EVFTA – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Thu, 29 Jul 2021 06:49:08 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png EVFTA – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Hiện thực hóa cơ hội từ EVFTA https://24hsongxanh.vn/hien-thuc-hoa-co-hoi-tu-evfta/ Thu, 29 Jul 2021 06:49:08 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=64090 hien-thuc-hoa-co-hoi-tu-evfta

Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19, một năm sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi, kết quả thương mại và đầu tư giữa hai bên đã đạt được những kết quả tích cực với những con số ấn […]

The post Hiện thực hóa cơ hội từ EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
hien-thuc-hoa-co-hoi-tu-evfta

Bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19, một năm sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi, kết quả thương mại và đầu tư giữa hai bên đã đạt được những kết quả tích cực với những con số ấn tượng.

Những con số biết nói

Vụ Chính sách thương mại đa biên dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và EU đạt 27,67 tỷ USD, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Nếu tính riêng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2021 đạt 19,4 tỷ USD, tăng 18,3% so với 6 tháng đầu năm 2020. Trong số đó, tỷ lệ tận dụng mẫu C/O EUR1 đạt 29,09% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU là điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hàng giày dép (tỷ lệ tận dụng C/O là 99%), hàng dệt may (tỷ lệ tận dụng C/O là 16,26%), thủy sản (tỷ lệ tận dụng C/O là 73,5%), túi xách và ví (tỷ lệ tận dụng C/O là 62,46%).

Nhiều mặt hàng nông, lâm nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2019, cụ thể như: (i) sản phẩm từ cao su đạt 61 triệu USD tăng 56,91%; (ii) gạo đạt 5,2 triệu USD tăng 3,73; (iii) sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 70,5 triệu USD tăng 33,75%; (iv) rau quả đạt 63,8 triệu USD tăng 12,5%.

Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường EU 6 tháng đầu năm 2021, đạt 8,2 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ năm 2020. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ EU là linh kiện, phụ tùng ô tô, ô tô nguyên chiếc, hàng điện gia dụng và linh kiện v.v…

Còn về đầu tư, với những cam kết về quản trị minh bạch từ Hiệp định EVFTA và những cam kết tạo môi trường thương mại đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của hai bên, Việt Nam đã tiếp nhận được nguồn đầu tư có chất lượng và được học hỏi, hấp thụ khoa học và công nghệ tiên tiến từ EU, tạo ra những giá trị và lợi ích cho doanh nghiệp và nhà đầu tư của cả hai bên.

Tính đến tháng 6 năm 2021, EU có 2.221 dự án (tăng 142 dự án so với cùng kỳ năm 2020) từ 26/27 quốc gia thuộc EU còn hiệu lực tại Việt Nam với vốn đầu tư đăng ký đạt 22,216 tỷ USD (tăng 449 triệu USD so với cùng kỳ năm 2020), chiếm 5,58% tổng vốn đầu tư đăng ký của các nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam và chiếm 6,57% số dự án.

Điều đó cho thấy, doanh nghiệp của cả hai bên đang hiện thực hóa được những cơ hội và lợi ích mà Hiệp định này mang lại.

hien-thuc-hoa-co-hoi-tu-evfta
Ảnh minh họa

Bên cạnh những kết quả tích vực về thương mại đầu tư song phương, vẫn còn tồn tại một số khó khăn và thách thức trong việc thực thi Hiệp định này khiến cho việc tận dụng Hiệp định còn có những hạn chế nhất định như việc tận dụng các cam kết ưu đãi chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, doanh nghiệp chưa sự quan tâm tới việc tìm hiểu và tận dụng cơ hội từ Hiệp định này hay hoạt động phổ biến tuyên truyền về Hiệp định chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tận dụng Hiệp định EVFTA còn chưa được như kỳ vọng là do bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới và Việt Nam, khiến cho các chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chuỗi phân phối bị gián đoạn, nền kinh tế toàn cầu phải chống chọi với những đợt sóng suy giảm nặng nề.

Ngoài ra, công tác dự báo, sự quan tâm và đánh giá đúng mức phạm vi tác động của hội nhập và thực thi FTA của một số cơ quan, địa phương còn một số hạn chế, chưa có tính hệ thống và kịp thời. Nhiều địa phương chưa thực sự chủ động vào cuộc trong việc xây dựng định hướng, chiến lược tận dụng FTA cho các doanh nghiệp tại địa phương mình.

Đồng bộ giải pháp, tận dụng tối đa cơ hội

Mặc dù vậy, theo Vụ Chính sách thương mại đa biên, trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, Hiệp định EVFTA tiếp tục được kỳ vọng là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), cũng như là động lực cho tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Vừa qua, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo về kết quả triển khai Hiệp định CPTPP và EVFTA, trong đó đã đề xuất các giải pháp đề thúc đẩy hiệu quả việc thực thi các Hiệp định này. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã đồng ý với các kiến nghị được đề xuất.

Do đó, cơ hội để thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA đã trở nên rõ ràng hơn. Cụ thể:

Cộng đồng doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về Hiệp định EVFTA thông qua các hoạt động tuyên truyền tăng cường của Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan, từ đó thúc đẩy việc tận dụng Hiệp định EVFTA; Mặc dù dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung trong việc kiểm soát đại dịch sẽ tạo cơ hội hồi phục tăng trưởng kinh tế, giao thương, giúp cho Hiệp định EVFTA phát huy hiệu quả; Với quyết tâm của Chính phủ thông qua các biện pháp tăng cường kết nối giữa các tỉnh, thành, cơ quan…, cùng sự quan tâm của các tỉnh thành đối với việc tận dụng và hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các cam kết của Hiệp định EVFTA sẽ là yếu tố quan trọng giúp cho việc thực thi Hiệp định được hiệu quả hơn.

Bên cạnh những cơ hội, một số thách thức cũng được nhận diện cho giai đoạn thực thi sắp tới. Trước hết, phải kể đến bối cảnh khách quan đó là tình hình dịch bệnh có khả năng diễn biến phức tạp, kéo dài, từ đó làm suy giảm nghiêm trọng nguồn lực của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc đối mới công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm, năng suất lao động…, từ đó làm cho việc tận dụng hiệu quả các cam kết của Hiệp định trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, nhiều bộ, ngành, tỉnh thành, cơ quan còn đang chú trọng vào công tác phòng chống dịch, chưa thể dành sự quan tâm vào việc thúc đẩy việc thực thi và tận dụng các FTA, do đó ảnh hưởng đến việc hiệu quả thực thi Hiệp định. Trong phạm vi thế giới, tình hình thị trường và phát triển kinh tế còn bấp bênh, khả năng tái thực hiện các biện pháp phong tỏa còn hiện diện, do đó sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu và đầu tư…

Trong bối cảnh đó, việc thực thi hiệu quả Hiệp định EVFTA cần sự chung tay của các Bộ, ngành, địa phương cũng như doanh nghiệp. Trong đó, các Bộ, ngành cần phối hợp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có việc bố trí đủ và linh hoạt kinh phí cho các cơ quan thực hiện các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch thực hiện Hiệp định EVFTA. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu để có cơ chế thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các khoản tín dụng để nâng cao khả năng tận dụng cơ hội từ các FTA.

Liên quan đến công tác tuyên truyền, các Bộ, ngành, địa phương cần tăng cường phối hợp với Bộ Công Thương, là cơ quan đầu mối trong việc thực thi Hiệp định EVFTA, trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động tuyên truyền, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh trùng lặp, lãng phí. Đồng thời, cần đổi mới hình thức tuyên truyền, nghiên cứu các mô hình hội nghị, khóa học, ấn bản phẩm trực tuyến nhằm phù hợp với bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, đồng thời tối giản kinh phí thực hiện.

Các Bộ, ngành, địa phương cần chú trọng và tiếp tục rà soát, hoàn thiện, ban hành, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật cho phù hợp với các cam kết đã có trong Hiệp định; Về phía địa phương, cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, Hiệp hội có liên quan để tăng cường việc định hướng các doanh nghiệp chủ động mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, tăng cường tận dụng cơ hội từ thị trường các nước EU.

Để có cơ sở phân tích các vấn đề tồn tại, khó khăn, đánh giá hiệu quả tận dụng cơ hội từ các FTA nói chung và EVFTA nói riêng, từ đó xây dựng giải pháp tháo gỡ một cách thực chất, khoa học, hiện tại, Bộ Công Thương đang nghiên cứu và xây dựng bộ chỉ số đánh giá tình hình thực thi các FTA nói chung và EVFTA nói riêng ở các cấp (FTA Index). Dự kiến khi đưa vào vận hành, FTA Index sẽ là công cụ hiệu quả để đẩy mạnh việc thực thi và tận dụng các FTA nói chung, EVFTA nói riêng.

Các Bộ, ngành, địa phương cũng cần tăng cường kiện toàn, nâng cao năng lực cho bộ phận phụ trách về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thực hiện Hiệp định EVFTA nói riêng. Đồng thời chú trọng các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, tăng cường các biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng và doanh nghiệp, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mặt chính sách để tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nguyên liệu trong nước giúp doanh nghiệp đáp ứng quy tắc xuất xứ của Hiệp định.

Các doanh nghiệp cần nêu cao ý thức chủ động về mọi mặt, trong đó có việc chủ động tìm hiểu các cam kết của Hiệp định, chủ động chuẩn bị năng lực, nguồn hàng, nâng cao sức cạnh tranh, chủ động hợp tác, liên kết để tạo chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất, từ đó hoàn thiện chuỗi giá trị từ sản xuất, canh tác, chế biến, phân phối, có như vậy mới đảm bảo được chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các yêu cầu của Hiệp định và tiêu chuẩn cao của EU.

Ngoài ra, cần nâng cao trách nhiệm xã hội của mình, chú trọng trong việc thực hiện các quy định về phát triển bền vững của Hiệp định như các tiêu chuẩn về lao động, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học… do đây là những vấn đề mà EU quan tâm. Bên cạnh đó, cần chủ động và chuẩn bị đối phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại thông qua việc theo dõi tình hình thị trường, giá cả, điều kiện giao thương.

Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã khai trương và đưa vào vận hành Cổng thông tin điện tử về các Hiệp định Thương mại tự do (FTAP), trong đó có Hiệp định EVFTA. Đây là một công cụ rất hiệu quả để giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin về các cam kết của Hiệp định, nắm bắt thông tin thị trường để từ đó tận dụng hiệu quả Hiệp định.

Nguyễn Hường

Theo Bộ Công thương

 

Link nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hien-thuc-hoa-co-hoi-tu-evfta.html

The post Hiện thực hóa cơ hội từ EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lợi kép của EVFTA https://24hsongxanh.vn/loi-kep-cua-evfta/ Mon, 21 Sep 2020 07:08:30 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=47183 loi-kep-cua-EVFTA

EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, hứa hẹn tạo cơ hội lớn cho Việt Nam, không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu. Thông tin về thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đến vào thời điểm xuất khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục mới. Cụ thể, […]

The post Lợi kép của EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
loi-kep-cua-EVFTA

EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, hứa hẹn tạo cơ hội lớn cho Việt Nam, không chỉ dừng ở khía cạnh xuất khẩu.

Thông tin về thực thi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đến vào thời điểm xuất khẩu của Việt Nam đạt kỷ lục mới. Cụ thể, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2020 đạt 336,92 tỉ USD. Trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỉ USD, tăng 2,3% so với cùng kỳ.

loi-kep-cua-EVFTA
Nguồn ảnh: Quý Hòa

Sau 1 tháng EVFTA có hiệu lực, theo thống kê của Bộ Công Thương, Hiệp định đã tạo ra hiệu ứng tích cực cho các ngành. Năm 2019 Việt Nam đạt kim ngạch xuất sang EU khoảng 4,4 tỉ USD. Triển vọng hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU sẽ còn gia tăng khi 71% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ xóa bỏ thuế ngay khi EVFTA có hiệu lực và con số này là 99% sau 7 năm.

Thực tế, bà Helena Konig, Trưởng đoàn đàm phán EU, Phó Tổng vụ trưởng thương mại châu Âu, cho rằng EVFTA là hiệp định thương mại, đầu tư toàn diện, và đầy tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một nước đang phát triển ở châu Á. Theo đánh giá của bà Võ Thị Khánh Trang, Trưởng Bộ phận Nghiên cứu, Savills Việt Nam, EU với 27 nước thành viên, tổng dân số khoảng 500 triệu người sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy xuất nhập khẩu, đẩy nhanh quá trình phục hồi sau đại dịch.

loi-kep-cua-EVFTA
Nguồn ảnh: Quý Hòa

Tuy nhiên, như chia sẻ của ông Julien Brun, đối tác quản lý của CEL Consulting, lâu nay, hàng Việt Nam vào EU đã được hưởng ưu đãi theo Chương trình ưu đãi chung (GSP), với 2/3 thuế suất cho hàng dệt may, giày dép, thủy sản, thiết bị điện tử và các loại khác từ Việt Nam đã được EU xóa bỏ thuế toàn bộ hoặc một phần.

Vì thế, như báo cáo của nhóm nghiên cứu gồm Hiệp Hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, FPA Bình Định, HAWA, BIFA và Forest Trends, trước khi EVFTA có  hiệu lực, 117 mặt hàng gỗ của Việt Nam đã có mức thuế nhập khẩu vào EU là 0%. Giá trị xuất khẩu của nhóm này đạt khoảng 500 triệu USD/năm, gần bằng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào EU.

Rõ ràng, tác động của EVFTA đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ không lớn. Trong khi đó, khi EVFTA có hiệu lực, chương trình GSP sẽ ngừng lại. Các doanh nghiệp sẽ giao thương theo những quy tắc, thủ tục mới của Hiệp định EVFTA.

loi-kep-cua-EVFTA

“Quá trình chuyển đổi sẽ rất phức tạp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc tìm cách để đạt được những yêu cầu hành chính mới (biểu mẫu và thủ tục giấy tờ) sẽ rất khó khăn nếu doanh nghiệp không có cố vấn pháp lý và thuế hỗ trợ”, ông Julien Brun lưu ý.

Ở chiều ngược lại, việc cắt giảm thuế và đơn giản hóa thủ tục hành chính sẽ thu hút các công ty mới của EU vào Việt Nam. Điều này đặt các công ty Việt Nam vào 2 lựa chọn: cạnh tranh hoặc trở thành đối tác. Trong cả 2 trường hợp, ông Julien Brun cho rằng, kết quả của nền kinh tế Việt Nam đều tích cực.

Thứ nhất, khi nhiều doanh nghiệp EU quan tâm và tham gia vào thị trường Việt Nam, các ngành cơ sở hạ tầng, năng lượng bền vững, hệ thống thông tin, hậu cần, chuỗi cung ứng lạnh, sản xuất công nghệ cao và tái chế, đào tạo tay nghề… sẽ buộc phải thay đổi để bắt kịp nhu cầu mới. Dự báo, dòng vốn đầu tư của EU sẽ giúp thúc đẩy năng lực cạnh tranh, hứa hẹn phát triển bền vững, trưởng thành, sáng tạo cho Việt Nam.

Thứ 2, EVFTA bao gồm các tiêu chuẩn quy định, quy chuẩn và quy tắc về sức khỏe và an toàn, đầu tư, ngân hàng và tài chính, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường và nhiều chủ đề khác. Phạm vi của nó vượt ra ngoài biên giới quốc gia và tìm kiếm sự hội nhập sâu rộng và bền vững giữa các bên. Những đòi hỏi mới từ EVFTA mời gọi các công ty Việt Nam phải tái tạo chuỗi cung ứng, nâng cấp tiêu chuẩn, bản sắc, tính minh bạch. Nhờ đó, năng lực sản xuất chuyên biệt hơn, cơ sở hạ tầng, hậu cần tiên tiến hơn, quy trình tích hợp hơn và nhanh hơn, nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường tốt hơn.

Lâu nay, Việt Nam tỏa sáng nhờ khả năng lắp ráp sản phẩm (giày dép, hàng may mặc, điện tử…) với linh kiện, nguyên liệu phần lớn phải nhập khẩu từ bên ngoài. Quy tắc xuất xứ mà EVFTA đặt ra sẽ mời gọi các công ty đầu tư sâu hơn vào chuỗi cung ứng, để cung cấp nguyên liệu/linh kiện ở quy mô lớn và cho phép Việt Nam tự chủ hơn.

loi-kep-cua-EVFTA

Thông qua EVFTA, EU cũng sẽ khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam chú ý bảo vệ môi trường như giảm sử dụng đồ nhựa, tránh dùng hóa chất trong rau quả và cá, ưu tiên vận tải hàng không, không nên đối xử tệ với động vật, khuyến khích tái chế và không lãng phí nước. Ông Julien Brun cho rằng, đó đều là những điều kiện thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế tuần hoàn và bền vững.

Rõ ràng, EVFTA không chỉ là một hiệp định thương mại mà đang đặt ra cho Việt Nam bài toán chuyển đổi để tăng khả năng cạnh tranh tại châu Âu. Ngoài ra, theo ông Julien Brun, Việt Nam có thể coi đây là cơ hội để vượt ra khỏi phạm vi lắp ráp thuần túy, phát triển chuỗi giá trị cung ứng nội địa, hội nhập sâu và hiệu quả hơn, nhờ đó sẽ tạo ra nhiều việc làm có trình độ cho người lao động.

Viết Nguyên

Theo nhipcaudautu.vn

 

Link nguồn: https://nhipcaudautu.vn/kinh-doanh/loi-kep-cua-evfta-3337156/

The post Lợi kép của EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Tôm và cá ngừ Việt sẽ hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA https://24hsongxanh.vn/tom-va-ca-ngu-viet-se-huong-loi-lon-nhat-tu-evfta/ Mon, 14 Sep 2020 07:31:49 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=46578 huong-loi-tu-evfta

Hiệp định thương mại tự do EVFTA sẽ giúp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như tôm và cá ngừ được cải thiện khả năng tiếp cận thị trường EU thông qua hạn ngạch thuế quan bằng 0 hoặc cơ cấu thuế quan tự do hóa hoàn toàn. […]

The post Tôm và cá ngừ Việt sẽ hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
huong-loi-tu-evfta

Hiệp định thương mại tự do EVFTA sẽ giúp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như tôm và cá ngừ được cải thiện khả năng tiếp cận thị trường EU thông qua hạn ngạch thuế quan bằng 0 hoặc cơ cấu thuế quan tự do hóa hoàn toàn.

Theo đánh giá của hãng nghiên cứu ngành và rủi ro quốc gia Fitch Solutions (Anh), hiệp định EVFTA được ký kết gần đây giữa EU và Việt Nam sẽ tự do hóa thương mại giữa hai quốc gia trong vòng bảy năm tới và ngành thủy sản là lĩnh vực lý tưởng để tận dụng lợi thế này.

Việt Nam hiện là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của EU và với hiệp định thương mại tự do mới EVFTA, giá cả sản phẩm của Việt Nam sẽ có tính cạnh tranh hơn, Việt Nam sẽ nhanh chóng giành được thị phần, vượt qua các đối thủ xuất khẩu thủy sản Ấn Độ và Argentina – những nước hiện chưa có hiệp định thương mại tự do với EU.

huong-loi-tu-evfta
Các sản phẩm cá ngừ, tôm thẻ và tôm sú của Việt Nam sẽ là những mặt hàng đầu tiên được hưởng lợi nhờ EVFTA. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong đó, các sản phẩm cá ngừ, tôm thẻ và tôm sú của Việt Nam sẽ là những mặt hàng đầu tiên được hưởng lợi nhờ EVFTA, vì hạn ngạch thuế quan miễn thuế và cơ cấu thuế quan tự do hóa ngay lập tức sẽ tác động đến các mặt hàng này.

Trong tổng số hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu năm 2019 (7,8 tỉ đô la Mỹ), khoảng 13,5% xuất sang EU.

Theo Fitch Solutions, cơ hội cho ngành thủy sản Việt Nam đến từ thực tế người tiêu dùng châu Âu ngày càng chi tiêu nhiều hơn vào cá và các sản phẩm từ cá. Theo dự báo, trong năm 2020, trung bình các hộ gia đình châu Âu sẽ chi trung bình 271 đô la cho các sản phẩm thủy sản thông qua kênh bán lẻ tạp hóa đại trà.

“Chúng tôi dự báo mức tăng trưởng này với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm (CAGR) là 4,1%, tính đến năm 2024, trong đó chi tiêu cho thủy sản đạt 331 đô la. Mặc dù EU có một ngành công nghiệp thủy sản đáng kể, nhưng có một số sản phẩm thủy sản có nhu cầu cao lại có nguồn gốc bên ngoài khu vực. Như vậy, nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của EU đã tăng bình quân 2,3%/năm về giá trị và 1,9%/năm về số lượng”, Fitch Solutions phân tích.

Về sản phẩm nhập khẩu, ba sản phẩm hàng đầu có nhu cầu cao tại EU trong năm 2019 là cá hồi Đại Tây Dương tươi hoặc ướp lạnh, tôm thẻ và tôm sú đông lạnh, và cuối cùng là cá ngừ đã chế biến hoặc bảo quản.

Như vậy, về cơ bản các nhà sản xuất thủy sản của Việt Nam có thể tiếp cận cơ hội đến từ hiệp định thương mại tự do để khai thác các sản phẩm có thế mạnh để xuất vào khu vực EU.

Trong đó, tôm chưa qua chế biến sẽ được hưởng lợi nhiều nhất so với bất kỳ sản phẩm thủy sản nào của Việt Nam, nhờ việc gia tăng thương mại giữa EU và Việt Nam. Cơ cấu thuế quan lên tôm chưa chế biến sẽ được tự do hóa hoàn toàn kể từ ngày phê chuẩn (tháng 7-2020), đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam sẽ ngay lập tức có giá cạnh tranh hơn.

Năm 2019, Ecuador, Argentina và Ấn Độ đều xuất khẩu nhiều tôm hơn Việt Nam sang EU. Cả Argentina và Ấn Độ đều không có FTA với EU, có nghĩa là Việt Nam sẽ nhanh chóng có thể tận dụng và tăng thị phần của mình trên thị trường EU.

Đối với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp, tươi và ướp lạnh, hiệp định thương mại sẽ đưa ra mức thuế miễn thuế ngay lập tức đối với 11.500 tấn cá ngừ đóng hộp, tươi sống và ướp lạnh. Việt Nam đã xuất khẩu 26.700 tấn sản phẩm cá ngừ sang EU trong năm 2018. Trong khi các quy tắc xuất xứ nghiêm ngặt sẽ được áp dụng tới đây, chỉ hơn 40% cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được miễn thuế.

Tuy nhiên, đối với số lượng các ngừ còn lại, các nhà sản xuất Việt Nam có thể tính trung bình chi phí thấp hơn cho các sản phẩm khác của mình, dẫn đến biên giá tốt hơn sau khi tính thuế, qua đó tăng tính cạnh tranh hơn so với các thị trường xuất khẩu cá ngừ khác.

Trang Nguyễn

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn

 

Link nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/308198/tom-va-ca-ngu-viet-se-huong-loi-lon-nhat-tu-evfta-.html

The post Tôm và cá ngừ Việt sẽ hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
7.200 đơn hàng hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA đã vào EU https://24hsongxanh.vn/7-200-don-hang-huong-uu-dai-thue-quan-evfta-da-vao-eu/ Thu, 03 Sep 2020 07:00:45 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=45651 7.200-don-hang-vao-EU

Sau một tháng chính thức có hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã giúp Việt Nam có được 7.200 đơn hàng vào Liên minh châu Âu (EU) theo hình thức ưu đãi thuế quan, với tổng giá trị 277 triệu đô la Mỹ. Bộ Công thương cho biết, EVFTA áp […]

The post 7.200 đơn hàng hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA đã vào EU appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
7.200-don-hang-vao-EU

Sau một tháng chính thức có hiệu lực, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) đã giúp Việt Nam có được 7.200 đơn hàng vào Liên minh châu Âu (EU) theo hình thức ưu đãi thuế quan, với tổng giá trị 277 triệu đô la Mỹ.

Bộ Công thương cho biết, EVFTA áp dụng từ 1/8 chính thức là cơ hội mở cửa thị trưởng EU rất lớn cho các doanh nghiệp Việt, nhất là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam được cắt giảm thuế cao như như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày, điện tử…

Với EVFTA, hàng hóa xuất xứ Việt Nam sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa xuất xứ từ các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU. Thực tế số liệu cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 kể từ khi EVFTA có hiệu lực cho thấy kết quả rõ rệt.

7.200-don-hang-vao-EU
Một chuyến hàng xuất khẩu của Việt Nam ở kho tại Thụy Điển theo hình thức ưu đãi thuế EVFTA. Ảnh: Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển

Từ ngày 1 đến 31/8, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ C/O mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu đô la Mỹ đi 28 nước EU. Các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, cà phê, hàng dệt may, túi xách, va li, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan… Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh. Trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.

Trước quan ngại của một số doanh nghiệp xuất khẩu về việc màu nền trên C/O không đúng là màu xanh lá cây, có thể ảnh hưởng đến việc hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu vào một số thị trường EU, Bộ Công Thương đã trao đổi với đầu mối của EU ngay. Ngày 31/8, phía EU đã có ý kiến phản hồi, theo đó, EU chấp nhận các C/O với màu nền hiện tại như mẫu mà Việt Nam đã thông báo tới EU. Việc này cũng đang được EU thông báo tới cơ quan hải quan các nước thành viên để đảm bảo các C/O theo mẫu hiện tại mà tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sẽ không bị từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp, triển khai những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về quy tắc xuất xứ, nghiên cứu, hiện đại hóa công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ… đồng thời phối hợp chặt chẽ với phía EU để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi hiệp định.

Lan Nhi

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

 

Link nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/td/307797/7200-don-hang-huong-uu-dai-thue-quan-evfta-da-vao-eu.html

The post 7.200 đơn hàng hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA đã vào EU appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Bảo hộ nhãn hiệu ở EU, những điều cần biết https://24hsongxanh.vn/bao-ho-nhan-hieu-o-eu-nhung-dieu-can-biet/ Mon, 17 Aug 2020 07:25:53 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=44259 bao-ho-nhan-hieu-o-eu

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8 năm nay, kéo theo đó là vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa xuất sang EU. Vậy những thông tin cơ bản nào về việc bảo hộ nhãn hiệu ở EU […]

The post Bảo hộ nhãn hiệu ở EU, những điều cần biết appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
bao-ho-nhan-hieu-o-eu

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8 năm nay, kéo theo đó là vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa xuất sang EU. Vậy những thông tin cơ bản nào về việc bảo hộ nhãn hiệu ở EU mà các doanh nghiệp cần nắm?

Nhiều thương hiệu của Việt Nam từng bị đánh cắp

Chuyện những thương hiệu tên tuổi của Việt Nam bị đánh cắp ở nước ngoài không còn là điều xa lạ đối với các doanh nghiệp trong nước. Điển hình như năm 2001, thương hiệu thuốc lá hàng đầu Việt Nam là Vinataba (Tổng công ty thuốc lá Việt Nam) bị một công ty Indonesia là P.T. Putra Stabat Industri đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Vinataba nhiều nước ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Điều này đã gây hao tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của Vinataba trong công cuộc dành lại nhãn hiệu này.

bao-ho-nhan-hieu-o-eu
Cà phê Buôn Mê Thuột đã từng bị công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Trung Quốc.

Cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, những chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Việt Nam như cà phê Buôn Mê Thuột đã từng bị công ty Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Trung Quốc.

Hay đến thời điểm hiện tại, nước nắm Phú Quốc vẫn là nhãn hiệu thuộc sở hữu của công ty Viet Huong Fishsauce một doanh nghiệp của Mỹ đang được bảo hộ ở Mỹ, Úc, EU và Malaysia.

Những câu chuyện nói trên cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam còn rất lúng túng trong việc thiết lập hàng rào pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) cụ thể là việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước ngoài – một tiền đề cho tấm vé xuất khẩu hàng hóa.

Sau khi có hiệu lực từ ngày 1-8-2020, lộ trình của EVFTA là sau bảy năm sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế. Điều này mở cánh cửa “thông thoáng” hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU.

Lúc này vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt tại EU lại gấp rút đặt ra.

Cách thức đăng ký nhãn hiệu ở EU

Để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, các doanh nghiệp cần nắm những thông tin cơ bản về quy trình, thủ tục của EU.
Ở EU, ngoài hệ thống đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp ở mỗi quốc gia, còn có Nhãn hiệu Liên minh châu Âu (European Union Trade Mark, viết tắt là EUTM) hình thành từ năm 1996, và tự động áp dụng nếu nước nào gia nhập EU.

Với nhãn hiệu này, chủ nhãn hiệu chỉ cần nộp một đơn đăng ký duy nhất, nếu được chấp nhận sẽ có phạm vi bảo hộ ở 28 quốc gia thành viên (hiện nay Anh trong giai đoạn rời khỏi EU nên sẽ còn 27 nước). Tuy nhiên, chỉ cần một quốc gia từ chối, nhãn hiệu này sẽ mất hiệu lực trong cả EU. Trong trường hợp này, chủ nhãn hiệu có thể chuyển đơn EUTM thành nhiều đơn đăng ký tại từng quốc gia mà mình muốn. Ngày ưu tiên của đơn vẫn được lấy từ đơn EUTM.

Do hệ thống đăng ký nhãn hiệu ở từng quốc gia hoàn toàn độc lập với hệ thống EUTM nên chủ nhãn hiệu có thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở từng quốc gia, hoặc EUTM, hoặc cả hai; điều này phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp để quyết định.

Như vậy, về hình thức đăng ký nhãn hiệu ở EU, chủ nhãn hiệu có bốn hình thức để lựa chọn. Một là, nếu chủ nhãn hiệu chỉ có nhu cầu hoặc đang kinh doanh chỉ một nước trong EU, chủ nhãn hiệu nên nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp ở nước đó.

bao-ho-nhan-hieu-o-eu
Nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc của công ty Viet Huong Fishsauce (một doanh nghiệp của Mỹ) hiện tại đang được bảo hộ ở Mỹ, Úc, EU và Malaysia.

Hai là nếu chủ nhãn hiệu muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ ở Bỉ, Hà Lan và Luxembourg thì có thể đăng ký tại Văn phòng SHTT Benelux. Đây là văn phòng SHTT khu vực duy nhất ở EU chuyên bảo hộ nhãn hiệu cho ba nước trên.

Ba là, nếu chủ nhãn hiệu muốn đăng ký bảo hộ ở tất cả các nước trong EU, chủ nhãn hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu tại Văn phòng SHTT EU (EUIPO).

Bốn là, chủ nhãn hiệu cũng có thể đăng ký EUTM bằng việc sử dụng hệ thống đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid (Madrid System). Trường hợp này, chủ nhãn hiệu có thể sử dụng đơn cơ sở (tức nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam), hoặc một đăng ký cơ sở (tức nhãn hiệu đã nộp đơn) để tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Văn phòng quốc tế của WIPO (World Intellectual Property Office) có chỉ định vào EU.

Luật nhãn hiệu của EU sau sửa đổi

Hệ thống Luật nhãn hiệu của EU sửa đổi có hiệu lực từ ngày 23/03/2016 (Regulation 2015/2424, Regulation 2017/1001; cùng hai văn bản chi tiết the Delegated Regulation (EU) 2018/625 và the Implementing Regulation (EU) 2018/626) ngoài việc thay đổi tên từ OHIM (Office for Harmonization of the Internal Market) thành EUIPO (European Union Intellectual Property Office) và Community Trade Mark (CTM) thành European Union Trade Mark (EUTM); cũng như thay đổi về phí.

Ba thay đổi quan trọng mà các doanh nghiệp cần nắm:

Thứ nhất, ngoài các dấu hiệu được chấp nhận bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu khá tương đồng Điều 72 Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ của Luật SHTT Việt Nam 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009 và 2019). EUTM đã loại bỏ yêu cầu bắt buộc nhãn hiệu phải được thể hiện dưới dạng hình ảnh, mà nhãn hiệu có thể thể hiện bằng cứ hình thức nào thông qua việc sử dụng những công nghệ hiện hành; miễn sự thể hiện là rõ ràng và chính xác.

Do đó EUTM có thể là nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu chuyển động (Motion mark), nhãn hiệu đa phương tiện (Multimedia mark), và các nhãn hiệu phi truyền thống khác. Việc mở rộng phạm vi bảo hộ đối với những đối tượng mới này được xem là sự thích ứng kịp thời của EU trong sự phát triển của công nghệ. Doanh nghiệp nếu có nhu cầu có thể đăng ký bảo hộ những dấu hiệu này là nhãn hiệu cho hàng hóa/dịch vụ của mình.

Thứ hai, nhãn hiệu chứng nhận lần đầu tiên được công nhận là một trong các loại của EUTM, dù nó đã tồn tại ở một số quốc gia thành viên trong EU. Theo đó, nhãn hiệu chứng nhận được định nghĩa là “nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ được chứng nhận của chủ nhãn hiệu về vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa hoặc cách thức thể hiện dịch vụ, chất lượng, sự chính xác hoặc các đặc điểm khác, trừ nguồn gốc địa lý, với những hàng hóa và dịch vụ không được chứng nhận.”

Thứ ba, những thay đổi về mặt thủ tục và quy định đáng chú ý như (1) yêu cầu chủ nhãn hiệu phải liệt kê rõ các hàng hóa/dịch vụ muốn đăng ký, không nên chỉ liệt kê các tiêu đề (Class heading) như trước đây; (2) việc EUIPO gửi thông báo đến các nhãn hiệu đối chứng (nhãn hiệu đã được cấp văn bằng bảo hộ hay nộp đơn trước) đối với nhãn hiệu nộp sau là tùy chọn, không bắt buộc; (3) mở rộng phạm vi quyền của chủ nhãn hiệu đối với cả những hàng hóa chỉ quá cảnh ở EU.

Như vậy, doanh nghiệp Việt muốn chinh phục thị trường xuất khẩu khó tính của EU thì bên cạnh sự chuẩn bị kỹ càng về chất lượng hàng hóa, tấm vé nhãn hiệu được bảo hộ là điều cần đầu tư cho sự phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp.

Tất cả thông tin về việc đăng ký nhãn hiệu ở EU, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập website của EUIPO tại https://euipo.europa.eu/ohimportal/en.

 

Cần lưu ý, Vương quốc Anh sẽ hoàn thành việc chuyển giao rời khỏi EU (Brexit) chính thức vào ngày 31/12/2020.

Do đó, doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ trực tiếp tại nước này nếu có nhu cầu, để tránh các thủ tục pháp lý của việc chuyển giao nhãn hiệu từ EU sang Anh sau này.

Thanh Ngân

Theo thesaigontimes.vn

 

Link nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/307138/bao-ho-nhan-hieu-o-eu-nhung-dieu-can-biet.html

The post Bảo hộ nhãn hiệu ở EU, những điều cần biết appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Thủ tướng phê duyệt kế hoạch thực hiện EVFTA https://24hsongxanh.vn/thu-tuong-phe-duyet-ke-hoach-thuc-hien-evfta/ Tue, 11 Aug 2020 07:04:08 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=43901 ke-hoach-thuc-hien-evfta

Thủ tướng vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA). Thủ tướng yêu cầu cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA và thị trường của […]

The post Thủ tướng phê duyệt kế hoạch thực hiện EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
ke-hoach-thuc-hien-evfta

Thủ tướng vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA).

Thủ tướng yêu cầu cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ cơ bản như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin về EVFTA và thị trường của các nước EU. Ngoài ra, các cơ quan hữu quan được giao xây dựng pháp luật, thể chế; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực.

Thủ tướng giao hoàn thiện chủ trương và chính sách đối với tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở doanh nghiệp. Đồng thời, cần có chính sách về an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Về công tác tuyên truyền, Thủ tướng yêu cầu tăng cường phổ biến về EVFTA cho các đối tượng có liên quan, đặc biệt là nông dân, ngư dân, cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương, hiệp hội ngành nghề, hợp tác xã, cộng đồng doanh nghiệp, công nhân, các thành phần lao động khác…

ke-hoach-thuc-hien-evfta
Ảnh minh họa

Đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại – đầu tư tại các nước EU nhằm thông tin cho cộng đồng doanh nghiệp các nước về cơ hội và lợi thế môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam, qua đó phát triển quan hệ thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực trọng điểm.

Cùng với đó là xây dựng các chương trình hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành hàng, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, nông dân, phù hợp với cam kết quốc tế.

Đồng thời, chuẩn bị những giải pháp ứng phó, phù hợp với cam kết quốc tế, đưa ra giải pháp cho những ngành hàng, mặt hàng chịu tác động trực tiếp từ việc thực thi hiệp định.

Thủ tướng cũng đề nghị hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lưới sản xuất, chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Tập trung cơ cấu lại công nghiệp, tạo nền tảng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo mô hình sản xuất tiên tiến, ứng dụng khoa học – công nghệ, an toàn, thân thiện với môi trường.

Tăng cường các biện pháp, cơ chế khuyến khích, định hướng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối với doanh nghiệp nội địa, góp phần vào việc hình thành và phát triển chuỗi cung ứng…

Hà Bùi

Theo Zing.vn

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/thu-tuong-phe-duyet-ke-hoach-thuc-hien-evfta-post1118097.html

The post Thủ tướng phê duyệt kế hoạch thực hiện EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Hôm nay EVFTA chính thức có hiệu lực https://24hsongxanh.vn/hom-nay-evfta-chinh-thuc-co-hieu-luc/ Sat, 01 Aug 2020 00:50:24 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=43258 EVFTA-co-hieu-luc

Sau 10 năm đàm phán, rà soát pháp lý và phê chuẩn, EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8. Việt Nam và EU cam kết xóa bỏ gần như tất cả dòng thuế theo lộ trình 7-10 năm. Sau khi được Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU phê chuẩn, Hiệp định thương […]

The post Hôm nay EVFTA chính thức có hiệu lực appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
EVFTA-co-hieu-luc

Sau 10 năm đàm phán, rà soát pháp lý và phê chuẩn, EVFTA chính thức có hiệu lực từ 1/8. Việt Nam và EU cam kết xóa bỏ gần như tất cả dòng thuế theo lộ trình 7-10 năm.

Sau khi được Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU phê chuẩn, Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ 1/8.

Đây là hiệp định thương mại tự do đầu tiên mà EU ký với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á. Đồng thời, đây cũng là hiệp định tiên tiến, mở cửa nhất Việt Nam từng tham gia với những cam kết thuận lợi chưa từng có.

Hai bên cam kết xóa bỏ gần như tất cả dòng thuế theo lộ trình 7-10 năm. Số ít dòng thuế còn lại cũng được hưởng hạn ngạch với thuế suất 0%. Đồng thời, EU và Việt Nam cam kết mở cửa các thị trường dịch vụ và đầu tư hấp dẫn như tài chính ngân hàng, thương mại điện tử, logistics… và những lĩnh vực mới như mua sắm chính phủ, thương mại và phát triển bền vững…

EVFTA-co-hieu-luc
Đồ họa: Phượng Nguyễn

Hiệp định đôi bên cùng có lợi

Phát biểu tại diễn đàn hợp tác thương mại và công nghiệp với đối tác EU ngày 31/7, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định EVFTA sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU, qua đó đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp 2 bên.

Những cam kết trong EVFTA được kỳ vọng sẽ mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam như nông sản nhiệt đới, thủy sản, giày dép, dệt may, đồ gỗ… Việt Nam cũng tiếp cận các sản phẩm ôtô, dược phẩm, hóa chất, máy móc, thiết bị phụ trợ… của EU.

Đặc biệt, EVFTA tạo nên ưu thế lớn cho các nhà đầu tư châu Âu để phát triển mạnh mẽ tại thị trường vốn được coi là năng động nhất Đông Nam Á và là cửa ngõ của khu vực.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng với Hiệp định Bảo hộ đầu tư EU – Việt Nam (EVIPA), EVFTA dự kiến sẽ thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng thêm 4,6% và xuất khẩu sang EU tăng thêm 42,7% vào năm 2025. Ủy ban châu Âu ước tính GDP của EU sẽ tăng thêm 29,5 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam tăng 29% vào năm 2035.

Trong 18 năm gần nhất, kim ngạch thương mại 2 chiều Việt Nam – EU đã tăng gần 14 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 56,45 tỷ USD năm 2019. Trong đó, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ), còn Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU (sau Singapore) tại ASEAN.

Cuộc khảo sát mới nhất trong Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho thấy 74% lãnh đạo doanh nghiệp thành viên nhận định EVFTA sẽ có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian ngắn. Về dài hạn, tỷ lệ đánh giá tích cực lên đến 90%.

Chia sẻ về kỳ vọng sau EVFTA, ông Guru Mallikarjuna, Tổng giám đốc Bosch Việt Nam, cho rằng hiệp định thế hệ mới này sẽ thúc đẩy Việt Nam nâng cao chất lượng nhân sự và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Xét về đầu tư, đối với vị doanh nhân này, EVFTA không chỉ khuyến khích đầu tư FDI, mà chính xác hơn là khuyến khích đầu tư FDI chất lượng cao, tức đầu tư vào công nghệ và các thành phần mang lại giá trị kinh tế cao trong chuỗi cung ứng. Do đó, cũng như nhiều doanh nghiệp châu Âu khác tại Việt Nam, ông chờ đợi các cơ chế thu hút FDI vào các lĩnh vực này.

Liên quan đến vấn đề này, ông cũng đề xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) của Việt Nam trở thành đối tác của những công ty đa quốc gia. Qua đó, SMEs Việt có thể tích hợp các công nghệ, quy trình vận hành, sản xuất, kinh doanh của những đơn vị lớn này vào hoạt động hàng ngày để nâng cao năng suất và chất lượng.

Tiên quyết là nội lực của mỗi doanh nghiệp

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho rằng doanh nghiệp Việt cần phải thay đổi tư duy tiếp cận toàn cầu, nỗ lực chủ động nâng cao năng lực sản xuất và khả năng tham gia thương mại quốc tế để tận dụng những lợi thế mà Hiệp định EVFTA đem lại.

EVFTA-co-hieu-luc
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trao công hàm thông báo phê chuẩn EVFTA cho Đại sứ EU tại Việt Nam Giorgio Aliberti ngày 18/6. Ảnh: Bộ Ngoại giao

Ông Trần Ngọc Quân, Tham tán thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU khuyến nghị mỗi doanh nghiệp cần tự ý thức kinh doanh bài bản nhằm thiết lập quan hệ bền vững, lâu dài với EU.

Đồng thời, việc không tham gia vào các hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ để trục lợi từ EVFTA cũng là cách doanh nghiệp tự bảo vệ mình và ngành nghề mình kinh doanh.

Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khẳng định Chính phủ và Bộ Công Thương, cùng hệ thống các Thương vụ Việt Nam tại các nước EU sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam về thông tin thị trường, kết nối với đối tác EU và hỗ trợ giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thâm nhập thị trường và kinh doanh.

Đồng thời, Việt Nam cũng sẽ lựa chọn những doanh nghiệp có thực lực, quyết tâm và khát vọng để hợp tác với doanh nghiệp châu Âu.

Lan Anh

Theo Zing.vn

 

Link nguồn: https://zingnews.vn/hom-nay-evfta-chinh-thuc-co-hieu-luc-post1113719.html

The post Hôm nay EVFTA chính thức có hiệu lực appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Chìa khóa giúp nông sản Việt thích ứng với EVFTA https://24hsongxanh.vn/chia-khoa-giup-nong-san-viet-thich-ung-voi-evfta/ Tue, 07 Jul 2020 03:20:53 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=41474 nong-san-Viet

Nông nghiệp Việt Nam với vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế, vì vậy tái cơ cấu là giải pháp then chốt để ngành nông nghiệp Việt Nam thích ứng với Hiệp định EVFTA. Hiệp định EVFTA không chỉ mang đến cơ hội về tăng trưởng xuất khẩu mà còn giúp cho ngành nông […]

The post Chìa khóa giúp nông sản Việt thích ứng với EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
nong-san-Viet

Nông nghiệp Việt Nam với vai trò là trụ đỡ cho nền kinh tế, vì vậy tái cơ cấu là giải pháp then chốt để ngành nông nghiệp Việt Nam thích ứng với Hiệp định EVFTA.

Hiệp định EVFTA không chỉ mang đến cơ hội về tăng trưởng xuất khẩu mà còn giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam đẩy mạnh công tác tái cơ cấu hướng sâu vào vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, quy cách đóng gói… góp phần đưa hàng hóa nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong những năm qua, việc tái cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam đã thay đổi mạnh mẽ trong việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất, điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương, vùng miền và cả nước, gắn với nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm có sự thay đổi rõ nét, tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế về thị trường như: thủy sản; rau, hoa, quả nhiệt đới; đồ gỗ và lâm đặc sản.

nong-san-Viet
Nông nghiệp hữu cơ là nhóm nông nghiệp đặc thù và thích ứng với EVFTA, cũng như thích ứng với hội nhập kinh tế thế giới của ngành nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản – Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, Bộ NNPTNT, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, ngành nông nghiệp Việt Nam đã tập trung áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chuẩn hóa VietGap, GlobalGAP được nhân rộng. Chuyển hướng mạnh mẽ từ sản xuất theo hộ gia đình sang mô hình sản xuất Hợp tác xã. Tập trung vào liên kết quy mô lớn để áp dụng công nghệ cao, với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thông minh, tối ưu hóa các nguồn lực với sự tham gia đông đảo của các HTX nông nghiệp kiểu mới.

Cũng theo ông Toản, đến nay, cả nước đã phát triển mô hình chuỗi, với 1.612 chuỗi, tăng 367 chuỗi so với năm 2019. Bao gồm: 2.346 sản phẩm, tăng 1.092 sản phẩm và 2.989 điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi, với sự tham gia mạnh mẽ của 13.038 doanh nghiệp, 16.000 hợp tác xã, trong đó có nhiều tập đoàn sản xuất nông nghiệp lớn.

“Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì Diễn đàn nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, năm 2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ ban hành Nghị định về phát triển nông nghiệp hữu cơ, và mới đây, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ban hành Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đến năm 2030. Cùng với quá trình hoàn thiện thể chế này, nông nghiệp hữu cơ là nhóm nông nghiệp đặc thù và thích ứng với EVFTA, cũng như thích ứng với hội nhập kinh tế thế giới của ngành nông nghiệp” – ông Toản cho biết.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động lên hầu hết các quốc gia trên thế giới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã chủ động nguồn cung về lương thực, thực phẩm để cung ứng cho đất nước, cũng như đảm bảo trách nhiệm với thế giới, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp để thích ứng với các hiệp định thương mại tự do.

Về tổ chức sản xuất, trong 5 năm trở lại đây, ngành nông nghiệp luôn đảm bảo đầy đủ nguồn cung. Đối với lĩnh vực trồng trọt, với sản lượng lúa gạo khoảng 43 triệu tấn và khoảng trên 1 triệu ha cây ăn quả. Ngoài ra, Việt Nam còn có nhóm sản phẩm rất tiêu biểu như Thăng Long, đã xuất đi được rất nhiều thị trường như Hoa Kỳ, Trung Quốc và có giá trị xuất khẩu cao về mặt chế biến. Việt Nam có nhóm các cây công nghiệp như cà phê, điều, hồ tiêu là những nhóm chiếm dư địa với thị trường Châu Âu rất lớn.

Ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công thương cũng cho rằng, Hiệp định EVFTA không chỉ mang đến những cơ hội về tăng trưởng xuất khẩu mà còn giúp thúc đẩy công tác tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của EU về an toàn thực phẩm.

Theo ông Thái, EU có quy định rất khắt khe và rộng về tiêu chuẩn hạn mức dư lượng thuốc trừ sâu (MRLs). Hàng rào kỹ thuật này được áp dụng đối với nông sản các nước sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc trừ sâu hay hóa chất bảo quản.

“EU có quy định về tăng cường kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong một số loại rau thơm và trái thanh long, cấm sử dụng chất Glyphosate (có trong thuốc diệt cỏ) đối với cà phê nói riêng và các cây lương thực khác kể từ năm 2023” – ông Thái chia sẻ.

Liên quan đến vấn đề truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam khi thực thi EVFTA. Ông Toản cho hay, hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.749 vùng trồng quả tươi được cấp mã số xuất khẩu. Trong đó có khoảng 1.200 mã số được cấp cho các cở sở chế biến đóng gói, những cơ sở này đều được các chuyên gia của các nước nhập khẩu kiểm định chất lượng.

Đối với thủy sản, Việt Nam có khoảng gần 9000 tàu cá được quản lý thông qua thiết bị giám sát hành trình, chiếm tới hơn 29,2% tổng số tàu khai thác xa bờ. Các địa phương đã thực hiện cấp mã số cho khoảng 5.284 ao nuôi cá tra, đạt 100%. EU cũng đã cấp phép cho 562 doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, ngoài các doanh nghiệp ngành sữa đang có nhà máy tại các quốc gia Châu Âu, Việt Nam hiện có khoảng 30 doanh nghiệp chế biến mật ong xuất khẩu vào EU và Hoa Kỳ, chiếm gần 90% thị trường mật ong của Hoa Kỳ.

Riêng đối với lâm sản, hiện nay có khoảng 91% diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát. Cả nước có khoảng 2.372 doanh nghiệp xuất khẩu lâm sản. Vì vậy, truy xuất nguồn gốc đối với lâm sản là một vấn đề then chốt trong các FTA.

Đình Đại

Theo enternews.vn

 

Link nguồn: https://enternews.vn/tai-co-cau-nong-nghiep-chia-khoa-giup-nong-san-viet-thich-ung-voi-evfta-176733.html

The post Chìa khóa giúp nông sản Việt thích ứng với EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
TP.HCM: Tập huấn miễn phí cho doanh nghiệp chuyên sâu về EVFTA https://24hsongxanh.vn/tp-hcm-tap-huan-mien-phi-cho-doanh-nghiep-chuyen-sau-ve-evfta/ Wed, 01 Jul 2020 02:35:47 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=40955 tap-huan-mien-phi-cho-doanh-nghiep

Ngày 2/7, Sở Công Thương TP.HCM sẽ tổ chức hội thảo phổ biến và tập huấn chuyên sâu về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi từ hiệp định này. EVFTA […]

The post TP.HCM: Tập huấn miễn phí cho doanh nghiệp chuyên sâu về EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
tap-huan-mien-phi-cho-doanh-nghiep

Ngày 2/7, Sở Công Thương TP.HCM sẽ tổ chức hội thảo phổ biến và tập huấn chuyên sâu về hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt, tận dụng hiệu quả quy tắc xuất xứ (C/O) để hưởng ưu đãi từ hiệp định này.

tap-huan-mien-phi-cho-doanh-nghiep

EVFTA là hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng lợi ích cho cả Việt Nam và EU, trong đó cũng đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên; củng cố mối quan hệ song phương theo định hướng chiến lược, toàn diện và bền vững. Đây là hiệp định có mức cam kết cao nhất mà một đối tác dành cho Việt Nam trong số các FTA đã được ký kết. Đồng thời, đây cũng là FTA đầu tiên mà EU ký kết với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Với EVFTA, sau khi được ký kết và có hiệu lực, nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sẽ có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP đạt 15.000 tỷ USD.

Hội thảo sẽ diễn ra tại Trung tâm hội nghị 272 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM vào lúc: 13g00 ngày 2/7/2020.

Doanh nghiệp có thể cử đại diện chuyên về lĩnh vực trên đến tham dự hội thảo và đăng ký tham dự tại đây.

H.Anh

Theo doanhnhansaigon.vn

 

Link nguồn: https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/tp-hcm-tap-huan-mien-phi-cho-doanh-nghiep-chuyen-sau-ve-evfta-1099415.html

The post TP.HCM: Tập huấn miễn phí cho doanh nghiệp chuyên sâu về EVFTA appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
EVFTA có hiệu lực từ 01/8, cơ hội và thách thức từ thị trường 18.000 tỉ đô la https://24hsongxanh.vn/evfta-co-hieu-luc-tu-01-8-co-hoi-va-thach-thuc-tu-thi-truong-18-000-ti-la/ Tue, 09 Jun 2020 06:39:42 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=39447

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đã được Quốc hội thông qua ngày hôm qua, 8/6, và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 sắp tới, muộn hơn 4 tháng so với đề xuất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – tổ […]

The post EVFTA có hiệu lực từ 01/8, cơ hội và thách thức từ thị trường 18.000 tỉ đô la appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) đã được Quốc hội thông qua ngày hôm qua, 8/6, và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8 sắp tới, muộn hơn 4 tháng so với đề xuất của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) – tổ chức tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ngày 8/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), mở ra một hành trình mới trong mối quan hệ đối tác sâu rộng giữa một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á và khối thương mại lớn nhất toàn cầu.

Tham dự phiên họp và chứng kiến việc biểu quyết của Quốc hội với Hiệp định EVFTA có phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Kết quả, với EVFTA, toàn bộ 457 đại biểu tham gia biểu quyết đã bấm nút thông qua, trong khi với EVIPA, toàn bộ 462 đại biểu tham gia biểu quyết đã bấm nút tán thành.

Trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), ông Nguyễn Văn Giàu – chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội – cho rằng việc phê chuẩn hiệp định là phù hợp với chủ trương đối ngoại, hướng tới thị trường tiềm năng lớn nhất với 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu, nhiều quốc gia đứng đầu thế giới về đầu tư và thương mại.

Theo phân tích của giới chuyên gia, trong giai đoạn hậu dịch bệnh Covid-19, khi hiệp định EVFTA được đưa vào thực thi, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có lợi thế rất lớn từ việc giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa vào thị trường EU để khai thác thị trường 18.000 tỉ đô la Mỹ này.

Bắt đầu một hành trình mới

“EVFTA là hiệp định quan trọng nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam, giúp doanh nghiệp mở cửa sang thị trường có sức mua lớn thứ hai thế giới”, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam (VCCI) khẳng định. VCCI đã đề nghị Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết sớm hơn, để doanh nghiệp trong nước sớm được gia tăng xuất khẩu ưu đãi vào EU hơn nữa. Nhưng phải đợi đến kỳ họp chính thức, Quốc hội mới thông qua.

Quốc hội Việt Nam đề nghị Chính phủ cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật về dịch vụ công để chủ động khai thác các lợi thế, thời cơ và ứng phó với thách thức mà Hiệp định mang lại. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Thủ tướng giao Bộ Tư Pháp tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản để triển khai hiệp định hiệu quả.

EVFTA dự tính sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57 – 5,30% (cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07 – 7,72% (cho giai đoạn 5 năm sau đó).

Dự kiến nhập khẩu từ EU sẽ tăng khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030, tập trung vào một số mặt hàng như phương tiện và thiết bị vận tải, máy móc thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện điện tử, dược phẩm. EVFTA giúp đa dạng hóa thị trường nước ta để không bị phụ thuộc vào sự giới hạn một số thị trường, đồng thời có sự tác dụng là đòn bẩy kích thích các đối tác khác tăng cường quan hệ thương mại – đầu tư với Việt Nam.

Tuy nhiên, khi EVFTA có hiệu lực thì hàng rào thuế quan sẽ được giảm rất nhiều và tiến tới dỡ bỏ. Nhưng không có nghĩa là hàng Việt tự do thâm nhập châu Âu mà chịu sự kiểm định rất khắt khe về nguồn gốc, chất lượng.

Tính đến nay, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư nước ngoài khoảng 32.000 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 370 tỉ đô la, nhưng khu vực châu Âu chỉ khoảng 2.500 dự án với số vốn đăng ký 27,5 tỉ đô la. Việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA được kỳ vọng giúp thu hút vốn đầu tư, tiếp cận nền công nghiệp hiện đại, công nghệ mới và công nghệ sạch từ các nước châu Âu.

Việt Nam và EU đã chính thức mở cửa thị trường cho nhau kể từ ngày 01/8/2020, sau nhiều năm đàm phán EVFTA. Trong ảnh là buổi lễ ký kết hiệp định EVFTA diễn ra vào tháng 6/2019.

Góc nhìn về cơ hội và thách thức

Theo ông Tim Evans, CEO của HSBC Việt Nam, đánh giá lợi ích mà EVFTA mang lại đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là rất lớn. Theo đó, các chuyên gia HSBC kỳ vọng hiệp định này có thể đóng góp trung bình 0,1% vào tăng trưởng thực của GDP mỗi năm (dao động từ 0-0,3%) chỉ nhờ vào các tác động thương mại tích cực.

Chúng tôi cho rằng dệt may và da giày sẽ là lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất do thuế áp lên khu vực này đang ở mức cao nhất. Năm 2019, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 9 tỉ đô la Mỹ hàng dệt may và da giày sang EU với thuế suất bình quân gia quyền là 9%”, ông Tim Evans nói.

Hiện tại, thị trường EU có trị giá GDP khoảng 15 ngàn tỉ đô la Mỹ, là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Vị trí này được kỳ vọng cải thiện khi EVFTA có hiệu lực và khởi động quá trình loại bỏ 99% thuế quan lên hàng hóa, theo HSBC Việt Nam.

Có khoảng 2/3 thuế lên hàng xuất khẩu từ EU sẽ được dỡ bỏ ngay sau khi hiệp định có hiệu lực, trong khi khoảng 71% thuế áp lên hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu sẽ được dỡ bỏ ngay với phần còn lại có hiệu lực theo lộ trình 7 đến 10 năm. Là một hiệp định thế hệ mới, EVFTA còn bao gồm những điều khoản quy định về bảo vệ sở hữu trí tuệ, tự do đầu tư và phát triển bền vững.

Chúng ta đang có cơ hội tái định vị Việt Nam thành lựa chọn hàng đầu cho các công ty khi họ tìm kiếm một cứ điểm sản xuất tại châu Á với chi phí hiệu quả. Sự kiểm soát hiệu quả của Việt Nam đối với đại dịch Covid-19 đã nâng cao vị thế của Việt Nam và đảm bảo đất nước sẵn sàng mở cửa kinh tế trở lại trước những quốc gia khác“.

Theo ông Tim Evans, Việt Nam cũng là một nền kinh tế ASEAN mà HSBC tiếp tục dự báo vẫn có tăng trưởng dương trong năm 2020, góp phần đảm bảo vị thế hấp dẫn đối với các công ty đang muốn tiến vào thị trường tiêu dùng trong nước và khu vực. Và giờ đây, hiệp định mới này sẽ giúp họ có được đặc quyền tiếp cận 450 triệu người tiêu dùng trong khối EU.

Tuy nhiều lợi ích nhưng thách thức hội nhập với thỏa thuận thương mại này cũng lớn không kém.

Một ví dụ điển hình là lĩnh vực dệt may, hiện sản phẩm của nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa đạt đủ tỷ lệ nguyên liệu đầu vào trong nước để có thể đáp ứng quy định nghiêm khắc của EU về xuất xứ hàng hóa. Để mở rộng ngành dệt may nội địa, việc sản xuất các nguyên liệu đầu vào thay vì nhập khẩu là chuyện cần tính đến, nếu muốn tận dụng hết lợi thế từ Hiệp định, chuyên gia của HSBC nhận định.

Các công ty Việt Nam cũng sẽ đối mặt với các tiêu chuẩn toàn cầu, khung pháp lý mới về những cam kết trong EVFTA, như cam kết về môi trường, bảo vệ sở hữu trí tuệ và xuất xứ,… Còn các tập đoàn quốc tế cũng đang chịu sức ép gia tăng, buộc họ phải xem xét kĩ lưỡng chuỗi cung ứng của mình, đảm bảo rằng mỗi bước đều thỏa những tiêu chuẩn toàn cầu về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Theo HSBC Việt Nam, hiệp định tự do thương mại mới sẽ một mặt bảo vệ các nhà xuất khẩu Việt Nam đồng thời tạo ra những cơ hội mới. Sự chuyển đổi thương mại này cần diễn ra song song với những thay đổi về quản trị để có thể hiện thực hóa tiềm năng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Chúng ta cần cải tổ và thiết kế lại chuỗi cung ứng nếu muốn tận dụng hết cơ hội từ hiệp định này. Điều này cần có thời gian và yêu cầu sự hợp tác của cả giới doanh nghiệp và Chính phủ để đi qua thời kỳ quá độ càng nhanh càng tốt”, đại diện HSBC nhận định.

Lan Nhi – Dũng Nguyễn

Theo thesaigontimes.vn

Link nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/304416/evfta-co-hieu-luc-tu-1-8-co-hoi-va-thach-thuc-tu-thi-truong-18000-ti-do-la.html

The post EVFTA có hiệu lực từ 01/8, cơ hội và thách thức từ thị trường 18.000 tỉ đô la appeared first on 24h Sống xanh.

]]>