điện ảnh Việt Nam – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn Hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn Thu, 29 Jul 2021 14:05:52 +0000 vi hourly 1 https://24hsongxanh.vn/wp-content/uploads/2019/10/cropped-icon-song-xanh-logo-03-32x32.png điện ảnh Việt Nam – 24h Sống xanh https://24hsongxanh.vn 32 32 Phổ biến phim trên kênh Youtube: Đưa phim Việt đến với công chúng nhiều hơn https://24hsongxanh.vn/pho-bien-phim-tren-kenh-youtube-dua-phim-viet-den-voi-cong-chung-nhieu-hon/ Thu, 29 Jul 2021 14:05:52 +0000 https://24hsongxanh.vn/?p=64105 pho-bien-phim-tren-kenh-youtube

Việc Viện Phim Việt Nam tiến hành thử nghiệm phổ biến phim trên kênh YouTube trong những ngày qua, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ phối hợp rà soát những nội dung đăng tải, phổ biến, nhằm tiến tới việc đẩy mạnh tuyên truyền, […]

The post Phổ biến phim trên kênh Youtube: Đưa phim Việt đến với công chúng nhiều hơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
pho-bien-phim-tren-kenh-youtube

Việc Viện Phim Việt Nam tiến hành thử nghiệm phổ biến phim trên kênh YouTube trong những ngày qua, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ phối hợp rà soát những nội dung đăng tải, phổ biến, nhằm tiến tới việc đẩy mạnh tuyên truyền, khai thác, phổ biến những tác phẩm điện ảnh Nhà nước đặt hàng đến đông đảo công chúng trên các kênh thông tin, nền tảng trực tuyến.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết, quan điểm của Bộ VHTTDL là luôn ủng hộ việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, đưa những tác phẩm điện ảnh được Nhà nước đặt hàng đến với đông đảo công chúng. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, việc tận dụng các nền tảng trực tuyến để đưa những bộ phim về truyền thống lịch sử, cách mạng, giàu giá trị nhân văn đến với người xem là rất thiết thực, cần thiết. Tuy nhiên, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cũng lưu ý, thời đại công nghệ 4.0 phát triển, việc khai thác, quảng bá phim đến công chúng cần chú ý những vấn đề thuộc về bản quyền cùng các quy định pháp luật khác có liên quan.

pho-bien-phim-tren-kenh-youtube
Cảnh trong phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông

Ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng phụ trách Viện phim Việt Nam chia sẻ, mong muốn của Viện phim là đẩy mạnh việc khai thác kho phim, đưa những tác phẩm điện ảnh Việt Nam đến với đông đảo công chúng. “Chúng tôi thử nghiệm đưa 10 phim Nhà nước đặt hàng đăng tải trên YouTube. Lượng tương tác và đón nhận của khán giả rất tốt. Viện phim Việt Nam là nơi lưu giữ hàng ngàn bản phim có giá trị của điện ảnh dân tộc qua các thời kỳ. Nếu chỉ để các phim “nằm kho” sẽ không phát huy được hiệu quả. Hơn nữa, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hiện nay, việc thành lập một kênh phổ biến phim về đề tài cách mạng một cách rộng rãi và đầy đủ nhất, qua đó tuyên truyền giáo dục về truyền thống cách mạng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân… chính là lý do thôi thúc chúng tôi thực hiện công việc này”, ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Huy Hoàng, việc triển khai lập kênh YouTube được Viện phim tiến hành căn cứ trên cơ sở những quy định về quyền và nghĩa vụ của cơ sở lưu trữ phim tại Luật Điện ảnh hiện hành; quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Phim Việt Nam; Quyết định số 4693/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTTDL về phê duyệt Đề án khai thác, sử dụng phim tư liệu thuộc sở hữu Nhà nước đang lưu trữ tại Viện phim Việt Nam.

“Lập kênh YouTube để phổ biến phim là hình thức phổ biến phim ưu việt trong thời đại công nghệ 4.0, đã được các Viện phim trên thế giới thực hiện rất hiệu quả. Thông qua các tác phẩm điện ảnh, kênh YouTube Viện Phim Việt Nam không chỉ là phương tiện tuyên truyền, giáo dục hiệu quả mà còn là kênh để giới thiệu, quảng bá điện ảnh Việt Nam tới kiều bào ta và bạn bè quốc tế, góp phần quảng bá văn hóa, tiềm năng du lịch, hình ảnh đất nước con người Việt Nam ra thế giới…”, ông Nguyễn Huy Hoàng cho biết

Theo Quyết định số 4693, phim được lựa chọn phát hành trên kênh Viện Phim Việt Nam dự kiến gồm: phim thuộc sở hữu nhà nước, phim khuyết danh, phim đã hết thời hạn bảo hộ.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành chia sẻ, quan điểm của Cục là hoàn toàn ủng hộ chủ trương để Viện Phim Việt Nam thiết lập và vận hành kênh YouTube để phát hành, phổ biến phim, mục đích nhằm quảng bá, đưa những tác phẩm phim Nhà nước đến với đông đảo người xem. “Khán giả chính là thước đo hiệu quả của những tác phẩm điện ảnh được Nhà nước đầu tư đặt hàng sản xuất. Thời gian gần đây, do dịch bệnh, lượng người xem đến với Youtube và các nền tảng mạng trực tuyến khác để xem phim, thưởng thức văn hóa nghệ thuật rất phổ biến. Vì vậy, việc Viện phim Việt Nam tính đến phương án thành lập và thử nghiệm đưa phim lên Youtube là một cách thức để những bộ phim Nhà nước đặt hàng không bị lãng phí trong kho”, ông Vi Kiến Thành nhận định.

pho-bien-phim-tren-kenh-youtube
Cảnh phim Đừng đốt

Tuy nhiên, để việc phát hành, phổ biến phim trên mạng không gặp vướng mắc về vấn đề bản quyền, Cục trưởng Cục Điện ảnh đề xuất, Viện Phim Việt Nam nên lưu ý tới những vấn đề nhằm đảm bảo hài hòa giữa việc cung cấp phim đến khán giả với quyền lợi của đơn vị sản xuất phim. Đồng thời, các tác phẩm đưa lên Youtube phải được sự thỏa thuận đồng ý của Bộ VHTTDL mà Cục Điện ảnh làm đại diện chủ sở hữu đối với tác phẩm và đơn vị sản xuất.

Lâu nay câu chuyện khai thác hiệu quả phim đặt hàng chưa được chú trọng ở mức độ cần thiết. Một trong những thước đo về hiệu quả tuyên truyền của những bộ phim Nhà nước chính là tỉ lệ người xem phim. Bởi vậy, trong thời gian tới, yếu tố khán giả cần được chú trọng hơn. Tận dụng mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến một cách chính thống, đúng quy định pháp luật là một hướng đi thiết thực.

Theo Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả Lê Hồng Phong, với đặc thù là phim về lịch sử cách mạng, tuyên truyền, giáo dục… hầu hết các tác phẩm phim Nhà nước đặt hàng từ trước đến nay không đạt hiệu quả cao về kinh tế, ngoại trừ Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh. Bởi vậy, Viện Phim Việt Nam tìm cách khai thác, phát huy giá trị các tác phẩm đặt hàng của Nhà nước từ trong kho phim để đưa lên mạng sẽ khắc phục được sự lãng phí khi các tác phẩm chỉ nằm im. “Nếu như Bộ VHTTDL có một đơn vị đại diện chính thức để khai thác và đưa lên YouTube hoặc các nền tảng số khác những bộ phim đặt hàng một cách chính thống thì mục tiêu phát huy giá trị của những tác phẩm này sẽ đạt được hiệu quả rất cao. Vấn đề cần quan tâm là sử dụng như thế nào? Những yếu tố nào cần lưu ý?”, ông Phong nhấn mạnh.

pho-bien-phim-tren-kenh-youtube
Cảnh phim Cuộc đời của Yến

Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh, cần có cái nhìn thấu đáo, toàn diện về “sứ mệnh”, vai trò của các tác phẩm điện ảnh Nhà nước đặt hàng trong đời sống xã hội. Đó là những tác phẩm nghệ thuật đồng hành với lịch sử dân tộc, là sản phẩm chính trị để tuyên truyền, quảng bá về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Theo Thứ trưởng, dự thảo Luật Điện ảnh (sửa đổi) đang trong quá trình soạn thảo cũng cần nhìn lại vấn đề khai thác, sử dụng phim đặt hàng trong thời gian tới như thế nào để đảm bảo đạt được hiệu quả cao nhất trong mục tiêu tuyên truyền, quảng bá, giáo dục, đưa các tác phẩm đến gần hơn với đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ có hướng dẫn để người dân tiếp cận nhiều hơn những bộ phim Việt Nam, đặc biệt là phim Nhà nước đặt hàng. Hiện tại, số lượng phim trong kho lưu trữ của Viện Phim rất nhiều về số lượng, đa dạng về nội dung, vì vậy không để phim lãng phí trong kho. Thứ trưởng Tạ Quang Đông chỉ đạo, Cục Điện ảnh, Viện Phim Việt Nam và các đơn vị liên quan cần rà soát, phân loại để đưa phim đến với công chúng theo các chủ đề hữu ích, thiết thực.

Tuy nhiên, sử dụng, phát huy như thế nào cũng là một câu chuyện cần nhìn nhận, tính toán một cách tổng thể. Cục Điện ảnh, Viện Phim Việt Nam cùng các đơn vị chức năng thuộc Bộ cũng cần phối hợp, tính toán chặt chẽ các phương án nhằm khai thác, phát huy giá trị của những tác phẩm điện ảnh Nhà nước đặt hàng trong thời gian tới.

Hồng Hà

Theo Bộ VH-TT&DL

 

Link nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/pho-bien-phim-tren-kenh-youtube-dua-phim-viet-den-voi-cong-chung-nhieu-hon-20210729153624747.htm

The post Phổ biến phim trên kênh Youtube: Đưa phim Việt đến với công chúng nhiều hơn appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Phim Việt “phập phù” chất lượng vì yếu nhân lực https://24hsongxanh.vn/phim-viet-phap-phu-chat-luong-vi-yeu-nhan-luc/ Fri, 15 Nov 2019 02:46:11 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=20910 Cảnh trong phim “Hai Phượng” - một trong những phim ứng viên cho giải Bông sen vàng Liên hoan Phim Việt Nam sắp tới nhưng đầy lỗi chuyên môn. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)

Thị trường điện ảnh Việt Nam phát triển mạnh nhưng phim Việt vẫn chưa ổn định chất lượng, khó cạnh tranh, gây mất niềm tin nơi khán giả. Số lượng phim Việt ngày càng tăng nhưng chất lượng không “đuổi kịp” tốc độ phát triển đang là thực trạng đáng lo ngại hiện nay. Nhiều […]

The post Phim Việt “phập phù” chất lượng vì yếu nhân lực appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cảnh trong phim “Hai Phượng” - một trong những phim ứng viên cho giải Bông sen vàng Liên hoan Phim Việt Nam sắp tới nhưng đầy lỗi chuyên môn. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)

Thị trường điện ảnh Việt Nam phát triển mạnh nhưng phim Việt vẫn chưa ổn định chất lượng, khó cạnh tranh, gây mất niềm tin nơi khán giả.

Số lượng phim Việt ngày càng tăng nhưng chất lượng không “đuổi kịp” tốc độ phát triển đang là thực trạng đáng lo ngại hiện nay. Nhiều người trong giới cho rằng ngoài những nguyên nhân khách quan, phim Việt bị chê nhiều là do thiếu nguồn nhân lực chuyên nghiệp, giỏi nghề.

Chưa có tác phẩm chỉn chu

Từ đầu năm 2019 đến nay, khán giả được thưởng thức hơn 30 phim Việt nhưng số được công chúng quan tâm chỉ khoảng 10 phim. Đa phần các phim được khán giả bàn tán sôi nổi, đạt doanh thu cao tập trung ở giai đoạn nửa đầu năm 2019, gồm: Hai Phượng, Cua lại vợ bầu, Trạng Quỳnh, Lật mặt: Nhà có khách, Vu quy đại náo… Dù đạt doanh thu cao nhưng các phim này vẫn chưa được xem là tác phẩm chỉn chu. Phim Hai Phượng của đạo diễn Lê Văn Kiệt do Ngô Thanh Vân đóng chính, doanh thu hơn 200 tỉ đồng (tính cả thị trường trong nước và quốc tế), khá nhất về mặt chất lượng so với các phim trên, cũng bộc lộ nhiều yếu kém. Trong đó, Hai Phượng bị chê nhiều nhất là kịch bản thiếu thuyết phục, nhiều tình tiết vô lý, tình huống khiên cưỡng. Hàng loạt phim ngôn tình, học đường, kỳ ảo ra mắt gần đây thiếu sức hút như: Thật tuyệt vời khi ở bên em, Tìm chồng cho mẹ, Cậu chủ ma cà rồng, Siêu quậy có bầu, Bắc kim thang, Pháp sư mù

Giới chuyên môn lo lắng liên hoan phim Việt Nam sắp diễn ra khó tìm được tác phẩm xứng đáng nhận giải Bông sen vàng, vì trong số dự tranh giải đã ra rạp chưa thấy phim nào đạt chuẩn mực chỉn chu về chuyên môn, chưa nói đến nội dung chuyển tải. Nhiều người trong giới cho rằng nguyên nhân sâu xa khiến chất lượng phim Việt không ổn định, làm khán giả mất dần niềm tin là do nguồn nhân lực yếu kém. Điện ảnh Việt lâu nay rơi vào tình trạng thiếu nhân lực chuyên nghiệp, không đồng bộ được các khâu từ đạo diễn, biên kịch, quay phim, thiết kế mỹ thuật, hóa trang… Nguồn nhân lực yếu kém dẫn đến chất lượng phim không bảo đảm. Biên kịch Thanh Hương cho rằng một ê-kíp giỏi đồng bộ sẽ cho ra siêu phẩm và ngược lại. “Chúng ta thiếu nhân lực cả về chất và lượng ở nhiều khâu nên nếu muốn tăng số lượng phim, sẽ gặp không ít khó khăn. Lực lượng tay nghề cao đã kín lịch làm việc cả năm. Nguồn đào tạo trong nước hiện chưa có cơ sở nào đủ khiến nhà làm phim yên tâm sử dụng” – đạo diễn Võ Thanh Hòa xác định.

Cảnh trong phim “Hai Phượng” - một trong những phim ứng viên cho giải Bông sen vàng Liên hoan Phim Việt Nam sắp tới nhưng đầy lỗi chuyên môn. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)
Cảnh trong phim Hai Phượng – một trong những phim ứng viên cho giải Bông sen vàng Liên hoan Phim Việt Nam sắp tới nhưng đầy lỗi chuyên môn. Ảnh do nhà phát hành cung cấp

Lực lượng như chiếc áo vá

Hiện tại, Việt Nam có 2 cơ sở đào tạo nhân lực điện ảnh chính quy là trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội và trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP HCM. Ngoài nguồn này, nhân lực điện ảnh Việt được bổ sung qua những khóa đào tạo ngắn hạn ở các công ty, trường tư nhân khác. Một số là du học sinh tự túc, sau khi tốt nghiệp trở về tham gia điện ảnh bên cạnh các nghệ sĩ Việt kiều hồi hương. Bên cạnh đó còn có từ những lĩnh vực nghệ thuật khác chuyển sang làm điện ảnh và nguồn nhân lực tay ngang, tự học nghề từ thực tiễn. Nhân lực điện ảnh như chiếc áo vá chằng vá đụp.

Theo số liệu thống kê của trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, từ năm 2015 đến 2018, có 65 sinh viên khoa Đạo diễn điện ảnh – truyền hình tốt nghiệp, 14 sinh viên khoa Thiết kế mỹ thuật sân khấu – điện ảnh thuộc hệ cao đẳng tốt nghiệp, 21 sinh viên khoa Quay phim thuộc hệ cao đẳng tốt nghiệp. Học về điện ảnh nhưng có thể trụ được với nghề sau khi ra trường hay không lại là chuyện khác. Số lượng ít ỏi trên lại tiếp tục giảm mạnh theo năm tháng do sự đào thải của nghề. Thị trường điện ảnh Việt phải chấp nhận một số lượng lớn tác phẩm đầu tay, tác phẩm làm vội theo thị hiếu hoặc tác phẩm nghệ thuật thực hiện nhiều năm mới có cơ hội ra rạp. Vì thế, chất lượng phim cứ “phập phù” theo ê-kíp thực hiện ra nó. Thậm chí, nhiều phim trong đó một cá nhân phải đảm nhận từ biên kịch, đạo diễn, diễn viên cho đến nhà sản xuất, ôm đồm nhiều vai trò như vậy làm sao có thể tạo ra được tác phẩm hay?

Một sản phẩm, nhất là sản phẩm văn hóa, được làm ra, yếu tố quan trọng nhất là con người rồi mới đến phương tiện. Vấn đề đào tạo nhân lực điện ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung của nước ta vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển ngành. Số lượng người vì đam mê tự bỏ tiền du học không nhiều. Thêm vào đó, một mình họ du học cũng không ăn thua bởi những khâu khác không đồng bộ. Một ê-kíp thiếu đồng bộ sẽ khó có sản phẩm hay” – nhà báo Cát Vũ khẳng định.

Có nhiều giải pháp cho vấn đề nhân lực điện ảnh được đưa ra, như đưa sinh viên ra nước ngoài học tập, tương tự cách làm của Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan; đầu tư tốt vào trường đào tạo chính quy trong nước, mời chuyên gia nước ngoài sang giảng dạy, liên kết với các công ty sản xuất tư nhân để giúp sinh viên vừa học vừa hành… Tuy nhiên, vẫn chưa thấy cơ quan quản lý tầm vĩ mô có sự chuyển biến tích cực cho vấn đề nguồn nhân lực điện ảnh.

Đưa ra nước ngoài đào tạo

Trong Quyết định 199/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Thủ tướng Chính phủ có nhấn mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện ảnh.

Đào tạo trong nước bảo đảm chất lượng và bảo đảm số lượng đào tạo chính quy đối với các ngành nghề chủ yếu: đạo diễn, nhà sản xuất phim, biên kịch, lý luận – phê bình, nhà phát hành phim, quay phim, thiết kế mỹ thuật, kỹ thuật – công nghệ, họa sĩ hóa trang, diễn viên; mở thêm ngành đào tạo nhà sản xuất phim, nhà phát hành phim, họa sĩ hóa trang; thực hiện mô hình du học tại chỗ cho sinh viên điện ảnh.

Đào tạo chính quy dài hạn và tổ chức các lớp đi thực tập nâng cao tay nghề ngắn hạn ở nước ngoài. Bình quân mỗi năm đào tạo chính quy dài hạn 3-5 đạo diễn, 3-5 nhà sản xuất phim, 3-5 nhà phát hành phim, 3-5 biên kịch, 3-5 quay phim, 3-5 kỹ thuật – công nghệ; cử 1-2 đoàn đi thực tập nâng cao tay nghề cho 5-10 đạo diễn, 5-10 nhà sản xuất phim, 5-10 nhà phát hành phim, 5-10 biên kịch, 5-10 quay phim, 5-10 kỹ thuật – công nghệ, 3-5 họa sĩ hóa trang.

PGS-TS Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, thông tin đến năm 2026, dự kiến Việt Nam đưa 930 tài năng ở các lĩnh vực nghệ thuật, trong đó có điện ảnh, sang nước ngoài học tập. 12 tài năng đầu tiên đã được đưa đi, trong đó có 10 người đi Mỹ, 2 người đi Úc. Đề án này đã được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2016, bắt đầu thực hiện từ năm 2017, kinh phí chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.

Minh Khuê

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

 

Link nguồn: https://nld.com.vn/van-nghe/phim-viet-phap-phu-chat-luong-vi-yeu-nhan-luc-20191114210521056.htm

The post Phim Việt “phập phù” chất lượng vì yếu nhân lực appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Điện ảnh vẫy vùng trong “chiếc áo quản lý” chật chội https://24hsongxanh.vn/dien-anh-vay-vung-trong-chiec-ao-quan-ly-chat-choi/ Wed, 30 Oct 2019 02:33:11 +0000 http://24hsongxanh.vn/?p=19012 Cảnh trong phim “Hai Phượng”, một trong những phim Việt đạt doanh thu hàng trăm tỉ đồng. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)

Sai phạm trong thẩm định và cấp phép phổ biến phim là một trong nhiều hạn chế, bất cập của công tác quản lý điện ảnh đang bộc lộ hiện nay. Trong chiến lược xây dựng nền công nghiệp văn hóa ở Việt Nam, điện ảnh là ngành phát triển nhanh nhất, mang lại nhiều […]

The post Điện ảnh vẫy vùng trong “chiếc áo quản lý” chật chội appeared first on 24h Sống xanh.

]]>
Cảnh trong phim “Hai Phượng”, một trong những phim Việt đạt doanh thu hàng trăm tỉ đồng. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)

Sai phạm trong thẩm định và cấp phép phổ biến phim là một trong nhiều hạn chế, bất cập của công tác quản lý điện ảnh đang bộc lộ hiện nay.

Trong chiến lược xây dựng nền công nghiệp văn hóa ở Việt Nam, điện ảnh là ngành phát triển nhanh nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất về kinh tế, văn hóa, nguồn nhân lực, đặt nền móng vững chắc nhất cho việc xây dựng nền công nghiệp điện ảnh trong tương lai. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2013 với nhiều hứa hẹn. Thế nhưng, thực tế cho thấy điện ảnh Việt Nam đang vẫy vùng trong chiếc áo quản lý chật chội của mình.

10 năm nhảy vọt nhờ đường lối đúng

Sau khi Luật Điện ảnh ra đời có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và được Chính phủ quy định chi tiết trong Nghị định 54 thi hành Luật Điện ảnh, điện ảnh Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt. Chính sách tự do phát triển ngành điện ảnh cùng chủ trương xã hội hóa ngành này của nhà nước đã đưa thị trường điện ảnh trong nước phát triển vượt bậc, trở thành miếng bánh hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Điện ảnh Việt Nam đã xây dựng được bước đầu thương hiệu.

Cảnh trong phim “Hai Phượng”, một trong những phim Việt đạt doanh thu hàng trăm tỉ đồng. (Ảnh do nhà phát hành cung cấp)
Cảnh trong phim “Hai Phượng”, một trong những phim Việt đạt doanh thu hàng trăm tỉ đồng. Ảnh do nhà phát hành cung cấp

Sau 10 năm, đã có gần 500 doanh nghiệp sản xuất phim, tăng 10 lần so với năm 2019; hoạt động kinh doanh chiếu phim hồi sinh tại các đô thị lớn, sau khi một loạt rạp chiếu hiện đại của doanh nghiệp trong và ngoài nước đua nhau xây dựng. Theo số liệu thống kê của Công ty CJ CGV Việt Nam, từ 87 phòng chiếu phim hiện đại được xây dựng vào các năm 2009, 2010 đến năm 2018 Việt Nam có 922 phòng chiếu, tăng gấp 10 lần. Ước tính doanh thu chiếu phim thương mại là 3.500 tỉ đồng/năm. Thị trường điện ảnh tăng trưởng với tốc độ mạnh, trung bình là 20%-25%.

Đánh giá về tiềm năng phát triển của điện ảnh Việt Nam, ông Sim Joon Beom – Tổng Giám đốc Công ty CJ CGV Việt Nam – cho biết: “Thị trường điện ảnh Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Nếu bảo vệ được “vòng xoắn tăng trưởng” của phim Việt, giúp mọi người đến rạp thường xuyên hơn, các nhà sản xuất dùng chính lợi nhuận đó để tái đầu tư sẽ đẩy quy mô thị trường điện ảnh Việt ngày càng mở rộng hơn. Với đà phát triển này, Việt Nam sẽ nằm trong tốp 5 quốc gia có thị trường điện ảnh phát triển trên thế giới trong vòng 5 – 7 năm tới“.

Tác động của chính sách đúng đắn đã mang lại hiệu quả như đã thấy nhưng để có được Luật Điện ảnh đi vào đời sống, chúng ta đã bỏ mất 20 năm phát triển điện ảnh. Ngay Hàn Quốc cũng chỉ cần 20 năm để xây dựng nền điện ảnh của họ trở thành ngôi sao của châu Á.

Cơ chế làm phim theo kiểu “hồn tư nhân, da nhà nước” kéo dài hàng thập kỷ của điện ảnh Việt Nam sau thời bao cấp đã kiềm chế và làm triệt tiêu ý chí vươn lên của những nhà đầu tư điện ảnh tâm huyết. Hãng phim tư nhân chưa được phép ra đời nên dù các nhà sản xuất phim tư nhân tâm huyết có nỗ lực mấy đi nữa họ vẫn không xây dựng được thương hiệu cho riêng mình.

Cơ chế làm phim “ruột tư nhân, vỏ nhà nước” này cũng đã tạo ra những nhà làm phim chụp giật, không gắn kết trách nhiệm, thấy có lợi nhuận là nhảy vào, hết ăn được là rút chạy. Vì lợi nhuận, họ bất chấp mọi thủ đoạn để có được giấy phép sản xuất và phát hành, bất kể chất lượng phim yếu kém như thế nào. Hệ thống rạp chiếu, đầu ra của phim lại thuộc sự quản lý hoàn toàn của các đơn vị phát hành và chiếu bóng của nhà nước từ trung ương đến địa phương, với cách quản lý chiếu phim lợi ích nhóm, cào bằng trong chia tỉ lệ doanh thu, trở thành nỗi ám ảnh của các nhà sản xuất phim tư nhân tâm huyết thời đó.

Sự bất công và thiếu minh bạch do cơ chế quản lý tạo ra không chỉ làm nản lòng các nhà làm phim tư nhân tâm huyết mà còn khiến khán giả điện ảnh sớm quay lưng với phim Việt. Hệ thống rạp chiếu rơi vào tình trạng vắng khách, xuống cấp nghiêm trọng, trở thành nơi phát sinh đủ các loại tệ nạn xã hội…

Nhiều người cho rằng giá như Luật Điện ảnh có sớm hơn, cho phép tư nhân tham gia điện ảnh sớm hơn thì điện ảnh Việt Nam ngày nay đã có diện mạo khác, vị thế khác.

Bộc lộ hạn chế và lạc hậu trong quản lý

Khâu thẩm định phim của Hội đồng Trung ương thẩm định và phân loại phim để xảy ra nhiều sai sót, Cục Điện ảnh cấp phép phổ biến cho những phim có nội dung sai phạm nghiêm trọng dẫn đến phải chịu kỷ luật hàng loạt, trong đó có cục trưởng Cục Điện ảnh bị thôi chức chỉ là một trong nhiều hạn chế, bất cập của công tác quản lý điện ảnh đang bộc lộ hiện nay.

Theo tiến sĩ Ngô Phương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, Luật Điện ảnh đến nay đã bộc lộ rất nhiều hạn chế và lạc hậu theo thời gian, một mặt do xã hội phát triển với cuộc cách mạng công nghệ số, mặt khác nhiều quy định trong Luật Điện ảnh đã bị các luật khác phủ định. Vì vậy, trong những năm gần đây, Luật Điện ảnh chưa thể hiện đầy đủ, chưa theo kịp tính chất đặc thù của hoạt động điện ảnh, như quy định về đấu thầu sản xuất phim có sử dụng ngân sách nhà nước; quy định phải có rạp mới được nhập phim, chưa phân định rõ trách nhiệm quản lý việc phát hành và phổ biến phim trong môi trường số hóa, phổ biến phim online và các phương tiện truyền thông…

Thị trường chiếu phim tăng trưởng mạnh, doanh thu hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm nhưng đa phần do các công ty ngoại nắm giữ. Chỉ riêng hệ thống rạp chiếu của Lotte Cinema (Hàn Quốc) đã chiếm 73% thị phần chiếu phim tại Việt Nam. 27% còn lại thuộc về 3 doanh nghiệp khác là Platinum Cineplex của Indonesia và 2 doanh nghiệp nội là Công ty CP Phim Thiên Ngân (Galaxy Cinema) và Công ty TNHH Bình Hạnh Đan (Star Cineplex).

Tính đến tháng 2/2019, CGV đứng đầu với 74 rạp trên toàn quốc. Lotte Cinema đứng thứ hai với 42 rạp. Hai hãng Việt Nam là BHD (BHD Media JSC.) và Galaxy Cinema (Galaxy Studio JSC.) lần lượt có 9 và 14 rạp trên toàn quốc. Thị trường rạp chiếu phim phát triển mạnh nhưng chỉ ở các thành phố lớn nơi có nhiều cụm rạp hiện đại còn các rạp chiếu do nhà nước quản lý nằm ở các địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn với tình trạng xuống cấp, trang thiết bị lạc hậu.

Các công ty nước ngoài đang có ưu thế đặc biệt trong việc phân phối và chiếu phim tại Việt Nam, vì vừa có hệ thống rạp lớn vừa có nguồn phim nước ngoài dồi dào. Phim Việt gặp khó khăn khi ra rạp, vì thường bị chèn ép trong cuộc đua không cân sức với phim “bom tấn” của nước ngoài.

Không có thị trường, khó làm chủ

Muốn tạo thế cân bằng, điện ảnh Việt Nam phải tính đến chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp. Mở rộng thị trường cho phim Việt là vấn đề then chốt. Để có thị trường, đòi hỏi phải mở rộng hệ thống rạp và chủ động nguồn phim. Cả 2 yếu tố này, điện ảnh Việt Nam đang thiếu và yếu.

Theo thống kê được Cục Điện ảnh công bố, hiện cả nước có 64 trung tâm (công ty) phát hành phim và chiếu bóng của nhà nước. Trong đó, 4 công ty đã cổ phần hóa, 11 trung tâm phát hành phim và chiếu bóng được sáp nhập với trung tâm văn hóa. Trong hệ thống rạp của các trung tâm phát hành phim và chiếu bóng do nhà nước quản lý, 58 rạp đang hoạt động với 103 phòng chiếu trong điều kiện xuống cấp, 10 rạp không hoạt động, 25 rạp đã chuyển đổi mục đích sử dụng; 18 trung tâm không có rạp chiếu phim.

Phim Việt làm sao có thể cạnh tranh với phim ngoại nhập khi thị trường của mình còn hạn hẹp và phát hành phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống phát hành ngoại nhập như hiện nay?

Luật Điện ảnh quy định cụ thể là “trong quy hoạch đô thị phải dành quỹ đất để xây rạp chiếu phim” nhưng có địa phương nào thực hiện?

Quyết định 88 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Quy hoạch và kế hoạch nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa giai đoạn 2012 – 2020” cũng đã nêu rõ tổng số rạp chiếu phim cần nâng cấp và xây dựng mới là 106, trong đó xây mới 57 rạp, nâng cấp 49 rạp. Quyết định 199 của Thủ tướng phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” cũng khẳng định sẽ cải tạo, nâng cấp khoảng 24 rạp chiếu phim tại các tỉnh, thành miền Bắc, 16 rạp tại miền Trung và 8 rạp ở miền Nam; phấn đấu xây dựng 10 rạp ở phía Bắc, 24 rạp ở phía Nam, 15 rạp tại miền Trung với trang thiết bị kỹ thuật đạt tiêu chuẩn, ưu tiên địa phương chưa có rạp…

Chờ ngân sách nhà nước để hiện thực hóa đề án này hay ngành phát hành phim nhà nước vẫn tiếp tục ngồi giữ khư khư cơ chế không hợp thời và lối tư duy cũ kỹ?

Hình thức liên doanh liên kết đầu tư xây dựng hệ thống rạp chiếu hiện đại giữa địa phương có quỹ đất với công ty tư nhân phát hành phim trong nước là cách làm hiệu quả nhất để mở rộng thị trường phim Việt ra các tỉnh, thành còn lại. Một khi thị phần được mở rộng, phim Việt có điều kiện doanh thu cao, nhà sản xuất phim có đủ tự tin đầu tư lớn cho tác phẩm, đào tạo đội ngũ có chuyên môn cao, sản xuất điện ảnh nội địa mạnh lên, sức cạnh tranh với phim ngoại từ đó cũng được tăng lên.

Luật sửa đổi phải phù hợp

Theo bà Ngô Phương Lan, tháo gỡ những bất cập lạc hậu trong các quy định của pháp luật và cơ chế chính sách đối với điện ảnh, trước tiên là khẩn trương xây dựng Luật Điện ảnh sửa đổi nhằm xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam phù hợp với đặc thù của nghệ thuật điện ảnh, bảo đảm tính minh bạch và khả thi cao. Luật Điện ảnh sửa đổi cũng cần phù hợp với những tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, phát hành và phổ biến phim; đáp ứng xây dựng con người mới phù hợp với yêu cầu thực tế đổi mới của đất nước, phù hợp với các quy định của các bộ luật trong hệ thống luật pháp Việt Nam.

 

Văn Nghệ

Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

The post Điện ảnh vẫy vùng trong “chiếc áo quản lý” chật chội appeared first on 24h Sống xanh.

]]>