi nghiệp ở quê nhà Ninh Thuận.

Năm 2016, sau thời gian nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm, Vinh quyết định nghỉ việc trở về quê ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, H.Ninh Phước (Ninh Thuận) lập trang trại theo quy trình chăn nuôi sạch, xây dựng trên diện tích 3.000 m2. Quanh khu vực chuồng trại, Vinh trồng thêm cây chuối sứ, cỏ voi để làm thức ăn cho đàn heo. Hỏi về lý do vì sao lại chọn mô hình này để khởi nghiệp, Vinh cho biết hiện tình trạng thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn lẫn lộn với nhau làm người tiêu dùng khó phân biệt, nên đã quyết định chọn mô hình nuôi heo rừng lai thương phẩm sạch, tạo thương hiệu riêng cho mình để cung cấp cho thị trường.

Theo anh Vinh, nuôi heo rừng lai khá đơn giản, dễ nuôi, chi phí thức ăn thấp nhưng đem lại lợi nhuận tương đối cao. “Đặc tính heo rừng lai dễ ăn, nguồn thức ăn chính của nó thường là thân cây chuối, thân cây cỏ voi và một số phế phẩm như bã đậu nành… nên chất lượng thịt rất tốt và sạch”, anh Vinh chia sẻ và cho biết khác với phương thức chăn nuôi công nghiệp, một con heo rừng lai từ nhỏ đến khi trưởng thành đạt trọng lượng từ 25 – 30 kg thì phải có thời gian nuôi từ 8 – 9 tháng.

Hiện heo rừng lai thương phẩm có giá 70.000 đồng/kg heo hơi, có thời điểm hút hàng lên đến 100.000 đồng/kg. Riêng đối với heo giống, tùy theo trọng lượng có thể xuất chuồng với giá từ 700.000 đến 3 triệu đồng/con. Mỗi năm, Vinh xuất bán khoảng 100 con giống và heo thịt, trừ chi phí, thu lãi trên 100 triệu đồng. Vinh cũng đang liên kết những hộ chăn nuôi heo rừng lai thương phẩm sạch để xây dựng thương hiệu, tạo đầu ra ổn định, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Thiện Nhân
Theo Thanh Niên Online

The post Kỹ sư điện khởi nghiệp nuôi heo rừng lai appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Giữ nghề điêu khắc Cơ Tu https://24hsongxanh.vn/giu-nghe-dieu-khac-co-tu/ Thu, 14 Mar 2019 09:59:18 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=2785 Anh Alăng Blêu tỉ mẫn cho những đường chạm, khắc các linh vật. Ảnh: T.B

Nhiều năm qua, nghệ nhân Alăng Blêu ở thôn Gừng (thị trấn P’rao, Đông Giang) vẫn miệt mài lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu thông qua nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Khi văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu đang đứng trước nguy cơ mai […]

The post Giữ nghề điêu khắc Cơ Tu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Anh Alăng Blêu tỉ mẫn cho những đường chạm, khắc các linh vật. Ảnh: T.B

Nhiều năm qua, nghệ nhân Alăng Blêu ở thôn Gừng (thị trấn P’rao, Đông Giang) vẫn miệt mài lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu thông qua nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Anh Alăng Blêu tỉ mẫn cho những đường chạm, khắc các linh vật. Ảnh: T.B
Anh Alăng Blêu tỉ mẫn cho những đường chạm, khắc các linh vật. Ảnh: T.B

Khi văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu đang đứng trước nguy cơ mai một thì một số vùng ở Đông Giang xuất hiện nhiều cá nhân tự nguyện góp sức bảo tồn giá trị độc đáo của văn hóa đồng bào mình. Trong đó có nghệ nhân Alăng Blêu dù tuổi đời còn trẻ nhưng luôn tâm huyết gìn giữ nghề điêu khắc của bao thế hệ cha ông truyền lại. Nhiều năm qua, anh cần mẫn chỉ dẫn lớp trẻ ở thôn Gừng, thị trấn P’rao về nghệ thuật điêu khắc của đồng bào Cơ Tu.

Anh Alăng Blêu kể, từ nhỏ thấy cha đục đẽo, tạc tượng làm gươl đều chăm chú để mắt và mày mò làm theo cha. Chính niềm đam mê cùng với việc ham học hỏi đã dần tích góp kinh nghiệm, nâng cao tay nghề và trở thành nghệ nhân điêu khắc có tiếng trong vùng. Trong nhà moong truyền thống nhỏ do chính bàn tay tâm huyết của anh Alăng Blêu xây dựng, trưng bày nhiều loại nhạc cụ, cồng chiêng, trống, tượng gỗ điêu khắc. Anh dành hết tâm sức để làm cho mái gươl đẹp nhất, tiêu biểu nhất như mong muốn bảo tồn văn hóa của đồng bào mình. Anh Alăng Blêu chia sẻ: “Tôi mày mò, tìm hiểu cách làm nhà moong xưa rồi khôi phục lại nhà moong truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Tôi làm ròng rã ba tháng, gom góp cây cối, lá để làm mái cho đúng. Bên cạnh đó, tôi còn học hỏi từ các già làng để mô hình phục dựng sao cho chuẩn nhất. Trong moong này tôi sưu tầm trống, chiêng, sừng các loại và nhiều vật dụng hàng ngày để góp phần lưu giữ văn hóa Cơ Tu cho riêng mình”.

Sau nhiều tháng miệt mài, nghệ nhân Alăng Blêu hoàn thành việc phục dựng được nhà moong truyền thống tại khuôn viên của gia đình. Những tượng người và linh vật như chim thần, thú rừng và các loại hoa văn trang trí được đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân tạc nên mộc mạc nhưng không kém phần tinh xảo và đẹp mắt. Nơi đây đang hình thành một bảo tàng thu nhỏ về văn hóa của người Cơ Tu và được bà con trong thôn Gừng biết đến. Bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Đông Giang cho hay: “Trong 26 nghệ nhân của huyện Đông Giang, anh Alăng Blêu là người trẻ nhưng đam mê gìn giữ, bảo tồn điêu khắc để lưu lại cho thế hệ mai sau”.

Với người Cơ Tu ở Quảng Nam, điêu khắc là môn nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần. Chính vì thế huyện Đông Giang đang tập trung bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào Cơ Tu ra bên ngoài. Và những nghệ nhân tài hoa như anh Alăng Blêu góp phần rất lớn để bảo tồn giá trị truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Đôi bàn tay ấy vẫn cần mẫn chạm khắc và thổi hồn văn hóa Cơ Tu vào các tác phẩm điêu khắc của mình để gìn giữ cho mai sau.

THÁI BÌNH
Theo Báo Quảng Nam

The post Giữ nghề điêu khắc Cơ Tu appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Người ơn của làng chài An Bàng https://24hsongxanh.vn/nguoi-on-cua-lang-chai-an-bang/ Thu, 14 Mar 2019 09:58:28 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=2779 Lê Ngọc Thuận, người ơn của làng chài An Bàng. Ảnh: H.V.M

Gần 8 năm tôi mới quay trở lại An Bàng (Hội An, Quảng Nam) và gần như không tin vào mắt mình khi làng chài nghèo khó, nhếch nhác năm nào bây giờ đã lột xác thành một làng “Homestay An Bàng” nổi tiếng khắp thế giới. Và công đầu trong sự lột xác này […]

The post Người ơn của làng chài An Bàng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lê Ngọc Thuận, người ơn của làng chài An Bàng. Ảnh: H.V.M

Gần 8 năm tôi mới quay trở lại An Bàng (Hội An, Quảng Nam) và gần như không tin vào mắt mình khi làng chài nghèo khó, nhếch nhác năm nào bây giờ đã lột xác thành một làng “Homestay An Bàng” nổi tiếng khắp thế giới. Và công đầu trong sự lột xác này là của Lê Ngọc Thuận – một người con An Bàng đã mày mò xây lên những “ngôi nhà mơ ước” không chỉ cho riêng mình mà vì cả cộng đồng cùng làm giàu bền vững.

Lê Ngọc Thuận, người ơn của làng chài An Bàng. Ảnh: H.V.M
Lê Ngọc Thuận, người ơn của làng chài An Bàng. Ảnh: H.V.M

“Bali cũng chỉ thế này thôi”

Thuận hẹn tôi ở Shore Club – một câu lạc bộ, nhà hàng rộng gần 2.000 mét vuông với hai màu xanh trắng chủ đạo nằm sát bờ biển với style chuẩn mực, nhìn chẳng khác gì ở Bali hay Phuket, những “thiên đường du lịch” của thế giới. “Bali cũng chỉ thế này thôi nhưng đắt đỏ hơn nhiều”, Margan, một du khách người Úc bắt chuyện.

Đó là một không gian rất lạ, bởi rất sang chảnh nhưng lại không gây cảm giác choáng ngợp mà trái lại rất gần gũi, thân thiện. Chủ nhân, 38 tuổi, cũng không như hình dung khi “hàng hiệu” từ đầu đến chân nhưng vẫn toát lên vẻ tự nhiên, chân chất với nụ cười hiền pha chút xấu hổ với người đối diện.

Chỉ riêng làm chủ cơ ngơi này thôi, cũng khó mà tin được Thuận từng chật vật lắm mới tốt nghiệp được lớp 12 và chưa một ngày ngồi giảng đường đại học vì “ngày ấy nhà nghèo quá, quanh năm đánh vật với biển giã, kiếm ăn thôi cũng đã khó khăn nói chi chuyện học hành cao xa”.

Thuận kể mình “khởi nghiệp” bằng nghề rửa bát thuê cho một nhà hàng ở Hội An. Và trong những năm tháng ấy, duyên số đã cho tôi gặp gỡ, kết bạn với Glenn Mcveigh – một du khách người Úc sau này đã giúp Thuận thay đổi số phận.

Ban đầu, hai người chung vốn mở một nhà hàng nhỏ để phục vụ khách du lịch. Một thời gian, thấy khách du lịch nước ngoài tìm đến Hội An ngày mỗi đông và chỗ lưu trú là một trong những vấn đề đau đầu của chính quyền địa phương. Glenn xui Thuận nên mở dịch vụ homestay ngay trên chính làng chài An Bàng.

Nhưng làm kiểu gì đây khi An Bàng lúc ấy đang là một làng chài nghèo xác xơ, đầy rác, hôi hám và kinh nghiệm về homestay với Thuận là con số không tròn trĩnh? Glenn bảo đại ý đừng lo, tao có biết vụ này và cứ thế, cứ thế…

“Tôi và Glenn cùng thuê một khu đất trong làng rồi dựng lên đó một ngôi nhà tre, mái lá. Nhưng chỉ được 1 năm thì tre bị mọt, cả đêm cứ nghe kêu râm ran. Thời gian nữa thì nhà xuống cấp, tái đầu tư liên tục nhưng không hiệu quả. Chúng tôi dỡ ra, bỏ gỗ vô, lợp ngói theo tỉ lệ khác nhưng vẫn không hiệu quả và phá sản dự án. Tổng cộng, tôi và Glenn mất 300 triệu đồng, một số tiền rất lớn vào năm 2011”.

Là người khởi xướng ý tưởng và bày cho Thuận những bước đi đầu tiên về homestay, tuy nhiên sau đận phá sản ấy, Glenn bỏ cuộc và rời luôn Hội An để về sống tại Úc. Nhưng Thuận thì không bỏ cuộc. Thuận lại thuê đất của người trong làng, rồi lên mạng tìm thông tin, tự mày mò thiết kế homestay tiếp theo với nguyên lý đạt chuẩn quốc tế nhưng phải làm sao ngôi nhà trộng Hội An, đặc biệt An Bàng nhất bằng cách giữ lại gần như nguyên mẫu khung cảnh tự nhiên của ngôi nhà trước đó như những tạp, cây khế, giếng nước, bờ rào… cùng hồn vía của chủ nhân và cả ngôi làng.

Và Thuận đã thành công, ban đầu là một nhà, rồi mở rộng ra hai nhà, ba nhà, sáu nhà, hai mươi nhà… với hình thức “mượn vốn” người dân bằng cách thuê đất, thuê nhà rồi cải tạo, thiết kế lại thành homestay theo ý mình như thế.

Điều đặc biệt là dù chưa một ngày học kiến trúc, nhưng Thuận đã làm được một việc mà không nhiều kiến trúc sư chuyên nghiệp làm được là biết nương theo hồn vía của từng chủ nhà – từng ngôi nhà để tạo nên sự khác biệt, làm cho du khách luôn bất ngờ và thích thú vì không nhà nào giống nhà nào, dù style ở đâu vẫn là “made – in – Thuận”!

Cuối năm 2017, Thuận còn được Hội Kiến trúc sư Việt Nam trao giải nhất cuộc thi “Ngôi nhà mơ ước” cho thiết kế The Chi Villa với 4 phòng ngủ cũng của Thuận ở An Bàng ở hạng mục không chuyên.

Theo Trưởng ban giám khảo, KTS Nguyễn Quốc Thông, Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam thì Thuận đã làm nhiều người bất ngờ khi bài thi của anh chỉ có… ảnh chụp chứ không có bản vẽ kỹ thuật. Nhưng đây là một bất ngờ thú vị bởi “Thuận khơi nguồn cho một nền kiến trúc dân gian đã bị lãng quên.

Tổ tiên của mình đã làm thế. Kiến trúc mà có thiết kế như mình đang xem là người Tây mới đưa vào hơn trăm năm nay thôi. Lâu rồi không thấy một người tự tạo ra các kiến trúc dân gian như vậy”, ông Thông nói.

Một góc Shore Club của Thuận. Ảnh: H.V.M.
Một góc Shore Club của Thuận. Ảnh: H.V.M.

Ước mơ về những “ngôi nhà mơ ước”

Tôi đã không tin vào những gì mắt mình thấy, tai mình nghe sau khi trở lại An Bàng với khoảng thời gian 8 năm. Không chỉ trở thành một làng homestay sôi động với khoảng 100 hộ dân tham gia (mỗi nhà ít nhất 4 phòng bán với giá từ 30 – 200 USD/ đêm) cùng hơn 200 hộ dân khác tham gia vào mô hình dưới hình thức làm dịch vụ.

An Bàng mới đây còn được Tổng cục Du lịch trao giải thưởng “Khách sạn xanh ASEAN” giai đoạn 2016 – 2018. Ông Lê Ngọc Kích, một trong những người dân đang tham gia làm homestay ở An Bàng nói: “Trước kia, người dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá, không dám mơ có thu nhập được dăm triệu đồng một năm thì nay nhờ đón khách du lịch đến nhà mình ăn ngủ không thôi mà bình quân mỗi ngày tui kiếm được ít nhất một triệu đồng”.

Những ai không làm homestay thì tham gia vào các dịch vụ ăn theo từ bình dân cho đến cao cấp, tháng cũng kiếm được trên dưới 10 triệu đồng, không nhiều nhưng cũng chưa bao giờ dám mơ tới so với hồi còn ra biển theo đuôi con cá.

Shore Club với hai màu xanh trắng chủ đạo nằm sát bờ biển với style chuẩn mực, nhìn chẳng khác gì ở Bali hay Phuket, những “thiên đường du lịch” của thế giới. Ảnh: H.V.M
Shore Club với hai màu xanh trắng chủ đạo nằm sát bờ biển với style chuẩn mực, nhìn chẳng khác gì ở Bali hay Phuket, những “thiên đường du lịch” của thế giới. Ảnh: H.V.M

Ai và điều gì đã làm cho An Bàng có những thay đổi tích cực như hôm nay? Câu trả lời là Thuận! “Tất cả là nhờ có Thuận” – ông Lê Ngọc Kích nói: “Thuận là người ơn của cả làng An Bàng này”. Ban đầu là người dân cho Thuận thuê đất, thuê nhà rồi bỏ luôn nghề biển để ở nhà phụ cho Thuận các công việc như bảo vệ, dọn phòng, nấu nướng…

Đến năm 2017, sau 5 năm, sau khi những người dân này gần như thuần thục mọi kỹ năng và đường đi nước bước của nghề homestay, Thuận bán lại các homestay mình đã thuê trước đó cho chính chủ nhân với giá ưu đãi để họ tự điều hành.

Cùng thời gian đó, nhiều hộ dân khác trong làng cũng học Thuận cách làm homestay, nhờ anh thiết kế xây dựng, gia nhập vào hệ thống quản lý của Thuận. Ai cần gì là Thuận giúp, vô tư, hết mình, không giấu nghề với duy nhất một tâm niệm: “Làm cho xung quanh mình tốt lên thì tương lai mình sẽ được sống trong môi trường tốt nhất”. Để rồi theo Thuận, “sau hơn 5 năm, An Bàng giờ đây không chỉ được thoát nghèo mà còn làm giàu một cách bền vững với nghề homestay”.

Thuận bảo những gì vừa kể nói thì nhanh thế thôi chứ để làm thì khó, rất khó. Nhưng vẫn không khó bằng việc thay đổi nhận thức của người dân, từ việc học tiếng Anh, dọn rác trong làng; nói năng, ứng xử, phục vụ chuyên nghiệp và văn minh cho đến việc đoàn kết, hỗ trợ nhau kiếm tiền sạch, có tâm thay vì giành giật, chơi xấu nhau chỉ vì những món lợi hay thua thiệt nhỏ trước mắt.

“Thời gian đầu khó khăn vô cùng tận bởi người làng mình văn hóa quá khác lạ với phương Tây, lại quen sống buông thả, tự do nên để có được nề nếp và ý thức làng mình đang làm du lịch như hôm nay, được khách chấp nhận và yêu quý cũng mất gần 5 năm chứ không một sớm một chiều” – Thuận nói.

Làng chài An Bàng đã làm giàu bền vững từ mô hình homestay của Thuận. Ảnh: H.V.M
Làng chài An Bàng đã làm giàu bền vững từ mô hình homestay của Thuận. Ảnh: H.V.M

Bây giờ thì Thuận không còn làm homestay theo kiểu người dân An Bàng đang làm nữa mà chuyển sang làm ông chủ của một chuỗi Club, nhà hàng ven biển An Bàng với hơn trăm nhân viên (phần lớn là người An Bàng, số còn lại là người nước ngoài) sau thời gian đi một vòng khắp các thiên đường du lịch nước ngoài để xem họ làm như thế nào.

Và Thuận đã tách ra, mở một đường đi mới là làm homestay theo kiểu cao cấp với “The Chi Villa” (chủ của mảnh đất này tên là Chi, Thuận thuê trong 10 năm). Villa có 4 phòng ngủ, đẹp và đạt theo tiêu chuẩn “ngôi nhà mơ ước” với giá 10 triệu đồng một đêm. Thế nhưng từ lúc đưa vào vận hành đến nay gần một năm, ngôi nhà chưa một ngày vắng khách.

Hôm dẫn tôi đi tham quan “ngôi nhà mơ ước” The Chi Villa, Thuận bảo mình đang có một mơ ước rất lớn là làm sao những cụm homestay và “ngôi nhà mơ ước” ở An Bàng được nhân rộng ra cho nhiều làng biển tương tự khác ở khắp miền Trung để người dân có cơ hội đổi đời.

“Tới đây sẽ là làng ven biển Cẩm Thanh, làng nước mắm truyền thống Bình Dương của Hội An. Đặc biệt hiện nhiều bạn bè, những người muốn xây dựng homestay ở các làng ven biển Quảng Bình, Quảng Trị, hay Quảng Ngãi cũng đang đặt vấn đề nhờ tôi giúp họ…”, Thuận kể.

Ở dọc miền Trung, khởi nghiệp thành công như Thuận không ít nhưng nghĩ và làm vì cộng đồng bền vững như Thuận thì tôi chưa thấy nhiều. Cũng như chuyện bây giờ đều đặn mỗi tháng gởi giúp đỡ ông bạn Glenn bên Úc 10 triệu đồng để trả ơn cho nhân duyên đã thay đổi đời mình thì không phải ai trong hoàn cảnh của Thuận cũng có thể nghĩ đến…

HOÀNG VĂN MINH
Theo laodong.vn

The post Người ơn của làng chài An Bàng appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chàng trai dạy học, lập thư viện miễn phí cho trò nghèo https://24hsongxanh.vn/chang-trai-day-hoc-lap-thu-vien-mien-phi-cho-tro-ngheo/ Thu, 14 Mar 2019 09:57:34 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=2791 “Anh bụt” Huỳnh Xuân Hoàng.

Không chỉ dạy học miễn phí cho trên 300 học sinh ở quê hương mình, anh Huỳnh Xuân Hoàng (31 tuổi, ở thôn Tiên Châu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) còn thành lập hai thư viện để phục vụ nhu cầu đọc và học của người dân, học sinh. Chưa […]

The post Chàng trai dạy học, lập thư viện miễn phí cho trò nghèo appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
“Anh bụt” Huỳnh Xuân Hoàng.

Không chỉ dạy học miễn phí cho trên 300 học sinh ở quê hương mình, anh Huỳnh Xuân Hoàng (31 tuổi, ở thôn Tiên Châu, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) còn thành lập hai thư viện để phục vụ nhu cầu đọc và học của người dân, học sinh. Chưa hết, anh còn cắt tóc miễn phí cho người nghèo.

Lớp học miễn phí

“Anh bụt” Huỳnh Xuân Hoàng.
“Anh bụt” Huỳnh Xuân Hoàng.

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp THPT, vì gia đình không có điều kiện nên anh Hoàng gác lại ước mơ vào đại học, rồi vào tỉnh Đồng Nai làm công nhân. Sau nhiều năm làm công nhân để có tiền lo cho cô em gái học đại học, có việc làm, anh chuyển sang làm nghề cắt tóc. Không học qua khóa đào tạo nào nhưng anh vẫn mạnh dạn đi mua bộ đồ nghề, rồi về mở một tiệm cắt tóc nhỏ ở khu trọ để mưu sinh.

Đầu năm 2014, Hoàng trở về quê hương mở tiệm cắt tóc tại nhà. Anh dành căn phòng kế bên mở thư viện sách để “lôi kéo” học sinh đến đọc. Từ đây, anh đã “chiêu mộ” được học trò, rồi ban đêm mở lớp dạy học miễn phí tại thư viện nhỏ này. Anh dạy các môn Toán, Lý, Hóa, tiếng Anh, tiếng Trung cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 12. Mỗi đêm anh chia ra 4 ca, bắt đầu từ 17h và kết thúc lúc 21h.

Lớp học miễn phí của anh Hoàng tại nhà văn hóa thôn Tiên Châu.
Lớp học miễn phí của anh Hoàng tại nhà văn hóa thôn Tiên Châu.

“Thời gian đầu ít học trò, nhưng về sau các em đến theo học càng ngày càng đông. Căn phòng chỉ chứa tối đa 20 em nhưng có lớp gần 40 em, các em ngồi rất chật chội, có em còn ngồi ở ngoài hiên để học. Nhà lại ở trong hẻm nhỏ nên các em cũng không có chỗ để xe. Cuối năm 2015, số lượng học sinh theo học lên gần 200 em ở khắp các xã, thị trấn trong huyện. Lúc này, không gian cho các em ngồi học là bài toán khó đối với tôi”, anh Hoàng kể.

Suy nghĩ mãi, anh Hoàng đến gặp Trưởng thôn Tiên Châu Đoàn Văn Trực trình bày nguyện vọng muốn mượn nhà văn hóa thôn mới xây khang trang để làm chỗ dạy học cho các em. Ngay ngày hôm sau, Ban Nhân dân thôn Tiên Châu tổ chức họp thôn và được bà con đồng ý cho anh mượn nhà văn hóa thôn để dạy học. Vậy là từ cuối năm 2015, anh cùng với những người thân của mình đi mua gỗ, sắt, rồi về tự đóng, hàn hơn 20 chiếc bàn lớn cùng với một số ít bàn ghế có tại nhà văn hóa thôn để chuyển lớp học của mình đến đây.

Số lượng học sinh đông nên anh Hoàng phải dùng micro để giảng.
Số lượng học sinh đông nên anh Hoàng phải dùng micro để giảng.

Cũng từ đó, học sinh theo học ngày càng nhiều, mỗi ngày có trên 300 em. Bây giờ, có những ca dạy, học sinh lên đến trên 100 em nên anh Hoàng phải giảng bằng micro qua hệ thống âm thanh, với 4 loa lớn đặt ở 4 góc bên trong nhà văn hóa. Ngoài 4 ca học buổi tối như trước, anh còn mở thêm 2 ca buổi sáng, bắt đầu từ 7h và kết thúc lúc 9h, sau đó mới về nhà mưu sinh với công việc cắt tóc của mình.

Ngoài dạy kiến thức văn hóa, anh Hoàng còn dành thời gian dạy kỹ năng sống, dạy cách học làm người; đồng thời chia sẻ những câu châm ngôn, những câu chuyện hay qua từng buổi học cho học trò. Để khuyến khích các em tiến bộ hơn, anh trích một phần thu nhập từ nghề cắt tóc để mua bút, vở thưởng cho những học trò nỗ lực đạt thành tích cao trong học tập.

“Anh bụt” của làng quê

Thư viện sách thu nhỏ tại nhà anh Hoàng.
Thư viện sách thu nhỏ tại nhà anh Hoàng.

.Sau khi chuyển lớp học ra nhà văn hóa thôn Tiên Châu, số sách trong thư viện thu nhỏ tại nhà anh Hoàng cũng chia làm hai. Những sách về Phật giáo, dạy kỹ năng sống được anh giữ lại thư viện này. Những sách giáo khoa, sách phục vụ cho việc học của các em, anh chuyển ra nhà văn hóa thôn và thành lập tại đây một thư viện riêng. Sách ở hai thư viện này ngày một nhiều, một phần anh tự bỏ tiền túi ra mua, một phần được bạn bè, người quen gửi tặng.

Tại nhà, anh Hoàng mua máy photocopy để sẵn, bà con nào đến đọc sách, rồi muốn đem về đọc đều được photo tặng miễn phí. Ngoài ra, anh cũng chuẩn bị rất nhiều băng đĩa tư vấn kỹ năng sống, thông điệp cuộc sống, bà con và các em cần đều được tặng miễn phí.

Anh Hoàng còn chuẩn bị nhiều băng đĩa về thông điệp cuộc sống để tặng các em học sinh nghèo.
Anh Hoàng còn chuẩn bị nhiều băng đĩa về thông điệp cuộc sống để tặng các em học sinh nghèo.

Tiệm cắt tóc của anh Hoàng với tấm biển hiệu: “Kỹ và đẹp, miễn phí người nghèo” cũng là địa chỉ quen thuộc của người dân xã An Ninh Tây. Từ 9h đến 17h tiệm luôn đông khách, anh và người em trai của mình làm không ngớt tay. Lý do đặc biệt là đến đây, người nghèo được cắt tóc miễn phí. Ngoài ra, tất cả mọi người, từ già đến trẻ, ai thích xâu chuỗi đeo tay đều được tặng.

Bà Đinh Thị Thiên Thủy – Chủ tịch UBMTTQ xã An Ninh Tây, cho biết: “Không chỉ chính quyền địa phương mà người dân ở đây thật sự cảm phục trước nhiều việc làm thiện nguyện của anh Hoàng. Dường như thời gian một ngày của anh đều để làm việc thiện, bởi khi cắt tóc mưu sinh, anh ấy cũng giúp đỡ rất nhiều người nghèo. Việc làm của anh Hoàng đã được chính quyền các cấp từ xã đến tỉnh tuyên dương, khen thưởng. Chúng tôi rất cảm kích về cách sống đẹp của chàng trai này”.

SỸ HÒA
Theo thegioitiepthi.vn

The post Chàng trai dạy học, lập thư viện miễn phí cho trò nghèo appeared first on 24h Sống xanh.

]]>