du lịch nước ngoài – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Fri, 31 Jan 2020 02:15:32 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png du lịch nước ngoài – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Cách bảo vệ sức khoẻ khi du lịch nước ngoài https://24hsongxanh.vn/cach-bao-ve-suc-khoe-khi-du-lich-nuoc-ngoai/ Fri, 31 Jan 2020 02:15:32 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=28420

Tổ chức Health Direct của Australia đưa ra 8 lưu ý trước và trong chuyến đi như tìm hiểu về nguồn nước, đề phòng các loại côn trùng. Kiều Dương  Theo VnExpress/ Health Direct   Link nguồn: https://vnexpress.net/infographics/cach-bao-ve-suc-khoe-khi-du-lich-nuoc-ngoai-4047648.html

The post Cách bảo vệ sức khoẻ khi du lịch nước ngoài appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Tổ chức Health Direct của Australia đưa ra 8 lưu ý trước và trong chuyến đi như tìm hiểu về nguồn nước, đề phòng các loại côn trùng.

Kiều Dương 

Theo VnExpress/ Health Direct

 

Link nguồn: https://vnexpress.net/infographics/cach-bao-ve-suc-khoe-khi-du-lich-nuoc-ngoai-4047648.html

The post Cách bảo vệ sức khoẻ khi du lịch nước ngoài appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Hòn đá bí ẩn thứ 15 của Long An tự https://24hsongxanh.vn/nhung-ngoi-chua-noi-tieng-o-kyoto-hon-da-bi-an-thu-15-cua-long-an-tu/ Sun, 06 Oct 2019 03:58:50 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=16134

>> Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Ấn tượng chùa Bạc >> Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: chùa Vàng >> Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Ngôi cổ tự đẹp nhất cố đô Mỗi ngôi chùa nổi tiếng ở cố đô Kyoto cho du khách một cảm nhận riêng biệt. Chùa […]

The post Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Hòn đá bí ẩn thứ 15 của Long An tự appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

>> Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Ấn tượng chùa Bạc

>> Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: chùa Vàng

>> Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Ngôi cổ tự đẹp nhất cố đô

Mỗi ngôi chùa nổi tiếng ở cố đô Kyoto cho du khách một cảm nhận riêng biệt. Chùa Ryoan-ji – Long An tự, là nơi người ta đến không hẳn chỉ để ngắm kiến trúc chùa. Đây là ngôi chùa đông đúc du khách, nhưng không gian luôn có một vẻ yên tĩnh đến ngạc nhiên…

Một góc chùa trầm mặc trăm năm, trong không gian rất tĩnh.

Ngôi chùa cổ yên tĩnh

Khách tham quan chùa, đặc biệt là người bản xứ, luôn ăn vận rất lịch sự.

Ryoan-ji được xây dựng trên nền đất biệt thự của gia đình Fujiwara trong thời kỳ Heian (794 – 1185). Người đứng đầu lực lượng Shogun và lãnh chúa Hosokawa Katsumoto đã mua mảnh đất trên núi của dòng họ Tokudaiji này vào năm 1450 và xây dựng nhà ở của mình, rồi rước tu sĩ Phật giáo Gitengensho của chùa Myoshin-ji về và lập ra đền Ryoan-ji.

Khách vào trong chùa được yêu cầu để giày dép bên ngoài và xếp hàng rất trật tự.

Ngôi chùa này từng bị phá hủy trong chiến tranh Onin, được xây dựng lại vào năm 1488, rồi đến năm 1797, Hojo (Phương trượng – phòng ở của sư trụ trì), Kaizando (Khai Sơn đường), Butsuden (Phật điện) đều bị cháy vì hỏa hoạn. Khi đó, Hojo của chùa Seigen-in (xây dựng từ năm 1606) được chuyển đến Ryoan-ji để thay thế và trở thành không gian chính của ngôi chùa này.

Gian chính của ngôi chùa, nơi có phòng của sư trụ trì trước đây, là nơi trưng bày hình ảnh, ấn phẩm, tranh… liên quan đến ngôi chùa này.

Thường thì nơi đây vắng vẻ hơn vào buổi sáng sớm. Vào trong chùa, bạn phải cởi giày mới được vào xem chùa và khu vườn đá ở phía tay trái. Điều này là bắt buộc. Những bước chân vì thế sẽ ít gây tiếng động hơn, phù hợp hơn với những du khách đang cần sự tĩnh tâm mà tìm đến với chùa. Và có như thế bạn mới thấm hiểu thêm đôi chút về ngôi chùa độc đáo này.

Những món được bày bán ở chùa: hương, sách, bưu ảnh.

Chùa Ryoan-ji có một hồ cảnh lớn với những hòn đảo nhỏ giữa hồ cũng là một nét khác biệt của chùa giữa vô số đền đài quanh đây. Trong khuôn viên chùa có một nhà hàng nhỏ chuyên phục vụ những món đặc sản Nhật Bản. Nhưng đây không phải là điều níu chân tôi. Là chùa cổ có giá trị đã đành, Ryoan-ji ở Kyoto nổi tiếng với một vườn đá đặc sắc hàng nhất nhì của Nhật Bản.

Khu vườn đá bí ẩn 

Đó là vườn Hojoteien (Phương Trượng Đình Viên) theo phong cách Karesansui – vườn khô không sử dụng nước rất nổi tiếng của Nhật Bản mà trong đó người ta sử dụng đá và cát để tạo thành.

Một góc khu vườn đá.

Khu vườn Karesansui này trông như một cái sa bàn lớn, từ phía Đông đến phía Tây, khu vườn dài khoảng 30m và từ phía Bắc đến phía Nam là 10m. Mỗi khối đá trong khu vườn đều khắc những tên riêng Kotaro và Hikojiro, là những người đã xây dựng nên công trình này.

Và góc còn lại của khu vườn Hojoteien.

Trong khu vườn hình chữ nhật đó, các tảng đá nhỏ được bố trí theo từng nhóm, thoạt trông như là ngẫu nhiên. Có 14 hòn đá, được xếp thành 5 nhóm. Trông chúng như 5 hòn đảo giữa đại dương bao la. (Đại dương được mô phỏng bằng một lớp cát với những vạch chạy dài tạo hình làm người ta liên tưởng đến các gợn sóng trên những hòn đảo nhỏ). Điều thú vị nhất với du khách là các cụm đá được sắp đặt theo một bố cục độc đáo, dù ngắm từ bất kỳ vị trí nào, cũng luôn có một hòn đá bị che khuất.

Toàn cảnh khu vườn đá Hojoteien 

Có nhiều cách lý giải khác nhau về ý nghĩa của vườn đá – vườn thiền này. Nó vốn có 15 hòn đá. Nhưng hiện tại chỉ có 14 hòn. Còn một hòn nữa, người xưa lưu truyền lại rằng, dành cho thiền nhân đến đây hành thiền tự mình khám phá và xác định. Điều này đã vô tình thách thức và gợi tò mò cho rất nhiều du khách tìm đến đây, thành điểm hấp dẫn nhất của ngôi chùa này.

Tìm gì từ hòn đá thứ 15?

Người ta thường nói rằng các tảng đá này được sắp xếp khéo léo sao cho người thưởng ngoạn bình thường không thể nào thấy toàn bộ 15 hòn đá dù ở bất kỳ vị trí nào. Người ta cũng bảo rằng thật ra, vẫn có vị trí mà ta có thể thấy hết. Vấn đề ở chỗ đó, làm sao bạn đủ hiểu biết, kiên nhẫn, suy ngẫm để tìm ra vị trí có thể nhìn được hòn đá thứ 15. Đây cũng là mối bận tâm của rất nhiều du khách khi đến và đi khỏi nơi này, mang theo thắc mắc trăm năm chưa lời giải.

Khách tham quan luôn dành thời gian lưu lại lâu nhất ở khu vườn này.

Nơi đây có khán đài nhỏ bằng gỗ bên hông chùa để khách tham quan ngắm vườn, thì thào bàn luận, chỉ trỏ hoặc chỉ đơn giản là ngồi lặng yên chiêm nghiệm. Không ít người còn ngồi thiền ở đây. Lẫn trong những khách già có trẻ có, là những tốp học sinh Nhật đi tham quan thành từng nhóm, đoàn. Chúng có vẻ rất tò mò và say sưa quan sát khu vườn theo lời thầy hướng dẫn. Tự nhiên tôi thấy vui chen ghen tị với những lũ trẻ ấy. Được dạy, chỉ dẫn những bài học thực tế sinh động như thế, nhất định sẽ rất bổ ích cho quá trình hình thành nhân cách của những thiếu niên.

Việc tham quan chùa là một trong những hoạt động ngoại khóa bổ ích của các học sinh xứ này.
Mô hình khu vườn đá thu nhỏ được bày bên cạnh khu vườn. Nhưng không có nghĩa là từ đây bạn cũng sẽ tìm thấy hòn đá thứ 15 đâu nhé!
Không gian quanh chùa rợp trong bóng lá của cây.
Một điểm nhấn khác của ngôi chùa là hồ sen luôn tĩnh lặng soi bóng mái đền cổ.
Những hàng cây trong khuôn viên chùa đang thay sắc lá, báo hiệu mùa Thu đang về.

Tất cả những hình ảnh tạo nên một bức tranh tĩnh – động khi bên này là những lao xao của con người, bên kia là những cụm đá nằm yên hàng trăm năm đó nhưng vẫn liên tục gợi lên những suy tưởng không nguôi…

Một pho tượng Phật nằm trong vườn cảnh của chùa.

Tôi cũng như nhiều du khách, khi rời đi vẫn chưa khám phá được hòn đá thứ 15. Nhưng có lẽ quãng thời gian được yên bình hít thở không khí trong lành và ngắm sự tĩnh tại ở khu vườn, có lẽ cũng đã đủ làm một dấu lặng cần thiết trong những ngày miệt mài ngược xuôi trên xứ Phù Tang.

Từ ga JR Kyoto bạn sẽ đi city bus số 50, dừng ở trạm cuối Ritsumeikan Daigaku Mae rồi đi bộ khoảng 7 phút, hoặc city bus số 59 cho đến khi dừng Ryoan-ji Mae.

Hoặc dùng Keihan Electric Railway, dừng ở ga Sanjo rồi đi city bus, xuống trạm Ryoanjimae đi bộ khoảng 1 phút. Nếu đi xe điện thì dùng Keifuku Railroad, dừng ở ga Ryoan-ji Michi đi bộ thêm 7 phút.

Giờ mở cửa: Tháng 3 – Tháng 11: 8:00 sáng đến 5:00 chiều. Tháng 12 – Tháng 2: 8:30 sáng đến 4:30 chiều. Vé tham quan cũng bằng giá tham quan các chùa nổi tiếng khác của cố đô: 500 yên.

Bài & ảnh: L.M.Hạ

The post Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Hòn đá bí ẩn thứ 15 của Long An tự appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Ngôi cổ tự đẹp nhất cố đô https://24hsongxanh.vn/ngoi-co-tu-dep-nhat-co-nhat-ban/ Thu, 26 Sep 2019 02:52:50 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=14951

Đã đến cố đô Kyoto của Nhật Bản, du khách nào cũng được khuyên nên đến thăm chùa Kiyomizu-dera, được người Việt quen gọi là chùa Thanh Thủy. Nếu là Phật tử, bạn càng không thể bỏ qua di sản văn hóa thế giới này. Kiyomizu tiếng Nhật có nghĩa là thanh thủy (nước thiêng) và […]

The post Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Ngôi cổ tự đẹp nhất cố đô appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Đã đến cố đô Kyoto của Nhật Bản, du khách nào cũng được khuyên nên đến thăm chùa Kiyomizu-dera, được người Việt quen gọi là chùa Thanh Thủy. Nếu là Phật tử, bạn càng không thể bỏ qua di sản văn hóa thế giới này.

Cổng chùa Thanh Thủy lúc nào cũng đông đảo du khách gần xa.

Kiyomizu tiếng Nhật có nghĩa là thanh thủy (nước thiêng) và cái tên này trở thành tên hay được gọi nhất của chùa, nhất là với du khách người Việt. Chùa được xây dựng vào năm 778, từng nhiều lần bị cháy, trải qua nhiều đợt trùng tu, kiến trúc hiện nay của chùa được xây dựng từ năm 1663.

Cận cảnh một góc kiến trúc cổng chùa, cũng là nét đặc trưng của kiến trúc đền chùa Nhật Bản.

Tôi đến Thanh Thủy vào một ngày chớm Thu, hơi sớm một chút so với thời điểm đẹp đẽ nhất trong mùa Thu của ngôi chùa. Nhưng khung cảnh khi tôi đến đã đủ hớp hồn mình, khi nhìn nắng chiều trong veo đang kéo mặt trời lặn xuống sau những rặng cây. Nắng rọi bên hông chùa, lên những cột kèo, vách gỗ, mái chùa hàng trăm năm trầm măc trông thật ấn tượng, như rất bình thản trước bao lượt chân du khách tò mò tìm đến.

Độc đáo ngôi chùa gỗ không đinh 

Ấn tượng nhất của chùa Thanh Thủy là những hàng trụ cột chống đỡ cho ngôi cổ tự.

Chính điện chùa Thanh Thuỷ được dựng trên vách núi, có 139 cây cột gỗ cao 12m, dùng kết cấu rường cột giao nhau tạo thành mặt tiền, thành thế tựa sơn diện thủy rất độc đáo. Kiến trúc của chùa luôn khiến du khách trầm trồ ngạc nhiên bởi nó xây theo một phương thức rất đặc biệt. Sàn nhà được ghép từ hơn 410 miếng gỗ bách. Ban công và toàn bộ ngôi chính điện được đỡ bởi hàng trăm cột gỗ chống vào sườn đồi tạo ra cảm giác tòa kiến trúc này như ở trên không, như nhô ra giữa những tán cây mọc ven sườn núi. Tất cả quần thể kiến trúc kết lại với nhau được dùng mộng cá không đóng một cây đinh. Đây cũng là điểm độc đáo nhất của chùa khi tất cả các cột gỗ, khối vì kèo, mộng được sắp xếp, lắp ráp, gác lên nhau rất khéo léo mà không cần đến một cây đinh nào!

Những hàng cột trăm năm này được ráp nối với nhau mà không cần một cây đinh nào.

Ở trước cửa chính của chùa là vũ đài làm bằng cây thông tuyết trắng (cây bách Nhật). Từ đây bạn có thể ngắm toàn cảnh Kyoto. Xưa kia mục đích của vũ đài là nơi múa nhạc dâng thần linh. Nhưng nơi này lại nổi tiếng hơn với chuyện nhiều người chọn nhảy từ vũ đài xuống đất để chứng tỏ sự dũng cảm cho đến khi nó bị cấm hoàn toàn. (Theo người dân nơi đây kể lại, có khoảng hơn 200 người đã nhảy từ trên tòa kiến trúc này xuống chân đồi với hy vọng nếu sống sót sẽ là người có nhiều phúc. Nhưng không phải ai cũng sống sót sau hành động mạo hiểm này!)

Đứng ở lan can chùa tham quan, chụp ảnh lưu niệm là việc ai cũng muốn làm với nơi này.

Có một sự cổ kính trầm mặc đối lập với màu rực rỡ của tháp và cổng trong quần thể kiến trúc này. Nhưng ngôi cổ tự lại không lạnh lẽo mà ngược lại rất ấm cúng với không biết bao nhiêu bước chân của khách ghé thăm. Chùa luôn đông khách, cả người Nhật lẫn du khách nước ngoài. Dòng người đông đảo lúc ẩn lúc hiện giữa các con đường ven núi quanh chùa, trong những tán cây xanh rì đang đến mùa thay sắc lá, mà không nghe huyên náo ồn ã như thường thấy ở những điểm du lịch đông khách ở các xứ khác.

Ban công chùa cũng là nơi rất đẹp để ngắm về cố đô Kyoto.

Ngẫm từ dòng thác sau chùa

Ngay phía sau chùa là thác nước Otowa no taki, một dòng nước được bắt nguồn từ trên núi và đổ xuống khuôn viên của ngôi chùa, chảy xuống theo đường dẫn thành ba dòng rồi đổ vào một cái hồ lớn. Mỗi dòng đại diện cho một ý nghĩa khác nhau: sự trường thọ, khỏe mạnh và thành công trong học tập. Du khách thường hứng nước này để uống không chỉ vì nước đấy rất tinh khiết, mà vì niềm tin rằng nếu ai uống được nước này thì mọi ước nguyện đều được thỏa ý.

Dòng nước bên hông khuôn viên chùa được chia thành ba dòng riêng biệt.

Hôm tôi đến, rất đông người xếp hàng để được hứng nước ở 3 dòng nước tinh khiết  từ núi chảy ra. Trong đó có rất nhiều cô cậu học trò nhỏ. Chúng nghịch ngợm như bản tính hiếu động vốn có của tuổi học trò, nhưng rất ngoan ngoãn nghe theo lời “khuyến cáo” của những người hướng dẫn. Đó là không được tham lam uống cả 3 dòng nước. Nếu thần thánh thấy mình tham lam quá, cái gì cũng muốn, thần sẽ không cho gì cả. Đời là một sự lựa chọn. Các bạn phải lựa chọn một hoặc hai thứ mà thôi: Học giỏi, tiền tài hay sức khỏe. Đã có không ít câu chuyện kể về sự tham lam của du khách khi nhất định phải uống cho đủ cả ba dòng nước!

Những cậu học sinh Nhật bản đang hứng nước. Hầu như ai đến đây cũng đều muốn uống những dòng nước này.

Hẳn nhiên, thông qua câu chuyện tâm linh còn tùy thuộc vào niềm tin của từng người. Nhưng cũng đủ cho một du khách ở xa đến như tôi chiêm nghiệm ra được nhiều điều  liên quan đến các quan điểm của nhà Phật, hay nói rộng ra, những quan điểm trong cuộc sống. Bạn có thể chọn lựa nhiều thứ cho cuộc sống mình, nhưng không có nghĩa là tham lam ôm đồm tất cả.

Vài ý cho sổ tay hành trình 

Mộc góc chùa Thanh Thủy.

Từ bãi đỗ xe đến cổng chính vào chùa là một con đường dốc liên tục nhưng dễ đi, khá đẹp và các ngôi nhà xinh xắn cùng với những hàng quán cửa hiệu nhìn ưng mắt sẽ khiến bạn quên đi chuyện mỏi chân. Nơi đây có rất nhiều cửa hàng bán các đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống của cố đô như búp bê truyền thống Nhật Bản, dù, quạt giấy, guốc gỗ, đồ gốm sứ…, rất hợp để bạn mua làm quà lưu niệm. Và đặc biệt là các cửa hiệu bánh ngọt truyền thống Nhật Bản. Bánh làm bằng bột gạo với nhân đậu đỏ, dễ ăn và giá cũng vừa phải để bạn có thể mua về làm quà. Khoảng trên dưới 300 yên/ hộp.

Không gian quanh chùa Thanh Thủy. Đây là một trong những ngôi chùa rộng lớn nhất ở Kyoto.

Tham quan chùa, nếu không đi cùng hướng dẫn viên thì xe bus là phương tiện công cộng thuận lợi nhất khi đi đến nơi này cũng như đi chơi trong thành phố Kyoto. Lý do là các hãng tàu điện ngầm chỉ chạy một vài tuyến nhất định, các ga lại cách xa nhau, nên không phù hợp với việc di chuyển đến địa điểm mong muốn. Điểm thứ hai là di chuyển bằng xe bus khá rẻ, đặc biệt nếu bạn lên xuống trên 3 lần (cả đi lẫn về), do xe bus có loại vé 500 yên đi trong một ngày.

Bạn nên có bản đồ xe bus Kyoto. Bản đồ xe bus có thể download trong mục các bản đồ thành phố Kyoto. Bản đồ xe bus này có thể xin miễn phí ở ga Kyoto (Kyoto Station/Eki) hoặc bến cuối Kita Ooji (Kitaoji bus terminal).

Lưu ý xe bus ở Kyoto lên từ đằng sau xe và xuống ở đằng trước. Mỗi khi sắp dừng tại bến nào, xe đều có thông báo tên (bằng tiếng Nhật). Những trạm dừng quan trọng (địa điểm thăm quan, bến tàu) thường có thêm hướng dẫn tiếng Anh. Xe bus đều được đánh số thể hiện các tuyến đường xe chạy.

Giao thông ở Nhật chiều thuận là bên trái. Để bắt xe bus bạn cần đón tại bến phía trái của hướng cần đến. Cùng một thời điểm luôn có hai tuyến xe bus cùng số nhưng chạy ngược nhau. Bạn chỉ cần sang bên kia đường là bắt được tuyến xe bus đi về phía ngược lại.

Bài & ảnh: L.M.Hạ.

The post Những ngôi chùa nổi tiếng xứ Phù Tang: Ngôi cổ tự đẹp nhất cố đô appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ngôi làng người Hoa đẹp như tranh vẽ ở Thái Lan https://24hsongxanh.vn/ngoi-lang-nguoi-hoa-dep-nhu-tranh-ve-o-thai-lan/ Tue, 27 Aug 2019 15:22:34 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=11945 Ở đây, các nhà hàng chủ yếu bán món ăn Vân Nam. Du khách có thể thưởng thức Meng, một loại mì xào địa phương với trứng luộc, thịt băm và hành lá. Từ Bangkok hay Chiang Mai, du khách có thể đến Mae Hong Son bằng các chuyến bay nội địa, sau đó di chuyển tiếp tới Ban Rak Thai bằng xe bán tải. Mỗi chuyến xe ghép khởi hành vào 8 giờ sáng hoặc 12 giờ trưa hàng ngày. Ảnh: Samy Trip.

Nằm nép mình bên đồi chè xanh mướt tại tỉnh Mae Hong Son, làng Ban Rak Thai là nơi ở của hơn 1.000 người Trung Quốc tại Thái Lan. Lan Hương  Theo VnExpress/ Chiang Mai Traveller

The post Ngôi làng người Hoa đẹp như tranh vẽ ở Thái Lan appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Ở đây, các nhà hàng chủ yếu bán món ăn Vân Nam. Du khách có thể thưởng thức Meng, một loại mì xào địa phương với trứng luộc, thịt băm và hành lá. Từ Bangkok hay Chiang Mai, du khách có thể đến Mae Hong Son bằng các chuyến bay nội địa, sau đó di chuyển tiếp tới Ban Rak Thai bằng xe bán tải. Mỗi chuyến xe ghép khởi hành vào 8 giờ sáng hoặc 12 giờ trưa hàng ngày. Ảnh: Samy Trip.

Nằm nép mình bên đồi chè xanh mướt tại tỉnh Mae Hong Son, làng Ban Rak Thai là nơi ở của hơn 1.000 người Trung Quốc tại Thái Lan.

Ban Rak Thai hay Mae Aw là một ngôi làng vùng cao thuộc tỉnh Mae Hong Son, miền bắc Thái Lan. Nằm cách thành phố Chiang Mai khoảng 250 km, đây là nơi sinh sống của hơn 1.000 người, chủ yếu là người Hoa từ Vân Nam và người Thái gốc Hoa. Hầu hết người dân ở đây làm nghề trồng và chế biến chè. Ảnh: Chiang Mai Traveller.
Ban Rak Thai hay Mae Aw là một ngôi làng vùng cao thuộc tỉnh Mae Hong Son, miền bắc Thái Lan. Nằm cách thành phố Chiang Mai khoảng 250 km, đây là nơi sinh sống của hơn 1.000 người, chủ yếu là người Hoa từ Vân Nam và người Thái gốc Hoa. Hầu hết người dân ở đây làm nghề trồng và chế biến chè. Ảnh: Chiang Mai Traveller.
Nằm ở độ cao 1.776 m so với mực nước biển, Ban Rak Thai có tiết trời mát mẻ và không khí trong lành quanh năm. Giáp với biên giới Thái Lan - Myanmar, nơi đây không quá đông du khách. Hầu hết khách theo tour chỉ đến đây trong ngày. Vì vậy ngôi làng luôn sở hữu khung cảnh yên bình, thích hợp cho những người yêu thích nghỉ dưỡng. Ảnh: Mae Hong Son Org.
Nằm ở độ cao 1.776 m so với mực nước biển, Ban Rak Thai có tiết trời mát mẻ và không khí trong lành quanh năm. Giáp với biên giới Thái Lan – Myanmar, nơi đây không quá đông du khách. Hầu hết khách theo tour chỉ đến đây trong ngày. Vì vậy ngôi làng luôn sở hữu khung cảnh yên bình, thích hợp cho những người yêu thích nghỉ dưỡng. Ảnh: Mae Hong Son Org.
Điểm đặc trưng của Ban Rak Thai là những ngôi nhà dọc theo sườn đồi. Chúng được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ Trung Quốc, với vật liệu từ bùn và rơm. Ảnh: Thai Visa Forum.
Điểm đặc trưng của Ban Rak Thai là những ngôi nhà dọc theo sườn đồi. Chúng được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ Trung Quốc, với vật liệu từ bùn và rơm. Ảnh: Thai Visa Forum.
Ban Rak Thai nổi tiếng với đồn điền và các sản phẩm từ trà. Bên cạnh thưởng thức những tách trà ô long vào bình minh, du khách có thể đi dạo, tham quan và chụp ảnh tại đồi chè từ 9 đến 18 giờ. Vào tháng 2 hàng năm, lễ hội trà được tổ chức ở Ban Rak Thai. Bên cạnh hoạt động thưởng trà, người dân nơi đây còn tổ chức biểu diễn các tiết mục pha chế và nghệ thuật dân gian. Ảnh: Chiang Mai Traveller.
Ban Rak Thai nổi tiếng với đồn điền và các sản phẩm từ trà. Bên cạnh thưởng thức những tách trà ô long vào bình minh, du khách có thể đi dạo, tham quan và chụp ảnh tại đồi chè từ 9 đến 18 giờ.
Vào tháng 2 hàng năm, lễ hội trà được tổ chức ở Ban Rak Thai. Bên cạnh hoạt động thưởng trà, người dân nơi đây còn tổ chức biểu diễn các tiết mục pha chế và nghệ thuật dân gian. Ảnh: Chiang Mai Traveller.
Thời điểm đẹp nhất để ghé thăm Ban Rak Thai là từ tháng 11 đến tháng 2. Lúc này, tiết trời se lạnh và không có mưa. Vào bình minh, du khách có thể ngồi thuyền, thưởng thức hương vị trà ấm nóng và ngắm mây giăng trên mặt hồ. Ảnh: Chiangmai Traveller.
Thời điểm đẹp nhất để ghé thăm Ban Rak Thai là từ tháng 11 đến tháng 2. Lúc này, tiết trời se lạnh và không có mưa. Vào bình minh, du khách có thể ngồi thuyền, thưởng thức hương vị trà ấm nóng và ngắm mây giăng trên mặt hồ. Ảnh: Chiangmai Traveller.
Ở đây, các nhà hàng chủ yếu bán món ăn Vân Nam. Du khách có thể thưởng thức Meng, một loại mì xào địa phương với trứng luộc, thịt băm và hành lá. Từ Bangkok hay Chiang Mai, du khách có thể đến Mae Hong Son bằng các chuyến bay nội địa, sau đó di chuyển tiếp tới Ban Rak Thai bằng xe bán tải. Mỗi chuyến xe ghép khởi hành vào 8 giờ sáng hoặc 12 giờ trưa hàng ngày. Ảnh: Samy Trip.
Ở đây, các nhà hàng chủ yếu bán món ăn Vân Nam. Du khách có thể thưởng thức Meng, một loại mì xào địa phương với trứng luộc, thịt băm và hành lá.
Từ Bangkok hay Chiang Mai, du khách có thể đến Mae Hong Son bằng các chuyến bay nội địa, sau đó di chuyển tiếp tới Ban Rak Thai bằng xe bán tải. Mỗi chuyến xe ghép khởi hành vào 8 giờ sáng hoặc 12 giờ trưa hàng ngày. Ảnh: Samy Trip.

Lan Hương

 Theo VnExpress/ Chiang Mai Traveller

The post Ngôi làng người Hoa đẹp như tranh vẽ ở Thái Lan appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Lạc bước giữa ngôi nhà cầu vồng đẹp như cổ tích ở Italy https://24hsongxanh.vn/lac-buoc-giua-ngoi-nha-cau-vong-dep-nhu-co-tich-o-italy/ Thu, 08 Aug 2019 03:06:44 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=10163

Cinque Terre (Italy) nổi bật với những ngôi nhà rực rỡ sắc màu như cầu vồng. Nơi đây tạo thành bởi 5 ngôi làng nhỏ, mang cảnh quan tuyệt mỹ cùng ẩm thực phong phú, ngon nức lòng. Cinque Terre là cái tên đã quá nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới. Vùng […]

The post Lạc bước giữa ngôi nhà cầu vồng đẹp như cổ tích ở Italy appeared first on 24h Sống xanh.

]]>

Cinque Terre (Italy) nổi bật với những ngôi nhà rực rỡ sắc màu như cầu vồng. Nơi đây tạo thành bởi 5 ngôi làng nhỏ, mang cảnh quan tuyệt mỹ cùng ẩm thực phong phú, ngon nức lòng.

Cinque Terre là cái tên đã quá nổi tiếng trên bản đồ du lịch thế giới. Vùng Cinque Terre nằm ở Tây Bắc Italy, thuộc thành phố La Spezia và có 5 ngôi làng xinh đẹp là Monterosso al Mare, Vernazza, Corniglia, Manarola và Riomaggiore. Trong số này, Riomaggiore và Manarola là 2 tọa độ nổi tiếng nhất. Ảnh: Amazon.

Để đến Cinque Terre, du khách có thể lựa chọn đi phà hoặc tàu. Lonely Planet khuyên mọi người nên sử dụng tàu để di chuyển giữa các ngôi làng. Ôtô cũng là một lựa chọn nhưng sẽ có vài điểm bất tiện như đường xấu, cấm xe, phí gửi đắt… Sự bình yên của Cinque Terre khiến thời gian ở đây như chậm lại. Một chuyến du lịch tới đây nên kéo dài khoảng 3-4 ngày để bạn có thể làm quen với những con đường ngoằn ngoèo trong làng và thưởng thức đặc sản địa phương. Ảnh: Shutterstock.

Du khách tới Cinque Terre thường chọn làng Riomaggiore làm điểm dừng chân đầu tiên. Ngôi làng nằm trên sườn đồi, cạnh bờ biển Ligurian. Nơi này nổi tiếng bởi những ngôi nhà sặc sỡ sắc màu, đan xen nhau, tạo cảm giác trùng trùng điệp điệp. Riomaggiore được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới, thường xuyên vào top những điểm được tìm kiếm nhiều nhất Italy. The Poet Hotel.

Ngôi làng ban đầu được thành lập vào thế kỷ thứ 8 bởi dân tị nạn Hy Lạp. Riomaggiore mà chúng ta thấy ngày nay chỉ thực sự xuất hiện từ thế kỷ 13. Cảnh sắc tuyệt đẹp ở đây khiến du khách chẳng muốn làm gì hơn ngoài việc tản bộ để cảm nhận nhịp sống chậm rãi của làng quê Italy. Dọc con đường chính, bạn sẽ tìm thấy lối dẫn xuống biển. Dòng nước trong xanh, không gian mát mẻ khiến nhiều du khách chỉ muốn nằm dài cả ngày. Ảnh: Shutterstock.

Với những người đam mê lịch sử, Riomaggiore là nơi có khá nhiều điểm khám phá. Lâu đài thời trung cổ nằm ở vị trí đắc địa của ngôi làng luôn mở cửa chào đón mọi người đến khám phá. Từ đây, bạn có thể thu cả bờ biển bao quanh Riomaggiore vào trong tầm mắt. Bên cạnh đó, nhà thờ San Giovanni Battista mang kiến trúc Gothic cũng là điểm tham quan thú vị. Nơi này được xây dựng vào năm 1340 và cải tạo lại vào cuối thế kỷ 19 sau vụ sụp đổ. Ảnh: Shutterstock.

Nếu chưa có kế hoạch gì, bạn chỉ cần lững thững đi bộ dọc Via Colombo, con phố chính của Riomaggiore. Dọc đường, mọi người có thể tìm thấy vô số quán bar, cửa hàng và một vài nơi bán đồ thủ công bắt mắt. Sau khi tới quảng trường Vignaioli, bạn có thể dành thời gian tìm đến bến cảng, nơi được TripSavyy đánh giá “đẹp như tranh vẽ”. Ảnh: Shutterstock.

Các đặc sản ở Riomaggiore tập trung vào đồ biển và một loại lương thực thu hoạch trên cánh đồng. Cá cơm là món tuyệt hảo bạn nhất định phải thử. Đi dọc các con phố, du khách sẽ tìm thấy những nhà hàng phục vụ món cá cơm chiên trứng, phô mai… Giống như nhiều nơi khác ở Italy, mì ống tại Riomaggiore cũng rất tuyệt vời. Sau khi ăn bữa chính, bạn có thể tráng miệng bằng bánh focaccia và nhâm nhi rượu vang trắng. Ảnh: Shutterstock.

Rời Riomaggiore, du khách nên ghé thăm Manarola, ngôi làng nổi tiếng với nghề sản xuất rượu vang từ thời La Mã. Ngôi làng này nằm trên đỉnh một vách đá lớn, nhìn xuống dưới là Địa Trung Hải. Manarola là làng nhỏ thứ 2 trong nhóm tạo nên Cinque Terre nhưng lại có lịch sử lâu đời nhất. Ảnh: Kaskus.

Manarola khiến du khách lạc bước với những con đường nhỏ, hẹp, ngoằn ngoèo tựa mê cung. Nhiều người đến đây cốt chỉ để chụp bức ảnh biểu tượng về những ngôi nhà trên vách đá. Tuy nhiên, khi đi sâu bên trong để khám phá ngôi làng, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị hơn thế. Ảnh: Shutterstock.

Nhà hàng Nessun Dorma với view tuyệt vời là lựa chọn hàng đầu của các nhiếp ảnh gia muốn lưu lại những tấm hình để đời về Manarola. Tại đây, bạn sẽ được phục vụ những món cocktail, sinh tố đậm chất Địa Trung Hải trong tiếng nhạc nhẹ nhàng. Ảnh: Elisalucinipaioni, Kreshabajaj.

Quảng trường Capellini cũng là điểm đáng để bạn dành thời gian. Từ đây, bạn có thể bỏ túi nhiều bức ảnh đẹp về đường phố Manarola. Theo blog nhiếp ảnh The Wandering Lens, thời điểm tuyệt nhất để săn hình tại khu quảng trường là lúc chập tối, khi hoàng hôn dần phai còn các ngôi nhà bắt đầu lên đèn. Ảnh: Pinterest, The Wandering Lens.

Ẩm thực là điều quyến rũ bậc nhất ở làng Manarola. Đến đây, du khách có thể thưởng thức những món hải sản tươi sống đánh bắt ngay trong ngày. Rượu vang nấu từ nho cũng nằm trong danh sách “không thử chưa biết Manarola”. Một bữa tối lãng mạn với rượu vang và đồ ăn tuyệt hảo hẳn sẽ khiến du khách đến Manarola lưu luyến mãi không rời đi. Ảnh: Getty.

Nếu thời gian cho phép, bạn cũng nên ghé thăm 3 ngôi làng còn lại của Cinque Terre. Monterosso al Mare thích hợp cho những người muốn tìm bãi biển trong xanh. Trong khi đó, làng chài Vernazza lại gây thương nhớ với những bến cảng xinh đẹp. Corniglia làm say đắm lòng người với vẻ cổ kính, khiến bạn như đi ngược thời gian. Ảnh: Getty.

Hoài Thương

Theo Zing.vn

The post Lạc bước giữa ngôi nhà cầu vồng đẹp như cổ tích ở Italy appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Làng du lịch nổi tiếng nhất Nhật Bản không có khách sạn https://24hsongxanh.vn/lang-du-lich-noi-tieng-nhat-nhat-ban-khong-co-khach-san/ Mon, 05 Aug 2019 04:50:38 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=9986 Làng du lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ những khoảng ruộng nhỏ canh tác - Ảnh: T.P.

Chuyện nhà nhà đua làm homestay rồi ngồi than lỗ đang diễn ra ở nhiều nơi tại Việt Nam. Bài viết sau đây là một cách làm homestay hoàn toàn khác, của người Nhật, ở làng Shirakawa-go. Chỉ xây khách sạn bên ngoài làng Biết tôi ưa khám phá văn hóa Nhật Bản, lần đầu gặp […]

The post Làng du lịch nổi tiếng nhất Nhật Bản không có khách sạn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Làng du lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ những khoảng ruộng nhỏ canh tác - Ảnh: T.P.

Chuyện nhà nhà đua làm homestay rồi ngồi than lỗ đang diễn ra ở nhiều nơi tại Việt Nam. Bài viết sau đây là một cách làm homestay hoàn toàn khác, của người Nhật, ở làng Shirakawa-go.

Làng mùa đông - Ảnh: T.P.
Làng mùa đông – Ảnh: T.P.

Chỉ xây khách sạn bên ngoài làng

Biết tôi ưa khám phá văn hóa Nhật Bản, lần đầu gặp nhau ở Tokyo, chị Morys – tiến sĩ văn học Việt Nam – bảo em phải đến Shirakawa-go nhé, ngôi làng mà người Nhật nào cũng mơ ước được tới một lần.

Lúc đó là mùa thu năm 2010 và tôi đang có 10 ngày ở Tokyo. Từ Tokyo có thể tới Shirakawa-go bằng nhiều hướng, cả tàu lẫn xe buýt.

Nhưng vấn đề với tôi lúc ấy là Shirakawa-go không có khách sạn. Tới tận năm 2018, tôi tìm mỏi mắt trên Booking hay Agoda cũng không thấy khách sạn nào ở ngôi làng nổi tiếng nhất Nhật Bản, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 1995 này.

Thế du khách tới Shirakawa-go và muốn trải nghiệm (ít nhất) một đêm tại ngôi làng của những ngôi nhà truyền thống có lịch sử gần 800 năm (gọi là gassho) này thì làm thế nào?

Tôi được giới thiệu tới Japanese Guest House (Japaneseguesthouse.com), trang web tìm kiếm và đặt phòng tại các ryokan (nhà nghỉ truyền thống). Bởi Shirakawa-go chỉ có các nhà nghỉ ryokan, là một số gassho của làng được thiết kế lại nội thất dành cho khách lưu trú. Khách sạn chỉ được xây dựng bên ngoài làng.

Có khoảng chục ryokan như thế ở Shirakawa-go, lớn nhất chừng 10 phòng, tức lượng khách lưu trú qua đêm trong làng chỉ 200 là hết cỡ. Nên việc đặt được một phòng ryokan ở làng không dễ chút nào, đặc biệt là mùa tuyết.

Quy trình đặt phòng khá nhiêu khê. Đầu tiên, sau khi xem giới thiệu ngắn về các ryokan trên trang web trên, tôi chọn một cái vừa ý nhất, điền thông tin cùng những yêu cầu của mình vào mẫu thư gửi lại cho Japanese Guest House. Đợi 1 – 2 ngày để Japanese Guest House liên lạc với “nhà kia”, rồi báo lại yêu cầu của tôi có được chấp nhận không.

May mắn, nếu thư gửi lại nói “available“, tôi tiếp tục gửi xác nhận đặt phòng đó, với giá tiền đó, và lại đợi Japanese Guest House gửi lại xác nhận chính thức cùng chỉ dẫn đường đi tới ryokan mình đã/được chọn. Nếu ryokan đó báo “sorry…”, thì làm lại từ đầu quy trình cho lựa chọn khác. Vì vậy, đường tới Shirakawa-go không thể vội vàng…

Khác với các kiểu đặt phòng quốc tế trên Booking, Agoda hay Airbnb, đặt phòng ryokan qua Japanese Guest House không phải “làm tin” bằng bất cứ thẻ gì hay ràng buộc bằng bất cứ loại phí nào. Tất cả trao đổi qua email, đặt chỗ bằng sự tin tưởng của 3 bên: khách hàng, trang agency và chủ ryokan.

Tôi không rõ những trường hợp khách bỏ đặt phòng ngang xương thì sao, nhưng có lẽ người Nhật không kinh doanh với sự đa nghi Tào Tháo.

Điều này không chỉ áp dụng với nhà nghỉ. Cũng trong lần tới Shirakawa-go, tôi nhờ chị Morys đặt trước vé xe buýt từ Shirakawa-go về Nagoya. Từ Tokyo, chị Morys gọi điện thoại đặt vé, sau đó nhắn tin cho tôi rằng trước giờ xuất bến 15 phút, tới quầy vé, nói tên để lấy vé và trả tiền. Mọi việc diễn ra hoàn toàn đúng như thế.

Khách du lịch đi dạo trong làng - Ảnh: T.P.
Khách du lịch đi dạo trong làng – Ảnh: T.P.

3 lần chỉ được 1

Lấy được phòng ở Shirakawa-go, nhất là trong những mùa du lịch cao điểm, thực sự là may mắn. Trong 3 lần tới ngôi làng này, tôi chỉ may mắn có 1. Lần không may đầu tiên là lần vội vã đặt phòng ngay sau khi nghe được cái tên Shirakawa-go, cận ngày quá, Japanese Guest House không giúp được gì.

Lần sau, tưởng đã dạn dày kinh nghiệm, lại thực hiện 2 tháng trước chuyến đi, thay đổi từ ngày cuối tuần sang ngày trong tuần, từ lựa chọn này sang lựa chọn khác, các thư trả lời của Japanese Guest House vẫn lặp đi lặp lại từ “sorry…” kèm giải thích, tháng 1 và 2 là cao điểm ở Shirakawa-go, các ryokan giữ phòng cho những khách đặt trước đó cả năm trời.

Đó là thời điểm thiên nhiên mang tới vẻ đẹp thiên đường cho ngôi làng miền núi cổ kính này. Độ cao cùng kiến trúc mái rơm độc đáo của các ngôi nhà gassho tuổi đời nhiều trăm năm tạo nên một Shirakawa-go cổ tích trong tuyết trắng.

Tháng 1 và tháng 2 cũng là thời điểm diễn ra lễ hội thắp đèn mùa đông (Winter Illumination hay Winter Light Up Festival), từ 5h – 21h, cả ngôi làng trắng muốt lung linh trong ánh sáng vàng lộng lẫy. Một khung cảnh kỳ diệu, không ngôn từ nào có thể tả xiết…

Không may mắn book được phòng ở làng vào mùa tuyết, tôi đành chọn phương án phổ biến nhất là book khách sạn ở Takayama, một thị trấn nhỏ nhưng nổi tiếng vì là “cánh cửa mở vào xứ tuyết” của toàn bộ miền Trung nước Nhật, đi xe buýt vào Shirakawa-go.

Làng du lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ những khoảng ruộng nhỏ canh tác - Ảnh: T.P.
Làng du lịch nổi tiếng nhưng vẫn giữ những khoảng ruộng nhỏ canh tác – Ảnh: T.P.

Gìn giữ từng chút truyền thống

Đến năm 1995, khi UNESCO vinh danh Shirakawa-go và Gokayama là hai di sản văn hóa nhân loại, đám đông dường như mới biết tới Ogimachi (Shiarakawa-go), Ainokura và Suganuma (Gokayama), ba ngôi làng miền núi Nhật Bản đã “xa lánh” phần còn lại của thế giới một thời gian dài.

Hình thành từ thế kỷ 11 trong thung lũng của hai con sông Sho và Gifu, được bao bọc bởi các dãy núi cao của vùng Chubu, các ngôi nhà lớn với mái rơm dốc đứng như hai bàn tay hướng lên trời thành kính tiếp tục được lưu giữ, trùng tu và làm mới qua nhiều thế kỷ với cùng cách thức và kỹ thuật.

Mặc dù tiếp cận đời sống hiện đại, dân trong làng đi lại bằng xe hơi, cày ruộng bằng máy tự động…, làng vẫn duy trì lối sống truyền thống bao đời trong những ngôi nhà gỗ, nhà nào cũng có vườn rau và ruộng cày cấy theo mùa. Ngoại trừ một vài ngôi nhà lớn trở thành bảo tàng cho khách tham quan, các ngôi nhà gassho vẫn là nơi sinh hoạt thường ngày của dân địa phương.

Trong lần may mắn ở lại trong ryokan ở Shirakawa-go, tôi được thành… dân làng của một đêm. Mặc yukata (một loại kimono mặc trong nhà), ngủ trên chiếu tatami, ăn trong khay gỗ với những món ăn truyền thống của vùng núi Hida (tiêu chuẩn ở ryokan gồm 1 bữa tối và 1 bữa sáng), xỏ guốc gỗ đi dạo trên các con đường làng vắng vẻ quanh co, ngửi mùi thơm ngai ngái của cỏ đồng mới cắt, nghe tiếng nước chảy róc rách bờ ruộng, tiếng ễnh ương, chão chuộc kêu râm ran…, có cái gì giông giống một vùng thôn quê Việt thuần khiết ngày xưa.

Tuyệt đối không có nhà hàng, cửa hiệu nào trong làng mở cửa sau 17h. Không nhậu nhẹt, không karaoke, không cà phê cà pháo, không shopping, tức là không có tí dịch vụ gì theo kiểu “làm du lịch”.

Trong lần đầu tiên ghé qua Shirakawa-go (không ngủ lại), nhóm chúng tôi đặt ăn trưa ở một nhà hàng có lẽ là lớn nhất làng. Lần đầu thưởng thức món bò Hida nướng trên bếp lửa ngon không tưởng (tương tự bò Kobe), sau khi đánh sạch trơn đĩa thịt khá khiêm tốn, chúng tôi hào hứng kêu thêm mỗi người một phần nữa. Cô gái phục vụ mỉm cười xin lỗi rằng nhà bếp chỉ làm đúng số lượng khách đặt, không thể có thêm!

Cà phê ở đây cũng rất ngộ. Trong một quán cà phê có tầm nhìn toàn cảnh đẹp nhất làng, bày la liệt sách lịch sử và nghệ thuật, có nhạc jazz cực hay, có những góc “ngồi đồng” vô đối, chúng tôi cũng chỉ có một lựa chọn thức uống kèm một giá duy nhất: cà phê đen 500 yên (khoảng 100.000 đồng).

Đưa cho ông chủ đồng 500 yên, nhận tách cà phê đen nóng, mang về chỗ ngồi, có thể đọc sách, nghe nhạc, ngắm cảnh, chụp ảnh hoặc muốn làm gì thì làm cho tới giờ quán đóng cửa (17h).

Những gì dính dáng tới con người ở Shirakawa-go đều hết sức khiêm tốn, đều tự giới hạn mình trong sự vĩ đại và hào phóng của thiên nhiên. Tôi cảm nhận được sâu sắc điều này khi đứng trên điểm ngắm toàn cảnh (viewpoint) Shirakawa-go trong cả 3 lần đặt chân tới đây, vào ba mùa khác nhau trong năm.

Gần như không xây dựng mới, không một khách sạn nào mọc lên, ngôi làng như vĩnh cửu bé nhỏ và độc đáo giữa bao la và hùng vĩ của núi Hakusan, một trong ba ngọn núi nổi tiếng nhất của Nhật Bản (Phú Sĩ, Hakusan và Tateyama)…

 

Hằng ngày từ thị trấn Takayama có 16 chuyến xe buýt đi/về Shirakawa-go, chuyến sớm nhất lúc 7h50 tới Shirakawa-go lúc 8h40, chuyến trở về muộn nhất khởi hành lúc 19h43, tới Takayama lúc 20h48. Vé xe buýt có thể mua tại bến trước giờ xuất phát, nhưng vào tháng 1, 2, tôi phải mua vé khứ hồi trước ngày đi.

Những chuyến buýt cuối ngày từ Shirakawa-go về lại Takayama thường hết vé rất sớm do ai cũng muốn tranh thủ thêm thời gian ở lại ngắm lễ hội thắp đèn.

Số lượng xe buýt vào làng mỗi ngày cũng giới hạn, bất kể có lễ hội hay không. Thứ Bảy, Chủ Nhật và các ngày lễ trong năm còn bị cắt luôn chuyến xe buýt cuối ngày.

Có lẽ đây là cách người Nhật chủ động giới hạn số lượng du khách tới Shirakawa-go, giới hạn số lượng khách lưu trú trong làng, tránh tạo nên “cú sốc” cho một không gian sống đã bền vững trong suốt 800 năm lịch sử nhưng vô cùng mong manh trước sức tấn công của du lịch thời hiện đại.

 

Thủy Phạm

Theo Tuổi trẻ Online

The post Làng du lịch nổi tiếng nhất Nhật Bản không có khách sạn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sử dụng Internet khi đi du lịch nước ngoài thế nào để tiết kiệm chi phí? https://24hsongxanh.vn/su-dung-internet-khi-di-du-lich-nuoc-ngoai-nao-de-tiet-kiem-chi-phi/ Tue, 16 Jul 2019 07:31:04 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=8000 Sử dụng Wifi công cộng là một lựa chọn của nhiều du khách

Nhu cầu du lịch hay công tác nước ngoài nhưng vẫn phải giữ liên lạc hay kết nối internet là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hằng ngày. Có những giải pháp với ưu điểm và khuyết điểm khác nhau cho du khách lựa chọn. Data Roaming Nếu như trước đây, mọi người […]

The post Sử dụng Internet khi đi du lịch nước ngoài thế nào để tiết kiệm chi phí? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Sử dụng Wifi công cộng là một lựa chọn của nhiều du khách

Nhu cầu du lịch hay công tác nước ngoài nhưng vẫn phải giữ liên lạc hay kết nối internet là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống hằng ngày. Có những giải pháp với ưu điểm và khuyết điểm khác nhau cho du khách lựa chọn.

Sử dụng Wifi công cộng là một lựa chọn của nhiều du khách
Sử dụng Wifi công cộng là một lựa chọn của nhiều du khách

Data Roaming

Nếu như trước đây, mọi người thường lựa chọn sử dụng Wifi công cộng hoặc mua sim tại nước sở tại thì với cước chuyển vùng quốc tế (Roaming) của chính nhà mạng Việt Nam. Thoạt đầu, việc sử dung Roaming có vẻ thuận tiện và nhanh chóng nhưng vẫn có những bất tiện. Khi ở nước ngoài, bạn không thể biết hết về mạng di động và chi phí phải trả khi sử dụng roaming quốc tế. Phí này rất đắt.

Đối với một số bạn hay chơi game online trên điện thoại thì dữ liệu máy tải về là một con số không tưởng tượng được. Điện thoại di động có tính năng tự động tìm kiếm dữ liệu mới của email nên sẽ tự động kết nối GPRS mà ta không hề biết. Bên cạnh đó, truy cập Internet bằng Wifi khi máy để chế độ UMTS hoặc Dualmode là đã cài đặt GPRS, 3G. Nếu mất sóng Wifi, khách hàng vào mạng internet máy sẽ tự động sử dụng sóng GPRS/3G để truy cập. Chi phí phải trả khi sử dụng roaming quốc tế rất đắt.

Mua SIM tại nước ngoài

Bạn dễ dàng tìm mua SIM tại nước sở tại. Nhưng người bán có thể yêu cầu bạn xuất trình passport. Điều này thật sự bất tiện, nếu như đó là lần đầu bạn đi nước ngoài hoặc bạn có hành lý lỉnh kỉnh.

Không chỉ bất cập ở việc bạn phải xuất trình passport để mua SIM, bất đồng ngôn ngữ cũng là một điểm đáng lưu ý. Dù tiếng Anh là một ngôn ngữ được sử dụng phổ biến. Nhưng bạn có biết, một số quốc gia không sử dụng tiếng Anh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Điều này khiến quá trình giao tiếp trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Thông thường, người bán SIM tại nước sở tại sẽ cung cấp cho bạn nhiều loại SIM phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn: SIM data, SIM nghe gọi hoặc cả hai. Vì vậy, đừng xem thường quá trình tư vấn SIM nhé!

Thiết bị phát Wifi cầm tay

Giải pháp hữu hiệu nhất khi sử dụng internet tại nước ngoài là khi bạn “chủ động” tự trang bị cho mình 1 thẻ SIM hay 1 thiết bị phát Wifi cầm tay ngay tại Việt Nam. Gohub có thể là một lựa chọn khá ổn với hơn 33 loại SIM khác nhau phủ sóng trên 100 quốc gia trên thế giới.

Hanxi Nguyen
Theo Thanh Niên Online

The post Sử dụng Internet khi đi du lịch nước ngoài thế nào để tiết kiệm chi phí? appeared first on 24h Sống xanh.

]]>